Recent Pages: 1 2 2a 3 4 5 6 7 8
Bài thơ thay lời chúc Xuân
Xuân gửi tặng nhau một chữ Thương
Để sau bù đắp cuộc vô thường
– Ân cần, trân quý khi còn gặp
Biết vẫn còn chung một đoạn đường!
Xuân, chúc người thương một chữ Hòa
Đời không thuận ý hãy cho qua
Phiền giận, riêng mình ôm mối khổ
Thanh thản khi lòng niệm thứ tha.
Xuân, chúc mọi người nhớ chữ Tâm
Để cùng sống đẹp đến trăm năm
Thiên đàng, địa ngục.. từ Tâm tạo
Hỷ, Xả, Từ, Bi, xóa lỗi lầm.
Xuân, chúc mọi người một chữ An
Giữa đời luôn biến động, gian nan..
– Bình an khó gặp nơi trần cảnh
Tìm lại trong ta, sống nhẹ nhàng..
Xuân, chúc mọi nhà một chữ Vui
Đời trăm yến tiệc cũng trôi xuôi
Vui trong đạo lý, nơi điều thiện
Vĩnh viễn hồn ta thắp nụ cười..
Xuân, chúc cho nhau một chữ Thành
Thành công, thành tựu với thành nhân
– Hướng về phụng sự vun Tài Đức
Hạnh phúc miên trường.. Xuân mãi Xuân.. ( *__* )
Như Nhiên
TTT
Tâm Xuân
Người qua một giấc Đông miên
Trở mình tỉnh thức.. ngoài hiên Xuân về
Gió xuân lay nhánh Bồ đề
Chắp tay sen, chợt bốn bề ngát hương !
Xuân về xin gửi tình thương
Chan hòa tựa ánh triêu dương rạng ngời
Xuân thiêng liêng giữa đất trời
Ước nguyền đây đó, muôn người lạc an.
Chuông chùa huyền diệu ngân vang
Lay cành Mai dậy nở vàng trước hiên.
Chúa Xuân trong cõi Trạm Nhiên
Khoan thai nhẹ bước.. bình yên vào đời,
Thắp mùa xuân giữa môi cười
Thắp Tâm Xuân để lòng người mãi xuân.
Thích Tánh Tuệ
.
GÓP VỚI MÙA XUÂN
Xuân về lòng trải rộng
Gió trên cao xuống đồi
Mầm dưới đất vương lên
Nở hoa màu ngày Tết
Hoa Zin-nia cúc tím
Hoa lồng đèn Li-li
Hoa Ger-ber cánh nhỏ
Hoa cẩm chướng Car-nate
Lay-ơn hoa Gla-dio
Nhụy nâu hoa dah-lia
Will-am giống mai vàng
Tu-lip duyên Ngũ sắc.
Mỗi mầm hoa đức hạnh
Gieo khắp trời Á Âu
Vui cùng đào mai thắm
Ðiểm gió xuân đang về.
Thích Nữ Giới Hương
Spring!
Pink and white seem to stream down the earth during the Cherry Blossom Season
Spring reminds us to forgive
It’s time – It’s a new beginning
Without Winter, there would be no Spring.
Without one, there could not be the other.
Death is not the end of Life,
Every ending is also a beginning,
Open up and let your inner shine through.
Mùa Hoa Anh-Đào
by VyVy Ly
Hoa Thủy Tiên
Ngày xưa, có một ông phú hộ sinh được 4 người con trai. Khi biết mình sắp chết, ông gọi 4 người con đến, dặn dò rằng khi ta chết, các con phải chia gia tài của cha ra làm 4 phần đều nhau. Bốn người con hứa nghe theo lời cha trối lại, tuy nhiên, vừa chôn cất cha xong thì 3 người con đầu dành phần gia tài nhiều hơn người em út. Họ chỉ chia cho đứa em út một mảnh đất khô cằn.
Người em út rất buồn, vừa thương nhớ cha, vừa buồn các anh xử tệ với mình. Đang ngồi khóc một mình trước mảnh đất khô cằn, thì người em bỗng thấy một bà Tiên từ mặt ao gần đó hiện lên bảo:
Này con, thôi đừng khóc nữa. Khoảng đất này của con có chứa một kho tàng, mà các anh của con không biết. Kho tàng này chưá nhiều mầm của một loại hoa quý vô giá. Mỗi năm, cứ đến mùa Xuân, thì hoa đâm chồi nẩy lộc, nở từng hàng chi chít trên đất đai của con. Con sẽ hái hoa, đem bán, rất được giá. Nhờ đó, chẳng bao lâu thì con sẽ giầu có hơn các anh.
Quả thật, đến mùa Xuân ấy, đúng như lời bà Tiên nói, mảnh đất khô cằn của người em bỗng nhiên mọc lên từng hàng hoa trắng, hương thơm ngào ngạt. Để nhớ đến ơn lành của bà Tiên, người em đặt tên cho loại hoa này là Hoa Thuỷ Tiên.
Những người thích hoa, chơi hoa, và những người nhà giầu đã thi nhau đến mua hoa Thuỷ Tiên hiếm quý, với giá rất đắc. Chẳng bao lâu, người em trở nên giầu có, nhiều tiền bạc. Rồi cứ mỗi năm Tết đến người em út lại giầu thêm, nhờ mảnh đất nở đầy hoa thơm tươi thắm.
Người ta tin rằng Hoa Thuỷ Tiên mang lại tài lộc và thịnh vượng. Bởi vậy, mỗi khi Tết đến, mua Hoa thuỷ tiên trở thành một tục lệ đón Xuân. Những ngày cuối năm, Thuỷ Tiên được chăm sóc để hoa nở đúng Giao Thừa, hy vọng mang đến tài lộc sung túc và may mắn trong năm mới.
Nguồn: Chùa Phước Bình
Xuân thời gian
.
Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương đất Việt. Chúng ta đang trưởng thành trong gia tài văn hóa tâm linh của dân tộc, cũng chính là gia tài văn hóa tâm linh của Đạo Phật, được tô đậm từ hơn hai ngàn năm lịch sử.
Trong một năm, thời khắc thiêng liêng đầy xúc cảm, đó là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc giữa cái cũ và cái mới. Đối với thế giới phàm tục và thế giới siêu nhiên hòa quyện vào nhau, dường như có sự giao cảm vào thời khắc đó. Đây là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa tâm linh của người dân Á Đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Nét đẹp truyền thống đó được giữ gìn, tô bồi từ nghìn xưa đến nay, tạo nên một cái Tết Nguyên Đán cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc.
Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương đất Việt. Chúng ta đang trưởng thành trong gia tài văn hóa tâm linh của dân tộc, cũng chính là gia tài văn hóa tâm linh của Đạo Phật, được tô đậm từ hơn hai ngàn năm lịch sử. Đối với người học Phật, trong những ngày Tết, thay vì say sưa trong men rượu, vọng ngoại theo những thú vui thường tục, chúng ta biết trở về chùa lễ Phật, nghe pháp, hướng đến niềm vui tâm linh là điều đáng trân trọng. Chúng ta đang trưởng thành trong đạo pháp thì phải biết rằng, trong mình có một kho tàng quý báu. Chư Phật đã nói tất cả chúng sanh đều có bản tâm thanh tịnh thường nhiên, nhưng vì mê chấp mà lăn lóc trong ba cõi sáu đường, trầm luân sinh tử. Chỉ khi nhận được mình có viên ngọc trong chéo áo, đem ra dùng thì liền giàu có.
Mùa xuân là mùa của một sức sống mới. Cây cỏ hoa lá khoác lên mình chiếc áo màu xanh mơn mởn, căng tràn nhựa sống. Đây là sự thay đổi tất nhiên, chuyển biến xoay vần theo định luật vô thường của vũ trụ. Người học đạo chúng ta cũng vui xuân nhưng bằng một trạng thái nhẹ nhàng, tinh tế, đầy đạo lý hơn. Bởi niềm vui chân thật không nằm trong cảm thọ của giác quan, mà là sự an tịnh của tâm thức. Chúng ta giao cảm với cái tinh túy nguyên sơ nơi bản thân mình, vượt lên khoái lạc của trần tục, sáu căn tiếp xúc sáu trần mà không vướng nhiễm, tự tại giữa dòng đời vô thường. Ở mặt tục đế thì mùa xuân có đến có đi, có còn có mất, hoa nở rồi tàn, nhưng mặt chơn đế là mùa xuân vĩnh hằng bất diệt. Thế giới không sinh tử là thế giới vô phân biệt, không có buồn thương giận ghét, không có vướng bận, phan duyên. Chính trạng thái đó, dưới cội Bồ đề Đức Phật đã chứng triệt, sống được và truyền lại thông điệp đó cho chúng ta.
Hoa nở hoa tàn đều là mùa xuân. Bên cạnh cái tàn phai vô thường của thân-tâm-cảnh, vẫn có một đóa hoa tâm luôn nở mãi theo thời gian, trong sinh tử có cái vô sinh bất tử. Muôn ngàn đợt sóng sinh diệt trùng điệp trên biển nhưng đại dương bao la vẫn mặc nhiên trường tồn không biến chuyển. Vậy nên, nơi sinh mà khéo nhận ra lý vô sinh, nơi tử mà nhận ra lý bất tử, đó là bước đường trở về với con người nguyên sơ tự thuở nào chưa từng sống chết. Chúng ta đau khổ là vì chưa nhận ra cái giả tạm của bản thân và cuộc sống. Khi thấy rõ bản chất duyên sinh, hư ảo của cuộc đời, chúng ta sẽ không luyến tiếc, sống hồn nhiên tự tại giữa dòng sinh tử vô thường.
Sự sống và chết cứ diễn tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cái thế giới mê vọng và đau khổ. Từ cõi vĩnh hằng vô tận, do đam mê chấp trước mà chúng ta có mặt trên cuộc đời này, nếm trải muôn vàn hệ lụy, khổ đau, buồn vui, sướng khổ, thịnh suy, đắc thất nơi thân và tâm. Từ đó, chúng ta mới thấm thía về bài học của cuộc đời biến đổi đầy nhiễu nhương.
Các nhà khoa học đã nói thế giới này là “thế giới ảo”. Điều đó càng làm sáng tỏ, minh chứng cho những lời dạy mà Đức Phật đã nói trong kinh điển cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm là đúng:
Nhứt thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán.
Tất cả pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bọt, bóng
Như sương cũng như chớp
Thường quán chiếu như vậy.
(Kinh Kim Cang)
Chúng ta phải quán chiếu sự không thật của các pháp để chơn trí được hiển lộ, từ đó minh định được cuộc sống này là gì, ta là ai trong dòng đời bất tận, sanh diệt liên tục của thời gian.
Tuổi trẻ thì hồn nhiên trong sáng, tràn trề sức sống với nhiều mơ ước hoài bão, kèm theo sự háo thắng, đua vui và bồng bột. Tuổi càng về già, con người ta trầm tĩnh, tinh tế, nhẹ nhàng hơn lúc nhỏ. Trải qua bao buồn vui, thương ghét, đắc thất, vinh nhục, hạnh phúc, khổ đau, tự cọ xát, chứng nghiệm vào cuộc đời, chúng ta gom góp cho mình những kinh nghiệm về cuộc sống nhân sinh, hiểu sâu sắc hơn về giá trị tinh thần trong đời sống tâm linh. Cho nên, trong mọi hoàn cảnh, chúng ta đều phải duy trì sự tỉnh giác với một tâm sáng suốt để chuyển hóa khổ đau, sống an nhiên tự tại.
Niềm vui nơi thế gian chỉ mang tính chất giả tạm như cái khoái cảm của người uống rượu hay gãi ghẻ ngứa, không phải là niềm vui chân thật. Trong cái hào nhoáng của các pháp có một sức cuốn hút, nhưng đối với người trí sẽ nhìn thấy nơi đó có sự bất toàn: Đó là mọi vật đều vô thường, duyên sinh, giả hợp. Nhận ra được điều đó, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từ bỏ ngôi vị Đông cung vượt thành xuất gia tìm đạo cứu đời, vua Trần Nhân Tông từ bỏ Vương vị lên núi Yên Tử tu hành ngộ đạo hoằng dương chánh pháp. Rõ ràng, không có hạnh phúc chân thật trong thế gian sinh diệt. Khi nào tập đế tham-sân-si, phiền não, vô minh, vọng tưởng lặng hết trong cùng một tâm, chúng ta mới đạt được hạnh phúc chân thật. Đó là niềm vui vĩnh hằng, niềm vui của đạo lý, của ánh sáng giác ngộ.
Trong dòng thời gian sinh diệt của cuộc đời, chúng ta phải khéo nhận ra cái mênh mông phi thời gian, nơi không có mầm mống của khổ đau, phiền lụy. Sự tồn tại của con người giữa thế gian này không khác gì hạt sương mong manh buổi sớm. Khi bình minh ló dạng, mặt trời vừa lên thì hạt sương liền tan biến. Thiền sư Vạn Hạnh từng nói:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Thân như ánh chớp có rồi không
Cỏ xuân tươi tốt thu đượm nồng
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Thịnh suy như cỏ giọt sương đông.
Khi biết bản thân và các pháp giữa thế gian này là hạt sương mong manh, tâm chúng ta sẽ tự tại trước mọi cảnh giới của lục trần.Trong Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Khi Bồ tát Quán Tự Tại hành sâu Bát Nhã Ba La Mật Đa, Ngài soi thấy năm uẩn là không liền vượt qua tất cả mọi khổ nạn”. Nếu chúng ta thấy được thân này là không, là vô ngã bằng sự quán chiếu thâm nhập, chứng triệt thì mọi đau khổ đều được hóa giải. Ngay đó, chúng ta hưởng một niềm vui bất tận.
Nơi dòng thời gian liên tục này, có thể nói xuân thời gian trải dài, xuyên suốt. Trong mọi khoảnh khắc của đời sống đều có tâm xuân bất diệt. Quá khứ, hiện tại, vị lai là một khối xuân. Mùa xuân đó thể hiện ngay tại đây và bây giờ, trong mỗi sát na của thời gian. Nghĩa là, trong tất cả mọi lúc mọi nơi, chúng ta đều sống thản nhiên, bình lặng trước ngoại cảnh. Hình tượng Đức Phật Di Lặc với nụ cười tươi tắn nói lên sự an lạc nội tại, là tâm xuân bất diệt. Hiểu như vậy, chúng ta cần nỗ lực tu hành để hòa mình trong ánh sáng giác ngộ của chư Phật, chư Bồ tát. Kính chúc tất cả chúng ta an trú vững vàng trong đại dương chánh pháp, trưởng thành trong đạo lý, ở trong đời thường mà tìm ra lẽ sống đích thực để XUÂN THỜI GIAN thường được hiển hiện trong tâm thức của mỗi người.
Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ
Phan Rang – Ninh Thuận
Hai Bài Kệ trong 60 Bài Kệ căn bản
Thức dậy
Thức Dậy Mỉm Miệng Cười
Hăm Bốn Giờ Tinh Khôi
Xin Nguyện Sống Trọn Vẹn
Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời
Mở đầu ngày bằng một nụ cười. Nụ cười đây là nụ cười ý thức và quyết tâm muốn sống hăm bốn giờ trong tỉnh thức, trong an lạc.
“Ta đã để bao nhiêu ngày của ta trôi qua trong quên lãng?” “Ta đã làm chi đời ta?” Bạn hãy chiêm nghiệm đi. Bạn hãy tìm cho ra bản chất của nụ cười. Bản chất ấy, phải chăng là sự giác ngộ?
Nhưng làm sao để nhớ mà mỉm cười vào đúng lúc thức dậy? Bạn có thể treo một dấu hiệu trên đỉnh màn, hoặc ở trần nhà, hoặc bất cứ nơi nào mà hễ mở mắt ra khi thức dậy là bạn nhìn thấy. Dấu hiệu đó có thể là một cành cây, một chiếc lá, một bức vẽ hay một nét chữ.
Sau này quen rồi, bạn không cần đến những phương tiện ấy nữa. Nghe chim hót hoặc thấy một tia nắng xuyên qua cửa sổ, bạn cũng đã có thể mỉm cười.
Câu “Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời” được lấy từ kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn nói về Bồ Tát Quan Thế Âm. Nguyên văn là từ nhãn thị chúng sanh, lấy con mắt từ bi để nhìn mọi loài. Bạn nên nhớ rằng có hiểu mới thương. Vì vậy bạn phải thường xuyên đặt mình vào xương da và hoàn cảnh của người khác để có thể hiểu được họ. Thương là một quá trình học hỏi và thực tập. Bản chất của thương cũng là bản chất của giác ngộ, đồng thể với bản chất của nụ cười.
Chúc bạn một ngày an lạc và thanh tịnh.
“Make each moment
an occasion to live deeply,
happily, in peace.”
◊ Thich Nhat Hanh ◊
Mở cửa sổ
Mở Cửa Nhìn Pháp Thân
Đời Mầu Nhiệm Không Cùng
Lòng Dặn Lòng Tỉnh Thức
Giòng Nước Tâm Trong Ngần
Buổi sáng thức dậy mở cửa sổ để nhìn cảnh vật bên ngoài. Hãy liệu chừng, cảnh vật ấy cũng chính là nội tâm của bạn! Không khí ban mai mát lạnh, sương mai có thể đang còn, và mặt trời có thể đang gửi tới cửa sổ bạn mấy tia nắng. Bạn là bạn, nhưng bạn cũng là cảnh vật ấy, bởi vì bạn có pháp thân.
Pháp thân là gì? Ban đầu pháp thân chỉ có nghĩa là giáo pháp của Bụt. Trước khi nhập diệt, Bụt nói với các môn đệ: “Chỉ có nhục thân của ta tan rã chứ pháp thân của ta vẫn ở lại với quý vị mãi mãi”. Trong truyền thống Đại Thừa, chữ pháp thân (dharmakãya) dần dần mang ý nghĩa tâm của Bụt, rồi bản thể của vạn hữu, rồi chân như. Tất cả mọi hiện tượng như: tiếng chim hót, tia nắng ấm, đám mây trắng, cành trúc xanh… đều là biểu hiện của pháp Thân. Hóa thân Bụt (narmanakãya) cũng là một biểu hiện của pháp Thân. Đó là cuộc đời của Thích Ca Mâu Ni.
Bạn cũng là một biểu hiện của pháp thân. Vì vậy bạn cũng cùng một bản chất với mọi nhiệm mầu trong vũ trụ.
Mở cửa sổ mà nhìn được vào pháp thân thì bạn sẽ thấy đời mầu nhiệm vô cùng. Bạn muốn duy trì cái thấy ấy để ngày hôm nay của bạn được đẹp đẽ và an lạc, cho nên bạn tự dặn nên để lòng tỉnh thức. Sống được suốt ngày trong chánh niệm, trong tỉnh thức thì tâm bạn là một dòng nước trong không vương vấn phiền não.
Nguồn: Làng Mai
Mùa Xuân
.
Nhứt Chi Mai
Thích Chân Tuệ
Xuân Khứ Bách hoa lạc
Xuân Ðáo Bách hoa khai
Sự trục nhãn tìên quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Ðình tìên tạc dạ nhứt chi mai
tạm dịch:
Xuân Ði trăm hoa rơi
Xuân Ðến trăm hoa nở
Việc đời qua trước mắt
Già theo đến trên đâù
Chớ bảo xuân qua hoa rụng hết
Ðêm qua sân trước một nhành mai.
Thìên Sư Mãn Giác (1052 – 1096)
Về phương diện ý nghiã:
Bài kệ “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác Thìên Sư, làm ra trước khi viên tịch, có ý nhắc các Ðệ tử rằng: xuân đến thì tråm hoa nở, xuân đi tråm hoa rụng, Ðó là qui luật tuần hoàn, như thiên nhiên có đến có đi, hoa có nở có tàn, con người có sinh có diệt. Ðiêù này có thê’ nghiệm thâý qua mái tóc bạc trên đâù, thân thể bệnh tật, chuyện gì rôì cũng qua!
Nhưng,đừng tưởng xuân qua hoa rụng hết, đêm qua, sân trước, vâñ còn nhánh mai. Nghiã là đừng tưởng con người ra đi là cuôc đời kết thúc. Thực ra, cuôc đời vâñ tíêp diêñ theo qui luật thiên nhiên, mọi người vâñ tíêp tục cuộc sống, cây cỏ vâñ tốt tươi trở lại sau mùa Ðông bång giá: xuân qua, hạ đến, thu sang, đông tàn!
Lðì thơ uyên áo, thìên vị, ý nghiã tuyệt vðì! Nhứt chi mai là nìêm hy vọng, là cái tốt trên đðì không thể mất, là sự tồn tại của các giá trị siêu viêt. Hình ãnh nhánh mai vàng rạng rỡ trúðc sân của thðì điễm Xuân tàn, như thâý có cái trường tồn bất diệt chi phôí cõi đðì này. Giữa dòng đðì mọi vật đêù vô thường, bíên đỗi: đến đi, nở tàn, ngày đêm, trước sau, vâñ có mặt cái thực tại như thât, cái thực tại luôn hiện hữu cùng vðí con người, mà con người thường không thâý, hay bị che khúât bởi các tướng sinh diệt. Không phãi chỉ có nhánh mai ở bên ngoài cãnh vật, còn hiện diện một nhánh mai vàng rực rỡ trong tâm thức con người, dù tâm trạng phìên não cuã buổi xuân tàn; bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, không gian và thời gian nào, con người cuñg có điêù kiện mĩm cười ngắm nhìn nhánh mai âý, mặc cho sóng gió cuã lịch sự, hay bát phong cuã cuộc đời, cuñg không đủ để dập tắc nu cười âý, nụ cười cuã một sự sở ngộ thực tại, cái thâý thực tại, một sức mạnh tâm lý phi thường sẽ đánh thức tâm lý con người trước bao nhiêu cãnh xuân tàn, con người sẽ sống rất lạc quan, sống với nìêm tin không sinh không diệt trong cuộc sống.
Về phương diện tu học:
Mùa xuân có đến ắt có đi theo qui luật tuần hoàn của thiên nhiên, không vĩnh viễn tồn tại, cũng không vĩnh viễn mất đi, có đi ắt có đến theo vòng sanh tử luân hồi.
Con người cũng không tránh khỏi các qui luật này. Trong vòng sanh tử luân hồi, con người đã bao lần trải qua 4 giai đoạn: sanh, trụ, dị, diệt! Muốn thoát ly được sanh tử luân hồi, người tu theo Phật phải làm sao giác ngộ được bản tâm thanh tịnh bất sanh bất diệt.
Trong cuộc sống, khi tiếp xúc với cảnh trần, tâm con người sanh ra không biết bao nhiêu phiền não khổ đau.
Muốn dẹp bỏ các tâm trạng bất an này, con người cần áp dụng tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả. Khi các vọng tâm phiền não hoàn toàn dứt sạch, con người đạt được cảnh giới vô tâm.
Vô tâm tức là không còn bị các vọng tâm phiền não gây khổ đau nữa, nói cách khác: tức là không còn tâm tham lam, sân hận, si mê, ganh tị, đố kỵ, làm phách, mắc mỏ, ỷ già, ỷ tài, ỷ giàu sang, đang thế lực.
Khi tất cả những thứ đó rơi rụng hết, ví như xuân tàn hoa lạc tận, thì lúc đó bản tâm thanh tịnh, hay chân tâm, hiển lộ. Chân tâm bình đẳng là con người chân thật. Khi đó, con người chân thật sống trong an nhiên tự tại của niết bàn.
Nếu như phiền não (tham, sân, si) chưa dứt sạch (hoa tàn chưa rụng hết), làm sao thấy được chân tâm, làm sao thấy được nhứt chi mai? Ví như mặt trời luôn sáng tỏ, nhưng vì bị mây đen (phiền não) che khuất, ánh sáng trí tuệ không tỏ đó thôi! Nếu người nào hiểu được rõ ràng thì người đó bớt được phiền não khổ đau, thì người xung quanh cũng đỡ khổ
Cho nên kinh sách có câu: vô tâm tức niết bàn, chính là nghĩa đó vậy!
Cũng như Thiền sư Mãn Giác đã nói: hoa rụng hết, tức là các phiền não rụng hết. Khi ấy, tâm thanh tịnh hiện tiền, cũng như một nhánh mai hiện diện nơi sân trước hồi đêm qua. Sân trước, sân sau, đêm qua, đêm nay, ngụ ý chỉ sự đối đãi, sự tương đối, trên đời này: có đúng có sai, có phải có quấy, có sáng có tối, có trước có sau, có chánh có tà, có đen có trắng, có ngày có đêm!
Dù sống trong cảnh đời đối đãi nhị biên như vậy, nhưng nếu con người biết pháp môn tu tập, con người vẫn có thể giác ngộ được cái chân thật bất nhị, không còn thấy có hai, dù không gian, thời gian nào, dù người hay vật, sắc hay không, tượng trưng là: nhứt chi mai!
Thiền sư Mãn Giác diễn tả mùa xuân theo thời gian cứ tuần hoàn qua lại, xuân đi rồi xuân lại đến. Sự sự vật vật cũng theo thời gian sanh diệt, đổi thay thay đổi, gọi là cuộc đời vô thường!
Mỗi khi xuân đến thì thấy hoa nở, xuân đi thì thấy hoa rụng. Hoa rụng hoa nở theo thời gian tức là sanh diệt, diệt sanh liên tục không ngừng. Con người cũng cùng chung số phận đó, vì tóc trên mái đầu đã bạc trắng cả rồi!
Như vậy, thời gian chi phối cả vạn vật lẫn con người, không có cái gì tồn tại mãi với thời gian. Tất cả chúng ta rồi đây cũng sẽ tuần tự ra đi, kẻ trước người sau, không ai tránh khỏi!
Người đời thường bi quan trước sự vô thường biến đổi của cuộc đời như vậy, nhưng qua hai câu chót, Thiền sư Mãn Giác kết thúc thật tuyệt vời:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhứt chi mai.
Thiền sư Mãn Giác nói: chớ bảo xuân qua là hoa rụng hết, vì đêm qua trước sân vẫn còn nhánh mai.
Thông thường, thời gian trôi qua, con người lẫn vạn vật, tất cả đều tàn phai hoại diệt. Nhưng trong khi cái vật chất hữu tướng bị hoại diệt đó, còn có một cái bất diệt, thời gian không hủy hoại được. Cũng như ngay trong thân năm uẩn sanh diệt vô thường của chúng ta, có cái thường hằng bất diệt, biểu trưng bằng một nhánh mai, tồn tại dù xuân đã qua.
Tóm lại, cái tâm suy nghĩ phân biệt, lăng xăng lộn xộn, là tâm duyên theo bóng dáng của trần đời bên ngoài.
Tâm đó sanh diệt tùy duyên, tùy cảnh mà có, không thật. Còn bản tâm hằng tri hằng giác, không đợi nghĩ suy mới có, là tâm chân thật, là bản tâm thanh tịnh, không sanh không diệt.
Bản tâm đó giúp mình, việc đến biết đến, việc đi biết đi. Bản tâm đó không hình không tướng, thênh thang trùm khắp.
Chúng ta thường ngày sống với cái tâm phân biệt hạn hẹp, tốt xấu hơn thua nên gọi là mê, mê lầm. Cái tâm phân biệt thì tùy duyên, duyên tốt thì hành xử tốt, duyên xấu thì hành xử xấu, cho nên tâm trạng sanh diệt, thay đổi luôn luôn.
Nếu người nào sống với cái tâm không sanh diệt trùm khắp thì gọi là giác, giác ngộ! Cái tâm chân thật không phân biệt, không sanh diệt, chính là cái “biết” đó thôi, không biến hoại và thường hằng.
Qua bài kệ trên đây, Thiền sư Mãn Giác nhắc cho đồ đệ cũng như chúng ta biết thân này có sanh ắt phải tử, nhưng trong cái thân sanh tử đó có cái tâm chân thật bất diệt. .Nguồn: Phật Học Tịnh Quang.
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng Xuân tàn hoa rụng hết.
Đêm qua sân trước một nhành mai.
.
Source: Thư Pháp Kinh Ðiển Phật Pháp.
Lắng nghe thời gian trôi
Chúc Thiệu
Ngày 1 tháng 12. Sáng nay, mình gỡ tờ lịch cuối của tháng 11, chào tháng 12. Thấy thời gian cứ khẽ khàng trôi qua, ngày đỏng đảnh với 24 tiếng – đi như những nhịp tích tắc trên thanh kim giây-phút của đồng hồ.
Vậy là đã sang tháng 12, tháng cuối của năm… Vậy là một năm nữa sắp đi qua, cái tuổi đuổi cái xuân, nghĩ và cười về một câu nói thân quen của Đào trong Mùa lạc (Nguyễn Khải).
Đếm thời gian trôi, nhìn lại mình cả tướng lẫn tâm. Tướng hay là cái thân này sanh-già-bệnh-chết mỗi ngày, chỉ có điều là mình có nhận ra không mà thôi. Nhưng, dẫu có nhận ra hay không thì nó cũng diễn ra, bởi đó là quy luật, là định lý, là lẽ đương nhiên của con người! Thế là những “kiếp con người” trong một chủ thể người cứ thế mà chất chồng lên nhau. Soi lại đã thấy mình già hơn cái thuở học trò hồn nhiên, khăn quàng, cặp sách tí tởn đạp xe, giỡn đùa, vô lo…
Có một chị bạn thỉnh thoảng nhắn tin hỏi thăm, nói chuyện đông tây, kim cổ rồi lại bảo là nhớ ngày xưa. Miên man, và tĩnh lự. Nhớ chứ không chạy theo tiếc nuối, và thấy an lạc về miền nhớ, nhất là khi ngồi trên xe đi làm hoặc trải qua những điều đớn đau như là sự bội bạc của bạn bè, của những mối quan hệ chứa nhiều tin yêu. Ngỡ là mộng, một cơn ác mộng nhưng hóa ra là đang diễn ra nơi thân tướng con người, bởi bấm vào da thịt còn cảm thấy đau khi cứ mơ màng suy tưởng về những chuyện chẳng ra chi ấy. Chị nói thoáng qua, nhưng mình đọc được dàng suy nghĩ ấy!
Cuộc sống cứ trôi, mỗi ngày mình dành nhiều thời gian để chăm chút cho bản thân. Từ ăn ngủ đến tắm rửa, đến trang điểm, giải trí, nói chuyện phím, thỏa mãn vài nhu cầu cá nhân khác. Thấy mình dồn sức cho bản thân nhiều quá nhưng mình vẫn không có hạnh phúc. Nhiều bạn trẻ loáng thoáng nhận ra điều đó như một câu hỏi lớn để rồi lại loay hoay với những điều như thế. Lặp lại, tuần hoàn một cách vô vị mà có đôi khi mình chưa bao giờ tặng cho mình một nụ cười sớm mai, hoặc gửi vào hư không một nụ cười của sự tỉnh giác, an trú.
Thức dậy mình vội quờ quạng với chiếc điện thoại, xem những dòng tin nhắn muộn tối qua mà trước khi nhắn tin cuối mình đã quá mệt nên ngủ vùi. Và lại hồi âm, hẹn hò, tán gẫu, giận hờn, vui tươi với chính những dòng tin đến, đi… Ngày tháng dần trôi, mình đã đổi một vài chiếc điện thoại, làm mới một vài con laptop, v.v và v.v… Nhưng mình không có hạnh phúc!
Ngày tháng dần trôi, khi cái tuổi nó đuổi cái xuân qua thì nhiều người thổn thức về điều đó. Sẽ thật uổng nếu mình chỉ biết đau đáu thổn thức và trách sao mình chẳng có gì mới mẻ, sao mà cuộc sống chán phèo, chán ngắt thế kia! Nếu mình bước thêm một vài bước đằng sau sự giật mình khi soi gương thấy mình không còn trẻ nữa thì hay biết mấy? Lúc đó mình sẽ hành động, bằng cách chẳng làm gì cả, mà ngồi thật im, học cách nhìn sâu vào tâm thức, để sống chậm lại một chút.
Hằng ngày mình đã sống quá nhanh, quá gấp gáp để tháng ngày trôi đi vội vả, vô định và tâm mình cũng vô định, hết lang thang về quá khứ đến loanh quanh chạy về tương lai xa tít mù. Và chán, và vô vị, và thấy như là mình sống vô nghĩa quá. Đó là “bệnh”, thứ bệnh trong tâm đủ để gặm nhấm mình khi ngày tháng dần trôi về 30, rồi 40 và già…, chết. Tuổi trẻ là lứa tuổi đẹp, bởi mình con sung sức, mình còn minh mẫn và nhiệt huyết cũng nhiều. Hãy làm một cái gì đó. Bắt đầu bằng việc ý thức đời sống thực tại, an trú với nó và định hình cho một lối sống thảnh thơi ngay hiện tại. Đó cũng là cách kéo dài tuổi trẻ, nhiều nhà hiền triết đã gửi gắm điều đó.
Mình trẻ là khi mình còn suy tư về cuộc sống, còn mong muốn cống hiến, mong muốn góp cho đời, cho người những hạnh phúc, hỷ lạc, dù nhỏ nhoi như là một nụ cười trong câu kệ: “Thức dậy miệng mỉm cười/ Hai bốn giờ tinh khôi/ Xin nguyện sống trọn vẹn/ Mắt thương nhìn cuộc đời”. Đơn giản nhưng làm được điều này không giản đơn một chút nào, vì mình lúc nào cũng chạy lang thang, cũng mơ về những vũ trụ bao la chứ có bao giờ chánh niệm, an trú nơi hơi thở vào ra mầu nhiệm cùng nụ cười an nhiên trong giây phút hiện tại?
Đừng nghĩ gì quá cao siêu, hãy kiến tạo hạnh phúc từ những điều đơn giản, gần gũi, thân thuộc hàng ngày, hàng giờ và trong từng sát na (khoảnh khắc) như là thở vào mình biết mình đang thở vào, thở ra mình mỉm cười. Viên gạch đầu tiên cho một cuộc sống hạnh phúc, cũng là cho một sự ra đi an lành mình phải đặt xuống từ nơi đó, từ ý thức đó để ngày tháng dần trôi mình lại ý thức rõ ràng cuộc sống của mình là có ý nghĩa, mỗi giây phút là một món quà bằng an được trao tặng cho cuộc sống này…