Hạ

Recent Pages:  1  2  

Hương Sen Đầu Hạ

Thích Tánh Tuệ

Hoa senMùa xuân chưa qua
Hạ vàng đã tới,
Nghe trong gió mới
Thoang thoảng hương nồng..

Thì ra ngoài sông
Sen hè nhau nở
Sắc mầu rạng rỡ
Một hồn thanh tân.

Buổi sáng trong ngần
Đời vui chi lạ!
Giọt sương trên lá
Chuyển mình bay lên..

Xin một cành sen
Cúng dường chư Phật
Sen trắng, sen hồng
Tâm hương phảng phất.

Nguyện cùng ai đó
Phát lòng Bồ Đề
Gửi về trong gió
Di Đà hương quê.

Trong Khoảnh Khắc Này

Trong phút giây này em có hay!
Vạn vật quanh mình đang chuyển xoay
Có mầm non hé, hoa cười nụ,
Chiếc lá xa cành theo gió bay.
.
Trong khoảnh khắc này em biết chăng!
Có người hạnh phúc, kẻ băn khoăn
Nơi tê nghèo đói, đời cô quạnh
Chỗ nớ ngày chưa hết nhọc nhằn.
.
Cũng trong tíc tắc, từng hơi thở..
Vô vàn đi, đến, diệt và sinh
Mắt ai vừa khép, ai vừa mở
Kẻ reo vui, người khóc một mình.
.
Trong thoáng giây này em biết không!
Buồn, vui nhân thế rất mênh mông..
Nơi chìm mưa bão, nơi chinh chiến
Thiện, ác vần xoay mãi một dòng.
.
Phút nao tỉnh thức em ngồi lại
Nhìn ra thế giới, nghĩ về mình.
Thấy chăng một thứ chi thường tại ?
Chập chờn mộng, thực kiếp nhân sinh.
.
– Trong sát na này ta biết đâu
Có người bừng giấc mộng thiên thâu.
Từ miền tịch lặng vô biên ấy
Thầm gửi niềm Thương khắp địa cầu.
.
Sunrise July 1 - 2014 (3)

HẠ THƯƠNG 

Hè về ve gọi râm ran
Phải chăng chịu nắng, thở than đêm ngày?

Hè về xác Phượng tung bay
Vấn vương nơi cội, tiếc ngày tháng xanh…

Nỗi buồn nặng tuổi học sinh
Xa Thầy, xa bạn, một mình nhớ thương.

Hạ nay, Ta tựu Đạo Trường
Bốn phương câu hội, niềm thương dạt dào,
Khép mình trong Giới thanh cao
Miệt mài tinh tấn, dồi trao tu trì.

Thuở xưa Đức Phật Mâu – ni
Hoằng dương Giáo Pháp không đi mùa này.
Từ Bi diệu ý cao sâu
Không cho giẫm đạp lên đầu chúng sanh.

Mùa này sinh sản tăng nhanh
Côn trùng chật đất, du hành làm sao?
An cư được chế định vào
Phật không bỏ sót Hạ nào từ đây.

Nay con kề cận Quý Thầy
Già Lam bóng mát, hàng cây Bồ Đề.
Dấn mình trong chốn đam mê
Phong sương đã lắm, não nề vô biên…

Quay về nương tựa thắng duyên
Vào trong cửa Tịnh, lìa miền trần ô.
Hòa trong thời khóa: “nam mô”
Vơi niềm tục lụy, chồi Bồ Đề sanh.

Tháng ngày lưu lạc lữ hành
Mình con trụ xứ, bao quanh duyên trần.
Dốc mình ứng phó, hóa thân
Tùy duyên phương tiện để gần chúng sanh.

Xét con công lực tu hành
Vẫn còn yếu kém, dễ sanh não phiền.
Bản thân mình độ chưa yên
Làm sao có thể tạo duyên độ đời?

Về đây gặp lại nụ cười
Như lời khích lệ của người tri âm.
Về đây thắt chặt đồng tâm
Nhớ lời hẹn cũ, hương trầm quyện bay.

Về đây Tôn Đức chỉ bày
Truyền trao kinh nghiệm, điều hay, lý mầu.
Về đây Thiền Định chuyên sâu
Vô Sanh, Bất Tử, nơi đâu lối vào?

Về đây cùng chắp tay chào
A Di Đà Phật, đài cao sẵn dành.
Về đây không lợi, không danh
Tình người con Phật, tu hành bên nhau.

Về đây tan biến sầu đau
Cuộc trần huyễn mộng dệt thêu thêm phiền.
Về đây Bát Nhã từ thuyền
Vớt người chìm lụy về miền thảnh thơi.

Y vàng thanh thoát chói ngời
An vui tứ chúng, đất trời bình yên.
Về đây đan kết lời nguyền
Vì đời, vì Đạo, kết duyên tu hành.

Trước là tự độ lấy mình
Sau là cứu vớt chúng sanh muôn loài

Trường Hạ Bát Nhã, PL 2556
Thích Minh Tu

002 (159)Hoa bằng lăng – Thơ Tế Hạnh

Bằng Lăng soi bóng ven hồ
Xuân đi thu đến bao giờ nở hoa
Hoa ơi có phải vì ta
Mà hoa tím cả trời xa trời gần

002 (192)Hoa bằng lăng tháng Năm

Bất ngờ chợt thấy những tàng cây xanh mướt, cành lá rủ nhau che mặt đường, từng chùm bằng lăng tím cười hớn hở, con đường trở nên dễ chịu. Bằng lăng, không có gì đặc biệt, cánh mỏng manh nhỏ nhẹ, màu cũng không gay gắt chói chang. Một chút phớt tím, một chút phớt hồng, có khi một chút trắng xanh xao. Có họ hàng với hoa tử kinh, kiểu nở từng chùm hoa kết lại, dường như sợ nở từng bông một e lẻ loi cô độc. Tôi đã từng thấy một cây tử kinh nở hoa từ trên ngọn xuống tận cành lá cuối cùng. Lúc đó là giữa mùa Hạ, đã có những trận mưa bay miên man. Mưa là những đợt hoa rơi tầm tã, người ta cũng ví “Chư thiên mưa hoa cúng dường”. Mưa thì hơi ồn ào một chút, không lặng lẽ như hoa, nhưng nhìn mưa qua cửa sổ hay qua khung trời trên sông, cũng đẹp như nhìn một cây tử kinh bông nở rộ.

Ðã bao mùa đi qua, mà sao một buổi sáng tình cờ, tôi vẫn giật mình khi bất chợt gặp màu hoa bằng lăng dịu lại trong nắng, chợt ngỡ ngàng trước con đường qua một đêm giờ đã tím bằng lăng. Bằng lăng tựa hồ như một thiếu nữ đã trải nghiệm nhiều, nhớ tiếc nhiều những niềm nỗi xưa xa. Bằng lăng cứ lặng lẽ nhuộm tím miền ký ức chưa xa, đẹp như những trang thơ trong cặp học trò. Nhẹ bước dưới tán bằng lăng, cứ sợ mình sẽ làm xao động một miền ký ức thẳm nơi xa ấy.

Chẳng nhớ đã đọc ở đâu đó những dòng chữ nói về mùa bằng lăng, khi mà màu tím ấy gợi nhớ bao điều mộng mơ, gắn liền với nhiều kỷ niệm của một thời còn cắp sách đến trường. Như một nốt nhạc đánh dấu mối tình đầu của đôi trai gái trên sân trường, hay chứng kiến những tháng năm bên nhau đèn sách, những mùa thi… Và hình như ở đâu đó, cái màu tím ấy còn là nhân chứng trong buổi chia ly của chàng trai lên đường nhập ngũ, còn nhớ mãi ánh mắt người yêu dưới vòm hoa tím…

Tình yêu thì trẻ mãi, đời người thì già theo năm tháng. Mà bằng lăng mỗi hè về vẫn tím như tự thủa ngàn xưa. Hoa bằng lăng đẹp nhưng không ai nỡ đem bán. Ðể các chàng trai vẫn hái vài chùm hoa tặng bạn gái, tặng người yêu với lời nhắn nhủ thầm kín tự đáy lòng. Vẫn nhớ hồi còn đi học, mấy đứa bạn cùng lớp cứ bảo nhau rằng những ai yêu màu tím thì tâm hồn đa cảm đa sầu, dù thủy chung nhưng tình duyên lại rất lận đận truân chuyên. Có lẽ…

Bên những con đường nhỏ lặng yên, bằng lăng tím khiêm nhường để con đường vốn đã thơ mộng, giờ lại càng trở nên lãng mạn hơn. Mấy cụ già ngồi trên ghế đá, ngắm màu bằng lăng lãng đãng mà mơ về một thời xa lăng lắc… Hoa bằng lăng từ những bờ sông, từ mấy làng quê đã đi vào thi ca từ lâu lắm. Bằng lăng quyến rũ lòng người vào những sáng tinh sương hoặc sau những cơn mưa chiều vừa dứt hạt bởi màu tím rưng rưng rất thơ, rất là con gái.

Bằng lăng cũng nở hoa đúng vào dịp đầu hè. Vậy mà, khi nói đến mùa hạ, người ta thường chỉ nhắc loài hoa có màu rực lên như lửa, cánh hoa như cánh bướm xòe ra mà bỏ quên một loài hoa khiêm nhường mang màu kỷ niệm tuổi học trò. Ngày trước, khi mà giống bằng lăng ngoại chưa được trồng nhiều ở xứ mình, thi thoảng lắm mới thấy một vài cội bằng lăng rừng nép mình lặng lẽ ở một góc vườn hay bơ vơ đứng bên vệ đường quê vắng vẻ, hiu hiu buồn.

Bây giờ, bằng lăng đã được trồng nhiều trên những con phố của đô thị, dù là giống lạ. Có nhiều con đường dù đã có tên nhưng vẫn được không ít người gọi là đường bằng lăng, một cách thân thương, trìu mến như gọi với hoài niệm của mình. Vì hình như hàng cây vốn có tình với con đường, đám mây có tình với bầu trời, mùa hạ có tình với con người như cuộc đời có tình với vạn vật. Ðể rồi một mai này khi những chiếc lá bằng lăng đã đổi màu, chỉ còn màu hoa bằng lăng cứ tím ngắt, sáu cánh xòe ra ôm trọn vẹn những dỗi hờn, nhớ thương một mùa nào đã xa xôi lắm…

Bùi Hữu Cường
Source: Giác Ngộ

Hoa phuong in hawaii-2015 (6)

 Hoa Phượng

Hoa phuong in hawaii-2015 (1)
Phượng (đỏ) – Delonix regia còn được gọi là Xoan Tây,
và có một loại màu vàng.

Bên Trời Tháng Bảy

Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm

Là nơi đây tháng bảy vẫn buồn tênh
Thân ái cũ hằn sâu trong ký ức
Chiều hôm nay đường về tôi lặng bước
Lá bay vờn tìm mãi tóc mây xưa

Là nơi đây tháng bảy vắng ngày mưa
Cơn nắng cháy, rực thêm mùa phượng vĩ
Tuổi xanh đi để sầu vương vạn kỷ
Ðể sân trường rưng rức một màu hoa

Em có về từ ngày đó chia xa
Từ áo trắng, vở học trò khép mãi
Bàn tay nhỏ còn thơm không, mùi giấy
Ðôi vai gầy trĩu nặng dấu thời gian?

Em có về bên tháng sáu vừa sang
Ðể tôi đợi mỏi mòn qua tháng bảy
Vạt nắng xưa chưa cũ màu thơ dại
Bước em về như đã chớm rong rêu!

Và nơi đây tháng bảy vẫn đìu hiu
Trong sâu thẳm tháng ngày qua bỏ lại
Tuổi đôi mươi còn chăng là huyền thoại
Chuyện ban đầu, một thoáng, mãi chông chênh!
.

0010- (146)

PHƯỢNG TÍM – Jacaranda acutifolia

Hoa Phượng Tím (Jacaranda acutifolia) thuộc một họ khác hoàn toàn với hoa Phượng đỏ (Delonix regia). Có lẽ vì lá Jacaranda giống lá Phượng và hoa cũng nở vào mùa hè nên người ta đặt cho cái tên Phượng Tím.
Hai thành phố có nhiều cây Phượng Tím là Los Angeles (California) và Sydney (Australia).

Phuong timCon Đường Phượng Tím  

Miên Thụy

Con đường phượng tím chiều nay đổ
Bóng lá che nghiêng một góc đời
Nghe trong cõi nhớ niềm xa xót
Chợt thoáng hiện về dấu yêu ơi

Con đường phượng tím muà hạ đỏ
Nhắc nhở trong em kỷ niệm sầu
Phượng tím có là hoa phượng nhớ
Khung trời một dạo luyến lưu nhau

Con đường phượng tím chiều nay khóc
Thương lối năm xưa dáng nhỏ gầy
Thương những cuộc tình màu tang tóc
Chinh chiến qua rồi vẫn chưa phai

Con đường phượng tím hàng cây vắng
Tình yêu như thuở mới vào đời
Xin cho được trọn lần sau cuối
Phượng Vỹ còn hồng nét đôi mươi

Nguồn: HUE DIEP CHI

Phượng hồng


by Kelukhach

TÌNH NHƯ SÓNG VỖ

Tác giả: Tuệ Nguyên
.

Ta lên núi,
học làm Tiên nhẫn nhục,
mặc thói đời
nhân ngã với thị, phi!
 
Mây có hẹn,
mà quên về cũng được;
Gió có lay,
trăng nghiêng ngã hề chi!
 
Ta về biển,
học dã tràng xe cát,
mặc chuyện đời,
Đùa cợt với hư vô!
 
Biển mênh mông,
đâu ngại bước tang hồ,
Đùa với sóng,
chút tình sao cũng đẹp!
 
Ta về biển,
học tình yêu của sóng,
Chạm vào bờ,
Trắng xóa cõi hư vô,…!
 
Ta về biển,
học tình yêu của sóng,
Chạm vào bờ,
làm mây trắng bay đi…

Autumn 2014.. (29b)Khi hai người yêu nhau
họ không nhìn nhau
mà cùng nhìn về một hướng.

Mua Thu trong san Chua Nov 2014 (4)Giọt nắng bên thềm


by hoanghl2000  

Mua Thu trong san Chua Nov 2014 (2)Thật dễ nuối tiếc điều đã mất
nhưng rất khó để nhận ra và trân trọng
những gì mình đang có… 

Mua Thu trong san Chua Nov 2014 (3)

Người hạnh phúc nhất
không nhất thiết là phải người có mọi thứ tốt nhất,
mà là người biết tận hưởng và chuyển biến
những gì xảy đến trong cuộc sống cách tốt nhất 

Mua Thu trong san Chua Nov 2014 (6)Những người bạn tốt giống như ngôi sao.
Không phải lúc nào bạn cũng thấy họ…
Nhưng bạn biết rằng
họ luôn luôn có đó

10649645_1476890039262375_4717427335822221449_n

Những Tách Cà Phê
.

Một nhóm sinh viên cũ gặp lại và hẹn nhau cùng trở về trường đại học cũ để thăm một vị giáo sư ngày xưa. Họ là những người rất thành công và đang có những chức vụ, địa vị cao trong xã hội.
.
Trong khi ngồi hàn huyên tâm sự với nhau, mọi người bắt đầu than phiền về những sự căng thẳng trong việc làm cũng như trong đời sống của mình.
.
Vị giáo sư mời những học trò cũ của mình uống cà phê. Ông đi vào nhà trong và mang ra một bình cà phê lớn, cùng với những ly tách đủ loại: bằng sứ, bằng plastic, bằng thủy tinh, có những tách nhìn rất tầm thường và có những tách nhìn rất đắt tiền và sang trọng. Vị giáo sư mời những học trò cũ của mình tự rót lấy cà phê uống.
.
Khi mỗi người đã có một ly cà phê trong tay, vị giáo sư nói:
– Nếu các anh chị để ý, những tách cà phê đẹp và đắt tiền được chọn lấy trước hết, chỉ còn lại những ly tách rẽ tiền và tầm thường. Đối với các anh chị việc ấy cũng thường thôi! Chúng ta ai mà lại chẳng muốn chọn cho mình những gì hay và đẹp nhất, nhưng đó cũng là nguyên nhân của sự căng thẳng và những khó khăn của các anh chị trong cuộc sống.
.
– Những gì anh chị muốn, thực sự là cà phê, chứ đâu phải là chiếc tách, nhưng các anh chị lại có ý đi lựa cho mình những chiếc tách đẹp nhất và thỉnh thoảng cũng nhìn sang người bên cạnh, xem họ có những chiếc tách nào.
.
– Cũng vậy, nếu cuộc sống là cà phê, thì những công việc, tiền bạc, địa vị trong xã hội là những chiếc tách. Chúng chỉ là những phương tiện để chứa đựng sự sống của mình, chứ phẩm chất của sự sống không hề khác biệt.
.
– Và nhiều khi chúng ta vì quá chú ý và tập trung vào những chiếc tách, mà lại quên thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon trong ấy.
.
– Vì vậy cho nên các anh chị nhớ, đừng để những chiếc ly tách sai xử mình. Hãy thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon của cuộc sống. Hạnh phúc không có nghĩa là mọi vấn đề chung quanh chúng ta phải được hoàn toàn. Hạnh phúc có nghĩa là chúng ta biết nhìn xa hơn, vượt ra ngoài những sự bất toàn ấy!
.
Minh Tánh phỏng dịch
SUY NGẪM:
.
Con người nên chuyển hóa tâm tánh chính mình, thay đổi sự suy nghĩ, sao cho thích hợp với hoàn cảnh và với những người chung quanh, khi vô phương thay đổi hoàn cảnh hay thay đổi những người chung quanh.
Trong câu chuyện trên, cà phê là thứ sẽ thuộc về mình, ly tách là thứ phải để lại, thuộc về người. Cho nên, bằng lòng thưởng thức, thích những gì mình có, hạnh phúc hơn là: thích những gì mình không có, hay không thể có. Hoặc khi nhìn chung quanh, sanh tâm so đo, hơn thua, ganh tị, đố kỵ, cuối cùng là phiền não và khổ đau! Chẳng ích lợi chi! 
.
BAN BIÊN-TẬP PHTQ
.

Trang Jan 7 - 2015 - mhNgón tay chỉ mặt trăng 

Sư Wu Jincang hỏi Lục Tổ Huệ Năng:
– Con đọc kinh Đại Bát Niết Bàn bao năm rồi mà vẫn chưa hiểu. Xin tổ sư soi sáng cho.
Lục Tổ Huệ Năng cầm quyển kinh đưa cho ni sư, nói:
– Ta không đọc được chữ, con hãy đọc, ta sẽ giúp con hiểu.
– Tổ không đọc chữ sao ngài hiểu thông nghĩa được? – Jincang rất ngạc nhiên.
Lục Tổ Huệ Năng thủng thỉnh đáp:
– Chân lý không dựa vào chữ nghĩa. Nó giống như trăng soi trên trời. Trong trường hợp này, chữ nghĩa giống như ngón tay trỏ vậy. Ngón tay chỉ trăng mà nó không phải là trăng. Xem trăng có cần ngón chỉ không?
.
Lời bình:
Ngôn ngữ văn tự đều là biểu tượng diễn chân lý. Đừng lầm chữ nghĩa với chân lý như đã lầm ngón tay với mặt trăng.
.

White Water LilyBình thường tâm 

– Bạch thầy, sống theo Đạo một cách siêng năng là thế nào?
– Khi đói hãy ăn, khi mệt hãy ngủ.
– Đó là những điều mà mọi người thường làm mà?
-Không, không ! Hầu hết mọi người đều không làm như vậy. Khi ăn, mọi người đầy những suy tư, ao ước và khi ngủ lại đầy những lo toan.
.
Lời bình:
Có bao nhiêu người mà mỗi sáng thức dậy mà đầu óc không bận bịu những chuyện quá khứ? Con người phải vứt bỏ những điều nguy đã gây ra bão tố nội tâm và sống theo bản chất nguyên thuỷ của họ vì Đạo nằm ngay trong đời sống hằng ngày.
.

Hoa dep 2 (228)Thiền trong chén trà 

Vị giáo sư đại học đến gặp thiền sư Nan In để tìm hiểu Thiền. Nan In mời ông uống trà. Nan In rót đầy chén trà rồi mà cứ thế rót thêm. Giáo sư nhắc:
– Kìa thầy, chung trà đầy tràn rồi, xin đừng rót nữa.
Nan In cười đáp:
– Như chung trà này, ông cũng đầy ắp những quan niệm của ông. Nếu trước tiên, ông không cạn chén thì sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được.
.
Lời bình:
Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.
.

002 (315)

Chuyển đến trang:  1  2