ÐẢN SANH

Recent Pages: 1  2  3  4  5  6  7  8  9

15 Tháng 4 – Vía Phật Thích Ca Ðản Sanh
Celvration lf Shakyamuni Buddha’s Birthday.

Cũng ngày âý trên hai ngàn nåm trước
Khắp vòm trời nhẹ thoảng một mùi hương,
Hoa không riêng mà chung cả mười phương
Ðã nở vớí tình thương nhân loại.

( Vân Hà )

 Hôm nay Phật Ðản Sinh

Wonderful! (4)Ðặc Tánh của Hoa Sen, ít loại hoa nào có được: Nhân Quả Ðồng Thời.

ý nghiã Số 7 // 7 bước chân Ðầu Tiên của Ðức Phật:

Theo quan niệm triết học phương Ðông, số 7 là con số biểu trưng cho sự hoà hảo nhiếp thâu cả vũ trụ. Nó đươc xác lập trên 7 nguyên lý của thời gian và không gian.

Con số 7 tiêu biểu cho không gian có 4 là: Ðông, Tây, Nam, Bắc và thời gian có 3 là: quá khứ, hiện tại và vị lai.

Theo tư tưởng kinh Hoa Nghiêm,toàn thể vũ trụ nhân sinh từ vật nhỏ như vi trần đến vật to lớn như núi Tu Di, tất cả không ngoài con số 7:

– Thất Ðại: Ðịa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức

– Thất thánh tài: tín, tấn, giới, tàm quý, văn, xã, hệu.

– Thất chúng: Tỳ- kheo, Tỳ- kheo ni, thức-xoa-ma-na, sadi, sadi ni, ưu bà tắc, ưu bà di.

– Thất Phật: Phật Ty Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Ty Xá Phù, Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp và Phật Thích Ca.

– Thất thánh quả: Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà hàm, A Na Hàm, A La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật.

Ngoài ra, 37 phẩm trợ Ðạo cuñg chia làm 7 khoa: Tứ Niêm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lục, Thất Bồ Ðề Phần và Bát Chánh Ðạo.

Vì vậy, con số 7 tượng trưng cho sự sinh hóa cả vũ trụ, ngay cả sự sống chết của con người như lập Ðàn Dược Sư Thất Bảo để cầu an hay tổ chức Thất Thất Trai Tuần để cầu siêu. Vì thế, con số 7 mang ý nghiã rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của nhân sinh quan, vũ trụ quan qua tầm nhìn Phật Giáo.

Ðản Sanh

Trong lich sử nhân loai, lần đầu tiên sự kiện hy hưũ đã xảy ra, một tin mừng thât sự đã đến vðí loài ngưðì, vì đúng tên goi của Thái Tử Tất Ðạt Ða ( Siddatha ) có nghiã là ” vạn sự cát tường”, Thái Tử se˜ là người mang lại sự an lạc cho toàn thể chúng sanh đang quằn quại trong vòng luân hôì sanh tử.

Theo quan điểm của Phật Giáo Ðại thừa, sự xúât hiện của một Vi Phât không phãi là biến cố ngẩu nhiên mà chính là kết quã đưðc thành tuử từ bao nhiêu tâm nguyện nung nâú ở quá khứ.Những việc Bô Tát đã làm chỉ vì một nguyên nhân sâu xa, một “Ðại Sự Nhân Duyên” như trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Phưðng Tiện, đã mô tã: “Các Ðức Phât Thế Tôn vì múôn cho chúng sanh “khai mở” tri kiến Phât để đưðc thanh tịnh mà hiện ra nði đời; vì múôn “chỉ bày” tri kiến Phât cho chúng sanh mà hiện ra nði đời; vì múôn cho chúng sanh “tỏ ngộ” tri kíên Phât mà hiện ra nði đời; vì múôn cho chúng sanh “chứng vào” tri kiến Phật mà hiện ra nði đời.” Sự xuất hiện của Thái Tử Tất Ðạt Ða là “nội bí ngoại hiện”. Tất cã những điêù âý nhằm chỉ bày “tri kiến Phật” nði môi˜ con người.Tri kiến Phật chính là cứu cánh rốt ráo của tất cã những nô˜ lực của hàng Phật tử, dâù thuộc tại gia hay xuất gia. Tri kiến âý là một cái nhìn thật sâu, thật sáng vào bãn thể của nhân sinh quan và vu˜ trụ quan, mà danh từ Phật Hoc goi là “như thật tri kiến. Người nào đạt đưðc một cái nhìn như thế đôí với vu˜ trụ và con người thì người đó đã thực hiện đưðc lý tưởng giãi thoát. Người âý chẳng còn bị chi phôí bởi những biến cố tâm lý, vật lý hay hoàn cãnh xã hội nào.

Sự kiện Ðãn Sanh của Ðức Từ Phụ đã chiêú soi một làn ánh sáng mới me˜,mặc dâù trôi lån trong vòng sanh tử luân hôì, nhưng con người là một thực thể có khã nång “chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc” bằng chính nổ lực tu tâp của cá nhân. Ðau khổ hay luân hồi sanh tử không phãi là một định lý tât yêú,một định mệnh nghiệt ngã mà thực ra chỉ là hậu quã cuã mê mờ vọng tưởng, cuã vô minh. Hào quang sáng rực trong ngày Ðãn Sanh là dâú hiệu xóa tan bóng tối vô minh bao trùm tâm thức con người.

Bằng nguyện lực, sự giáng phàm của Ðức Phật là một bước ngoặc để đánh dâú một sự khai sinh mới cho xã hội Ân Ðộ nói chung và toàn thể nhân loai nói riêng.Ngài không buộc ai phãi quy ngưởng Ngài, cuñg không buộc ai phãi tin Ngài mà chỉ mong moi nguời hãy tin, hiểu và thực hành đúng với tâm nguyện của mình thì mới đem lai cho mình sự liêu˜ sanh thoát tử.Hãy vưðn lên bång chính khã nång của mình,chống lại bãn ngã của mình,mà sự vưðn lên đó chính là sự xác nhận khã nång giãi thoát tìêm tàng nði bãn thân mình, xác nhận giá trị tôn quý của mình.Vì chúng ta không hiểu, nên cho rång chúng ta cách Phật khá xa, nhưng thật ra là rất gần, gần trong gang tấc. Về phưong diện tinh thần, Phật có trí tuệ thùân khíêt, có Ðức Từ Bi rộng lớn, có sức tự tại vô ngại; nhưng về phưong diện nhục thể, qua hiện tượng Ðãn Sanh làm người, Ngài cuñg gíông như chúng ta. Có Ðiêù, ý chí Ngài siêu phàm nên đã đạt đến quả vị tối hậu, chấm dứt tất cã khổ đau. Ðiêù đó, cuñg bao hàm ý nghiã rằng: toàn thể nhân loai đêù có khã nång chấm dứt khổ đau thành tưủ Phật quã.

Ðức Phật là Bậc Khai Ðạo, Chỉ Ðạo và Hướng Ðạo, môt Bậc Thầy hoàn thiện trong mọi lãnh vực, để mọi người thâý đó cùng quýêt tâm bước theo con đường của Phật, đạt được mục đích như Phật.

Theo: SaigonTime

HỌC HẠNH CỦA ĐỨC PHẬT BỔN SƯ

Nhân mùa Phật Đản, để tưởng nhớ đức Phật Thích Ca tu theo HẠNH TRÍ TUỆ, chúng ta sẽ bàn với nhau về hạnh trí tuệ.

Trí tuệ có 3 loại :
Trí do nghe,
Trí do suy xét tư duy,
Trí phát sanh do tu tập thiền tuệ minh sát.

Trong 3 loại trí này thì trí tuệ phát sanh do tu thiền tuệ minh sát không bao giờ mất khi còn luân hồi.

Trong Tăng Chi bộ kinh đức Phật có nói có 4 loại ánh sáng:
1- Ánh sáng mặt trăng,
2- Ánh sáng mặt trời,
3- Ánh sáng ngọn lửa,
4- Ánh sáng trí tuệ.

Trong 4 loại ánh sáng thì ánh sáng trí tuệ là tối thượng.
Hiện nay có những vị tỳ khưu nói về pháp chánh niệm nhưng ” có khi ” không thực hành được trong cuộc sống (bởi tham, sân còn nặng). Thời Phật tại thế có những vị nghe Phật thuyết một bài pháp là đắc đạo quả. Thời nay để ” chánh niệm, tỉnh giác ” đắc đạo quả là rất hy hữu.

Có 3 hạng người tu:
1 Người tu theo đức tin,
2-Người tu theo trí tuệ,
3-Người tu theo tinh tấn.

Trong 3 hạng, người tu theo trí tuệ là nhanh nhất.
Đức Phật Bổn Sư chúng ta chính là vị Phật đã tu theo hạnh trí tuệ. Vì những người có trí mới dễ chứng đắc đạo quả.

Với tâm mong cầu những điều tốt đẹp nhất đến với quý vị, xin khuyên quí vị khi làm một thiện nghiệp nào đó như giữ giới trong sạch, bố thí cúng dường đến chư Tăng… rồi nhân việc thiện này quí vị phát nguyện..” Xin cho con có nhiều Chánh Kiến nếu như còn trôi lăn trong vòng luân hồi ”. Bởi có Chánh Kiến là có trí tuệ, mà có trí tuệ thì mới thoát khổ đươc. Đức Phật dạy: ”Ijjhati bhikhave silavato cetopanidhi visuddhata” (Này chư tỳ khưu, nguyện vọng của người có giới được thành tựu bởi vì tâm trong sạch thanh tịnh).

Là Phật tử, hãy biết ” đầu tu khôn ngoan ” bằng cách tử thích bố thí pháp, ấn tống kinh điển, nghe kinh nghe Pháp tầm cầu trí tuệ.

Cầu mong mọi người có trí tu tập đúng theo chánh pháp.
Cầu mong mọi người có trí tuệ sớm đoạn tận khổ đau vòng luân hồi.

Nam Mô Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sinh BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Người khất sỹ

Source: Trang Nhà TTT

Nguyện Ngày An Lành

Kinh Phật 

Nguyện ngày an lành, đêm an lành.
Ngày đêm sáu thời đều an lành.
An lành trong mỗi giây mỗi phút.
Cầu ơn Tam Bảo luôn che chở…
Nguyện ngày an lành, đêm an lành…
Ngày đêm sáu thời đều an lành…

May The Day Be Well

– Buddhist Sutra –
Thích Nhất Hạnh’s Translation

May the day be well and the night be well.
May the midday hour bring happiness too.
In every minute and every second,
may the day and night be well.
By the blessing of the Triple Gem,
may all things be protected and safe… 

Nguồn: TrangNhà Cảm Ơn Phật

Dưới bóng cây vô ưu

Những lời dạy của Ðức Phật
có liên quan về bốn thánh tích

HT. Thích Giác Toàn

4 Thánh tích:Nơi Bồ Tát đản sanh, Nơi Ðức Phật thành đạo, Nơi Ðức Phật chuyển pháp luân, Nơi Ðức Phật nhập Niết Bàn, Ðức Phật đã chứng minh tự ngàn xưa, những người đệ tử, con Phật với tấm lòng trong sạch, tịnh tín, tâm đạo nhiệt thành, có đủ nhân duyên hành hương chiêm bái sẽ được đày đủ phước lành, hiện tại được an lành, vị lai được hướng sanh nhàn cảnh.

Ðức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni là bậc Ðại Ðạo Sư, Thiên Nhân Sư, thầy của Trời và Người trong thế giới Ta Bà. Những sự kiện liên quan cuộc đời Ngài là bài học vô vàn thiêng liêng đối với người Phật tử khắp trần gian. Ðặc biệt, trước khi nhập diệt, đức Phật tổ có giáo huấn về “Bốn chỗ động tâm”, sau này trở thành “Bốn chỗ Thánh tích” vĩ đại của Phật giáo Ấn độ nói riêng, Phật giáo thế giới nói chung: nơi Bồ Tát đản sanh, nơi đức Phật thành đạo, nơi đức Phật chuyển pháp luân và nơi đức Phật thị nhập Niết bàn.

Chúng tôi xin được cùng chư pháp hữu và Phật tử ôn lại một số những lời dạy của đức Phật liên quan 4 dấu ấn lịch sử này:

1. Lời dạy của đức Phật về dấu ấn “Ðản sinh “:

Hàng Phật tử chúng ta đều nhớ – tại vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ca Tỳ La Vệ xưa, khi hoàng hậu Ma Gia vừa vói cành tay hài cành hoa Vô ưu thì Thái tử Tất Ðạt Ða “đản sinh” chào đời. Ðiều kỳ diệu thứ nhất là vừa mới sinh ra đời, Thái tử Tất Ðạt Ða có thể bước đi 7 bước và dưới chân Ngài rộ nở 7 đóa sen thiêng. Ðiều kỳ diệu thứ hai là Ngài vừa bước đi trên 7 đóa sen thiêng, cùng lúc một tay vừa chỉ trời, một tay vừa chỉ đất mà tuyên bố pháp âm vi diệu: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn — Vô lượng sanh tử, ư kim tận hỷ” .

Con người chúng ta sở dĩ trôi lăn nhiều đời, nhiều kiếp trong cõi luân hồi vì mình thường chỉ biết sống với ngã chấp phàm phu, với cái ta tội lỗi. Cho nên cũng trôi lăn không biết bao nhiêu đời kiếp, nhưng chúng ta không thể nào thoát ly được nỗi khổ của sanh tử. Ðức Phật thì trái lại, khi còn phàm phu thì mỗi đời kiếp luân hồi là mỗi quán tưởng tầm tu. Mỗi lần thọ khổ là mỗi lần giác ngộ hồi đàu, không cho dễ duôi phóng túng. Ngài Huệ Năng, Tổ sư thứ 6 Thiền tông Trung Hoa, đã nối tiếp con đường chánh pháp của Ðức Phật bằng cách: “Thường tự thấy lỗi mình, tức phù hợp với đạo”. Nếu chúng ta tự nhận ra chơn tánh của mình, không cho bụi trần ô nhiễm tức là chúng ta hiểu rõ được ý pháp của Ðức Phật dạy.

Về sau, khi gần thị nhập Niết Bàn, nơi núi Linh Thứu, Ðức Phật đã hiển bày trong kinh Pháp Hoa vì sao Ngài thị hiện trong cõi Ta Bà: “Ðức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”. Lời khẳng định này của Ðức Phật giúp cho người con Phật chúng ta sáng tỏ hơn ý pháp “duy ngã độc tôn” trước kia và “ngộ nhập tri kiến” sau đó, đều là nhằm để xác tín chắc chắn sự kiện của Ðức Phật “đản sinh” thị hiện vào đời là do lòng đại từ, đại bi vô hạn của Ðức Phật đói với chúng sanh, thương xót chỉ bày cho chúng sanh và cứu độ chúng sanh. Niềm vui sẽ thực sự đến với Ngài trọn vẹn khi nào chúng sanh thành tựu chơn tánh như Ngài đã thành tựu. “Như Lai là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” chính là lý tưởng, mục tiêu của Ðức Phật mong cầu cho mọi người chúng ta.

2. Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn “Thành đạo”:

Hàng Phật tử chúng ta nên nhớ là Ðức Phật đã mất rất nhiều năm đi tìm đạo và tu khổ hạnh (có thuyết ghi 11 năm, có thuyết ghi 6 năm) mới có thể chứng ngộ đạo quả Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, sau khi ngồi dưới cội cây Bồ Ðề 49 ngày đêm thiền quán. Và khi bừng sáng chứng ngộ, Ðức Phật đã thốt lên bài kệ pháp, tự cảm thán trong niềm hoan hỷ vô biên:

” Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai thênh thang đi, đi mãi.
Như Lai đi tìm mãi mà không gặp, Như Lai đi tìm người thợ cất cái nhà này.
Lặp đi lặp lại đời sống quả thật là phiền muộn.
Này hỡi người thợ làm nhà, Như Lai đã tìm được ngươi.
Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy, cây
đòn dông của ngươi dựng lên cũng bị phá tan!
Như Lai đã chứng quả vô sanh bất diệt và Như Lai đã tận diệt mọi ái dục”
(Kinh Pháp Cú)

Lời pháp vi diệu này cho chúng ta thấy Ðức Phật đã chứng ngộ, đã thấu suốt dòng dông sanh tử tự bao đời kiếp, mặt trái của sự giả tạo, sự cấu thành hư huyễn…, giờ này Ngài đã tỏ sáng, viên dung như ánh trăng rằm, không còn gì che khuất. Ngài đã thực sự đi vào thế giới tối tôn tối thượng của “duy ngã độc tôn” và “ngộ nhập Phật tri kiến” mà Ngài đã chỉ bày cho mọi người từ khi Ngài mới hiện thân vào đời.

3. Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn “chuyển Pháp luân”:

Như chúng ta đã biết, khi còn trên đường đi tầm đạo, Tất Ðạt Ða có gặp năm anh em A Nhã Kiều Trần Như, có cùng trao đổi tu tập và có hứa với nhau khi nào có người chứng quả vị Vô Thượng Bồ Ðề thì sẽ trở lại và truyền đạt cho nhau. Sau khi chứng quả thành Phật, Ðức Phật liền đến với năm anh em Kiều Trần Như nơi vườn Lộc Giả. Và tại đây, Ðức Phật thuyết bài pháp đàu tiên là “Tứ Diệu Ðế” tức “Bốn điều chân lý” tối thượng, chỉ rõ hiện trạng mọi sự khổ trên đời, nguồn gốc huân tập nên sự khổ, phương pháp chấm dứt khổ và con đường an trú đạo quả hạnh phúc lâu dài.

* Khổ đế: “Thế giới này đầy rẫy những sự khổ ải. Sinh cũng khổ, già cũng khổ, bệnh cũng khổ, rồi tử cũng khổ. Phải gặp điều mình ghét cũng khổ, phải xa cái mình yêu thích cũng khổ, không tìm được cái mình muốn tìm cũng khổ. Ðúng là cuộc đời này vì không xa lánh được sự chấp nê nên khổ. Ðó gọi là chân lý của sự khổ” (Kinh Tương Ưng Bộ)

Các pháp Ðức Phật dạy về chân lý khổ đế này hàng ngày luôn ở quanh ta, trong cuộc sống của ta. Do vô minh nghiệp thức che lấp nhiều đời khiến chúng ta lầm chấp ôm chặt vào lòng “ngã và ngã sở” cho nên bị “tám khổ” nơi bánh xe khổ để hành hạ từ đời này qua kiếp khác, không còn biết đâu đàu mối là thế. Nếu muốn hết khổ, chúng ta phải tự mình biễt dừng lại, phăng tìm nguồn gốc cấu thành sự khổ để quày lại, không tạo tác “nhân” nữa thì mới mong thoát khỏi “quả” khổ của sanh tử nhiều đời.

* Tập đế: “Tại sao đời người lại khổ? Ðó chắc là do sự phiền não trong tâm người mà ra. Sở dĩ có những nỗi phiền não là bắt nguồn từ những sự ham muốn dục vọng bẩm sinh. Lòng dục vọng này phát sinh từ sự chấp nê đối với sự sống, dục vọng, muốn nghe, muốn thấy, ngay cho dù phải chết chăng nữa. Ðiều này gọi là nguyên nhân của sự khổ” (Kinh Tương Ưng Bộ)

Khi chưa biết nguyên nhân thì chúng ta còn thắc mắc, không biết tại sao mình bị khổ hay khổ nhiều, khổ ít? Nay đã biết rõ nguyên nhân rồi, thiết nghĩ mỗi người mình, nhất là Phật tử, chúng ta cần nên cố gắng tập tu, tập học để hạn chế từ lần, rồi đưa đến chấm dứt mọi nguyên nhân có thể đem đến khổ đau cho mình, bà con thân quyến mình và tất cả mọi người quen lạ, xa gần xung quanh trong cuộc sống.

* Diệt đế: “Chúng ta phải diệt trừ tận gỗc sự phiền não. Nếu con người bỏ được tất cả sự chấp nê thì sẽ hết khổ. Ðây gọi là chân lý diệt khổ” ( Kinh Tương Ưng Bộ ).

Sự thật không ai trong cuộs sống chúng ta lại thích cưu mang phiền não trong lòng. Nhưng dứt diệt phiền não, dứt diệt sự khổ cũng không phải là điều dễ dàng. Thông thường, những lời nói quấy hay những hành động quấy, nó đã được tích tụ và ngủ ngầm trong nghiệp thức từ lâu đời, kể cả sự chấp nê và lòng phiền não. Nay, nếu chúng ta không quyết tâm, không chịu dùng pháp Phật để soi sáng nhân quả nghiệp chướng nhiều đời để dứt trừ thì không biết đời nào mình mới được hết khổ !

* Ðạo đế: “Muốn vào cõi vô dục vô khổ, con người phải tu ‘Bát chánh đạo’, tức là đạo 8 chơn chánh. Một là thấy chơn chánh, hai là suy nghĩ chơn chánh, ba là lời nói chơn chánh, bốn là làm việc chơn chánh, năm là đời sống chơn chánh, sáu là siêng năng chơn chánh, bảy là niệm nhớ chơn chánh và tám là giữ tâm định chơn chánh. Ðó gọi là con đường đạo 8 chơn chánh, là chân lý chánh đạo diệt dục. Phải thấm nhuần 8 điều chân lý này” ( Kinh Tương Ưng Bộ ).

Ðời là bể khổ, người nào muốn tránh khỏi khổ nạn thì cần phải dứt bỏ được sự phiền não trong lòng, lời nói xấu xa và hành động tội lỗi. Làm con người, làm Phật tử muốn đến được cõi vô dục vô khổ thì chỉ có cách tự biết tu dưỡng thâm tâm để đạt được sự giác ngộ.

Thế nên, người con Phật thành tâm theo đạo thì phải học và hiểu được “bốn chân lý” cao cả này. Nếu làm Phật tử mà không hiểu được thì dễ bị đi vào con đường lầm lạc khổ đau. Khi hiểu được “bốn chân lý” diệu mầu này thì con người sẽ biết vân dụng ứng xử trong cuộc sống, tự mình biết chuyển hóa mình và con người bắt đàu biết tự mình xa lánh sự ham muốn, không bon chen với thế gian, không sát sanh, không trộm đạo, không dâm tà, không lừa đảo, không khinh khi, không xu nịnh, không ghen ghét, không nóng giận, không quên điều vô thường của đời người, không lầm đường lạc lối và không gây tạo tội lỗi trong cuộc sống.

4. Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn “thị nhập Niết bàn”:

Trong kinh Ðại Bát Niết Bàn, nhất là phẩm Di giáo, Ðức Phật đã truyền dạy rất nhiều điều quý báu về tâm đức của một vị Tỳ kheo, một vị A La Hán trước sự viên tịch của một vị Phật là đức Như Lai. Nơi đây xin trích dẫn lại hai lời dạy sau cùng của Ðức Phật dạy cho Ðại đức A Nan Ða và đại chúng:

— “Này A Nan Ða, có thể con sẽ nói rằng giáo pháp tối thượng sẽ không còn thầy giảng dạy. Chúng con không còn Ðạo sư. Không nên, A Nan Ða, con không nên suy tư như thế. Giáo pháp và giới luật đã được Như Lai truyền dạy và quảng bá rộng rãi. A Nan Ða, khi Như Lai nhập diệt rồi thì giáo pháp và giới luật ấy sẽ là Ðạo sư của chúng con.”

— “Hãy nghe đây, này các đệ tử, Như Lai khuyên các con: Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tận lực, liên tục chuyên cần”.

Ðó là những lời di huấn tối hậu của đức Thế Tôn.

Tóm lại, với 4 Thánh tích: (1) Nơi Bồ Tát đản sanh (vườn Lumbini, ngày nay thuộc nước Népal), (2) Nơi Ðức Phật thành đạo (Buddha Gaya), (3) Nơi Ðức Phật chuyển pháp luân (Isipatana, hiện nay là thành phố Sarnath), (4) Nơi Ðức Phật nhập Niết Bàn, Ðức Phật đã chứng minh tự ngàn xưa, những người đệ tử, con Phật với tấm lòng trong sạch, tịnh tín, tâm đạo nhiệt thành, có đủ nhân duyên hành hương chiêm bái sẽ được đày đủ phước lành, hiện tại được an lành, vị lai được hướng sanh nhàn cảnh.

Ngày nay, những người con Phật Việt nam, mặc dù sống xa Ðức Phật và đất Phật, mỗi năm những ngày lễ Ðức Phật sanh, Ðức Phật thành đạo, Ðức Phật nhập Niết Bàn… tìm đọc lại kinh sử, niệm nhớ lại những lời di huấn thiêng liêng của Ðức Phật mà vẫn nghe lòng như trào dâng niềm xúc cảm, niềm hạnh phúc vô biên.

Nguồn: Ðạo Phật Ngày Nay

Đi tìm hoa Linh thoại

Đi tìm hoa Linh thoại! Một ngày trễ nãi những lo toan, thất hứa với bao bộn bề lôi kéo bởi kiếm tìm ước vọng, bỏ hết lại sau lưng, ta đi trên con đường đầy rêu cỏ dẫn đến mái chùa cổ xưa ngập tràn hoa nắng…

Hoa Linh thoại, một loài hoa linh thiêng mầu nhiệm, rất khó tìm và rất khó gặp vì “Ba nghìn năm mới trổ hoa một lần”. Sự kiện hoa Linh thoại nở cũng mầu nhiệm như sự xuất hiện của ba ngôi Tam bảo và cũng hi hữu như việc ta được gặp giáo pháp của đức Thế Tôn. Hoa Linh thoại là một thực thể sinh động tồn tại trong cuộc đời hay chỉ là đóa hoa thiêng mầu nhiệm của những truyền thuyết xa xưa chỉ được kể trong kinh điển? Ta chưa có cơ hội được nhìn thấy hoa Linh thoại và có lẽ hiếm ai có cơ hội được nhìn thấy loài linh hoa này. Hoa Linh thoại trong tâm tưởng của mỗi người con Phật có một vị trí thiêng liêng, trang trọng, đẹp vô cùng và hương thơm tỏa ra vi diệu. Sự có mặt của hoa Linh thoại cũng chính là sự có mặt của đức Thế Tôn! Hoa Linh thoại trở thành sứ giả báo hiệu sự xuất hiện của Như Lai tự ngàn đời…

Có những điều không thể tìm được trong thực tại nhưng dưới cảm quan và trí tưởng tượng, những điều không thể ấy trở thành biểu tượng của thi ca và người ta cố quên đi những điều ấy là một sáng tạo phẩm của trí tưởng tượng để cố tin là có thật và gắng sức đi tìm. Lá diêu bông là một điều không thực như thế nhưng có người cũng muốn đi tìm lá diêu bông! Vì những niềm riêng cơ hồ không định đoạt được hay để cho nhưng ước muốn sâu thẳm, dịu dàng có cơ hội được vỗ về và chắp cánh bay bổng theo những giấc mơ?

Ta không tìm lá diêu bông nhưng ta muốn đi tìm hoa Linh thoại. Ước muốn được một lần chạm mắt vào đóa linh hoa vì một điều giản đơn, để ngắm nhìn dung nhan hình hài của Bụt, người mà chúng ta trọn đời quy y kính ngưỡng. Nhưng tìm hoa Linh thoại ở đâu? Tìm trên những mỏm đá cheo leo trên đỉnh Hymalaya ngàn năm chập chờn núi tuyết hay tìm hoa Linh thoại trong đồi cát trắng trong những xóm dân cư trú bên hai bờ lưu vực sông Hằng hay trong những cụm rừng Kim Tước cổ kính im lìm tọa thiền nghìn năm an nhiên, tự tại? Đóa hoa Linh thoại đầu tiên nở cách đây 2630 năm và cũng có lẽ đóa linh hoa đó không còn sức sống vì quá đau buồn khi đưa tiễn đức Thế Tôn nhập diệt. Hoa Linh thoại giờ chỉ còn trong thi ca và kinh điển, trong những ước mơ chưa đạt thành nhưng cứ ấp ủ triền miên vì ta tin gặp linh hoa là thấy Bụt. Hoa Linh thoại có còn đó cho ta? Bụt có còn đó cho ta?

Đi tìm hoa Linh thoại! Một ngày trễ nãi những lo toan, thất hứa với bao bộn bề lôi kéo bởi kiếm tìm ước vọng, bỏ hết lại sau lưng, ta đi trên con đường đầy rêu cỏ dẫn đến mái chùa cổ xưa ngập tràn hoa nắng, ta dừng lại bên vệ đường, một cụm hoa dại vàng li ti mong manh nhìn ta cười thật hiền lành khiến ta phải ngồi lại. Đóa hoa dại bé nhỏ không biết mặt đặt tên, không kiêu kỳ lộng lẫy, không hương thơm ngào ngạt bay xa đến ba ngàn thế giới Hoa Nghiêm. Nhưng khi ta nhìn đóa hoa dại thật kỹ, thật lâu, ta mỉm cười lại với đóa hoa bé nhỏ, thoáng một chút tỉnh thức trở về, ta giật mình cúi đầu với đóa hoa bé vàng dại. Đây là đóa hoa Linh thoại của ta, đóa hoa trong tâm thức ngủ quên giờ thức giấc trở về trong đóa không tên.

Hoa Linh thoại có thể bất cứ là loài hoa nào trên thế gian, linh hoa có thể ở bên cạnh ta nhưng ta sẽ thể nào thấy được. Ta còn rong ruổi tìm cầu, ta dáo dác kiếm tìm những hình bóng xa xôi để chụp bắt những hư vô đầy mộng mị… Ngay cả ý niệm đi tìm hoa Linh thoại cũng đã khiến ta không thể thấy hoa Linh thoại được rồi! Hoa Linh thoại cũng vậy và đi tìm Thế Tôn, đi tìm sự giải thoát cũng vậy. Tất cả chỉ là một ý niệm không thực ngăn trở ta có cơ hội được gần Bụt, được gặp đóa linh hoa. Nếu nhìn sâu ta sẽ thấy Bụt có mặt ngay trong ta trong từng phút giây hiện tại. Khi ta bước đi trong chánh niệm và thở nhẹ và sâu, nở nụ cười thật tỉnh thức và đầy tình thương, ngay giây phút ấy Bụt có mặt và hoa Linh thoại cũng có mặt cho ta. Bụt và linh hoa là một và ta cũng là một với Bụt và linh hoa. Chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức vốn là không hai. Ta và Bụt là bất nhị! Trong ta có Bụt tự muôn đời!

Bỏ hết những lo toan, vọng cầu, vương vấn, thở và cười với những gì đang có mặt trong phút giây hiện tại để có đôi mắt sáng hơn, để cho lòng bình an hơn mà thấy Phật cho thật rõ ràng, mà ngắm linh hoa cho thật trọn vẹn!

Hoa Linh thoại vẫn còn đó, Bụt vẫn còn đó, và ta có biết trở về thôi hết những ngày tháng tha phương?

(1) Hoa Linh thoại (hoa Ưu đàm): Linh thoại là một loại cây có hoa nhưng là loại cây thiêng (linh thọ). Theo Bụt giáo, hoa Linh thoại nở là một điềm lành. Ưu đàm, Phạn ngữ Udumbara, Hán ngữ phiên âm thành Ưu đàm ba la, Ưu đàm bà la, Ô đàm bạt la, Ô đàm bát la, Uất đàm v.v… Hoa Linh thoại có tên Linh thoại bát hoa hay Ưu bát hoa gọi tắt là Đàm hoa, dịch nghĩa là Linh thụy hoa, Thụy ứng hoa, Không khởi hoa. Theo Từ điển Phật học Hán Việt, NXB Khoa Học Xã Hội, thì: “Cây Linh thoại (Ưu đàm) không thuộc loại hoa quả, mọc ở các nơi như núi Hymalaya, cao nguyên Đê-can và nước Xây-lan v.v… Thân cây cao hơn một trượng, lá có hai thứ: Một thứ phẳng trơn, một thứ thô nhám, cả hai thứ đều dài khoảng 4,5 tấc nhọn đầu. Hoa lưỡng tính rất bé, mọc kín ở lõm sâu trong đài hoa, nên thường nhầm là loại cây không hoa. Hoa xếp như nắm tay hoặc như ngón tay cái, thành chùm hơn chục đóa, ăn được nhưng vị không ngon”. Sách Huyền lâm ứng nghĩa, quyển 21 mô tả về Linh thoại “Lá cây hoa này tựa như lá cây lê, quả to bằng nắm tay, vị ngọt, có hoa nhưng ít xuất hiện, khó trồng”. Đặc biệt, hoa Linh thoại có mùi thơm xông khắp vô lượng thế giới (Vô Lượng Thọ kinh). (theo http://www. http://thienviennguyenthuy.wordpress.com)

(2) Thái Kim Lan. “Đức Phật đản sanh 2630 năm”, http://www. http://daitangkinhvietnam.org (downloaded at Jan, 2011)

Nguồn: Ðạo Phật Ngày Nay

Huyền diệu vô ưu

Vô ưu theo chữ Phạn có các tên là Asoka, Anganapriya, Kenkalimara,… theo chữ Hán là A thủ ca thọ, A du ca,…

Hoa Vo Uu

Trên thế giới muôn sắc nghìn hương, từ rừng già, núi cao cho tới đồng bằng châu thổ, đâu đâu cũng rợp cỏ hoa. Có những bông hoa xinh xinh trườn bò trên mặt đất, có những bông hoa lại rủ rỉ trên cành, và những bông hoa lập lờ nơi đầu sóng. Nếu hữu duyên ta sẽ bắt gặp một loài hoa rất bình dị, tên gọi vô ưu. Vô có nghĩa là không, ưu có nghĩa là buồn. Vô ưu là không buồn đau, không phiền muộn, không lo lắng. Loài hoa này không thơm, không đẹp bằng nhiều hoa khác song vượt trên muôn hoa vì mang trong mình tất cả những điềm lành. Hoa nở đem tới sự tươi trẻ, giải thoát, niềm vui, hạnh phúc và an thái.

Vô ưu theo chữ Phạn có các tên là Asoka, Anganapriya, Kenkalimara,… theo chữ Hán là A thủ ca thọ, A du ca,… Tên chung khoa học là Jonesia asoka hay Saraca indica L, còn gọi là cây vàng anh, họ Điệp phụ Caesalpinioideae, cao chừng 10 mét, lá xanh dài 9 cm, hoa to 10 cm mầu vàng cam và đỏ tươi, thơm dịu, quả dài 20 cm hình bầu dục. Đây là loài hoa thân mộc, mọc nhiều ở Thiên Trúc, đất Phật, nơi chân núi phía đông và trung của dãy Hi Mã Lạp Sơn (Himalaya). Hoa nở đại đóa thu hút ong bướm. Thần thoại Ramayana Ấn Độ kể rằng, khi công chúa Sita bị ác quỉ Ravana đuổi bắt, nàng đã sự trêu trọc của quỷ vương. Phụ nữ Ấn Độ vì vậy rất tôn kính hoa vô ưu, xem đây là loại hoa quý thường hái để dâng thần Siva. Vô ưu còn được gọi là hoa tình yêu, tượng trưng của thần Kama Deva. Phụ nữ khi chạm vào hoa sẽ có vẻ đẹp thanh xuân, được nhiều người yêu mến. Hoa cũng cảm nhận được tình cảm con người nên khi được chăm sóc nở cực đẹp. Vô ưu cũng được gọi là cây không đau do chứa chất giảm đau, khi hái lá hoa kết hợp dùng với sữa ong chúa còn trị được bệnh trứng cá, làm mát da, chống béo phì hay u mạch.

Hoa vô ưu gắn liền với ngày Phật đản. Theo tục truyền, vào năm 563 trước Công lịch, hoàng hậu Mahamada (Mahamaya) khi đó đang có mang, Ngài cùng tùy tùng xa giá trên đường từ Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu) trở về cố quốc Thiện Giác quê ngoại để sinh con, ngang qua Lâm Tì Ni (Lubini) – bấy giờ là một rừng hoa vô ưu bạt ngàn, dạo ngự uyển chơi trong tiếng chim réo rắt thanh bình, thấy hoa nở rộ, hạnh phúc đã đưa tay vịn cành hoa vô ưu và ngay sau đó đã sinh hạ Thái tử Tất Đạt Đa – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni). Và Ngài đã đi những bước chân đầu tiên trên bảy đóa sen hồng. Tuổi trẻ của Ngài thiền tịnh và ngộ được trốn dưới gốc cây hoa vô ưu và chống được Đạo Vô thượng Chánh đẳng giác dưới gốc cây Bồ đề; Ngài đã thuyết giảng lần đầu tiên tại vườn Nai và đi vào cõi Niết Bàn giữa hai cây Sala,… Ngài xuất thế đã hé nở một nụ cười giải thoát cho bao kiếp sống đọa đày, và nhờ lòng từ bi vô lượng đem tới cho thế giới sự bình yên, xua tan nỗi sợ hãi bởi chiến tranh, nạn khủng bố, bạo lực, sự chết chóc đang diễn ra từng ngày trên nhân thế. Kinh Tăng Nhất A Hàm ghi: Một con người phi thường đã xuất hiện trong thế gian này, vì lợi ích và hạnh phúc cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì sự lợi ích và hạnh phúc cho chư Thiên và loài người.

Ngày vô ưu nở hoa cũng là ngày nở hoa của đời người. Nhân tâm, trí tuệ được khơi nguồn, sống dậy xóa đi sự vô tri vô giác, dập tắt hận thù và giải phóng thể xác – tâm hồn.

Vô ưu là biểu tượng của Phật pháp cảm hóa con người bằng lương tri và trí tuệ, kêu gọi sự từ bi hỉ xả, bình đẳng, tự do; chiến đấu với tội ác, tham sân si và dục vọng, v.v… Việc đầu tiên mà hoa gửi tới chính là sự kêu gọi con người phải có tình thương yêu, tôn trọng sự sống và không sát sinh. Kế đó là quyền tự chủ và trí tuệ để nhận thức chân lí, biết và đem lại lợi ích cho mình và người, cho cuộc đời.

Đã trải qua hơn 2.500 năm kể từ ngày Phật đản, hoa vô ưu vẫn nguyên sự tươi tắn, sum suê và ngày đêm tỏa hương để thức tỉnh nhân loại trước những khổ đau, thù hận và u tối.

Từ đất Phật về Việt Nam, hoa vô ưu đã được trồng khắp nơi trong các chùa chiền, trung tâm nghiên cứu Phật giáo, dọc hai bên đường làng lối xóm ở vùng quê lẫn đô thành. Lần nào, hoa nở cũng huyền diệu, tràn trề và rực rỡ, không kể mùa hay khí hậu, ngày đổi mầu ba lần: sáng hồng tươi, trưa vàng cam, tối đỏ thắm; ban ngày hương đưa nhẹ nhàng và ban đêm hương nưng nức sân vườn.

Có khá nhiều thi phẩm ca ngợi vẻ đẹp của hoa vô ưu, như bài thơ Hoa Vô ưu:

Mưa nắng bốn mùa ấm lạnh

Tượng đời ngẩng mặt an nhiên

Đóa hoa vô ưu trầm mặc

Nở bừng… rực rỡ… thiêng liêng!

Xuân hồng cánh hoa nhân ái

Đôi mắt mồ côi biết cười

Hương xưa làn môi thổn thức

Tìm đâu bóng mẹ xa xôi…

Tháng Sáu ngây thơ phượng vĩ

Trong veo giọt nắng sân trường

Chiêm bao nghiêng tình nón Huế

Tóc thề hương phấn yêu thương!

Hoa dịu dàng thu biếc lá

Bồ đề rợp mát chùa quê

Trời xanh tháng Mười êm ả

Ầu ơ… ru xưa đồng vọng

Vô ưu hoa ngát đường về.

Hoặc Vườn hoa Vô ưu:

Ánh sáng mờ sương hơi gió nhẹ

Cảnh an bình động vật lao xao

Bay lượn đàn chim ríu rít hót

Cảnh vật yên vui thật ngọt ngào

Hoa vô ưu từng chùm nở rộ

Sáng rực sắc vàng bên vườn nhà

Bướm ong vườn lượn tìm phấn mật

Trên đất lát đầy những cánh hoa.

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo

Quốc lễ Phật đản và tâm linh dân tộc

(PGVN)

Thời Lý – Trần, Phật giáo là quốc giáo, nên những lễ hội Phật giáo đều có quy mô quốc gia và có tầm ảnh hưởng khu vực. Thông tin còn lại để chúng ta khẳng định lễ Phật đản là quốc lễ được đề cập trong Đại Việt sử ký toàn thư.

Phật đản là một lễ hội văn hóa tâm linh. Bản thân lễ hội không đứng riêng ra như một chính thể văn hóa biệt lập (thuộc về tôn giáo) mà là mạch sống tâm linh trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, được người Việt nhiều đời gọi một cách gần gũi thân thương với khát vọng thuần thiện, hòa bình, no đủ: Ngày Bụt sinh, Bụt đẻ. Đó cũng là ngày (là mùa) tâm thức hướng lành của dân tộc.
 
Quốc lễ Phật đản hiện diện như một sự kiện tô đậm cho tinh thần lịch sử, bao quát và nhìn nhận nó trong một diễn tiến không gian và thời gian để thấy rằng đằng sau các nghi thức tôn giáo là tâm linh dân tộc, là khát vọng, hòa bình, hứơng thiện. Có những giá trị tinh thần cụ thể đã bị thời đại vượt qua hay lãng quên nhưng tâm linh dân tộc và khát vọng hòa bình, hướng thiện luôn ẩn chứa tiềm tàng trong tâm hồn người Việt.
 
Thời Lý – Trần, Phật giáo là quốc giáo, nên những lễ hội Phật giáo đều có quy mô quốc gia và có tầm ảnh hưởng khu vực. Thông tin còn lại để chúng ta khẳng định lễ Phật đản là quốc lễ được đề cập trong Đại Việt sử ký toàn thư. Vào mùa Thu tháng 9 năm Ất Dậu, Long Phù năm thứ 5 (1105), vua Lý Nhân Tông sai người “chữa lại chùa Diên Hựu đẹp hơn cũ, đào hồ Liên Hoa Đài, gọi là hồ Linh Chiểu.Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chạy chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ gọi là Bích Trì, đều bắc cầu vồng để đi qua. Trước sân chùa xây bảo tháp. Hàng ngày cứ ngày rằm, mồng một và mùa hạ, ngày mồng 8 tháng 4, vua xa giá ngự đến, đặt lễ cầu phúc, bày nghi thức tắm Phật, hàng năm lấy làm lệ thường”. Tuy nhiên, trước đó, vào năm Nhâm Tý, Thần Vũ năm thứ 4 (1702), Đại viẹt sử ký toàn thư cũng đề cập đến sự kiện “mùa hạ tháng 5, ngày mồng 8 (vua Lý Thánh Tông) tham dự lễ tắm Phật”.
 
Văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh đã miêu tả  rất chi tiết không khí lễ hội: “Nhà vua thân ngồi xe ngọc, đến mở tiệc chay. Hương hoa bày hình thức kỳ an, bồn chậu đặt lễ nghi tắm Phật. Trang sức tướng tinh thành cho năm chúng, hoặc hở vai tiến thoái nhịp nhàng; tạo đội ngũ thiên vương ở bốn phương, nâng khí cụ bồi hồi nhảy múa”, hay “Sai phụng thường chỉnh đốn kiệu xe, khiến phong ba quét sạch bụi bặm. Khói trầm đàn như mây tỏa khắp sơn khê, bóng cờ phướn như ráng phô đầy các ngả.Chuông trống vang ầm, khánh tiu rộn rã. Phía trước xe mây Tam bảo, đàng sau kiệu báu thánh hoàng. Dốc nghiêng xanh tía sáu cung, về hết trẻ già muôn nước. Điện hoa vắt ngang phía trước, chùa Phật mở rộng bên trong. Hội Tăng Ni trai khiết, diễn Giác Đế chân kinh. Hoàng đế nghiêm trang, đọc kệ đoạn cuối đầu tạ lễ, Cung nga khép nép, nghe kinh xong dâng sữa múa ca. Thổi cơm chay trắng nuốt, thết khách đói qua đường, phát tiền quý ùn ùn, cấp dân nghèo khắp chốn. U hiển đều về, thiên long cùng đến;  đem lực công tối thượng, phúc đức vô lường, ca ngợi hoàng cương vững bền như trời đất. Cầu mong bảo vận vằng vặc như trăng sao; sớm sinh thái tử; nối mãi mệnh trời. Mong gốc ngành muôn thuở, cầu xả tắc muôn năm. Cỏ lướt nhiều phương, quỳ nghiêng muôn nước”.
 
Ở ngôi vị cao nhất, đích thân các vị vua chủ trì các cuộc lễ trọng cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Đó là “Lễ”, nguyên tắc căn bản trong đức tính của những người đứng đầu, bởi vận mệnh và cách hành xử của họ là vận mệnh và cách hành xử của cả dân tộc. Điều đó không phải là phấn sáp, hoa hòe điểm trang cho những bước đi của tham vọng quyền hành mà là tâm linh dân tộc, là “linh tại ngã” như một nhắc nhỡ thường trực với chính mình với muôn dân về những giá trị cao đẹp, chân chính, thiêng liêng. Thực hành trọng lễ là một hành vi dấn thân cao thượng (có thưởng phạt phân minh), nên thân tâm của người chủ lễ phải tương thông với trời đất và phải hợp với ước nguyện của nhândân.
 
Khát vọng giang sơn muôn thuở trong các lễ hội Phật giáo dù có trải qua những vận mệnh thịnh suy, nhưng cũng đã tiếp nối những giá trị tinh thần dân tộc. Bởi những khả năng đổi thay, biến cái đã đánh thức những nhà lãnh đạo có trí tuệ chuẩn bị những hành trang văn hóa cần thiết để di chúc cho hậu thê trên những chặng đường của dân tộc mà phía trước còn đầy rẩy những thách thức, hiểm nguy.Khi họ nắm những giá trị trong tay, cũng là lúc họ hiểu có nhiều những giá trị cụ thể của thời đại trước đó đã từng bị vượt qua, và hiện tại được suy nghiệm bởi những biến cố ngày mai, những giả định về chiến tranh ngoại xâm, nội loạn, thiên tai, dịch bệnh mà định luật vô thường luôn chỉ ra. Và rằng, những biến cố ấy có khả năng sẽ quét sạch sự phong phú, đa dạng, nhiệmmầu trong bản sắc văn hóa tâm linh của dân tộc.
 
Từ nhận thức thực tế đó, lịch sử chúng ta vinh dự đón nhận nhiều những vị minh quân hiền triết, có khả năng khám phá đời sống nội tâm trong những hoàn cảnh vô cùng nghịch lý. Nghịch lý không phải là kết thúc mà là một mở ra và hướng đến trong những năng lực giác ngộ cao nhất. Chúng ta vinh hạnh vì có những vị vua Phật tử có thể bỏ ngai vàng như bỏ đôi giày rách, những vị cua có thể hiểu biết về sinh tử như lẽ thường để không khiếp nhược trước các thế lực ngoại bang, và hơn hết không đẩy những tham vọng quyền hành cá nhân vào vòng binh đao hỗn loạn.
 
Vua Trần Nhân Tông sau khi rời bỏ ngai vàng đã chống gậy trúc đi khắp trong thôn ngoài làng khuyến dân thực hành 5 điều lành, 10 điều thiện. Đó là mạch chảy tâm linh mà trước đó vua Trần Thái Tông đã gắng sức khuyên mọi người cùng phát Bồ Đề tâm, để “đạo” và “tục” không còn cách biệt, để các giá trị không bị phân mảnh trước công cuộc chung của dân tộc. Và sức sáng tạo đã được thể hiện qua những nhân cách cụ thể. Nhân cách đó chỉ ra tính thống nhất của ý chí và hành động, bởi đằng sau sự nhập nhằng đáng sợ của ý thức hệ tư tưởng đầy thiên kiến đòi hỏi họ phải vượt qua chính mình, không giẫm lên, hạ thấp những giá trị nhân cách khác trong nhận thức con người cũng có Phật tính và tâm hướng thiện. Đó là mỹ cảm tâm linh dân tộc mà khi nói đến nhân cách con người không có từ dùng nào có thể bao quát được chữ “Tâm”.Có nghĩa rằng trong các khuynh hướng tư tưởng khác nhau, khó có thể tôn thờ các giá trị cụ thể nhưng những chuẩn giá trị chung mang tính người thì vượt qua cả phạm trù tư tưởng, tiến tới phổ cập một nền đạo đức phổ quát được thực hành và trải nghiệm từ những hành động của người đứng đầu, của những trí thức thực sự tâm huyết với dân tộc. Phật tính không bị gói gọn trong một cá nhân đặc thù, trong những tình thế bị đóng khung và giới hạn, bởi việc nhận thức và thấy được tính thiện trong con người đã là điều kiện làm cho những tình thế sinh tử trui rèn thành sức mạnh tâm linh dân tộc.
 
Khuyến phát Bồ Đề tâm là khuyến phát niềm tin và sự tùy hỷ với điều lành, để mọi người có thể vượt qua những giới hạn của bản thân (tham-sân-si) và cùng hướng đến những điều lợi ích chung. Nhiều những sự kiện xảy ra trong cuộc sống thông qua suy nghĩ, lời nói, hành động được củng cố qua đời sống tâm linh luôn mang đến cho chúng ta một nhận thức không đơn nhất, chí ít cuộc sống không hoàn toàn là những tình thế đầy cạm bẫy mà mọi người đang rơi vào, nhất là khi chúng ta có niềm tin về một xã hội Phật tính.Trong thế giới hữu hạn, đời sống cá nhân hữu hạn, việc đặt câu hỏi hay truy tìm những bí ẩn tâm linh, hay khám phá những hỗn độn của cuộc sống thiện ác, càng làm cho con người gắn nhau hơn, rằng cả cái ác và cái thiện đều có quả báo, rằng chúng ta không thể xa rời, tước bỏ, lãng quên một con người khi chúng ta còn nhìn thấy họ còn giống chúng ta ở những điểm con-người gần gũi. Khi những sự kiện tâm linh, những nhận thức nhân văn đã trở nên hùng vĩ trong tâm khảm cá nhân thì việc xây dựng xã hội hài hòa sẽ có điều kiện thuận lợi để tiến hành.
 
Sử gia Ngô Sĩ Liên bằng cái nhìn của một nhà Nho đã viết: “Nhân Tông thường nhân việc mở hội Phật mà tha cho người hết tội, là không phải lẽ, nhưng mà còn mượn tiếng hội Phật. Còn như vua Thần Tông không có việc gì mà cũng tha bổng”. Đa số những vị vua thời Lý-Trần đều nổi tiếng về nhân cách cao thượng, anh minh, thuần từ. Đó là kết tinh của tư tưởng Phật giáo. Khi nói về vua Lý Thần Tông, Ngô Sĩ Liên viết: “Vua khi mới lên ngôi hãy còn trẻ dại, đến khi lớn lên,tư chất thông minh, độ lượng nên việc sửa sang chính sự, dùng người hiền tài, thủy chung đều chính, nhiệm nhặt khúc nhôi, không gì sai lệch…song quá thích điềm lành, tôn sùng đạo Phật, chẳng đáng quý gì”. Hay khi viết về vua Ly Nhân Tông: “Vua trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần vô, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ,nước nhỏ mên, thần giúp người theo, thông âm luật,chế ca nhạc, dân được giàu đông, nước được thái bình, là vua giỏi của triều Lý. Tiếc rằng mộ đạo Phật, thích điềm lành, đó là điều lụy cho đức tốt” (Đại Việt sử ký toàn thư).
 
Tha cho người hết tội là hóa giải trạng thái tâm lý tù ngục, là gở mối nguy thống trị tự do, thống trị tư tưởng, nhân thứ và khoan dung. Nhưng có lẽ ở một xã hội chưa đề cao Phật tính và sự hài hòa thì “tha người” có thể được suy nghĩ là “hại mình”. Đó là những đề phòng chính trị, nhưng không hoàn toàn là nghịch lý cuối cùng “ta sống nó chết” trong con mắt của người giác ngộ, bởi thù-bạn không phải là vĩnh viễn, bởi việc sống chết của cá nhân chỉ ngắn như một giấc mộng. Những vị vua hiền triết, tự mình trong thời điểm nàođó của cuộc đời đã có thể “vong thân”, “vong thế” “vong nhị kiến” để thực hành đời sống tâm linh , và tương quan với tâm thức ấy, cả xã hội đã tự nguyện bước vào nếp sống khoan thứ, thuần từ.
 
Trong gia tài văn hóa, trong mạch sống tâm linh của dân tộc, chúng ta đều là những người nối nghiệp, (nghiệp cũ, nghiệp mới, nghiệp chiến tranh, nghiệp hòa bình….và chúng ta chịu trách nhiệm trước những khả năng tạo nghiệp của mình dù đó là điều mà chúng ta ngợi ca hay lên án, bằng lòng hay phản kháng.
 
Những biểu hiện thực tiển của văn hóa tâm linh Phật giáo luôn cung cấp cho vương triều những khả năng đối ứng( trong ngoài) tích cực, đặc biệt khi các tư tưởng khác nhau có nhiều sự vận động để tiến tới những phạm vi quyền hành bao quát hơn. Chính vì thế, ở những thời điểm đầu tiên khi dân tộc đối kháng Trung Hoa, khẳng định chủ quyền độc lập và lãnh thổ, việc chọn lựa Phật giáo đã củng cố niềm tin, sức mạnh tinh thần cho giới cầm quyền, điều đó xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, bởi chính tư tưởng ấy đã bắt rễ trong đời sống nhận thức văn hóa, tâm linh phổ biến. Nguy cơ chia rẽ là tiềm ẩn, song những giá trị tư tưởng được tạo nên từ bản chất thực (từ bi, trí tuệ) của một Phật giáo luôn là một gợi mở lý thú mà những điểm nút an toàn không chỉ giới hạn cho một thể chế cầm quyền mà còn là  vận mệnh lâu dài của dân tộc.
 
Nỗ lực bản địa hóa mọi tư tưởng là nỗ lực không ngừng của mọi tri thức, văn hóa, lịch sử. Cho nên sự thâm nhập vào nhau đến mức trở thành một trong thể thống nhất, trước hết không đơn thuần chỉ để thâu tóm mọi giá trị hay quyền hành mà là một lẽ sống, lẽ sống ấy chỉ ra mặt mũi chung của anh và tôi là như nhau trong mọi nhu cầu cuộc sống, trong cả sống chết dù anh là vua quan hay dân. Đó là yếu tố “mặt mũi xưa nay”, “bản lai đồng”, “Phật tính”, “tâm” mà các Thiền sư thường nhắc đến.
 
Khi Phật giáo đã được bản địa hóa và trở thành máu thịt của văn hóa dân tộc, nó không chỉ làm mờ khái niệm “ngoại nhập” mà còn từ chối sự thống trị tâm linh như một đặc quyền đặc lợi. Những thập niên gần đây sự du nhập ồ ạt của văn hóa thường làm thay đổi nhận thức của con người trong những thang bậc giá trị mang tính thống trị, chinh phục hay đồng hóa. Sự đối chọi văn hóa diễn ra trên nhiều bình diện của cuộc sống xã hội đã đẩy nhiều vấn đề mang tính toàn cầu vào ngõ cùng, bế tắc. Và mới đây, sự lựa chọn Phật giáo dựa trên 5 nguyên tắc sống căn bản (không giết người, trộm cắp,tà dâm, nói dối, uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện) của Liên Hiệp Quốc chính là nỗ lực tiến tới xây dựng một thế giới văn hóa tiến bộ và hài hòa.
 
Phật giáo Việt Nam từ trong quá khứ đã là một minh chứng cụ thể và là điểm tiếp nối cho những nỗlực hàn gắn, đoàn kếtdân tộc. Ở những thời đại cụ thể, điều đó khẳng định tính nhất quán về tư tưởng Chính-Giáo hợp nhất, nhưng dù Phật giáo được thúc đẩy phát triển đến đâu thì cũng không bao giờ xuất hiện tư tưởng giáo quyền, tư tưởng thống trị tâm linh. Lịch sửdân tộc và lịch sử Phật giáo  Việt Nam luôn chỉ ra điều đó.
 
Những giá trị mới cũ vừa thâm nhập vừa loại trừ nhau, nên chúng ta không thể bám vào nguyên xi những giá trị cũ, nhưng cũng không thể quay lưng lại với nhữnggiá trị có thể bảo đảm cho tính thiện được nhân rộng. Xã hội hiện đại đang đổi thay từng ngày từng giờ không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong việc đi tìm những thang bậc giá trị mới và sàng lọc những giá trị cũ để phục vụ cho nhu cầu phát triển toàn diện hơn của con người.
 
Trong hoàn cảnh xã hội hiện tại, sự sàng lọc giá trị dựa trên những tiêu chí chưa thống nhất và còn khập khiễng trong nhận thức văn hóa đã phần nào đẩy các giá trị văn hóa vào khung cảnh thương mại chật hẹp, biến các lễ hội thành công cụ kiếm lợi, tạo nên cảnh hỗn loạn trong văn hóa ứng xử với di sản, môi trường và tình người. Nhưng khi nhấn mạnh đến những giá trị tâm linh tinh thần, đặc biệt qua quốc tế Phật đản trong lịch sử, chúng ta không thụ động ngồi mơ tưởng về những cái đã qua, bởi giá trị còn là những năng lực sáng tạo và khả năng làm mới một cách phong phú, đa dạng tinh thần của lễ hội. Với một lễ hội từng mang tầm quốc lễ và có không gian tâm linh mở rộng trong cả vùng văn hóa, việc phục dựng, bảo tồn và phát triển các hình thức và nội dung lễ hội Phật đản không chỉ là trách nhiệm của người Phật tử mà còn là sự điều chỉnh trong nhận thức văn hóa từ quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô.
 
Phật đản là một lễ hội văn hóa tâm linh lâu đời. Bản thân lễ hội không đứng riêng ra như một chỉnh thể văn hóa biệt lập (thuộc về tôn giáo) mà là mạch sống tâm linh trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, được người Việt nhiều đời gọi một cách gần gũi thân thương với khát vọng thuần thiện, hòa bình, no đủ: ngày Bụt sinh, Bụt đẻ. Đó cũng là ngày (là mùa) tâm thức hương lành của dân tộc.Thích Thanh Thắng
Nguồn: Tạp chí Văn hóa Phật giáo 

 Ði Tìm Phât Giáo Mỹ

(Pursuing an American Buddhism)
Ký giả Linda Heuman (Providence, RI) phỏng vấn học giả Phật học Charles Prebish
Bài đăng trên Tạp chí Tricycle – Số Spring 2012
Trí Tánh Đỗ Hữu Tài dịch

Chúng ta thường nghe các danh xưng“Phật giáo Tây Tạng”,“Phật giáo Tích Lan”, “Phật giáo Việt Nam”, “Phật giáo Nhật Bản”, … Tại Mỹ, theo thống kê của PEW Research Center (2007, và cập nhật 7/2012, thêm số liệu về Phật tử Mỹ gốc Á châu), có tất cả 4 triệu Phật tử, đứng thứ ba về số lượng tín đồ, sau Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo; nhưng lại đứng đầuvề tỷ lệ tăng trưởng, 170% mỗi năm.

Vậy thì, với 4 triệu tín đồ và 150 năm sau khi Phật giáo được du nhập vào Mỹ, chúng ta đã có một“Phật giáo Mỹ” chưa? Quá trình hình thành và diện mạo đặc thù của Phật giáo Mỹ là gì? Viên ngọc quý trong chéo áo của chàng cùng tử (da đỏ) “sắc nước hương trời” ra sao? Bài phát biểu dưới đây là những mô tả và quan điểm của một Phật tử Mỹ về chủ đề nầy. Ông đã quy y và tu học hơn 45 năm, và hiện đang dạy Tôn giáo học (Religious Studies) với chuyên ngành “Phật giáo Mỹ” (American Buddhism) tại hai đại học Penn State và USU ở bang Utah. – Trí Tánh

Giáo sưCharles Prebish có lẽ là người đã viếng thăm nhiều tu viện Phật giáo Mỹ hơn bất kỳ người nào khác tại Hoa Kỳ. Với những ai quen thuộc với hoạt động của ông, điều nầy chẳng có gì đáng ngạc nhiên vì ông là người đã đi tiên phong trong lãnh vực học thuật về Phật giáo Mỹ như một chuyên đề trong toàn bộ ngành nghiên cứu Phật học. Vào cuối thập niên 1960’ và đầu thập niên 1970’, khi ông bắt đầu dạy đại học, nghiên cứu kinh viện về Phật giáo chủ yếu được coi như là nghiên cứu một đặc sản của văn hóa “Đông phương”. Lúc bấy giờ đang là một học giả trẻ, ông chuyên chú vào Phật giáo Ấn Độ buổi sơ kỳ, gồm lịch sử phát triển hệ thống tu viện và Luật TạngVinaya, vốn là những chủ đề nằm hoàn toàn trong lãnh vực nghiên cứu truyền thống về Phật học. Nhưng vào thập niên 1970’,ông Prebish là một trong những học giả Phật học đầu tiên quan sát thấy rằng Đạo Phật nảy mầm thông qua con đường ngoại nhập vào Mỹ thì đang hình thành một diện mạo văn hóa đặc thù của nó, một diện mạo đáng quan sát và cần tìm hiểu. Thế là ông soạn giáo trình và mở lớp dạyđầu tiên về “Phật Giáo Mỹ” (American Buddhism) vào năm 1974 và xuất bản tác phẩm đầu tiên về chủ đề nầy vào năm 1979. Trong những thập niên sau đó, trong bối cảnh nở rộ của Đạo Phật tại Tây phương, ông đã theo dõi lộ trình tiến hóa nhanh chóng của hiện tượng nầy, ghi chép tiến bộ và đánh dấu các cột mốc của hiện tượng đó.

Hiện nay (12/2012), ông Charles Prebish là giáo sư danh dự (Emeritus Professor) vềTôn giáo học (Religious Studies) tại Đại học Tiểu bang Pennsylvania (PSU – Penn State) và Đại học Tiểu bang Utah (USU). Ông đã kể lại những trải nghiệm của ông về việc học đạo và tu chứng Đạo Phật tại Mỹ trong bốn thập niên vừa qua trong hồi ký mới đây của ông: “Cuộc đời của một Phật tử Mỹ” (An American Buddhist Life, Memoirs of a Modern Dharma Pioneer– The Sumarun Press, Inc., Canada, 2011) …...

Source: thuvienhoasen

Chuyển đến trang: 1  2  3  4  5  6  7