Ðông

“Winter Morning Sunrise”
Tim Janis

Uploaded by Tim Janis

Tuyet thang hai 2014 (91)

Hoa Thông Rụng Ngát Vườn

Nguyễn Duy Nhiên

Có những buổi sáng tôi thấy tất cả là của nhau.  Cũng như mây là của bầu trời và bầu trời là của mây.  Ngày hôm qua có những cơn mưa bất chợt, và hôm nay trời lại nắng ấm bất ngờ.  Nắng cũng là của mưa.  Và thiếu vắng những ngày mưa chắc nắng cũng sẽ bớt đi một chút gì ấm áp.
.
Nhớ một ngày có người bạn ghé qua thăm và ngồi uống trà. Trong hương trà thơm, tôi ngồi lắng yên nghe người bạn kể lại những đổi thay trong tình người và một vài vất vả trong cuộc sống.  Nhưng cuộc đời mà, chắc chắn sẽ có những nổi trôi, và vấp váp cũng là chuyện dĩ nhiên thôi.  Mà tất cả thì cũng như cụ Nguyễn Du nói, “Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra.”  Một ngày nào khi lòng ta được yên thì cỗi nguồn nào rồi cũng sẽ được yên.
.
Trước khi ra về người bạn chợt hỏi, tôi làm gì để nuôi dưỡng hạnh phúc của mình?  Có lẽ người bạn muốn hỏi tôi tìm nương tựa vào nơi nào, nếu như có một ngày thấy đời mình bấp bênh?  Tôi yên lặng vì chưa có dịp nói cho người bạn biết.  Những đêm trăng thật sáng, ngồi với nhau, mình thường lại cảm thấy những lời nói và ngôn ngữ không cần thiết.  Rót cho nhau một tách trà cũng đủ hết rồi.  Ngàn năm qua ánh trăng nào có bao giờ cần nói lời gì đâu?
.
Và có lẽ tôi sẽ đáp như vầy, nếu như có một lúc nào cảm thấy chênh vênh, tôi sẽ đến gõ cửa nhà người bạn ấy và ngồi uống với anh một tách trà, cũng như có những ngày anh đã tìm đến tôi.  Ai cũng có thể nuôi dưỡng hạnh phúc và san sớt khổ đau cho người khác được.  Đôi khi người bạn nghĩ rằng tôi có thể giúp gì cho anh, nhưng người bạn ấy không biết rằng anh cũng đang giúp gì cho tôi, và tôi đang được giúp rất nhiều.  Cuộc đời quá nhỏ để mình có thể phân chia và phân biệt giữa người cho và kẻ nhận.
.
Như buổi sáng nay tôi thấy con đường nhỏ tôi đi có tôi trong ấy.  Con đường có đó nhờ sự có mặt của tôi, hay nhờ con đường ấy mà tôi đã có thể có mặt nơi này?  Chúng tôi hiện hữu trong nhau.  Sáng nay những áng mây trắng bồng bềnh trôi chở đầy nắng ấm.  Cuối những ngày mưa nước dâng cao làm mặt hồ phẳng như gương.  Con thác nước nhỏ đổ xuống dòng suối trong tràn bọt trắng xóa len qua những viên đá trên lòng suối reo vang chạy theo vào khu rừng nhỏ phía bên kia.
.
Có những ngày tôi thấy những thăng trầm tự nhiên của một sự sống rất đủ đầy.  Và tôi biết nuôi dưỡng hạnh phúc của mình bằng sự thực tập, và tách trà thơm của người bạn tôi.  Tôi hạnh phúc vì biết rằng, những lúc đời bấp bênh, ta có thể tìm gõ cửa nhau để được rót cho một tách trà thơm ấm.  Đơn sơ thôi, vậy mà sân vườn sau trăng sáng rụng đầy hoa thơm ngát…
.
Khách khứ tăng vô ngữ
Tùng hoa mãn địa hương

(Trần Quang Triều)
Khách về, tăng chẳng nói
Hoa thông rụng ngát vườn
 .
Nguyễn Duy Nhiên

Nguồn: “Trích từ trang nhà Trung Tâm Thiền Quán Sinh Thức tại http://www.sinhthuc.org/”

 KENNY G- GOING HOME


Uploaded by  mrkidz23

Không Có Một Cây Tùng Rực Lửa

Nguyễn Duy Nhiên
.
Trong cuộc sống, và trên con đường tu học, chúng ta vẫn thường nghĩ rằng sự thành đạt hay tiến bộ phải được đi kèm theo với một kinh nghiệm phi thường nào đó. Nhưng trong lúc mơ tưởng đến những việc cao xa, ta có thể quên rằng mình vẫn có thể có một hạnh phúc rất sâu sắc trong một hiện tại rất bình thường. Sống toại nguyện và thư thái được trong ngay bây giờ và ở đây mới là một điều phi thường nhất.
Xin mời các bạn nghe bà Sylvia Boorstein chia sẻ kinh nghiệm của mình về “Không Có Một Cây Tùng Rực Lửa”
— oOo —
.
Nhà văn nữ Annie Dillard đã có một ảnh hưởng rất lớn đối với tôi vào những năm tôi mới bắt đầu bước chân vào con đường tu tập. Tôi đã đọc quyển ”Pilgrim at Tinker Creek”, Người Hành Hương tại Tinker Creek, của bà rất nhiều lần. Trong quyển ấy có một đoạn đã làm tôi xúc động thật mạnh. Bà viết, có một lần trong khi đi trong rừng, trên đường trở về căn nhà gỗ của mình tại con suối Tinker Creek, nơi đây bà sống suốt một năm trời trong rừng vắng giữa thiên nhiên. Có lẽ là trong lúc ấy tâm bà rất tĩnh lặng, sự chú ý của bà rất cao, và bà đã có thể tiếp xúc được với mọi vật đang có mặt chung quanh mình.
.
Ngày hôm ấy trên đường trở về căn nhà gỗ của mình, bà chợt thấy một cây tùng bên đường bốc rực lửa. Tôi biết, khi đọc những dòng ấy, không phải bà Annie Dillard muốn nói là cây tùng ấy đang thật sự bốc cháy. Nhưng có lẽ bà muốn diễn tả cây tùng ấy có tỏa ra một hào quang hoặc một ánh sáng chói chang nào đó. Sự kiện ấy, tự chính nó, tôi nghĩ không có gì là lạ thường hết, cũng vì bà đã nhìn nó bằng một con mắt tươi mới và trong sáng. Bà Dillard diễn tả lại giây phút ấy như có một năng lượng chuyển hóa rất lớn đối với mình, và ảnh tượng ấy đã tạo một ấn tượng rất sâu sắc trong tâm bà.

Cây tùng nào của tôi

Và tôi cũng muốn mình sẽ có được một cây tùng rực lửa giống như thế. Tôi nghĩ rằng nếu tâm ta tĩnh lặng đủ, thì vạn vật sẽ bùng sáng lên như một ngày lễ lớn, có hoa đăng rực sáng trong tâm, không cần biết bên ngoài đang là đêm hay ngày. Tôi muốn thế giới của mình sẽ được bừng sáng và rực rở màu sắc.
.
Trên con đường thiền tập, đôi khi tôi cũng có lúc kinh nghiệm được những giây phút có những sự kiện thú vị xảy ra trong thân và tâm. Có lúc tôi cảm thấy cơ thể mình lâng lâng vui sướng, thân tôi rung động mạnh vì một niềm hỷ lạc, màu sắc chung quanh tôi dường như sắc sảo hơn, đường viền của những chiếc lá chừng như rõ nét hơn. Thực phẩm có những hương vị thơm ngon hơn bình thường. Nhưng nó không có nghĩa là một trái táo khô sẽ trở nên mọng nước hơn. Một trái táo khô sẽ vẫn là một trái táo khô, tôi biết vậy. Và hương vị ngọt ngào cũng sẽ chỉ vẫn là hương vị ngọt ngào, và tôi cũng biết vậy. Nhưng không có gì bốc lửa, không có gì tỏa hào quang, và cũng không có một trời hoa pháo nào xảy ra trong tâm tôi.

Toại nguyện trong bây giờ và ở đây

Có một lần trong một khóa thiền, tôi đi dạo ra bên ngoài tu viện và ngồi xuống trên một chiếc băng gỗ cạnh cửa sau, chờ vài phút trước giờ ăn trưa. Ngày hôm ấy trời có nhiều sương mù và đầy mây xám. Tu viện là một tòa nhà cũ kỹ nằm yên trong một khung cảnh tĩnh mịch và vắng vẻ. Bầu trời Cali tháng hai xám xịt và u ám. Chiếc băng ghế dài lạnh lẽo. Phía trước mặt tôi là một thân cây khô, vẫn còn trơ trọi vì những nụ lá xanh chưa nở. Tôi tự nghĩ, “Không biết đây có phải là cây tùng của mình không!”
.
Tôi nhắm mắt lại và trở về với hơi thở của mình. Tôi cảm nhận được thân mình đang ngồi trên chiếc ghế dài lạnh. Tôi cảm xúc được không khí ẩm ướt chung quanh mình. Tôi cảm thấy rất thư thái. Tôi bắt đầu thấy thích băng ghế lạnh, tôi thích sự cứng chắc của nó, tôi thích hơi sương lành lạnh chung quanh tôi. Tôi ý thức là mình đang có hạnh phúc. Tôi cảm thấy hơi đói nhưng vẫn thấy là hạnh phúc. Rồi chuông báo hiệu giờ ăn trưa vang lên. Tôi nghe tiếng chuông, tôi thích âm thanh ấm áp ấy, nhưng tôi không cảm thấy có một sự thúc đẩy nào bảo tôi phải đứng dậy để đi vào trong sắp hàng. Tôi vẫn ngồi yên.
.
Đột nhiên, tôi ý thức được đây là một kinh nghiệm khá đặc biệt, và sự kiện là không có một sự thúc đẩy nào khởi lên bắt tôi đi làm một chuyện khác, là phi thường lắm! Tôi nghe một tiếng chuông báo gọi tôi đi vào nhà làm một công việc thú vị hơn, trong một khung cảnh ấm áp hơn. Và dù vậy trong tâm tôi không hề có một ý muốn nào khởi lên bảo tôi phải thay đổi hoàn cảnh hiện tại của mình. Tôi đang hoàn toàn toại nguyện và hạnh phúc. Tôi tự nghĩ, “Hay thật! Toại nguyện là một trạng thái tâm thức kỳ diệu nhất. Nó lạ thường vô cùng.” Tôi lại nghĩ, “Có lẽ đây là giây phút giác ngộ của tôi. Có lẽ khi tôi mở mắt ra, thân cây trước mặt tôi sẽ ngời sáng và tỏa chiếu hào quang.” Tôi rụt rè và từ từ mở mắt ra. Thân cây trước mặt tôi vẫn không có một chút gì thay đổi, nó vẫn trơ trụi và thật tầm thường. Nhưng tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Hạnh phúc vẫn đang hiện hữu

Thỉnh thoảng trong tôi cũng vẫn có một mơ tưởng về một cây tùng rực lửa. Thường thường, những khi tôi cảm thấy tâm mình thật tĩnh lặng và an lạc, tôi lại có một ý nghĩ, “Cảm giác này thật kỳ diệu, có lẽ bây giờ là lúc cây tùng bốc lửa của mình sẽ xuất hiện đây!” Nhưng điều ấy chưa bao giờ xảy ra! Mà thật ra tôi nghĩ đó cũng là một điều may mắn cho tôi. Vì nếu như tôi có thấy được một lần, nó chắc chắn sẽ không kéo dài lâu và cũng sẽ qua đi, và rồi tôi lại bắt đầu tìm kiếm để mong được thấy thêm một cây tùng khác nữa. Nó sẽ thành một chướng ngại lớn.
.
Bạn biết không, những cây tùng rực lửa của bà Dillard ấy hiếm hoi và khó xảy ra lắm. Nhưng những giây phút an lạc thì lúc nào cũng có thể hiện hữu trong mỗi giây mỗi phút trong cuộc đời mình. Thật ra, mỗi giây phút của ta đều có tàng chứa sự an lạc. Sở dĩ ta không tiếp xúc được với chúng, cũng bởi vì tâm ta vẫn chưa dừng lại được đó thôi.
.
Nguyễn Duy Nhiên

Nguồn: ThưViệnChùaLinhSơnAustin
“Trích từ trang nhà Trung Tâm Thiền Quán Sinh Thức”

xem thêm>> Hạnh Phúc Trong Đổi Thay

DÒNG ĐỜI XUÔI NGƯỢC 

Thích Quảng Tánh

Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Vajji, tại làng Bhanda. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:

Có bốn hạng người, này các Tỷ kheo, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn ? Hạng người đi thuận dòng, hạng người đi nghịch dòng, hạng người tự đứng lại, hạng người đã vượt qua bờ bên kia, đứng trên đất liền.

Này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người đi thuận dòng ? Hạng người thọ hưởng các dục và làm các ác nghiệp gọi là đi thuận dòng.

Thế nào là hạng người đi ngược dòng ? Này các Tỷ kheo, có hạng người không thọ hưởng các dục, không làm ác nghiệp, sống Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh gọi là đi ngược dòng.

Này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người tự đứng lại ? Hạng người do diệt tận năm kiết sử, được hóa sanh, không còn trở lại đời này nữa gọi là tự đứng lại.

Thế nào là hạng người đã vượt qua bờ bên kia, đứng trên đất liền ? Này các Tỷ kheo, có hạng người do diệt các lậu hoặc, chứng ngộ và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát là đã vượt qua đến bờ bên kia, đứng trên đất liền.

Này các Tỷ kheo, có bốn hạng người như vậy có mặt ở đời.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận dòng, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.557)

LỜI BÀN:

Dòng đời trôi như dòng sông với thuyền bè xuôi ngược. Lênh đênh trong dòng tử sanh có lắm thứ vui buồn, hạnh phúc thì ít nhưng khổ đau và hiểm nguy lại nhiều. Chỉ có ai bước lên bờ, đứng trên mặt đất tâm bằng phẳng ngắm nhìn dòng sông trần tục bon chen, hỗn độn mới cảm nhận được sâu sắc nỗi khổ trần gian và hạnh phúc xuất thế.

Trong dòng sông đời ấy, thuận theo dòng chảy nghiệp lực thì dễ dàng. Hưởng dục và làm ác chính là thuận dòng sinh tử. Thuyền đời thuận theo dòng đông đảo, chen chúc, ầm ĩ, giành giật và hưởng thụ, hả hê để mãi vui mà chẳng ai biết rằng nó đang xuôi nhanh về ác đạo.

Rồi một vài con thuyền nhận ra đâu là bến đỗ nên mới quay đầu, đạp sóng, vượt gió trở về cội nguồn. Chấp nhận nghịch lưu, quay lưng với trần gian, bỏ lại sau lưng bọt bèo và rác rưởi, thuyển đời xuất gia lần lũi tiến lên. Đi ngược dòng thế gian thì khó khăn trở nên bội phần nhưng thênh thang, trống trải.

Đi mãi rồi cũng về tới bến xưa, trước mặt là rừng xanh, dưới chân là cát mịn. Thuyền đời dừng lại, không cần thả neo, ngủ yên trên bến vắng vì năm ngọn sóng kiết sử không còn. Nơi đây thuyền đã hóa thân, không trở lại dòng sông sanh tử nữa (Bất lai)

Cũng nơi bến xưa ấy, có những con thuyền được kéo lên bờ bình yên, dòng sông ái ngày xưa chỉ còn là kỷ niệm. Từ đây, mặc cho dòng sông đời vẫn cứ trôi, sóng gió ái dục phiền não trên sông vẫn gào thét giập vùi nhưng thuyền từ Bát nhã vẫn an nhiên. Rồi lòng từ bi giục giã thuyền xuôi trở lại dòng sông để độ đời. Vì thế, dòng sông đời vẫn luôn rộn ràng ngược xuôi rồi xuôi ngược.

Bốn loại thuyền ngược xuôi trong sông ái cũng chính là bốn hạng người sống trong đời. Tìm về an lạc, giải thoát là lẽ sống đích thực của con người cũng như những con thuyền kia tìm về bến đỗ bình an.

Trích:

LỜI PHẬT DẠY
TRONG KINH TẠNG NIKAYA
TẬP 1
Thích Quảng Tánh
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo

Chim Thiên Đường

Chim Thiên Đường là biểu trưng của Papua New Guinea, cả quốc kỳ và quốc huy, hàng không và các vật kỷ niệm đều thấy hình ảnh của chim Thiên đường.
Có một loài được coi là “diva” của thế giới chim muông, những con chim này có bộ lông dài thướt tha, sặc sỡ, và cực lỳ lôi cuốn…
Truyền rằng, chim Thiên đường là một con chim thần, sống ở trên thiên đường, ăn mật hoa, uống giọt sương. Khi múa sẽ vang lên tiếng nhạc mê hồn. Người ta gọi nó với nhiều tên khác như: chim cực lạc, chim Mặt trời, chim Phượng…

47025480

Phần lớn chim Thiên Đường được tìm thấy tại khu rừng rậm nhiệt đới tại đảo Papua New Guinea (Ghi-nê), một số loài thì sinh sống trên đảo Moluccas của Indonesia và phía đông Australia. Chim Thiên Đường có khoảng 40 loài, các con đực được biết đến nhiều hơn bởi có bộ lông dài, sặc sỡ, kéo dài từ mỏ, cánh hoặc đầu.
.

Chim Thiên đường đầu có màu vàng chanh, khoác bộ lông vũ tuyệt đẹp, nhất là chiếc đuôi dài xòe rộng, càng rực rỡ. Chân của chim nó rất ngắn, khi bay, chân giấu trong bộ lông nên người ta không nhìn thấy.
Các loài chim dòng họ nhà Thiên Đường là một trong những loại chim biết hót cổ xưa nhất.

4040112655155525-quyennl0507chimtddung4x5ygnriaojtj

Nguồn: Ðào Viên Thi Các

Trong khoảng vô cùng

TUỆ NGA
 
Rồi cũng xa xôi, rồi cũng xưa
Mấy mươi năm chợp giấc như vừa
Như vừa, một thoáng trong tầm mắt
Áo lụa năm nào phơi dậu thưa
.
Mùa ấy Tầm Xuân còn chớm nụ
Chim trên cành gió, hót lao xao
Dư âm trầm lắng bài thơ cổ
Cha vẫn ngâm nga một tối nào
.
Những tối trời thu lấp lánh sao
Đường vào ngõ trúc lá thì thào
Hương Cau, hương Bưởi vương thềm gió
Điệu hát hò ơi… thấm ngọt ngào
.
Rồi cũng xa xôi, rồi cũng xưa
Nghe ngày hoang vắng tiếng chiều đưa
Khói sương hư ảo mờ nhân ảnh
Ai gọi nắng về hong tóc xưa
.
Mầu nắng, hoa niên tươi ánh hồng
Trong chiều tĩnh lặng giữa mênh mông
Đem lòng trang trải cùng mây nước
Trong khoảng vô cùng thấy Sắc, Không…
cook-park-2016

F – few: vài (chỉ có một vài, chỉ có rất ít)
R – relations: mối quan hệ
I – in: trong
E – earth: trái đất
N – never: không bao giờ
D – die: chết

Chỉ có rất ít mối quan hệ trên đời này tồn tại mãi mãi.

BA QUY TẮC VÀNG của Vivekanand:

Ai giúp ta ……… – Ta đừng quên họ.
– Ai yêu thương ta – Ta đừng ghét họ.
– Ai tin tưởng ta – Ta đừng lừa gạt họ.


hoa-tim-m-3