Recent Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10b 10c 11 12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26 26a 27 28 29 30 31 32 33 34
35 35a 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 4950 51 52 53
54 55 56 57 58 59
Cách Làm Đất Trồng Rau …
.
Trước đây đều làm theo thói quen, cứ nghĩ muốn tốt rau phải bón nhiều loại phân, nhưng thực tế không phải, bón phân vừa phải, rau hút chất dinh dưỡng, bón nhiều phân ngấm vào đất ứ lại, rau bị nhiễm phân, khi ăn sẽ không tốt cho sức khỏe và khi tưới nước thì nghĩ là phải ngập cho lênh láng. Giờ tưới nước chỉ cần vừa đủ, tưới ít rau khô mà tưới quá thì rau cũng không hấp thụ hết, lại làm mất chất đất, ủng rễ không phát triển được.
Ngày nay nhờ phương tiện dễ dàng giúp cho sự hiểu biết và học hỏi được nhiều hơn nên những năm gần đây chuyện làm rau làm vườn được thuận tiện và có kết quả, vì thế ai ai cũng ước ao tạo được một mảnh vườn rau bé bé xinh xinh trong khu vườn của mình.
Tháng này trời đã ấm áp, như mọi năm ai cũng đang chuẩn bị làm đất, bón phân, ươm cây … cho mùa xuân sắp tới.
Sau đây là những sưu tầm trên Internet, hy vọng có thể giúp các bạn chút ít khái niệm về chuẩn bị đất và vài kinh nghiệm về cách trồng rau trong vườn nhà.
Về trồng rau thường bắt đầu như sau :
Tùy chỗ mình ở mùa nóng được bao nhiêu tháng , và mùa lạnh , lạnh tới cỡ nào ? .Tìm hiểu xem loại cây mình muốn trồng có chịu được nhiệt độ mùa đông hay không ? do vậy, có những người sống ở vùng lạnh , thường trồng cây trong chậu , để mùa đông có thể bê vào trong patio , hay dồn lại một góc để có thể che phủ , với hy vọng chúng cầm cự và sống sót được qua mùa đông .
Về rau thì đơn giản hơn , nhiều loại mùa đông sẽ chết nhưng đến hè thì hồi sinh lại , do cái gốc bên dưới vẫn sống , hoặc do hột từ năm trước rớt xuống , năm sau lên lại . Có khi để một vài cây cho già , lấy hột dành cho năm tới …
Nhưng đất bên này thường không được tốt , nên trước khi trồng phải xới và chuẩn bị.
Để cho dễ chăm sóc, dùng ván ép đóng thành từng khung hình vuông hay chữ nhật đặt trên mặt đất bên hông nhà, hoặc lựa khu vực nào có nắng ít nhất vài tiếng một ngày , và nơi nào mình thấy thẩm mỹ cho mảnh vườn của mình , ( nhưng phải là chỗ có nắng ) sau đó trộn đất cho tơi , xốp, rồi gieo hột hoặc dăm cành.
Gieo hạt thì rải lên mặt đất một lớp hạt , rồi phủ trên cùng một lớp đất mỏng khoảng 1-2 lóng tay , ( cốt iếu để khi tưới nước hạt không bị văng đi, hoặc gió mạnh cũng không bị bay đi mất ) thời gian đầu tưới nước (nhẹ) thường xuyên để giữ ẩm thì khoảng vài ngày hạt sẽ nảy mầm, tuỳ đất tốt xấu, khoảng vài tuần hay một tháng thì có thu hoạch .
Trong canh tác cây trồng nói chung, cây rau nói riêng, nuớc là một yếu tố quan trọng nhất đối với sinh trưởng và phát triển của cây. Do đó, để cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất thu hoạch cao, cần chủ động được nguồn nước sạch để cung cấp đầy đủ cho cây trong từng giai đoạn. Tưới nước cho rau, cần chú ý một số điều kiện chính: đủ ẩm, thoát nước tốt và nhẹ nhằm tránh gây vết thương cho cây. Vì những vết thương này là cửa ngõ để các tác nhân gây bệnh xâm nhập gây bệnh hại cho cây rau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng rau thu hoạch.
Tùy theo đặt tính từng loại rau mà mình trồng như thế nào :
Rau muống, ngò ôm, xà lách son, rau đắng: chịu nước , chịu nắng nên thường khi trồng người ta lót một tấm ni lông bên dưới đáy, rồi đổ đất lên để giữ nước lúc nào cũng sâm sấp, đất không bị khô, rau lên rất tốt.
Trồng rau muống, ngò ôm, xà lách son, rất tiện, trời vừa hết lạnh là bắt đầu trồng được rồi . Trồng mấy loại này trong chậu, có nước thì cây tốt, nhưng rể ra nhiều, hầu như năm nào cũng làm đất lại thì cây mới tốt, bạn để ý trong chậu khi thấy rể ăn hết đất, thì vào mùa mới phải bỏ đất đó đi …nếu không cây sống không nổi, èo uột không có thu hoạch.
Thật ra màu xanh nhiều sức sống của rau cỏ, hoa quả, nhiều khi mua ăn rẻ hơn nhiều. Vì tiền đất, tiền phân bón, nước …, thêm thời giờ bỏ ra không ít; nhưng những người thích trồng rau , ngoài việc có rau ăn hằng ngày , thu hoạch được rau sạch , tiện lợi , còn có nhu cầu tinh thần là niềm vui và hạnh phúc được tận mắt nhìn thấy từng đọt non vươn lên theo sự chăm sóc của mình, những viên thuốc tinh thần này có tiền cũng không chắc mua được ..
Rau muống , rau đắng, xà lách son, mồng tơi, dấp cá, rau thơm, lá lốp …nếu không có hột giống cứ lấy cọng già cắm xuống cũng lên mau lắm, có khi còn nhanh hơn gieo hột.
Rau cải ngọt, rau cải xanh, rau tần ô… thì là, xà lách .. : chịu lạnh. Tháng 12 thả hột xuống vài tuần sau là có ăn .
Rau thơm, rau đay thì đợi trời bớt lạnh mới bắt đầu rải hột hay dăm cành, nhưng cẩn thận, rau dấp cá, rau húng v.v. lây lan và nhảy dữ lắm, cần phải khoanh vùng, chứ không sau này thì phiền lắm. Nếu nhà ít người, nhu cầu không nhiều, thì trồng trong chậu cũng tiện.
Còn bầu , mướp , bí , khổ qua, dưa leo… v.v. , khoảng tháng 2 , dùng mấy ly nhỏ , hộp giấy ươm trước chúng trong nhà , dưỡng cây con đợi tháng 3 hoặc lúc trời ấm áp , đem chúng trồng xuống đất và làm giàn cho chúng leo , bình thường khoảng 2 tháng sau là có trái .
♦ Gieo hạt:
– Với các loại rau thơm như: tía tô, kinh giới, thì là, húng quế, húng chó: gieo đều trên bề mặt, phủ lên trên một lớp đất mỏng 0,5cm rồi tưới nước, giữ ẩm, sau 7-10 ngày hạt sẽ nẩy mầm.
– Với cây rau mùi (rau ngò rí) cần dùng chai thủy tinh chà nhẹ cho hạt nứt vỏ rồi đem ngâm trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 10-12 giờ. Sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch, để ráo nước rồi mới đem gieo, sau 7-10 ngày hạt sẽ nẩy mầm.
– Với các loại rau mầm như: cải xanh, cải củ, đậu xanh, rau muống… cũng nên ngâm trong nước ấm và gieo dày, tưới nước giữ ẩm chỉ sau 2-3 ngày là mọc mầm; sau 5-7 ngày có thể tỉa thưa để sử dụng và tiếp tục chăm sóc để có rau xanh ăn dần.
Tóm lại khi trồng, để ý … mỗi loại rau có nhu cầu, đặt tính khác nhau, cứ thế trồng xen nhau, thì bốn mùa đều có rau ăn.
Bài học … về việc làm đất bên này …by NR.
Thường thường thì đất bên này thì … nhiều đất sét .. khi tưới thì thành bùn và khó thoát nước … Nói cách khác thì trên ướt dưới khô vì nước lâu thấm xuống dưới ..
– Làm sao thử đất … bóp nặn đất lại 1 cục .. .nhấn ngón tay vào … để biết có dùng được không … nếu đất không bể thì không dùng được … còn đất bể từng mãnh thì có thể sài được … Còn không bóp nặn hay nặn bóp được … thì đất này trồng mới tốt ..
Cần những thứ này khi trộn đất …. đế làm tơi đất ra và cho dễ thoát nước …..
– Potting soil (đã được trộn sẵn cát, perlite và redwood soil conditioner),
– Đất thường trong vườn,
– Perlite, và Redwood soil conditioner.
Tùy theo loại đất trong vườn … NR dùng 1/2 1/4 – 1/2:1 …
Tức là 1/2 phần đất potting soil + 1 phần đất ở nhà,
+ 1/4 -1/2 perlite (cho càng nhiều thoát nước càng nhanh )
+ 1 phần redwood soid conditioner ….
Đừng bỏ nhiều perlite quá .. nếu mình muốn thoát nước từ từ …. không thoát nước quá nhanh …
Sau khi trộn đều rắc một ít phân thuốc lên trên. … phân này là 10-10-10 …. dùng cái cào … cào phân vào đất cho đều … mình chỉ cần nó nằm gần phía trên thôi … không cần đào sâu … trừ khi mình muốn trồng cây …
Không muốn dùng phân thuốc …. vào cho đất tốt có thể thay thế phân bò hoặc gà vào (phân bò = steer manure, gà = chicken manure) …. Nếu dùng phân này thì trộn trước 30-60 ngày … vì phân này có thể còn nóng ….. Tại sao gọi là phân nóng … khi phân đang được biến chuyển (decompost) thì nó sẽ tự tạo ra sự nóng …. trồng cây vào … là chết ngay … vì nó có thể lên tới vài trăm độ không chừng ….
Ngò ôm & Ngò gai thích khí hậu ẩm…ai ở nơi low humidity phải trùm nó, nó mới chịu mọc tốt.
Còn các cây khác thì sau khi ra rễ trong đất được 2 tuần và trời ấm thì có thể trồng vào chậu hay xuống đất …. Nhưng trước đó 1 tuần nếu muốn thì ép nó ra nhánh bằng cách cắt ngọn nó …
Kết luận cho bài … cái quan trọng nhất là làm cho nhánh cây ra rễ …. ở vùng nào ấm thì đưa ra ngoài trồng …. còn ai ở vùng lạnh … thì nên bắt đầu làm rễ và trồng trong nhà trước .. khoảng 1-2 tháng ….
Trồng, cắt và ăn … thì khoảng tháng 7-8 thì nhớ để vài nhánh cho nó già … để nó ra bông … rồi nó khô lấy hạt sang năm trồng tiếp … Nếu trong nhà có chỗ … đào 1 ít cây lên … bỏ vào chậu 1 gallon … hay nhỏ hơn nếu không có chỗ … rồi đưa nó vào nhà … để nuôi nó qua mùa đông … sang năm lấy ra trồng tiếp … còn không muốn cất hột … thì rắc hột lại trên đất … và để trời định đoạt … nhưng năm nào nó cũng ra …
Buổi học tới đây là chấm dứt … Chúc tất cả thành công …. Until then … Good Luck…..
Hmm… Phân thì có nhiều loại…. và nhiều hình thức khác nhau…
Phân hạt bón chung chung với cây thì… loại… 10-10-10
Phân hạt bón thúc cho cây ra hoa…. Thì số giữa lớn hơn… 9-18-9 ( nhìn số ở vị trí khung màu tím)
Phân bột để pha với nước thì…. Cũng có loại của nó… Phân số đầu lớn để giúp cây cho ra nhiều rễ….
Còn phân bột…. chuyên môn thì… số cao và đều nhau hơn…. 20-20-20
Phân hạt…. thì có loại có thêm những thứ khác… cho nên nhìn giống như cục đá nhỏ nhiều màu….
Còn phân hạt… để bón từ từ… thì hạt đồng đều hơn đa số là màu xanh…. Còn phân bột thì giống như cát có màu xanh….
Phân có nhiều loại và có nhiều công dụng khác nhau. Cho nên… cần phân nào giúp cho hoa trái của mình thì mua phân đó :
– Phân cho cây và lá thêm xanh: Số đầu lớn (16-4-8 or).
– Số đầu và cuối lớn cũng có công dụng là giúp cây khoẻ mạnh và giúp trái đỡ bị rụng (6-4-6).
– Phân cho thêm nhiều bông hoa: Số giữa lớn (11-35-15).
.
Nhưng cũng có nhiều loại có trùng tên…. Nhưng nhìn kỹ thì… các số sẽ khác nhau….
giống như là 9-18-9….. 15-30-15…. 10-52-10…. số giữa càng lớn thì… cây cho ra nhiều hoa hơn….
Nhưng có khi cho nhiều… cũng có hại cho cây… cho nên… khi chưa biết dùng… thì nên mua số nhỏ… vì nếu cần thì… bỏ thêm…. Còn không… thì cây sẽ bị cháy (chết) vì phân bón…..
Xong rùi… bây giờ coi tới… tại sao có 3 số…. Ngáp đánh tiếng Mỹ cho dễ…. hiểu… vì… ai muốn dịch ra sao thì dịch lại nhé……
The 3 numbers stand for…. N-P-K
Nitrogen (N)
Phosphorus (P)
Potassium (K) = Common in fertilizer
Fertilizer = Macronutrients + Micronutrients
Macronutrients include nitrogen, phosphorus, potassium, calcium, magnesium, and sulfur
Micronutrients include iron, manganese, zinc, copper, boron, silicon, and molybdenum.
N – Strong leaves, more branches and more root
P – healthy grow, strong root, fruit and flower
K – strong plant, healthy root and protect from cold.
Tác giả : Ngap_ruoi ( CN)
Hướng dẫn trồng rau by rausach online:
Rau gia vị trồng hàng năm
|
Rau gia vị trồng lâu năm
|
Basil ( Húng quế ngọt )
|
Oregano ( Kinh giới cay )
|
Coriander ( Rau mùi, rau ngò )
|
Mint ( Rau húng lũi )
|
Parsley ( Ngò tây )
|
Thyme ( Húng tây hoặc cỏ xạ hương )
|
Dill ( Thì là )
|
Sage ( Cây xô thơm )
|
Lemon Grass ( Cỏ chanh )
|
Rosemary ( Lá hương thảo )
|
Summer Savory
|
Chives ( Hẹ )
|
Marjoram sweet ( Kinh giới ngọt )
|
Sorrel ( Rau chua )
|
Purslane ( Rau sam )
|
Hyssop ( Cây bài hương )
|
Borage ( Lưu ly )
|
Heartleaf ( Diếp cá )
|
Green Onion (Hành lá)
|
Spiritweed ( Ngò gai )
|
Floating enhydra ( Rau om)
|
|
Perilla leaf (Tía tô)
|
.
.
Giâm cành
.
.
Cách trồng rau thơm by Isabella
Rau thơm, nếu muốn trồng , bạn để dành vài cọng già hoặc xin của ai đó đem về nhà ngâm trong nước vài ngày cho nó ra rễ, xong đem trồng trong một cái chậu nhỏ, chừng nào cây mạnh hẵn thì trồng xuống đất .
Áp dụng phương pháp này cho hầu hết các loại rau chẳng hạn như : rau quế , rau bạc hà (mint) rau kinh giới, rau tiá tô, rau ôm, rau răm, etc.
by hoaihuongle:
Dăm, rau thơm: lựa cành già bỏ bớt lá dưới gốc đi cắm vô chậu đất để chỗ mát tưới nước thường xuyên hay cắm vô ly nước, sau thời gian thấy ra rể nhiều bỏ vô chậu đem trồng.
Cách trồng lettuce, cải
Nếu mua hạt ở tiệm, cách trồng có chỉ ngoài bao. Nếu có hạt ai cho thì tự nghĩ cách.
trước hết:
Dọn đất cho sạch cỏ dại, xới cho đất tơi, cho phân trộn đều trong đất. Xới thành vồng, gieo hạt , phủ lên bằng một lớp đất mỏng. Dùng vòi phun nước như mưa phùn, tưới trong tuần lễ đầu cho tới khi hạt nẩy mầm. Không nên dùng sức nước quá mạnh, hạt sẽ trôi đi mất. Chừng 2 tuần khi cây con mọc lên độ 2 đốt ngón tay, nhổ bớt để cây phát triển nhiều.
Cây con nhổ lên, rửa sạch làm xà lách. Cải con chấm tôm kho rất ngon.
Cách ươm mồng tơi bằng cành by hoaihuongle
Nếu ai muốn trồng mồng tơi mà không có hột….ra chợ mua bó mồng tơi lựa bó nào có cọng già và mập mạp về ngắt ngọn ăn còn cọng già đem dâm xuống chỗ đất mềm tưới ẩm ẩm 1 thời gian nó sẽ ra rể và đâm chồi thành cây mới.
Kinh Nghiệm Trồng Rau by namrom
Kiểm tra nhiệt độ ngoài trời :
Check weather ở local mình ở coi ngày nào là last frost rồi tính trừ ra.
Thí dụ VA ngày last frost của năm 2008 là May 7 thì mình ươm hột quế ngày April 25 , take 1 tuần để quế nảy mầm rồi để trong nhà cho đến ngày 5-7 mang ra trồng xuống đất.
Húng quế thì cần nhiệt độ buổi tối at least là 50F trở lên;
ớt thì nếu nhiệt độ xuống 45F – 50F cũng ok.
Rau kinh giới , dấp cá , tía tô , húng cây , húng lũi thì chỉ trồng 1 lần thôi là có ăn hòai cho đến khi nào lấp chổ đất trồng tụi nó lại .
Cách chăm sóc:
Quế , tía tô , kinh giới , húng cây , húng lũi cần trồng nơi full sun, thời tiết càng nóng và ẩm càng tốt, đất thoát nước.
♦ nhớ cắt ăn đều thì nó sẽ phát triển nhanh hơn .
Trồng rau thơm ngoài tưới nước thì đừng bón phân gì cả ( ngay cả lọai organic ) khỏang 2,3 năm thì rắc lên lớp composted cow manure chừng vài inch rồi xới đất lên cho đều.
Hẹ cũng thuộc lọai dễ trồng , trồng 1 lần là năm sau nó nhảy ra bụi khác như dấp cá (rau dấp cá? ) mà không cần phải ủ gì cả. Dấp cá thì mùa đông lấy lá khô hay đất phủ lên vài inches là ok.
Cách Trồng Sả by Dee
Mua sả trong chợ, lựa cây già già, mua cái bucket ở 99 cents store, khoảng 3-5 gallons.
cho nước lạnh vô khoảng 5 inches
cho sả vô
để trong nhà chừng nào thấy nó đâm rễ đàng hoàng
đào đất khoảng 1/2 feet chiều sâu, 1 feet chiều ngang (à, muốn tốt nửa đào lỗ sâu một tí,thì cho potting soil xuống trước)
bỏ cây sả xuống, cho nằm xiêng khoảng 30 độ kể từ mặt đất
lấp đất lên cho chặt
Sau đó tưới nước thường xuyên, và cho thêm Fish Fertilizer .
Nguồn: QN11
“Red persimmons bring you a happy..”
by Liziqi
The life of Cucumbers
by Liziqi
Chuyển đến trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10b 10c 11 12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26 26a 27 28 29 30 31 32 33 34
35 35a 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 4950 51 52 53 54 55 56 57 58 59