Recent Pages: 1, 2, 3, 4,
Cung Nghinh Tôn Tượng Phật Ngọc in Oregon
Aug – 22 to Sept – 13 năm 2015
.
August 22 – 2015
The Jade Buddha for Universal Peace
is coming to Portland, Oregon
The Jade Buddha for Universal Peace, as part of its annual world tour, will be at Ngoc Son Tinh Xa Portland in Oregon, for 3 weeks, from Aug 22 – 2015. This is considered an extraordinarily rare community event for the temple in Portland, OR.
The Vietnamese Buddhist community in Portland is welcoming the public to come and experience this extraordinary event and to pray for universal peace.
Aug 22 – 2015 to Sept 13 – 2015
Ngoc Son Tinh Xa Buddhist Association
8318 SE. Harney St., Portland , OR 97266 – USA
Thật là một niềm vui cho phật tử tại hải ngoại nói chung và phật tử tại Portland, Oregon nói riêng. Ðược cung đón Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới về Portland, Oregon, do Ngọc Sơn Tịnh Xá tổ chức từ ngày 22 tháng 8 cho đến ngày 13 tháng 9 năm 2015.
Ðại lễ khai mạc cung nghinh Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới, đã được cử hành 10 giờ sáng Thứ Bảy, ngày 22 tháng 8 năm 2015 và Lễ bế mạc Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới được cử hành vào lúc 2 giờ chiều, ngày 13 tháng 9 năm 2015 tại Tịnh Xá Ngọc Sơn, 8318 SE. Harney Street, Portland, Oregon 97266.
Chương Trình Chiêm Bái Ngọc Phật từ 9:00 AM đến 9:00 PM từ ngày 22 tháng 8 cho đến ngày 13 tháng 9 năm 2015.
.
Thiện Ngộ’s Photo (Sat, Aug 22 – 2015)
Vài hình ảnh ngày August 19, 22 – 2015 tại Tịnh Xá Ngọc Sơn chuẩn bị Ðại Lễ Cung Nghinh Phật Ngọc in Oregon.
August 19 – 2015 tại Tịnh Xá Ngọc Sơn, HT. Thích Minh Thiện leads Sangha in prayers for an auspicious showing of the Jade Buddha in Portland.
Ý nghĩa hoa vô ưu
.
Vài hình ảnh ngày Thứ Bảy 22 tháng 8 năm 2015: LỄ KHAI MẠC
Ðại Lễ Cúng Ðèn
.
”.. Vu Lan đưa chiều vàng ấm,
Êm êm chuông chùa nhẹ ngân
Phiêu linh Vu Lan về ngàn phương…..”
(TTT)
Ơn dưỡng dục suốt một đời lận đận
Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm
Vu Lan Hội tháng Bảy ngày trăng rằm
Dâng Cha Mẹ đóa Hoa Hồng tươi thắm
.
Vài hình ảnh ngày Chủ Nhật 30 tháng 8 năm 2015: ÐẠI LỄ VU LAN bắt đầu từ 10:00 AM tại Tịnh Xá Ngọc Sơn.
Vài hình ảnh ngày Sept 13 – 2015: LỄ BẾ MẠC PHẬT NGỌC tại Tịnh Xá Ngọc Sơn.
Phượng Hoàng – Biểu Tượng của Sự Tái Sinh và Bất Diệt
An vui tự tại đời thong dong
Mở rộng Tâm ra lòng thanh thản.
.
Hình ảnh các Hoa Hồng trong trang này đã được chụp tại vườn hoa Chùa Ngọc Sơn trong ngày Lễ Vu Lan Aug 30 – 2015 và ngày Lễ Bế Mạc Phật Ngọc Sept 13 – 2015 tại Portland, Oregon.
.
Vọng Mãi Lời Ru
À ơi..con ngủ cho tròn
Mẹ ru.. bể cạn non mòn vẫn ru
Ơi à.. giấc ngủ mùa thu
Mẹ đưa qua những sương mù tháng năm.
Bàn tay lót chỗ con nằm
Dịu dàng ấp ủ, âm thầm sớm khuya
Lời ru thắm đượm tình quê
Ầu ơ.. lặng cả tiếng ve muộn phiền.
Ơi lời ru mẹ dịu hiền
Cho ngày thơ dại thần tiên ngọt ngào,
Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu, mưa nắng dãi dầu vì con
À ơi.. con ngủ cho ngon..
Một vầng trăng khuyết đã tròn giữa đêm.
Lời ru gieo hạt bình yên
Mây trời rủ xuống ngoài hiên ngủ vùi
Mẹ ru ấm chỗ Ngoại ngồi
Cho phai thương nhớ ngậm ngùi tử sinh.
Ru con, mẹ cũng ru mình
Ru niềm đau thủa bóng hình cách xa
Ru cho vẹn cả tình cha
Quan san vạn lý thiết tha giống nòi..
– Lớn khôn cách biệt mẹ rồi
Lời ru theo vạn bước đời của con..
Ru Đời, ru Đạo vuông tròn
Thiên thu tiếng mẹ hóa hồn núi sông..
Như Nhiên
Thích Tánh Tuệ
Ý nghĩa hoa hồng mùa Vu Lan
(Phật tử Diệu Trí)
Tình mẹ cha là đại dương vô tận
Con chỉ là con sóng nhỏ lăn tăn
Mẹ sóng cả bạc đầu dang đôi cánh
Lúc giông về cha ấp ủ cho con
Kính lạy Mẹ, kính lạy Cha! Con đã quá thờ ơ trước ân nghĩa sinh thành của cha mẹ, người suốt đời lo cho con tất cả, vậy mà chưa một lần con nghĩ tưởng để báo ân. Cho dù có đối diện với tử sanh mẹ vẫn nghĩ về con. Mẹ thương con đây là sự thật không gì thay đổi được. Giữa cuộc đời này, tất cả đều có thể thay đổi, nhưng tình mẹ dành cho con và tấm lòng của mẹ dành cho con mãi mãi không đổi thay. Mẹ – nghĩa là mãi mãi cho đi không đòi lại bao giờ. Mẹ có nghĩa là bầu trời, là mặt đất, là vầng trăng.
Duy chỉ một lần mẹ không ngăn con khóc
Là khi mẹ không thể nào lau nước mắt cho con
Là khi mẹ đã không còn
Hoa hồng đỏ từ đây thành hoa trắng
Mất mẹ rồi! Ai lo cho con mỗi khi mưa bão mùa hè? Ai lo cho con mỗi khi đông về rét mướt? Ai lo cho con mỗi khi con về muộn bữa cơm? Ai đã giặt đồ mỗi khi con ngã bệnh? Ai nấu cháo mỗi khi con lười ăn? Rồi khi con đi xa ai bỏ khăn tay vào túi áo cho con? Ai đắp lại mền cho con mỗi khi trời trở lạnh!
Mẹ ơi! Giờ đây dẫu muốn đáp đền nhưng con khó còn cơ hội để đáp đặng. Con mất mẹ thật là bất hạnh. Mẹ ơi! Tình mẹ thật là bao la, bất tận, tình mẹ thương con tha thiết, ngọt ngào.
Ôi những cánh thiên thần của mẹ
Những ngày rằm tháng Bảy – Vu Lan
Ngày mẹ đấy nhớ về, em nhé
Và nhớ cài hoa nhé, em ngoan
Ôi cái ngày đẹp nhất trên đời
Hoa mẹ đấy, cài lên áo nhé
Cài lên em, giữa trái tim mình
Hoa hồng ấy hai màu một đỏ
Dành cho ai còn mẹ trên đời.
Mất mẹ rồi trọn kiếp mồ côi
Sung sướng quá những người còn mẹ
Còn Mẹ, con còn cả đất trời
Đau xót lắm những người mất mẹ
Mất mẹ rồi mất hết con ơi!
Dù còn mẹ hay dù mất mẹ
Thì em ơi em vẫn là con
Xin ấp ủ trọn đời em nhé
Bóng mẹ hiền giữa trái tim son
Nếu còn mẹ, còn cha, xin bạn hãy vui lên và tự hào rằng mình vẫn còn một trời hạnh phúc, hãy trân trọng cài lên ngực áo nhau một đóa hoa hồng. Màu hồng của sự yêu thương như màu máu trong tim, mà cha mẹ đã vắt cạn một đời hy sinh tất cả vì con yêu. Màu hồng ấy như nhắc nhở rằng, chúng ta phải nhớ về nguồn cội, về những thâm ân to lớn của mẹ, của cha, mà ta phải phụng dưỡng đáp đền. Màu hồng nhớ, màu hồng thương, màu hồng đã gói trọn những vấn vương lo lắng, tảo tần suốt một đời cho ta. Xin bạn hãy giữ gìn đừng bao giờ làm phai nhạt, như ấp ủ, nâng niu tình yêu thương của hai đấng sinh thành.
Bốn phương trời con tìm kiếm đã nhiều
Nhưng không có một tình yêu của mẹ
Vu Lan đến cõi lòng con quạnh quẽ
Bóng người xưa thấp thoáng đâu đây?
Còn nếu bạn bất hạnh vì đã mất mẹ, mất cha, xin bạn hãy lặng lẽ cài lên ngực áo mình đóa hoa buồn trinh trắng, trắng như đời mẹ tảo tần theo gió sương. Bạn hãy cài hoa và hướng nguyện về cha mẹ mình những gì thiêng liêng cao cả nhất, hãy khắc mãi trong trái tim hồng hình bóng của cha mẹ thương yêu!
Tôi không khóc khi cài hoa trắng
Vì trong hoa, tôi thấy mẹ tôi cười
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Vu Lan đến bao trái tim thổn thức
Vu Lan về cho hoa hồng nở thơm hương
Vu Lan ơi! Nét đẹp thật chân thường
Cho nhân loại tìm về trong ánh đạo.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát
.
Ai cũng có thể Thương Yêu
Nguyễn Duy Nhiên
Tất cả chúng ta ai cũng có một khả năng thương yêu. Nó có sẵn trong mỗi người chúng ta. Nhưng đôi khi vì những che lấp của một cái thấy sai lầm, của thành kiến, của văn hóa, xả hội mà khả năng thương yêu ấy lại bị giới hạn đi rất nhiều. Chúng ta chỉ thương yêu những gì hợp và gần gũi với mình, những gì mang lại cho mình niềm vui, hạnh phúc. Còn đối với những cái khác, ta trở nên dững dưng hoặc loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống của mình.
Trong đạo Phật tâm từ, metta, là một năng lượng giúp tâm ta mở rộng ra trước mọi kinh nghiệm của cuộc sống, nó mang lại cho ta một tuệ giác lớn để tiếp nhận cuộc sống này một cách trọn vẹn hơn. Xin chia sẻ với bạn kinh nghiệm dưới đây của ông Joseph Goldstein, về khả năng thương yêu có sẵn trong mỗi người chúng ta.
Một bài học về tâm từ
Khi mới bắt đầu tập quán tâm từ, metta, có một kinh nghiệm này đã giúp tôi thấy rõ được tâm thức mình, cũng như cách tôi liên hệ với những người chung quanh.
Lúc ấy, tôi được hướng dẫn thực tập ban rải tình thương của mình đến một người dưng, a neutral person, mặc dù lúc đó tôi cũng không hiểu rõ “người dưng” là như thế nào. Thầy của tôi, ngài Anagarika Munindra, chỉ nói tôi hãy chọn một người nào đó ở gần đây, người mà tôi không thương cũng không ghét.
Lúc ấy tôi đang sống ở Ấn độ, và trong tu viện nhỏ nơi tôi trú ngụ có một ông lão làm vườn. Tôi gặp ông ta mỗi ngày, nhưng thật sự tôi chưa bao giờ nghĩ gì về ông. Ông chỉ là một người mà tôi gặp mỗi khi đi ngang qua. Và tôi giật mình khi ý thức được rằng, có biết bao nhiêu người như vậy chung quanh tôi, những người mà tôi hoàn toàn không thương cũng không ghét. Khám phá đó tự nó cũng là một sự giác ngộ cho tôi rồi.
Và rồi trong nhiều tuần liên tiếp, đều đặn mỗi ngày, trong lúc ngồi thiền tôi bắt đầu quán tưởng về ông lão làm vườn, và niệm thầm những câu như “Mong cho ông được an vui, mong cho ông được khoẻ mạnh, mong cho ông không bị khổ đau.” Sau một thời gian, tôi bắt đầu cảm thấy một sự ấm áp và thân thiện đối với ông lão, và mỗi khi tôi đi ngang ông con tim tôi mở rộng ra.
Và đó cũng là một kinh nghiệm rất quan trọng trên con đường tu học của tôi. Tôi khám phá được rằng, cảm tình của tôi đối với một người nào đó đều hoàn toàn tùy thuộc vào ở chính nơi mình, mà thật ra, nó không hề dính dáng gì đến người kia, đến thái độ của họ, hay hoàn cảnh chung quanh. Ông lão làm vườn trước sau vẫn vậy không thay đổi. Ông không hề đổi cách ông làm việc hay thái độ đối với tôi. Nhưng vì tôi có một cái nhìn mới, một thái độ mới, con tim tôi bắt đầu mở rộng ra với một sự cảm thông chân thành và quý mến.
Và điều này cũng giúp tôi học được một bài học quan trọng về năng lượng của tâm từ. Vì tình thương này không hề tùy thuộc vào bất cứ một cá tính nào của người kia, nên nó sẽ không dễ biến đổi thành thù ghét, hờn giận hay là bực dọc, như là những loại tình thương còn điều kiện khác. Tình thương vô điều kiện này được phát xuất từ một con tim mở rộng.
Làm sao mở rộng con tim mình?
Chúng ta ai cũng có thể cảm nhận được thứ tình thương này, nhưng có thể ta sợ hoặc nghĩ rằng nó hoàn toàn nằm ngoài khả năng của mình. Nhưng tâm từ, metta, không phải là những năng lực dành riêng cho các bậc như là Đạt Lai Lạt Ma, Mother Teresa, hoặc một hạng người cao xa nào đó. Chúng ta ai cũng có thể làm phát triển, và đều có khả năng thương yêu được hết.
Làm sao ta có thể mở rộng con tim mình ra trước những khổ đau?
Có một sự thật rất đơn giản và sâu sắc là hạnh phúc chân thật không hề phát xuất từ sự gom góp, hoặc tích chứa cho nhiều những cảm giác vui thú. Bạn hãy thử nhìn lại cuộc đời mình đi! Những cảm giác dễ chịu, những sự kiện vui thích mà bạn đã kinh nghiệm, chúng có mang lại cho ta một hạnh phúc nào bền vững chăng? Chắc chắn là không, bởi vì tự chúng cũng không thể nào có mặt lâu dài được.
Xả hội và văn hoá chúng ta lúc nào cũng cố tạo cho ta một niềm tin rằng hạnh phúc bắt nguồn từ những cảm giác vui thích của mình. Có lần tôi xem một trang quảng cáo thuốc lá, có hình của một đôi nam nữ rất đẹp đứng trong một khung cảnh như thiên đàng, với điếu thuốc trên tay. Bên dưới là dòng chữ “Không có gì ngăn trở được thú vui của tôi.” Và đó không phải chỉ là lời quảng cáo cho thuốc lá mà thôi, thật ra nó có mặt khắp nơi trong mọi lãnh vực của cuộc sống. Có được cái này và bạn sẽ có hạnh phúc, cảm nhận được cái kia thì bạn sẽ có một niềm vui.
Một điều rất nguy hiểm là niềm tin này – hạnh phúc chỉ có thể phát xuất từ những cảm giác vui thích – sẽ khiến ta trở nên đóng kín với những gì mang lại cho ta sự khó chịu, bất an. Nhưng nếu ta đóng chặt con tim mình trước khổ đau, thì ta cũng tự lấp kín nguồn suối thương yêu của chính mình.
Biết tiếp nhận trọn vẹn tất cả
Tuệ giác của thiền tập sẽ giúp ta thấy rằng, hạnh phúc hoàn toàn không hề tùy thuộc vào những cảm giác dễ chịu. Nhưng nếu vậy thì hạnh phúc chân thật phát sinh từ đâu? Và đó cũng là một câu hỏi chính của thiền tập.
Thiền tập là một nghệ thuật sống, một nghệ thuật tương quan với những gì có mặt trong ta và chung quanh ta. Mỗi khi ta có những cảm xúc như buồn hay vui, giận hờn hay thương yêu, sợ hãi hay can đảm… bao giờ cũng có rất nhiều cách khác nhau để ta quan hệ với chúng. Ta có bị vướng mắc không? Ta có nhận chúng là mình không? Tâm ta có rộng lớn đủ để tiếp nhận chúng không, hay đang bị chúng sai xử?
Tâm ta cũng giống như một bầu trời rộng lớn, một không gian bao la. Mọi vật có thể khởi lên trong đó, nhưng không gian ấy vẫn không hề bị xao động. Với cái thấy trong sáng ấy, tâm ta có thể được như bầu trời, không hề bị lôi cuốn hay dính mắc vào một hiện tượng nào hết. Và với một tâm như vậy, chắc chắn ta sẽ an trú được trong mọi hoàn cảnh, vì nó không hề bị thay đổi hay chi phối bởi những điều kiện chung quanh.
Điều quan trọng ta cần nhớ là hãy thực tập tâm từ với một thái độ khéo léo. Có lúc ta cảm thấy thương yêu, và sẽ có lúc là không. Cũng có những lúc niềm đau nỗi khổ to lớn quá, ta cũng cần phải bước lui lại một chút, khép lại một chút, để mình không bị tràn ngập. Những lúc ấy, ta cần tạo cho mình một khoảng không gian để ta có thể lấy lại được sự quân bình và an ổn. Và với một năng lượng mới, ta lại có thể mở rộng con tim mình ra. Mỗi lần thực tập tâm từ là mỗi lần năng lượng thương yêu trong ta được lớn mạnh thêm.
Ý nghĩa của cuộc đời
Trong thiền tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày, vấn đề quan trọng không phải là ta có được một kinh nghiệm đặc biệt nào. Vấn đề quan trọng là ta tiếp nhận những gì xảy ra như thế nào! Nếu ta biết đối xử với chúng cho khôn khéo, cho dù bất cứ đó là gì, tâm ta sẽ mở rộng ra trước mọi kinh nghiệm của cuộc sống. Và tuệ giác ấy sẽ nuôi dưỡng và làm lớn mạnh tâm từ trong ta.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, “Chúng ta chỉ là những người khách ghé thăm hành tinh này. Chúng ta ở đây nhiều lắm thì cũng chín mươi, hoặc trăm năm là cùng. Trong thời gian ấy, ta hãy gắng làm gì cho hữu ích, mang lại những gì là tốt lành cho cuộc đời bằng chính cuộc sống của mình. Hãy tạo cho mình có một sự an lạc, và chia sẻ niềm an lạc ấy đến với người chung quanh. Và khi ta đóng góp được hạnh phúc cho kẻ khác, ta sẽ thấy được mục đích của cuộc đời này, ý nghĩa của cuộc sống này.”
Điều ấy rất là đơn giản. Chúng ta chỉ ở đây trong một thời gian thật ngắn ngủi. Chúng ta có thể làm điều gì tốt lành với cuộc sống của mình không? Ta có thể tạo cho mình một niềm an lạc và san sẻ hạnh phúc ấy với người khác được chăng? Và khi ta đóng góp thêm cho hạnh phúc của kẻ khác ta sẽ thấy được mục đích và ý nghĩa của cuộc đời này. Công việc của ta chỉ là vậy thôi.
Nguyễn Duy Nhiên
Nguồn: Nguyễn Duy Nhiên’s blog
Ordinary Miracle
Sarah McLachlan
Ordinary Miracle
It’s not that unusual
When everything is beautiful
It’s just another
Ordinary miracle today
The sky knows when it’s time to snow
Don’t need to teach a seed to grow
It’s just another
Ordinary miracle today
Life is like a gift, they say
Wrapped up for you everyday
Open up, and find a way
To give some of your own
Isn’t it remarkable?
Like everytime a raindrop falls
It’s just another
Ordinary miracle today
The birds in winter have their fling
And always make it home by spring
It’s just another
Ordinary miracle today
When you wake up everyday
Please don’t throw your dreams away
Hold them close to your heart
‘Cause we are all a part
Of the ordinary miracle
Ordinary miracle
Do you want to see a miracle
It seems so exceptional
That things work out after all
It’s just another
Ordinary miracle today
The sun comes out and shines so bright
And disappears again at night
It’s just another
Ordinary miracle today
It’s just another
Ordinary miracle today
Nguồn: Nguyễn Duy Nhiên’s blog
September 3 – 2015, it’s just another miracle today,
cảnh sắc chụp được ngay khi LSV đang upload bài viết này:
The Birds and The Sun comes out so bright and shines,
như lời trong bài hát.
Phượng Hoàng
Biểu Tượng của Sự Tái Sinh và Bất Diệt
Nhắc đến sự bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phượng Hoàng. Phượng Hoàng là sự kết hợp các đặc điểm xinh đẹp nhất của nhiều giống chim: đầu gà, chiếc cổ cao của chim hạc, và bộ đuôi thướt tha rực rỡ của loài công. Tiếc rằng chúng chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của con người.
1. Phượng Hoàng
Truyền thuyết phương Đông và phương Tây đều mô tả Phượng Hoàng là một loài chim kì diệu. Ngoài việc có thể mang những vật có khối lượng lớn hơn trọng lượng của mình nhiều lần, nước mắt còn có tác dụng chữa lành các vết thương. Phượng Hoàng sở hữu một tiếng ca du dương, có tác dụng thần diệu về tinh thần, giúp người nghe bình tâm và lấy lại can đảm. Máu và thịt phượng hoàng có thể giúp con người trường sinh bất tử. Lông phượng hoàng được sử dụng như 1 loại bùa hộ mệnh hoặc vũ khí lợi hại để chống lại cái ác.
Phượng Hoàng là sinh vật bất tử. Vòng đời của chúng không bao giờ kết thúc. Khi bị thương nặng hoặc cảm thấy mình quá già yếu (không dưới 500 tuổi), phượng hoàng sẽ tự xây một cái tổ bằng lông của mình, rồi tự thiêu bằng chính nguồn nhiệt của bản thân. Và, từ trong đám tro tàn, nó sẽ tái sinh dưới hình dạng một chú chim non. Vì khả năng tái sinh này mà phượng hoàng là biểu tượng của cả sự sống và cái chết.
Vì thiêng liêng cao quý nên loài chim này thường sống trên những ngọn núi cao, xa xôi mà con người không thể vươn tới. Nếu có ai đó muốn tìm được chúng để mưu cấu sức mạnh hoặc sự bất tử sẽ phải vượt qua những thử thách chết người. Tuy là một sinh vật thuần khiết, chỉ ăn trái cây, nhưng vì dễ dàng đọc được ý nghĩ của người ta, nên khi phượng hoàng phát hiện kẻ đến tìm có mưu đồ xấu, nó sẽ vươn dài những móng vuốt cực kỳ sắc bén để chống trả đến cùng. Ngược lại, với những người tốt cần hỗ trợ, chỉ cần chứng tỏ được lòng quyết tâm bằng cách vượt qua chặng đường cam khổ, tìm được tổ phượng hoàng, nó sẽ ân cần và hết lòng giúp đỡ.
Chỉ có 1 khác biệt nhỏ về ngoại hình và tính cách của phượng hoàng Tây và Đông phương.
Phượng hoàng Trung Hoa có bộ lông ngũ sắc thướt tha, và tính cách cao quý thanh lịch (có phần yểu điệu). Loại chim này chia làm 2 loại, con trống gọi là “phượng”, con mái gọi là “loan”, chính vì vậy, phượng hoàng (tức là vua của loài) là con chim trống đầu đàn.
Còn Phượng hoàng phương Tây (Phoenix) lại có bộ lông màu lửa, vàng rực và tính cách bộc trực, thẳng thắng, có phần nóng nảy. Chim lửa trong các truyện cổ tích Nga cũng là dạng phượng hoàng này.
Chính vì thường tượng trưng cho điềm lành và sự cao quý, nên từ thời xa xưa, người ta thường gắn hình ảnh phượng hoàng lên các kiến trúc cung đình lăng mộ và những đồ trang sức quý giá chỉ giành cho các bậc đế vương.
2. Phượng Hoàng Phương Tây
Theo như truyền thuyết , một con Phượng Hoàng có thể tồn tại hơn 500 năm . Khi đã quá mệt mỏi , Phượng Hoàng thu nhặt những nhánh cây thơm và chất thành một cái tổ lớn ở nơi cao đến mức không ai có thể đến được. Nằm trong cái tổ ấy và Phượng Hoàng sẽ nổi lửa , tự thiêu chính mình. Tuy nhiên, sau 3 ngày, Phượng Hoàng sẽ tái sinh từ đống tro tàn. Người ta cũng nói rằng những giọt nước mắt của phượng hoàng có thể chữa lành vết thương.
Phượng Hoàng được mô tả như 1 loài chim có lông vũ óng ánh. Có thể có màu vàng sắc đỏ , đỏ tía …đôi khi có quầng lửa bao quanh . Tiếng hót có thể khiến kẻ khác bị mê hoặc . Đuôi của Phượng Hoàng được miêu tả khác nhau trong sách cổ Ai Cập , Hy Lạp , La Mã …nhưng có điểm chung là có 4 nhánh dài – đại diên cho các hướng và gần giống như đuôi Công . Ngoài ra , đuôi Phượng Hoàng còn có nhiều sợi lông nhỏ xung quanh và tăng lên sau mỗi đêm.
Phượng Hoàng theo thần thoại Trung Quốc
Theo thần thoại Trung Quốc , Phượng Hoàng là biểu tượng của ân sủng và đức tinh , còn là linh vật thứ hai chỉ sau Rồng . Hình ảnh về phượng hoàng đã xuất hiện tại Trung Quốc cách đây trên bảy nghìn năm, thông thường trong các miếng ngọc và trên các tôtem (vật tổ) may mắn. Nó là tôtem của các bộ lạc miền Đông thời cổ đại ở Trung Quốc.
Chim phượng hoàng thường được mô tả có đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá với năm màu và cao sáu thước. Nó tượng trưng cho sáu vật: đầu là bầu trời, mắt là Mặt trời, lưng là Mặt trăng, cánh là gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh. Lông của nó đại diện cho màu sắc của ngũ hành (đen, trắng, đỏ, xanh và vàng).
Phượng hoàng còn là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã, cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Theo truyền thuyết, nó xuất hiện trong thời kỳ hòa bình và thịnh vượng. Tại Trung Hoa thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của phượng hoàng trong các trang trí của đám cưới hay của hoàng tộc cùng với con rồng. Điều này là do người Trung Quốc coi rồng và phượng (hoàng) là biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ, một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương.
Source: Wiki