Những Ngày Lễ Vía trong năm Âm Lịch

Những Ngày Lễ Vía trong năm Âm Lịch

01/01 Vía Di Lặc
15/01 Lễ Thượng Nguyên
08/02 Phật Thích Ca Xuất Gia
15/02 Phật Thích Ca nhập Niết Bàn
19/02 Quan Thế Âm Giáng Sanh
21/02 Phổ Hiền Giáng Sanh
06/03 Ca Diếp Tôn Giả
16/03 Phật Mẫu Chuẫn Đề
04/04 Văn Thù Bồ Tát
08/04 Phật Thích Ca Giáng Sanh (thống nhất lại ngày 15)
20/04 Vía Bồ Tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân
23/04 Phổ Hiền Thành Đạo
28/04 Dược Sư Giáng Sanh
13/05 Vía Gìa Lam Thánh Chúng
03/06 Vía Hộ Pháp
19/06 Vía Quan Thế Âm Thành Đạo
13/07 Vía Đại Thế Chí
15/07 Vu Lan Bồn (Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát)
30/07 Vía Địa Tạng Bồ Tát
06/08 Huệ Viễn Tổ Sư Sơ Tổ Tịnh Độ Tông
08/08 Tôn Giả A Nan Đà
19/09 Vía Quan Thế Âm Xuất Gia
29/09 Vía Dược Sư Thành Đạo
05/10 Vía Đạt Ma Tổ Sư
08/10 Ngày Phóng Sanh
15/10 Lễ Hạ Nguyên
17/11 Vía Phật A Di Đà
08/12 Phật Thích Ca Thành Đạo

Sunrise May 22 - 2014 (mh) (1)

Jan 5 – 2017

Kính Mừng Đại Lễ Phật Thành Đạo
(PL:2560-TL:2017)

Ý nghĩa Đức Phật thành Đạo

Phật giáo Đại thừa thấy Phật bằng niềm tin. Niềm tin là căn lành. Kế đến thấy Phật bằng trực giác và cuối cùng thấy Phật bằng trí tuệ là thành đạo. Không có niềm tin không thấy đạo được.

Phật dạy trong kinh Hoa Nghiêm rằng niềm tin là mẹ sanh ra tất cả các công đức lành. Chúng ta có niềm tin vì chúng ta có căn lành; nói cách khác, đời trước chúng ta tu rồi, cho nên sanh đời này, chúng ta còn nhớ mang máng, mới thôi thúc chúng ta tìm đạo. Không có sự cảm nhận này không tu được.

Thật vậy, chúng ta sống trên cuộc đời này, nhưng thấy cuộc đời này không quan trọng và thường tự vấn lòng rằng tại sao mình lại hiện hữu ở đây và chết mình về đâu. Người có suy nghĩ thường nhớ về cội nguồn của mình và chính điều đó thúc giục chúng ta đi tìm cội nguồn, đi tìm sự sống bất tử. Đức Phật cũng vậy, chẳng lẽ Ngài cũng như tất cả mọi người sanh trong khổ đau và chết hay sao, phải có cái gì bất tử chứ:

Sáu năm tìm đạo chốn rừng già

Khổ hạnh ai bằng Đức Thích Ca

Chim hót trên vai, sương phủ áo

Hươu kề dưới gối, tuyết đơm hoa

Thử hỏi ai tìm chân lý ấy

Bên bờ sông giác Đức Thích Ca.

Chính vì có niềm tin bên trong thôi thúc mới dẫn chúng ta đi tìm  đạo. Thuở nhỏ, tôi mới 12 tuổi mà đã đi từ chùa này sang chùa khác, đi không biết bao nhiêu chùa, nhưng có cảm giác không phải là chỗ mình muốn tới. Do niềm tin dẫn tôi đi và nhờ nhân duyên căn lành, tôi gặp được thiện tri thức khai ngộ. Thiện tri thức là người dẫn đường. Tôi nghe thân phụ kể rằng lúc tôi 3 tuổi, có một Hòa thượng đến đốt linh phù và đưa nước bảo tôi uống, rồi nói rằng sau này tôi sẽ đi tu. Khi lớn lên, tôi xuất gia, gặp một Hòa thượng khác cũng rất lạ. Vị này thường xuất hiện để chỉ lối đưa đường cho tôi tìm đạo. Gặp Ngài ở Đức Hòa, nói rằng chú nên về chùa Phước Tường ở Thủ Đức và khi gặp ở Phước Tường, Ngài lại bảo tôi ra chùa Huê Nghiêm. Khi tôi ở Huê Nghiêm, Ngài lại dạy tôi nên về chùa Ấn Quang học. Đó là điều kỳ diệu trong đời tôi đã có thiện tri thức dắt dẫn. Thiết nghĩ trên bước đường tu mà không có thiện tri thức khai ngộ thì dễ bị lạc. Một số bạn tôi không được thiện tri thức chỉ dạy, nhưng lại gặp người dụ dỗ chỉ lối đi vào đường tà.

Chúng ta ít nhất cũng thấy Đức Phật có hai thiện tri thức. Vị đầu  tiên là Kamala dạy Ngài đạt đến đỉnh cao của đời sống tâm linh là tứ Thiền. Vị thứ hai là Uất Đầu Lam Phất dẫn Ngài vào tứ định, tức thế giới tâm linh mở ra bao  la. Và từ đây, Phật mới tự đi tìm chân lý ở cội Bồ đề.

Chúng ta đọc lịch sử dễ ngộ nhận rằng Phật học đạo với nhiều  người, nhưng không đắc đạo và khi Ngài đến Bồ đề, tự Ngài đắc đạo. Tôi không nghĩ như vậy. Phải có Hộ pháp thiện thần và chư Phật phóng quang gia hộ, thôi thúc, không phải tự một mình Ngài làm được. Theo Nam tông, Phật một mình đắc đạo ở đỉnh cao; nhưng theo tinh thần Đại thừa có vô số Phật gia bị cho Phật Thích Ca. Phật Thích Ca làm duyên cho chư Phật mười phương và ngược lại, chư Phật mười phương hộ niệm cho Phật Thích Ca. Có một lực tương quan tương duyên vô hình mật thiết giữa Phật Thích Ca và chư Phật mười phương, điều này rất quan trọng. Đương nhiên nội lực của Phật Thích Ca là chính yếu, nhưng cũng cần có sự trợ duyên bên ngoài của thiện tri thức để làm cho tâm Ngài vững mạnh hơn, đi xa hơn.

Đức Phật không ngồi một mình ở Bồ đề đạo tràng, theo Đại thừa còn có Thiên long bát bộ hộ trì. Chúng ta tu như thế này mà còn có Hộ pháp thiện thần che chở, huống chi Phật Thích Ca mà lại đơn độc một mình ở Bồ đề thì vô lý quá. Bằng tâm trạng của riêng tôi, tôi nhìn về Phật, thấy rằng tôi trì kinh trong đêm thanh vắng cũng cảm nhận có ma quỷ đến nghe, có Hộ pháp và Phật hộ niệm mới thành tựu Phật sự. Nhưng khi tôi không có cảm giác có Bồ tát hợp lực, có Phật hộ niệm, tôi không làm, vì chắc chắn sẽ thất bại. Còn khi niềm tin cho tôi thấy có Phật hộ niệm, có Hộ pháp và Bồ tát gia hộ, tôi vượt qua khó khăn một cách nhẹ nhàng, không cần đối phó. Tôi còn được như vậy, chẳng lẽ Phật có một mình hay sao.

Vì thấy Phật có một mình, cho nên ma quân và ma nữ mới xuất hiện; nhưng Phật vẫn ngồi làm thinh, yên lặng, không đối phó, nhưng ma tiêu tan. Ai đối phó, ai làm ma tiêu tan? Tôi rút kinh nghiệm theo Phật, ít nghĩ mình phải đối phó. Ta theo Phật, một là ta làm không được, vì thiếu đức; hai là ta đi trước một bước, tức làm chưa đúng thời. Còn đúng thời thì được Phật bổ xứ, nhất định làm được, thanh thản vượt qua chướng ngại.

Vì vậy, tôi tin Phật một mình, nhưng chung quanh Ngài có chư Phật, chư Bồ tát và Thiên long bát bộ Hộ pháp thiện thần, thì tất cả thế lực ma chướng tự tan. Sở dĩ có hiện tượng này gợn lên trong lòng Phật, vì khi mang xác thân vào, dù là Bồ tát do nguyện sanh, nhưng mang thân tứ đại ngũ uẩn do cha mẹ ban cho và phải chịu những gì cuộc đời gán cho, nên phải bị  sự chi phối. Vì vậy, ít nhiều những thứ này còn tồn đọng trong tiềm thức Ngài, cho nên trong 49 ngày ngồi ở cội Bồ đề, những tồn đọng khi ẩn thì trí tuệ sanh, lúc hiện thì trí tuệ bị che mờ. Cho đến khi nghiệp xóa sạch, mới thành đạo, Ngài mới thấy tất cả quá khứ của mình và của chúng sanh.

Đầu tiên, Phật thấy quá trình hành Bồ tát đạo từ vô số kiếp cho đến ngày nay và Ngài cũng thấy cả đối tác mà Ngài tiếp cận là những người đã từng gặp trong quá khứ, thì vở kịch này cũng diễn ra trong hiện tại, gọi  là Phật chứng Túc mạng minh thì những người quá khứ và hiện tại là một. Nếu quá khứ người đã chống đối ta, hiện tại họ cũng tiếp tục chống. Biết như vậy, ta mới hóa giải nghiệp duyên quá khứ.

Theo kinh nghiệm tôi, những người tốt với ta hôm nay là họ đã tốt với ta trong quá khứ, chúng ta phải giữ gìn cái tốt này, đừng để mất. Họ tốt, vì nhân tốt của ta đã làm trong quá khứ; cho nên ta phải tốt hơn. Nói cho dễ hiểu, người thiếu nợ chúng ta trong kiếp quá khứ, nay gặp lại trong hiện tại, họ sẽ trả nợ chúng ta. Nếu chúng ta nhận là ơn đền nghĩa trả rồi thì nợ hết; nhưng nếu nhận sự trả ơn này đầy đủ, mà còn đòi thêm thì đương nhiên họ sẽ không tốt với ta nữa. Đối với tôi, nếu họ nợ thì nên giữ nguyên cái nợ này của họ, để làm duyên tốt mà tăng thêm quyến thuộc Bồ đề cho mình, chứ đừng đòi họ trả.

Đức Phật nói rằng trong vô số kiếp, Ngài đã xả thân hành Bồ tát đạo, không có một chúng sinh nào mà Ngài không cứu độ. Chúng ta cũng phải như vậy, đã có được cái nhân tốt của quá khứ thì phải nhân cái tốt này mà tạo thành cái tốt trong tương lai.

Nhờ Thiên nhãn minh, Phật thấy được việc làm trong hiện tại. Kinh Nguyên thủy chỉ nhắc đơn giản rằng Đức Phật không thất bại trong việc truyền giáo, vì ban ngày Phật thuyết pháp cho loài người, đêm đến Ngài thuyết pháp cho chư Thiên và Ngài nhập định để biết nơi nào sẽ đi giáo hóa sáng hôm sau.

Phật chứng Túc mạng minh, thấy rõ mọi việc trong quá khứ; chứng Thiên nhãn minh thấy biết việc hiện tại và chứng Lậu tận minh thấy chính xác mọi sự việc trong tương lai.

Đức Phật thành đạo và đi giáo hóa trong suốt 49 năm, Ngài gặp nhiều việc khó khăn, nhưng vượt qua một cách nhẹ nhàng. Đến khi Phật nhập Niết bàn, tất cả mọi loài, mọi người từ vua chúa cho đến thường dân đều kính trọng tiếc thương. Vua A Xà Thế làm lễ trà tỳ và phân chia xá lợi Phật cho các vua của vùng Ngũ hà.

Thi sĩ Trần Đới nghĩ về Phật, cảm tác bài thơ “Tiếng Ca Lăng” rất hay để tặng tôi từ 20 năm trước, xin chia sẻ cùng tất cả quý vị:

Tiếng Ca Lăng tưng bừng trong nắng

Hương Sa La lẳng lặng qua rừng

Người nằm tỉnh giấc phù vân

Cởi muôn ngọn lửa dương trần ra đi

Vàng cốt cách ngọc về Xá lợi

Khắp trời người quỳ dưới đài sen

Chim trời cá nước vẫn quen

Giữa lòng pháp thị tình xuyên đôi bờ

Giọt lệ trắng thành thơ bạch ngọc

Giọt nắng vàng xuống đất hồi sinh

Trùng trùng Phật bảo lung linh

Bay về thắp cõi vô minh ới người

Nắng Ấn Độ qua trời Bách Việt

Vượt qua lòng nhỏ hẹp chia ly

Đất về đất cũng đang đi

Người trên trái đất nói gì với nhau

Phật tức tâm tâm vào ngộ Phật

Cửa không cài cửa pháp vô môn

Người về quảy trái đất luôn

Bước vào tịnh thổ bình an đời đời.

HT.Thích Trí Quảng

Nguon GiacNgo Online

KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT THÀNH ĐẠO
Jan 05 – 2017 (08 tháng 12 Â.L.)

Nếu nghìn xưa Phật không ngồi bất động
Thì giờ này con đang ở nơi đâu?
Trong rừng thẳm, ngoài bãi bể nương dâu
Hay đọa đày địa ngục sâu tăm tối.
.
Nếu nghìn xưa Người không ngồi tĩnh lặng
Liệu bây giờ thế giới có niềm tin
Trong ước mơ một trái đất thanh bình
Nơi loài người biết hướng về lẽ phải
.
Nếu nghìn xưa Người không ngồi nhập định
Có khi nào thế giới bớt khổ đau
Bởi vô minh trong ác độc thẳm sâu
Tâm con người vẫn còn dày bản ngã
.
Nếu nghìn xưa Người không thành Phật Quả
Liệu bây giờ nhân loại có hướng đi
Hay lạc vào những nẻo tối cuồng si
Trôi lăn mãi trong luân hồi đau khổ
.
Đời vẫn khổ, nhưng vì Người Thành Đạo
Sáng một niềm tin soi giữa cuộc đời
Cho nhân thế dẫu đương còn tăm tối
Vẫn mơ về giác ngộ ở tương lai
.
Con ngồi nơi đây đêm hôm giá lạnh
Kính thương Người từng lặn lội rừng thiêng
Trong mênh mông giữa sương sớm u huyền
Người giác ngộ, Người trở thành bất diệt
.
Xin dâng Phật cả trái tim, mạng sống
Làm hạt bụi nhỏ theo bước Người đi
Để tu hành, diệt ngã chấp, ngu si
Và giữ gìn ánh mặt trời còn mãi
.
Ngày Thành Đạo, con dâng lời cầu nguyện
Cho muôn loài biết tìm về chân như
Cho tinh cầu ngập trong ánh đạo từ
Phật pháp sáng soi trường tồn bất diệt!

.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH MÂU NI PHẬT

ST.

Cảm Niệm Đêm Phật Thành Đạo
(PL:2561-TL:2018)

ThíchTánhTuệ

Cách đây hơn 2500 năm về trước, Đức Phật nhập định dưới cội cây bồ đề, rồi từ đó cả nhân loại bước sang một trang mới. Lòng từ bi của Người soi sáng cả pháp giới, ánh quang minh bao phủ muôn vạn loài, những khổ đau muôn kiếp theo vô minh vỡ tan. Nhờ có đêm thành đạo mà từ đây cả thế giới mênh mông được thắp sáng bằng niềm tin bất diệt, được sưởi ấm bởi tình thương yêu và được nuôi lớn bằng những đạo lý nhiệm mầu.
Giờ đây, chúng con xin cúi đầu đảnh lễ cội cây bồ đề, cúi đầu đảnh lễ sao mai, cúi đầu đảnh lễ dòng sông Niranjana, cúi đầu đảnh lễ giọt sương mai, để đêm thành đạo ấy mãi mãi bất diệt. Chúng con xin kính dâng cả tâm thành này, cả lòng tôn kính tuyệt đối, cả những ước mơ và lý tưởng đến Người. Chúng con nguyện theo Người đến cùng tận vô biên để đạt thành sự giác ngộ như Người đã dạy bảo.
Nguyện một ngày đạo pháp sáng soi, thế giới rộng chuyển nơi đâu cũng có ánh sáng của Phật nơi đó sẽ trở thành chỗ nương tựa của khắp pháp giới chúng sinh. Nguyện lòng chúng con tinh tấn tu hành, huân tập đạo đức và góp một phần nhỏ bé của mình cho ngày mai tươi sáng Phật Quang .
.

Chắp tay lạy Cội Bồ Đề

Nơi đây Người đã mang về ánh dương
Chắp tay lạy khắp mười phương
Mịt mờ u tối đêm trường đã tan
.
Chắp tay lạy giọt sương ngàn
Mong manh mà vẫn ngập tràn tình thương
Chắp tay lạy ngấn lệ buồn
Nhờ đau khổ biết cội nguồn an vui..
.
– Chắp tay lạy ánh sao trời
Đêm Người Giác Ngộ luân hồi vỡ tan
Cuộc đời nhân loại sang trang
Kể từ khi Ánh Đạo Vàng rạng soi.
Niềm tin khô héo đâm chồi
Đường lên Giác Ngộ rạng ngời thênh thang..
.
Người là điểm tựa trần gian
Người thành bảo sở bình an muôn đời .
Chắp tay lạy Đấng tuyệt vời
Từ Bi, Trí Tuệ đầy vơi tận cùng..
Chắp tay lạy đến vô chung
Tạ ơn Người đã đến cùng chúng sinh .
.
– Nguyện cầu Phật Pháp xương minh..
Mọi loại Giác Ngộ vô sinh trở về..
Chắp tay lạy Cội Bồ Đề
Hoa Chân Lý tỏa bốn bề ngát hương…
.

Như Nhiên

Đêm con thức cùng Người

Đêm nay con thức cùng Người
 Nghìn mắt sao trời cũng thức,
 Chắp đôi bàn tay trước ngực
 Lặng nhìn Đại Tháp thiêng liêng … 
 
 ” Thế Tôn !”, con thầm gọi tên
 Cõi lòng tràn dâng khát ngưỡng .
 Trong thế hoa sen tọa thiền
 Con tìm Người trong tâm tưởng .
 
 Gió khuya, sương mù buốt lạnh
 Muỗi vo ve.. loài ong đêm .
 Người ơi ! tháng ngày khổ hạnh
 của Người, ai dễ làm nên .
 
 Bóng đêm phủ trùm vạn vật
 Muôn loài chìm giấc mộng say
 Người đã mang về Sự Thật
 Rạng ngời đuốc Tuệ trên tay. 
 
 Nhân loại nghìn đời quy ngưỡng
 Muôn sinh từ độ nương nhờ .
Người đến khơi nguồn chân phúc
 Cuộc đời đẹp tựa bài thơ .
 
Nghìn thu.. dẫu khô dòng mực
 Cũng không cùng tận ơn Người .
Đêm nay con về thức trọn
 Dâng niềm Tôn Kính đầy vơi …. 

 Như Nhiên
TTT

Ngày 1 Tháng 1 âm lịch – Vía Đức Di Lặc (Celebration of Happy Buddha)

Picture

Đức Di Lặc

Di-lặc hay Di Lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya, pi. metteyya là cách phiên âm, dịch nghĩa là Từ Thị (慈氏), “người có lòng từ”, cũng có tên khác là Vô Năng Thắng (zh. 無能勝, sa. ajita), phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa, là một vị Bồ Tát và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái Đất. Trong Phật giáo Tây Tạng, Bồ Tát Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Cõi giáo hóa của Bồ Tát hiện nay là trời Đâu-suất (sa. tuṣita). Theo kinh điển, Bồ Tát Di-lặc sẽ giáng sinh trong khoảng 30.000 năm nữa.

Trong tranh hay tượng, Di-lặc ngồi trên mặt đất, biểu tượng sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh. Tại Trung Quốc, Bồ Tát Di-lặc cũng hay được trình bày với tướng mập tròn vui vẻ, trẻ con quấn quít xung quanh. Người ta tin rằng đó chính là hình ảnh của Bố Đại Hòa thượng, một hóa thân của Di-lặc ở thế kỉ thứ 10. Nếu năm đức Phật xuất hiện trên trái đất nói trên được xem là hóa thân của Ngũ Phật thì Bồ Tát Di-lặc được xem như hóa thân của Thành sở tác trí (xem Phật gia, Ngũ trí).

Có thuyết cho rằng, chính Bồ Tát Di-lặc là người khởi xướng hệ phái Duy thức của Đại thừa. Một số học giả cho rằng, vị này chính là Maitreyanatha (sa. maitreyanātha), thầy truyền giáo lí Duy thức cho Vô Trước (sa. asaṅga). Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng, Ngài là tác giả của năm bài luận, được gọi là Di Lặc (Từ Thị) ngũ luận:

    1. Đại thừa tối thượng luận hoặc Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận(sa.mahāyānottaratantra)
    2. Pháp pháp tính phân biệt luận(sa.dharmadharmatāvibaṅga)
    3. Trung biên phân biệt luận(sa.madhyāntavibhāga-śāstra)
    4. Hiện quán trang nghiêm luận(sa.abhisamayālaṅkāra)
    5. Đại thừa kinh trang nghiêm luận(sa.mahāyānasūtralaṅkāra)

Ngày 8 Tháng 2 âm lịch – Vía Phật Thích Ca xuất gia (Celebration of Sakyamuni Buddha’s Leaving Home to become a monk)

Picture

Phật Thích Ca xuất gia

Ngày 15 Tháng 2 âm lịch – Vía Phật Thích Ca nhập diệt (Celebration of Sakyamuni Buddha’s Nirvàna)

Picture

Phật Thích Ca nhập diệt

Ngày 19 Tháng 2 âm lịch – Vía Đức Quán Thế Âm (ngày đảng sanh) (Celebration of Gwan Yin Bodhisattva’s Birthday)

Picture

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát

Quan Âm (zh. 觀音, ja. kannon), nguyên là Quán Thế Âm nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hoặc Quán Âm, là tên của Bồ Tát Quán Thế Âm (zh. 觀世音, sa. avalokiteśvara) tại Trung Quốc, Việt Nam và các nước lân cận. Phật tử Trung Quốc thường thờ cúng Quan Âm bên cạnh các vị Bồ Tát Phổ Hiền (zh. 普賢, sa. samantabhadra), Địa Tạng (zh. 地藏, sa. kṣitigarbha) và Văn-thù-sư-lợi (zh. 文殊師利, sa. mañjuśrī). Đó là bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Quốc.

Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (sa. amitābha) và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Quốc và Việt Nam, Quan Âm hay được diễn tả dưới dạng nữ nhân.

Trong thần thoại, văn học bác học (như tác phẩm Tây Du Ký của Trung Quốc), văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật (ví dụ phẩm Phổ môn), thì Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bố Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Điều này có thể là do Quán Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa – giác tha, có nghĩa là cứu vớt và giác ngộ người khác – cho nên có thể Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng như vậy, khác biệt với Phật giáo Tiểu thừa. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quán Âm. Trong mọi ngôi chùa, thường thì chính giữa là tượng đức Phật Tổ, hai bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, tuy nhiên ở ngoài khuôn viên chùa hầu hết đều có tượng đức Phật Tổ hay Quán Thế Âm mà không thấy hoặc ít thấy hơn tượng của các vị Phật hay Bồ Tát khác.

Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo cứu người bị nạn cũng phổ biến, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Quan Âm thường cầm hoa hoa sen hay bình nước Cam lồ.

Danh xưng Quán Thế Âm là xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được. Nghĩa là họ có thể dùng tai để “nhìn” thấy hình ảnh, dùng mắt để “nghe” thấy âm thanh, lưỡi có thể ngửi được v.v. Theo lòng tin này, thì danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là: vị Bồ Tát luôn “nhìn thấy” tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần.

Theo quan niệm Trung Quốc, Quan Âm ngự tại Phổ-đà Sơn, miền Đông Trung Quốc, đó là một trong Tứ đại danh sơn, là bốn trú xứ của bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Quốc.

Tại Trung Quốc – đến thế kỉ 10 – Quan Âm còn được giữ dưới dạng nam giới, thậm chí trong hang động ở Đôn Hoàng, người ta thấy tượng Quan Âm để râu. Đến khoảng thế kỉ thứ 10 thì Quan Âm được vẽ mặc áo trắng, có dạng nữ nhân. Có lẽ điều này xuất phát từ sự trộn lẫn giữa đạo Phật và đạo Lão trong thời này. Một cách giải thích khác là ảnh hưởng của Mật tông (xem Tantra) trong thời kì này: đó là hai yếu tố Từ bi (sa. maitrī-karuṇā) và Trí huệ (sa. prajñā) được thể hiện thành hai dạng nam nữ, mỗi vị Phật hay Bồ Tát trong Mật tông đều có một “quyến thuộc” nữ nhân. Vị quyến thuộc của Quán Thế Âm được xem là vị nữ thần áo trắng Đa-la (sa. tārā), và Bạch Y Quan Âm là tên dịch nghĩa của danh từ đó. Kể từ đó quần chúng Phật tử Trung Quốc khoác cho Quan Âm áo trắng và xem như là vị Bồ Tát giúp phụ nữ hiếm muộn.

Một trong các lí do đó là đối với Phật Giáo, Phật không phân biệt nam hay nữ. Khác với các thần thoại sơ khai quan niệm các vị thần có giới tính và co sự sinh sản, Phật giáo và các tôn giáo lớn trên thế giới không cho rằng thần của họ có giới tính và sự sinh sản. Do đó việc quan niệm Quán Âm là nam hay nữ không phải là vấn đề quan trọng trong Phật giáo. Vả lại, theo phẩm Phổ môn, khi muốn cứu vớt hoặc giác ngộ cho chúng sinh, Quán Âm có thể hóa thành 32 sắc tướng[1] như Phật, Bồ Tát, Càn-thát-bà, thiện nam, tín nữ v.v tùy theo đối tượng để cứu giúp chúng sanh.

Có rất nhiều huyền thoại về Bồ Tát Quan Âm. Theo một huyền thoại Trung Quốc thì Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua. Lớn lên, mặc dù vua cha ngăn cản nhưng công chúa quyết đi tu. Cuối cùng vua nổi giận, sai đem giết nàng. Diêm vương đưa nàng vào địa ngục, ở đó công chúa biến địa ngục thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn. Diêm Vương thả nàng ra và công chúa tái sinh lại trên núi Phổ-đà biển Đông và trở thành người cứu độ cho ngư dân. Đến khi vua cha bị bệnh nặng, nàng cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh và nhớ ơn, cho tạc tượng nàng. Tương truyền rằng, vì hiểu lầm ý của nhà vua mà người ta tạc nên bức tượng nghìn tay nghìn mắt, được lưu truyền đến ngày nay.

Tại Trung Quốc, các ngư dân thường cầu nguyện Quan Âm để được bình an trong các chuyến đi đánh cá. Vì thế có Quan Âm cũng có biệt hiệu “Quan Âm Nam Hải”.

Ngày 21 Tháng 2 âm lịch – Vía Đức Phổ Hiền Bồ Tát (Celebration of Universal Worthy Bodhisattva)

Picture

Đức Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ tát (dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la, hoặc Tam mạn đà bạt đà, zh. pǔxián 普賢, sa. samantabhadra, ja. fugen, bo. kun tu bzang po ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་).

Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát, Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo năm trăm vị Đại Bồ tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì
Chánh pháp của Đức Phật Thích Ca.

Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Bồ Tát Phổ Hiền hay được thờ chung với Phật Thích-ca và Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī). Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà cho sự chiến thắng sáu giác quan. Trong hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền được xem ở trong nhóm của Phật Đại Nhật (sa. vairocana). Biểu tượng của Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ Tát.

Tại Trung Quốc, Phổ Hiền được xem là một trong bốn Đại Bồ Tát, trú xứ của Phổ Hiền là núi Nga Mi, nơi Bồ Tát lưu trú sau khi cỡi voi trắng từ Ấn Độ sang Trung Quốc.

Trong Kim cương thừa, tên Phổ Hiền được sử dụng chỉ Bản Sơ Phật (sa. ādi-buddha), hiện thân của Pháp thân (sa. dharmakāya, xem Tam thân). Phổ Hiền này (không phải vị Đại Bồ Tát) được vẽ với màu xanh đậm, tượng trung cho tính Không.

Tranh tượng cũng vẽ Phổ Hiền hợp nhất với nữ thần sắc trắng, tượng trưng cho sự nhất thể. Trong phép Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā), thân của Phổ Hiền là Báo thân (sa. saṃbhogakāya) và đóng một vai trò trung tâm.

Ngày 16 Tháng 3 âm lịch – Vía Đức Chuẩn Đề Bồ Tát (Celebration of Cundi Bodhisattva)

Picture

Đức Chuẩn Đề Bồ Tát

Phật Mẫu Chuẩn Đề tên Phạn là Cundì, Cunïdïhi, tên Hán văn là Thất Câu Chi Phật Mẫu hay Thất Câu Đê Phật Mẫu, Chuẩn Đề Bồ Tát. Ngài là một trong lục quan âm của Phật Giáo, trong Tạng Giới Man Đa La ghi Chuẩn Đề là một trong 3 vị Phật Mẫu thuộc Biến Tri Viện.

Thân vị Bồ-tát nầy có màu vàng trắng hay màu vàng lợt, ngồi kiết gia trên đài sen, có hào quang tỏa sáng xung quanh, mình mặc thiên y, trên đầu trang điểm ngọc anh lạc. Đầu đội mão báu có ngọc lưu ly rũ treo, có 18 tay đều đeo vòng xuyến khảm Xà Cừ và mỗi tay đều cầm các loại khí cụ biểu thị cho các Tam Muội Gia, gồm có 3 mắt. Vị Bồ-tát nầy chuyên hộ trì Phật pháp và bảo hộ những chúng sinh có mạng sống ngắn ngủi được thọ mạng lâu dài. Pháp môn tu hành của vị Bồ-tát nầy là trì tụng bài chú: Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà Câu chi nẫm, đát diệt tha: án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.

Trong Kim Cương Giới thì Chuẩn Đề được nhận biết dưới danh hiệu Kim Cương Hộ Bồ Tát (Ràksïa Bodhisatva) là một trong 4 vị Bồ Tát thân cận của Đức Phật Thích Ca ở phương Bắc.

Thần chú phật mẫu: Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đà câu chi nẫm đát điệt tha Úm, chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn Đề ta bà ha.

Đức phật chỉ rõ: Nếu có tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di nào thọ trì đọc tụng thần chú này mãn 80 vạn biến thì những tội ngũ vô gián đã tạo từ vô lượng kiếp đến nay hết thảy đều được tiêu diệt. Sanh ra chỗ nào cũng gặp chư Phật và Bồ Tát, đời sống tư sanh tùy ý đầy đủ, đời đời thường được xuất gia, trì đủ luật nghi tịnh giới của Bồ Tát, thường sanh nhơn thiên, không đọa ác thú, thường được chư thiên thủ hộ. Nếu có những người tại gia nam nữ thường trì tụng, thì nhà kẻ ấy không có khổ não tai ương, bịnh khổ. Ra làm việc gì đều được hanh thông, nói ra lời gì đều được tín thọ.

Nếu tụng thần chú này mãn 10 vạn biến trong chiêm bao thấy được chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác tự thấy trong miệng mửa ra vật đen. Nếu có ngũ nghịch tội thì không được thấy những hảo mộng như vậy. Nên tụng mãn 70 vạn biến thì sẽ được thấy những tướng như trước cho đến mộng thấy mửa ra sắc trắng như sữa, cơm, vân vân thời phải biết người đó tội diệt, được tướng thanh tịnh.

Ngày 4 Tháng 4 âm lịch – Vía Đức Văn Thù Bồ Tát (Celebration of Manjusri Bodhisattva)

Picture

Đức Văn Thù Bồ Tát

Văn-thù-sư-lợi (zh. 文殊師利, sa. mañjuśrī) là tên dịch theo âm, thường được gọi tắt là Văn-thù, dịch nghĩa là Diệu Đức (zh. 妙德), Diệu Cát Tường (zh. 妙吉祥), cũng có lúc được gọi là Diệu Âm (zh. 妙音), dịch từ tên tiếng Phạn là Mañjughoṣa, là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quỹ (sa. ārya-mañjuśrī-mūlakalpa) ở thế kỉ thứ 4. Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Về sau chúng ta thường thấy Văn-thù cưỡi trên một con sư tử.

Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc như Tông-khách-ba thường được xem là hiện thân của Văn-thù (Châu-cô). Dưới tên Diệu Âm (zh. 妙音), “Người với tiếng nói êm dịu”, Văn-thù Bồ Tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và học thuyết của Trung quán tông. Văn-thù là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.

Văn-thù cũng xuất hiện dưới dạng một Thần thể (sa. iṣṭadevatā, sādhita, bo. yidam) phẫn nộ, có tên gọi là Diêm-mạn-đức-ca – “Người chiến thắng tử thần” (sa. yamāntaka), có dạng vị thần mang đầu bò. Dạng này là Thần thể quan trọng của phái Cách-lỗ tại Tây Tạng.

Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn-thù được Phật Thích-ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn chính là nơi Bồ Tát thuyết pháp. Vì vậy, Ngũ Đài sơn cũng được xem là trụ xứ của Văn-thù (xem Tứ đại danh sơn). Một thuyết khác bảo rằng, Bồ Tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ 1, đời Hán Minh Đế. Câu niệm danh hiệu của vị bồ tát này là: “Nam mô đại trí văn thù sư lợi bồ tát“.

Ngày 15 Tháng 4 âm lịch – Vía Phật Thích Ca giáng sanh (Celebration of Shakyamuni Buddha’s Birthday)

Picture

Phật Thích Ca giáng sanh

Ngày 19 Tháng 6 âm lịch – Vía Đức Quán Thế Âm (thành đạo) (Celebration of Gwan Yin Bodhisattva’s Enlightenment)

Picture

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát

Ngày 13 Tháng 7 âm lịch – Vía Đức Đại Thế Chí Bồ Tát (Celebration of Great Strength Bodhisattva)

Picture

Đức Đại Thế Chí Bồ Tát

Đại Thế Chí là một vị bồ tát của ánh sáng trí tuệ trong Phật giáo đại thừa.

Bồ tát Đại thế chí còn gọi là Đắc đại thế Bồ tát, Đại tinh tấn Bồ tát, Vô biên quang Bồ tát… Đại thế chí Bồ tát vì Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, làm cho chúng sanh trong mười phương thế giới thoát khổ thành tựu quả vị Vô thượng bồ đề. Đắc đại thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới điều phục và tiếp độ hạng chúng sanh cang cường khó độ. Đại tinh tấn Bồ tát vì Bồ tát có sức tinh tấn vĩ đại, điều phục các phiền não và giáo hoá chúng sanh không bao giờ mệt mỏi. Vô biên quang Bồ tát vì nơi thân Bồ tát có màu vàng tử kim chiếu khắp mười phương thế giới, chúng sanh nào có duyên thấy liền được thấy ánh quang minh tịnh diệu của vô lượng chư Phật ở khắp mười phương thế giới.

Theo kinh Quán vô lượng thọ, Bồ tát thân cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần, da màu vàng tử kim, trong thiên quang của Bồ tát có 500 hoa báu, mỗi một hoa báu có 500 đài báu, trong mỗi đài đều hiện quốc độ tịnh diệu của mười phương chư Phật, nhục kế như hoa Bát đầu ma, giữa nhục kế có một hình báu, khác hình tượng Quan thế âm Bồ tát.

Theo phẩm A lợi đa la đà la ni a lỗ lực, hai Bồ tát đều toàn thân màu vàng, phóng hào quang trắng, tay phải cầm phất trần trắng, tay trái cầm hoa sen, thân hình Bồ tát Đại thế chí nhỏ hơn Quán Thế Âm.

Còn trong Hiện đồ mạn đồ la thai tạng giới của Mật tông, ngài là vị thứ hai ở phương trên trong viện Quan âm, ngồi trên hoa sen đỏ, thân màu trắng, tay trái cầm hoa sen mới nở, tay phải co ba ngón giữa đặt trước ngực. Mật hiệu là Trì luân kim cương, hình Tam muội da là hoa sen mới nở.

Theo kinh Quán vô lượng thọ, vô lượng hằng sa kiếp về trước thời Phật Bảo tạng, ngài là thái tử Ni Ma và Bồ tát Quán thế âm là thái tử Bất Huyền con của vua Vô Tránh Niệm. Bấy giờ vua Vô tránh niệm cùng với hai vị thái tử đến đạo tràng cúng dường Phật Bảo tạng. Sau khi nghe Phật thuyết pháp, vua cùng hai vị thái tử phát Bồ đề tâm… được Phật thọ ký tương lai sẽ thành Phật.

Vua Vô tránh niệm tương lai sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà Như lai ở thế giới Tây phương Cực Lạc, thái tử Bất huyền sẽ thành Phật hiệu là Biến xuất nhất thiết quang minh công đức sơn vương Như lai, còn thái tử Ni ma sẽ thành Phật hiệu là Thiện trụ công đức bảo vương Như lai.

Ngày 15 Tháng 7 âm lịch – Lễ Vu Lan Bồn (Celebration of Ullambana)

Picture

Vu-lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana), còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Vào ngày này, mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.Từ nguyên:
Vu-lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana) là từ viết tắt của Vu-lan-bồn (盂蘭盆), cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa (烏藍婆拏), là cách phiên âm Phạn-Hán từ danh từ ullambana. Ullambana có gốc từ động từ ud-√lamb, nghĩa là “treo (ngược) lên”. Thế nên các đại sư Trung Quốc cũng dùng từ Đảo huyền (倒懸), “treo ngược lên” cho từ Vu-lan, hoặc dùng từ Giải đảo huyền(解倒懸) là dịch ý theo mục đích của Kinh Vu-lan-bồn. Thật ra, từ Giải đảo huyền được các đại sư Trung Quốc lấy ý từ câu: Dân chi duyệt chi do giải đảo huyền dã trong Mạnh Tử, chương 3 Công Tôn Sửu Thượng. Chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở cảnh giới Địa ngục.

Ngày 30 Tháng 7 âm lịch – Vía Đức Địa Tạng Bồ Tát (Celebration of Earth Store Bodhisattva)

Picture

Đức Địa Tạng Bồ Tát

Địa Tạng Bồ Tát (zh. dìcáng 地藏, sa. kṣitigarbha). Một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục và trẻ con yểu tử. Có khi Địa Tạng cũng là người được xem là chuyên cứu giúp lữ hành phương xa. Đó là vị Bồ Tát duy nhất được diễn tả với bạch hào (lông trắng xoáy nằm giữa hai mắt, sa. ūrṇā) trên trán, một trong ba mươi hai tướng tốt của một vị Phật. Địa Tạng hay cầm Như ý châu (sa. cintāmaṇi) và Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ Tát trong Lục đạo (sáu đường tái sinh).

Tại Trung Quốc và các nước Đông nam Á, Địa Tạng được xem là một trong bốn vị Đại Bồ Tát (ba vị khác là Quán Thế Âm, Văn-thù-sư-lợi và Phổ Hiền) chuyên cứu độ những người bị sa vào địa ngục. Trú xứ của Bồ Tát là Cửu Hoa sơn (xem Tứ đại danh sơn) và tương truyền rằng, Địa Tạng đã thật sự hiện thân tại đây vào đời Đường dưới dạng một hoàng tử xứ Triều Tiên. Sau khi chết, nhục thân của vị hoàng tử này không tan rữa và người ta đã xây dựng một ngôi tháp để thờ vị này, một bảo tháp mà ngày nay vẫn còn.

Trước đây vô lượng kiếp, Địa Tạng là một Bà-la-môn và đã thệ nguyện trước một vị Phật thời đó là sẽ quyết tâm tu luyện đạt Phật quả, nhưng sẽ khước từ Phật quả này khi chưa cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi Luân hồi. Trong một tiền kiếp, Bồ Tát là một cô bé có một bà mẹ thường hay sát sinh để kiếm sống. Sau khi mẹ qua đời, cô bé này ngồi thiền mãi cho đến khi nghe một giọng nói, khuyên cô nên niệm danh đức Phật. Sau đó, cô nhập định, xuống ngay đến cửa địa ngục. Nơi đây, cô được cho biết rằng, chính vì công phu thiền định và niệm Phật mà cô đã cứu mẹ thoát khỏi địa ngục.

Nhờ thần thông, Địa Tạng Bồ Tát có thể biến hóa thành nhiều dạng để cứu chúng sinh trong lục độ. Trong một buổi lễ long trọng, thường là ngày thứ 100 sau khi chết, các thân nhân thường thắp hương làm lễ cầu xin Bồ Tát hướng dẫn người chết đến cõi Cực lạc của Phật A-di-đà (sa. amitābha). Sau đó, một trong những thân nhân sẽ niệm một câu thần chú để gọi người chết trở về nghe chính pháp. Lễ này được chấm dứt với sự niệm danh Phật A-di-đà và Bồ Tát Địa Tạng một lần nữa. Địa Tạng cũng là một danh hiệu khác của Thiền sư La-hán Quế Sâm vì trước khi dời về viện La-hán, Sư trụ trì thiền viện Địa Tạng.

Ngày 19 Tháng 9 âm lịch – Vía Đức Quán Thế Âm (xuất gia) (Celebration of Gwan Yin Bodhisattva’s Leaving Home)

Picture

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát

Ngày 30 Tháng 9 âm lịch – Vía Phật Dược Sư (Celebration of Medicine Master Buddha)

Picture

Đức Phật Dược Sư

Phật Dược Sư (tiếng Phạn: bhaiṣajyaguru; chữ Hán: 藥師佛; nghĩa là “vị Phật thầy thuốc”), còn gọi là Dược Sư Lưu Li Quang Phật, (bhaiṣajyaguruvaidūrya-prabha-buddha; 藥師琉璃光佛), là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía đông (là cõi Tịnh độ). Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay mặt giữ Ấn thí nguyện.

Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của vị Phật này, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ Pháp và Thiên vương.

Tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam, Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi.

Các lời nguyện của Phật Dược Sư:

  1. Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh.
  2. Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình.
  3. Cho chúng sinh thực hiện được ước nguyện.
  4. Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Đại thừa.
  5. Giúp chúng sinh giữ giới hạnh.
  6. Giúp chúng sinh chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra.
  7. Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh.
  8. Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới.
  9. Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiến và giúp trở về chính đạo.
  10. Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt pháp.
  11. Đem thức ăn cho người đói khát.
  12. Đem áo quần cho người rét mướt.

Ngày 17 Tháng 11 âm lịch – Vía Phật A Di Đà (Celebration of Amitabha Buddha’s Birthday)

Picture

Đức Phật A Di Đà

A-di-đà hay A Di Đà (zh. 阿彌陀) là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng Phạn: amitābha và amitāyus. Amitābha dịch nghĩa là “vô lượng quang” – “ánh sáng vô lượng”; amitāyus có nghĩa là “vô lượng thọ” – “thọ mệnh vô lượng”.

Đây là tên của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa. A-di-đà trụ trì cõi Cực lạc (sa. sukhāvatī) ở phương Tây. Phật A-di-đà được tôn thờ trong Tịnh độ tông tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Tây Tạng, tượng trưng cho Từ bi và Trí huệ.

Trong lịch sử đạo Phật, việc tôn xưng A-di-đà là một mốc phát triển quan trọng. Phép niệm A-di-đà là một cách tu dưỡng mới của Phật tử, không phải trải qua vô số kiếp. Đây là cách tu dưỡng dựa vào Tha lực, dựa vào đại nguyện của một vị Phật-một phép tu “nhanh chóng, dễ dàng” hơn chứ không phải dựa vào tự lực của chính mình. Đó là phép tu nhất tâm niệm danh hiệu “Nam-mô A-di-đà Phật” lúc lâm chung để được sinh vào cõi Cực lạc.

Trong lịch sử Phật giáo thì Phật A-di-đà được tôn thờ sớm nhất trong lịch sử, vào hàng a tăng kỳ kiếp trước có một vì vua sau khi nghe đức Phật thuyết pháp thì lập tức giác ngộ và từ bỏ ngai vàng mà đi theo đức Phật để quy y pháp danh là Pháp Tạng và đã thành Phật hiệu là A Di Đà(16 triệu 800 ngàn năm là một tiểu kiếp, 1000 tiểu kiếp bằng 1 trung kiếp, 1000 trung kiếp bằng một đại kiếp, 1000 đại kiếp bằng 1 a tăng kỳ kiếp). Thân hình của vị Phật này thường được vẽ bằng màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây. Một tay của A-di-đà bắt ấn thiền định, tay kia giữ một cái bát, dấu hiệu của một giáo chủ, cũng có ảnh một tay đức phật cầm tòa sen, một tay xòe ra đưa xuống đất có ý nghĩa để dẫn dất chúng sinh lên tòa sen về cõi tinh độ. Tòa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh và hai con công là biểu hiện của sự thoát hiểm, thoát khổ. Tại Ấn Độ và Tây Tạng, người ta tin rằng con công có thể ăn tất cả những chất độc mà không bị ảnh hưởng gì.

Tượng A Di Đà thường có những nét đặc trưng: đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, mình mặc áo cà sa, ngồi hoặc đứng trên tòa sen

Phật A-di-đà cũng thường được trình bày với hình tượng mang vương miện kết bằng ngọc quí, có khi dưới dạng của Pháp Tạng tỉ khâu, đầu cạo trọc, một dạng tiền kiếp của phật A Di Đà. Thông thường, A-di-đà được vẽ ngồi trên tòa sen, tay Ngài bắt ấn thiền hay ấn giáo hóa. Cùng được thờ chung với A-di-đà là hai Bồ Tát, đó là Quán Thế Âm (sa. avalokiteśvara), đứng bên trái và Đại Thế Chí (sa. mahāsthāmaprāpta), đứng bên phải. Có khi người ta trình bày Phật A-di-đà đứng chung với Phật Dược Sư (sa. bhaiṣajyaguru-buddha).

Tương truyền rằng một trong số những kiếp luân hồi của A-di-đà từng là một nhà vua. Sau khi phát tâm mộ đạo, vị vua này từ bỏ ngôi báu và trở thành một tỳ kheo với tên là Pháp Tạng (sa. dharmākara). Ngài quyết tâm tu hành thành Phật và nguyện giúp chúng sinh tái sinh vào cõi Cực lạc của mình và cũng sẽ thành Phật. Phật A-di-đà lập 48 đại nguyện nhằm giúp chúng sinh giải thoát.

Ngày 8 Tháng 12 âm lịch – Vía Phật Thích Ca thành đạo (Celebration of Shakyamuni Buddha’s Enlightenment)

Picture

Đức Phật Thích Ca

Thích-ca Mâu-ni (zh. 釋迦牟尼, sa. śākyamuni, pi. sakkamuni, dịch nghĩa là “Trí giả trầm lặng (muni) của dòng Thích-ca”. Đây là danh hiệu của Tất-đạt-đa Cồ-đàm (sa. siddhārtha gautama, zh. 悉達多 瞿曇), người sáng lập Phật giáo. Thái tử Tất-đạt-đa mang tên này sau khi từ bỏ các vị thầy và tự mình tìm đường giải thoát. Danh hiệu “Thích-ca Mâu-ni” thường được dùng để chỉ vị Phật lịch sử đã từng sống trên Trái Đất này, nhằm phân biệt với các vị Phật khác.

Dòng Thích-ca vốn là vương tộc, cai trị một trong 16 vương quốc của Ấn Độ thời bấy giờ, ngày nay thuộc miền Nam Nepal. Kinh đô thời đó là Ca-tì-la-vệ (sa. kapilavastu), là nơi Phật sinh ra và trưởng thành. Vua cha là Tịnh Phạn (sa. śuddhodana, pi. suddhodana), trị vì tiểu vương quốc Thích-ca.

Thời bấy giờ, tiểu vương quốc dòng Thích-ca có một hội đồng trưởng lão tham gia quốc sự, nhưng vương quốc này bị phụ thuộc vào nước Kiêu-tát-la (sa. kośala). Ngay trong thời Phật còn tại thế, tiểu vương quốc Thích-ca bị một quốc vương của Kiêu-tát-la đem quân xâm chiếm và tiêu diệt gần hết. Sau khi Phật thành đạo và trở lại Ca-tì-la-vệ giảng dạy, nhiều vị trong dòng dõi Thích-ca xin gia nhập Tăng-già. Tại đó, người thợ cạo Ưu-ba-li (sa., pi. upāli) xin gia nhập, trở thành tăng sĩ trước và vì vậy được xem cao quý hơn các vị lĩnh đạo trong hoàng gia gia nhập sau.

Trang Jan 7 - 2015 - mhNiệm Phật cầu nhất tâm bất loạn …

Khi đưa ra một chương trình tu tập để “Nhất tâm bất loạn” thì đối với những người căn cơ cao, chư đại Bồ-Tát là chuyện bình thường không có gì lo sợ, nhưng mà lo sợ cho những người căn tánh hạ liệt, nghiệp chướng sâu nặng. Người căn cơ cao, tâm đã định, thì “Nhất tâm bất loạn” đối với họ là chuyện đương nhiên. Còn những người căn tánh hạ liệt mà nói về “Nhất tâm bất loạn” thì gọi là không “Khế cơ”, có thể đưa đến chỗ chướng ngại! Chính vì vậy, những chương trình “Nhất tâm bất loạn”, ít khi người ta phổ biến rộng rãi, mà thường thường chỉ phổ biến nội bộ, nội bộ trong những người căn cơ cao, vì khi đã “Nhất tâm bất loạn” thì chỉ nhìn là họ đã biết rồi.

“Nhất tâm bất loạn” là “Chứng đắc”. Khi đã chứng đắc rồi thì không còn gì có thể ngăn ngại đối với họ nữa. Cho nên chỉ nhìn nhau là người ta biết, chứ không phải cần khoe ra, nói ra, hay là mình diễn tả những cái đó mới chứng tỏ mình đã “Nhất tâm bất loạn” hay “Chứng đắc” đâu.

Hôm trước có người đã báo cho tôi biết rằng, có một người viết một bài báo đăng lên với bút hiệu là Diệu Âm, diễn tả cảnh giới “Nhất tâm bất loạn”. Năm ngoái tôi cũng có nghe một lần, năm ngoái hay năm kia gì đó (?), rồi năm nay lại nghe một lần nữa. Tôi mới vội vã viết lên một thông báo là: “Chớ nên hiểu lầm!”. Trong đó tôi xác định rõ rệt là người viết đó không phải là tôi. Có thể là một người trùng bút hiệu hay trùng pháp danh gì đó viết lên như vậy, chứ còn chính tôi là Diệu Âm đây không có được cái cảnh giới nhất tâm bất loạn.

Ta thực sự lo sợ cho những người không có khả năng nhất tâm bất loạn mà tham vào cái danh nhất tâm bất loạn, nó dễ đi vượt qua cái đà của họ mà thường thường sau cùng bị trở ngại! Ta tu hành ở đây ráng cố gắng chuyên cần tinh tấn, khi ta được nhất tâm bất loạn thì mừng, người nào được thì mừng cho người đó. Nhưng mà đưa ra một chương trình, hay một thời hạn, hay là một cái quy tắc nào đó để cho nhất tâm bất loạn thì nhất định sẽ bị trở ngại! Tại vì nhất tâm bất loạn là cảnh chứng đắc, nó không có một cái quy tắc nào giống như hai với hai là bốn, theo đó ta cứ cộng lại nó thành bốn. Không phải!

Trong kinh A-Di-Đà, Phật có nói là từ một ngày cho đến bảy ngày nhất tâm bất loạn, thì người căn cơ cao người ta niệm Phật một ngày có thể nhất tâm bất loạn, người căn cơ thấp thấp một chút niệm bảy ngày có thể nhất tâm bất loạn. Nhưng thực ra cái “Nhất tâm bất loạn” này, theo như Hòa Thượng nói là A-Di-Đà Phật gia trì trong lúc chúng ta xả bỏ báo thân. Đây là sau khi Phật gia trì rồi.

Chứ đúng ra trong kinh A-Di-Đà của ngài Huyền-Trang dùng pháp trực dịch, nghĩa là dịch sát nghĩa từng chữ từng chữ là “Nhất tâm hệ niệm”, tức là chúng ta cứ chuyên lòng một câu A-Di-Đà Phật, niệm cho tới cùng, giống như trong kinh Vô Lượng Thọ là “Nhất hướng chuyên niệm”, hai danh từ giống nhau. Còn nhất tâm bất loạn chính là cái lòng chân thành chí thành chí kính của mình niệm Phật, thì được Phật phóng quang gia trì nâng đỡ cho chúng ta, lúc đó chúng ta chỉ còn một câu A-Di-Đà Phật, nhờ đó mà ta được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Cho nên câu hỏi này rất là hay. Khi chúng ta tu hành như thế này phải có sự khiêm nhường tối đa, để tránh tình trạng vượt qua khả năng của chính mình thì mới an toàn được. Nếu chúng ta sơ ý, nhất là những người ưa nghiên cứu, khi nghiên cứu thì thường thường gặp những kiểu nói ở những cảnh giới cao quá. Họ quên rằng, khi đưa rộng ra, thì trong xã hội có rất nhiều hạng người, có những người căn cơ cao thì hiểu được (?). Có những người căn cơ không cao, nghe những lời đó sẽ dễ sinh ra vọng tưởng. Cái vọng tưởng này sẽ thâm nhập, thâm nhập vô trong tâm của họ, đến một lúc nào đó, người ta không biết đó là vọng tưởng! Chuyện này là sự thật!…

Ngài Hạ-Liên-Cư nói: “Niệm Phật không được cầu nhất tâm bất loạn”. Có nhiều người than phiền rằng, tôi niệm Phật mà sao cứ vọng tưởng hoài, không bao giờ hết vọng tưởng. Thì Ngài lại nói: “Niệm Phật không được cầu cho hết vọng tưởng”. Lạ lắm! Rồi Ngài nói: “Niệm Phật để cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc”. Đem ý này so sánh với lời giải của ngài Tịnh-Không, Ngài nói rằng, niệm Phật, một lòng niệm Phật, đến lúc lâm chung A-Di-Đà Phật gia trì chúng ta được “Nhất tâm bất loạn”. Thì lời nói của ngài Hạ-Liên-Cư cũng giống như vậy… “Niệm Phật không được cầu nhất tâm bất loạn, niệm Phật không được cầu hết vọng tưởng”. Vọng tưởng sao cũng kệ nó, cứ cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc đi, khi vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì không nhất tâm bất loạn cũng được nhất tâm bất loạn. Hai câu nói có ý nghĩa tương đồng với nhau.

Cho nên khi có những người đưa ra cái chương trình này, chương trình nọ để đại chúng làm theo cho “Nhất tâm bất loạn”. Nếu suy nghĩ cho thật kỹ thì đây đúng là một sự sơ suất! Tại sao? Ví dụ như, ngài Tuyên-Hóa, Ngài gặp Hòa Thượng Quảng-Khâm là hai vị Đại-Tôn-Sư thời đại, hai người gặp nhau, ngài Quảng-Khâm giơ tay lên: “Như Thị”, Ngài nói như thị thôi. Ngài Tuyên-Hóa cũng giơ tay lên: “Như Thị”. Các Ngài lặng lẽ không nói gì nữa cả. Các Ngài đã biết hết trơn rồi, chứ đâu có nói là tôi thì chứng như thế này, chứng như thế nọ, thì tôi mới nhất tâm bất loạn đâu? Tôi mới minh tâm kiến tánh đâu? Các Ngài thấy hết trơn rồi…

Đại Sư Vĩnh-Minh đời nhà Tống, Ngài gặp một vị Hòa Thượng tai dài, ăn mặc xốc xếch, thật ra vị Hòa Thượng đó là Định-Quang Cổ-Phật tái lai trong thời đó. Hai Ngài gặp nhau làm thinh không nói gì hết. Một ông thì xồng xộc lên ngồi hàng ghế trên. Khi mãn tiệc về rồi, nhà vua hỏi, hôm nay ta cúng dường trai tăng có vị Thánh Nhân nào đến không? Thì ngài Vĩnh-Minh mới thố lộ:

– Thưa có.
– Ai vậy?
– Cái ông già mà lếch sếch đó, ngồi ở trước đó. Đó là Định-Quang Cổ-Phật tái lai.

Các Ngài biết hết trơn rồi. Không bao giờ nói ra hết. Chính vì vậy mà ta muốn cho “Nhất tâm bất loạn”, không có cái gì khác hết hơn là chư vị “Thành Tâm-Chí Thành-Chí Kính”, những gì mà trước nay chúng ta đã nói ra, chính là để cho chúng ta được vãng sanh về Tây Phương. Khi vãng sanh về Tây Phương thì…

– Không nhất tâm cũng nhất tâm.
– Không chứng đắc cũng chứng đắc.
– Không khai ngộ cũng khai ngộ.

Đâu cần lo gì đến chuyện như bây giờ chúng ta phải bàn luận là nhất tâm hay nhị tâm…

Cứ một lòng niệm Phật Tín-Hạnh-Nguyện nhất định như ba cái chân vạc vững vàng. Tín thì quyết lòng không nghi. Những người nào mà nghi, thì cái Tín đó nó đã quẹo lại rồi! Cũng giống như chân vạc, ba cái chân vạc, một cái chân Tín bị quẹo, thì cái vạc nó sẽ ngã ầm xuống liền. Không được! Không nghi là không nghi! Nhiều người cứ ưa nghi lắm… Nghi là chết! Nghi là tiêu! Nghi thì tu năm chục năm coi chừng không được vãng sanh! Mà không nghi thì tu ba ngày thôi, vãng sanh…

Có những người tu rất lâu mà vì mối nghi này không phá được. Không phá được nên sau cùng mất vãng sanh. Từ mối nghi này nó phá hết tất cả những cái khác. Vì nghi nên tu hoài tu hoài mà thiện căn không lên. Thiện căn không lên thì phước đức không có. Phước đức không có thì trong lúc đó nghiệp chướng cứ tràn… tràn… tràn lên. Một năm có 365 ngày, ta có hết 300 ngày giúp cho nghiệp chướng tăng trưởng rồi. Còn lại 65 ngày tu, thì một ngày tu chỉ có một giờ. Nghĩa là 65 ngày tu hành, thì có tới hơn 60 ngày để tăng trưởng cái nghiệp nữa rồi, còn cái phước chỉ có chưa tới 5 ngày. Năm ngày làm sao địch được với 360 ngày? Chính vì vậy mà sau cùng ta bị trở ngại! Cho nên phải tin cho vững.

Phật nói: “Một câu A-Di-Đà Phật niệm, dẫu cho mười niệm mà không được vãng sanh ta thề không thành Phật”. Cứ quyết tâm niệm Phật để lúc nằm xuống nhất định ta niệm cho được mười câu A-Di-Đà Phật. Phải quyết lòng niệm cho được. Nếu không quyết tâm bây giờ, nhất định lúc đó một niệm ta niệm cũng không vô. Chắc chắn! Tại vì bây giờ còn tỉnh táo như thế này mà không tin, thì lúc đó làm sao mà mình tin? Mà không tin thì phước đức không có. Phước đức không có thì nghiệp chướng tăng. Về nghiệp chướng, hôm trước mình nói rồi, trong nghiệp chướng nó có oan gia trái chủ chướng, hai cái đó nó sẽ tấn công mình đến nỗi không còn một niềm tin nào có thể khởi lên, thì bây giờ có một ngàn người tới hộ niệm cho chúng ta, chúng ta cũng chìm trong cảnh giới đó mà đi đọa lạc. Cho nên quyết lòng không được “Nghi”.

“Nguyện vãng sanh”. Nguyện vãng sanh thì phải tập buông xả thế gian ra, đây là lời Hòa Thượng Tịnh-Không nói. Ngài không dạy chúng ta là phải quyết lòng nhất tâm bất loạn, mà phải quyết lòng buông xả. Tại vì buông xả thế gian ra thì chúng ta bám chặt vào Tây Phương Cực Lạc, về Tây Phương Cực Lạc thì không nhất tâm cũng nhất tâm. Nói đi nói lại, thực ra các Ngài giảng giống hệt với nhau, mà chỉ là cách nói khác thôi, chứ không có gì hết.

“Hạnh”. Hạnh là niệm câu A-Di-Đà Phật. Tranh thủ niệm câu A-Di-Đà Phật. Mình thấy một sự chứng minh cụ thể là hôm trước, một bà Cụ tuần trước đó thì con cái dẫn bà tới đây để nhờ mình hộ niệm. Mình dặn rõ ràng, mình năn nỉ bà Cụ:

– Bác ơi! Bác về cố gắng niệm mỗi ngày: sáng năm chuỗi, trưa năm chuỗi, chiều năm chuỗi…

Mười lăm chuỗi thì mới có một ngàn rưỡi chứ mấy đâu à. Ấy thế mà suốt trong mười ngày sau không niệm một chữ. Rõ ràng không niệm một chữ!…

Bây giờ không niệm, lúc đó làm sao niệm? Bây giờ mình khỏe ru thế này mà không tập niệm, làm sao lúc mình nằm xuống mà niệm đuợc? Lúc mình nằm xuống thì cái lưỡi mình đã đớ rồi, hay gọi là cấm khẩu đó. Niệm Phật mà những người bị trúng gió, á khẩu không được vãng sanh. Trúng gió tức là các cơ của mình đã bị đớ rồi niệm Phật không được. Có nhiều người còn cẩu thả như thế này nữa chứ!…

– Cái miệng tôi niệm không được mà cái tâm tôi niệm được.

Đâu có được! Những sợi dây thần kinh nó đã liệt rồi, đến nổi nó điều khiển cái lưỡi không được làm sao nó điều khiển cái tâm? Thì tất cả những cái đó nó chìm trong sự mê man bất tỉnh không biết gì nữa cả. Còn tâm nào đâu nữa mà niệm?

Xin đừng có cẩu thả chuyện này. Phải tập niệm ngay từ bây giờ. Cho nên tôi thấy công cứ nó hay vô cùng. Quý vị niệm mà không lập công cứ… mình thì cứ tưởng niệm giỏi, nhưng hãy mở cái công cứ ra mà ghi thử coi? Trời ơi!… Sao mà trống rỗng thế này nè! Một ngày mình niệm chưa đến một ngàn câu Phật hiệu. Một ngàn câu Phật hiệu thì làm sao điền xong được một tờ công cứ đó? Thấy thế mới giựt mình! Thôi thôi! Ngày mai tôi sẽ ráng niệm hai ngàn, ba ngàn. Công phu tự nhiên tăng lên. Tăng lên như vậy thì tự nhiên một tháng sau ta tô tràm tờ công cứ đó. Điều này chứng tỏ là công phu niệm Phật của mình đã tăng lên.

Có bắt đầu đi thì tự nhiên thành công đến. Không chịu bắt đầu đi, thì cứ đứng yên tại chỗ. Dòng đời lúc nào cũng tiến, mình đứng lại tức là lùi. Đạo pháp cũng vậy, lúc nào cũng phải tiến, nếu không tiến thì lùi. Nhất định đây là cái quy luật của pháp giới.

Chính vì vậy, muốn cuối cùng mình niệm được câu A-Di-Đà Phật, thì phải tập sự ngay từ bây giờ. Đừng nghĩ tới chuyện “Nhất tâm bất loạn” làm chi. Hãy nghĩ tới chuyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nhất định nếu chúng ta hạ quyết tâm từ bây giờ thì chắc chắn con đường vãng sanh không thể nào A-Di-Đà Phật bỏ rơi ta được…

Tại vì ta lơ là, bỏ rơi con đường vãng sanh, nên dù Ngài thương chúng sanh tới đâu mà cũng không cứu được là như vậy đó!…

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị)

Jan 7 – 2015 ( ngày 17 tháng 11 năm 2014 – Ngày Vía Phật A Di Ðà )

Sự tối kỵ trong niệm Phật

 “Tinh thần phân tán, câu chữ mơ hồ, đã không âm tiết lại không liền lạc, tâm chẳng ứng với miệng, tiếng chẳng nhiếp với niệm, khinh lờn thành quen”.
Người niệm Phật chủ yếu dễ phát sinh sai lệch, thì cần ngăn chặng.
.
­ Tinh thần phân tán: Lúc niệm Phật tư tưởng không tập trung, đưa tinh thần lên không được. Tâm tình rơi rớt, ý chí thì chìm mất, không tinh ròng khơi dậy, tạp niệm thì vô cùng, chẳng hôn trầm cũng trạo cử, đây là vấn đề tối kỵ. Còn vấn đề kiêng kỵ là câu chữ mơ hồ.
­ Câu chữ mơ hồ: Một câu hiệu Phật nầy, thanh âm phát ra thì lờ lờ mờ mờ, người khác nghe không rõ ngay cả chính mình nghe cũng không rõ. Cho nên có câu rằng: “Mình còn chưa nghe thì Phật làm sao nghe”.
.
­ Ðã không âm tiết: Âm tiết điều hòa thích ứng thì niệm Phật dễ nhiếp tâm, phương pháp hữu ích thì lực mới to lớn; Ngược lại, sáu chữ trong một câu Phật hiệu, bất kể nhịp gõ chữ nào, lúc thì một nhịp, nửa nhịp, một phần tư nhịp, một phần tám nhịp, thế thì làm cho mỗi câu hiệu Phật bị biến đổi, niệm loạn thành một mảng, còn bàn luận nhiếp tâm thế nào. Không những thời gian từng chữ sắp đặt được tốt, mà sự cao thấp nhẹ nặng của thanh âm cũng phải hợp với tiết tấu. Bỡi vì niệm Phật có tiết tấu thì giống nước chảy róc rách, tự nhiên hợp vận, niệm Phật dễ dàng rõ ràng. Không âm tiết đã chẳng tốt, cọng thêm lại chẳng liên quan thì càng sai.
­ Lại chẳng liền lạc: Là câu sau không tiếp câu trước. “Tịnh niệm tương tục” rất là trọng yếu của sự niệm Phật, mà nếu không liên quan làm sao kế tục với nhau.
.
­ Tâm chẳng ứng với niệm Phật: Là trong miệng thì niệm Nam Mô A Di Ðà Phật, mà ở trong tâm tính toán riêng một việc ở bên ngoài như: mua chiếc xe mới, hoặc muốn đến chỗ nào, vì tính toán những việc đó thì tâm và miệng làm sao có thể ứng với nhau. Ðến nỗi ngoài ra có một tình huống là: ngay lúc niệm Phật, tạp niệm lăng xăng không biết tạp niệm nhiều thế nầy từ đâu đến, đây khởi kia mất, không cách nào trừ bỏ. Tuy vậy chẳng nên buồn lo, vì đây là hiện tượng tất nhiên trong quá trình niệm Phật, chẳng nên quan tâm nó (mặc cho vọng niệm lăng xăng, hãy nghe chính mình và niệm Phật rõ ràng), đây là yếu quyết. Then chốt vẫn là khởi lên một câu hiệu Phật nầy.
.
­ Tiếng không nhiếp niệm: Tiếng – chỉ cho lúc niệm Phật, tiếng niệm Phật trong miệng phát ra, âm thinh nầy có tác dụng rất lớn, then chốt của pháp môn tịnh độ, cũng có thể nói là “Mật quyết”, tức ở nơi tự niệm tự nghe. Cái được niệm là Nam Mô A Di Ðà Phật, cái được nghe cũng là: Nam Mô A Di Ðà Phật. Cho nên đều nhiếp sáu căn, trước tiên thì thiệt căn (lưỡi) và nhĩ căn (tai) đều nhiếp. Lúc nầy niệm là danh hiệu Phật, mà nghe cũng là danh hiệu Phật, tưởng cũng là danh hiệu Phật, nên ý căn (ý) cũng được nhiếp, tay giữ chuỗi niệm (thân), (mắt) thì nhìn tượng Phật, trong tỷ căn (mũi) được nghe là mùi hương đốt cúng Phật, cho nên ba căn nầy cũng được nhiếp. Nhiếp sáu căn đều là then chốt ở nơi nghe. Thông thường chúng ta tự tu, dùng cách “Kim cang trì” tốt nhất, tức là có một tí âm thanh vừa vừa ở giữa miệng môi và chân răng, không phải to lắm. Cách nầy niệm đã có âm thanh lại vừa dưỡng khí, gọi là Kim cang trì. Mặc nhiên cũng có thể nghe, song mặc niệm thì mệt một chút. Âm thanh lớn nhỏ có thể linh hoạt, lúc tán loạn và lúc phiền não khởi có thể niệm lớn, dùng âm thanh để nhiếp niệm. Nếu niệm được yên tịnh thì có thể niệm nhỏ, niệm cách Kim cang trì hoặc nhỏ một chút đều có thể được. Cần có tiếng, cần nghe được tiếng nầy. Âm thanh nầy thì có nhiếp được niệm; đây là chỗ thù thắng của pháp môn niệm Phật, then chốt là ở nơi “Tự nghe”.
.
­ Khinh lờn thành quen: Nếu như lúc niệm tự tâm phiền tạp tán loạn, tiếng được niệm tất nhiên lộn xộn khó nghe. Tâm không chuyên chú tai cũng mất linh nghiệm, tác dụng của tiếng niệm tự nhiên không nhiếp niệm một chút nào cả. Ở tình huống nầy đâu có tác dụng nhiếp đều sáu căn. Ngược lại cái hay dẫn khởi là kết quả xấu có hại “Khinh lờn thành quen”, đây là thành ngữ thường dùng ở trong đạo Phật. Niệm một cách khinh thường không thể chuyển thức thành trí, mà là nuôi lớn cái thói quen (Thức). Chúng ta niệm Phật tức là chuyển ý thức phân biệt thành “Diệu quán sát trí”. Nên khiến nó chuyển. Nếu niệm như thế nầy: vừa không âm tiết, tán loạn, tinh thần lăng xăng, lại vừa không liền suốt, tưởng trong tâm và niệm trong miệng không giống nhau, âm thanh được niệm cũng nhiếp không được ở nơi tâm, phép niệm nầy không phải là “chuyển” Thức mà là “nuôi dưỡng” Thức, Thức được bồi dưỡng ở trong đó, đây chính là “nỗi buồn của cổ đức”, tức là niệm cách nầy rất đáng tiếc! –

Khó được thân người, khó sinh ở quốc gia trung tâm, khó nghe được Phật pháp, khó tin tịnh độ; Dù còn chịu niệm, nhưng lại niệm kiểu nầy cho nên Cổ đức rất là buồn tiếc. Niệm cách nầy thì “vĩnh viễn khó thành từng loạt”, niệm Phật niệm đến khi nhất tâm bất loạn rất khó, trước nhất phải đạt đến niệm Phật thành thói quen. Chúng ta nên phải niệm cho được thành thói quen, ít thì mười mấy câu, nhiều thì ba chục câu, nhiều nữa thì một tràng hai tràng, trong lúc nầy tâm không được động chạy, từ đầu đến cuối đều là: Nam Mô A Di Ðà Phật, đây gọi thành tràng, mức độ chính mình là thế nào, chính mình hoàn toàn có thể biết. Cho nên pháp niệm nầy, kiểu như trên, tức là “vĩnh viễn chẳng thành loạt”, đây là phép niệm không tốt, thì nên tránh đi, nên tránh khỏi chỗ dễ sinh sai lệch, mà nên tập trung tinh thần sức lực mặt hướng về ánh sáng.
.
Trước mắt chỉ nêu ra sự cấm kỵ của niệm Phật, cần gắng sức trừ bỏ, sau đây chính là con đường vạch ra nên tuân thủ đối với việc trước mắt:
.
+ Âm thanh hài hòa vận tiết ổn định:

Thanh hòa, chỉ cho tiếng và ý khi niệm Phật nên hài hòa, hòa mỹ, yên hòa. Bỡi vì âm rất là quan hệ, nếu niệm quá gắt gao hay khàn giọng thì âm thanh chẳng được hòa. Tiếng của người đến chỗ mà âm thanh tốt đẹp vi diệu, thanh tịnh trang nghiêm, thì tự nhiên tâm sẽ khoáng đạt tinh thần vui vẻ, thân tâm được an hòa. Ngược lại thì khiến tâm người loạn, nóng nảy không an.
.
Vận ổn: Vận là âm thanh hài hòa, lại chỉ cho khí độ của thần vận cao nhã. Ổn là chỉ cho sự an định thỏa đáng, vận ổn là âm thanh an hòa trầm tĩnh, khí vận thì cao nhã, tự nhiên có một sự điều hòa của âm vận.
.
+ Khẩn thiết chu đáo: Khẩn thiết, ta niệm Phật như đang ở trước Phật, cách nầy mỗi niệm một tiếng, đều là từ trong tâm chí thành phát ra, khẩn khẩn thiết thiết niệm: Nam Mô A Di Ðà Phật, cần phải từng câu từng câu, đây tức là cách niệm chu đáo, cũng tức là tịnh niệm nối nhau. Ðối với người đã có thời khóa ổn định, trước nhất yêu cầu là phải rất chu đáo ở trong thời khóa, thời gian nầy không nên lệch lạc. Lại nói thêm rằng, thế thì không chỉ vỏn vẹn trong định khóa mới chu đáo, mà nên phải xuyên suốt được tùy lúc tùy chỗ, đều cần phải thường thường khởi lên một câu Phật hiệu nầy. Nếu có thể được như vậy, thành tràng thành hạt cũng chẳng khó. Pháp môn tịnh độ (niệm Phật) có cái hay ở trong đây, người đời có thể làm được, không phải là cao không vói tới. Cần anh khai ngộ, thế thì khó rồi, không phải là người người đều có thể, anh cũng có tánh khả năng, chỉ cần làm được cho dù một hai người của ngàn vạn người khó, hiện tại anh có thể kể ra mấy chục người khai ngộ không? Niệm Phật vãng sanh cũng không phải là kiểu nầy, mà ai cũng đều có thể niệm. Cần chu đáo, thường có một câu nầy, sự tình là có thể làm được, vấn đề là tự mình không chịu niệm. Phiền não một khi khởi lên thì không chịu niệm. Giận dữ gấp rút là phiền não, vui vẻ đắc ý cũng là phiền não; Kỳ thật xét kỹ trong phiền não cũng có thể niệm, chỉ là chính mình không chịu niệm, nếu hay tỉ mỉ chu đáo, trì niệm khẩn thiết, tự nhiên sẽ thành loạt thành tràng, nhất tâm bất loạn. Cho nên việc niệm Phật vãng sinh thường xuyên lúc nào cũng được quan tâm.
.
+ Trầm lắng an nhàn:

Câu nói nầy chính là chỉ thẳng những chỗ bệnh trước mắt rất nhiều của người tu hành. Có người dụng công chỉ có lòng muốn gấp gáp, bực tức chẳng thể mau mau liền có chỗ thành tựu, do đó rất là khẩn trương, rất là gấp rút. Ðây cũng là có tâm mong cầu. Nhưng sự thù thắng của niệm Phật thì từ nơi “hữu niệm” mà thầm hợp với “vô niệm”, từ “hữu cầu” mà khế hợp với “vô cầu”, từ “vãng sanh” mà chứng được “vô sanh”. Nên “trầm lắng”, trầm lắng đến mức bình tĩnh, tâm tư không có một chút lo nghĩ bồi hồi sợ được sợ mất nào, lo nghĩ bất an nào. Mà vả lại nên “an nhàn”; Bỡi vì có người nổ lực, cũng bỡi ở tâm tư nôn nóng mà rơi vào sự khẩn trương, bề bộn, rối loạn, lo lắng, gấp rút… Như vậy là đi ngược lại lời dạy của bậc Thánh rồi!
.
“An nhàn”, hai chữ này tiến đến một bực nữa mà nói, không những chỉ là sự bình tĩnh (trấn định), mà còn là muôn duyên đều nhất loạt buông mất, không giữ không cầu, cho nên là một người đại nhàn giữa trời đất. Trong tâm chỉ nhớ câu niệm Phật, một câu danh hiệu Phật rõ ràng trước mặt, đã không có điều ngăn ngại lại chẳng điên đảo, vắng lặng an tâm. Cho nên có thể thấy rằng hai chữ AN NHÀN quan trọng cần yếu mười phần. Ngược lại, nếu gấp rút ở trong lòng, muốn thấy Phật thấy hào quang, muốn thấy xuất hiện điềm lành, niệm thế nầy thì sẽ sinh ra tâm bệnh; Vả lại không phải là do niệm Phật mà sinh ra bệnh đâu, mà là do trong lòng, gấp rút như thế nên sinh ra tâm bệnh. Chúng ta nên rất là an nhàn, vì sao có thể an nhàn? – Vì tín tâm! Người có tín tâm thì rất an nhàn.

Có người hỏi rằng: Ta sao lại niệm chưa tốt, còn vọng tưởng tạp niệm? Ngài Ngẫu Ích đại sư giảng rất rõ: “vãng sanh hay không, hoàn toàn do nơi chỗ có hay không có tín nguyện”. Vậy thì anh có hay không có tín tâm sâu xa? Phải là phát nguyện chân chánh hay không? Chân chánh đó là không muốn lưu luyến thế giới Ta Bà nầy, mà ưa thích Cực Lạc nguyện cầu vãng sanh.

Trên thực tế rất nhiều người còn lưu luyến, chẳng thể lìa bỏ, tham luyến tài sản, sự nghiệp, danh vọng, vợ con, vật chất, hưởng thụ, cuộc sống hiện tại tốt đẹp v.v… nên cố sức ham muốn nhiều nhưng sống được mấy năm, rồi lại muốn tốt nhất là trường sinh bất lão! Chính là lưu luyến thế giới nầy mà bỏ lìa không được. Cho nên ưa thích Cực Lạc cần phải phát “đại nguyện”. Nhiều kiếp trở lại đây tất cả chúng sinh đều là quyến thuộc của mình đang ở trong biển khổ đợi chờ ta cứu độ, nhưng ta làm sao mới có thể độ chúng sinh đây! Tự ta còn là người đang giãy giụa trong biển khổ, không có một chút năng lực nào cứu độ người khác, chỉ sau khi vãng sanh, nương sức gia trì của Phật, ta sẽ có được trí tuệ rồi cứu độ lập tức tất cả những quyến thuộc nầy.

Phải là tâm tình như thế nầy và nguyện lực như thế nầy. Có tín và nguyện tự nhiên sẽ niệm, thì nhất định vãng sanh, cho nên vãng sanh hay không, hoàn toàn nhờ ở sự có hay không có tín nguyện. Mọi người nói muốn vãng sanh, thì trước nhất mọi người ở ngay nơi tín nguyện mà dốc sức công phu. Nguyện nầy của ta có chơn chánh hay không? Nếu tín nguyện thiết tha thì chắc chắn vãng sanh; Lại nữa vấn đề niệm Phật, trong tâm không nên gấp rút nôn nóng mà phải tự nhiên an nhàn.
.
+ Tiếng hợp với tâm, tâm ứng với tiếng: Tiếng niệm Phật từ trong tâm thành khẩn thanh tịnh phát ra tự nhiên hài hòa an ổn, âm thanh câu niệm Phật nầy vi diệu, trải qua tai mình mà đạt đến bản tâm, được nghe chính là được niệm, cho nên tự nhiên họp nhau, tiếng họp với tâm. Âm thanh nầy là danh hiệu Phật muôn đức trang nghiêm, cũng tức là âm thanh muôn đức trang nghiêm vậy. Âm thanh nầy vào từ nhĩ căn là tự tâm được niệm, tự tâm niệm Phật, tự tâm là Phật. Cho nên tự tâm chắc chắn tương ứng với tiếng được nghe. Tiếng hợp tâm, tâm hợp tiếng, cho nên nói rằng: “tâm và tiếng nương nhau”. Nói một cách đơn giản: Ta niệm Phật, mà niệm Phật có tiếng thì âm thanh trở lại trợ giúp cho ta. Do ta phát ra tiếng, tiếng trở lại giúp ta, cho nên nói nương nhau. Niệm như thế nầy không cần dùng cách bài trừ vọng niệm mà vọng niệm tự tiêu mất.
.
Chưa có thể “nhất tâm” thì trước phải cầu “chuyên niệm”, chưa có thể được “bất loạn” thì trước phải học tập “thành từng loạt”.

Nhất tâm bất loạn là lúc niệm Phật tâm không tán loạn, dẫn tới tâm chí thành, chuyên niệm danh hiệu Phật. Trong “Kinh Vô Lượng Thọ”, một điều kiện căn bản được yêu cầu của “ba hạng vãng sanh” đó là: “một hướng (lòng) chuyên niệm”. Thường xuyên chuyên niệm một câu A Di Ðà Phật nầy, là thời gian niệm rất chuyên tâm, không có vọng tưởng tạp niệm. Chưa thể đạt được nhất tâm thì trước phải chuyên niệm. Chuyên nhất chẳng biến đổi, là đối với người thấy khác hay suy nghĩ dời đổi mà nói, đứng núi nầy trông núi nọ, nói chung là chẳng thể yên được ở pháp môn mình tu, có nghĩa là ngày nay muốn niệm Phật, ngày mai muốn tham thiền, ngày mốt lại muốn tu mật, tóm lại muốn học nhiều bao nhiêu cách mới có thể nương nhờ được?

+ Chưa có thể “bất loạn”, trước phải “học thành từng loạt”: Làm chưa đạt được cái tâm “hoàn toàn đều không tán loạn”, thì trước nên khiến nó thành từng loạt. Ta không thể suốt không tán loạn, nhưng ta có cách làm mấy mươi câu thành một loạt, trong một loạt mấy mươi câu nầy không có vọng tưởng tạp loạn; Nếu người không chân thật dụng công thì ngay cả lập thành loạt niệm như thế nầy cũng khó mà làm được. Cho nên nói rằng: “Chơn siêng chơn chuyên, công hiệu tự thấy, không cần hỏi người, xin tự nghiệm lấy”. Như người uống nước, lạnh hay nóng tự biết.

Từng câu niệm mà chơn, chắc chắn ra khỏi Ta Bà. Thế nào gọi là CHƠN? – Một câu giải thích rất bình thường, nếu muốn niệm được chơn, chỉ cần niệm của chơn. Không phải là ngụy trang dối người, không phải là làm trên hình thức, không phải là có mục đích khác, không phải là vọng cầu điều quấy, không phải là cái vỏ bề ngoài. Phải nên khẩn cầu thiết tha, thường thật tín nguyện trì danh, một câu danh hiệu Phật nầy tự mình niệm rất rõ ràng, toàn bộ rất rõ ràng, tức là niệm chơn rồi vậy.

Niệm Phật chẳng thể cầu trước tiên là nhất tâm bất loạn, vì nhất tâm bất loạn rất là khó, có thể được một loạt một tràng, tức là ba mươi, năm mươi hoặc ba trăm, năm trăm câu… mà không loạn, lại có thể tùy lúc tùy nơi mà có thể khởi tưởng niệm Phật.
Niệm Phật mà có thể “nhất tâm bất loạn” đương nhiên là điều tốt rồi, nhưng có thể niệm được thành loạt thành tràng mà chẳng loạn đều không phải là dễ đâu. Có thể niệm được thành loạt thành tràng không loạn, tùy lúc tùy nơi khởi được tưởng niệm cũng là niệm Phật rồi. E rằng chỉ biết niệm Phật trong thời khóa nhất định, ngoài ra lúc bình thường chẳng tưởng được để niệm Phật!

Lúc niệm Phật nhất định nên niệm một cách “chánh tâm thành ý” và “cung kính”, đây là bí quyết nhiệm mầu của niệm Phật trì danh, mà vả lại trong lúc niệm Phật cần tâm không nên thêm việc, chuyên tâm chỉ Nam MôA Di Ðà Phật, niệm được thuần thục, thì có thể nhất tâm bất loạn rồi.

Trích Pháp Môn Trì Danh Niệm Phật, Vãng Sanh Cực Lạc
Tác giả: Huỳnh Lão cư sĩ
Hải Huyền Viên Giáo dịc