Basic Buddhism

Recent Pages:  1, 1a, 1b, 1c, 1d, 1e2, 34,

Các Sách Quý của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa .

thien-hoa

Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Thiện Hoa

Hòa thượng pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 07 tháng năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Qui, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Vì quy y từ thuở ấu thơ, Ngài lấy pháp danh là thế danh, nên húy là Trần Thiện Hoa. Thân phụ Ngài là ông Trần Văn Thế pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sáu pháp danh Diệu Tịnh. Ngài là con út trong gia đình tám anh chị em, ba người anh chị của Ngài cũng xuất gia đầu Phật.

Cả gia đình Ngài đều quy y với Tổ Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc, pháp danh Thiện Hoa là do Tổ đặt cho Ngài.

Nhân đi chùa Phước Hậu, làng Đông Hậu, huyện Trà Ôn làm lễ kỳ siêu cho cha. Ngài quyết xin mẹ cho ở chùa xuất gia, lúc ấy Ngài được 7 tuổi. Sau đó, Ngài được gởi tới chùa Đông Phước, huyện Cái Vồn theo học với Tổ Khánh Anh, được Tổ đặt pháp hiệu là Hoàn Tuyên.

Năm 1931, Tổ Khánh Anh lãng chùa Long An ở Đồng Đế, Trà Ôn và khai lớp học gia giáo tại đây. Ngài được nhập chúng theo học, lúc ấy Ngài 14 tuổi.

Năm 1935, Phật học đường Lưỡng Xuyên khai giảng, Ngài được theo học tại đây, và ngay năm ấy, Ngài thọ giới Sa Di, lúc 17 tuổi.

Năm 1938, Ngài được Ban Giám Đốc Phật học đường cử ra Huế học cùng với các Tăng sinh khác trong lớp đầu tiên, lúc ấy Ngài 20 tuổi, Ngài học ở Phật học đường Tây Thiên hai năm. Sau đó Ngài vào chùa Long Khánh, Qui Nhơn học Phật pháp với Tổ Phước Huệ chùa Thập Tháp hết một năm tròn. Ngài lại trở ra Huế dự học tại Phật học đường Báo Quốc gót bốn năm, rồi đến tòng lâm Kim Sơn một năm. Sau tám năm theo học Ngài trở về miền Nam.

Năm 1945, Ngài hợp tác cùng Hòa thượng Trí Tịnh khai giảng Phật học đường Phật Quang tại rạch Bang Chang, xã Thiện Mỹ, Trà Ôn. Số Tăng sinh đến học trên ba mươi vị. Năm 29 tuổi, Ngài thọ giới Tỳ Kheo Bồ Tát tại giới Đàn chùa Kim Huê, Sa Đéc.

Năm 1946 – 1947, phong trào chống Pháp cứu nước đã làm ảnh hưởng đến trường học.

Hòa thượng Trí Tịnh trở lên Sài Gòn, chỉ còn Ngài ở lại. Vừa dạy học vừa mở phòng thuốc giúp đỡ nhân dân, Ngài hướng dẫn Tăng Ni vừa công tác chẩn trị y học vừa học kinh điển. Ngài lại mở những lớp học Bình Dân dạy ban đêm để chống nạn mù chữ. Học viện đạt kết quả nhanh chóng nhờ Ngài có sáng kiến soạn tập sách Vần Chữ O.

Năm 1953, Giáo Hội Tăng Già Nam Việt cử Ngài giữ chức Trưởng Ban Giáo Dục và Trưởng Ban Hoằng Pháp Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, kiêm Đốc Giáo Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang, Sài Gòn.

Ngoài việc đích thân giãng dạy cho học Tăng ở trường này, Ngài còn dạy các Phật học Ni trường Từ Nghiêm và Dược Sư. Số lượng Tăng Ni được đào tạo ra từ các trường đều là những vị xuất sắc sau này phụ lực với Ngài đảm đang các Phật sự của Giáo hội cũng như công tác hoằng pháp và giáo dục.

Năm 1957, Ngài lại chủ xướng mở những khóa huấn luyện trụ trì lấy tên là Như Lai Sứ Giả. Tăng giới đặt tại chùa Pháp Hội, Ni giới đặt tại chùa Dược Sư. Những vị tốt nghiệp các khóa này được bổ về chùa khắp lục tỉnh tập sự hoằng pháp. Phong trào này làm dấy lên sự tu học của tín đồ Phật tử và là mơ ước của mọi Tăng Ni muốn trở thành sứ giả Như Lai.

Với trách nhiệm Trưởng ban Giáo dục trong Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, Ngài đã khuyến khích, hỗ trợ mở trường Phật học tại khắp các tỉnh miền Tây và chính Ngài giảng dạy khắp nơi để động viên các trường. Hầu hết Tăng Ni miền Nam đương thời đều chịu ân giáo dục của Ngài ít nhiều, dù gián tiếp hay trực tiếp.

Với trách nhiệm Trưởng Ban Hoằng Pháp Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, đích thân Ngài huấn luyện Tăng Ni thành Giảng viên thật sự có thể đi diễn giảng các nơi. Ngài còn huấn luyện hàng cư sĩ theo học có khả năng truyền đạt lại cho các lớp học sau.

Ngài đã mở các lớp giáo lý Phật học phổ thông do Ngài chủ trương tại các chùa Ấn Quang, Phước Hòa, Xá Lợi, Giác Tâm, Dược Sư….để giảng dạy cho Phật tử, làm cho phong trào học Phật miền Nam trỗi dậy mạnh mẽ, người người hăng say tu học.

Năm 1956, Ngài giữ chức vụ Ủy viên Hoằng Pháp của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, cùng với Thượng tọa Nhất Hạnh xuất bản nguyệt san �Phật Giáo Việt Nam�. Ngài tổ chức phát thanh Phật giáo hằng tuần trên đài phát thanh Sài Gòn. Ngoài ra, Ngài còn lập nên nhà xuất bản Phật giáo lấy tên �Hương Đạo� do Ngài chịu trách nhiệm, và chủ trương một �Phật học Tùng thư� với tám chuyên đề sách.

Năm 1963, chống sự áp bức của chế độ nhà Ngô, Ngài đã tích cực đấu tranh cho Phật giáo, Ngài nhận chức Phó Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo. Với uy tín sẵn có, Ngài kêu gọi Tăng Ni và Phật tử miền Nam đứng lên bảo vệ Đạo pháp, đã được sự đáp ứng nồng nhiệt của Tăng tín đồ đấu tranh kiên trì cho đến ngày thành công.

Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Ngài nhận chức Đệ Nhất Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, kế đến nhận chức trụ trì Việt Nam Quốc Tự.

Năm 1966, Ngài đảm nhận chức Viện trưởng Viện Hóa Đạo (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất). Trong giai đoạn này mặc dù có nhiều sóng gió, nhưng Ngài vẫn vững vàng chèo chống, lấy sự tồn tại của đạo pháp trong sự tồn tại của dân tộc và nhân loại làm đường lối lãng đạo.

Năm 1968, Ngài được toàn thể đại biểu bỏ thăm lưu nhiệm chức Viện Trưởng Viện Hóa Đạo. Lúc ấy dù căn bệnh đã bộc phát, nhưng Ngài vẫn không nề hà gánh lấy trách nhiệm Giáo Hội càng ngày càng nặng nề. Trong giai đoạn này, mọi Phật sự đáng kể ở miền Nam đều được Ngài khuyến khích trợ giúp đến thành công.

Năm 1973, bệnh tình càng nặng Ngài phải giải phẩu và không trở dậy được nữa. Cho đến ngày 20 tháng Chạp năm Nhân Tý, nhằm ngày 23 tháng Giêng năm 1973, Ngài đã an lành viên tịch, thọ 55 tuổi đời và 26 tuổi đạo.

Cả cuộc đời, Ngài hy sinh trọn vẹn cho đạo pháp từ lúc lớn khôn cho đến ngày theo Phật, lúc nào Ngài cũng chỉ biết lo cho đạo và làm việc cho đạo. Với tấm lòng bao dung hòa ái, nhưng rất cương nghị trong đường lối mà Ngài vạch ra, dù khó khăn đến mấy cũng quyết thực hiện thành công. Và Ngài đã thành công rực rỡ trong việc thực hiện sứ mạng của một sứ giả Như Lai, để lại cho mai sau lòng kính trọng và mãi mãi ghi khắc công ơn Ngài.

Các tác phẩm của Ngài để lại rất nhiều, là những nấc thang Giáo lý có giá trị đặt nền tảng học Phật cho Tăng tín đồ. Xin lược ghi những danh mục lớn như sau :

– Phật Học Phổ Thông (12 quyển)
– Bản đồ Tu Phật (10 quyển)
– Duy thức học (6 quyển)
– Phật học giáo khoa các trường Bồ Đề
– Giáo lý dạy Gia đình Phật tử
– Nghi thức tụng niệm
– Bài Học Ngài Vàng (8 tập)
– Đại cương kinh Lăng Nghiêm
– Kinh Viên Giác lược giải
– Kinh Kim Cang
– Tâm kinh
– Luận Đại Thừa Khởi Tín
– Luận Nhơn Minh
– Và các loại tạp luận, sự tích…

Tổng cộng là 80 quyển trong 8 loại chuyện.

(Nguồn: Tu Viện Quảng Đức)

Các Sách Quý của Hòa Thượng:

♥  Tu Tâm

Tu tâm Là Một vấn đề quan trọng 

Người đời hung dữ, vì chẳng biết tu tâm
Gia đình không hạnh phúc, vì chẳng biết tu tâm;
Xóm, làng hay rầy rà kiện cáo vì dân quê chẳng biết tu tâm;
Thế giới chiến tranh, tương tàn tương sát, vì nhân loại chẳng biết tu tâm;
Phật tử tu hành bị thối chuyển, vì chẳng biết tu tâm.
Con người có Tu Tâm, mới trở nên hiền từ,
Gia đình có Tu Tâm, thân tộc mới được hạnh phúc.
Quốc gia có Tu Tâm, nước nhà mới có thạnh trị.
Nhơn loại có Tu Tâm, thế giới mới được hòa bình
Phật tử có Tu Tâm, mới mau thành đạo chứng quả.

Thích Thiện Hoa

>>Xin mời đọc tiếp bài giảng quyển 1-Tu Tâm>>

Hoa sen Trong tranh Giang Debin (1)

♥  Dưỡng Tánh

QUYỂN 2 DƯỠNG TÁNH
.
I. Phần Mở Đầu: Vấn đề Tu Tâm và Dưỡng tánh khác nhau và bổ khuyết cho nhau như thế nào ?
II. Phần Chính: Những tánh gì cần phải dưỡng?
Từ Bi
Trí Tuệ
Bình Đẳng
Lợi Tha
Nhẫn Nhục
Hỷ Xả
Thanh Tịnh
Tinh Tấn
Kiên Chí
III. Phần kết: Kết quả tốt đẹp của người dưỡng tánh: tự tại giải thoát.

>>Xin mời đọc QUYỂN 2 DƯỠNG TÁNH >>

10849798_759404124135654_7942743713404776841_n

 ♥  Nhân Quã, Nghiệp & Luân Hồi

QUYỂN 3
NHÂN QUẢ, NGHIỆP, LUÂN HỒI
.
Đặt Vấn Đề
Chương 1: Luật Nhân Quả
Chương 2: Nghiệp
Chương 3 Luân Hồi
Chương 4 Giải Đáp Những Thắc Mắc Nghi Vấn

>>Xin mời đọc QUYỂN 3 NHÂN QUẢ, NGHIỆP, LUÂN HỒI >>

Beautiful photos (3)

 ♥  Tứ Diệu Ðê′.

QUYỂN 4
TỨ DIỆU ĐẾ

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VỀ TỨ DIỆU ĐẾ
CHƯƠNG 2: KHỔ ĐẾ
I. Định nghĩa về chữ khổ đế
II. Luận về khổ đế của thế gian
III.Đức Phật nêu rõ những nỗi khổ ấy để làm gì
IV.Biết khổ phải tìm nguyên nhân sanh ra khổ để diệt trừ
CHƯƠNG 3:TẬP ĐẾ
I. Định nghĩa
II.Nguyên nhân của đau khổ là những gì
III.Tánh chất của mười món căn bản phiền não
IV.Tóm tắt ý nghĩa về kiến hoặc và tư hoặc
CHƯƠNG 4: DIỆT ĐẾ
I.Định nghĩa
II.Thứ lớp đoạn hoặc
III.Các bậc tu chứng
IV.Giá trị diệu dụng của bốn cõi thánh
V.Diệt đế tức niết bàn
VI.Niết bàn của Đại thừa giáo
VII.Biện minh về niết bàn
VIII.Một mẩu chuyện về niết bàn
CHƯƠNG 5:ĐẠO ĐẾ
A.Tứ niệm xứ
B.Tứ chánh cần
C.Tứ như ý túc
D.Ngũ căn, ngũ lực
E.Thất bồ đề phần
G.Bát chánh đạo
.

002 (13)♥ Ngũ Ðình Tâm Quán

                             QUYỂN NĂM
NGŨ ĐÌNH TÂM QUÁN

Mục lục bài viết

Quyển 5: Ngũ đình tâm quán
Bài thứ nhất: Quán sổ tức
Bài thứ hai: Quán bất tịnh
Bài thứ ba: Quán từ bi
Bài thứ tư: Quán nhân duyên
Bài thứ năm: Quán giới phân biệt

♥ Từ Bi trong Ðạo Phật

QUYỂN SÁU:
TỪ BI TRONG ĐẠO PHẬT

Mục Lục Quyển 6
1 – Từ bi trong đời đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni Phật.
2 – Từ bi trong giáo lý đạo Phật.
3 – Từ bi Trong Đời Sống Hàng Ngày Của Tín Đồ
và trong lịch sử Đạo Phật

Mặc dù thường được mọi người nói đến hai chữ từ bi, nhưng không ít người đã hiểu một cách sai lệch, chỉ theo quán tính của mình. Có người hiểu từ bi là một tình thương nhỏ nhặt tầm thường nông cạn; có người hiểu từ bi là một tình thương nhạt nhẽo, lãnh đạm, tiêu cực, thua xa “tình yêu” hay “bác ái”; có người cho từ bi là một hình thức biến thể của “ích kỷ”; lại có người đi xa hơn cho từ bi là một danh từ trống rỗng là “vô nghĩa”. Vậy từ bi là thế nào?

Định nghĩa theo danh từ nhà Phật, từ nghĩa là thương yêu, là làm vui cho người và vật; bi là thương xót người hay vật, khi thấy họ đau khổ, gặp hoạn nạn, và cố cứu họ ra khỏi hoàn cảnh ấy. Từ thuộc phạm vi tích cực (làm thêm vui); bi thuộc phạm vi tiêu cực (trừ cái khổ). Người mẹ thương con, muốn làm cho con được vui vẻ sung sướng khi bình thường, là Từ. Khi đứa con đau đớn về tinh thàn hay vật chất, thì người mẹ thiết tha thương xót, chăm sóc, cứu chữa cho nó thoát khỏi cơn đau khổ, là Bi.

Để vấn đề này được sáng tỏ, đầy đủ mọi khía cạnh, chúng tôi xin trình bày ý nghĩa của từ bi theo thứ tự sau đây:

– Từ bi trong đời đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni Phật.
– Từ bi trong giáo lý đạo Phật.
– Từ bi áp dụng trong đời sống xã hội và qua lịch sử truyền bá Phật giáo.

I.- TỪ BI TRONG ĐỜI ĐỨC GIÁO CHỦ THÍCH CA MÂU NI 

Bao giờ cũng thế, đời sống của một vị giáo chủ là cái gương phản chiếu cái đạo mà mình đã phát minh. Tâm hồn, thái độ, cử chỉ, hành động của vị giáo chủ chứng minh cho những giáo lý của mình. Đó là những bài học linh động, thực hành để tín đồ nhận thấy rõ ràng cái tinh thần, cái ý nghĩa sâu xa của đạo cứu thế. Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, mỗi hành động của đức Phật Thích Ca được cô động lại qua lịch sử đời ngài, thành những tượng trưng cho từ bi, trí tệ, đại hùng, đại lực. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến vấn đề từ bi, nên chúng tôi chỉ sẽ chú mục đến những điểm nào mà trong đời ngài, đã biểu dương được tình thương rộng lớn vô biên ấy.

Trước tiên, chúng ta thấy người chép sử đời ngài đã nhấn mạnh ở điểm: lúc mới bảy tuổi, đức Thích Ca, một hôm đi xem lễ “cày ruộng” đã rơi lụy đau xót cho nỗi đau xót của chúng sanh, đã phải xâu xé, giành giựt nhau để sống, người thợ săn đang rình bắn con diều, con ó, những con này đang rình rập bắt những con gà, con chim nhỏ; những con sau này lại đang tranh nhau, giành giựt những côn trùng mà lưỡi cày đã bới lên… Sự sống bằng cái chết.

Những cảnh tượng ấy phơi bày ra trước mắt mọi người, nhưng chỉ có một mình ngài nhận thấy và đau xót, vì ngài đã hòa mình trong nỗi đau khổ của chúng sanh, đã chan hòa tình thương của mình trong mọi vật, như nước đại dương mà mỗi làn sóng, mỗi âm ba đều vang dội tận đáy lòng mình. Đấy là lý do, động lực chính thúc đẩy ngài đi tìm đạo sau này.

Rồi, trước khi rời cung điện để ra đi tìm đạo, đức Thích Ca đã nói với mình như sau:

“… Ta không muốn làm một kẻ chinh chiến, tắm bánh xe trong máu đào của muôn bãi chiến để rồi lưu lại cho hậu thế một kỷ niệm đỏ gớm ghê…

Tiếng kêu đau thương của thế giới xé rách màn tai, lòng từ bi của ta chỉ muốn xóa bỏ những cảnh khổ đau của nhân loại”.

Và ngài đã nói với tên giữ ngựa Xa Nặc như thế nào?

“- Ngươi ạ, sẽ là một thứ tình yêu giả trá nếu ta chỉ ở bên cạnh những người thân để hưởng những lạc thú ích kỷ. Ta muốn đừng bịn rịn với Tổ quốc nhỏ hẹp này để được yêu vũ trụ rộng lớn…” (1)

Và trên con đường đi tìm đạo, đức Phật đã không từ một cử chỉ nhỏ nhặt nào của tình thương.

Ngài đã bế một con cừu què chân để cho nó theo kịp mẹ nó và nói với nó: Dù con về xa đến đâu, ta cũng sẽ bồng con theo mẹ con cho đến đấy. Trong lúc ta chưa tìm ra được phương thuốc để cứu độ toàn thể chúng sanh, thì ít nữa, ta cũng cứu được một mình con khỏi đau khổ. Ừ, như thế còn hơn là ngồi trên núi như những kẻ tu hành kia để tự hành hạ thân xác và để cầu được thoát khổ với những vị thần bất lực”.

Ngài đã khuyên vua Tần Bà Sa La đừng giết súc vật để tế thần. Như thế, đâu phải chỉ vì mình mà đức Phật đi tìm đạo? Đâu phải vì chán ngán cõi đời như nhiều nhà nghiên cứu Phật học Âu châu thường nói, mà đức Thích Ca lìa bỏ cõi đời, xuất gia tìm đạo? Cái đạo của ngài là đạo vì đời, đạo của tình thương. Đại nguyện của ngài là cứu độ cho toàn thể chúng sanh thoát vòng đau khổ. Cho nên sau khi đắc đạo dưới gốc Bồ dề, mặc dù nhận thấy cái đạo của mình thâm huyền, khó nói, khó bàn, ít người hiểu thấu, đức Phật cũng không nề khó khăn lao nhọc, đem ra truyền bá cho đời. Ngài đã tự nhủ: “Ta vì đời, mà tìm đạo. Không lẽ bây giờ thấy cái đạo thâm huyền, khó nói, khó bàn mà giữ riêng cho ta, không truyền bá cho đời sao?” Do đó, ngài đã chế ra không biết bao nhiêu phương pháp tu hành để có thể thích hợp với mọi hạng người, mọi căn cơ, mà ngài nhận thấy đều có khả năng thành Phật.

Cái đại nguyện vì đời mà hành đạo, vì tình thương mà san bằng bể khổ đã được đức Phật Thích Ca theo đuổi từng ngày, từng giờ, trong suốt bốn mươi lăm năm đi truyền bá giáo lý của ngài, cho đến phút cuối cùng, khi ngài nhập Niết Bàn.

Tóm lại, lịch sử đức Phật Thích Ca chính là lịch sử của lòng từ bi và của trí tuệ, đã tiếp diễn một cách dũng mãnh, không một phút giây thối chuyển. Do đó, người đời gọi ngài bằng những danh hiệu: đấng giác ngộ hay đấng đại từ, đại bi vậy.

II.- TỪ BI TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT 

Như chúng ta đã thấy ở trên, từ bi là động lực chính, là thúc đẩy đức Phật đi tìm đạo giải thoát để cứu độ chúng sanh. Đức Phật không thể ngồi yên nhìn sự đau khổ hoành hành trong đời sống, như người mẹ không thể ngồi yên khi nhìn thấy con đau. Càng thương con bao nhiêu, lại càng nỗ lực tìm thầy chạy thuốc, quyết dứt trừ bệnh hoạn cho con. Sức lực của người mẹ chính là ở tình thương. Nghị lực, sức chịu đựng dẻo dai, bền chặt của đức Phật trong khi vượt bao gian lao khổ cực để tìm đạo cũng chính vì thình thương lớn lao đối với chúng sanh vậy.

Dựa trên kinh nghiệm bản thân, đức Phật đã dạy: “Người tu hạnh Bồ tát phải lấy từ bi làm gốc. Cây Bồ đề lớn mạnh nhờ bám sâu gốc rễ trong đất, kẻ tu hành lấy từ bi, lợi lạc hữu tình làm lẽ sống”.

Giáo lý đức Phật tuy không kể xiết, tựu trung đều nhắm đến ba điểm chính: Bi, Trí, Dũng, mở rộng tình thương, mở rộng trí tuệ, mở rộng nghị lực. Mở rộng cho đến khi nào không còn thấy có biên giới nữa là thành Phật. Thiếu một trong ba điểm ấy, không bao giờ có thể thành chánh quả. Người Phật tử có câu hát:

Trí không bi là trí điêu xảo,
Bi không trí là bi mù lòa.

Bi và trí cần được trau dồi, phát triển đồng đều với nhau: trí làm cho bi sáng suốt, bi làm cho trí thuần lương. Trí và Bi như hai bánh của một chiếc xe. Một trong hai bánh rời ra là xe trút đổ. Tình thương ấy lại cần phải vô biên, không hạn cuộc. Nếu còn thấy giới hạn của tình thương, thấy có người hay vật mình không thương được, thấy có kẻ thù, thì chưa phải là từ bi. Cho nên trong pháp quán từ bi, người ta thường luyện hai cách: hoặc mở rộng tình thương tuần tự đi từ những người thân trong gia đình, cha mẹ, vợ con, dần dần đến thân thuộc, bạn bè, rồi đến hàng xóm láng giềng, đến những người không thân, cuối cùng đến kẻ thù; và phải tập thế nào cho đến khi mình thấy thương kẻ thù như người thân nhất mới thôi; hoặc người ta trở ngược lại đi từ kẻ thù ghê gớm nhất dần dần đến kẻ thân nhất; khi thấy không còn phân biệt giữa kẻ thù và người thân nhất mới thôi.

Tình thương ấy cũng không chỉ hạn cuộc trong phạm vi nhân loại, mà còn lan đến muôn vật, cỏ cây, nghĩa là toàn thể chúng sanh, những gì có sự sống. Vì sao lại phải thương yêu chúng sanh? Chúng chúng sanh luân hồi, lăn lộn trong sáu cảnh giới: thiên, nhân, A tu la, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục; tiếp nối không ngừng, khi làm trời, khi làm người, khi xuống địa ngục. Từ muôn triệu kiếp, chúng sanh đối với nhau đã từng làm cha mẹ, ông bà, anh chị em, thân bằng quyến thuôc của nhau, cho nên phải thương yêu nhau.

Mặc dù hình thức có khác nhau, nhưng sự sống chỉ là một. Sự sống đã là một, thì tình thương sao lại phân chia! Làm đau khổ một phần nào, trong khía cạnh nào của sự sống, tất cũng làm đau khổ sự sống của mình, vì sự sống của mình và của chúng sanh là một. Trái lại, thương yêu một sinh vật nào đó, cũng chính là thương yêu mình.

Đức Phật chủ trương thuyết “vô ngã” quyết đập tan cái Ta giả dối, cũng chính để chúng ta nhận rõ mình với người là một, “Ta” với “không phải Ta” vẫn như nhau, để chúng ta đừng nhận thấy Ta là của riêng ta, Ta là một khối riêng biệt mà chỉ thương riêng ta, và ghét người không thương ta. Khi đã không có biên giới giữa mình và người nữa, tình thương mới không có biên giới, tình thương mới vẹn toàn. Thương mà vẫn còn thấy ta với người là hai, là hai khối, thì tình thương ấy vẫn có tầng, có bậc, có thân, có sơ, có ngăn, có cách. Người tu theo hạnh Từ bi không nói: “Ta với người tuy một mà hai”, mà phải nói: “Ta với người tuy hai mà một”, để xóa cái Dị để đi đến cái Đồng.

Một con rắn mình rất dài, trong đêm tối đã cắn nhầm cái đuôi của mình; càng cắn càng đau, càng tức giận cắn thêm, và cái trò lẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn mãi. Làm cho con rắn của sự sống, của cuộc đời, nhận thấy được cái đuôi mà nó đang cắn là của nó, đó là nhiệm vụ của thuyết vô ngã.

Như thế, thuyết vô ngã, tu hạnh vô ngã là những phương tiện để thực hiện tình thương rộng lớn vô biên, là từ bi, chứ không phải từ bi là phương tiện để đi đến cứu cánh là vô ngã. Chứng minh ta là vô ngã để làm gì? Chính để thấy rằng Ta và chung quanh ta là một. Nhưng đức Phật không nói ra chữ một, vì sợ nói một người ta liên tưởng đến chữ phản nghĩa của nó là hai, là nhiều.

Chính đức Phật đã nói: “Ta nguyện đem thân ta chịu hết cả hằng ha sa số đau khổ của chúng sanh. Vì Ta nguyện tế độ cho chúng sanh nên mới nguyện thành Phật”. Rõ ràng lắm, muốn thành Phật để cứu độ chúng sanh, chứ không phải cứu độ chúng sanh để thành Phật. Vì chứa chất một tình thương bao la như thế, nên Phật đã có những lời dạy đệ tử rất đẹp, có thể làm phương châm cho muôn đời: “Không nên lấy oán báo oán, chỉ nên lấy ân báo oán” – “Trong thế gian này, chẳng phải lấy oán thù trừ được oán thù, chỉ có từ bi mới trừ được oán thù(2), hay: “Với người dữ, ta nên ở lành, với người câu nệ ta không nên câu nệ. Với người gian tham ta chớ nên gian tham. lấy từ bi đáp lại nộ khí, lấy thành thực đáp lại điêu ngoa, lấy lành đáp dữ”(2). Không phải chỉ dạy suông, đức Phật đã hiểu thấu tâm lý của những người nuôi dưỡng oán thù trong tâm như thế nào, nên đã chỉ bày phương pháp để tiêu diệt oán thù: “Người kia lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hoại và cướp đoạt của tôi. Nếu ai còn ôm ấp tâm niệm ấy thì sự oán giận không thể nào dứt hết. Người kia lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hoại tôi và cướp đoạt của tôi. Nếu ai đã bỏ được tâm niệm ấy thì sự oán hận tự nhiên san bằng”(2).

III.- TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TÍN ĐỒ VÀ TRONG LỊCH SỬ ĐẠO PHẬT 

Những lời dạy bảo quý báu của đức Phật đã có ảnh hưởng như thế nào trong đời sống của tín đồ Phật giáo, từ xưa đến nay? Tất nhiên đạo nào cũng có những con chiên ghẻ lở, làm trái lại những lời dạy đẹp đẽ của vị giáo chủ mình. Chúng ta chỉ xét ảnh hưởng đối với đại đa số tín đồ mà thôi, và chỉ nói tổng quát, chứ không thể đi sâu vào từng chi tiết một được.

Nhận xét đời sống của đa số Phật tử, chúng ta sẽ thấy những điểm chung gì? Đấy là thái độ hiền hòa, quảng đại, biết dung thứ, biết quên oán thù. Một bác sĩ Âu Tây, ông Mignot. trong khi nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Phật ở Á Châu đã viết:

“Nếu trong đạo Phật, tổ chức từ thiện chưa có được hình thức xã hội hoàn bị, thì ít nhất các nhà Phật tử cũng đã đem lòng từ bi, bác ái của họ mà cứu vãn rất nhiều cảnh đau khổ của loài người. Lòng thương người ấy là nền móng của từ bi trong đạo Phật. Từ bi ở đây không phải là một tiếng nói suông đâu, mà tất cả ai đã sống ở các xứ Phật đều cảm thấy rõ ràng như một mùi hương thơm dịu mà chúng ta được thở chung quanh ta. Đó là một thái độ từ tâm đối với hết thảy các sinh vật, dù là hèn hạ, và người ta cảm thấy nó kín đáo nhiều hơn là hùng hồn, nó diễn tả ra trong đôi mắt hiền lành, trong nụ cười êm dịu, trong cách tiếp đãi ân cần, giản dị, gây ra một không khí thanh đạm, trái hẳn với lối cạnh tranh sinh tồn ở các nơi khác…”.

Một đặc điểm trong đạo Phật là lòng tôn trọng sự sống. Phật dạy: “Ai cũng sợ gươm đao, ai cũng thích sống còn. Vậy hãy lấy lòng mình suy lòng người mà chớ giết, chớ bảo giết”(2). Lời dạy chí lý, nhưng khó thực hành ấy, đã được Phật tử tuân theo một cách khá thuần cẩn. Toàn thể Phật tử đều tránh sự sát hại, bất luận sát hại vì cớ gì, vì lý do xã hội, an ninh hay chánh trị.

Lòng tôn trọng sự sống không phải giới hạn trong một quốc gia, khôn gphải giới hạn trong phạm vi nhân loại mà còn lan tràn đến sinh vật cỏ cây. Giới tu sĩ Đại thừa đều ăn chay để khỏi tổn hại đến đời sống của sinh vật; giới Tăng già Tiểu thừa chỉ ăn thịt những con vật đã chết, do sự cúng dường của tín chủ, họ không có quyền lựa chọn món ăn, ai cho gì đều lẳng lặng nhận lấy. Người Phật tử không bao giờ đi săn bắn, đi câu. Đức Phật chế ra ba tháng an cư vào mùa mưa ở Ấn Độ, để các tăng đồ khỏi đi ra đường, vượt rừng, vượt núi đi truyền đạo mà có thể dẫm phải những sinh vật nở rất nhiều trong cỏ rác về mùa ấy. Mỗi Tăng già đi khất thực đều có sẵn một cái lưới lọc nước, để khi múc nước ao hồ, nếu múc nhầm những sinh vật nhỏ trong nước, có thể lọc được mà thả xuống nước lại. Mỗi khi vào cầu tiêu, người tu sĩ phải gõ hay dậm chân mấy cái, cốt gây ra tiếng động cho những sinh vật dưới cầu tiêu biết mà tránh khỏi bị chôn sống dưới kết quả của sự bài tiết.

Tình thương ấy không những lan rộng đến động vật mà còn đến cả cỏ cây hoa lá nữa. Không bao giờ một Phật tử chân chánh, lại đi tàn phá dẫm đạp một cách vô ích cây cỏ, vì chúng nó cũng có đời sống. Chỉ khi nào cần thiết mới phải đốn chặt cây cối để dùng hay để ăn. Tình thương rộng rãi ấy đã gây được sự hòa hợp thông cảm giữa những người và muôn vật, giữa người và thiên nhiên.

Bây giờ nếu chúng ta theo dõi lịch sử truyền bá Phật giáo trên thế giới trong hai mươi lăm thế kỷ nay, chúng ta sẽ thấy một điểm son rất quý báu là mặc dù đạo Phật đã được truyền lan rộng rãi trên khắp cõi Á Châu, qua bao nhiêu dân tộc, tánh tình khác nhau, tập quán, tôn giáo khác nhau, thế mà vẫn không gây một sự đổ vỡ nào, không làm rơi một giọt máu của ai. Cái kết quả tốt đẹp ấy một phần do ở giáo lý rộng rãi, dung thông của đạo Phật, một phần do ở tinh thần tôn trọng sự sống, lòng từ bi, tình yêu hòa bình và chủ trương bất bạo động của đạo Phật.

Câu chuyện giữa đức Phật và một đệ tử sắp đi xa để truyền đạo sau đây có thể soi sáng lý do vì sao đạo Phật đã được truyền bá một cách hòa bình êm dịu:

Phật hỏi một đệ tử:

– Dân ở xứ ấy có tiếng là hung ác, nếu ông đến đây mà bị họ chửi rủa, mắng nhiếc thì ông làm thế nào?

– Bạch Thế Tôn! Con sẽ tự bảo là: họ đang còn hiền, vì họ chỉ chửi rủa, mắng nhiếc, chứ chưa lấy tay đánh đập ta hay lấy đá ném vào ta.

– Thế nếu họ lấy tay đánh hay lấy đá ném vào ông?

– Bạch Thế Tôn! Con sẽ tự bảo: họ còn thương ta, vì họ không dùng gươm để đâm ta.

– Nếu họ dùng gươm để đâm ông?

– Bạch Thế Tôn! Con sẽ tự bảo: họ còn tốt, vì họ chưa đâm ta đến chết.

– Nếu họ đâm ông đến chết?

– Bạch Thế Tôn! Con sẽ tự bảo: họ đã giải thoát cho ta thoát khỏi cái thân vô thường, đau khổ.

Chính đạo Phật đã có thái độ ấy trong lúc truyền đạo: người ta đánh đập thì mình chạy, nếu chạy không được thì đành chịu bị đánh hay bị giết. Do thái độ hiền hòa, bất bạo động, bất đề kháng ấy mà đạo Phật đã cảm hóa được nhân tâm, đã lan tràn mau lẹ trên thế giới. Phát xuất từ Ấn Độ, được sùng mộ trong khoảng gần mười thế kỷ ở đây rồi bị Bà La Môn lấy uy quyền hiếp đáp, xua đuổi, đạo Phật lẳng lặng ra khỏi Ấn Độ để du nhập những nước láng giềng. Sự hy sinh lớn lao của đạo Phật khi rời bỏ Ấn Độ, ra đi mà không chống cự lại, đã gây một ảnh hưởng vô cùng vĩ đại, chứng tỏ người Phật tử đã trung thành với giáo lý mà mình đã theo, với lời của Phật đã dạy. Cái truyền thống bất bạo động ấy chưa một lần nào bị vi phạm, mặc dù ở đâu và lúc nào. Xét như các xứ Tây Tạng, và nhất là Mông Cổ của Thành Cát Tư Hản xưa kia có tiếng là hung bạo, thế mà đạo Phật vẫn cảm phục được và biến đổi người dân ở những xứ đó thành hiền lương, thuần hậu.

Cho đến ngày nay, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy đạo Phật được gọi là đạo hòa bình và những phong trào hòa bình trên thế giới đều lấy đạo Phật làm nồng cốt, hay đều chịu ít nhiều ảnh hưởng của Phật giáo. Trong một hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ III họp ở Nhật, hay lần thứ IV ở Népal, vấn đề hòa bình trong đạo Phật đã đươc nêu lên làm điểm chính cho cuộc thảo luận. Trong hội nghị văn hóa quốc tế họp ở Tân Đề Li năm 1956, Thủ tướng Nehru, người lãnh đạo khối Colombo, người chủ trương giải quyết mọi vấn đề quốc tế bằng giải pháp hòa bình, con người hòa giải vĩ đại ấy trong bài diễn văn khai mạc, đã tỏ ra rất hy vọng và tin tưởng ở năng lực Phật giáo trong công cuộc xây đắp một nền hòa bình vững chắc cho nhân loại. Phó Tổng Thống Ấn Độ Radhakrishnan, trong một cuộc mít tinh (ngày 23-11-1956) tại Tân Đề Li, đã tuyên bố trước sự hiện diện của hơn sáu mươi học giả danh tiếng trên thế giới: “Khoa học đã mang lại cho nhân loại nhiều quyền lực đến nỗi họ có thể tự phá hủy đời sống của mình. Cho nên có thể nói rằng, nếu không trồng cho mình những đức từ bi, bất bạo động, thì loài người hủy hoại tất cả. Hủy hoại hạnh phúc mình và chính bản thân mình nữa”.

Xem thế, chúng ta thấy từ bi của đạo Phật là một tình thương rộng mênh mông lan trải từ người đến vật, đến cỏ cây, rất bình đẳng, rất tích cực chứ không phải hạn cuộc, ích kỷ, tiêu cực, vô nghĩa như một số người đã lầm tưởng.

Nó có những tác dụng quý báu thiết thực, ích lợi cho cuộc đời, có những ảnh hưởng tốt đẹp cho sự sống. Nó làm cho con người trở nên hiền dịu, rộng rãi, thông cảm với đồng loại, với muôn vật, với cỏ cây, biết tôn trọng sự sống của tất cả, và không vì một lý do gì mà tàn sát sinh vật, cũng không vì một lý do gì mà giết hại đồng loại hay gây chiến tranh.

Chỉ riêng mấy điểm ấy, đạo Phật cũng đáng để nhân loại cảm mến tôn sùng.

GHI CHÚ:

(1) Ánh Đạo Vàng của Võ Đình Cường.

(2) Kinh Pháp Cú.                

Water Lily (3)

 QUYỂN BẢY: CHỮ “HÒA” CỦA ĐẠO PHẬT

♥ QUYỂN TÁM NĂM YẾU TỐ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO

002 (332)

Giáo lý phổ thông

Phật thị hiện tại Ấn độ về sau giáo-lý của Ngài truyền bá khắp nơi, không ngoài một nhân duyên lớn: “ Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật-tri-kiến ” để cho chúng sanh nhờ đó mà đổi  ra ngộ, thấy tánh tỏ tâm, vượt sốngkhỏi chết, lìa khổ được vui.

Giáo lý này lần lược được khai triển từ thấp lên cao biểu thị qua ngủ thừa Phật giáo: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Duyên giác thừa  Bồ tát thừa, xây dựng như một nền tảng căn bản.

Giáo pháp của Phật như đám mưa tùy vào khả năng hấp thụ của mọi loài cây cỏ mà tận hưởng một hương vị đó là hương vị giải thoát tự tại vô ngại.

Muốn vậy cần phải văn-tư-tu:

– Nhân thừa: Quy y Tam bảo  trì ngủ giới.
– Thiên thừa: tránh thập ác, hành thập thiện.
– Thanh văn thừa: nhận chân Tứ diệu đế: “ Đây là khổ vì đó là nguyên nhân gây ra khổ đau và đây là đạo diệt khổ cho nguồn vui vì đó là con đường cần phải tu chứng”.
– 
Duyên giác thừa: tu thập nhị nhân duyên (1- Vô minh, 2- Hành, 3- Thức, 4- Danh sắc, 5- Lục nhập, 6- Xúc, 7- Thọ, 8- Ái, 9- Thủ, 10- Hửu, 11- Sanh, 12- Lão tử.)
– 
Bồ tát thừa: Tu Lục Độ Ba La Mật (1 – Bố thí, 2 – Trì giới, 3 – Tín tấn, 4 – Nhẫn nhục, 5 – Thiền định, 6 – Trí huệ.)
.

Water Lily

Cẩm nang của người Phật tử

Cẩm Nang của Người Phật Tử – Tập I

(Buddhism 101 – Questions and Answers)

Khải Thiên

thichtamthien02

Buddhism 101 – Questions and Answers

(A Handbook for Buddhists) 

Foreword 

Dear Friends in Dharma,

This handbook, Buddhism 101—Questions and Answers, is a selected collection of Buddhist basic teachings for beginners. While composing this book, we thought in particular about those Buddhists who just initiatively started to study and practice Buddhism in environments of multiple religions and multiple cultures. Therefore, the basic themes introduced here serve to provide readers with a general view of the Buddha’s teachings in regard to both theory and practice. Given the limitations of a handbook, we dare not go further into intensive issues of Buddhist philosophy as doing so may lead to difficulties for beginners. However, the selected questions discussed here are the core teachings of Buddhism. As a beginner, you need to master these teachings firmly and precisely before going further into the Buddhist studies. We hope that this handbook will be a useful ladder to help you along the way in your learning and practicing.

Los Angeles, Spring 2009

Ven. Khai Thien, Ph.D.

~oOo~

101 – Questions and Answers 

1.     What common feature does Buddhism share with other religions?

2.     What is the difference between Buddhism and other religions?

3.     What is a brief history of the Buddha?

4.     What is the essential characteristic of Buddhism?

5.     Does Buddhism advocate for renunciation of the world?

6.     Is Buddhism a religion or philosophy?

7.     What is the essential tenet of Buddhism?

8.     If Buddhism is a non-theistic religion, can we say that it is a religion of science or one of philosophy?

9.     If Buddhism already had, from the beginning, its establishment for the path of enlightenment and liberation, why did such concepts as the Great vehicle (Mahāyāna) and Small vehicle (Hīnayāna) subsequently arise in its history?

10. How does the original form of Buddhism differ from its development?

11. In addition to the two forms of Buddhism—origin and development—why do we have the names Southern Buddhism and Northern Buddhism?

12. Regarding practical activities, is there any difference between Southern Buddhism and Northern Buddhism?

13. Regarding the process of enlightenment, is there any difference between Southern Buddhism and Northern Buddhism?

14. Can you explain more about the ten stages of Mahāyāna Bodhisattva development?

15. Regarding the Buddhist ideal model for practitioners, is there any difference between Southern Buddhism and Northern Buddhism?

16. How many major systems of philosophy exist in Buddhism?

17. What is the fundamental belief in Buddhism?

18. What is the karmic law of causes and effects?

19. What are the three karmas?

20. What does Samsāra mean in Buddhism and how does it work?

21. If Buddhism does not believe in an immortal soul, then what and who will be reborn in the cycle of samsāra?

22. How can one know that he or she will be reborn in the cycle of samsāra?

23. Buddhist mental formations include such concepts as the mind, thought, and consciousness. How differentare they?

24. If there is no existence of God, then on what condition is the existence of heaven and hell based?

25. If all comes from the mind, can a non-Buddhist practice the Buddhist doctrine?

26. What is the primary core of spiritual practice in Buddhism?

27. Is there any difference in the manner of practice of Buddhism and that of other religions?

28. Does one benefit if he practices just one of the three pure studies: moral discipline, meditation, or wisdom?

29. How can a person become a Buddhist?

30. Why must a person take refuge in the Triple Jewels to become a Buddhist?

31. Can a person attain enlightenment and liberation if he just practices the Dharma without taking refuge?

32. Is the moral discipline of Buddhism similar to or different from that of other religions?

33. What are the four all-embracing virtues (Catuh-samgraha-vastu)?

34. What are the deeds of pāramita (transcendental perfection)?

35. What is the Bodhi mind (Bodhicitta)?

36. What are the four foundations of mindfulness?

37. What are the four right efforts (catvāri prahāāni)?

38. What are the four supernatural powers (rddhipāda)?

39. What are the five spiritual faculties (pañcānām indriyāām) and their five powers (pañcānā balānām)?

40. What are the seven branches of enlightenment (saptabodhyanga)?

41. What is the noble eightfold path?

42. Is there any plain and simple teaching that can be remembered most easily?

43. Why do we eat vegetarian foods?

44. Can a person become a Buddha by eating purely vegetarian foods, and how is vegetarianism related to spiritual practice?

45. Does a Buddhist break the precept of not killing when he eats meat?

46. What does repentance (Ksamayati) mean in Buddhist rites?

47. Can a person’s unwholesome karmas be eradicated through repentance?

48. What is the aim of reciting the Buddhas’ names?

49. Would you please explain more about the doctrine of Pure Land School (Sukhāvati) and the practice of reciting the Buddhas’ names?

50. What is the core teaching of the Pure Land School?

51. What is meditation?

52. How is Ānāpānasati meditation related to vipassanā meditation?

53. What are the main themes of both Ānāpānasati and vipassanā meditation?

54. Regarding the breaths and breathing, how important are they in the practice of meditation?

55. Would you please explain more about the role and function of the one-pointed mind in meditation?

56. How do feelings relate to the mind?

57. Would you please explain more about insight meditation?

58. Why does a practitioner have to mediate on the body in such detail?

59. What are the five aggregates?

60. Why are the five aggregates considered the foundation for the twelve senses-bases and eighteen psychophysical domains?

61. Why are aggregates, senses-bases, and psychophysical domains analyzed in such detail?

62. Would you please explain the nature of the self or ego in the Buddhist view?

63. If there is no individual self or personal ego, who will suffer and who will be happy?

64. What is non-self?

65. Does the reality of the non-self relate to nirvāna?

66. How can one perceive the meaning of emptiness (śūnyatā) in the presence of things?

67. Why is it said that the middle way is the path leading to nirvāna?

68. How can we apply the teaching of the middle way to practical life?

69. Would you please explain more about the two truths?

70. Is the absolute truth identical to the realm of nirvāna?

71. Would you please explain more about the characteristics of nirvāna?

72. Why does a Buddhist expression say that “samsāra is nirvāna”?

73. What does nirvāna relate to in the doctrine of three Dharma Seals?

74. How can an ordinary person live a life of non-self?

75. How should a selfish and egocentric person practice the Dharma?

76. Would you please explain the concept of “merit” in Buddhism?

77. What is the characteristic of ‘pure merit’ and that of ‘impure merit’?

78. What is the Buddhist view on the issue of “good and evil”?

79. Why are there different viewpoints on the issue of “good and evil”?

80. What is ignorance in the Buddhist view and is a wise person like a scientist still ignorant?

81. How should a person of weighty ignorance practice the Dharma?

82. How should a person of weighty hatred (ill will) practice the Dharma?

83. How should a person of weighty craving practice the Dharma?

84. How does the Buddhist concept of happiness differ from the mundane concept of happiness?

85. What is the true career of a Buddhist?

86. Do different methods of spiritual practice oppose one another?

87. Is there any difference in the methods of practice for young and old persons?

88. How should an aged person practice the Dharma, particularly when his or her time of life is shortened?

89. Why should a person be aware of the future life if he or she practices being in the present?

90. How should young people practice the Dharma?

91. How should a person who is experiencing much illness or who is near death practice Dharma?

92. What should one do in order to extinguish his or her fear of death?

93. Loneliness is an obsession of a person when facing old age and death. How should one practice Dharma in order to overcome this obsession?

94. How can a person overcome this obsession of old age and death if he or she is unable to appreciate the taste of inner tranquility?

95. How should we encourage our younger children to practice the Dharma?

96. How can we live in harmony with a person who follows other religions in the same family?

97. How should we live in harmony with a person of divergent views?

98. How can we live in harmony with a person who embraces the wrong views?

99. How can one live peacefully with or alongside a person who is gossipy and stubborn?

100.  What should one do in order to make the inner life peaceful?

101.  How should a Buddhist practice when facing suffering?

 ♦♦♦♦♦♦♦ 

1.     What common feature does Buddhism share with other religions?

Buddhism shares numerous common features with all other religions. All religions encourage human beings to do good deeds, avoid evil deeds, cultivate a life of morality and compassion, and develop human dignity for both oneself and others as well as for family and society.

2.     What is the difference between Buddhism and other religions?

The key point in which Buddhism differs from other religions is that Buddhism does not believe in the existence of a Personal God who creates, controls, and governs the life of all sentient beings, including human beings. According to the Buddhist view, suffering or happiness is created not by God, but by each individual person together with the karmic force, which is also the product of each person. The Buddha taught that a person becomes noble or servile not because of his or her origin (e.g., family background or social rank), but because of his or her own actions. Indeed, personal action makes a man or woman noble or servile. In addition, radical differences exist in the teaching of Buddhism and that of other religions. Buddhism considers all dharmas (things or existences, including both the mental and the physical) in this world to be conditional and exist in the mode of Dependent Origination. No dharma can exist independently and permanently as an immortal and invariable entity. Thus, all existences are non-self. Similarly, no one—either human or non-human—is able to control and govern the life of another person, only the person him- or herself. Consequently, the most essential point in Buddhist humanistic teaching is that all sentient beings have their own Buddhahood; thus, each person has the ability to become a Buddha. Enlightenment and liberation, in the Buddhist view, are equal truths for all sentient beings, not a holy privilege reserved particularly for a certain person. This great view of equality in Buddhist doctrine is rarely found in any other religion.

3.     What is a brief history of the Buddha?

Buddhism was established in India by the Sakyamuni Buddha more than 2,600 years ago. Modern historians believe the Buddha was born in Lumbini Park, Nepal, during the Vesak (May) full moon Poya day around the sixth century before the Christian era. The Buddha, whose birth name was Siddhartha, was born a prince and the only son of King Suddhodana and Queen Mahamaya. Upon growing up, he married princess Yasodhara, and they had a son named Rahula. After deeply realizing the nature of human suffering from birth, old age, sickness, and death, prince Siddhartha decided to leave the palace to look for the truth of enlightenment and spiritual liberation. Working through five years of study with several masters and six years of solitude engaging in ascetic practice in the forests, he finally attained enlightenment under the bodhi tree after forty-nine days of motionless meditation. Since this enlightenment, he has been called the Buddha, a person who has reached enlightenment and has been liberated from the cycle of samsāra. After attaining enlightenment, he started to teach the Dharma (the path leading to enlightenment and liberation) and established the Sangha (a community of monastic people such as monks and nuns) over a period of forty-five years. He entered Nirvāna (passed away) at the age of eighty under the twin Sala trees at Kusinara, around 543 B.C.E.

4.     What is the essential characteristic of Buddhism?

Traditionally, Buddhism is defined as the path leading to enlightenment, as Buddha means an awakened person or enlightened person. Thus, the essential characteristic of Buddhism, as the term expresses, is the path to enlightenment and liberation from the world of samsāra.

5.     Does Buddhism advocate for renunciation of the world?

This question requires a delicate answer. History tells us that the middle-aged Buddha Sakyamuni attained enlightenment and ultimate liberation from the binding cycle of samsāra. However, he remained with the world for more than forty years to teach the Dharma and bring benefits to all sentient beings. Thus, two important points should be considered:

a) The Buddhist concept of enlightenment (bodhi): The term bodhi in Buddhism refers to a full awakening or full awareness of the operation of pratītyasamutpāda, the Law of Dependent Origination, the mental and physical corporeality on which the life of a human being is developed. Based upon this capability of full awareness, the individual is able to overcome all afflictions, delusions, and impurities and create a true life of peace and happiness. In addition, the capability of awareness is, in reality, divided into various levels from low to high; therefore, you should keep in mind that spending a whole life practicing the Dharma does not always mean that you will obtain full awareness (realization of the absolute truth). Although you have the ability to become enlightened, your level of enlightenment always depends on your individual karmic force, which is a personal current of mental cohesion of your own lives in the past.

b) The Buddhist concept of liberation (moksha): Literally, the term moksha or mukti in Sanskrit means release,transcend beyond, or liberate from the bondage of samsāra. Thus, liberation in Buddhism also consists of various levels, from simplicity to absolute freedom. Whenever you transcend beyond the bondages of afflictions and defilements such as craving, hatred, ignorance, self-attachment, and self-pride in your own life, you will reach the realm of liberation. Until you liberate yourself from such afflictions (i.e., your mind is no longer governed or controlled by such mental impurities), you cannot truly enjoy the taste of liberation. However, in order to reach the state of absolute liberation, you must completely eradicate the roots of those afflictions as those roots of impurity are the causes of birth and death (samsāra). In other words, to liberate oneself from the cycle of samsāra, in the Buddhist view, is to release oneself from one’s own life of afflictions and impurities; this is the very concept of renunciation in Buddhism. Therefore, it is important to remember that—to be truly liberated—you do not have to go anywhere else but to practice the Dharma right here and right now in this person and this world.

6.     Is Buddhism a religion or philosophy?

The modern world is home to various kinds of religions as well as various concepts of God[1]; moreover, each religion has its own doctrine and vocation. However, based on the characteristics of religions, we may generalize all world religions into two groups: a) theistic religions—religions believing in the existence of either one personal deity (monotheism) or multiple deities (polytheism) such as the Creator, God, Brahma, Gods, etc., who creates and controls the life of humans and nature; or b) non-theistic religions—religions that do not believe in the existence of any deity whose works create and control the life of both sentient and non-sentient beings. In the limit of this definition, Buddhism is a religion that does not have a personal God, but incorporates all the functions of a religion—as characterized by the modern view of religious studies—including conceptions, canonical languages, doctrines, symbols, rituals, spiritual practices, and social relationships. Yet many people today consider Buddhism to be “a philosophy of life” or “a philosophy of enlightenment”; this is just a personal choice.

7.     What is the essential tenet of Buddhism?

The essential tenet of Buddhism was taught by the Buddha during his first teaching in the Deer Park (Sarnath), which focused on the Four Noble Truths (Catvāri āryasatyāni): the truth of suffering (dukkha), causes of suffering, cessation of suffering, and the noble path leading to the cessation of suffering. Following this first Dharma teaching, the Buddha taught about non-self—i.e., no independent entity is perpetual and invariable in the existence of five human aggregates (form, feeling, perception, mental formation, and consciousness). In other words, nothing in either the physical or mental world can be considered an immortal self or permanent ego. In addition, speaking of the Buddhist essential tenet, it is important to remember a historical fact that, on the way to enlightenment, the Buddha deeply meditated on the law of Pratītyasamutpāda (Dependent Origination), during which the Bodhisattva Siddhartha became a Buddha when he himself cut off the series of samsāra.[2] Therefore, we may conclude that the essential tenet of Buddhism includes the teachings of the Four Noble Truths, Non-self, and Dependent Origination.

8.     If Buddhism is a non-theistic religion, can we say that it is a religion of science or one of philosophy?

You can name Buddhism as you choose, but you should keep in mind that, from the beginning, Buddhism has had no purpose to interpret or certify any problem belonging to science, as the industries of modern science do today. Buddhism does not put science at the top of its teachings; it is not inclined to any interpretation of science, although what the Buddha taught was always very scientific. The truth is that, when science is intensively developed, its discoveries help us verify the subtle problems of the Buddhist teachings, particularly those in the field of psychophysical studies. Perhaps, for this reason, Buddhism has become increasingly popular today and has quickly developed in Western countries—particularly in academic environments such as the universities of North America and Europe. However, the most fundamental doctrine of Buddhism is, as expressed in the teaching of the Four Noble Truths, to deeply realize the causes of suffering in order to transform them into true happiness and liberation. In reality, Buddhism is often called a religion of wisdom; indeed, one Buddhist expression states that “only wisdom should be a true career.” However, according to Buddhist teachings, wisdom and compassion must always go together. Thus, to be exact, wisdom and compassion are always the true career of a Bodhisattva or a Buddha.

9.     If Buddhism already had, from the beginning, its establishment for the path of enlightenment and liberation, why did such concepts as the Great vehicle (Mahāyāna) and Small vehicle (Hīnayāna) subsequently arise in its history?

Three doctrinal movements occurred in the history of Buddhism: Theravāda, Hīnāyana, and Mahāyāna. Theravāda is the primitive form of Buddhism, which began in the time of the Buddha and continued to develop until almost one hundred years after his Nirvāna. Following this original period came the spreading of two major movements: Hīnāyana and Mahāyāna. Generally, the concept of Hīnāyana (Small vehicle) and Mahāyāna (Great vehicle) gradually emerged in the process of the expansion of Buddhist thought and philosophy. The development of these two major movements in Buddhist history gradually diverged into eighteen sub-schools. However, both major movements based their teachings on the same doctrinal foundation (i.e., the Four Noble Truths, Dependent Origination, and Non-self), although each movement had its own views and interpretations on various aspects of personal practice and social relationships. History states that, when a society develops, its languages, thoughts, and practical life also develop, thereby resulting in various views and interpretations of the Buddha’s disciples in the stretching of Buddhist history. In particular, after the Buddha had already been in Nirvāna for hundreds of years, his plain and simple teachings had, through the course of time, been covered up with philosophical reasons and social reformations. In regard to the differences in various forms of Buddhism, Buddhists nowadays often use the concept of traditional Buddhism and developed Buddhism to refer to such diversities.

10. How does the original form of Buddhism differ from its development?

We can summarize some basic differences between the two forms, origin and development, of Buddhism as follows:

a) Canonical languages: Primitive Buddhism (Theravāda) uses Pali as their primary language in which the Nikāya sutras (or sutta in Pali form) are the foundation for their practice. Meanwhile, Mahāyāna Buddhism uses the Mahāyāna sutras, in which Sanskrit is the primary language, together with some ancient languages, such as Tibetan and Chinese.

b) Thoughts: Primitive Buddhism is based on the teaching of Dependent Origination (Paticcamūpāda), while Mahāyāna Buddhism established two additional major philosophical movements: the Middle Way (Mādhyamika) and Mind-only (Yogācāra), which are also based on the same grounds of Dependent Origination. Finally, the Diamond vehicle (Vajrayāna) was the last school developed in the entire process of Buddhist development. Although these various forms of Buddhism differ somewhat, their fundamental teachings are not contradictory to one another except in regard to the conceptual expansions in the meaning of spiritual end and the problem of saving others.

c) Practices: Primitive Buddhism concentrated on meditation in which the major themes are the four foundations of mindfulness; body, feeling, mind, and mind’s objects (all existences). Mahāyāna Buddhism expanded its forms of spiritual practice, such as Zen (meditation), Pure Land, and Tantrism; each school also has several forms of practice.

Diversity themes

Primitive Buddhism Mahāyāna Buddhism
Canonical languages Pali sutta/Nikāya Sanskrit sutras & sutras in Tibetan and Chinese
 Central thoughts Dependent Origination(Paticcasamūppāda) Middle Way (Mādhyamika)Mind-only (Yogācāra)Tantrism (Vajrayāna)
Practices Traditional meditation Zen, Pure Land, and Tantrism (various sects)

 >>read more >>:   Buddhism 101 – Questions and Answers

 http://hoavouu.com/D_1-5_2-118_4-23594_5-15_6-1_17-100_14-2_15-2/buddhism-101-questions-and-answers.html

Source: HoaVoUu.com

Lời Tựa

Bạn thân mến,

Tập sách Cẩm nang của Người Phật Tử (Buddhism 101 – Questions and Answers) dưới hình thức vấn đáp này là một tổng hợp của các chủ đề giáo lý căn bản dành cho những người mới tìm hiểu đạo Phật. Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâm và bước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo. Do vậy, các chủ đề được giới thiệu ở đây mang tính cách căn bản nhằm giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng quát về lời dạy của Đức Phật trên cả hai phương diện lý thuyết và thực hành. Chúng tôi không dám đi sâu hơn vào các vấn đề triết học Phật giáo vì e rằng làm như thế sẽ gây khó khăn cho người mới học; tuy nhiên, các vấn đề được chọn lọc và nêu ra ở đây là cốt tủy của đạo Phật. Bạn cần nắm thật vững các chủ đề này trước khi đi vào nghiên cứu sâu xa hơn. Hy vọng tập sách nhỏ này sẽ là nấc thang hữu ích, giúp bạn trên con đường tìm hiểu và tu tập.

Los Angeles, mùa Đông 2008

Khải Thiên

101 Câu Hỏi và Trả Lời

(Ấn bản 2011- có sửa chữa và bổ sung)

1. Phật giáo và các tôn giáo khác giống nhau ở điểm nào?

Phật giáo và các tôn giáo khác đều khuyến khích con người làm các việc lành, tránh xa những điều xấu ác, xây dựng đời sống đạo đức, biết yêu thương và phát triển các giá trị nhân phẩm cho chính tự thân và tha nhân, cho gia đình và xã hội.

2. Phật giáo khác các tôn giáo khác ở điểm nào?

Phật giáo khác các tôn giáo khác ở chỗ: Phật giáo không thừa nhận có một Thượng đế sáng tạo, ngự trị và chi phối đời sống của con người. Khổ đau hay hạnh phúc là do mỗi con người tự tác thành cộng với sự chi phối của dòng nghiệp lực cũng do chính mỗi con người tạo ra. Đức Phật dạy rằng con người trở nên cao qúi hay đê hèn không phải do nguồn gốc sinh thành từ gia đình hay đẳng cấp xã hội, mà trái lại do chính hành động của tự thân làm cho con người trở nên cao qúi hay đê hèn ( Kinh Tập (Suttaripata), câu 136: “Không phải do sinh ra mà thành người cao quý; Không phải do sinh ra mà thành người đê tiện;Trở thành một người đê tiện là do hành động của mình;Trở thành một cao qúy là do hành động của mình.)
Thêm vào đó, điểm khác biệt căn bản trong hệ thống triết lý của Phật giáo và các tôn giáo khác là: Phật giáo cho rằng tất cả pháp (những gì có mặt trên cuộc đời, bao gồm cả tâm và vật) trên thế gian này đều là duyên sinh, có điều kiện; và do đó, tất cả pháp là vô ngã, không hề có một thực thể nào là bất biến, vĩnh hằng, cũng không có ai làm chủ đời sống của con người. Điều quan trọng nổi bật trong giáo lý của đạo Phật là tất cả chúng sinh đều có Phật tính, và đều có khả năng thành Phật. Sự giác ngộ, giải thoát tối thượng là chân lý bình đẳng đối với tất cả chúng hữu tình mà không phải là một ân sủng đặc biệt dành cho riêng ai. Đây là quan điểm bình đẳng vĩ đại, khó có thể tìm thấy ở những tôn giáo thần quyền khác.

Xin xem tiếp các tập số 1, 2 hay 3 trong Cẩm nang của người Phật tử trên website Hoa vo uu.

Nguồn: Hoavouu.

10897039_1525003311112622_6497664820099139006_n

 Chuyển đến trang:   1, 1a1b1c1d1e2, 34,