ĐẠT LAI LẠT MA

Recent Pages:  1,  2,  3,  4, 5, 5a6, 7,

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MAĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA sinh ngày sáu tháng Bảy, năm 1935, trong một gia đình nông dân nghèo vùng Đông Bắc Tây Tạng. Vào năm hai tuổi, ngài được xác nhận là Đạt Lai Lạt Ma, lĩnh tụ tâm linh và thế tục của Tây Tạng, thứ mười bốn trong một sự kế tục trãi dài từ sáu trăm năm trước. Vào năm sáu tuổi, ngài đã bắt đầu sự rèn luyện kéo dài cả đời người như một tu sĩ Phật Giáo. Từ năm 1959, ngài đã sống lưu vong khỏi Tây Tạng ở Dharamsala, Ấn Độ. Nổ lực không mệt mõi của ngài vì quyền con người, hòa bình thế giới, và giá trị căn bản của loài người đã đưa ngài đến tầm vóc quốc tế. Ngài là người nhận nhiều sự vinh danh và phần thưởng, trong ấy có giải Nobel Hòa Bình năm 1989 và Huân Chương Vàng Quốc Hội Hoa Kỳ.

Khi được hỏi về vai trò của ngài trong đời sống, Đức Đạt Lai Lạt Ma thường liên hệ chính ngài như một “thầy tu giản dị”. Nhiều người khác xem ngài là một trong những lãnh tụ tâm linh nổi tiếng nhất của thời đại chúng ta và một trong những học giả và đạo sư Phật Giáo hàng đầu của thế giới. Trong phạm vi những cuộc du hành rộng rãi, ngài cũng nói cũng biện hộ cho chí nguyện của ngài trong đời sống. Thứ nhất, ngài nguyện cố gắng để thúc đẩy cho những giá trị căn bản của con người, hay những gì ngài thường liên hệ như những “đạo đức thế tục”. Thứ hai, ngài nguyện thúc đẩy hòa hiệp và thông hiểu trong những truyền thống tôn giáo quan trọng của thế giới. Và thứ ba, ngài nguyện đối với “vấn đềTây Tạng”, dâng hiến đến những lợi ích của đồng bào Tây Tạng, hành động như một phát ngôn viên trong sự đấu tranh của họ vì nhân quyền, sự tự trị, và tự do rộng rãi hơn. Bất cứ nơi nào ngài đến, Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài đã biểu hiện một sự cởi mở chân thành đến thính chúng cho lòng ân cần từ tế, từ bi, bao dung và trách nhiệm phổ quát.

TÔN GIÁO NÀO TỐT NHẤT

 Cuộc Đối Thoại Giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma & Nhà Thần Học Leonardo Boff


Uploaded by viviannguyen 1972 

Đức Đạt Lai Lạt Ma
PHÁT HUY LÒNG TỪ BI

Hoang Phong dịch
.
Trước khi khởi sự tu tập để phát huy lòng từ bi và tình thương, cũng cần nên tìm hiểu ý nghĩa của hai chữ ấy là gì. Bằng những ngôn từ đơn giản, ta có thể định nghĩa từ bi và tình thương là những ý nghĩ và xúc cảm mang tính cách tích cực đem đến những giá trị thiết yếu, chẳng hạn như hy vọng, lòng can đảm, quyết chí và sức mạnh nội tâm. Phật giáo xem từ bi và tình thương là hai thể dạng khác nhau phát sinh từ một sự hiển lộ chung : từ bi là ước vọng nhìn thấy chúng sinh không còn khổ đau nữa, và tình thương là ước vọng mong muốn chúng sinh được hạnh phúc.

Tiếp theo đó, phải tự hỏi vun xới tình thương và lòng từ bi có thể thực hiện được hay chăng. Nói một cách khác, có một phương thức nào làm gia tăng các phẩm tính ấy và đồng thời làm suy giảm nóng giận, hận thù và ganh tị hay không ? Tôi sẽ nhất định trả lời là : « Có ! » và không do dự một chút nào cả.  Dù ngay trong lúc này đây, nếu như quý vị không đồng ý với tôi đi nữa, tôi cũng xin quý vị hãy tạm thời đừng chống lại quan điểm ấy. Trước hết chúng ta hãy cùng nhau nêu lên một vài kinh nghiệm làm thí dụ : rồi biết đâu sau đó chúng ta sẽ tìm ra một lời giải đáp chung cho vấn đề trên đây.

Trước nhất, phải hiểu rằng hạnh phúc và khổ đau gồm hai thể dạng căn bản : tinh thần và thể xác. Đối với phần đông chúng ta, dạng thể tinh thần tác động mạnh mẽ hơn. Vật chất giữ một vai trò kém hơn, ngoại trừ trường hợp đang đau ốm trầm trọng hoặc đang trong hoàn cảnh cùng quẫn đến tột độ. Trong những lúc thân xác không đòi hỏi gì cả, có thể ta không chú ý đến nó làm gì. Ngược lại, tâm thức thì lúc nào cũng ghi nhận tất cả, kể cả những biến cố thật nhỏ nhặt. Vì thế, phát động nghị lực làm cho tâm thức lắng xuống là một việc khó khăn hơn nhiều so với những lo toan tìm cách cung phụng tiện nghi cho thân xác.

Tâm thức có thể biến cải được

Mặc dù kinh nghiệm của tôi còn hạn hẹp, nhưng tôi vẫn tin rằng nhờ vào sự tập luyện đều đặn, ta có thể hoàn toàn biến cải được tâm thức. Cách cư xử, cũng như tư duy và xu hướng tích cực đều có thể làm cho gia tăng thêm, và ngược lại những gì tiêu cực hàm chưa trong ta đều có thể làm cho giảm xuống. Ý thức được điều đó sẽ giúp ta biến cải và thay đổi tâm thức. Sự thật đơn giản trên đây là những gì thuộc vào bản chất của tâm thức.

Cái mà ta gọi là « tâm thức » thật lạ lùng. Đôi khi nó rất bướng bỉnh và cưởng lại mọi sự thay đổi. Tuy nhên, nhờ vào sự cố gắng thường xuyên và niềm tin vững chắc dựa trên lý trí, tâm thức cũng có thể tỏ ra mềm dẻo và rất lương thiện. Khi ta nhận thấy cần phải thay đổi, lúc đó tâm thức cũng sẽ sẳn sàng thay đổi. Ước vọng suông hay chỉ biết đơn giản cầu nguyện sẽ không đủ sức làm cho tâm thức đổi thay ; phải ghép thêm vào đó thành phần lý trí – tức những gì dựa một cách thật vững chắc vào kinh nghiệm. Ta không thể nào biến cải tâm thức trong một sớm một chiều : thói quen lâu đời, nhất là nhưng thói quen tinh thần luôn luôn cưỡng lại những giải pháp hời hợt. Nhưng với sức cố gắng và lòng tin vững chắc phát xuất từ sự hiểu biết, những thể dạng tâm thần của ta có thể sửa chữa được một cách thật sâu xa.

Muốn thăng tiến, trước hết phải chấp nhận khi nào ta vẫn còn sống trong thế gian này, thì lúc đó ta vẫn còn gặp khó khăn và các chướng ngại cản trở nguyện vọng của ta. Khi các khó khăn hiện ra làm cho ta nhụt chí và mất hết hy vọng, lúc đó ta sẽ không còn khả năng nào để đối đầu với chúng. Ngược lại, khi đã hiểu rằng khổ đau không phải chỉ duy nhất giành riêng cho ta, mà đấy là số phận chung của mọi người, ta sẽ quyết tâm hơn và cảm thấy có nhiều khả năng hơn để vượt lên trên tất cả mọi chướng ngại. Với tấm lòng từ bi sẳn có, ta ý thức được kẻ khác cũng khổ đau như ta, lúc đó ta sẽ xử lý dễ dàng hơn những khổ đau của riêng mình. Đấy là cách thăng tiến trong sự tu tập, mỗi chướng ngại đều là một cơ may quý giá giúp ta nâng cao giá trị của tâm thức và đồng thời cũng giúp ta củng cố thêm sự vững chắc của lòng từ bi ! Mỗi một kinh nghiệm mới đều là một dịp may giúp ta tập luyện để trở thành từ bi hơn, điều đó có nghĩa là trong từng kinh nghiệm ta lại cố gắng thêm để phát lộ lòng xót thương chân thật trước những khổ đau của kẻ khác, và đồng thời làm gia tăng lòng quyết tâm của ta trong mục đích làm bớt đi khổ đau cho họ. Từ bi nâng cao sự trong sáng và sức mạnh nội tâm của ta.

Làm thế nào để vun xới lòng từ bi

Chủ trương chỉ biết có mình là xu hướng chung của tất cả mọi người, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi, xu hướng ấy ngăn cản không cho ta yêu thương kẻ khác. Muốn thật sự hạnh phúc, cần phải có một tâm thức phẳng lặng, và sự an bình đó trong tâm thức chỉ có thể thực hiện nhờ vào lòng từ bi. Vậy làm thế nào để phát huy một thái độ như thế ? Thật hết sức rõ ràng, không phải chỉ tin vào những lợi ích của lòng từ bi là đủ, hoặc chỉ biết say sưa với vẻ đẹp tuyệt vời của lòng từ bi là được ! Muốn vun xới lòng từ bi, ta phải quyết tâm cố gắng lợi dụng tất cả mọi biến cố đang xảy ra vào bất cứ lúc nào trong cuộc sống để tự biến cải tư duy và thái độ của mình.

Trước hết cần phải hiểu một cách chính xác ý nghĩa của chữ từ bi là gì. Vì thật ra lắm khi xúc cảm về từ bi chỉ là những gì hàm chứa dục vọng và bám víu. Thí dụ, tình thương của cha mẹ đối với con cái không phải là từ bi theo đúng với ý nghĩa của nó, bởi vì tình thương đó dễ bị lầm lẫn với nhu cầu xúc cảm của cha mẹ. Thông thường, sự kiện chăm xóc cho một người bạn thân thiết được xem là một nghĩa cử từ bi, nhưng thực ra lắm khi cũng chỉ là sự bám víu. Khi một cặp vợ chồng được kết hợp và cả hai chưa hiểu gì về tính tình của nhau, thì tình yêu lứa đôi lúc ấy chỉ là sự bám víu, không hẳn là tình yêu thật sự. Hơn nữa, trong trường hợp cuộc sống chung không kéo dài, thì đấy là do thiếu lòng từ bi mà ra : vì sự kết hợp lứa đôi chỉ là hậu quả của những xúc cảm sinh ra từ sự kiện bám víu vào những phóng ảnh của nhau và sự chờ đợi lẫn nhau ; đến một lúc nào đó, khi những phóng ảnh biến đổi, bám víu cũng sẽ không còn. Sự ham muốn có thể quá mạnh làm cho người mà ta bám víu có vẻ như không có một khuyết điểm nào cả, nhưng thật ra là nhiều lắm. Chính đó là dấu hiệu cho thấy tình yêu  được thúc đẩy bởi nhu cầu cá nhân nhiều hơn là sự quan tâm thật sự đến người đối diện.

Tuy thế, tỏ lộ từ bi nhưng không hề bám víu vẫn có thể thực hiện được. Nhưng cần phải phân biệt thật rõ ràng giữa hai thứ tình cảm ấy. Từ bi đích thực không phải là một phản ứng của xúc cảm, mà là một hành vi dấn thân dựa một cách vững chắc vào lý trí. Lòng từ bị đích thực khi được xây dựng trên nền móng vững chắc sẽ không biến đổi, dù cho người tiếp nhận lòng từ bi phản ứng một cách tiêu cực đi nữa. Lòng từ bi như thế mới đúng là lòng từ bi chân thành. Mục tiêu của người tu tập Phật giáo là phát huy lòng từ bi chân chính và mong ước đem đến an vui cho kẻ khác, kẻ khác ở đây có nghĩa là tất cả chúng sinh trong vũ trụ. Thật hết sức dễ hiểu, vun xới lòng từ bi như thế không phải là chuyện dễ làm ! Vậy ta nên quán xét những điều sau đây thật cẩn thận.

Dù cho những người chung quanh xinh đẹp hay tầm thường, khả ái hay độc ác, họ đều là những con người như ta. Cũng giống như ta, họ muốn được hạnh phúc và không muốn gánh chịu đớn đau. Hơn nữa, quyền được hạnh phúc và tránh khổ đau của họ cũng ngang hàng với ta. Hành vi biết công nhận tất cả mọi con người đều ngang hàng với nhau trong ước vọng tìm được hạnh phúc và có quyền ngang nhau để thực hiện điều ấy sẽ giúp ta phát lộ dễ dàng tình thân thiện giữa họ và ta. Khi đã tập luyện và quen dần với tình thần nhân ái toàn cầu đó, ta sẽ nhận thấy đấy chính là trách nhiệm chung cho tất cả mọi người, và ta sẽ cố gắng tích cực hơn để giúp đỡ kẻ khác giải quyết những khó khăn của họ. Trách nhiệm đó không mang tính cách chọn lựa, nhưng trải rộng đồng đều và hướng vào tất cả chúng sinh. Vì chưng, họ cũng như ta, tất cả đều bị chi phối bởi nhu cầu hạnh phúc và lẩn tránh khổ đau, không có một căn bản hợp lý nào để căn cứ vào để loại trừ hay ruồng bỏ bất cứ ai dù cho họ hành động không được đúng đi nữa.

Tôi muốn dựa vào những điều trình bày trên đây để nhấn mạnh đến trường hợp một số người tự nhận là thuộc loại thực tế và chủ trương tính cách thực dụng trong sự sống, nhưng thật sự ra họ lại thường tỏ ra thực tế một cách quá lố và họ chỉ nhìn thấy khía cạnh thực dụng của các biến cố. Thật vậy, họ thường nói : « Ước mong tất cả chúng sinh đều được hạnh phúc và mỗi chúng sinh đều tìm thấy hạnh phúc đúng như mình mong muốn là điều không thể thực hiện được. Lý tưởng ấy nhất thiết không đem đến hiệu quả gì cho tâm thức, cũng không giúp ích được gì hơn cho sự tu tập tinh thần, vì nó hoàn toàn mang tính cách không tưởng ».

Theo họ, trong bước đầu chỉ cần quan tâm đến một nhóm người thu hẹp, sự liên hệ trực tiếp sẽ dễ thực hiện hơn. Sau đó, sẽ nới rộng chu vi tiếp cận và gia tăng thêm các yếu tố khác. Đối với họ, thật là vô bổ khi nghĩ đến con số vô lượng chúng sinh. Họ có thể miễn cưỡng chấp nhận sự liên hệ giữa họ và một số đồng loại sinh sống trên hành tinh này, nhưng khi nói đến vô lượng chúng sinh trong vũ trụ thì quả thật là những gì vượt quá xa, thoát ra khỏi lãnh vực kinh nghiệm của họ. Họ sẽ thốt lên : « Có ích lợi gì đâu khi chủ trương một tâm thức mở rộng đến tất cả mọi sinh linh ».

Có thể trong những bối cảnh khác, may ra quan điểm trên đây có một giá trị nào đó. Nhưng trong trường hợp đang bàn thảo, phải nắm vững tác động của những hành vi nhân ái. Mục đích là mở rộng chu vi của lòng nhân từ, làm sao có thể trải rộng đến tất cả mọi hình thức của sự sống biết cảm nhận khổ đau và hạnh phúc. Vì chính đó là cách công nhận sự nhậy cảm nơi mọi sinh vật trước khổ đau và hạnh phúc.

Xúc cảm về lòng từ bi toàn cầu rất mạnh, không cần phải nhắm chính xác vào từng chúng sinh mới có thể biến xúc cảm đó trở thành hữu hiệu. Cách lý luận này cũng gần tương tợ với sự công nhận bản chất toàn cầu của hiện tượng đổi thay ; thí du khi đã tu tập và đạt được một bậc cấp hoàn hảo ta sẽ nhìn thấy mỗi vật thể và mỗi sự kiện đều vô thường, và khi đó ta sẽ không còn cần đến cách quán xét từng hiện tượng một trong số tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ mới đủ sức công nhận nguyên lý của vô thường. Sự vận hành của tâm thức không giống như thế : phải hiểu rõ điều này.

Thời gian và sự kiên nhẫn giúp ích rất nhiều, phát huy lòng từ bi toàn cầu hoàn toàn nằm trong khả năng của ta. Nhất định chủ trưong chỉ biết có mình và sự bám víu vào cảm giác một cái tôi duy nhất và tuyệt đối sẽ tác động một cách ngấm ngầm để chận đứng lòng từ bi. Thật hết sức rõ ràng, khi nào sự bám víu vào một cái tôi được tháo gỡ, lúc ấy ta mới có thể sống với một tấm lòng từ bi đích thực. Tuy là như thế, nhưng ta vẫn có thể bắt đầu nuôi nấng và phát triển lòng từ bi ngay từ bây giờ.

Bắt đầu bằng cách nào ?

Bắt đầu bằng cách loại bỏ những chướng ngại lớn lao cản trở lòng từ bi : tức nóng giận và hận thù. Như chúng ta từng thấy, những xúc cảm cực mạnh có thể làm cho tâm thức đảo điên. Tuy nhiên, hận thù và giận dữ vẫn có thể khắc phục được. Nếu không đủ sức khống chế những xúc cảm đó, chúng có thể sẽ đầu độc cả sự hiện hữu của ta, và – dù không cố tình đi nữa –, chúng cũng sẽ ngăn chận không cho ta tận hưởng hạnh phúc do tình thương yêu mang đến.

Nhưng cũng biết đâu quý vị có thể không xem sự giận dữ là một chướng ngại ; vì thế, điểm khởi đầu cần phải phân tích xem giận dữ có mang đến lợi ích hay chăng. Đôi khi một tình huống khó khăn nào đó làm cho ta phẫn nộ, một cơn giận dữ hình như làm cho ta gia tăng thêm sinh lực, tự tin và quyết tâm. Tuy thế, chính trong những giây phút đó ta cần phải quan sát thật cẩn thận tình trạng tâm thức của ta. Thật vậy, giận dữ sẽ làm gia tăng sinh lực, nhưng nếu ta quán xét bản chất của sinh lực đó, ta sẽ thấy rằng đấy là một thứ sinh lực mù quáng. Vì thế, ta không thể biết được một cách chính xác hậu quả của nó sẽ mang tính cách tích cực hay tiêu cực, bởi vì biến cố đó che lấp phần lý trí trong não bộ của ta. Vì lý do ấy, sinh lực của giận dữ gần như không bao giờ là một thứ sinh lực có thể tin cậy được. Nó có thể xúi giục ta cư xử một cách nguy hại và gây ra những đổ vỡ lớn lao. Khi giận dữ gia tăng và đạt đến mức tột đỉnh sẽ làm mất lý trí và thúc ta hành động gây thiệt hai cho kẻ khác và cho cả chính ta nữa.

May mắn thay, để xử lý những tình thế khó khăn, ta vẫn có thể phát huy một thứ sinh lực khác cũng mãnh liệt như giận dữ, nhưng ta vẫn giữ được sự chủ động. Chủ động được là nhờ vào lòng từ bi, lý trí và sự kiên nhẫn. Đấy là những liều thuốc hoá giải rất hữu hiệu chống lại sự giận dữ. Đáng buồn thay, người ta lại thường cho rằng lý trí và sự kiên nhẫn là dấu hiệu của sự hèn yếu. Tôi hoàn toàn hiểu ngược hẳn lại, đấy là những dấu hiệu của sức mạnh nội tâm đích thực. Từ bản chất, từ bi là điều thiện, rất dịu dàng và hiền hoà, nhưng đồng thời cũng rất cường lực. Từ bi tạo ra sức mạnh nội tâm và biến ta trở thành khoan dung hơn. Những người đánh mất kiên nhẫn sẽ hoá ra lo âu và tính khí bất thường.

Vì thế, khi có một khó khăn hiện ra, hãy cố giữ thật khiêm tốn và cố tìm một giải pháp thích nghi bằng một thái độ chân thật. Nhất định kẻ khác cũng có thể tìm cách lợi dụng sự ngay thật của ta, và nếu như sự độ lượng của ta chỉ làm mồi cho sự hung hãn bùng thêm một cách vô bổ, thì lúc đó mới nên tìm cách giữ vững vị thế của ta. Nhưng hành vi giũ vững đó phải đuợc thực thi với lòng từ bi, và nếu như cần phải bày tỏ quan điểm và chọn một biện pháp mạnh, thì cũng có thể làm nhưng không được phép giận dữ hay mang một chút ác ý nào.

Thật ra, phải hiểu rằng tuy kẻ thù của ta có vẻ như muốn kết đổ thừa cho ta là người làm điều sai trái, nhưng sau cùng chính họ lại gánh lấy tai hại do hậu quả phát sinh từ thái độ tàn phá của chính họ. Nếu muốn khắc phục những phản ứng ích kỷ chống lại kẻ khác, phải luôn luôn nhớ rằng ta đang cố gắng tu tập về lòng từ bi và đang tìm cách giúp đỡ kẻ khác tránh khỏi khổ đau do những hành vi của họ. Những biện pháp mà ta bình tĩnh chọn lựa nhất định sẽ đúng đắn, cường lực và hiệu quả. Nếu giận dữ đứng ra chỉ huy sự trừng phạt, thì không mấy khi đưa đến thành công.

Bạn và thù

Tôi xin phép trở lại chủ đề đã đề cập trước đây là muốn phát huy lòng từ bi, lý trí và sự kiên nhẫn, không phải chỉ nghĩ đến giá trị của những phẩm tính ấy là đủ. Nhưng phải đem những phẩm tính ấy ra để ứng dụng mỗi khi gặp khó khăn. Nhưng những ai đã tạo ra các khó khăn đó ? Nhất định không phải là bạn hữu của ta, nhưng chính là kẻ thù của ta. Chính kẻ thù là những người tạo ra phiền toái cho ta. Vậy, nếu thực tâm muốn học hỏi, ta phải xem kẻ thù của ta như những vị thầy tốt nhất ! Đối với bất cứ ai muốn tìm cách vun xới lòng từ bi và tình thương, sự kiên nhẫn là cách tập luyện thiết yếu nhất và kẻ thù là một yếu tố không thể thiếu sót được. Hơn thế nữa, ta còn phải biết ơn kẻ thù của ta, bởi vì chính họ đã giúp ta tìm thấy sự an bình trong tâm thức, họ tích cực hơn bất cứ kẻ nào khác ! Thật vậy, có phải ta vẫn thường nhận thấy qua đời sống cá nhân và trong tập thể xã hội, nhiều trường hợp kẻ thù đã trở thành bạn hữu.

Nhất định, ai chẳng muốn được bạn bè săn đón. Nhưng tình bạn hữu có phải đã phát sinh từ sự chống đối và giận dữ, từ ganh tị và tranh đua quyết liệt hay không ? Tôi không tin một chút nào cả. Phương cách tạo ra bạn bè, chính là tình thân ái ! Chỉ có tình thân ái mới tạo được những người bạn trung tín và thành thật. Hãy thật sự chăm sóc cho kẻ khác, quan tâm đến sự an vui của kẻ khác, giúp đõ họ, phục vụ họ, tạo thêm bạn bè, hãy làm nở thêm những nụ cười. Những hành vi đó sẽ đem đến lợi lộc gì cho ta ? Thật nhiều giúp đỡ khi ta cần đến. Ngược lại, nếu ta không hề quan tâm đến hạnh phúc của kẻ khác, trong lâu dài chính ta sẽ là người không tìm thấy hạnh phúc.

Trong một xã hội vật chất, tiền bạc và quyền thế có vẻ như đem đến cho ta thật nhiều bạn hữu ; nhưng đó chỉ là bè bạn của tiền bạc và uy thế mà thôi. Khi ta sa sút và quyền uy không còn nữa, thì dù có muốn dò tìm tông tích của họ cũng không phải là chuyện dễ.

Khi mà mọi việc trong cuộc sống của ta đều suôn sẻ, ta có cảm giác có thể tự xoay trở một mình, không cần đến bè bạn. Nhưng khi địa vị xã hội và sự giàu sang sa sút, lúc đó ta mới nhận ra trước kia ta đã hiểu lầm. Để phòng ngừa cảnh huống đó, và để tìm được những người bạn đích thực có thể giúp đỡ trong khi cần đến, ta phải biết trau dồi lòng từ bi !

Nêu lên việc này biết đâu sẽ có người bật cười, nhưng tôi vẫn cứ nói lên là tôi vẫn còn muốn có nhiều bạn hơn nữa. Tôi rất thích những nụ cười. Vì thế, tôi tìm cách làm bạn với thật nhiều người, để đón nhận tật nhiều nụ cười, nhất là những nụ nười đích thực. Có đủ mọi thứ cười, có những nụ cười cay độc, giả tạo hay ngoại giao. Có những nụ cười thiếu hẳn sự thành thực ; những nụ cười ấy thường gây ra ngờ vực, kể cả sự sợ hãi, có đúng thế hay chăng ? Nhưng một nụ cười chân thật tỏa ra một cảm giác mát mẻ, và theo tôi một nụ cười như thế mới chính thực là một nụ cười của con người. Nếu chúng ta muốn được nhìn thấy những nụ cười như thế, thì cũng nên hiểu rằng chính chúng ta là nguyên nhân tạo ra những nụ cười ấy.

Vậy thì, ta phải làm bạn như thế nào ? Nhất định không phải bằng hận thù và chống đối. Không thể nào tạo ra những mối giây thân hữu khi đánh đập kẻ khác hay tuyên chiến với họ. Một tình bạn đích thực phải xây dựng trên sự lương thiện và thành thật, nói một cách khác là bằng một tâm thức cởi mở và một tấm lòng ấm áp. Theo ý tôi, cách giao tiếp với kẻ khác trong cuộc sống thường nhật cũng đủ để chứng minh điều ấy.

Chiến thắng kẻ thù ẩn nấp trong ta

Giận dữ và hận thù là những kẻ thù đích thực. Chính đó mới thật là những kẻ thù mà ta cần phải chiến thắng và khắc phục, không phải là những kẻ thù bất chợt do thời cơ xui khiến. Khi nào tâm thức chưa được luyện tập đầy đủ để khắc phục sức mạnh tiêu cực của giận dữ và hận thù, thì những xúc cảm ấy vẫn còn tiếp tục khuấy động và hủy diệt mọi nổ lực tìm kiếm sự an bình cho nội tâm.

Muốn loại trừ tiềm năng tàn phá của giận dữ và hận thù, ta cần hiểu rằng những xúc cảm đó bắt nguồn từ sự kiện ta chỉ biết quan tâm đến lợi ích và an vui của cá nhân ta và quên đi hạnh phúc của kẻ khác. Thái độ chỉ biết đến mình tiềm ẩn trong mỗi con người, thái độ ấy chẳng những dung dưõng sự giận dữ mà còn làm phát sinh mọi thể dạng tâm thức tệ hại khác nữa. Đấy là sự cảm nhận lừa phỉnh không cho phép ta nhìn thấy bản chất đích thực của mọi vật thể, và từ cách diễn đạt sai lầm này sẽ phát sinh ra mọi thứ khổ đau và bất toại nguyện mà ta phải gánh chịu. Vì thế, người tu tập từ bi và tình thương yêu phải chận đứng những tác hại của kẻ thù nội tâm, không cho phép những kẻ thù ấy tự động đưa đến những hậu quả đổ vỡ không hàn gắn được.

Muốn lột trần quá trình tàn phá trên đây một cách minh bạch, ta phải học tập để hiểu thấu bản chất của tâm thức, bởi vì như tôi thường nói, tâm thức là một hiện tượng vô cùng phức tạp. Triết học Phật giáo nêu lên nhiều loại tâm thức hay là tri thức khác nhau, và đồng thời cũng đưa ra các phương pháp thiền định giúp ta quen thuộc với tính cách biến động không ngừng của những thể dạng tâm thần.

Theo các khảo cứu khoa học, vật chất được cấu hợp từ những hạt cơ bản. Một số thành phần phân tử hoá học cũng như một số cấu trúc nguyên tử hàm chứa một giá trị thực tiển nào đó thường được các khảo cứu gia quan tâm nhiều hơn, trong khi những thành phần và cấu trúc nào không hàm chứa các đặc tính hữu ích thì không được chú ý đến, hoặc bị đặt qua một bên. Phân loại bằng cách chọn lọc như thế đã đưa đến những kết quả thật ngoạn mục.

Nếu người ta biết dồn thật nhiều nổ lực như trên đây để nghiên cứu về tâm thức, về thế giới nhận biết và các hiện tượng tâm thần, thì nhtấ định người ta cũng sẽ khám phá ra vô số những thể dạng khác biệt nhau tùy theo cách nhận biết, đối tượng nhận biết và sức mạnh mà tâm thức sử dụng để nhận biết. Có một số thể dạng tâm thức rất hữu ích và tốt đẹp, ta nên xác định chúng một cách chính xác và phát huy tiềm năng của chúng. Hãy bắt chước phương pháp của các nhà khoa học, khi ta phân tích và thấy rằng một số thể dạng nào đó của tâm thức không mang tính cách tích cực, bởi vì chúng tạo ra khổ đau và chướng ngại, ta nên tìm cách loại trừ chúng ngay. Đấy là một trong những phương pháp quan trọng nhất : dù sao đi nữa, điều ấy cũng là mối ưu tư hàng đầu của người tu tập Phật giáo. Việc đó cũng tương tợ như mổ xẻ bộ nảo để thực hiện các thí nghiệm trên những tế bào tí teo, tìm hiểu xem tế bào nào làm phát sinh ra hân hoan, và tế bào nào tạo ra đau khổ. Cho đến khi nào những kẻ thù như vừa kể trên đây còn ẩn nấp trong ta, thì ta vẫn còn gặp nguy cơ vấp phải những hiểm nguy to lớn.

Trước khi bước vào kỹ thuật tu tập tâm thức của Phật giáo, cần phải hiểu rõ và ước tính cẩn thận những khó khăn có thể gặp phải trong các cách luyện tập ấy. Kinh sách Phật giáo có nói đến tám mươi bốn ngàn loại tư duy độc hại, và đồng thời cũng có tám mươi bốn ngàn phương thuốc để hoá giải chúng. Do đó, xin chớ chờ đợi một giải pháp thần diệu hiện ra như một thứ phù phép giải thoát ta ra khỏi tất cả những sức mạnh tiêu cực. Ta phải thực hành thật nhiều phương pháp khác nhau trong một thời gian lâu dài mới có thể nhìn thấy được những kết quả cụ thể. Cần nhất là phải có sức mạnh của quyết tâm và thật nhiều kiên nhẫn. Trong những bước đầu trên con đường Đạo Pháp, xin quý vị chớ nên mong đợi đạt ngay được Giác ngộ sau một tuần lễ tu tập. Điều đó quả thật không thực tế một chút nào cả.

Một vị thánh vĩ đại của Phật giáo là Long Thọ đã viết nhiều trang luận giải trình bày sự cần thiết của kiên nhẫn trong quá trình tu tập tinh thần. Ông khẳng định rằng – nhờ vào sự tu tập và kỷ cương tâm thức, nhờ vào sự quán thấy sâu xa và những ứng dụng tinh thông – khi nào ta đã tạo được cho ta một thể dạng thăng bằng và tự tin, thiết lập bằng một phương pháp tu tập đích thực và rốt ráo, thì lúc đó thời gian cần thiết để đạt được Giác ngộ không còn là một điều quan trọng nữa. Tuy thế, khác với trường hợp của Long Thọ, thời gian đối với chúng ta vẫn còn là một yếu tố quan trọng. Khi nào ta vẫn còn phải gánh chịu những biến cố đau buồn không thể kham nổi, dù chỉ là tạm thời đi nữa, thì lúc đó ta vẫn không có đủ kiên nhẫn và phải tìm một lối thoát nào nhanh chóng nhất.

Vì chưng từ bi và tình thương yêu chỉ có thể trả với một giá rất đắt bằng những cố gắng thật ý thức và liên tục, cho nên cần phải xác định rõ ràng những điều kiện nào có thể giúp phát lộ những phẩm tính của lòng ta và những cảnh huống bất thuận lợi nào sẽ ngăn cản không cho phép ta vun xới những thể dạng tích cực.  Muốn thực hiện mục tiêu đó, ta phải sống với một tâm thức bén nhậy và tĩnh giác. Ta phải tự chủ và cảnh giác để mỗi khi có một biến cố xảy ra, ta có thể ý thức được ngay đấy là một biến cố thuận lợi hay bất thuận lợi cho sự phát triển từ bi và tình yêu thương. Tu tập được như thế, ta sẽ dần dần giới hạn ảnh hưởng của những sức mạnh tiêu cực và đồng thời làm gia tăng những điều kiện thích nghi để phát huy hai phẩm tính là từ bi và tình thương yêu.

Như tôi vừa trình bày trên đây, bất cứ khổ đau nào hay hạnh phúc nào cũng đều thuộc vào hai lãnh vực, hoặc là thân xác hoặc là tinh thần. Khi đau đớn phát sinh trên thân xác, một tâm thức tích cực có thể làm bớt đi sự đau đớn đó. Thực vậy, một tâm thức bình tĩnh có thế hoá giải được sự đau đớn. Chấp nhận và quyết tâm chịu đựng sự đau đớn cũng cho thấy những hiệu quả lớn lao. Ngược lại, đối với trường hợp khổ đau có tính cách tinh thần, thì dù có cố gắng làm cho khoẻ mạnh thêm trên phương diện thân xác thì cũng không vì thế mà có thể làm giảm bớt được khổ đau tinh thần. Nhất định ta có thể  tìm cách làm quên bớt những khổ đau tinh thần bằng cách ru ngủ giác quan bằng những thích thú, nhưng tình trạng đó không kéo dài và khổ đau còn có thể trở nên trầm trọng hơn gấp bội. Vì thế, phải cần luyện tập tinh thần thường xuyên, nhưng không cần phải tu tập những gì liên quan đến cái chết hay là con đường đưa đến Giác ngộ. Dù sao, nếu những tầm nhìn thật xa không đủ sức thu hút ta, thì ta cũng nên chăm lo cho tâm thức, hơn là chỉ biết chú ý đến đồng tiền trong túi.

Thật rõ ràng, Phật giáo không phải chỉ giúp làm cho nhẹ bớt đớn đau, mà còn nhắm vào sự giải thoát tất cả chúng sinh khỏi vòng đau khổ. Tuy nhiên, nếu như việc chịu đựng đau đớn cho chính mình đã là việc khó, thì làm thế nào để đủ sức gánh chịu khổ đau cho tất cả chúng sinh ? Trong tập sách Hướng dẫn sự sinh hoạt của một vị Bồ-tát, một vị thầy người Ấn thuộc thế kỷ thứ VIII là Tịch Thiên đã giải thích những khác biệt trên phương diện hiện tượng học giữa những đớn đau mà ta cảm nhận được khi nhận lảnh tất cả khổ đau của kẻ khác và những khổ đau trực tiếp của chính ta. Loại khổ đau thứ nhất hàm chứa tính cách bất an vì phải chia xẻ khổ đau của kẻ khác, nhưng đồng thời ta vẫn giữ được một thể dạng thăng bằng nào đó trong tâm thức bằng sự tự nguyện chấp nhận. Hành vi chủ ý chấp nhận khổ đau của kẻ khác hàm chứa một sức mạnh và sự tự tin, trong khi đó đối với loại khổ đau thứ hai, sự cảm nhận đớn đau và khổ nhọc vượt ra ngoài ý muốn của ta. Vì chưng những khổ đau thuộc loại ấy thoát ra khỏi sự kiểm soát của ta, nên ta sẽ cảm thấy yếu đuối và kinh hoàng.

Những lời giảng huấn của Phật giáo về lòng nhân ái và từ bi thường sử dụng đến những câu châm ngôn như sau : « Đừng nghĩ đến sự an vui của chính mình, hãy đặt sự an vui của kẻ khác lên trên hết ». Những câu châm ngôn như thế có vẻ làm cho người nghe khó hiểu, nhưng thật ra phải đặt những câu ấy vào đúng phối cảnh của chúng, tức là tình trạng ta đang phải tu tập để tự nguyện nhận chịu khổ sở và đớn đau cho kẻ khác.

Thực ra, cũng phải đủ sức để yêu mến chính mình trước khi chăm lo cho kẻ khác. Yêu thương chính mình không phải là một thứ xúc cảm giống như một món nợ cá nhân đối với chính mình. Đúng hơn, yêu thương có nghĩa là từ bản chất, tất cả chúng ta đều mong muốn được hạnh phúc và tránh khỏi khổ đau. Sau khi chấp nhận sự yêu mến chính mình, ta sẽ có thể trải rộng sự yêu mến đó đến tất cả chúng sinh có giác cảm. Vì thế, khi thấy những lời giảng huấn khuyên ta không nên tìm kiếm an vui cho riêng mình mà hãy dành ưu tiên cho kẻ khác, thì nên hiểu đấy là nguyên tắc quy định trong cách tu tập về lòng từ bi lý tưởng. Nhất là ta không nên chọn lấy sự vui sướng khi chỉ biết có ta, để đánh mất đi những gì tốt đẹp trong những hành vi hướng về kẻ khác.

Ta cũng nên tập đánh giá cao kẻ khác bằng cách nhìn thấy tầm quan trọng nơi tình thương yêu của họ đã giữ một vai trò quan trọng giúp ta tạo được hạnh phúc, hân hoan và góp phần đem đến sự thành đạt của ta. Điều ấy phải là mối quan tâm hàng đầu của ta. Tiếp theo đó, ta phải phân tích để thấy rằng tất cả khó khăn và khổ đau đều xuất phát từ thái độ ích kỷ, mặc kệ kẻ khác, chỉ cần biết đến sự an vui của riêng mình, và đồng thời cũng phải nhận thấy là tất cả niềm hân hoan và sự tự tin của ta đều xuất phát từ những tư duy và xúc cảm khi hướng về kẻ khác. Nếu đem ra so sánh hai thái độ trên đây – chỉ biết nghĩ đến ta, hoặc lo âu cho kẻ khác – thì ta sẽ nhận thấy hạnh phúc của kẻ khác quan hệ vô cùng.

Thái độ bình đẳng không phân biệt

Từ bi đích thực mang tính cách toàn diện và vô tư, vì thế trước hết phải tu tập thế nào để giữ một thái độ công bằng như nhau và không phân biệt giữa tất cả chúng sinh. Theo quan niệm Phật giáo, đối với một người nào đó chẳng hạn mà ta xem là bạn hay là một người thân thuôc trong gia đình, nhưng biết đâu trong kiếp trước họ đã từng là một kẻ thù tệ hại nhất của ta. Ta cũng có thể áp dụng lối suy luận trên đây đối với một kẻ thù : nếu họ có làm điều sai trái và thiệt hại cho ta trong kiếp sống này, nhưng biết đâu trong những kiếp sống trước họ từng là một người bạn tốt nhất của ta, kể cả việc có thể họ đã từng là mẹ của ta. Khi biết suy nghĩ về tính chất bất định trong sự liên hệ giữa kẻ khác và ta và sự kiện mỗi chúng sinh đều hàm chứa khả năng tùy theo lúc có thể là một người bạn tốt hay là một kẻ thù, ta sẽ hiều rằng cần phải cố gắng để phát huy trong tâm thức một thái độ không thiên vị hay « bình đẳng không phân biệt ».

Sự tu tập ấy đòi hỏi phải có một sự siêu thoát nào đó, và ta cũng cần phải tìm hiểu ý nghĩa thật sự của chữ ấy là gì. Đôi khi nghe nói đến « siêu thoát » trong Phật giáo, một số người lại hiểu lầm đấy là một truyền thống tôn thờ sự dửng dưng. Hoàn toàn không phải như thế. Đi tìm « siêu thoát » tức là loại bỏ những xúc cảm dựa vào sự cân nhắc hời hợt về những khoảng cách xa hay gần phân chia giữa ta và kẻ khác. Thực hiện được như thế ta mới có thể phát huy lòng từ bi đích thực mang tính cách toàn diện. « Siêu thoát » không có nghĩa là « thờ ơ » với thế giới này và sự sống – ngược lại thì đúng hơn. Những kinh nghiêm sâu xa về sự siêu thoát sẽ tạo ra một mảnh đất thuận lợi để xây dựng lòng từ bi đích thực hướng về tất cả chúng sinh.

Xin xem tiếp những Chương Kế Tiếp trong phần Mục Lục dưới đây trong:

Sách: CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN HẠNH PHÚC 
Bản gốc tiếng Anh: The compassion life – NXB: Wisdom Publications, Boston, 2001.
Bản tiếng Pháp: Les voies spirituelles du Bonheur – NXB: Presses du Châtelet, Paris, 2002
Hoang Phong Việt dịch

Nguồn: thuvienhoasen

TÌM HIỂU TÁNH KHÔNG

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma
Hoang Phong chuyển ngữ

Lời giới thiệu: Bài chuyển ngữ dưới đây trích từ một quyển sách của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma mang tựa đề “Tâm Thức Giác Ngộ, Những lời khuyên Trí tuệ cho con người ngày nay” (L’Esprit en Eveil, Conseils de Sagesse aux hommes d’aujourd’hui, nxb Presses du Chatelet, 2009. Phiên bản tiếng Anh: In My Own Words, nxb Hay House, 2008). Phần chuyển ngữ gồm toàn bộ một chương ngắn (chương 10, tr. 141-151) nêu lên một trong các khái niệm đặc thù và quan trọng nhất của Phật giáo, đó là khái niệm về Tánh Không (Sunyata– Vacuité- Emptiness).Khoa học là sự hiểu biết về thế giới hiện tượng bên ngoài và các ứng dụng của sự hiểu biết ấy. Đấy là cách định nghĩa của khoa học ngày nay. Thế nhưng cũng có một lãnh vực hiểu biết khác, thiết lập trên nguyên tắc tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu khác, đặc biệt liên hệ đên các hiện tượng bên trong (tức nội tâm), và được ứng dụng vào các hiện tượng như tri thức hay tâm thức chẳng hạn. Cả hai khoa nghiên cứu trên đây đều nhắm vào một mục đích chung là làm thế nào để mang lại sự toại nguyện và niềm hạnh phúc cho con người, và đấy cũng là những mối bận tâm sâu xa nhất của họ. Đối tượng và phương pháp của cả hai ngành nghiên cứu đó đều do chính con người sáng tạo, do đó chúng nhất thiết trực tiếp liên hệ đến họ. Một khoa học gia nghiên cứu các hiện tượng bên ngoài cũng không khác gì với hình ảnh của một người đang mưu cầu hạnh phúc, vì tri thức cũng liên hệ mật thiết đến họ, dù cho họ có thành thạo trong lãnh vực này hay không. Ngược lại, bất cứ một người nào khi hướng về lãnh vực tâm linh và hằng quan tâm đến tri thức hoặc thiền định, thì nhất định sớm muộn gì cũng phải đối đầu với lãnh vực vật chất (có nghĩa là mặc dù chỉ quan tâm đến các hiện tượng nội tâm thế nhưng trên thực tế cũng không thể gạt sang một bên sự tìm hiểu lãnh vực vật chất). Giữa hai phương pháp tiếp cận đó (đối với tâm linh và vật chất), không có một phương pháp nào có thể gọi là hoàn toàn để có thể đứng vững một mình. Nếu như một trong hai phương cách có thể đứng vững một cách độc lập được, thì nào có cần đến sự hỗ trợ của phương cách kia.

Tính cách ngẫu biến của các hiện tượng

Nền tảng triết học hay cách nhìn của Phật giáo đối với các hiện tượng đều hướng vào tính cách ngẫu biến (hay ngẫu nhiên, bất định, bất ngờ…, contingency) của chúng. Đề cập đến khái niệm ngẫu biến của mọi hiện tượng cũng có nghĩa là nêu lên tính cách tương liên và tương kết giữa mọi vật thể (interdependence), tức sự hiện hữu của chúng nhất thiết phải lệ thuộc vào một thứ gì khác. Đối với một hiện tượng vật chất, người ta có thể xác định là nó hiện hữu nhờ vào các thành phần cấu tạo ra nó, đối với một hiện tượng cấu hợp phi-vật-chất thì sự hiện hữu của nó được chỉ định hoặc bởi chính tính cách liên tục của nó, hoặc bởi một thể dạng nào đó của sự liên tục ấy (thí dụ một hiện tượng tâm thần luôn liên hệ đến sự liên tục của nó đối với thời gian hoặc những thể dạng hiển lộ hay biểu lộ của nó trên dòng liên tục ấy). Vì thế, các hiện tượng dù thuộc bên trong (tức tâm thần) hoặc bên ngoài (tức vật chất) thì trong bất cứ trường hợp nào chúng cũng không thể hiện hữu độc lập với các thành phần (đối với các hiện tượng vật chất)hay các thể dạng hiển hiện của chúng (đối với các hiện tượng tâm thần).Đối với bất cứ một hiện tượng nào, dù có cố sức tìm đủ mọi cách để xác định sự hiện hữu của chúng, thì ta cũng không thể phát hiện được bất cứ một dấu vết nhỏ nhoi nào chứng minh cho tính cách xác thực của sự hiện hữu ấy – tức là không có một mảnh vụn nhỏ nhoi nào của bất cứ một thứ gì để có thể dùng ngón tay mà trỏ vào đấy hầu chứng minh sự hiện hữu của một hiện tượng -, vì thế ta có thể kết luận rằng một hiện tượng nhất thiết chỉ hiện hữu qua sự phỏng đoán của tâm thức (đây là một nguyên tắc khá quan trọng cần ghi nhớ, vì nó sẽ giúp theo dõi cách phủ nhận sự hiện hữu của “cái ngã” được trình bày trong các phần dưới đây). Mọi hiện tượng không hàm chứa bất cứ một sự hiện thực độc lập nào bên ngoài tâm thức đứng ra để phỏng đoán về sự hiện hữu của chúng (tức là mọi hiện tượng chỉ hiện hữu qua sự phỏng đoán của tâm thức), do đó tánh không (vacuité, emptiness) có nghĩa là không có bất cứ một sự hiện hữu tự chủ nào bên ngoài sự phỏng đoán của tâm thức. Vì lý do sự hiện hữu của các vật thể không mang tính cách tự phát (tự nhiên, tự tác tạo hay tự hình thành…)mà luôn luôn phải lệ thuộc vào vô số điều kiện, và mỗi khi các điều kiện thay đổi thì các vật thể cũng biến đổi theo. Do đó các hiện tượng chỉ hiển hiện tùy thuộc vào một số điều kiện nào đó, và đồng thời cũng tùy thuộc vào một số điều kiện khác để chấm dứt và không còn hiện hữu nữa. Thế nhưng chính sự vắng mặt đó của mọi sự hiện hữu tự tại, không lệ thuộc vào bất cứ một nguyên nhân hay điều kiện nào, lại là cơ sở giúp cho các hiện tượng có thể biến đổi được, chẳng hạn như sự hiển hiện hay sự đình chỉ của nó, v.v… (nhờ vào tánh không tức sự vắng mặt của mọi sự hiện hữu nội tại nên các hiện tượng mới có thể biến đổi được, có nghĩa là nếu một hiện tượng hàm chứa một sự hiện hữu tự tại, bất biến và trường tồn thì nó không còn khả năng nào để biến đổi được nữa).Thiết nghĩ cũng nên so sánh giữa sự giải thích khoa học về vai trò của một chủ thể đứng ra quan sát tức là người “tham dự” (tức nhà khoa học đứng ra quan sát)và quan điểm của Phật giáo theo đó các hiện tượng quan sát không những đơn thuần chỉ là những hình ảnh tâm thần, những phóng ảnh hay sự quán thấy của tâm thức, mà chúng không thể nào hiện hữu bên ngoài tâm thức được, (câu này có nghĩa là những gì do một khoa học gia quan sát hay mô tả lệ thuộc vào chủ thể tức là nhà khoa học, những gì do tâm thức quán nhận nhất thiết là những hình ảnh tâm thần và bắt buộc phải lệ thuộc vào tâm thức và không thể hiện hữu bên ngoài tâm thức được). Tâm thức và vật chất là hai thứ khác nhau, tâm thức giữ vai trò nắm bắt và chỉ định vật chất bằng một tên gọi. Điều đó có nghĩa là đối với tất cả mọi hiện tượng và không có một ngoại lệ nào, và dù cho chúng chỉ là những tạo tác hay những biểu lộ đơn thuần của tâm thức và không hàm chứa một thực thể riêng biệt nào, thì nhất thiết phương cách hiện hữu của chúng cũng đều bắt buộc phải lệ thuộc vào sự vận hành tối hậu của tâm thức, giúp cho tâm thức phỏng đoán ra sự hiện hữu của chúng. Vì thế nên người ta cũng có thể gọi tâm thức là một thứ “chủ thể phỏng đoán”. Tóm lại phương cách hiện hữu của mọi hiện tượng cũng hoàn toàn khác biệt với “chủ thể phỏng đoán” giữvai trò phỏng đoán ra chúng, thế nhưng đồng thời thì sự hiện hữu của chúng cũng lại trực tiếp lệ thuộc vào chính “chủ thể (đã)phỏng đoán” ra chúng. Tôi có cảm giác là quan điểm ấy có thể xem như tươngđồng với những gì do khoa khọc giải thích liên hệ đến một chủ thể quan sát (tức khoa học gia). Mặc dù có sự khác biệt trên phương diện thuật ngữ, thế nhưng thật rõ ràng là có một sự trùng hợp trên phương diện ý nghĩa.

Bản chất đích thật của mọi hiện tượng

Thoạt nhìn thì các khái niệm về sự ngẫu biến và tánh không đươc trình bày trên đây có vẻ như hoàn toàn mâu thuẫn với nhau. Thế nhưng, nếu phân tích sâu xa hơn thì người ta cũng sẽ hiểu rằng các hiện tượngđều hiển hiện hay hiện hữu trong một khung cảnh hoàn toàn lệ thuộc vào nhau, và chính vì sự hiện hữu lệ thuộc đó mà các hiện tượng từ bản chất đều mang tính cách trống không (mọi hiện tượng chỉ có thể hiện hữu bằng cách lệ thuộc vào nhau, bên ngoài sự lệ thuộc đó ra thì sẽ không có một hiện tượng nào có thể hiện hữu hay hiển hiện ra được, đặc tính ấy gọi là tánh không của mọi hiện tượng). Do đó người ta có thể xác định rằng sự ngẫu biến (ngẫu nhiên, bất định, bất ngờ- contingency)tánh không được thiết lập trên một cơ sở duy nhất chung cho nhau, mặc dù chúng cho thấy hai sắc thái khác nhau (vừa bất định và biến đổi lại vừa trống không, tức có nghĩa là một hiện tượng luôn bất định nên không để lại “phía sau” một thứ gì cả ngoại trừ sự trống không, do đó ngẫu biến – contingency – và tánh không – emptiness – cũng chỉ là một). Trên phương diện bề ngoài thì hai bộ mặtđó trái ngược nhau (trống không và sự kiện bất định hay ngẫu biến), thế nhưng trên một bình diện sâu xa hơn, cả hai lại tỏ ra ăn khớp và bổ túc cho nhau (xin nhắc thêm là tánh không chẳng có nghĩa là không có gì hết màđúng hơn là các hiện tượng luôn bất định và biến động và nhất thiết không hàm chứa một bản chất cố định và bất biến nào, vì thế nên tánh không hay bản chất biến động liên tục ấy của mọi hiện tượng cũng “ăn khớp” hay “trùng hợp” với tính cách ngẫu biến bất định của mọi hiện tượng. Thế nhưng cũng cần nhắc thêm là sự ngẫu biến đó của mọi hiện tượng cũng phải lệ thuộc vào quy luật tượng liên – interdependence – tức sự tạo tác do điều kiện mà có hay là lý duyên khởi, và tất nhiên còn phải thuận theo quy luật nguyên nhân hậu quả nữa).
.
Phương cách theo đó mọi hiện tượng hiển hiện khác hẳn với phương cách mà chúng hiện hữu thật sự. Khi tâm thức nắm bắt phương cách hiển hiện của các hiện tượng (tức là sự tạo tác do điều kiện mà có)thì nó cứ nghĩ đấy là một sự hiện hữu đích thực để bám chặt vào ý nghĩ ấy hay khái niệm cá biệt ấy, và chính đấy là nguyên nhân mang lại sự sai lầm. Vì khái niệm hay ý nghĩ đó hoàn toàn lầm lẫn ngay từ cấp bậc nắm bắt đối tượng, nên được xem là hoàn toàn trái ngược với cách hiện hữu đích thật của hiện tượng, và cả với chính hiện thực nữa. Sở dĩ có sự lệch lạc hay trái ngược xảy ra giữa “những gì đúng thật” và “những gì hiển hiện” là vì các hiện tượng, tuy trên thực tế hoàn toàn không hàm chứa bất cứ một thực thể cá biệt nào, thế nhưng vẫn hiện ra với một tâm thức bình thường (tức một tâm thức không quen suy luận vềbản chất của hiện thực) như là hàm chứa một sựhiện hữu tự chủ, mặc dù chúng không hề mang đặc tính ấy (nói cách khác, tâm thức của một người không tu tập sẽ không quán nhận được bản chất đích thực của mọi hiện tượng và xem những gì hiển hiện ra trước mắt đều “đúng” như thế và ” thật” như thế, và tất cả đều hàm chứa một sự “hiện hữu độc lập và tự tại”, thế nhưng thật ra thì đấy chỉ là những hình ảnh luôn chuyển động và biến đổi tương tự như ảo giác, chúng liên tục hiện ra và mất đi với một tốc độ mau hay chậm mà thôi).
.
Cũng thế, trên thực tế tuy rằng các vật thể đều lệ thuộc vào các nguyên nhân (tạo ra chúng) và đều mang tính cách vô thường, bất định, luôn gánh chịu sự đổi thay, thế nhưng chúng vẫn hiển hiện ra có vẻ như là trường tồn và bất biến. Vì thế mà một thứ gì đó dù thuộc vào thểloại khổ đau thế nhưng vẫn được xem là một nguồn hạnh phúc (thí dụ”hạnh phúc lứa đôi” mang bản chất lo buồn và kéo theo những khổ đau mênh mông, thế nhưng vẫn được xem là một nguồn hạnh phúc), hoặc một thứ gì đó trên thực tế là sai, thế nhưng vẫn hiển hiện ra như là đúng thật (thí dụ thấy có một lớp nước trên mặt đường dưới sức nóng của ánh nắng mặt trời). Sự mâu thuẫn giữa phương cách hiện hữu và phương cách hiển hiện của mọi hiện tượng thường là một chủ đề suy tư mang lại nhiều sự quán xét thật tinh vi. Sự mâu thuẫn giữa “những gì đúng thật” và “những gì hiển hiện” thường tạo ra đủ mọi thứ sai lầm. Thật ra thì những gì vừa được trình bày trên đây cũng hết sức gần với khái niệm về sự khác biệt giữa phương cách hiển hiện và sự hiện hữu của một số hiện tượng mà các khoa học gia từng nêu lên (thí dụ bản chất của ánh sáng là năng lượng, thế nhưng hình thức năng lượng đó có thể hiển hiện dưới dạng các hạt ánh sáng gọi là foton hoặc dưới dạng các làn sóng, và tùy theo các tầng số khác nhau mà các làn sóng mang các màu sắc khác nhau. Bản chất của mọi hiện tượng là tánh không, thế nhưng từ bản chất tánh không đó đã phát sinh và hình thành đủ mọi thể dạng chuyển động và bất định đểtạo ra cả một thế giới vô thường chung quanh chúng ta, trong đó kể cả tư duy và xúc cảm thuộc vào nội tâm của chúng ta nữa).
.
Một cách tổng quát, khi đã thấu triệt được ý nghĩa của tánh không và sự bất định (contingency)của mọi hiện tượng là gì thì lại càng khiến chúng ta tin tưởng vững chắc hơn vào quy luật nguyên nhân hậu quả. Theo quy luật đó các nguyên nhân và điều kiện khác nhau sẽ mang lại các hậu quả, có thể là tích cực hay tiêu cực, thế nhưng luôn luôn tương quan với chúng. Nhờ sự hiểu biết đó chúng ta sẽ biết quan tâm hơnđến các nguyên nhân và ý thức hơn đến tính cách đa dạng của các điều kiện khác nhau. Nếu chúng ta đạt được một sự hiểu biết đúng đắn về tánh không hoặc đã quen thuộc với sự quán nhận về khái niệm đó, thì chúng ta sẽ tránh bớt được những thểdạng méo mó tâm thần, chẳng hạn như sự bám víu, hận thù, v.v…, sở dĩ những thểdạng lệch lạc đó có thể xảy ra là vì sự quán nhận của chúng sai lầm – sai lầm ở đây có nghĩa là không phân biệt được một cách minh bạch sự khác biệt giữa “những gì đúng thật” và “những gì hiển hiện”. Thí dụ, khi quan sát một vật thể nào đó, nhờ kinh nghiệm chúng ta có thể nhận thấy các cảm nhận của mình thay đổi tùy theo tình trạng tâm thức của mình trong lúc đó (thí dụ trước một vật thể, một con người hay một bối cảnh nào đó, chúng ta phát lộ những xúc cảm khác nhau tùy theo tâm thức của mình lúc đó đang vui hay đang buồn, đang lo nghĩ hay thảnh thơi). Mặc dù đối tượng quan sát lúc nào cũng là một, thế nhưng nếu tâm thức đang trong trạng thái bình lặng thì phản ứng của mình cũng sẽ kém mãnh liệt hơn so với lúc tâm thức đang bị tràn ngập bởi những cảm xúc thật mạnh, chẳng hạn như sự giận dữ. Phương cách hiện hữuđích thật của mọi hiện tượng, hay nói một cách tổng quát hơn là nguyên tắc của sự hiện hữu, tất cả đều là tánh không. Nếu đã hiểu được điều đó thì sau này mỗi khi nhận thấy tính cách mâu thuẫn của các thể dạng bên ngoài nơi mọi hiện tượng, thì tức khắc ta cũng sẽ nhận thấy ngay sự sai lầm của mình trong cách quán nhận lệch lạc về các thể dạng đó. Kết quả mang lại là tất cả những méo mó ảnh hưởngđến tâm thức của mình, chẳng hạn như hận thù, bám víu, v.v…, phát sinh từ khái niệm lầm lẫn trên đây và từ những ảo giác do bản chất mâu thuẫn của mọi hiện tượng tạo ra, sẽ mất đi sức tác động của chúng.Người ta có thể nêu lên thắc mắc sau đây: các cường độ khác nhau của tri thức (consciousness) hay tâm thức (spirit)phát sinh khi chúng nắm bắt một đối tượng (phản ứng mạnh hay yếu của tri thức hay tâm thức trước một đối tượng quan sát), sẽ xảy ra nhưthế nào? Sở dĩ các cấp bậc nắm bắt của tri thức mang nhiều cường độ khác nhau là vì chúng tương quan với các cấp bậc tinh tế khác nhau của năng lực nội tâm khíchđộng tri thức hướng vào đối tượng. Các cấp bậc tinh tế khác nhau cũng như các sức mạnh khích động khác nhau của tri thức làm phát sinh ra tác động hướng tri thức vào đối tượng, sẽ quyết định các cấp bậc nắm bắt khác nhau cho tri thức. Cần phải suy tư về sự liên hệ giữa tri thức nội tâm và thế giới vật chất bên ngoài, vì điều này thật hết sức quan trọng. Nhiều triết gia Đông Phương, nhất là các triết gia Phật giáo, thường nêu lên khái niệm về bốn thành phần: đất, nước, lửa và khí, hoặc nếu kể thêm vào đó thành phần không gian thì tất cả sẽ phải là năm (Đức Đạt-Lai Lạt-Ma chủ trương phải có năm thành phần, vì phải cần có không gian để chứa đựng và chuyển tải các thành phần kia). Bốn thành phần căn bản – đất, nước, lửa và khí – phải được hỗ trợ bởi không gian, đó là thành phần giúp cho bốn thành phần căn bản có thể hiện hữu và vận hành. Không gian – tứckhông trung hay “ê-te” (“ether” – không gian “tinh khiết”) -được xem như cơ sở cần thiết giúp cho sự vận hành của tất cả các thành phần khác có thể xảy ra được.Năm thành phần có thể phân chia thành hai thể loại: năm thành phần thuộc bên ngoài và năm thành phần thuộc bên trong (thế giới của hiện thực bên ngoài và thế giới nội tâm), và giữa hai hai thể loại bên ngoài và bên trong ấy luôn luôn có một sự liên kết chặt chẽ. Theo một số kinh sách Phật giáo, chẳng hạn như Kinh Thời Luân (Kalachakra Tantra), thì thành phần không gian hay “ê-te” (không trung) không phải là một sự trống không tuyệtđối và không hàm chứa bất cứ một thứ gì cả, mà trái lại không gian được xem là cấu tạo bởi các “hạt vi thể trống không”. Các hạt vi thể trống không này làm cơ sở giúp cho sự tiến hóa (hay hình thành) cũng như sự tan biến của bốn thành phần kia (đất nước, lửa và khí) có thể xảy rađược. Bốn thành phần này phát xuất từ cơ sở không gian và cũng sẽ quay trở lại đểhội nhập với cơ sở ấy. Quá trình của sự tan biến trên đây xảy ra theo thứ tự nhưsau: đất, nước, lửa và khí, và quá trình của sự hình thành thì theo thứ tự nhưsau: khí, lửa, nước, đất. Khái niệm này sẽ dễ hiểu hơn nếu được chỉ định bằng các thuật ngữ như chất cứng (đất), chất lỏng (nước), hơi nóng (lửa) và năng lực (khí). Bốn thành phần được tạo tác từ các hạt vi thể trống không theo thứ tự từ thật tinh tế đến thô thiển, và sau đó lại tan biến vào các hạt vi thể trống không theo thứ tự từ cấp bậc thô thiển nhất đến cấp bậc tinh tế nhất (xin chú ý hai quá trình trên đây cũng trùng hợp với hai quá trình một của cái chết và một của sự tái sinh). Không gian hay các hạt vi thể trống không là cơ sở góp phần giúp cho toàn bộ các quá trình đó có thể xảy ra.

Thiền định về tánh không

Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không. Khi nào việc luyện tập thiềnđịnh (thông thường) nhằm mục đích rèn luyện tâm thức và cải thiện sự chú tâm bắt đầu mang lại kết quả, thì khi ấy ta mới có thể khởi sự luyện tập về tánh không (có nghĩa là trước hết phải tập luyện tâm thức và sự chú tâm, sau đó mới đủ khả năng để thiền định về tánh không).Đối với các phép thiền định thông thường về tánh không thì không nhất thiết phải trừu tượng hóa bằng tư duy các thể dạng bên ngoài của đối tượng, thế nhưng riêng đối với các phép luyện tập tan-tra thì nhất thiết phải trừu tượng hóa từ trong tâm thức thể dạng bên ngoài của các đối tượng.Có hai phương pháp giúp thực hiện các phép tu tập tan-tra này: phương pháp thứ nhất là chúng ta làm cho tất cả các thể dạng bên ngoài (tức những gì hiển hiện) tan biến hết (trong tâm thức)và sau đó thì thiền định về tánh không, phương pháp thứ hai thì ngược lại phải thiền định về tánh không trước và sau đó mới làm cho tất cả các thể dạng bên ngoài của các vật thể tan biến.Đến đây, chúng ta thử giải thích thật ngắn gọn quá trình thiền định đích thật về tánh không. Đối với quá trình này, thật hết sức quan trọng phải nhận định được những gì mà sự hiện hữu của chúng cần phải được phủ nhận. Các học phái Phật giáo lớn đều chấp nhận các tiền đề gọi là “bốn dấu ấn của Phật giáo” (có thể xem thêm “Khái niệm về bốn dấu ấn trong Phật giáo” của Hoang Phong trên các trang Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức…).Bốn tiền đề đó như sau:* Tất cả những gì phát sinh từ các nguyên nhân đều vô thường.* Tất cả các hiện tượng ô nhiễm (có nghĩa là cấu hợp)đều là khổ đau.* Tất cả mọi hiện tượng đều không có cái ngã và đều mang đặc tính của tánh không.* Chỉ có thể dạng vượt thoát khỏi khổ đau (còn gọi là niết-bàn) mới đúng là sự an bình.Muốn thiền định về tánh không thì trước hết cũng phải hiểu là thứ tánh không nào phải đem ra để thiền định, nói cách khác tức là vật thể nào mà sự hiện hữu của nó cần phải đem ra để phủ nhận. Nếu không xác định được đối tượng của sự phủ nhận là gì thì chúng ta cũng sẽ không hình dung ra được hình bóng phát sinh từ sự khiếm khuyết của nó. Để thực hiện việcấy, trước hết nên suy tư về chính bản thân mình, đấy cũng là cách thực tế nhất (tức thiền định về tánh không của sự hiện hữu của chính mình).Chúng ta vẫn thường phát biểu thật tựnhiên như sau: “tôi làm, tôi ăn, tôi ở lại đây”,… Vậy ta thử tìm hiểu xem “cái tôi”- hay cái “chính tôi” ấy – hiển hiện ra trong tâm thức mình như thếnào, và sau đó cố gắng tìm hiểu về “cái tôi” ấy trong các trường hợp khác nhau. Chẳng hạn như khi ta hình dung trở lại sự bất an xảy ra trong tâm thức khi có một người nào đó khiển trách ta một cách bất công, hoặc nhớ lại sự vui thích khi có người tán tụng mình hết lời. Trong lúc các xúc cảm đó xảy ra thì tâm thức ta vô cùng dao động, thế nhưng ta vẫn cứ cảm thấy một cách thật minh bạch “cái tôi” hay cái “chính tôi”.Mỗi khi cái “chính tôi” hiển hiện ra trong tâm thức mình, thì hãy nghĩ ngay là nó có phải là một thứ gì khác với thân xác và tâm thức của mình hay không, và nó có phải là một thực thể độc lập hay không? Các thể dạng “chính tôi” hay “cái tôi” hiển hiện ra một cách hết sức sinh động và ta ngỡ rằng có thể dùng ngón tay để trỏvào nó, để chạm vào nó như là một thành phần độc lập với thân xác và cả tâm thức của chính mình. Cái “chính tôi” là một thứ phóng tưởng tâm thần sai lầm lớn lao nhất có thể xảy ra: vậy những gì mà ta cần phải phủ nhận chính là “cái tôi” ấy.Tóm lại đấy là phương thức tiến hành quan trọng nhất và tiên khởi nhất, tức phải xác định thật đúng những gì phải phủ nhận(phép thiền định về tánh không bắt đầu trước hết bằng cách phủ nhận cái “tôi” của chính mình).Điểm quan trọng thứ hai là nêu lên thí dụgiả sử như sự hiện hữu của “cái tôi” hay của “cái ngã” của tôi có thật và mang tính cách tự chủ, thì trong trường hợp đó ta phải tự hỏi xem “cái tôi” ấy hòa nhập để trở thành một với thân xác và tâm thức, hay ngược lại nó là một thứ gì hoàn toàn khác biệt với thân xác và tâm thức, bởi vì không có phương thức hiện hữu thứ ba nào ngoài hai phương thức trên đây.Tóm lại nếu cho rằng “cái tôi” hiện hữu như một thực thể độc lập, thì bắt buộc ta phải chọn một trong hai giảthiết như sau: hoặc nó hòa nhập với thân xác và tâm thức để tạo ra một nhất thể,và trong trường hợp đó nhất định nó phải trùng hợp với các cấu hợp, hoặc nó là một thứ gì khác (không liên hệ gì với thân xác và tâm thức), bởi vì không có phương thức hiện hữu nào khác hơn.Vậy điểm quan trọng thứ hai là: hoặc “cái tôi” là một thành phần nằm chung trong các cấu hợp (ngũ uẩn), hoặc nó phải tuyệt đối khác hẳn.Đến đây chúng ta nên suy tư về ý nghĩ nhưsau: nếu “cái tôi” và các cấu hợp kết hợp lại để trở thành nhất thể, thì “cái ngã” cũng phải nhất thể và đồng thời thân xác và tâm thức cũng bắt buộc phải nhất thể theo (không thể có một thành phần cấu hợp nằm chung trong một nhất thể,nếu đã là nhất thể thì tất cả phải nhất thể),và tất cả sẽ được xem chung như là “cái ngã”. Ngược lại, nếu “cái ngã” khác với các cấu hợp, và nếu các cấu hợp là những thứ tổng hợp phức tạp thì “cái ngã” cũng sẽ phải là một thứ tổng hợp phức tạp như thế.Sau đó chúng ta lại suy tư thêm như sau: nếu như “cái ngã” hay “cái tôi” độc lập ấy hiện hữu như một thực thể riêng biệt và hoàn toàn khác với các cấu hợp, thì trong trường hợp đó “cái ngã” phải là một thứ gì đó xác thực (hữu hình, có thể “sờ mó” được – tangible), dù cho các cấu hợp (trước đây từng kết hợp với nó)đã tan biến hết. Thế nhưng thật ra thì không đúng như thế.Phương cách lý luận trên đây cho thấy chúng ta không thể nào tìm ra được một “cái tôi” trong số các cấu hợp.Hơn nữa sự suy luận trên đây còn giúp chúng ta khám phá ra “cái tôi” hay “cái ngã” độc lập từng hiển hiện ra trong tri thức mình thật ra chỉ là một khái niệm sai lầm, một thứphóng tưởng của tâm thức. Trên thực tế, nó không hề hiện hữu.
.
Hãy nêu lên một thí dụ, vào lúc nhá nhem khi hừng đông hay hoàng hôn, một người nào đó trông thấy một con rắn và hoảng sợ,thế nhưng thật ra thì đấy chỉ là một cuộn dây thừng. Hình ảnh con rắn chỉ hiện hữu trong tâm thức của người đang hoảng sợ, đối tượng bên ngoài – tức là sợi dây thừng – không hề hàm chứa một thứ cảm tính nào về sự hiện hữu đích thật của một con rắn (không có “con rắn” nào kết hợp với cuộn dây thừng, cũng không có “cái tôi” nào kết hợp với thân xác và tâm thức – tức ngũ uẩn- của một cá thể).Trường hợp tương tự như trên đây cũng xảy ra đối với các cấu hợp. Mặc dù chúng ta có cảm giác nhận thấy hình bóng nào đó của một “cái ngã” trong số các cấu hợp và có vẻ như nó thoát ra từ chính các cấu hợp ấy, thế nhưng trên thực tế trong các cấu hợp không hề chất chứa bất cứ một mảnh vụn nhỏ nhoi nào của bất cứ một thứ gì có thể xác định như là một “cái ngã”. Những gì vừa trình bày cũng tương tự như thí dụ về con rắn và sợi dây thừng trên đây, có nghĩa là con rắn không hề hiện hữu một cách thực sự, nó chỉ là một phóng ảnh đơn thuần của tâm thức (con rắn cuộn tròn ở bên trong tâm thức, không nằm bên cạnh cuộn dây thừng).
.
Cũng tương tự như thế, dù cho chúng ta có cảm giác nhận diện được hay nắm bắt được một cá thể con người hoàn toàn khác biệt với các cấu hợp tạo ra cá thể ấy, thế nhưng trên thực tế chúng ta không thể nào xác nhận được sự hiện hữu của cá thể ấy một cách đích thật bằng cách căn cứ vào các cấu hợp: chẳng qua đấy chỉ là một thứ nhãn hiệu dán lên trên các cấu hợp mà thôi (khi nhìn vào một con người thì cái cá thể của con người ấy được tạo dựng ra trong tâm thức mình, đối tượng bên ngoài chỉ là một sự kết hợp của ngũuẩn, cũng tương tự như con rắn được tạo dựng trong tâm thức, bên ngoài là cuộn dây thừng). Vì thế không có một thực chất cá biệt nào hàm chứa trong đối tượng phân tích, và chúng ta lại quay trở lại tình trạng trước đây (tức là không tìm thấy “cái ngã” hay “cái tôi” nào trong các cấu hợp khi đem các cấu hợp ra để phân tích, “cái ngã” hay “cái tôi” ấy chỉ là một phóng ảnh đơn thuần của tâm thức).
.
Đối với các thể dạng khác nhau của một đối tượng, thì nếu chúng ta nhìn chúng (đơn thuần) trên phương diện đối tượng thì giữa chúng không có gì khác biệt nhau (đấy chỉ là những thể dạng luôn biến động). Sự khác biệt chỉ phát sinh trong tâm thức đứng ra giữ vai trò cảm nhận, tức thuộc vào phía chủ thể (đối tượng là đối tượng, chính tâm thức giữ vai trò chủ thể để phánđoán và diễn đạt sự khác biệt giữa các thể dạng của đối tượng).
.
Khi chúng ta đặt cái tên “con rắn” cho cuộn dây thừng thì đấy là một ý nghĩ sai lầm. Khi mặt trời lên cao, chúng ta nhìn thấy rõ đối tượng quan sát, và chúng ta gạt bỏ sự phán đoán sai lầm trước đây nhờ vào một phương cách vững chắc hơn của sự nhận thức (cognition), tức dựa vào một loại tri thức khác.Cái nhãn hiệu “con rắn” áp đặt cho cuộn dây thừng có thể gây ra tai hại (sự hoảng hốt). Thế nhưng trong trường hợp cái nhãn hiệu ấy là một cá thể con người, và dù cho cá thể con người ấy không phải là một thực thể khách quan đi nữa, thế nhưng nếu chúng ta cứ gán cho các cấu hợp (tạo ra cá thể ấy) các đặc tính của một con người, thì cũng không hề hấn gì cả. Chẳng qua vì không có một thể loại tri thức nào đủ sức để loại trừ sự sai lầm đó (có những thể loại hay phương cách khác nhau của sự nhận thức giúp phân biệt dễ dàng giữa cuộn dây thừng và con rắn, thếnhưng nếu muốn phân biệt giữa ngũ uẩn và cá thể con người thì vô cùng khó khăn, lý do là không có một thể loại tri thức nào khả dĩ thích nghi để giúp phát hiệnđược sự phân biệt đó. Muốn đạt được khả năng tri thức ấy người tu tập phải phát huy được Trí tuệ).
.
Dầu sao đi nữa, dù cho chúng ta thực hiệnđược sự hiểu biết khả dĩ giúp chúng ta chấp nhận sự kiện cá thể con người hoàn toàn không hề hiện hữu đi nữa, thế nhưng các kinh nghiệm bản thân (sẵn có từtrước) của chúng ta sẽ hiện ra để chống lại sựquán thấy đó. Tóm lại người ta chỉ có thể xác nhận sự hiện hữu của cá thể con người bằng cách duy nhất là nhờ vào thể loại tri thức chủ quan – tức loại tri thức giữ vai trò dán các nhãn hiệu. Đấy cũng chính là lý do giải thích tại sao mọi vật thể chỉ hiện hữu bằng tên gọi mà thôi. Chẳng qua vì không hề có một sự hiện thực khách quan nào cả (câu kết luận gợi lên cho chúng ta chủ thuyết căn bản của Duy Thức học).

Vài lời lạm bàn của người dịch:

Khái niệm về bản chất tánh không của mọi hiện tượng là một trong những khái niệm đặc thù và quan trọng nhất của Phật giáo. Khái niệm đó bao hàm thật nhiều lãnh vực triết học, chẳng hạn như Triết học siêu hình (Metaphysic), Triết học về sự Hiểu biết (Epistemology), Hiện tượng học (Phenomenology)… Tất cả mọi hiện tượng (dharma) dù thuộc lãnh vực vật chất hay phi-vật-chất đều không hề hàm chứa một sự hiện hữu tự tại nào. Thật rõ ràng chúng ta có thể “sờ mó” được các vật thể, “theo dõi” được các biến cố, “hình dung” và “mô tả”được các hình ảnh tâm thần, cũng như “cảm nhận” được các xúc cảm trong tâm thức, thế nhưng Đức Phật lại nói tất cả những thứ ấy “không thật” và đấy chỉ là “ảo giác”, và bản chất đích thật của chúng là “tánh không”.Hầu hết các khoa học gia, học giả và triết gia Tây phương quan tâm đến Phật giáo đều tỏ ra kinh ngạc và sửng sốt trước khám phá thật táo bạo và siêu việttrên đây của Đức Phật. Thật vậy, khái niệm về tánh không của mọi hiện tượng thật hết sức khó để thấu triệt, vì nó vượt lên trên sự hiểu biết và trí thông minh thông thường. Suốt trên dòng tiến hóa của nền văn minh nhân loại và kể cả trong thế giới ngày nay, chưa hề có một hệ thống tưtưởng, triết học hay tôn giáo nào nêu lên khái niệm đó, ngoại trừ Phật giáo.Muốn thấu triệt được khái niệm về tánh không của sự hiện hữu dù chỉ thuộc lãnh vực lý luận và phân tích cũng phải suy tư lâu dài và tập trung tâm thức thật mạnh. Sự hiểu biết đó gồm có nhiều cấp bậc khác. Trong bài thuyết giảng trên đây Đức Đạt-Lai Lạt-Ma cho biết là dù cho ta đạt được sự hiểu biết tánh không bằng lý luận và chấp nhận “cá thể con người” hay “cái ngã” không hiện hữu đi nữa, thế nhưng kinh nghiệm sống chi phối bởi hiện thực chung quanh luôn hiện ra để chống lại sự quán nhận đó, vì thếdù cho chúng ta hiểu được “vô ngã” là gì thế nhưng chúng ta lúc nào cũng cảm thấy “chính mình” và “người khác”, “cái này” và “cái kia”, “cái tốt” và “cái xấu”, “cái đúng” và “cái sai”…Vì thế thiết nghĩ có lẽ chúng ta nên vượt lên trên những gì thuộc vào kinh nghiệm bản thân lâu đời của mình đối với thếgiới hiện tượng, hầu loại bỏ những chướng ngại cản trở sự quán nhận tánh không tuyệt đối của sự hiện hữu. Khi nào chúng ta cảm nhận được cái tánh không đó một cách trực tiếp và tự nhiên, không còn bị cản trở bởi bất cứ một xung năng nào của nghiệp lực hay một sức mạnh nào phát sinh từ tác động bản năng, thì khi đó chúng ta mới có thể tự nhận là mình nắm bắt được bản thể trống không của sự hiện hữu trong thế giới này.Tuy nhiên, trên phương diện thực tế và thực dụng, dù chỉ quán nhận được khái niệm về tánh không của mọi hiện tượng ở một cấp bậc nào đó cũng đủ để biến nó trở thành một liều thuốc hóa giải cực mạnh, hầu giúp chúng ta loại bỏ được mọi sự bám víu vào những ảo giác trong thế giới này cũng như trong tâm thức của chính mình.
.
Bures-Sur-Yvette, 01.09.11
Hoang Phong chuyển ngữ
.
Source: thuvienhoasen.

002 (315)Có Được An Lạc nhờ Bình An Nội Tại

 Đức Dalai Lama thứ Mười Bốn
Nantes, Pháp, 15 tháng Tám 2008

Alexander Berzin chuyển dịch

Tinh Thần và Thể Xác Bất An

Hòa bình là sự quan tâm của mỗi người, cho dù họ sống ở phương Tây, phương Đông, Nam hay Bắc. Dù giàu hay nghèo, mọi người cần có sự quan tâm thật sự đối với hòa bình. Chúng ta đều là con người và vì thế, nói chung, chúng ta đều có cùng một mối quan tâm, đó là làm sao có được sự an lạc và đời sống hạnh phúc. Tất cả chúng ta đều xứng đáng có một đời sống an lạc. Ở đây, ta đang bàn luận ở mức độ mà mọi người có cảm giác về “tôi” hay “tự ngã”, nhưng ta không thấu hiểu “ tôi” hay “tự ngã” là gì. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có một cảm giác mạnh mẽ về “tôi”. Cảm giác ấy đưa đến sự khao khát hạnh phúc và không muốn khổ đau. Cùng với cảm giác này, ước muốn được hạnh phúc và thoát khổ tự động phát sinh. Dựa trên nền tảng này, chúng ta đều có quyền hưởng hạnh phúc.

Trong khi đó thì có nhiều điều bất toại nguyện và chướng ngại chực chờ xảy ra trong đời sống của chúng ta. Có hai phạm trù trong vấn đề này. Một phạm trù thuộc về đau đớn do những nguyên nhân thể chất, thí dụ bệnh tật và tuổi già. Chính tôi cũng đã có một vài kinh nghiệm về điều này – tôi gặp khó khăn trong việc nghe, thấy và đi lại. Những điều này sẵn sàng xảy ra. Phạm trù khác chủ yếu là ở cấp độ tinh thần. Nếu ở cấp độ vật chất, mọi việc đều thoải mái, xa hoa và đầy đủ, nhưng nếu chúng ta vẫn có sự căng thẳng và hoài nghi về chính mình, ta sẽ thấy cô đơn. Ta có sự ganh tỵ, sợ hãi và thù hận, rồi ta không được vui. Thế nên, dủ cho tình trạng vật chất ra sao, trên cấp độ tinh thần, chúng ta vẫn có thể khổ tâm.

Để có sự thoải mái về vật chất, đúng là ta có thể dùng tiền để giảm thiểu một vài nỗi khổ và mang lại sự thỏa mãn về vật chất. Tuy nhiên phương diện vật chất, kể cả quyền lực, tên tuổi và tiếng tăm, vẫn không có thể mang lại sự bình an nội tại cho chúng ta. Trên thực tế, đôi khi có quá nhiều tiền của và giàu sang chỉ tạo ra thêm nhiều lo lắng cho chính mình. Chúng ta có thể quá lo lắng về tên tuổi và danh vọng của mình, điều này đưa đến thái độ đạo đức giả, sự bất an và căng thẳng. Thế nên sự an lạc tinh thần không quá phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, mà vào cách ta suy nghĩ trong nội tâm.

Ta có thể thấy rằng có một số người tuy nghèo nàn, nhưng trên bình diện nội tâm, họ rất kiên cường và hạnh phúc. Trên thực tế, nếu ta cảm thấy thỏa mãn trong lòng, thì ta có thể chịu đựng bất cứ nỗi khổ, khó khăn vật chất nào và chuyển hóa chúng. Vì vậy, giữa nỗi khổ của thể xác và tinh thần, tôi nghĩ nỗi khổ tinh thần nghiêm trọng hơn. Lý do là vì sự an lạc tinh thần có thể xoa dịu khó khăn về vật chất, nhưng thỏa mãn vật chất không thể loại trừ nỗi khổ tinh thần.

Những rắc rối về mặt tinh thần và vấn đề của con người mạnh mẽ và nghiêm trọng hơn những vấn đề này đối với thú vật. Ở phạm vi thể chất, có lẽ nỗi khổ của cả hai đều như nhau, nhưng khi nói đến con người, vì trí thông minh của mình, ta có những sự nghi ngờ, bất an và căng thẳng. Những điều này đưa đến chứng trầm cảm; và tất cả những sự việc này xảy ra chỉ vì trí thông minh siêu việt của chúng ta. Để ngăn chận điều này, ta cũng phải dùng trí thông minh của mình. Về mặt cảm thọ, ngay lúc vừa phát sinh, một số cảm xúc đã khiến cho ta mất sự an lạc. Trái lại, một số cảm xúc lại giúp cho ta mạnh mẽ hơn. Chúng là nền tảng của sức mạnh, tự tin, đưa chúng ta đến một tâm thức bình an, tĩnh lặng hơn.

Hai Phạm Trù của Cảm Xúc

Thế thì có hai phạm trù của cảm xúc. Một loại rất có hại cho tâm thức an lạc và đây là những cảm xúc tàn phá như giận dữ, thù hận. Chúng không chỉ hủy diệt sự an lạc của ta ngay trong khoảnh khắc này, mà chúng còn tạo ra rất nhiều tai hại cho cơ thể và lời nói của ta. Nói một cách khác, chúng ảnh hưởng đến hành động của ta. Chúng khiến ta gây ra tổn hại và vì thế, chúng là những cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, những cảm xúc khác như lòng bi mẫn cho ta niềm an lạc và sức mạnh nội tâm. Ví dụ, chúng mang đến cho ta năng lực tha thứ. Ngay cả khi ta gặp rắc rối với ai vào một lúc nào đó, sự tha thứ cuối cùng sẽ hướng ta đến sự tĩnh lặng, để có được tâm an lạc. Thậm chí người mà chúng ta vô cùng tức giận có thể trở thành bạn thân của mình.

Hòa Bình Ngoại Tại

Khi ta nói đến hòa bình, ta phải đề cập đến những cảm xúc và bình an nội tại. Thế nên ta phải nhận diện những cảm xúc nào đem lại sự bình an nội tại. Tuy nhiên, trước hết, tôi muốn nói một vàiđiều về hòa bình ngoại tại.

Hòa bình bên ngoài không chỉ đơn thuần là sự vắng bóng của bạo động. Có lẽ trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, rõ ràng là chúng ta có hòa bình, nhưng nền hòa bình ấy được căn cứ trên sự sợ hãi, lo ngại về sự hủy diệt hàng loạt của chiến tranh nguyên tử. Đôi bên đều sợ phía bên kia ném bom vào nước họ, thế nên, đây không phải là hòa bình thật sự. Nền hòa bình chân thật phải xuất phát từ sựbình an trong nội tâm. Mỗi khi có sự xung đột, tôi cảm thấy rằng chúng ta phải tìm một giải pháp an hòa và có nghĩa là ta cần có sự đối thoại. Thế nên hòa bình liên quan rất nhiều với sự nồng hậu và tôn trọng đời sống của người khác, tránh làm tổn hại cho tha nhân, với quan niệm rằng đời sống của người khác cũng thiêng liêng như của chính mình. Chúng ta cần tôn trọng điều này, và trên cơ sở ấy, nếu ta cũng có thể giúp đỡ người khác, thì ta nên nỗ lực hoạt động.

Khi chúng ta đối diện với khó khăn và ai đó ra tay giúp đỡ mình, dĩ nhiên chúng ta cảm kích điềuấy. Nếu người nào khác đang đau khổ và chúng ta chỉ cần mở rộng sự cảm thông giữa con người với nhau thôi, người ấy cũng sẽ cảm kích điều này và cảm thấy rất hạnh phúc. Thế thì nhờ có lòng bi mẫn và bình an nội tại mà tất cả mọi hành vi trở nên an hòa. Nếu ta có thể thiết lập được tâm bình an, thì ta cũng có thể đem lại hòa bình ngoại tại.

Là con người, chúng ta luôn luôn có những quan điểm khác nhau trong sự giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, căn cứ trên những khái niệm manh mẽ về “tôi” và “họ”, rồi thì thêm vào đó, chúng ta có những quan niệm về “quyền lợi của tôi” và “quyền lợi của bạn”. Trên căn bản ấy, thậm chí ta có thể lâm vào chiến tranh. Ta nghĩ rằng sự điêu tàn của kẻ thù sẽ mang lại chiến thắng cho mình. Thế nhưng, hiện nay lại có một thực tại mới. Chúng ta có một sự tương quan chặt chẽ với nhau về quan điểm sinh thái và kinh tế. Thế nên, những khái niệm về “chúng ta” và “họ” không còn thích hợp nữa. Những người mà ta xem như “họ”, bây giờ trở nên một thành phần của “chúng ta.” Vì vậy, nhân tố chính đểphát triển sự bình an trong tâm thức là lòng bi mẫn, căn cứ trên sự thừa nhận rằng chúng ta là sáu tỷ người trên hành tinh này, và tất cả mọi người đều có quyền hưởng thụ sự an lạc hạnh phúc. Căn cứvào điều này, chúng ta tiếp nhận mọi người một cách nghiêm chỉnh, và trên cơ sở ấy, ta có thể thiết lập một nền hòa bình ngoại tại.

Khởi Đầu ở Mức Độ Thấp

Thế thì vì hòa bình, chúng ta cần phải phát triển tâm an lạc cho chính mình, rồi cho gia đình của mình và tiếp đến, cho cộng đồng của mình. Thí dụ, ở Mễ Tây Cơ, một người bạn của tôi đã phát triển một “Vùng Hòa Bình” trong cộng đồng của ông ấy. Ông thiết lập điều này với sự thỏa hiệp của mọi người trong cộng đồng của ông. Mọi người đều đồng ý cố gắng tránh bạo động trong Vùng Hòa Bình này. Nếu họ phải đấu tranh hay bất đồng ý kiến, họ đều chấp thuận sẽ ra khỏi ranh giới của vùng ấy.Điều này rất tốt.

Việc đòi hỏi hòa bình cho thế giới là một việc khó khăn, mặc dù cuối cùng ở cấp độ hoàn cầu, đây là điều tốt nhất. Tuy nhiên, việc thực tiễn hơn là ta bắt đầu ngay bây giờ, ở một mức độ thấp với chính mình, với gia đình, cộng đồng, cấp quận và v.v… bằng cách thiết lập những khu vực như vùng hòa bình. Thế thì sự bình an nội tại liên quan đến lòng bi mẫn rất nhiều.

Thật ra mọi việc hiện nay đang thay đổi rất nhiều trên thế giới. Tôi nhớ vài năm trước đây, một người bạn người Đức của tôi, ông Friedrich von Weizsäcker đã quá cố, người mà tôi xem như một vịthầy của mình, đã nói với tôi rằng, khi ông còn trẻ, từ nhãn quan của mỗi một người Đức, họ xem người Pháp như kẻ thù, và từ nhãn quan của mỗi một người Pháp, thì người Đức là kẻ thù của họ.Nhưng sự việc giờ đây đã khác. Hiện nay, chúng ta đã có một lực lượng thống nhất, đó là Liên Hiệp Âu châu. Điều này tốt đẹp vô cùng. Trước đây, mỗi quốc gia, từ quan điểm của riêng họ, xem chủquyền của mình vô cùng quý giá. Nhưng giờ đây đã có một thực tại mới ở Âu châu; quyền lợi chung trởnên quan trọng hơn quyền lợi riêng của một cá thể. Nếu kinh tế cải thiện, mỗi quốc gia thành viênđều hưởng lợi. Vì thế, hiện nay, điều quan trọng là mở rộng tư tưởng này đến sáu tỷ người trên hành tinh này. Chúng ta cần nghĩ đến mỗi người như thành viên của một gia đình nhân loại to lớn.

Tâm Bi như một Nhân Tố Sinh Học

Nói về lòng bi mẫn, tất cả những động vật có vú đều được sinh ra từ những bà mẹ và v.v… – sựphát triển của chúng tùy thuộc vào việc tiếp nhận sự thương yêu và chăm sóc của mẹ. Điều này là sựthật, ngoại trừ một vài chủng loại như rùa biển, bươm bướm, cá hồi, vì chúng chết sau khi đẻ trứng- những loài vật này có một chút ngoại lệ. Ví dụ về rùa biển. rùa mẹ đẻ trứng trên bờ biển và sauđó bỏ đi; thế nên sự sống còn của những con rùa con hoàn toàn tùy thuộc vào nỗ lực của riêng chúng. Chúng không cần tình cảm của bà mẹ mà vẫn tồn tại. Vì vậy, tôi nói với một số thính chúng rằng ta sẽ có một cuộc thí nghiệm khoa học rất thú vị, khi một trứng rùa nở, ta để rùa con và rùa mẹ bên cạnh nhau để xem chúng có tình cảm với nhau hay không. Tôi không nghĩ là chúng sẽ bộc lộ tình cảm với nhau. Thiên nhiên đã tạo ra chúng như thế, nên chúng không cần có tình cảm giữa mẹ con. Nhưngđối với những động vật có vú, đặc biệt là con người, nếu không có sự chăm sóc của bà mẹ, thì tất cảchúng ta đều sẽ chết.

Việc chăm sóc một đứa bé đòi hỏi một số cảm xúc, đó là lòng bi mẫn, thương yêu và sự quan tâm, chăm sóc. Các nhà khoa học nói rằng trong khoảng thời gian vài tuần lễ sau khi ra đời, sự tiếp xúc với người mẹ là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển não bộ của đứa bé. Chúng ta để ý rằng nhữngđứa bé sống trong một gia đình ấm cúng, đầy tình cảm và yêu thương, có khuynh hướng vui vẻ hơn. Thậm chí chúng khỏe mạnh hơn về mặt thể chất. Còn những đứa bé thiếu sự yêu thương, đặc biệt là khi chúng còn nhỏ, có khuynh hướng gặp nhiều khó khăn.

Một số nhà khoa học đã từng làm các thí nghiệm bằng cách tách rời những con khỉ con khỏi mẹchúng, và họ nhận xét rằng những con khỉ con ấy luôn luôn không được vui và hay đánh nhau. Chúng không nô đùa vui vẻ với nhau. Còn những khỉ con được giữ bên cạnh mẹ thì vui tươi và nô đùa vui vẻvới nhau. Và đặc biệt là trẻ con khi thiếu tình cảm lúc thơ ấu thì chúng có khuynh hướng trở nên lạnh lùng. Chúng gặp khó khăn trong việc biểu lộ tình cảm đối với người khác, và trong nhiều trường hợp, chúng trở nên hung bạo với người xung quanh. Vì thế mà tình cảm là một nhân tố sinh học, một nhân tố sinh học căn bản.

Hơn nữa, tôi nghĩ vì lòng bi và các cảm xúc liên hệ đến phạm vi sinh học vật lý của con người, theo một số nhà khoa học cho biết, nếu chúng ta có sự giận dữ, thù hằn và sợ hãi liên tục, điều này sẽ ăn mòn hệ thống miễn nhiễm của chúng ta và nó trở nên yếu ớt hơn. Tuy nhiên, lòng từ bi thì hỗtrợ và tăng cường hệ thống miễn nhiễm của chúng ta.

Lấy một thí dụ khác nữa. Nếu chúng ta nhìn trên lãnh vực y học, nếu có sự tin tưởng giữa các y tá, bác sĩ và các bệnh nhân, thì đây là điều quan trọng đối với sự cải thiện sức khỏe của bệnh nhân. Thế thì nền tảng của sự tin tưởng là gì? Nếu về phía bác sĩ và y tá có một sự quan tâm chân thành và chăm sóc cho bệnh nhân sớm bình phục, thì người bệnh sẽ có sự tin tưởng. Trái lại, thậm chí khi bác sĩ là một nhà chuyên môn, nhưng nếu họ đối xử với bệnh nhân như những cái máy, thì người bệnh sẽ có rất ít tin tưởng. Có thể nếu bác sĩ có kinh nghiệm dồi dào, thì cũng có một sự tin tưởng nào đấy, nhưng nếu bác sĩ có lòng từ bi hơn, thì bệnh nhân sẽ có nhiều tin tưởng hơn nữa. Bệnh nhân sẽ có giấc ngủ tốt hơn và ít lo âu hơn. Nếu họ bị giao động ở một mức độ sâu hơn, thì tâm trí họ sẽ rối loạn và điều này ảnh hưởng đến sự bình phục sức khoẻ của họ.

Tuy nhiên, ta không thể tránh khỏi những nan đề trong cuộc sống. Ngài Tịch Thiên (Shantideva), một đạo sư vĩ đại của Phật giáo Ấn Độ, đã khuyên rằng khi đối diện với các vấn đề, chúng ta cần phải phân tích chúng. Nếu ta có thể vượt qua vấn đề bằng một phương pháp nào đó, thì ta không cần lo lắng và chỉ việc áp dụng phương pháp đó là xong. Nhưng nếu ta không thể giải quyết được vấn đề,thì cũng không cần phải lo lắng, vì việc này sẽ không có ích lợi gì cho ta cả. Suy tư về điều này là một việc hữu ích lớn. Ngay cả khi chúng ta có một vấn đề lớn, ta có thể làm cho nó nhỏ lại, nếu chúng ta suy nghĩ theo cách này.

Ngày nào chúng ta còn cần sự chăm sóc của người khác, ví dụ như khi ta là trẻ thơ, ta có được sự thương yêu và bi mẫn từ người lớn. Nhưng khi ta trở nên độc lập hơn khi đã trưởng thành, ta có khuynh hướng cho rằng, để đạt được ý muốn của mình thì sự gây hấn quan trọng hơn lòng bi mẫn. Nhưng tất cả sáu tỷ con người đều được sanh ra từ những bà mẹ. Mọi người có được hạnh phúc và toại nguyện nhờ sự chăm sóc bằng tình thương của mẹ, hay nếu không phải là mẹ, thì cũng là tình thương của ai đấy khi chúng ta là những đứa bé. Tuy nhiên, dần dần, những phẩm chất trở này nên ít ỏi hơn khi chúng ta lớn lên, rồi ta có khuynh hướng xung đột, vì sự bắt nạt xảy ra nhiều hơn, và chúng ta tạo ra nhiều vấn đề hơn.

Thấy Được Thực Tại là Điều Tất Yếu

Khi ta nổi giận và não bộ bị sự sân hận khống chế, một nhà khoa học ở Thụy Điển đã nói với tôi rằng, 90% sự biểu hiện của con người ghê gớm mà chúng ta đang giận hờn là một sự phóng chiếu tinh thần. Nói cách khác, 90% của sự tiêu cực là do tâm ta phóng chiếu mà ra. Điều này cũng tương tự như khi chúng ta có sự luyến ái và khát khao mạnh mẽ đối với một người nào đấy, thì ta thấy người này xinh xắn và đẹp đẽ 100%. Nhưng phần lớn của 100% ấy cũng là một sự phóng chiếu tinh thần, chứ ta không nhìn thấy thực tại. Vì vậy, thấy được thực tại là điều vô cùng quan trọng.

Còn một điểm quan trọng khác, đó là không ai muốn bị rắc rối, nhưng tại sao vấn đề lại phát sinh? Đó là vì sự ngây thơ, mê lầm và cách tiếp cận của chúng ta, vì ta không thấy được thực tại. Từ những quan điểm hạn hẹp của mình, ta không nhìn thấy toàn bộ bức tranh của thực tại. Chúng ta chỉ thấy hai chiều, nhưng như thế thì không đủ. Ta cần có khả năng thấy được sự vật trong ba, bốn hay sáu chiều. Trước tiên, chúng ta cần giữ tâm tĩnh lặng, để khảo sát sự việc một cách khách quan.

Ở đây cũng thế, sự khác nhau giữa các cảm xúc xây dựng và phá hoại là điều quan trọng để ta có thể thấu hiểu tất cả những điểm này. Khi chúng ta trưởng thành, dần dần, những nhân tố sinh học của tâm bi biến mất, nên chúng ta cần sự giáo dục và rèn luyện tâm bi để ủng hộ nó một lần nữa. Tuy nhiên, tâm bi thuộc về yếu tố sinh học thì có sự thiên vị, vì nó căn cứ trên sự tiếp nhận tình thương yêu của người khác. Tuy nhiên, nếu ta sử dụng điều này như nền tảng, rồi bổ sung thêm các yếu tố lý lẽ và khoa học từ sự khảo sát của mình, thì ta sẽ không chỉ duy trì bi tâm ở mức độ sinh học này, mà còn có thể làm cho nó tăng trưởng hơn nữa. Thế nên, với sự rèn luyện và giáo dục, tâm bi thiên vị hạn hẹp có thể trở thành lòng bi mẫn vô hạn không thiên vị, mở rộng cho sáu tỷ con người và hơn thế nữa.

Tầm Quan Trọng của Học Vấn

Học vấn là chìa khóa cho tất cả những điều nêu trên. Nền học vấn hiện đại chú ý đến sự phát triển của bộ não và trí tuệ, nhưng điều này không đủ. Ta còn cần phải phát triển sự nồng hậu trong hệ thống học vấn nữa. Ta cần áp dụng điều này, bắt đầu từ nhà trẻ cho đến trường đại học.

Ở Hoa Kỳ, một số nhà khoa học đã phát triển các chương trình giáo dục để rèn luyện thiếu nhi phát triển thêm lòng bi mẫn và chánh niệm. Điều này không nhắm vào việc giúp các em cải thiện những kiếp sống tương lai và đạt được niết bàn, mà vì lợi ích của đời sống hiện tại. Thậm chí trong vài trường đại học, đã có một vài chương trình giáo dục về việc phát triển tấm lòng nồng hậu và bi mẫn. Lòng bi mẫn không thiên vị này không chú trọng vào thái độ của người khác, mà chỉ đơn thuần vào việc họ đều là những con người. Tất cả chúng ta đều là một thành phần của sáu tỷ người trên hành tinh này, vì vậy, trên căn bản của yếu tố bình đẳng, mọi người đều xứng đáng với lòng bi mẫn của chúng ta.

Giải Trừ Vũ Khí Nội Tại và Ngoại Tại

Thế thì, để có được bình an nội tại và hòa bình thế giới, chúng ta cần có sự giải trừ quân bị bên trong lẫn bên ngoài. Điều này có nghĩa là ở phạm vi nội tại, ta phát triển lòng bi mẫn và dựa trên nền tảng ấy, cuối cùng, ta có thể giải trừ vũ khí ở mọi lãnh vực, ở tất cả các quốc gia, ở phạm vi ngoại tại. Điều này giống như có một lực lượng hợp nhất của Quân Đoàn Châu Âu Pháp – Đức thì thật là tốt đẹp. Nếu như ta có một lực lượng vũ trang hợp nhất cho toàn thể Liên Hiệp Âu châu, thì sẽ không có sự xung đột vũ trang giữa các thành viên nữa.

Một lần ở Brussels, có một cuộc họp của các nhà ngoại trưởng và tôi đã nói rằng trong tương lai, nếu trụ sở chính của Liên Hiệp Âu Châu được di chuyển xa hơn về phía Đông, ở một trong các nước Đông Âu, thí dụ như Ba Lan, thì sẽ có rất nhiều lợi ích. Dần dần, nó mở rộng để bao gồm cả nước Nga thì sẽ rất tốt, rồi cuối cùng thì nên di chuyển trụ sở chính của NATO đến Mạc Tư Khoa. Nếu điều này xảy ra, thì sẽ có hòa bình thật sự và không còn hiểm họa chiến tranh ở Âu châu nữa. Hiện nay, có một vài khó khăn giữa Nga và Georgia, nhưng chúng ta cần giữ sự hy vọng.

Trên cơ sở của một nền hòa bình mở rộng hơn, thì nền công nghiệp quân sự ở Pháp quốc chẳng hạn, cuối cùng có thể đóng cửa, và chúng ta có thể chuyển nền kinh tế sang các phương diện sản xuất nhiều hơn. Thay vì sản xuất xe thiết giáp, các nhà máy có thể được thay đổi để chế tạo xe ủi đất, thí dụ vậy!

Các quốc gia Phi châu cũng rất cần sự giúp đỡ của chúng ta. Khoảng cách giữa giàu và nghèo là một vấn nạn lớn, không chỉ trên bình diện toàn cầu, mà còn ở phạm vi quốc gia nữa, khoảng cách giữa giàu và nghèo này thật vô cùng đáng sợ. Thí dụ như ở Pháp, có một sự tương phản lớn giữa người giàu và người nghèo. Thậm chí một số người còn phải đối diện với nạn đói. Nhưng tất cả chúng ta là con người và đều có những hy vọng, nhu cầu và khó khăn như nhau. Chúng ta cần quan tâm đến tất cả những điều này để phát triển hòa bình qua sự bình an nội tại.

 Source: Viện Lưu Trữ Phật Pháp của Tiến sĩ Alexander Berzin

Chuyển đến trang:  1,  2,  3, , 5, 5a6, 7,

002 (8)