Thảo Dược

  1. Recent Pages: 1  2

    TỰ LÀM THUỐC TRỊ HO ĐƠN GIẢN THEO NHÂN GIAN

    Húng chanh, quả quất, gừng, mật ong, tỏi và hẹ là những thảo dược có thể trị bệnh ho. Các bài thuốc này được cử nhân Đỗ Thị Phương Nga, trưởng điều dưỡng, khoa Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1 giới thiệu.

    Quả tắc (quất) chưng đường 

    3349367970_897877bfbc

    Nguyên liệu chính là quả tắc chín. Cách chế biến đơn giản, chỉ cần bổ đôi quả tắc, tách hạt rồi cho vào chén cùng đường . Có thể hấp trong nồi cơm (ngay khi cơm cạn nước) hoặc hấp cách thủy. Sau khi hấp chín, lấy nước cho trẻ uống. Với trẻ em, phụ huynh dùng 2 – 4 quả tắc là có thể dùng cho 3 lần uống trong một ngày. Với người lớn, người bệnh có thể ăn luôn cả quả tắc sau khi chưng.
    Tinh dầu trong quả tắc sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài. Vitamin C trong quả này còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống cảm cúm.

    Húng chanh (Tần dày lá)

    Lấy vài lá vừa đủ dùng, rửa sạch, giã nát, sau đó chế khoảng 10ml nước sôi vào. Chờ khoảng 10 phút cho nước hòa với lá húng chanh rồi vắt lấy nước. Ngày uống hai lần. Do húng chanh có vị đắng nên có thể pha thêm tí muối hoặc tí đường để dễ uống.

    Tinh dầu trong húng chanh có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Bài thuốc này có thể uống kéo dài.

    Hoa hồng bạch (hoa hồng trắng)

    unnamed (8)

    Đây là loại hoa có chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu giúp trị họ cho trẻ rất hiệu quả. Dùng khoảng 4 gam cánh hoa hồng trộn với đường cho vào chén hấp trong nồi cơm hoặc chưng cách thủy cho hoa hồng ra nước rồi uống.

    Cách thứ hai: Lấy cánh hoa hồng còn tươi, một quả tắc chín, 1/2 thìa đường hoặc mật ong. Cho tất cả vào chén và hấp cách thủy lấy nước uống. Có thể uống 4 lần trong ngày.

    Mật ong

    img-8010

    Mật ong nguyên chất cho vào tí nước mang đi hấp cách thủy cũng được xem là loại thuốc trị ho hiệu quả. Chỉ cần cho trẻ uống mỗi lần một muỗng cà phê mật ong, ngày dùng 3-4 lần. Lưu ý, không cho trẻ uống trực tiếp mật ong, nên chọn mật ong có nguồn gốc rõ ràng. Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên dùng vì mật ong chứa mật hoa có thể gây dị ứng.

    Củ tỏi

    nhung-10

    Giã nát tỏi trộn với 2 thìa cà phê mật ong rồi mang hấp cách thủy. Không nên hấp quá lâu để tỏi bị chín quá. Tỏi có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng và kháng viêm. Ngoài ra tỏi còn có các vitamin A, B, C, D, PP và các khoáng chất khác rất có lợi cho cơ thể. Sau khi chế biến, cho trẻ uống 2-3 lần trong ngày.

    Lá hẹ

    th

    Đây là loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chứa nhiều chất xơ, canxi và vitamin. Chọn ít lá hẹ và lượng đường vừa đủ. Cho tất cả vào bát hấp cách thủy sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể dùng hẹ để nấu súp rồi cho trẻ húp và ăn cả lá hẹ.

    Riêng đối với tỏi và hẹ, hai loại thực phẩm này nằm trong nhóm ngũ vị tân trong Phật Giáo gồm có hành, hẹ, tỏi ,kiệu, giềng mà Đức Phật dạy rằng chúng ta không nên ăn bởi vì đặc tính của những thứ nầy nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục, chiêu cảm những loài ma quỷ. Do đó, mà trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, Phật dạy: “Các chúng sinh cầu Thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận”. Song Đức Phật lại nói nếu trong trường hợp dùng để chữa bệnh ta vẫn có thể dùng. Xin được giải thích điều này cho quí vị nào thắc mắc!

Nguồn: Dược Sư Lưu Ly Phật 

Công dụng phòng bệnh tuyệt vời của tỏi

Dù bạn có tin hay không thì tỏi vẫn có tác dụng giảm nguy cơ đau tim, phòng ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và giảm cân hiệu quả

Tỏi là loại thực phẩm gia vị, được dùng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người dân nhiều nước trên thế giới. Ngoài vị cay và tác dụng làm cho món ăn thêm ngon, tỏi còn có tác dụng chữa bệnh, phục hồi sức khỏe rất tốt.

– Tỏi có chứa nhiều germanium hơn bất kì loại thực phẩm nào khác (germanium là một tác nhân chống ung thư). Trong thực tế, tỏi đã được chứng minh là làm chậm quá trình phát triển khối u trong cơ thể con người ở một số nơi trên thế giới.

-Hợp chất chống lại Campylobacte, loại vi khuẩn gây ra số lượng lớn những ca ngộ độc thực phẩm.

Campylobacte được tim thấy trên bề mặt thịt lợn hoặc thịt gia cầm. Những vi khuẩn này rất khó để tiêu diệt vì chúng được bảo vệ bởi lớp màng chắn.

Các nhà khoa học Đại học tiểu bang Washington (Mỹ) đã tìm thấy, hợp chất diallyl sulfide trong tỏi cao gấp 100 lần so với 2 loại kháng sinh khác là erythromycin và ciprofloxacin,giúp chống lại loại khuẩn phổ biến gây ngộ độc thực phẩm có tên Campylobacter. Hợp chất này có khả năng chống vi khuẩn trong thời gian rất ngắn.

Điều này có nghĩa, ăn tỏi không chỉ giúp bạn ngăn ngừa đau đụng. Điều này có nghĩa rằng, tỏi có thể dễ dàng được sử dụng để giúp cho sự an toàn thực phẩm cũng như sự chế biến. Vì vậy, hãy cho tỏi vào các loại thịt trước khi chế biến món ăn.

– Một lợi ích khác của tỏi là có thể giúp điều chỉnh huyết áp của cơ thể. Vì vậy, cho dù bạn có vấn đề với huyết áp thấp hay cao cũng nên ăn tỏi để ổn định.

– Tỏi tăng cường khả năng của cơ thể chống lại dị ứng, giúp nới lỏng các mảng bám trên thành động mạch, giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu, là “vệ sĩ” giết chết và “tống” các ký sinh trùng có hại ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, tỏi còn chứa rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, bao
gồm protein, kali, vitamin A, B, B2 và C, canxi, kẽm… nên còn có những
lợi ích sau đây:

– Là một loại kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ. Kháng sinh tự nhiên này có tác dụng chống vi khuẩn độc hại, virus, nấm.

– Tỏi cũng thúc đẩy tăng sản xuất mật để giúp làm giảm nồng độ chất béo trong gan.

– Tỏi cũng giúp tránh khỏi ho và cảm lạnh.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, tỏi giúp phục hồi allicin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol và giảm huyết áp.

Trong vòng 20 năm qua, có hơn 700 nghiên cứu về tác dụng của tỏi. Viện Ung thư (Mỹ) phát hiện thấy tỏi giúp làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Nhiều nghiên cứu khác kết luận tỏi hạn chế nguy cơ tắc động mạch vành và giảm nồng độ cholesterol có hại. Một công trình của Đại học Ohio (Mỹ) cho thấy, phụ nữ và đàn ông ở độ tuổi 50-80 nếu ăn khoảng 300 mg tỏi mỗi ngày trong 2 năm sẽ giảm 15% nguy cơ tắc động mạch chủ so với những người không ăn. Theo một nghiên cứu khác, tỏi có thể giết hoặc làm chậm sự phát triển của 60 loại nấm và 20 loại vi khuẩn. Nó cũng có ích với phụ nữ mãn kinh vì rất giàu oestrogen thực vật, giúp giảm nguy cơ ung thư và hạn chế những tác động của hội chứng mãn kinh.

Các chuyên gia cho rằng, ở bất kỳ dạng nào, tỏi cũng đều an toàn. Khoảng 1 hoặc 2 nhánh tỏi (hoặc 600-900 mg) mỗi ngày là liều lượng phổ biến và rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể thêm tỏi tươi hay tỏi bột vào các món súp, thịt, rau hay salad, thậm chí ăn sống cũng tốt.

Nếu tỏi tươi làm bạn khó chịu, bạn có thể chọn tỏi chín, tỏi bột hay dầu tỏi. Tỏi bột thực tế là tỏi sấy khô nghiền ở nhiệt độ cao, giảm mùi hắc những vẫn duy trì được tác dụng. Nếu bạn khó chịu bởi mùi tỏi, hãy chọn loại già ngày; sử dụng những chất khử mùi như kẹo cao su, hoa quả chua.

Tác dụng của tỏi chữa một số bệnh như sau:

tac-dung-chau-benh-cua-cu-toi-1

– Tỏi và bệnh tim

Tỏi đã được chứng minh là có tác dụng trong việc giảm huyết áp, giảm tích tụ tiểu cầu, hạ thấp huyết thanh triglyceride và giảm cholesterol xấu (LDL). Thêm vào đó, tỏi còn kích thích việc sản xuất oxit nitric trong niêm mạc của thành mạch máu giúp các mạch máu không bị căng. Do đó, có thể nói tỏi giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch và giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Mỗi ngày bạn nên ăn 2-3 nhánh tỏi để tăng cường sức khỏe cho tim của mình.

– Tỏi và bệnh ung thư

Nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng, chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm tỏi và hành tây sẽ thực sự có tác động lớn về phòng, chống ung thư hiệu quả, vì chúng có khả năng can thiệp vào sự phát triển của khối ung thư.

Tháng 10 năm 2000 vấn đề của Tạp chí Dinh Dưỡng của Mỹ đã có một bản tóm tắt của một nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng những người tiêu thụ tỏi nấu chín hoặc sống một cách thường xuyên sẽ giảm khoảng một nửa nguy cơ ung thư dạ dày và một phần ba nguy cơ bị ung thư đại trực tràng so với những người hầu như không ăn tỏi hoặc ăn ít.

– Tỏi và hệ thống miễn dịch

Không có gì đáng ngạc nhiên khi tất cả các chất chống oxy hóa trong tỏi lại có một ảnh hưởng rất tích cực đến hệ miễn dịch nói chung. Chính nhờ những chất chống oxy hóa này mà tỏi giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể.

Tỏi cũng hoạt động như một loại thuốc chống cảm lạnh, thông mũi và tiêu đờm rất tốt. vì nó chứa nhiều vitamin các loại như vitamin C, B6, các khoáng chất selen và mangan…

– Tỏi và cân nặng

Ăn tỏi giúp kiểm soát cân nặng, bạn đã biết chưa? Allicin là một chất trong tỏi có tác dụng giảm huyết áp, ổn định mức độ insulin và chất béo trung tính ở những người ăn uống nhiều đường, do đó có thể ngăn chặn tăng cân.

Mặc dù chúng ta đều tiêu thụ cùng một lượng thực phẩm, nhưng những người có bổ sung allicin thì trọng lượng sẽ ổn định hoặc giảm xuống so với những người không bổ sung allicin.

Một số bài thuốc từ tỏi

– Trị cảm lạnh, ho gà, hen phế quản: Giã nát tỏi, xoa ngực cho nóng lên. Ngày làm 2-3 lần.

– Ho gà: Tỏi 5 củ, bóc vỏ, giã nát, đổ vào 150 ml nước sôi để nguội, ngâm trong 6 tiếng, chắt lấy nước, cho một ít đường trắng (hoặc đường phèn) uống 2 lần trong ngày.

– Say nắng hôn mê: Giã nát tỏi, vắt lấy nước nhỏ vào mũi, kích thích niêm mạc mũi cho hắt hơi, sẽ tỉnh.

– Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Giã tỏi lấy nước cốt trộn với dầu vừng, nửa nọ nửa kia. Rửa mũi bằng nước muối, lau sạch, lấy bông tẩm thuốc nhét vào.

– Viêm, đau khớp: Tỏi và lá lốt đun sôi để xông, sau đó ngâm khớp tay chân đau. Nếu đau lưng, đầu gối thì lấy khăn nhúng nước thuốc nóng mà chườm. Ngày làm 2 lần sáng, tối, sẽ khỏi.

– Chảy máu cam: Giã vài tép tỏi đắp gan bàn chân (từ gốc ngón giữa đo xuống bằng 3 đốt ngón tay giữa của bệnh nhân). Nếu chảy lỗ mũi phải, đắp gan bàn chân trái và ngược lại. Nếu chảy máu cả 2 lỗ mũi thì đắp cả 2 gan bàn chân. Hết chảy máu, bỏ tỏi, rửa chân sạch.

Lưu ý: Tỏi kỵ mật (mật ong, mật mía)

Source: Ðào Viên Thi Các

cu cai trang

  1. CỦ CẢI TRẮNG – LOẠI CỦ CHỮA BÁ BỆNH

    Theo Đông y, củ cải trắng có vị cay, tính mát, khi nấu chín có vị ngọt, tính bình, giúp phòng và chữa được bách bệnh.
    Trong nửa chén củ cải trắng chứa khoảng 7 calo, 0,05g chất béo, 1,3 carbohydrate, 0,7 gr chất xơ và hoàn toàn không có cholesterol. Chất xơ trong củ cải giúp bình ổn chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa.

    Ngoài ra, trong nửa chén củ cải trắng còn có 14,5mg vitamin C, loại vitamin quý giá để tạo ra collagen, thành phần chính của da, dây chằng, các mạch máu…

    Nhờ có vitamin C mà các gốc tự do gây bệnh ung thư, tim mạch không thể hoành hành. Lượng kali, canxi, magiê và phốt pho có trong củ cải cũng hữu ích không kém. Những chất khoáng lý tưởng này duy trì cơ thể khỏe mạnh bằng cách giữ các bắp thịt và cơ quan hoạt động hiệu quả, tăng cường sức khỏe khung xương và răng.

    LOẠI CỦ CHỮA BÁ BỆNH

    Do đặc tính bổ dưỡng, người Trung Hoa thường gọi củ cải trắng là “nhân sâm nhỏ”. Bởi thế, người xưa có câu: “Có củ cải trắng bán ở chợ, chẳng cần ghé tiệm thuốc”.

    Nếu mắc bệnh vàng da, hãy nghĩ đến củ cải vì nó giúp loại bỏ thành phần bilirubin gây bệnh và kiểm soát việc sản sinh ra chất độc hại này. Hơn thế, củ cải còn giúp kìm hãm sự hủy hoại các tế bào máu đỏ nhờ gia tăng cung cấp ôxy sạch trong máu. Ăn củ cải tốt cho lá gan và dạ dày nhờ tác dụng loại trừ các độc tố, giúp thanh lọc máu.

    Củ cải còn có tác dụng chữa chứng rối loạn đường tiết niệu nhờ tăng sản xuất nước tiểu. Nước ép từ củ cải cũng chữa được viêm tấy và bỏng rát khi tiểu tiện. Nhờ công năng làm sạch thận, ức chế nhiễm trùng thận và đường tiết niệu nên không thể phủ nhận củ cải xếp hàng đầu trong việc chữa trị các rối loạn về tiết niệu.

    Nếu muốn giảm cân, bạn hãy ưu tiên ăn củ cải. Nó giúp làm đầy dạ dày và thỏa mãn cơn đói một cách nhanh chóng. Nhiều người mắc bệnh bạch biến xem củ cải như vị cứu tinh. Người ta còn dùng bột từ hạt củ cải ngâm trong giấm hoặc nước gừng tươi để thoa lên vết thương.

    Những chuyến dã ngoại, đi chơi xa nếu bị côn trùng, ong đốt, bạn nhớ dùng củ cải để phòng ngừa vết thương có thể bị nặng thêm. Củ cải có thể trị ngứa, giảm đau nhức và sưng phồng ở vùng da bị tổn thương. Nó còn hữu dụng trong chữa trị rối loạn hô hấp, hen suyễn và viêm cuống phổi.

    1. Củ cải còn như một chất chống xung huyết nhờ giảm bớt các triệu chứng của hệ hô hấp như mũi, cuống họng, phổi, khí quản khi thời tiết lạnh, nhiễm trùng, dị ứng và các nguyên nhân khác.
      .
      MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY DÙNG CỦ CẢI TRẮNG

      Trị chứng khản tiếng, không nói được: Củ cải sống 300g rửa sạch vắt lấy nước, gừng sống 20g giã vắt lấy nước, trộn hai thứ vào nhau rồi uống ngày 3 lần, uống 2 ngày là khỏi.

      Trị lao phổi ho ra máu: Củ cải 300g, mật ong 150g, phèn chua 10g, nước 400ml. Cho củ cải vào đun cùng với nước cho sôi, đến khi còn khoảng 100ml thì gạn lấy nước bỏ bã. Cho phèn chua và mật ong vào nước này khuấy đều, đun sôi chia làm 3 lần uống trong ngày trước khi ăn.

      Trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi: củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

      Trẻ nhỏ bị ho: lấy củ cải thái thành miếng mỏng, thả vào ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.

      Trị chứng chảy máu cam: Củ cải sống 300g rửa sạch giã vắt lấy 1/2 bát nước hòa thêm một ít rượu rồi đun nóng, lấy nước này nhỏ vào mũi ngày 3 – 4 lần.

      Trị chứng lở loét miệng do nhiệt: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.

      Trị đại tiện ra máu: Củ cải sống 200g giã nát, lọc lấy một chén nước nhỏ cho 4 thìa nhỏ nước mật ong, đun chín và uống nước này vào buổi sáng hằng ngày.

      Trị đau sỏi mật: Củ cải sống 300g thái to thành từng miếng như ngón tay, tẩm với mật ong màu vàng nhạt, không dùng mật ong màu nâu sẫm. Đặt củ cải đã tẩm mật ong lên chảo rồi sấy khô trên than hoặc lửa. Khi khô lại tẩm mật ong và sấy khô không để chảy nước, ăn củ cải sấy khô và uống một ít nước muối loãng ngày 2 lần, dùng trong một tháng.
      Ngoài ra, nước ép từ củ cải có tác dụng chống nấm và phòng ngừa sỏi mật.

      Trị chứng nước tiểu đục: Người bị nước tiểu đục do lo nghĩ nhiều, hoặc tửu sắc quá độ, lấy 200g củ cải trắng khoét rỗng bỏ hết ruột bên trong rồi nhét đầy ngô thù du (có bán tại hiệu thuốc Bắc), đậy kín lại.
      Hấp chín củ cải bằng chõ rồi lấy ra bỏ hết ngô thù du, củ cải sấy khô, tán bột cho thêm chút bột quấy đặc vào và viên lại thành viên nhỏ như hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống khoảng 30 – 40 viên với nước, rất hiệu nghiệm.

  1. Chữa đái tháo đường: củ cải 250g, gạo 100g. Củ cải tươi rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với gạo thành cháo ăn hằng ngày.).
    Củ cải còn hỗ trợ điều trị một số loại UNG THƯ gồm:
    – Ung thư phổi ho ra máu: Nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cách thuỷ, dùng ngày 1 tháng.
    – Ung thư dạ dày thực quản, nôn mửa: Củ cải giã vắt lấy nước, thêm nước lã và mật ong, nấu chín. Hoặc nước củ cải thêm mật ong, nước uống trộn đều, uống hằng ngày.

Nguồn: Dược Sư Lưu Ly Phật

1000-dd33ỚT- VỊ THUỐC GIẢM ĐAU BỊ BỎ QUÊN

  1. Khi ớt dùng ở ngoài da (dưới dạng rượu hay dầu nóng…) nó là vị thuốc kích thích tại chỗ. Capsaicin gây giãn mạch, tăng lưu lượng máu cục bộ, làm tan máu bầm, giảm đau.
    Ớt là gia vị khó có thể bỏ qua đối v…

    ới người Việt Nam, nhất là đồng bào miền Trung. Món ăn thường ngày mà không có ớt đối với họ thật là điều nhạt nhẽo, vô vị. Ớt càng cay càng “hấp dẫn”. Chính vị cay làm cho ớt trở thành món ăn khó quên. Thế nhưng cũng chính vị cay của ớt lại đã và đang được cả thế giới đổ xô nghiên cứu và ứng dụng.Chất capsaicin trong ớtQuả ớt thuộc họ cà, Đông y gọi là lạt tiêu, lạt tử, ngưu giác tiêu (ớt sừng trâu), hải tiêu… Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng, có tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau).Đặc tính sáng giá nhất của ớt chính là chất capsaicin có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh. Chất capsaicin trong ớt là hoạt chất gây đỏ và nóng, chỉ có khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%.Cảm giác cay mà chúng ta có được là do chất capsaicin kích thích não sản sinh ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính, bệnh đau đầu do thần kinh và các chứng đau do bệnh ung thư.Capsaicin thúc đẩy sự tiết ra chất P, một neurotransmitter thông báo cho não bạn biết bạn đang bị đau. Tuy nhiên, tiếp xúc với capsaicin lâu sẽ làm giảm cảm giác đau. Vì lý do này, capsaicin đôi khi được sử dụng để làm giảm cơn đau khớp. Capsaicin cũng khích thích sự tiết ra endorphin, hóa chất khiến bạn cảm thấy khoái. Vì thế mà nhiều người bị nghiện ăn ớt.Capsaicin có trong ớt cũng được ứng dụng để chế tạo những thuốc giảm đau, capsaicin làm giảm tác dụng của chất “P”, chất “P” có nhiệm vụ đưa tin đau từ da đến cột sống. Bằng cách chặn đường chất “P”, capsaicin có tác dụng như một chất giảm đau có tác dụng lâu và đã điều trị hiệu quả cho khoảng 75% bệnh nhân.Khi ớt dùng ở ngoài da (dưới dạng rượu hay dầu nóng…) nó là vị thuốc kích thích tại chỗ. Capsaicin gây giãn mạch, tăng lưu lượng máu cục bộ, làm tan máu bầm, giảm đau.Năm 1998 ở nước Anh có một loại thuốc tên Zacin. Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi chứa 0,025% capsaicin dùng để giảm đau trong viêm xương khớp. Kem được bôi ở khớp bị đau nhiều lần mỗi ngày, làm giảm chất P ở các dây thần kinh mang thông tin đến não. Đối với viêm khớp dạng thấp cũng thấy có tác dụng.

    Kinh nghiệm dùng ớt trong điều trị đau lưng, khớp

    – Trị đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.

    – Trị đau lưng, đau khớp: 15 trái ớt chín, lá đu đủ 20g, lá ngải cứu 20g, giã nhỏ, sau đó đem ngâm rượu nồng độ cao, xoa bóp thường xuyên vào chỗ đau nhức sẽ thuyên giảm được chứng bệnh.

    – Trị đau lưng, đau khớp, đau dây thần kinh: Trái ớt giã nát, ngâm rượu trắng với tỉ lệ 1/2 ( Một phần ớt tươi, hai phần rượu) dùng xoa bóp chỗ đau.

    – Trị đau nửa đầu (migraine): Một số nhà khoa học đã nghiên cứu dùng ớt nhỏ một giọt capsaicin vào lỗ mũi phía bên bị đau đầu của người bệnh, kết quả giảm đau thấy rõ. Khi nhỏ thuốc vào bên kia thì không xảy ra điều gì.

    – Trị viêm khớp mãn tính: Ớt trái 1-2 quả, dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

    – Trị đau lưng: Cao dán ớt dùng điều trị các cơn đau như đau lưng, viêm khớp và các cơn đau cơ xương khác. Cao dán giúp cải thiện tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giảm cơn đau. Sau khi rửa sạch và lau khô chỗ đau, dán tấm dán lên trong 24 giờ. Trước khi dán, nên thử test trước ở diện tích nhỏ để đề phòng quá nóng gây kích thích da. Cao dán sẽ lan tỏa hoạt chất dưới sức nóng của da. Không dùng với da nhạy cảm hoặc đang bị bệnh ngoài da.

    Chỉ nên ăn một lượng vừa đủ

    Lâu nay, chúng ta vẫn thường nghĩ ăn nhiều ớt sẽ gây loét dạ dày. Thế nhưng, nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy ớt lại là thức ăn tốt cho những người bị loét dạ dày. Theo các chuyên gia, quả ớt có chứa chất capsaicin có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây loét dạ dày, ngăn chặn việc tạo ra a-xít chua, tăng lượng máu chảy vào niêm mạc dạ dày giúp ngừa tình trạng loét hoặc làm lành những vết loét.

    Tuy nhiên, những người hay ợ chua thì không nên dùng ớt vì điều này có thể làm bệnh thêm nghiêm trọng.

    Ớt tuy có nhiều tác dụng nhưng chỉ nên ăn ớt với một lượng vừa đủ, nếu ăn nhiều sẽ có hại cho sức khỏe. Các chất cay trong ớt sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài và chảy máu nếu bị trĩ. Người bị viêm họng mãn tính, viêm loét dạ dày, người mắc bệnh trĩ không nên ăn ớt, hoặc ăn hạn chế.

    Vị cay của ớt đúng là ngon và hấp dẫn nhưng phải ăn cay thế nào cho phù hợp để đảm bảo sức khỏe

    Nguồn: Dược Sư Lưu Ly Phật

18 công dụng chữa các bệnh thông thường của cây lá bỏng

Mặc dù được biết là có thể lấy lá để chữa bỏng nhưng cây lá bỏng ngoài ra còn có thêm 17 công dụng làm thuốc khác như chữa đau mắt, mụn nhọt, viêm xong, viêm họng và mất sữa…

Ảnh minh họa.

Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, nó được gọi là lá bỏng vì lá của nó có thể dùng làm thuốc chữa bỏng. Ngoài ra cây lá bỏng còn có tác dụng giảm sưng, giảm đau, trừ độc và chữa các lở loét như loét thịt, loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu, thậm chí chữa cả đau mắt đỏ…

Cách sử dụng lá bỏng để chữa bệnh rất đơn giản, có thể lấy lá tươi giã đắp hoặc vắt lấy nước để bôi hoặc ăn sống, sắc uống…

Một số bài thuốc từ cây lá bỏng:

– Chữa ngứa: Nếu tự dưng phát ngứa thì có thể lấy lá bỏng, nghể răm, lá ké và bồ hòn nấu lên lấy nước xông và tắm.
– Chữa chứng đi lỵ: Dùng 40g lá của cây bỏng, 16g cam thảo đất, 20g cỏ seo gà, 20g lá mơ lông. Rửa sạch sắc uống ngày 1 thang.- Chữa bệnh kiết lỵ (viêm đại tràng): Ngày ăn 20 lá (buổi sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá). Từ 5-10 tuổi ăn bằng 1/2 người lớn. Ăn 5 ngày là khỏi.- Chữa bệnh trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá bỏng đắp vào búi trĩ.- Chữa bệnh trĩ nội: Mỗi ngày dùng 10 lá (sáng ăn 4 lá, chiều ăn 4 lá), tối 2 lá, nuốt bớt nước, bã bỏ vào gạc vải đắp vào hậu môn (đóng khố như phụ nữ thấy kinh). Nhớ trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối. Cứ làm theo cách trên, tùy bệnh nặng nhẹ, dùng từ 20-45 ngày đều khỏi.- Chữa chứng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.- Chữa viêm tai giữa cấp tính: Lá bỏng giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai.- Trị chứng viêm loét dạ dày: Lấy lá bỏng ăn sống, mỗi ngày 40g.- Giải rượu: Khi bị say rượu dùng 10 lá bỏng rửa sạch, nhai sống rất hiệu nghiệm.- Chữa nôn ra máu (do bị đánh, bị thương): Dùng 7 lá bỏng giã nát, thêm rượu và đường vào uống trong ngày.- Ðau mắt đỏ và đau mắt hột: Trước khi ngủ, đánh răng, nạo lưỡi sạch, nhai 3 lá bỏng, mút bớt nước, đặt bã vào gạc vải (vô trùng) đắp vào mắt buộc chặt, sáng tháo ra, rửa mắt bằng nước pha muối. Làm như trên 3 ngày liền sẽ khỏi.
– Chữa đổ máu cam: Nhai 1, 2 lá bỏng, lấy nước nhai thấm bông gòn đặt vào lỗ mũi độ 10 phút sau sẽ khỏi.- Chữa nuôi con mất sữa: Sáng, chiều mỗi lần ăn 8 lá, sau 2 ngày sẽ có sữa.- Chữa mất ngủ: Chiều và tối, ăn mỗi lần 8 lá, giấc ngủ sẽ đến sớm.- Chữa mụn nhọt khi chưa có mủ: Lấy 30g lá bỏng, 15g lá đại, 20g lá táo. Rửa sạch, giã nát đắp vào mụn ngày 1 – 2 lần.- Chữa chứng viêm họng: Lấy 10 lá sống đời rửa sạch, chia nhai sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá. Nhai kỹ, ngậm một lúc rồi nuốt cả bã, dùng khoảng 3 – 5 ngày sẽ có kết quả. Hoặc nhai ngậm sáng 4 lần, chiều 4 lần, tối 2 lần (mỗi lần 1 lá, đều nhai ngậm và nuốt cả bã) dùng trong 3 ngày là khỏi.- Chữa chứng viêm xoang mũi: Lấy 2 lá bỏng rửa sạch, giã nát, lấy bông thấm nước thuốc nút vào lỗ mũi. Hoặc mỗi lần nhai 2 lá, lấy nước nhai lá bỏng thấm vào bông, nút vào hố mũi bên viêm ngày 4,5 lần sẽ khỏi (Nếu viêm cả 2 bên thì sáng nút một bên chiều nút một bên). Lưu ý, bệnh nhân trước khi nhai lá bỏng phải đánh răng, nạo lưỡi, súc miệng 2, 3 lần cho sạch miệng mới nhai.
.
xaluan.com

Chữa bệnh bằng các loại rau húng

Cây húng láng còn gọi là cây húng quế, cây húng láng giổi. Kinh nghiệm dân gian và Đông y còn dùng húng láng để trị một số bệnh, húng láng có vị cay, tính ấm, vào phế âm có tác dụng giảm cảm, tan huyết tụ và thoát mồ hôi.

Cây húng láng

Trị cảm cúm, đầy bụng:
Lấy 15g húng láng tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, hòa cùng một ít nước nóng, uống trong ngày.
Trị chứng đau mắt:
Lấy một nắm lá húng láng rửa thật sạch, giã nát cùng vài hạt muối rồi đắp lên mắt.
Trị chứng ăn không tiêu, bụng ậm ạch, đau vùng dạ dày:
Lấy 15 – 20g lá húng láng tươi rửa sạch sắc với 3 bát nước (bát ăn cơm) còn 1 bát chia làm 2, uống hết trong ngày thì khỏi. Phương thuốc này còn chữa được cả chứng bí tiểu tiện rất hiệu nghiệm.
Trị chứng đau răng:
Khi bị sâu răng gây đau nhức lấy lá hung giổi tươi sắc thật đặc để súc miệng và ngậm thường xuyên rất tốt.
Trị chứng chảy máu do ngã, do bị đánh chấn thương chảy máu, đau nhức:
Lấy lá húng láng tươi rửa thật sạch, giã nát đắp lên vết thương rất chóng khỏi. Phương thuốc này có thể áp dụng để chữa trị khi bị rắn cắn, trước khi đưa nạn nhân đến bệnh viện để cứu chữa cũng rất tốt.

Cây húng chanh

Cây húng chanh còn có tên gọi khác là cây rau tần. Theo Đông y, húng chanh có vị chua the, thơm hăng, tính ấm, không độc, đi vào phế, có công dụng giải cảm, trục hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, tiêu độc…
Trị chứng lạnh phổi phát ho:
Lấy 20 – 30g lá húng chanh tươi rửa sạch sắc với 600ml nước, còn 150ml thì chia làm 3, uống trong ngày. Khi uống đun lên cho ấm rất hiệu nghiệm.
Trị chứng ho suyễn:
Lấy 12g húng chanh tươi, 10g lá tía tô tươi, rửa sạch 2 thứ rồi sắc 3 bát nước. Khi sắc cho thêm vài lát gừng. Còn 1 bát nước thì chia làm 3 lần. Uống trong ngày. Trong thời gian uống thuốc nên kiêng ăn các chất tanh, lạnh, mỡ…
Trị chứng cảm, cúm:
Lấy 1 nắm lá húng chanh, 1 nắm lá húng cay, đổ nước vào nồi bỏ húng chanh, húng cay vào đun thật sôi để xông và lấy 15g lá húng chanh đã phơi khô tự nhiên sắc với 3 bát nước (bát ăn cơm) và vài lát gừng tươi. Còn 1 bát chia làm 3 uống trong ngày.
Trị chứng sưng đau do bị côn trùng cắn, đốt:
Lấy lá húng chanh rửa sạch, nhai kỹ hoặc giã nát đắp lên vết cắn, đốt của côn trùng rất hiệu nghiệm.

Cây húng cay

Cây húng cay còn có tên là cây bạc hà. Theo Đông y, húng cay có vị cay, tính mát, không độc có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu thức ăn, giải cảm nắng, đau bụng, đầy bụng, tiêu viêm…
Trị chứng viêm họng, khản tiếng:
Lấy một nắm húng cay tươi rửa sạch, giã nát cùng vài hạt muối, cho thêm một ít nước sôi để nguội, hòa đều, vắt lấy nước. Ngậm nước thuốc trên trong miệng khoảng 10 15 phút rồi nuốt dần sẽ cho kết quả tốt.
Trị chứng tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh:
Lấy một lá húng cay tươi rửa sạch với nước sôi để nguội rồi bọc vào ngón tay chà nhẹ lên lớp tưa lưỡi của trẻ, làm vài lần sẽ khỏi.
Nếu bị rết hoặc ong đốt thì lấy lá húng cay tươi rửa sạch, nhai nhuyễn đắp vào chỗ bị cắn.
Trị chứng đi lỵ ra máu:
Lấy một nắm lá rau húng cay tươi, rửa sạch sắc với 2 bát nước còn gần 1 bát, chia uống 2 – 3 lần trong ngày
Trị chứng ho vướng đờm trong cổ:
Lấy 200g húng cay khô, tán thành bột, luyện với mật nứa thành viên như hạt nhãn. Ngậm hết 15 – 20 viên là khỏi
Trị chứng cảm nắng, nhức đầu:
Lấy khoảng 15 – 20g húng cay tươi làm nước xông. Trước khi xông chắt một chén nhỏ uống. Xông xong lau mồ hôi, nghỉ ngơi sẽ khỏi
Trị chứng mề đay, dị ứng sơn ta:
Nếu bị mề đay mẩn ngứa thì lấy lá húng cay tươi rửa sạch bằng nước muối, vò nát xát lên chỗ mề đay sẽ khỏi. Nếu bị dị ứng sơn ta ngứa ngáy, lở loét thì lấy lá húng cay đã phơi khô hoặc sao khô nấu với nước để rửa vết lở rất mau lành.

Theo Tintuconline.com.vn

Chữa ho bằng thảo dược

Hiện nay, ở các quốc gia kỹ nghệ phát triển, dược thảo đang được công chúng sử dụng rộng rãi. Những bài thuốc từ “mẹ thiên nhiên” như lá, củ, rễ, vỏ, hoa… đã mau chóng trở thành những phương tiện trị liệu ưa thích của nhiều người.Trong ngành công nghệ dược phẩm nước ta cũng vậy. Ngày nay, để trị ho, người ta thường ưa chuộng những loại dược phẩm có nguồn gốc từ tinh dầu của các cây thuốc hơn. Tác dụng của chúng đã được chứng minh qua hàng trăm năm nay như bạc hà, tần dày lá, gừng, tràm…
.
Bạc hà: Trong tinh dầu bạc hà có chất menthol có khả năng làm dịu ho, làm loãng niêm dịch, thường được dùng điều trị cảm sốt nhức đầu, sổ mũi, viêm họng, ho, kích thích tiêu hóa.

Gừng: Là vị thuốc quý chữa bách bệnh, được dùng từ rất lâu ở VN cũng như trên thế giới, có tác dụng điều trị cảm mạo, làm ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng, viêm họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho, sổ mũi. Gừng còn là vị thuốc chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng. Tinh dầu gừng có tác dụng kháng nhiều chủng vi khuẩn, làm loãng niêm dịch, giảm ho, chống viêm và giảm đau.


Gừng điều trị cảm mạo, làm ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng, viêm họng

Tràm: Kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong tinh dầu tràm chứa eucalyptol là một hoạt chất có tính sát trùng, dùng rất tốt để chữa ho, kích thích tiêu hóa. Nó được đào thải chủ yếu qua đường hô hấp sau khi phân tán trong huyết tương.

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại từ các thành phần thiên nhiên đang rất được chú trọng, đặc biệt là sự kết hợp các thành phần hoạt chất trích tinh từ các cây thuốc, vị thuốc thiên nhiên.

không ăn gừng buổi tối

Vì gừng vừa có lợi lại vừa có hại, trong dân gian Trung Quốc từng truyền nhau câu: “Đi ngủ củ cải, ngủ dậy ăn gừng”, nói lên có thể ăn gừng nhưng không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.

Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu; đồng thời có chứa gingerose, có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra gừng còn có chứa gingerol, có thể làm giảm sự phát sinh sỏi mật.

Trong các sách y học cổ cũng từng “cảnh báo”: “Trong vòng một năm, mùa thu không ăn gừng; trong vòng một ngày, đêm không ăn gừng”.

Đặc biệt là vào mùa thu, tốt nhất là không ăn, vì mùa thu thời tiết khô ráo, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, cộng thêm ăn gừng cay vào, lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây tăng mất nước, khô khan trong cơ thể.

Xem ra, chuyện mùa thu không ăn hoặc ăn ít gừng cùng các thức cay khác đã được cổ nhân xem trọng từ lâu, điều này đã được phân tích rất khoa học.

Cũng liên quan đến vấn đề này, người xưa có câu: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.

Lý do là gừng có thể tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn ruột- dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn.

Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm qui luật sinh lí.
Ngược lại với gừng, củ cải tính lạnh, hạ hỏa thanh nhiệt, hạ khí tiêu thực (làm hết đầy bụng). Sau cả ngày mệt mỏi, ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng nhuận hầu tiêu thực (tốt cho họng trợ giúp tiêu hóa), thanh nhiệt, có lợi cho việc nghỉ ngơi.

Theo VTC 

Thực phẩm trị đau họng

Có những loại thực phẩm khi ăn vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể lại có tác dụng làm giảm những khó chịu do đau họng gây ra.

Đối phó với đau họng không phải là điều dễ dàng. Đau họng có thể do nhiễm trùng vi khuẩn với các triệu chứng giống như cúm – sốt ớn lạnh và đau nhức. Và khi bị đau họng, bạn không còn cam giác muốn ăn uống.

Tuy nhiên, khi bị đau họng, ăn một số thực phẩm sau lại có lợi khi bị đau họng vì nó giúp giảm cơn đau và tránh được các viêm nhiễm.

– Chuối: Chuối là một trái cây không có tính axit, mềm và dễ ăn,
Kệ cả khi bạn bị đau họng. Chuối cũng là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đồng thời giàu vitamin B6, kali, vitamin C nên rất tốt cho cơ thể.
Quả chuối chứa 3 chất ngọt tự nhiên: Su-cốt (đường mía), Fơ-rúc-tốt (đường trái cây), và Gơ-lu-cốt (đường nho) kết hợp với các chất xơ; ăn một quả chuối cho ta một hiệu lực thể năng ngay lập tức.
Và kết quả nghiên cứu đã chứng minh chỉ cần ăn 2 quả chuối là đủ năng lượng để cung cấp cho 90 phút thể dục nghiêm túc.

– Hỗn hợp nước cốt chanh và mật ong
Hỗn hợp này có tác dụng giảm viêm nhanh chóng và là một phương thức tuyệt vời để giảm đau họng, tiêu đờm.

– Gừng, trà mật ong: Một cách tuyệt vời để làm dịu cổ họng bị kích thích và ngứa là một tách trà gồm gừng và mật ong. Hơi nước từ cốc trà sẽ hỗ trợ làm giảm tắc nghẽn trong họng, tiêu đờm và hạn chế các cơn đau thắt ngực. Mật ong áo cổ họng và sẽ ngăn ngừa các kích ứng – nguyên nhân của những cơn ho.

– Bột yến mạch: Với lượng chất xơ hòa tan cao, bột yến mạch giúp làm giảm mức cholesterol “xấu” LDL. Một bát bột yến mạch nóng kết hợp với chuối, mật ong chắc chắn sẽ làm dịu cơn đau họng của bạn.

– Cây xô thơm (thuộc họ nhà húng – sage):
Được biết đến có đặc tính chữa bệnh, cây xô thơm đã được sử dụng như một loại dược thảo có tác dụng khắc phục hậu quả do đau họng.

– Cà rốt luộc:
Cà rốt là một loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Nhưng để tác dụng chữa bệnh phát huy, cà rốt cần được đun sôi hoặc hấp trước khi ăn. Điều này là bởi vì ăn cà rốt sống có thể là rủi ro cho đau họng của bạn và có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm cơn đau. Ngoài ra, cà rốt cũng có đầy đủ các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin A, C, K, chất xơ và kali.

T.Phương – TTVN

Chuyển đến trang: 1  2