HV-22: Hoa Sala tháng hai

Recent Pages:   1    3  4  4a  5  6  7  8  9  10 10a 10b 10c 10d 11 12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34
35  35a 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
55 56 57 58 59 60 61

Hoa Sala trái mùa

Hoa Sala (2)

Rừng Sala (Shorea robusta) là rừng cây nơi chứng kiến Đức Phật trút hơi thở cuối cùng, kính tiếc giã biệt một bậc Thầy của trời và người. Những cánh hoa Sala trắng bay khắp rừng như cùng diễn nói nghĩa của các pháp vô thường, khổ, không. (TTT)

Hoa Sala (Shorea robusta) mang ý nghĩa thiêng liêng đối với Phật Giáo, gắn bó với sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.

Sa la (Shorea robusta) là loài cây đã nở hoa trái mùa tràn đầy cành lá; những cánh hoa Sala màu trắng ngà đã rơi xuống phủ trắng rừng để cúng dường kim thân Đức Phật lần cuối cùng trong khu rừng Usinara tại Câu Thi Na (Kusinārā), kinh đô của tiểu quốc Mallas, Ấn Độ cổ đại. (Vào thời Đức Phật, Kushinagar (Kusinara) là kinh đô của nước Mala. Bây giờ Kushinagar là một ngôi làng thuộc quận Kushinagar, bang Uttar Pradesh của Ấn Độ, rất gần biên giới với Nepal.)

Thật sự mùa nở hoa của cây Sala (Shorea robusta) là vào tháng tư hay tháng năm tại Ấn Độ, nhưng loài cây  này đã nở hoa trái mùa vào tháng hai và chứng kiến Đức Phật trút hơi thở cuối cùng trong khu rừng Sala, xứ Kusinàra.

Hoa Sala (3)Hoa Sala (2)Hoa Sal (1)Sala tree (1)Feb 22 - 2014 in OREGON (6)

Hãy cùng đọc lại một đoạn trong cuốn “Đường xưa mây trắng” tả về những phút cuối đời của Phật:

“… Khi Bụt và các vị khất sĩ tới được rừng Sala thì trời đã xế chiều. Bụt bảo thầy Ananda soạn chỗ nằm cho Bụt giữa hai cây sala, rồi Bụt nằm xuống trong thế sư tử tọa, đầu hướng về phương Bắc. Các vị khất sĩ chia nhau ngồi bao quanh Bụt. Họ biết nội trong đêm nay, tại rừng sala nầy, Bụt sẽ nhập niết bàn. Bụt đưa mắt nhìn rừng cây rồi nói với Ananda: – Nầy Ananda, thầy hãy nhìn xem, bây giờ đâu phải là mùa hoa, mà những cây sala này đang nở hoa trắng xóa. Hoa rụng trên áo Như lai và trên cả áo các vị khất sĩ, thầy thấy không? Rừng nầy đẹp quá thầy có thấy mặt trời đang ngả về phía Tây và chân trời thật rạng rỡ hay không? Thầy có nghe gió nhẹ rì rào trong các cành sala không? Vạn vật đối với Như lai dễ thương và đằm thắm quá. Này các vị khất sĩ, nếu các vị muốn dễ thương với Như Lai, muốn tỏ lòng cung kính và biết ơn Như lai thì các vị chỉ có thể bày tỏ điều đó bằng cách sống đúng chánh pháp và đi trong chánh pháp mà thôi…”  

Trích ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG – (Thích Nhất Hạnh).

Shorea robusta (22)Rừng Sala và ánh nắng chiều

Và theo kinh Đại Bổn Duyên, Trường A Hàm I, cội Sa la là Đạo tràng chứng đắc Vô thượng giác của Đức Phật Tỳ Xá Bà. Kinh điển cũng ghi rằng, khu rừng Sa la nơi Thế Tôn nhập diệt vì đau thương sầu thảm, khô héo và mang màu trắng như chim hạc, nên còn gọi là Hạc lâm. Đặc biệt là bốn cây Sa la song thọ gần nơi sàng tọa của Phật nằm lúc nhập diệt, mỗi cây chỉ có một nhánh khô héo, cành lá hoa quả đều rơi rụng nhưng nhánh kia vẫn xanh tốt và nở hoa trắng xóa. Bốn cây này được gọi là tứ khô tứ vinh thọ (bốn cây, mỗi cây có một nhánh sống và một nhánh chết). Song thọ ở phương Đông tượng trưng cho Thường và Vô thường; song thọ ở phương Tây tượng trưng cho Ngã và Vô ngã; song thọ ở phương Nam tượng trưng cho Lạc và Bất lạc; song thọ ở phương Bắc tượng trưng cho Tịnh và Bất tịnh (Đại Niết Bàn kinh sớ, quyển 1).

Chính hình ảnh của bốn cây Sa la “không phải sống mà cũng không phải chết” này đã nói lên sự thị hiện Niết bàn “sanh nhi bất sanh, diệt nhi bất diệt” của Thế Tôn. Niết bàn là vô sanh, bất diệt giữa muôn trùng sanh diệt. Bốn nhánh Sa la còn xanh tốt trong màu trắng tang thương của Hạc lâm biểu trưng cho bốn đức Niết bàn. Chính giữa vô thường biến chuyển mới làm sáng tỏ cái chân thường, vạn pháp không đối lập mà dung nhiếp; tuy hai mà một, tuy một mà hai. Vì vậy mà Thế Tôn đã chọn rừng Sa la làm nơi nhập diệt.

Đức Phật đã chọn rừng cây Sa la để nhập diệt, bởi đó cũng là nơi mà bảy lần trong tiền kiếp Người đã nhập diệt.

Như vậy, Sa la là cây thiêng (linh thọ) trong Phật giáo, giống như cây Bồ đề. Lúc ngài Huyền Trang đến Kusinàra chiêm bái, rừng Sa la vẫn còn bốn cây, hiện nay còn hai cây là những chứng tích thiêng liêng.

Trong Ấn Độ giáo truyền thống, cây sal được ưa chuộng bởi tên Shala của nó, shaal hoặc sal, xuất phát từ tiếng Phạn (शाल, Sala, nghĩa là “nhà”).

Thuật ngữ “Sala song thụ” trong tiếng Phạn nghĩa là sự kiên cố.

Shorea robusta (18)

Cây Sala danh pháp khoa học là Shorea robusta, là một loài thực vật có hoa trong họ Dầu. Loài này được Gaertn. miêu tả đầu tiên năm 1805. Shorea robusta,còn được gọi là Sal hoặc cây Shala, là một loài cây thuộc họ Dipterocarpaceae. Cây này có nguồn gốc ở tiểu lục địa Ấn Độ , từ phía nam của dãy Himalaya , từ Myanmar ở phía đông đến Nepal , Ấn Độ và Bangladesh. Có nhiều vùng rừng sala rất lớn ở các khu vực này.

Sa la (Sàla-Pàli), Hán phiên âm Sa la, Ta la, Tát la thọ hay được gọi là song thọ vì loài cây này có đặc điểm thường mọc thành hai nhánh lớn đều nhau, nhìn từ xa giống như hai cây.

Cây Shala  cung cấp các loại gỗ có giá trị, tinh dầu thơm. Trong thung lũng Kathmandu của Nepal, người ta có thể tìm thấy những kiến trúc đền chùa Nepal điển hình với tranh khắc gỗ rất phong phú, và hầu hết các ngôi đền, như: Đền Nyatapol ( Nyatapola ), được làm bằng gạch và gỗ cây Sal.

Cây Sa la là loài thân gỗ cao, thẳng đứng, có thể cao đến 40 mét trở lên. Tại các khu vực ẩm ướt, Sa la là loài cây thường xanh , nhưng trong khu vực khô hơn, là loài cây rụng lá, rụng hầu hết các lá trong mùa lạnh, hoa và lá ra lại vào tháng Tư và tháng Năm.

Sala tree 2014 (17)Lá Sa la hình bầu dục, mọc so le, gân lá nổi rõ như hình xương cá, búp nụ xoắn, và có hoa là 5 cánh nhỏ hơi quăn, màu trắng ngà, mọc thành từng chùm ở đầu cành, và tỏa hương thơm ngát.

Lá cây Sala còn được người dân miền Bắc và Đông Ấn Độ dùng đựng đồ ăn thay bát đĩa.

Ảnh Hoa Sala

Sala tree (3)Mọi bộ phận của cây Sa la đều có tác dụng: gỗ Sa la có thể dùng để xây nhà;  nhựa cây Sala cũng được sử dụng trong phương pháp y học Ayurveda của Ấn Độ; hạt và quả Sa La dùng để lấy dầu đèn. 

Nhựa của cây Sal có đặc tính làm se, có lợi trong Ayurvedic y học.  Đây cũng là một thành phần quan trọng trong thuốc mỡ thảo dược cho bệnh ngoài da và bệnh tai. Trên ứng dụng tại chỗ, cây Sal có thể chữa lành nhiễm trùng da và tai. Các chiết xuất ethanol của Shorea robusta Gaertn có thể chống viêm và hạ sốt.

Cây sala có chứa các chất kháng sinh, sát khuẩn và giảm đau, được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh và đau bụng. Nước ép từ lá sau khi chế biến có thể chữa các bệnh ngoài da.

Nhựa của cây Sal có nhựa dầu nên cũng được dùng đốt cháy như hương trong các nghi lễ Hindu. Các loại hạt và trái cây Sal là một nguồn dầu đèn.

Shorea oilis hạt robusta chiết xuất từ những hạt giống và sử dụng như dầu ăn sau khi chế biến. Hạt được nghiền thành bột để làm bánh mì. Hạt chứa dầu 14-20% (“sal bơ”) được sử dụng để nấu ăn, và tinh chế chất béo được sử dụng để thay thế Bơ ca cao và được sử dụng trong ngành công nghiệp bánh kẹo.

Sala tree 2014 (6)

Sala is moderate to slow growing tree, which can grow up to 30-40 m tall, with a trunk diameter of up to 2-2.5 m. The bark of the young tree is smooth with a few long deep and vertical furrows. The leaves are ovate-oblong, 10-25 cm long and 5-15 cm broad. In wetter areas, it is evergreen; in drier areas, it is dry-season deciduous, shedding most of the leaves in between February to April, leafing out again in April and May. The Sal flowers, whitish in color, appear in early summer. These are borne in raceme-like panicles in leaf axils, covered with white pubescence. In Buddhist tradition, it is said that “When the Buddha arrived in Kusinara and lay down between two  Sal trees, they burst into flower out of season and sprinkled their creamy-yellow petals over him.”
.
Sal is one of the most important sources of hardwood timber in India, with hard, coarse-grained wood that is light in colour when freshly cut, and becoming dark brown with exposure. The wood is resinous and durable, and is sought after for construction, although not well suited to planing and polishing. Sal trees are found from Burma in the East, to Assam, Bengal, Nepal, the Deccan Plateau, going up to the foothills of the Shivaliks on the left bank of the Yamuna river. Flowering: April-May.
.

March 5 – 2014

Photos: Internet 
Words: LSV tổng hợp từ Wiki và Internet.
.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
– FLOWERS OF INDIA
– SHOREA ROBUSTA-WIKI
– MISSOURI BOTANICAL GARDEN
– ARKIVE@WILDSCREEN UK
– Shravasti Dhammika blogspot
– Phatgiao.org.vn
– National park in India
.

Sala tree (6)

Các bài viết về Hoa Sala (Shorea robusta):

LOÀI HOA “CHỨNG KIẾN” ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT BÀN

Sa la là loài cây đã phủ hoa xuống trắng rừng để cúng dường kim thân Đức Phật lần cuối cùng, kính tiếc giã biệt một bậc Thầy của trời và người.

Sa la là loài thân gỗ, danh pháp Shorea robusta, thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae), lá mọc so le, hình bầu dục, gân lá nổi rõ như hình xương cá, búp nụ xoắn, hoa 5 cánh nhỏ hơi quăn, màu trắng, mọc thành từng chùm ở đầu cành, có hương thơm ngát.

Cây “Sa la” mà khá nhiều người Việt hiện nay hiểu nhầm không phải là cây Sāla (Sal tree), một loài cây ghi dấu nơi Đức Phật Thích Ca nhập diệt trong rừng Sāla tại Câu Thi Na (Kusinārā), kinh đô của tiểu quốc Mallas, Ấn Độ cổ đại.

Cây “Sa la” bị gọi sai chính là cây ngọc kỳ lân, đầu lân, hay hàm rồng, tên khoa học là Couroupita guianensis, thuộc họ Lecythidaceae, chi lộc vừng (Barringtonia), người Ấn cũng xem là một loài cây thiêng, được trồng ở một số đền thờ Hindu giáo, nhưng họ gọi loài này là Nagakeshar, hay Nagalingam.

Người Trung Quốc và người Nhật đều gọi Sāla là Sa la song thụ, song ít nhiều vẫn có nhầm lẫn, còn tiếng Thái Lan gọi là “ดอกพะยอม”.

Kinh Đại bát Niết bàn miêu tả lúc Đức Phật nhập diệt như sau: “Lúc đó, đúng giữa đêm, Đức Như Lai nằm trên giường thất bảo trong rừng Sa la nhập tứ thiền yên lặng mà Niết bàn. Liền đó, bốn cặp cây Sa la: cặp hướng đông, cặp hướng tây, bốn ngọn cây hợp lại thành một tàng, cặp hướng nam, cặp hướng bắc, bốn ngọn cây hợp lại thành một tàng, che giường thất bảo trùm lên thân Như Lai. Những cây Sa la đó, tất cả lá biến thành sắc trắng như bạch hạc, nhánh lá, hoa trái và thân cây thảy đều rụng rớt nứt nẻ, lần lần khô héo gãy rớt.

Đồng thời, vô lượng thế giới ở mười phương đều chấn động, vang ra tiếng rằng: “Khổ thay! Khổ thay! Thế giới trống rỗng”. Lại vang ra tiếng buồn than diễn nói nghĩa vô thường, khổ, không”.

Sa la là loài cây đã phủ hoa xuống trắng rừng để cúng dường kim thân Đức Phật lần cuối cùng, kính tiếc giã biệt một bậc Thầy của trời và người. Những cánh hoa Sala trắng bay khắp rừng như cùng diễn nói nghĩa của các pháp vô thường, khổ, không.

Không còn thấy: “Vào mỗi buổi sáng sớm, Người mặc trang phục, khoác áo cà sa, cầm bình bát đi vào thành khất thực. Khi trở về, thọ trai xong, Người tự tay xếp dọn y bát, rửa chân và ngồi lên chiếc bồ đoàn, hai chân xếp chéo, thân ngay thẳng, mắt chăm chú nhìn về phía trước…”.

Những hình ảnh Đức Như Lai cầm bình bát với đôi chân trần bước đi trong nắng mai ấm áp, gương mặt an lạc rạng ngời, trên đầu là bóng mây lành che phủ, chung quanh là cỏ cây hoa lá, thú rừng và những tiếng chim hót líu lo, cùng tỏa ra những năng lượng an lành, ấm áp yêu thương, diễn nói sinh động bốn đức lớn Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Tất cả những hình ảnh giản dị, thanh khiết đó đã in đậm trong tâm trí biết bao thế hệ Phật tử. Để vào năm 250 trước Tây lịch, vị hoàng đế nhân từ Asoka, người đã dựng lên khắp mọi nơi trên đất nước Ấn Độ hai loại nhà thương cho người và cho súc vật, khi đến đảnh lễ cúng dường nơi Đức Phật Thích Ca nhập diệt, đã không kìm được nước mắt từ sâu thẳm lòng mình, khóc ngất đi trong tiếng rì rào của gió rừng Sa la và sự trầm mặc của những ngôi tháp cổ.

Đức Phật đã chọn rừng cây Sa la để nhập diệt, bởi đó cũng là nơi mà bảy lần trong tiền kiếp Người đã nhập diệt. Và trong vô tận của chân thường, chân lạc, chân ngã và chân tịnh, vẫn còn đó sắc trắng của những đoá Sa la tán xuống…, Người cũng như hoa vẫn thường tại thế! .

Tác giả bài viết: Thích Thanh Thắng
(Theo phatgiao.org.vn)

Hoa Sala 2014. (5)

Thoughts At Vesakha

Hoa Thiêng Sala Shorea robusta

Hoa Thiêng Sala Shorea robusta

When the Buddha arrived in Kusinara and lay down between two  Sal trees, they burst into flower out of season and sprinkled their creamy-yellow petals over him. When Ananda expressed amazement that the very trees were revering him, the Buddha said: “Ananda, these Sal trees burst into flower out of season in homage to the Tathagata and covered his body…But the monk or the nun, the lay man or the lay woman who lives practicing the Dhamma properly and perfectly fulfils the Dhamma, he or she honors, reveres and respects the Tathagata with the highest homage” (D.II,137-8).

.
Cây hoa Ðầu Lân- Cannon-ball tree (Couroupita guianensis)

Cây hoa Ðầu Lân- Cannon-ball tree (Couroupita guianensis)

Being Vesakha I thought it appropriate to say something about the Sal tree. A quick perusal through Yahoo and Google Image will show an almost universal misidentification of the Cannon-ball tree (Couroupita guianensis) with the Sal tree (Shorearobusta). Wikipedia does the same. The Cannon-ball tree is native of Brazil and gets its English name from the large cannon-ball-shaped fruit that hang in bunched from its trunk. How did a Brazilian tree get confused with an Indian tree? Well, first of all, this confusion seems to have began with   Sri Lankan Buddhists. The Sinhalese of course have never seen a Sal tree which does not grow in tropical climates. They are however, quite familiar with the Cannon-ball tree because it was introduced into the Island by the Portuguese. Now the Cannon-ball tree not only has an extravagantly beautiful pink and white blossom with an almost overpowering perfume, but also in the heart of the flower is a small creamy-white nodule that looks exactly like a little stupa. The rest followed automatically for the Sinhalese. The Buddha died under a Sal and his remains were enshrined in a stupa + the Cannon-ball tree has a stupa in its flower = the Cannon-ball tree must be the Sal tree.

.
One can well understand how simple Sinhalese peasants could make this harmless and innocent mistake. But it says something about the influence (at least in some areas) of Sri Lankan expatriate missionary monks that they have disseminated this mistake so widely that now almost all Buddhists (outside India. Indian Buddhists know better) take it as gospel. From one point of view this is, as I said, a harmless, innocent mistake. From another point of view perhaps it is not. It could be seen of as yet another example of Buddhist carelessness, of that  “a myth is as good as a truth”  attitude so common amongst Buddhists and perhaps also of the Western Buddhists tendency to accept everything Asian Buddhists tell them. So please! Let’s have no more confusion on this matter. As the Buddha lay dying at Kusinara it was Sal blossoms that sprinkled down on him, not cannon-balls!
.
Vesakha blessings to all my readers.
Posted by Shravasti Dhammika at 2:38 PM May – 2013
.
Shorea Robusta
Feb 21 - 2016 (59)

Chuyển đến trang   1    3  4  4a  5  6  7  8  9  10 10a 10b 10c 10d 11 12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34
35  35a 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
55 56 57 58 59 60 61