Hoa Viên

Recent Pages:  1    3  4  4a  5  6  7  8  9  10 10a 10b 10c 10d 10e 10f 11  11a 12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34
35  35a 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
55 56 57 58 59 60 61 62 63

Hoa Sen trắng

Hoa sen (tiếng Phạn: padma; tiếng Nhật: renge) trong Phật giáo là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên (svayambhu). Theo kinh Lalitavistara, phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn. Còn theo Phật giáo Mật tông thì trái tim con người giống như đóa sen hàm tiếu, khi Phật tính phát triển bên trong thì đóa sen sẽ nở. Đây chính là ý nghĩa của việc Phật ngồi trên tòa sen.

Các đoá hoa sen có màu khác nhau biểu thị những liên kết khác nhau. Hoa sen có mặt trong các công trình Phật giáo như cây hoa sen thực trong các hồ ở chùa, có mặt ở các toà sen của các vị chư Phật, chư thần. Trên các bức tranh lụa Phật giáo cũng có hình tượng hoa sen như trong tranh lụa Tây Tạng có dấu chân của Thanh-đa-la trên hoa sen.

Sen trắng: Cung kính, tôn nghiêm – tượng trưng trí tuệ tuyệt đối.

hoa Sen trắng 1

Sen trắng tượng trưng cho sự thuần hóa của nhân tính, bồ đề tâm hay còn gọi là giác tâm.

Sen trắng là đặc trưng của phái Mật tông và là đoá sen của các vị Phật.

Nelumbo lutea là danh pháp khoa học của sen trắng, còn gọi là sen Mỹ hay sen vàng.

Loài sen này có thân rễ lớn được người Mỹ bản xứ sử dụng làm nguồn thức ăn. Tại Illinois người ta gọi là “macoupin”.

Hoa sen trắng có 8 cánh nằm trên vòng tròn viền trắng, nền màu xanh lá mạ là huy hiệu của gia đình Phật tử. Ba cánh hoa dưới tượng trưng cho Tam bảo – Phật, Pháp, Tăng. Năm cánh hoa phía trên tượng trưng cho 5 đức hạnh theo thứ tự từ trái qua phải, từ ngoài nhìn vào là: trí tuệ, hỉ xả, tinh tấn, thanh tịnh, từ bi.
.

White Lotus at Buu Hung Temple 2014 (4)

Hoa sen cũng được trích dẫn nhiều trong các văn bản Puranas và Vệ Đà.

“Người thực hiện bổn phận của mình mà không có sự quyến luyến, dâng các kết quả cho Đấng tối cao, sẽ không bị ảnh hưởng bởi các tác động tội lỗi, giống như lá sen không bị nước dính vào”. Bhagavad Gita 5.10.
.

White Lotus at Buu Hung temple 2014

HOA  Thích Nhất Hạnh.

Cắt Hoa

Xin Cắt Một Cành Hoa
Tặng Phẩm Của Đất Trời
Hoa Là Vị Bồ Tát
Làm Đẹp Cho Cuộc Đời

Khi ta cắt một cành hoa, ta nên có ý thức rằng ta xin cành hoa ấy không những từ bụi hoa hoặc cây hoa mà còn từ đất trời nữa, bởi vì cả đất trời đã phối hợp lại làm nên một bông hoa. Ta phải thực sự nói lời biết ơn với bụi hoa và với đất trời. Sự có mặt của các vị bồ tát làm cho cuộc đời thêm đẹp đẽ và thêm tươi mát; sự có mặt của bông hoa cũng thế.

White Lotus at Buu Hung temple 2014 (2)

Cắm Hoa

Trang Nghiêm Tịnh Độ
Nơi Cõi Ta Bà
Đất Tâm Thanh Tịnh
Hiển Lộ Ngàn Hoa

Tịnh độ là đất thanh tịnh không có phiền não làm cho loạn tâm. Mỗi đức Bụt có tịnh độ của mình. Đức A Di Đà (Amitãbha) có cõi cực lạc (sukhãvati). Chúng ta học trò đức Thích Ca (Sãkyamuni) thì chúng ta ở trong tịnh độ của Ngài. Nhờ thực hiện những phép thiền quán Ngài dạy, ta có thể tham dự vào tịnh độ ấy. Vốn nằm ở đây, nơi cõi ta bà; nói một cách khác là trong tâm ta. Tịnh độ của đức A Di Đà thật ra cũng nằm trong tâm ta.

Ta bà (sãha) có nghĩa là chuyên chở và chịu đựng. Cõi ta bà tức là trái đất. Trái đất chuyên chở ta (như khi ta nói trời che đất chở) và trên mặt đất, ta phải chịu đựng nhiều khổ đau như nghèo đói, bệnh tật, thù hận, vô minh, chiến tranh, vân vân…Tu học theo Bụt, ta có thể chuyển hóa được ta và làm cho cõi ta bà bớt xấu xa đen tối và độc ác. Ta ước ao cũng được như một bông hoa để không gây thêm đau khổ cho kiếp sống mà còn làm đẹp thêm cho cuộc đời. Đó là ta trang nghiêm tịnh độ nơi cõi ta bà. Trang nghiêm nghĩa là làm cho đẹp. Trang nghiêm tịnh độ nơi cõi ta bà là thiết lập một cõi tịnh độ đẹp đẽ ngay trên mặt đất này.

Ta có thể nghĩ rằng công việc trang nghiêm tịnh độ là một công việc không thể làm nổi. Nhưng nếu ta biết rằng cõi ta bà này cũng chứa đựng bao nhiêu mầu nhiệm thì ta sẽ nghĩ khác. Những bông hoa mà ta đang trưng bày đây là chứng tích của sự có mặt của những hiện hữu mầu nhiệm nơi cõi ta cư trú. Cắm hoa là một trong những công việc ta làm để làm đẹp cho cuộc đời; đó cũng là trang nghiêm tịnh độ nơi cõi ta bà. Nếu ta nhiếp niệm trong lúc ta cắm hoa thì không những hoa đẹp mà ta cũng đẹp. Khi khu đất của vườn tâm (tâm địa) thanh tịnh thì những đóa hoa của vườn Tâm (tâm hoa) sẽ nở rộ, và những người sống quanh ta sẽ nhờ vậy mà thấy được cuộc đời đẹp đẽ và đáng sống thêm lên.

White Lotus at Buu Hung Temple 2014 (5)

Thay nước bình hoa

Nước Giữ Hoa Tươi
Hoa Nở Cho Người
Hoa Thở Tôi Thở
Hoa Cười Tôi Cười

Thật ra không phải hoa chỉ nở cho người mà còn nở cho ong cho bướm và cho chính hoa nữa. Màu sắc sặc sỡ của hoa là để mời các loài ong bướm tới và nhờ đó hoa có thể kết trái cho cây. Nước giữ cho hoa tươi, nước cũng giữ cho người khỏi héo. Nước là người ơn của hoa và của người. Hoa thở, tôi cũng thở; hoa cười, tôi cũng cười. Và tôi cười vì tôi ý thức được sự có mặt của hoa, của tôi và của nước. Ý thức ấy làm cho hiện hữu sáng tỏ, và giây phút hiện tại trở thành mầu nhiệm.

White Lotus (2)

TƯỚI CÂY

Nước mát và mặt trời
Cùng làm nên màu xanh
Cam lộ của Bồ Tát
Rưới xuống nơi sa mạc
Thành biển xanh
Mông mênh
.

Sen trang 2014

Photos: một người bạn tốt
Words: LSV sưu tầm từ Internet và từ website của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.

Đóa sen quý hiếm Tịnh Đế Liên

Tịnh Đế Liên là đóa hai hoa sen nở trên cùng một cuống, được xem là loài sen đứng đầu về sự thanh tao thuần khiết, quý hiếm, biểu thị điềm lành và xưa kia dành tiến vua nên mới có tên “Tịnh Đế”.

.Sen Tịnh đế 1

Sen Tịnh đế có nhiều cách giải thích về tên gọi, nhưng căn bản là 2 hoa sen nở trên cùng một cuống, và vì ít ai gặp nên được coi như một điềm lành, chỉ sự thịnh vượng sung túc may mắn. Bức ảnh hoa sen Tịnh Đế Liên này do kiến trúc sư Đoàn Đức Thành chụp tại Bắc Ninh năm 2011.

Sen Tịnh đế (2)

Sen Tinh Đế ngày xưa ở Đồng Tháp Mười rất nhiều, đi vào câu ca dao: “Bao giờ cho được thành đôi – như sen Tịnh Đế một chồi hai bông”. Ảnh do tác giả Kimchiho chụp tháng 8/2011

Tulip 2014 (4)

Sống Vươn lên, theo kịp ánh ban mai.

Tulip 2014 (5)Sống an hòa với những người chung sống.

Tulip 2014 (2) ” Hãy Sống trong từng suy nghi˜của mình ” T.L.T.

Hoa Ưu Ðàm

Hoa Ưu Đàm Bát La (Udumbara) chỉ nở hoa một lần mỗi ba ngàn năm.

Tên khoa học của hoa này là Ficus Glomerata.

Một người giác ngộ hoàn toàn như Bụt lâu lắm ta mới có dịp thấy xuất hiện trên cõi đời, vì vậy sự có mặt của Bụt được ví với sự có mặt của hoa Ưu Đàm (có khi ta gọi là hoa Ưu Bát).

Tại chùa Từ Hiếu ở Huế có một vế câu đối như sau: Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương (hoa Đàm đã rụng vẫn còn thơm). Bụt dạy mỗi người làm đức Bụt, và mỗi người là một đóa Ưu Đàm. Đóa hoa nhân phẩm nở đến độ mãn khai thì đó là hoa Ưu Bát. Hoa Đàm mãi mãi còn đó, và hương thơm của hoa bất diệt.

Vấn đề là ta có được khả năng thưởng thức hay không mà thôi.

Nguồn: Làng Mai.

Udumbara

Tác giả : Thiên Hạnh

Rạng ngời một đóa kỳ hoa
Vô cùng huyền diệu tinh ba khôn lường

Linh Đàm phổ hóa tứ phương
Mấy ngàn năm mới đơm hương khai hình

Tin mừng khắp chốn nhân sinh
Đức Thiện Thệ giữa bình minh giáng trần.

Hoa Ưu Đàm Bà La – Udumbara flower

Quyển 8 Kinh «Huệ Lâm Âm Nghĩa» ghi rõ: “Ưu Đàm Bà La hoa là loài hoa linh thiêng mang điềm lành, đây là Thiên hoa. Nếu một đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện khắp nơi nhờ đại đức và đại ân của Ngài.”

Kinh Phật cũng ghi lại rằng Đức Chuyển Luân Thánh Vương là vị vua lý tưởng, người sẽ cai trị thế giới không phải bằng vũ lực mà bằng công lý. Những ai dùng thiện tâm để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội được gặp Đức Chuyển Luân Thánh Vương, bất kể người đó thuộc tôn giáo nào…

Kinh Phật «Vô Lượng Thọ» ghi như sau: “Ưu Đàm Bà La hoa là dấu hiệu báo điềm lành”. Còn quyển 4 kinh «Pháp Hoa Văn Cú» thì ghi: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”. Theo bài viết “Tìm duyên Thánh hoa” thì Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói: “Đến khi có một loại hoa gọi là Ưu Đàm Bà La nở rộ khắp nơi, là báo hiệu có Chuyển Luân Thánh Vương ra đời, các con nhất định phải trân quý!”

Sưu Tầm: Internet

Drepping Cherry 2013 (4)

  • Viên Không Mùa Xuân

  • Tác giả: Như Hải

Mùa này Viên Không không đông như những nơi chùa tấp nập lễ hội. Trái lại, sự tĩnh mịch luôn hiện diện ở nơi này, bình an như không hề biết đến những ồn ào thị phi bên ngoài.

Những hàng phượng mùa này trơ lá. Cành cây gầy guộc đến nỗi nhìn rõ những tổ chim treo lủng lẳng trên những tán cây khô, trên những quả phượng cuối mùa còn sót lại. Nào Chào Mào, Chìa Vôi, Chích Choè, Chim Sâu, chim Cắt… đủ loại, cứ sáng ra lại thi nhau phá tan sự tĩnh lặng nơi này bằng những giọng ca trong trẻo. Những hàng đại trắng chạy ngay ngắn theo lối vào Ni viện với hoa rơi lấm tấm trên những con đường lát gạch gồ ghề. Vào những đêm trăng sáng, không cần đèn pin cũng thấy rõ từng phiến đá lớn nhỏ. Từng chùm khế chín vàng như đợi những bàn tay ân cần hái bớt trái cho đỡ lúc lỉu những quả là quả. Nào xoài, chuối, lựu, mít, đu đủ, sa-bu-chê trĩu cành như đợi người đến, quyến luyến người về… Bên kia hàng bàng lá đỏ là một vườn rau xanh ngắt, đẫm sương sớm. Từng giàn mướp hoa vàng lơ thơ, xen lẫn giàn đậu, giàn cà, lẫn vài luống hoa cúc vàng cúc đỏ, trông xa như một bức tranh đẹp mắt.

Feb 22 - 2014 in OREGON (10)Nếu muốn tìm một pho tượng lớn nơi chốn này bạn sẽ thất vọng, bởi ba chái nhà theo kiểu nhà cổ miệt vườn Huế là nơi thờ Phật và nơi ở của các Ni cô không lưu trữ một pho tượng nào lớn. Giữa chính điện chỉ có một bức tượng Đức Thích Ca Mâu Ni cao khoảng 40-50cm trong tư thế toạ thiền ngồi kiết già. Chánh điện nhỏ, tượng Phật cũng nhỏ, nhưng toát lên một vẻ trang nghiêm hiếm có. Bên tượng Phật ngày nào cũng có hoa tươi cắt từ vườn được cung kính cắm thành hai lọ bên bức tượng. Hoa và mùi hương nhẹ nhàng quyện vào nhau. Tiếng tụng kinh Pali, tiếng chuông nhè nhẹ… khiến tâm thái bất kỳ ai cũng cảm thấy lâng lâng xao xuyến, như lạc vào cõi hư vô vậy.

Mỗi góc Ni viện là những sự ngạc nhiên nho nhỏ. Bạn có thế đọc sách ở bất kỳ đâu. Sách để trong các tủ gỗ đơn sơ, đủ loại từ các bộ Tam Tạng Kinh đến các cuốn sách, tạp chí Phật học, sách tiếng Pali, tiếng Việt, tiếng Anh. Bạn có thể ngồi trang nghiêm trong thiền đường, hay bên những phiến đá phẳng lỳ, ấm áp trong ánh nắng của khu vườn nhỏ sau ni viện, vừa đọc vừa trải nghiệm sự thanh bình ở nơi này sẽ thấy cuộc sống thật là đáng yêu làm sao!

Ở đây chỉ có 3 Tỳ-kheo ni, và khoảng 5 Sa-di ni. Ni trưởng là cô Liễu Pháp, người có bằng tiến sĩ Phật học, tu học 10 năm ở Ấn Độ, kiến thức uyên bác, nhưng rất khiêm nhường. Ni cô Tịnh Thành, ni cô Nhiệm Pháp cũng xuất gia hơn 20 năm hành thiền ở Miến Điện, Ấn Độ. Từ Ni trưởng cho đến các Sadi trẻ (chỉ trên dưới 20 tuổi) từ lời nói, dáng đi thật khoan thai, nhẹ nhõm giống như những cô tiên vậy.

Portland, OR 2014 (8)Ngày Rằm tháng Giêng năm nay các chùa ở thành phố nơi nào cũng đông nghẹt, khác hẳn sự vắng vẻ thanh tịnh ở nơi đây. Các ni cô tranh thủ thay bình hoa mới, người quét thiền đường, kẻ lau toạ cụ tre, để đêm nay, tất cả cùng tham gia đêm Thọ Đầu Đà cho đến sáng hôm sau.

Những con gió mạnh thổi bùng ngọn lửa giữa rừng dường như không làm lay động những bóng người nho nhỏ im lặng hành thiền trong ánh trăng và ánh lửa đỏ rực. Những thời thuyết pháp của Ni Trưởng được từng người lắng nghe như nuốt lấy từng lời. Nào thực hành thiền động, thiền tĩnh, học Kinh Pali, xem phim về cuộc đời Đức Phật, chơi hái hoa dân chủ hỏi đáp về Phật Pháp… Đêm Thọ Đầu Đà với những hạnh nguyện tốt đẹp được kết thúc bằng thời kinh cầu an cho hết thảy chúng sinh dường như càng mạnh mẽ hơn, thiết tha hơn, chân thành hơn..

Không thể miêu tả hết được thành lời những gì trải nghiệm ở Viên Không trong năm ngày ở lại sinh hoạt cùng các Ni cô ở đây. Rời chốn Viên Không dù là lần đầu hay nhiều lần khác, người về vẫn cảm thấy một sự quyến luyến khó tả, để rồi lại thúc giục lòng mình một ngày nào đó được trở lại, giống như đứa con xa nhà, luôn kiếm tìm một chốn bình yên, nương tựa, giữa những biến động của cuộc đời./.
.

Một chút buồn trong một chút vui

Rời chốn lâm viên về với đời

Đợi duyên đầy đủ rồi lại tới

Dạo gót đường xưa, ngắm mây trời…

Như Hải

(Viết tại Viên Không Ni Viện

Núi Dinh, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 15/2/2014).

Nguồn: TrungTamHoTong 

Hoa Bang Lang (2)

Hoa bằng lăng – Thơ Tế Hạnh

Bằng Lăng soi bóng ven hồ
Xuân đi thu đến bao giờ nở hoa
Hoa ơi có phải vì ta
Mà hoa tím cả trời xa trời gần

Hoa Bang Lang (1)

Hoa bằng lăng tháng Năm

Bất ngờ chợt thấy những tàng cây xanh mướt, cành lá rủ nhau che mặt đường, từng chùm bằng lăng tím cười hớn hở, con đường trở nên dễ chịu. Bằng lăng, không có gì đặc biệt, cánh mỏng manh nhỏ nhẹ, màu cũng không gay gắt chói chang. Một chút phớt tím, một chút phớt hồng, có khi một chút trắng xanh xao. Có họ hàng với hoa tử kinh, kiểu nở từng chùm hoa kết lại, dường như sợ nở từng bông một e lẻ loi cô độc. Tôi đã từng thấy một cây tử kinh nở hoa từ trên ngọn xuống tận cành lá cuối cùng. Lúc đó là giữa mùa Hạ, đã có những trận mưa bay miên man. Mưa là những đợt hoa rơi tầm tã, người ta cũng ví “Chư thiên mưa hoa cúng dường”. Mưa thì hơi ồn ào một chút, không lặng lẽ như hoa, nhưng nhìn mưa qua cửa sổ hay qua khung trời trên sông, cũng đẹp như nhìn một cây tử kinh bông nở rộ.

Ðã bao mùa đi qua, mà sao một buổi sáng tình cờ, tôi vẫn giật mình khi bất chợt gặp màu hoa bằng lăng dịu lại trong nắng, chợt ngỡ ngàng trước con đường qua một đêm giờ đã tím bằng lăng. Bằng lăng tựa hồ như một thiếu nữ đã trải nghiệm nhiều, nhớ tiếc nhiều những niềm nỗi xưa xa. Bằng lăng cứ lặng lẽ nhuộm tím miền ký ức chưa xa, đẹp như những trang thơ trong cặp học trò. Nhẹ bước dưới tán bằng lăng, cứ sợ mình sẽ làm xao động một miền ký ức thẳm nơi xa ấy.

Chẳng nhớ đã đọc ở đâu đó những dòng chữ nói về mùa bằng lăng, khi mà màu tím ấy gợi nhớ bao điều mộng mơ, gắn liền với nhiều kỷ niệm của một thời còn cắp sách đến trường. Như một nốt nhạc đánh dấu mối tình đầu của đôi trai gái trên sân trường, hay chứng kiến những tháng năm bên nhau đèn sách, những mùa thi… Và hình như ở đâu đó, cái màu tím ấy còn là nhân chứng trong buổi chia ly của chàng trai lên đường nhập ngũ, còn nhớ mãi ánh mắt người yêu dưới vòm hoa tím…

Tình yêu thì trẻ mãi, đời người thì già theo năm tháng. Mà bằng lăng mỗi hè về vẫn tím như tự thủa ngàn xưa. Hoa bằng lăng đẹp nhưng không ai nỡ đem bán. Ðể các chàng trai vẫn hái vài chùm hoa tặng bạn gái, tặng người yêu với lời nhắn nhủ thầm kín tự đáy lòng. Vẫn nhớ hồi còn đi học, mấy đứa bạn cùng lớp cứ bảo nhau rằng những ai yêu màu tím thì tâm hồn đa cảm đa sầu, dù thủy chung nhưng tình duyên lại rất lận đận truân chuyên. Có lẽ…

Bên những con đường nhỏ lặng yên, bằng lăng tím khiêm nhường để con đường vốn đã thơ mộng, giờ lại càng trở nên lãng mạn hơn. Mấy cụ già ngồi trên ghế đá, ngắm màu bằng lăng lãng đãng mà mơ về một thời xa lăng lắc… Hoa bằng lăng từ những bờ sông, từ mấy làng quê đã đi vào thi ca từ lâu lắm. Bằng lăng quyến rũ lòng người vào những sáng tinh sương hoặc sau những cơn mưa chiều vừa dứt hạt bởi màu tím rưng rưng rất thơ, rất là con gái.

Bằng lăng cũng nở hoa đúng vào dịp đầu hè. Vậy mà, khi nói đến mùa hạ, người ta thường chỉ nhắc loài hoa có màu rực lên như lửa, cánh hoa như cánh bướm xòe ra mà bỏ quên một loài hoa khiêm nhường mang màu kỷ niệm tuổi học trò. Ngày trước, khi mà giống bằng lăng ngoại chưa được trồng nhiều ở xứ mình, thi thoảng lắm mới thấy một vài cội bằng lăng rừng nép mình lặng lẽ ở một góc vườn hay bơ vơ đứng bên vệ đường quê vắng vẻ, hiu hiu buồn.

Bây giờ, bằng lăng đã được trồng nhiều trên những con phố của đô thị, dù là giống lạ. Có nhiều con đường dù đã có tên nhưng vẫn được không ít người gọi là đường bằng lăng, một cách thân thương, trìu mến như gọi với hoài niệm của mình. Vì hình như hàng cây vốn có tình với con đường, đám mây có tình với bầu trời, mùa hạ có tình với con người như cuộc đời có tình với vạn vật. Ðể rồi một mai này khi những chiếc lá bằng lăng đã đổi màu, chỉ còn màu hoa bằng lăng cứ tím ngắt, sáu cánh xòe ra ôm trọn vẹn những dỗi hờn, nhớ thương một mùa nào đã xa xôi lắm…

Bùi Hữu Cường
Source: Giác Ngộ

Ram thang Gieng 2016

Anh-82Những viên Ðá Cuôi đã được Thành Kính xếp lên dạng hình Tháp là Tập Quán của
 người Tây Tạng và đọc câu Chân Ngôn câù Bồ Tát Quan Âm”Um Ma Ni Bát Ni Hông” với lời câù nguyện của họ.

Theo tiếng Tây Tạng: Sera  còn có nghiã là Hoa Hồng hoang dã (Wild Rose )
Hoa Hồng đã moc và bao trùm trên những ngọn đồi sau Tu Viện Sera trong lúc tiến hành công trình xây cất nåm 1949. Nên Tu Viện Sera còn được gọi là Tu Viện Hoa Hồng.

Mua Thu trong san Chua Nov 2014 (3)

Chuyển đến trang:  1    3  4  5  6  7  8  9  10 10a 10b 10c 11 12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34
35  35a 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
55 56 57 58 59 60 61