HUỆ TRẮNG

Recent Pages:  1 2  3  4 4a  5  6  7  8  9  10 10a 10b 10c 10d 11 12 13 14 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
41 42 43  44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61

HUỆ TRẮNG – LOÀI HOA THANH KHIẾT

Huệ còn gọi là dạ lai hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa). Danh pháp hai phần: Polianthes tuberosa, là một loài hoa đặc biệt, nở về đêm, có khả năng tỏa hương về ban đêm với mùi hương ngào ngạt. Ở Việt Nam, hoa huệ dùng để cắm trong các dịp cúng, lễ, còn gọi là huệ ta, để phân biệt với hoa huệ trong bức tranh nổi tiếng “Thiếu nữ bên hoa huệ” là huệ tây (Lilium longiflorum), hay còn gọi là hoa loa kèn.

Trong thần thoại Hy Lạp, hoa này được sinh ra chính từ vài giọt sữa rơi xuống mặt đất của nữ thần Hera, vợ của thần Zeus. Trong phong tục cổ xưa của La Mã và Hy Lạp, người ta xem hoa huệ như Vua của các loài hoa và được dùng trang trí chung với các nhánh lúa mì trên vòng vương miện của cô dâu trong ngày cưới.

Người ta cũng tin rằng hoa này khi tự mọc trên những ngôi mộ của những người trong sạch, vô tội bị xử oan, hoa huệ được xem như là điềm chứng minh cho sự thanh khiết.

Đối với nền văn minh cổ của người Do Thái, hoa huệ cũng được xem như là hoa thiêng liêng.

Hoa huệ cũng mọc lên trên những giọt mồ hôi đau khổ rơi xuống đất, trước giây phút cuối cùng của một người vì hạnh phúc nhân loại.

Hoa huệ thuộc họ Thùa (Agavaceae), hình giáng giống cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn.

Cây hoa huệ

Hai giống này có thể phân thành nhiều loại trong đó có huệ trâu cao khoảng 1,5- 1,6 mét bông dài. Huệ ta bông ngắn, thường nở trên cây, có mùi thơm, ngoài ra còn có huệ đỏ.

Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương ngào ngạt, toả hương về ban đêm là chủ yếu.

Cây hoa huệ là cây ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, hoa huệ nở chủ yếu vào mùa hè còn mùa đông cho ít hoa, hoa nhỏ, bông ngắn hơn.

Hoa huệ có cấu tạo cánh khá đặc biệt, khi không khí có độ ẩm cao, những khí khổng (lỗ trao đổi khí) trên cánh hoa tự động mở to để hương thơm thoát ra ngoài. Ban đêm tuy không có nắng, nhưng độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày, cho nên các khí khổng mở to cho mùi thơm thoát ra. Chính vì thế, ban ngày hoa huệ chỉ toả hương thoang thoảng, nhưng ban đêm nó lại thơm ngào ngạt.

Hoa huệ toả mùi thơm theo độ ẩm, vì vậy không chỉ ban đêm, mà vào ban ngày, kể cả khi trời mưa, độ ẩm không khí cao, hoa huệ cũng thơm hơn ngày nắng.

Ở Việt Nam, hoa huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.

Source: http://vi.wikipedia.org/wiki/Polianthes_tuberosa

Dưới đây là một số hình ảnh về hoa huệ trắng.

hoa-hue-08hoa-hue-01photoq12Rất thích cắm một bình toàn hoa huệ trắng như trong hình dâng cúng Phật, nhưng vẫn chưa có thể thực hiện được!… Thật ra những cành  huệ phải được thẳng mới tạo được vẻ  trang nghiêm và thanh nhã của bình hoa, nhưng hoa huệ nơi đây khó có thể thực hiện được.

photoz3


Thiên Hương:

Hỏi tâm, tâm đã tịnh chưa
Hỏi mình, mình có quên buồn hay không
Hỏi trăng, hỏi gió, hỏi trời
Hỏi mây thanh tịnh, hỏi đời phù du
Hỏi hoa, hỏi bướm, hỏi chiều
Hỏi đêm, hỏi sáng, hỏi mình, hỏi ta
Hỏi trời, hỏi đất bao la
Sao cho tâm tịnh, cho lòng bình an…

Lời Phật dạy :

” Đâu cần phải hỏi.. bao la
Bình an Phật tính trong ta xưa.. giờ!
Chỉ ta không biết, không ngờ… ”
Ngày đêm chung sống, hững hờ, cách xa.
Vô minh là.. lỗi tại ta?
Tuệ tri, về lại quê nhà, trạm nhiên.. ”

Thích Tánh Tuệ & Pháp Ðức

Thuy Mac 2014 (8)

LÀNG HƯƠNG

Tác giả: Nhiên

Những khi bị nổi buồn nhấm chìm và lạc mất phương hướng, tôi lại trở về với miền quê xứ Quảng, với dòng Trà khúc.

Để mặc cho con sông mang tôi đi, qua những bến bờ xanh rì trầm mặc, qua những thôn làng nằm ngủ yên với tường vôi đá ong vàng , nong nia như những bông hoa màu đất mộc mạc phủ khắp mặt sân đất nện, cột gỗ lim lên nước bóng xưa như thể trăm năm có lẻ.

Trong một lần như thế, sông Trà khúc mang tôi về với làng cổ Thu Xà. Mà không hẳn, đó chỉ là cách nói ngoa ngữ, nói trạng theo kiểu của người Trung. Thiệt sự người kéo nài tôi về với Thu Xà là một anh chàng làm du lịch chuyên nghiệp đang mê mãi chuyện cổ tích về làng cổ Thu Xà.

Ngồi trước mái chèo, nghiêng mình xuống con nước lặng lờ, lặng lờ đến  như không buồn trôi, đến như có cảm tưởng đất trời dừng lại và con tim của mình ngưng đập vì một nổi buồn quá đổi mê hoặc, quá đổi mênh mang. Nổi buồn trầm mặc của trời đất, hơn bất cứ nổi buồn vớ vẫn nhỏ bé nào của con người!

Anh chàng hướng dẫn viên du lịch chợt hỏi ngang:

– Chị có bao giờ gặp một người con gái, mà vì người này mình có thể làm tất cả?

Tôi thở dài ngầm trong lòng :” trời, với mấy anh chàng đang si mê thì cô nào mà chẳng là tất cả!”, nhưng cố giấu qua nụ cười tỉnh như không.

– Người nào đang yêu cũng muốn làm tất cả cho người mình yêu!

– Không phải, cảm giác này rất lạ, như thể cô ấy xứng đáng với mọi thứ tốt đẹp nhất. Như thể mình gặp lại cô ấy từ trong giấc mơ xa xưa nào đó. Từ trong tuổi thơ, từ tiềm thức hay từ trong kiếp trước, nếu chị tin là có kiếp trước. Cô ấy như là mùi nhang thơm!

Đến đây tôi không nhịn được, phải bật cười:

– Trời , ai lại ví con gái với nhang thơm đốt bàn thờ như vậy!

– Mà thiệt là như rứa đó chị. Để tôi kể cho chị nghe…

Và tôi miên man  theo con nước của dòng Trà khúc như thế, mơ màng theo câu chuyện tình thơm nồng mùi khói nhang!

……………….

Tôi sinh ra ở làng Chùa, một làng nhỏ ven sông Thu bồn, ngoại ô của phố cổ Hội an.

Tôi nghiện mùi nhang thơm từ nhỏ.

Có lẻ từ lúc mẹ tôi qua đời, năm tôi lên ba tuổi.

Lúc đó tôi còn nhỏ lắm , tôi chưa biết buồn nhiều. Cũng không ai khóc lóc gì nhiều trong đám tang của mẹ. Bà ngoại tôi giải thích, linh hồn mẹ tôi đang đi qua cầu Nại Hà, tiếng khóc người dương gian sẽ níu kéo mẹ luyến lưu luẩn quẩn bên làng Chùa không siêu thoát nổi. Tất cả đều lặng lẻ diễn ra quanh tôi, giữa mịt mờ khói nhang, trong một ngôi chùa nhỏ, dưới bóng những gốc hoa sứ trắng, hương thơm hăng hắc.

Tận đến bây giờ ký ức về mẹ của tôi chỉ có bấy nhiêu đó. Mịt mờ khói nhang trầm và mùi hương hoa sứ trắng, những bông hoa lạ lùng chỉ rụng nguyên vẹn xuống mặt đất, không như những cánh hoa khác tàn tạ  tan tác sau khi rơi. Mẹ tôi cũng như hoa sứ vậy, ra đi lúc còn rất trẻ và giữ nguyên vẻ đẹp óng ả tươi thắm đó trong đôi mắt thăm thẵm nhìn theo tôi từ tấm hình trên bàn thờ.

Chân dung của mẹ luôn mờ mờ ảo ảo với khói nhang.

Từ đó tôi đâm ra nghiện mùi nhang. Và tôi thường lui tới ngôi chùa nhỏ mỗi buổi chiều. Tôi nghiện không khí yên tịnh thanh thoát trong chùa, ngay cả tiếng chuông vang rền lung lay bóng chiều tà, tiếng chim hót rộn rã sau vườn trúc, tiếng lá rơi rất mảnh và tiếng chổi tre xào xạt đùa lá khô của mấy chú điệu mái vá ba chòm. Và tôi nghiện mùi khói nhang, mà là khói nhang nhẹ nhàng, thoang thoảng, lan tỏa, u trầm của ngày thơ, không phải khói nhang nồng nặc, sực nức hương nước hoa xịt phòng như bây giờ.

Mùi nhang như chiếc cầu nối mỏng manh mà bền chặt giữa dương trần ồn ào của tôi với cỏi âm mờ ảo, lặng yên của mẹ. Như làm mờ nhòa  hiện tại náo nhiệt , xô bồ và không có mẹ và tô đậm nét quá khứ ngào ngạc hương thanh bình tôi có mẹ.. Như một sợi dây liên lạc giữa tâm hồn lạc lõng của tôi và hoài niệm ký ức tuổi thơ đã ngày càng mù mịt rời rạc.

Những ngày tôi đi học xa khỏi làng Chùa, tôi chỉ nhớ mỗi mùi nhang và ngôi chùa nhỏ trầm mặc bên sông. Đến nổi mỗi lần học luyện thi, tôi phải lần mò đạp xe tìm đến một ngôi chùa nào đó , tìm một gốc sứ sù sì, ngồi đó cả ngày, cuốn vở mở ra trên tay, say sưa hít mùi nhang trầm tỏa ra từ những lư hương sáng lóa trước sân.

Nổi nhớ nhà nhờ thế mà mơ hồ lãng đãng trong làn khói nhang.

Cũng trong làn khói nhang đó, tôi tìm thấy Em.

Một ngày đầu tháng 12 , xuôi theo dòng Trà Khúc, nhóm phóng viên người Pháp nằng nặc đòi tôi dắt về ngôi làng cổ nhất bên Cổ Lũy- Cô thôn, làng Thu Xà. Từ lâu tôi đã nghe nói nhiều về làng nghề Thu xà, nhưng chưa bao giờ đưa khách đến, vì nơi đó chỉ còn là một làng vắng trầm mặc nằm cách xa cảng biển, ít ai lai vãng.

Con sông Trà khúc vặn mình qua khúc eo Cổ Lũy, từ xa chỉ thấy toàn bộ phong cảnh chìm trong khói phủ mờ ảo, u trầm, rồi từ từ hiện ra bóng dừa xanh rũ rĩ và hàng Dương rậm rịt rì rào. Men theo con đường làng quanh co khúc khủy, dẫn đến bụi tre vàng óng, những bức tường đất cũ kỹ, hàng rào chè tàu mộc mạc, ngôi nhà xây bằng đá ong vàng kiểu cổ xưa, dựa trên cột gổ Lim, gỗ Kiền kiền đen bóng nhưng nhức, tât cả vẻ lên một phong cảnh cổ xưa, sâu đằm và trầm mặc đến mê mẩn hồn người. Mới thấm thía câu thơ của Bích Khê viết về quê hương Thu xà:

làng cũ buồn thu quạnh

Anh có khi nào trở lại chưa

Nơi đây thành phố đời ngưng mạch

Mấy nàng lai khách vẫn buồn mơ…

Hoa HuongĐột nhiên anh bạn giơ máy ảnh lên bấm lia lịa, tôi và nhóm du khách ngẩn người ra trước cánh đồng hoa bằng những bó nhang đỏ chói, thân vàng rực xòe ra rực rỡ trong ánh nắng vàng óng như mật mới rót của tháng 12.

Nhưng chính mùi trầm, mùi quế phảng phất trong không gian oi ả mới làm tôi lảo đảo như say. Tôi đi lần về phía gian nhà ngói đỏ chìm trong bóng tre, bóng trúc, nơi mùi hương càng dậy thêm nồng nàn. Và, trong đám bụi nắng vàng lóng lánh,  giữa đám mây bụi của bột gổ nhờ ánh sáng khuếch tán thêm lộng lẫy đó, em nhìn tôi mĩm cười rụt rè.

Tim tôi, ngay lập tức, đau nhói như có bàn tay ai xiết nhẹ mà sâu!

Vì khuôn mặt trắng thon dài xanh xao đó là tổng hòa tất cả nét đẹp của đàn bà vùng quê tôi, là nét đẹp của mẹ trong ký ức của tôi và những đường nét mờ nhòe càng thêm gọi về hình ảnh mẹ qua khói nhang.

Tôi tin là tôi đã bị em bỏ bùa ngay từ giây phút đó.

Không chỉ một mình tôi phải lòng em, tôi e rằng có thêm 30 người khác , vừa nam vừa nử, vừa tóc đen mun, lẫn tóc vàng hoe xoăn tít, đều bị em bỏ bùa bằng cái cách tương tự như thế.

Em vén món tóc dài đen mảnh mai vào sau vành tai, tay áo màu nâu mộc của đất bùn dịu dàng hướng dẫn chúng tôi cách se nhang trên bàn gỗ. Giong em nhỏ nhẹ như gió luồn qua khóm tre mà dịu như suối chảy qua khe mùa xuân, mơn man da thịt tôi đang lên cơn sốt.

“- Ở làng em, nén nhang không chỉ được làm ra để đốt. Ông cha xưa đã tâm niệm nén nhang thể hiện yếu tố tâm linh, hội tụ tinh hoa giao hòa giữa âm và dương, quá khứ và hiện tại, tương lai, giao hòa giữa chân – thiện – mỹ.”

Nén nhang là một nén lòng thắp lên trong cuộc trò chuyện với linh hồn người thương yêu đã khuất.”

– Tôi chưa từng nghe ai nói hay và lạ như vậy về nhang- tôi vội vàng cắt lời, vì tôi không thể dịch trọn nghĩa những gì em nói cho nhóm khách du lịch đang đứng ngẩn ngơ sau lưng- Em có thể cho biết thêm về làng nhang Thu xà không? có gì khác lạ so với những làng nhang khắp nơi trên đất nước ?

– Dạ khác cơ bản nhất là nguyên liệu.  Nhang Thu xà chủ yếu làm từ trầm, võ quế và hoa ngâu là đặc trưng của cả miền Trung và xứ Quảng, hương trám đặc trưng cho Bắc Ninh, hương bài ở đồng bằng Bắc bộ, hương xạ ở Hưng Yên. Nguyên liệu phải là thảo mộc lấy từ mùa xuân để có nhiều tinh dầu và tạo nên hương thiên nhiên tốt nhất. Chân nhang là thân nứa, tre đã được ngâm trong dòng chảy ở khe suối ba tháng . Bột nhang là từ cây đước, cây keo, võ cây bạch đàn. Hương liệu từ võ cây quê, võ trầm , bạch đàn, hoa ngâu nghiền mịn, không phải từ hóa chất pha trộn dầu thơm như nhang Trung quốc, Thái lan. Vì vậy nhang thơm xứ Quảng quê mình đã thơm ngát lại cháy lâu, không gây độc hại. Người thắp nhang có thêm những phút giây tĩnh tâm trước cuộc sống căng thẳng, xô bồ hàng ngày.

Cha em nói, còn hơn là một nghề thủ công, nhang thơm là cả bề dày văn hóa của người Việt. Nên cả làng Thu Xà quyết tâm sống chết với nghề, dù nghề làm nhang chỉ vừa đủ ăn.

Hôm đó, xuôi dòng theo về lại Hội an, là cả một xuồng nhang Thu xà đủ loại. Chiều tối nào tôi cũng chỉ cười trừ khi bà ngoại cằn nhằn:

– Mi mua nhang ri đủ đốt cho một năm! Nhưng mà nhang ni là nhang thứ thiệt mi ạ, khói chi mà khói huy hoàng, mùi chi mà mùi lộng lẫy.

Mắt bà đã lòa, chỉ cần nhìn dáng bà còng còng thẩn thờ trong chiều thẵm, là biết bà dang chìm đắm trong mùi nhang đã đem cả một thời sắc màu lung linh, huyền ảo ngày xưa trở về.

Từ đó bao nhiêu tiền làm ra tôi chỉ dành dụm cắc ca cắc cũm để mua nhang Thu Xà và ấp ủ giấc mộng mua máy se nhang về để tăng năng suất cho em bớt cực ngồi khom lưng bên bàn gổ se nhang.

Nắng xuân óng vàng vừa kịp đến bên sông, thằng bạn cùng phòng đã hối hả chạy vào thầm thì bên tai :

– Tao gặp em Nàng Hương của mày cập thuyền ngoài bến tề!

Tôi chạy vội ra bến sông, em đang vuốt lại mái tóc rối bời trong gió, tấm áo nâu ướt đầm mồ hôi, bên một thuyền đầy hoa Vạn Thọ vàng rực rỡ. Em cười bẽn lẽn:

– Làm nhang chẳng đủ sắm tết cho mấy đứa cháu. Nhà em trồng thêm hoa Vạn thọ bán Tết.

Lập cập, vừa năn nỉ, vừa rủ rê một ngày, cả cơ quan và mấy thằng bạn cũng rút tiền túi ra mua một nửa thuyền hoa Vạn Thọ của em, nửa còn lại tôi bao hết với lý do “bà ngoại anh mê màu hoa Vạn thọ ni lắm! Tết mô cũng chưng giùm cho cả xóm!”

Chiều đó, Dẫn đoàn khách từ nội thành Huế trở về, chưa kịp thở, thằng bạn chí cốt đã trừng mắt:

– Thôi chết mi, tới số mi rồi, Tao nghe em Nàng Hương của mi lần dò hỏi địa chỉ nhà mi tới thăm sáng ni.

Mồ hôi lạnh túa ra như tắm, tôi lật đật tuông chạy về nhà.

Em đã ngồi trước sân hoa Vạn thọ, màu nâu đất của vạt áo dịu dàng trên nền hoa vàng chói lọi. Bàn tay em mảnh mai trắng xanh như một mảnh trăng lưởi liềm nằm trong bàn tay nhăn nheo của bà ngoại tôi. Mắt bà đục lờ hướng về tôi, môi cười ánh sắc vàng vạn thọ:

– Không ngờ cái thằng ni còn nhớ xưa bà mê hoa Vạn Thọ, chứ bây giờ mắt bà lòa rồi thấy chi nữa mà chưng hoa!

Tôi cứ đứng như trời trồng, gải đầu gải tai trước mặt em cho đến khi bà lần vào nhà trong.

Chỉ còn lại em và tôi và ánh trăng. Và mùi hương trầm ngan ngát.

Và mùi tóc em, từ lúc nào không biết đã gần thật gần sát thật sát bên tôi. Là trộn lẫn tất cả mùi hương, sông , đầm, trời đất, hoa ngâu và võ quế, vừa nồng, vừa say, làm toàn thân tôi chống chếnh như nhấp phải rượu say mà lâng lâng như đang bay giữa một vùng hương.

Em thì thầm:

– Anh biết bà nói chi với em không? Bà noái anh mua nhang trầm về chất khắp nhà, thắp cả năm cũng chưa hết nhang trầm!

Tôi gượng cười khổ.

– Bà còn noái mùi nhang chi mà thơm lạ thơm lùng, thơm như ngày xưa thơm về, thơm như cả đất trời trộn lại một mùi thơm. Đêm nào thắp nhang trước bàn thờ, bà cũng thấy mẹ anh nhìn bà vừa cười vừa khóc :mệ ơi, con nhớ mệ! Bà kể cho em nghe xong, bà vừa khóc vừa cười.

Tôi thấy cay cay nơi sống mũi.

Em làm sao hiểu nổi mùi nhang thơm từ tay em là sợi dây mỏng manh nối giữa cỏi âm mịt mờ xa xăm của mẹ và cỏi dương trần ồn ã, lạnh lùng của hai bà cháu tôi. Là hơi ấm lan tỏa mà không tan quấn quít  ký ức tuổi thơ làng Chùa của tôi với tâm hồn lạc lõng buồn tẻ của tôi bây giờ. Để cỏi trần tục của tôi thêm trọn vẹn, có chiều sâu và có ý nghĩa hơn nhờ cỏi tâm linh bao trùm và hiện hữu.

– Tôi cần có em, như tôi cần mùi khói nhang- Bất ngờ tôi nói thành lời tình cảm đang cuộn trào trong tim tôi.

Mái đầu em rớt xuống vai tôi mỏng mảnh như ánh trăng kia đang tan chảy trên mặt sông Hoài.

– Mà anh phải đem cả làng hương Thu Xà về đây, em sống chết gì cũng không bỏ nghề làm nhang được!

– Bây giờ thì Nàng Hương của anh ở mô rồi?- tôi giả vờ cười cợt hỏi để khỏa lấp sống mủi cũng đang cay cay và cổ họng nghèn nghẹt.-

– Tôi dắt chị qua làng Hương xem cơ sở sản xuất nhang thơm mới của chúng tôi nhé. Có máy móc hiện đại một ngày chúng tôi cho ra cả trăm ngàn bó nhang. người Thu Xà giờ làm nhang để làm giàu chứ không chỉ đủ ăn nữa chị à. Bà con nước ngoài người ta còn nói Mùi nhang Thu Xà thắp lên bây giờ không chỉ có mùi trầm , mùi quế mà còn có cả mùi ruộng đồng, mùi đât bùn mùi quê hương. Nhang Thu Xà không chỉ có mùi hương trầm, hương quê mà có cả mùi thương mùi nhớ với lòng người xa quê. Rồi chị chẳng những gặp nàng Hương mà còn có nàng Khói, nàng Nhang nữa…

– trời đất, còn nàng Khói Nhang nào nữa đây?

– Thì hai đứa con gái sinh đôi của tui, giống bà ngoại như đúc hà.

Anh chàng bật cười. Nắng trên sông tan ra như mật chảy.

Nhiên

Mùa chim én bay (18)

Chuyển đến trang:  1    3  4  4a  5  6  7  8  9  10 10a 10b 10c 10d 11 12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34
35  35a 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
55 56 57 58 59 60 61