Recent Pages: 1 2 3 4 6 7 8 9 10 10b 10c 11 12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26 26a 27 28 29 30 31 32 33 34
35 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
55 56 57 58 59 60 61
Lá Ngân Hạnh rực rỡ sắc vàng
Thu đến, những con đường rợp bóng Ngân Hạnh khoác trên mình một tấm áo vàng rực rỡ. Lá Ngân Hạnh đổi sắc theo mùa, xanh mướt cũng thật đẹp và khi ngả vàng thì biến thành bức tranh vàng óng tuyệt đẹp.
Lá ngân hạnh – một dược liệu có nhiều công dụng quí giá.
Cây Ngân Hạnh được nhìn nhận là một loài thực vật cổ và quý hiếm bởi vì nó là một trong những loài thực vật hóa thạch cổ nhất còn tồn tại trên thế giới.
Cây Ngân Hạnh được mệnh danh là một “hóa thạch sống”, bởi mặc dù thế giới đã xảy ra những thay đổi khí hậu khốc liệt, cây vẫn không thay đổi trong hơn 200 triệu năm qua. Bạch quả như là một liên kết sống giữa thời kì khủng long thống trị cho tới ngày nay.
Một cây bạch quả 1.400 năm tuổi mọc cạnh ngôi chùa Gu Guanyin nằm trên núi Zhongnan, Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của người dân khắp nước.
Kể từ giữa tháng 11, lá vàng của cây bắt đầu rụng kín sân, biến mặt đất trở thành một đại dương vàng. Khách du lịch kéo tới đây rất đông, lên tới hàng nghìn người với mong muốn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của thảm lá vàng thanh tịnh nơi cửa Phật.
Màu vàng óng tuyệt đẹp của cây Ngân Hạnh (ginkgo biloba)- bạch quả.
Ngân Hạnh (ginkgo biloba) hay còn gọi là bạch quả đã được ghi trong sách thuốc cổ truyền Trung Hoa từ 2.800 năm trước Công nguyên.
Cây Ngân Hạnh được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Sau này người Anh, Ðức, Pháp đưa Ngân Hạnh về châu Âu để trồng làm cây cảnh, cây xanh trong các vườn hoa vì lá Ngân Hạnh rất đẹp.
Ngân Hạnh hay Bạch quả được trồng từ lâu tại Trung Quốc; một số cây trồng tại các ngôi chùa được coi là có trên 1.500 năm tuổi. Ghi chép đầu tiên của người châu Âu về bạch quả có vào năm 1690 trong các khuôn viên chùa ở Nhật Bản, khi nhà thực vật học người Đức là Engelbert Kaempfer nhìn thấy cây này. Do bạch quả được coi là cây thánh trong cả Phật giáo lẫn Nho giáo, nên nó được trồng rộng rãi tại Triều Tiên và một số khu vực tại Nhật Bản; và trong cả hai khu vực này thì một số trường hợp tự nhiên hóa đã diễn ra, với bạch quả gieo rắc giống trong các khu rừng tự nhiên.
Quả của cây ngân hạnh to khoảng bằng quả táo tàu, lớp ngoài có màu vàng và xanh, lớp vỏ giả có mùi thối và rất cay, không thể ăn được, chỉ khi nó thối rữa hết mới có thể lấy được hạt ở bên trong, gõ đôi hạt ra, ở bên trong hạt có nhân mầu xanh, nhân này mới có thể ăn được, do hạt của nó có mầu trắng nên được gọi là cây quả trắng. Cái tên ngân hạnh cũng từ đó mà ra.
Quả cây bạch quả chứa axit bilobol và gingkoic. Hai loại axit này có mùi rất mạnh giúp bảo vệ hạt cây khỏi côn trùng.
Phần nào của cây Ngân Hạnh cũng đều rất quý, nhân hạt của nó được gọi là thịt bạch quả, vừa mềm, thơm ngọt lại rất ngon, ở trong nó có chứa rất nhiều chất carôtin, chất béo, chất sắt, can xi, prôtêin và giàu dinh dưỡng. Chất gỗ của nó rất chắc, mịn, mềm, là nguyên liệu rất tốt trong ngành xây dựng, đồ gia dụng, điêu khắc và các sản phẩm mỹ nghệ khác. Ngoài ra, lá của cây ngân hạnh cũng có thể làm thuốc, trong hoa của nó có mật, do vậy nó còn là loài thực vật có nguồn gốc rất tốt.
Trong ngân hạnh có một loại chất kiềm mang độc tố, trong đó phôi hạt màu xanh mang hàm lượng cao nhất. Vì vậy, trước khi ăn ngân hạnh, nhất định phải loại bỏ nhân phôi đó đi, đặc biệt trẻ nhỏ không nên dùng nhiều.
- Không dùng hạt sống vì có độc
- Lá cây Bạch quả được dùng trong nhiều phương thuốc làm tăng tuần hoàn máu trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Thuốc dùng cho những người có biểu hiện não suy; rối loạn trí nhớ, khả năng làm việc bằng trí óc sút kém, mất tập trung tư tưởng.
Tên gọi cũ trong tiếng Trung Hoa để chỉ loài cây này là 银果 yínguo (‘ngân quả’). Tên gọi thông dụng ngày nay là 白果 bái guǒ (‘bạch quả’) và 銀杏 yínxìng (‘ngân hạnh’).
Tên gọi khoa học Ginkgo dường như là do sự phát âm na ná của từ này trong Hán tự, thông thường có nhiều kiểu phát âm trong tiếng Nhật, và các ký tự 銀杏 được dùng để chỉ ginnan cũng có thể phát âm sai lệch thành ginkyō. Engelbert Kaempfer, người phương Tây đầu tiên nhìn thấy loài này năm 1690, đã ghi lại cách phát âm sai này trong cuốn Amoenitates Exoticae (1712) của ông; trong đó chữ y do ông viết đã bị đọc sai thành g, và lỗi chính tả này đã được giữ nguyên tới nay.
Ở một số khu vực, đáng chú ý là Hoa Kỳ, những cây Ngân Hạnh được gieo trồng có chủ định nhiều nhất là các giống cây đực được ghép trên các cây trồng từ hạt, do các cây đực không sinh ra hạt nặng mùi. Giống cây trồng phổ biến ‘Autumn Gold’ là dòng vô tính của cây đực.
Ngân Hạnh là cây chính thức của thành phố Kumamoto, và hai lá của nó tạo thành biểu tượng của Đại học Tokyo, khu trường sở chính của đại học này cũng có một số cây bạch quả.
Các ví dụ về sự ngoan cường của Ngân Hạnh có thể thấy tại Hiroshima, Nhật Bản, nơi có 4 cây mọc cách vụ nổ bom nguyên tử năm 1945 chỉ 1–2 km. Chúng nằm trong số chỉ rất ít các sinh vật trong khu vực còn sống sót sau vụ nổ. Trong khi phần lớn các động, thực vật khác bị tiêu diệt thì Ngân Hạnh, mặc dù bị đốt cháy, nhưng vẫn sống sót và phục hồi nhanh chóng. Hiện nay, chúng vẫn còn sống.
Words: LSV tổng hợp từ Internet & Wiki.