CẢM NIỆM TÌNH THẦY
Xin một lần chắp tay thầm cảm niệm
Trước ân tình như núi biển mênh mông
Lòng Thầy Cô như lượng của dòng sông
Đã xây đắp, vun trồng bao thế hệ.
Thâm ân ấy bút mực nào tính kể
Bao hy sinh không thể nói cho cùng
Trái tim hiền Thầy ôm trọn bao dung
Cả kiếp sống cũng khó mong đền đáp.
– Con vẫn nhớ giọng Thầy Cô ấm áp
Dầu những khi con vấp váp, lỗi lầm
” Sống trong đời, con hãy nhớ chữ Tâm!
Để sống đẹp, trăm năm không hổ thẹn !..”
Xin quỳ xuống với tâm tình trọn vẹn
Tạ Thầy Cô đã thắp sáng đời con ..
Thời gian trôi vạn sự sẽ hao mòn
Ân nghĩa của Thầy Cô còn nhớ mãi ..
Xin mời bạn hôm nay ngồi nhớ lại
” Người đưa đò ” thuở đó.. ở nơi nao!!
Như Nhiên
TTT
Ði khắp thê′ gian – Không ai tốt bằng Mẹ
Gian khổ cuộc đời – Không ai gánh nặng bằng Cha.
Cha Mẹ nhận một đời bảo tố
Ðể cho con mãi mãi bình yên.
Thương Cha xuôi ngược giữa dòng
Mẹ yêu tất tả gánh gòng nuôi con .
Nhẫn
Trao tay đôi nhẩn nhắc cho nhau
Giữ đạo phu thê nhẫn đứng đầu
Nhẫn để gia đình luôn hạnh phúc
Cho tình chồng vợ mãi dài lâu.
Nhịn đời để tấm thân yên
Nhịn sự hơn thua khỏi lụy phiền
Nhịn kẻ hung hăng lòng độ lượng
Nhịn lòng háo thắng cõi Thần Tiên.
NHẪN VÀ NGHIỆP
-
Đã là Phật tử, chúng ta nhất định phải biết nhẫn. Nhẫn cái gì? Là nhẫn nhịn những cái người ta không thể nhẫn. Có người nói: “Tôi thật là nhịn hết nổi rồi!” Nếu chúng ta nhịn hết nổi, tức là không thể “hết” được. Hết cái gì? Là hết nghiệp chướng. Nếu nghiệp không tiêu, tình chưa không, tức là còn có sanh tử……Cho nên nói: “Nghiệp bất trọng, bất sanh Ta-bà. Ái bất đoạn, bất sanh Tịnh độ.” Chừng nào nghiệp tận, tình không, đến lúc đó chúng ta mới hết sanh tử và được giải thoát thật sự.
Người tu hành nên có công phu tu nhẫn nhục. Nhẫn đói, nhẫn khát, chịu gió, chịu mưa, chịu nóng, chịu lạnh, đến nỗi phải nhẫn sự chửi mắng, và nhẫn sự đánh đập luôn. Những cảnh nầy đều là thử thách. Như tôi thường nói: “Tất cả là khảo nghiệm, xem bạn sẽ làm sao? Đối cảnh mà không biết, phải luyện lại từ đầu.” Dù gặp nghịch cảnh như thế nào đi nữa, chúng ta cũng nên tiếp nhận với tâm lý “nghịch lại thuận thọ.” Chúng ta đừng để cảnh giới xoay chuyển, hoặc dựng cờ trắng mà xin hàng phục. Người xưa nói: “Việc nhỏ mà không nhịn tức sẽ làm hư chuyện lớn.” Nhẫn nhịn là bảo vật vô giá: “Nhịn giây lát, gió yên sóng lặng; lui một bước, biển rộng trời xanh.”
Khi đức Phật Thích Ca còn tại thế, có một hôm Ngài đi ngang qua bờ sông và thấy một con dã can (thuộc loài lang sói), muốn ăn thịt con rùa. Nhưng con rùa thì rút đầu, thụt cả chân tay vào trong cái mai, rồi nó nằm yên không động đậy một lúc thật lâu. Dã can vì không có tâm kiên nhẫn nên bỏ đi, còn rùa nhờ có lòng nhẫn nại mà bảo tồn được sanh mạng. Đức Phật nói với Tôn giả A Nan rằng: “Người tu hành cũng nên như vậy.” Bậc cổ đức nói: “Gần đây tôi mới học được cách của con rùa, lúc nào đáng rút đầu thì hãy rút đầu.”
Trong lúc nóng giận mà quý vị nhịn được, thì quý vị sẽ miễn lo âu cả trăm ngày. Nếu người ta chửi mình, xem như mình đang thưởng thức một bài hát đang thịnh hành. Nếu có người đánh mình, xem như mình đi đường vô ý va vào cột cửa. Nếu quý vị quán tưởng như thế, dù là giáo mác gì cũng tự nhiên biến thành ngọc lụa. Nếu không, ngọn lửa vô minh nổi cơn lôi đình sẽ bốc cao ba trượng, mà phát thành một trận đại chiến. Kết quả hai bên đều bị thương, không những tổn thương tình cảm, lại còn mất cả nhân cách và bị người ta chê bai là mình thiếu tánh điềm tĩnh.
Cho nên nói: “Thọ tận thiên hạ bá ban khí, dưỡng tựu hung trung nhất đoạn xuân,” tức là chịu được hết trăm lần lời chỉ trích của thiên hạ, sẽ nuôi dưỡng thành khúc nhạc xuân trong tâm ta. Chúng ta có thể lấy những lời vàng ý ngọc này để làm câu châm ngôn cho mình.
Hoà Thượng Tuyên Hoá
Nguồn: Ðức Phật Dược Sư
Thức Dậy Miệng Mĩm Cười – 24 giờ tinh khôi
Tôi nguyện sống trọn vẹn – Mắt thương nhìn cuộc đờì .
Waking up this morning, I smile
Knowing there are 24 brand new hours before me.
I vow to live fully in each moment,
And look at beings with eyes of compassion.
A smile and the aspiration to dedicate ourselves to the path of love and understanding,
We are aware that today is a fresh, new day, and we have 24 precious hours to live._()_Thich Nhat Hanh_()_
Tâm Bình An Lac
Tâm Ðộng ưu Phìên.
Không đau khổ lâý gì làm chất liệu
Không lang thang đâu bíêt gió mưa nhiêù
Không gian nan lấy gì làm vị hóa
Không lầm than đâu biết chuyện con người !
If nothing ever went wrong in your life.
You would never have a chance to grow stronger.
Thân như ánh chớp chiêù tà
Cỏ cây hoa lá xuân qua rụng rời
Xá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.
Nghĩ và cảm nhận về cuộc sống của mình
Trong dòng đời hối hả, đã bao lần chúng ta dừng lại một chút để nghĩ về cuộc sống của mình? Mỗi một đời người phải trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, lo toan, phiền muộn. Nhưng cuộc sống thì cứ trôi đi ào ào như cơn lũ, làm cuộc đời cứ xoay chuyển liên tục,… chúng ta cứ tất bật, cứ mê mải chạy theo, bỏ lại sau lưng tất cả để rồi nhìn lại ta chẳng được gì….
Về chữ Phật được tặng
Tác giả: Từ Ngọc
LTS: Tháng Giêng đã qua, Tết đã lắng, nhưng khi nhận được bài này, chúng tôi đọc chầm chậm, để cảm!
1. Đó là một ngày mùa xuân có mưa phùn ở Hà Nội. Đã là những ngày đầu năm mới rồi, thế nhưng cái rét căm căm vẫn chưa thôi thổi lạnh lẽo vào lòng miền Bắc. Hôm ấy là mùng 5 Tết.
Đây là lần đầu tiên tôi đón Tết ở thủ đô, nơi rất xa quê nhà. Tết ở Hà Nội cũng khá khác biệt so với miền Nam. Tôi nghe kể rằng ở đây mọi người thường nô nức đi chùa hành hương vào những ngày đầu năm mới, bất chấp mưa và gió rét.
Mùng 5 còn là lễ hội ở gò Đống Đa, nơi kỷ niệm chiến thắng trận Ngọc Hồi – Đống Đa của Tây Sơn trước triều Mãn Thanh và kết thúc thời Hậu Lê lịch sử năm 1789. Vì thế không ngạc nhiên khi chỉ mới mùng 5 Tết mà đường xá Hà Nội, đặc biệt quận Đống Đa lại vô cùng tấp nập.
Chúng tôi đều là những chúng sanh – như muôn vàn chúng sanh khác – đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó, và điều đó khiến chúng tôi vững tin hơn trên con đường mà mình đã chọn, khi biết bên cạnh mình vẫn còn nhiều chúng sanh cũng khao khát tu học, hướng đến giác ngộ Phật tánh uyên nguyên trong mỗi chúng ta. |
Tôi ghé thăm phố ông Đồ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. Thư pháp vốn là một môn nghệ thuật luyện định tâm mà tôi rất thích nghiên cứu để học hỏi thêm mỗi khi có dịp. Vốn chẳng mấy ra ngoài dịp nghỉ hay lễ, nhưng đây là một tục lệ văn hóa đẹp mà tôi khá hứng thú, vì thế tôi mặc đồ lam để đến thăm phố các cụ Đồ hiện đại ấy.
Đang đi dạo thăm thú các cụ viết chữ, tôi sà xuống một chiếu mà cụ ông chỉ bán các công cụ vẽ viết chứ không bán chữ, tôi định mua một chiếc cọ cỡ trung mà hôm chuyển nhà không mang theo. Vừa ngồi xuống được hai giây, bỗng một chị đang mua giấy bên cạnh quay sang hỏi tôi:
– Chị có thích chữ Thiền không?
Tôi chưa kịp nghĩ ra chuyện gì nên im lặng một lúc, sau tôi hỏi, lúc này chị vẫn đang lựa giấy chứ không nhìn tôi:
– Chị viết ạ?
– Không, bố em. (Chị vẫn trả lời mà không ngẩng lên nhìn). – Nếu thích thì chị đi theo em.
Tôi im lặng không biết nên nói gì. Mua giấy xong, chị thong thả bước đi, rồi quay lại nhìn tôi, vô thức tôi cũng đứng dậy bước theo chị.
Tới một chiếu cụ Đồ, chị bước vào, phụ cha nẹp khung, cắt giấy, trao các tờ thư pháp đã xong thành phẩm cẩn thận cho khách hàng. Thấy chị bận rộn tôi cũng không nói gì, chỉ lặng lẽ chiêm ngưỡng các bức thư pháp cha chị viết treo trên bờ tường, trong số đó có một bức chữ Thiền (tiếng Hán) có hình lá bồ đề rất đẹp. Bỗng chị nhìn tôi, cười nói:
– Chị có thích chữ Thiền đó không? Em sẽ nhờ cha viết tặng chị không lấy tiền. Nhưng chỉ chữ ấy thôi.
Tôi chưa kịp trả lời thì chị đã “bị” những khách hàng xung quanh réo giục, vì cha chị, cụ Đồ chỉ ngồi viết chữ, các công việc khác chị phải giúp cụ. Khi chị nhìn tôi hỏi, bỗng bao nhiêu người xung quanh quay lại nhìn tôi kỳ lạ. Chắc vì mọi người thì phải bỏ tiền ra để mua chữ và yêu cầu, còn phải ngồi thật lâu để chờ tới lượt mình, riêng tôi bỗng dưng được đề nghị tặng. Hay vì lúc đó ai cũng đang xúng xính trong quần áo mùa đông đẹp đẽ, trang điểm lộng lẫy để du xuân, chỉ riêng tôi là mặc chiếc quần lam cũ rộng thùng thình, giày vải và đội một chiếc mũ len đen trùm kín mái tóc trông như một ni cô sống trong tu viện. Hay cũng bởi vì khi vừa cất tiếng, mọi người nhận ra ngay rằng tôi là người miền Nam…
Tôi bắt đầu nhìn chị, và nhận ra đó là một phụ nữ vô cùng xinh xắn. Chị có thân hình và gương mặt tròn đầy và sáng rực trông rất nhân hậu, có lẽ chỉ hơn tôi vài ba tuổi. Trong lúc làm việc chị liên tục nở nụ cười rất hòa nhã với mọi người.
Phải một lúc lâu sau, chị mới ngơi tay, nhìn tôi cười, nói tiếp:
– Chị thích không?
Tôi chậm rãi:
– Chị tặng em chữ gì ấy nhỉ?
Chị cười:
– Chữ Thiền, hoặc chữ Phật, tùy chị, thích chữ nào em tặng chị chữ ấy.
Tôi cũng cười:
– Vậy… chữ Phật.
Chị cười, và tìm cho tôi tờ giấy khổ A3 có hình một cành lá bồ đề còn non rất đẹp. Rồi chị nhờ cụ viết cho tôi chữ Phật, đóng dấu đỏ không phải bằng triện riêng của cụ, mà là một con dấu mang hình bánh xe chuyển pháp luân.
Vẫn cùng với nụ cười xinh xắn, chị trao nó cho tôi bằng cả hai tay, cúi người:
– Em tặng chị, chúc thân tâm an lạc.
Tôi cũng đón nhận bằng hai tay. Và vì còn đôi chút bất ngờ nên không kịp tìm từ gì để nói.
– Em cũng chúc chị như thế.
Tôi đã nhận tờ thư pháp rồi, mà chúng tôi còn cười nhìn nhau một lúc. Ai cũng nhìn chúng tôi. Trước khi đi, tôi cảm ơn chị, và cụ Đồ cha chị đã cho chữ. Nhìn chị lần cuối, tôi nói:
– Phật ở trong tâm nhé.
…
2. Câu chuyện này mới đi qua chưa lâu. Tôi không phải viết lại vì nghĩ nó đơn giản chỉ là một kỷ niệm, mà hơn thế, tôi nghĩ rằng, dường như đằng sau sự tình cờ đầy trong trẻo ấy là cả một sự nhắn nhủ thầm kín sâu xa nào đó. Liệu sau này có ai đó hỏi chị rằng, vì sao cô lại tặng chữ Phật cho cô gái ấy không?
Khi tôi kể lại câu chuyện này cho vài người. Người thì bảo rằng, có lẽ kiếp nào đó hai chúng tôi từng là những bạn đạo tâm giao; người khác cho rằng, trông tôi có điều gì đó lạ thường khiến người ta muốn khởi sự biếu tặng. Cũng có người nghĩ rằng cô gái ấy là nhân duyên được cõi khác gửi đến để mang tới cho tôi một thông điệp nào đó, một lời động viên trong việc tu học, hoặc một sự nhắc nhở nghiêm khắc chẳng hạn…
Tôi không rõ đâu mới đúng, mà cũng không muốn bỏ nhiều thì giờ để phán đoán. Chỉ đơn giản rằng, chúng tôi đều là những chúng sanh – như muôn vàn chúng sanh khác – đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó, và điều đó khiến chúng tôi vững tin hơn trên con đường mà mình đã chọn, khi biết bên cạnh mình vẫn còn nhiều chúng sanh cũng khao khát tu học, hướng đến giác ngộ Phật tánh uyên nguyên trong mỗi chúng ta.
Drolma Từ Ngọc
nguồn: hoavouu.