Recent Pages: 1 2 3
Kinh nhạc
Lời kinh được lấy từ sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000, hoàn toàn bằng quốc văn, dễ hiểu, trong sáng và đẹp đẽ, khi được phổ nhạc có thể thấm sâu vào tâm thức và tưới tẩm được những hạt giống từ bi, hiểu biết và hạnh phúc đã có sẵn trong ta. Tuệ giác và tình thương nhờ đó mà lớn mạnh mỗi ngày. Những lúc mệt mỏi, buồn chán, ta cũng có thể nằm thư giãn để cho nhạc kinh đi vào cơ thể và tâm thức, làm lắng dịu những nỗi khổ niềm đau và giúp ta khôi phục được niềm vui và sức khoẻ. Các bạn hãy thử đi và sẽ thấy hiệu quả của nhạc kinh rất mầu nhiệm. Nghe nhạc kinh, chúng ta cảm thấy lắng dịu, an ổn, niềm tin được nuôi dưỡng, hạt giống lành trong tâm thức được tưới tẩm.
Nhất Hạnh
Nhạc Hòa Tấu Đàn Tranh Phật Giáo
Tâm Kinh
Hướng về Tam Bảo
Chắp tay búp sen
Con nhìn lên Bụt
Bụt đang ngồi yên
Dáng Bụt rất hiền
Bụt ngồi rất thẳng
Hào quang tỏa chiếu
Trên vầng trán cao
Hai mắt Bụt sáng
Nhìn thấu lòng con
Thấy được niềm vui
Cũng như nỗi khổ
Miệng Bụt mỉm cười
Nụ cười từ bi
Chứa đầy hiểu biết,
Tha thứ, bao dung. (C)
Bụt là bậc thầy
Dạy thương, dạy hiểu
Bụt đã cho con
Nếp sống tâm linh
Suốt đời con nguyện
Noi theo ánh sáng
Của Bụt mà đi. (C)
Con xin lạy Bụt
Ðã ban cho con
Giáo Pháp nhiệm mầu.
Giúp con nuôi dưỡng
Tình nghĩa, hạnh phúc,
Nụ cười, niềm tin,
Dạy con biết thở
Ôm lấy niềm đau
Những lúc tâm con
Tham đắm, giận hờn,
Si mê, ganh tị,
Ðể con có thể
Làm chủ thân tâm
Vượt thắng cơn buồn
Làm vơi nỗi khổ. (C)
Con xin trở về
Nương tựa Tăng thân
Ðoàn thể những người
Thực tập theo Bụt
Ðể được nâng đỡ
Ðể được soi sáng
Trên đường học hỏi
Ðạo lý nhiệm mầu.
Trầm đã đốt lên
Ðèn đã thắp sáng
Con xin một lòng
Hướng về Tam Bảo
Cung kính biết ơn
Quay về nương tựa. (CC)
.
Cam Lộ
Tào Khê một dòng biếc
Chảy mãi về phương đông
Quan Âm bình nước tịnh,
Tẩy sạch dấu phong trần.
Cành dương rưới cam lộ,
Làm sống dậy mùa xuân.
Đề hồ trong cổ họng
Làm lắng dịu muôn lòng.
Nam mô Bồ tát Cam Lộ Vị
Nam mô Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm
Khơi suối yêu thương
kinh nhạc làng mai
Uploaded by Làng Mai
Nguyện lớn vì đời luôn hiện thân
Mắt thương nhìn đời thường quán chiếu
Lắng nghe cứu độ vớt trầm luân
Cành dương rẩy nước thiêng cam lộ
Gột sạch tâm con mọi cấu trần
Con xin một lòng về nương tựa
Nguyền ước ngàn lời xin kính dâng:Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền nhìn sâu vào năm uẩn
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền thấy được tự tánh Không
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền sớm lên bờ giải thoát
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền vượt thắng mọi tai ương
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền ngồi trên thuyền Bát Nhã
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền có mặt đủ ba thân
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền thành tựu quả giải thoát
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền nuôi dưỡng đại bi tâm
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền thâm nhập Như Lai Tạng
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Con nguyền gạn lọc tâm ý trong
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Cho con vượt thoát hầm ái dục
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Cho con đập vỡ khối trần tâm
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Cho con đủ phương tiện quyền xảo
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Cho con xây dựng được tăng thân
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Cho con chuyển hóa được hờn giận
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Cho con nhổ được gốc vô minh
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Cho con đưa cao đuốc chánh tín
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Cho con được mắt tuệ sáng trong
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin trên tay có đóa sen vàng
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin mắt nhìn thấy được Pháp thân
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền xây dựng tình huynh đệ
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền bồi đắp nghĩa đồng môn
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền tập nói lời ái ngữ
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền học nhìn bằng mắt thương
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền thành tựu hạnh đế thính
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền chánh niệm sống phân minh
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền định căn mau thành tựu
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền ngày đêm bước kiện hành
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền an cư trên thật địa
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin nguyền được năm mắt sáu thông.
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm
Xin cùng con đi vào vùng chiến tranh
Chấm dứt đao binh, im hơi bom đạn
Xin cùng con đi vào vùng khổ bệnh
Đem theo linh dược cam lộ thanh lương
Xin cùng con đi vào cõi ma đói
Đem theo pháp thực của hiểu và thương
Xin cùng con đi vào vùng địa ngục
Giải trừ nhiệt não đem lại thanh lương
Xin cùng con đi vào vùng tranh chấp
Giải tỏa hận thù, khơi suối yêu thương.
Nam mô Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm
Nam mô Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm
Nam mô Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm
Ca Khúc Phật Giáo
Nhạc Kinh Sám Hối Phát Nguyện
Sám Văn
Sư Huệ Duyên Tụng
Tiếng Nói Trong Hoa Sen:
(01) (02) (03) (04)
Rằm Tháng 10:
(01) (02) (03) (04) (05) (06)
Đêm Liên Hoa:
(01) (02) (03) (04)
Kinh Phước Đức
“Lánh xa kẻ xấu ác
Được thân cận người hiền
Tôn kính bậc đáng kính
Là phước đức lớn nhất.
“Sống trong môi trường tốt
Được tạo tác nhân lành
Được đi trên đường chánh
Là phước đức lớn nhất.
“Có học, có nghề hay
Biết hành trì giới luật
Biết nói lời ái ngữ
Là phước đức lớn nhất.
“Được cung phụng mẹ cha
Yêu thương gia đình mình
Được hành nghề thích hợp
Là phước đức lớn nhất.
“Sống ngay thẳng, bố thí,
Giúp quyến thuộc, thân bằng
Hành xử không tỳ vết
Là phước đức lớn nhất.
“Tránh không làm điều ác
Không say sưa nghiện ngập
Tinh cần làm việc lành
Là phước đức lớn nhất.
“Biết khiêm cung lễ độ
Tri túc và biết ơn
Không bỏ dịp học đạo
Là phước đức lớn nhất.
“Biết kiên trì, phục thiện
Thân cận giới xuất gia
Dự pháp đàm học hỏi
Là phước đức lớn nhất.
“Sống tinh cần, tỉnh thức
Học chân lý nhiệm mầu
Thực chứng được Niết Bàn
Là phước đức lớn nhất.
“Chung đụng trong nhân gian
Tâm không hề lay chuyển
Phiền não hết, an nhiên,
Là phước đức lớn nhất.
“Ai sống được như thế
Đi đâu cũng an toàn
Tới đâu cũng vững mạnh
Phước đức của tự thân.” (CCC)
Kinh Mười nguyện Phổ Hiền
Con xin đem ba nghiệp thanh tịnh
Kính lạy tất cả hằng sa Bụt
Trong các thế giới khắp mười phương
Quá khứ, vị lai và hiện tại.
Thần lực của hạnh nguyện Phổ Hiền
Giúp con có mặt khắp mọi nơi
Nơi đâu có Bụt là có con
Bụt là vô lượng, con vô lượng.
Trong hạt bụi có vô số Bụt
Mỗi vị an trú chúng hội mình
Đức tin của con vẫn tràn đầy
Trong mọi hạt bụi của pháp giới.
Con đang sử dụng biển âm thanh
Phát ra ngôn từ rất vi diệu
Tán dương biển công đức của Bụt
Cho đến vô số kiếp về sau.
Lấy những tràng hoa vi diệu nhất
Hương thơm, âm nhạc và tàng lọng
Sử dụng mọi thứ trang nghiêm ấy
Con đem cúng dường các Như Lai.
Các thức y phục và hoa hương
Đèn đuốc, trầm hương và tọa cụ
Mỗi thứ đều thành ra sung mãn
Con xin cúng dường các Như Lai.
Con đem tâm hiểu biết rộng sâu
Tin tưởng chư Bụt trong ba đời
Con nương sức hạnh nguyện Phổ Hiền
Cúng dường khắp hết các Như Lai.
Từ xưa con đã tạo nghiệp xấu
Vì tham, sân, si từ vô thỉ
Do thân, miệng, ý mà phát sinh
Nay con đều sám hối tất cả.
Con xin tùy hỷ mọi công đức
Của các chúng sinh trong mười phương
Các bậc hữu học và vô học
Các bậc Như Lai và Bồ Tát.
Những ngọn đèn sáng soi thế gian
Hoặc mới thành tựu đạo giải thoát
Con xin tất cả đều thương tưởng
Chuyển bánh xe pháp để độ đời.
Các Bụt đang thị hiện Niết Bàn
Con cũng chí thành cầu như thế
Xin hãy ở lại đời mãi mãi
Để làm lợi lạc cho chúng sanh.
Con xin tán lễ cúng dường Bụt
Thỉnh Bụt ở lại độ chúng sanh
Căn lành tùy hỷ và sám hối
Xin đem hồi hướng cho đạo Bụt.
Con xin đem hết công đức này
Hồi hướng tất cả cho Tam Bảo
Cả tánh và tướng trong pháp giới
Hai Đế dung thông ấn tam muội.
Biển công đức vô lượng như thế
Con xin hồi hướng không giữ lại
Nếu có chúng sanh nào dại dột
Bằng thân, bằng ý hoặc bằng lời
Bài báng phá hoại đạo giải thoát
Xin cho nghiệp chướng được tiêu trừ.
Mỗi giây, trí tuệ trùm pháp giới
Độ khắp mọi loài lên bất thối
Hư không, chúng sanh không cùng tận
Phiền não, nghiệp báo không cùng tận
Bốn thứ kể trên thật vô biên
Hồi hướng của con cũng như thế. (CCC)
Thích Nhất Hạnh dịch, (279, tạng Kinh Đại Chánh)
Về Lễ nhạc Phật giáo Việt Nam
I. Dẫn nhập
Lễ nhạc là điều rất quan trọng trong đời sống con người. Vì lẽ, đời thiếu lễ, thì đời sẽ hỗn loạn; đời thiếu nhạc, thì đời sẽ khô khan. Bởi vậy các tôn giáo có lễ nhạc cũng không ngoài mục đích này. Vì thế, các tôn giáo cần phải phát huy và duy trì lễ nhạc để gìn giữ nếp sống cao đẹp cho đời. Đạo Phật, ngoài kho tàng triết lý sâu sắc ra, còn có âm nhạc, nghi lễ để ca ngợi công đức của chư Phật, Bồ-tát và đồng thời là một cách để diễn bày chân lý vô thường, vô ngã và giá trị giải thoát, dùng âm nhạc để thức tỉnh lòng người.
Theo truyền thuyết, khi Đức Phật còn tại thế, sau mỗi lần thuyết pháp, có chư thiên rải hoa, trỗi nhạc cúng dường để tỏ lòng quy kính và tán dương chân lý mầu nhiệm. Lúc sắp tịch diệt, Đức Phật phó chúc cho các vị quốc vương hộ trì chánh pháp. Vì thế, những pháp hội sau khi Phật nhập diệt, được vua chúa đem âm nhạc ở cung đình diễn tấu để cúng dường pháp hội.
Phật giáo truyền sang Trung Hoa vào thời Đông Hán năm thứ 10, niên hiệu Vĩnh Bình, vào khoảng năm thứ 67 Tây lịch. Lúc bấy giờ ở Trung Hoa đã có đạo Khổng và đạo Lão, vì muốn hoằng pháp phổ cập đến mọi tầng lớp nhân dân, nên các Tổ sư đã dùng mọi phương tiện như văn từ, âm nhạc, giọng điệu của hai đạo trên, rồi châm chước những giọng điệu sẵn có của mình, rút lấy những kệ tụng trong Tam tạng và giáo lý mà phổ vào. Còn âm nhạc thì dùng âm nhạc cổ điển ở phương Đông, giọng điệu thì theo những điệu thứ của chư Thiên mà táng tụng(1) với mục đích là làm phương tiện cho việ truyền bá chánh pháp đến mọi người.
Về bộ môn này thì từ xưa tới nay sự giáo dục chưa được thống nhất, những giọng điệu tuỳ theo sở kiến của vị thầy tự vẽ cho đệ tử của mình; rồi tuỳ theo địa phương, tuỳ theo ngôn ngữ, tuỳ theo tình huống mà giọng điệu được chuyển biến.
Âm nhạc Phật giáo Việt Nam, một phần nào đó cũng chụi ảnh hưởngbởi nhạc Phật giáo Trung Hoa(2), nhưng các vị Tổ sư Việt Nam sớm đã biệt hội nhập cái hay cái đẹp của người rồi tiêu hoá thành nét đặc trưng của âm nhạc Phật giáo Việt Nam. Hơn nữa từ thời đại Lý-Trần, đất nước chúng ta mở mang bờ cõi về phương Nam, lại được tiếp nhận thêm âm nhạc Champa và Chân Lạp, đã giúp cho âm nhạc Việt Nam có đến ba nét đặc trưng của ba niềm Bắc, Trung, Nam, với những đặc trưng của mỗi vũng đất. Từ đây ta có thể khẳng định rằng, tôn giáo không thể không có bộ môn lễ nhạc, vì đó là sức sống của tâm linh được thể hiện ra giọng điệu, cung cách bên ngoài.
II. Một số khái niệm trong nghi lễ Phật giáo
Khi ta nói đến nghi lễ là nói đến nhiều khía cạnh của các hình thức tổ chức trong sinh hoạt tôn giáo, chứ không chỉ có riêng việc tán tụng mà thôi. Nay xin nêu ra vài khái niệm trong nghi lễ Phật giáo như lễ nhạc, lễ tụng, lễ khí, lễ nghi, lễ bái, lễ phục, lễ đường v.v…
1. Lễ nhạc
Khổng Tử nói “Nhạc giả thiên địa chi hoà dã” Nhạc là sự hoà hợp của trời đất âm dương vậy. Âm thanh êm ái, du dương và cử chỉ thanh cao tốt đẹp là hai phương tiện giúp vào việc giáo hoá con người trở về với đạo đức. Âm nhạc Phật giáo Đông phương thuộc về thanh nhạc (chú trọng ở âm thanh lời tán, còn nhạc khí chỉ là phần phụ hoạ) (3).
Nét đặc thù của âm nhạc Phật giáo là không đưa ra điệu nhạc nào để bắt buộc, mà tuỳ theo trường hợp địa phương, ngôn ngữ mà tùy duyên, có nghĩa là kệ văn thì không khác mà điệu tiết thì chuyển biến. Vì thế, các nhà nghiên cức âm nhạc Phật giáo Đông phương cho rằng âm nhạc trong Phật giáo Đông phương có nhiều chất thơ. Cũng cần nói thêm là, thể nhạc và văn chương trong nhà Phật là thể nhạc phổ thơ, nhưng tài tình nhất là một thể thơ mà phổ rất nhiều nhạc. Vì trong một thể thơ khi thì diễn tả về đạo lý, khi thì nói về sự khổ lụy của chúng sanh, khi thì tả về sự ân cần ăn năn sám hối, khi thì tả về sự nhiếp thọ độ sanh của chư Phật. Chỉ trong 4 câu kệ tứ tuyệt mà thể nhạc phổ ra có thể dài hơn (1 thành 10) là tiếng ngân nga trầm bỗng, nếu ghi nhạc ta sẽ thấy nhiều nốt (note) nối nhau bằng dấu liên âm mà lời nhạc chỉ có vài chữ. Sở dĩ có những thể nhạc kỳ lạ như vậy là vì đặc trưng âm nhạc Á Đông là thiên về tâm linh, tình cảm, nên phải dùng thể nhạc này mới diễn tả hết được. Vả lại, muốn diễn tả sự huyền bí cao siêu bằng tinh thần, thì phải dùng nét nhạc dài va ít lời. Về âm điệu thể nhạc nhà Phật có chừng ba bốn chục điệu, còn thể thơ ít hơn, đại để như:
Loại ngũ ngôn: Thập phương tam thế Phật v.v…
Loại tứ ngôn: Nhứt tâm quy mạng v.v…
Loại thất ngôn: Trí huệ hoằng thâm đại biện tài v.v…
Loại tứ tuyệt: Ngã kim phụng hiến cam lồ vị v.v…
Loại cổ phong: Dương chi, tán lễ v.v… Sơ hướng mộng huỳnh lương v.v…
Thất ngôn trường thi: A Di Đà Phật thân kim sắc v.v… Quy mạng thập phương Điều ngự sư v.v…
2. Lễ tụng
Tụng là đọc giọng to có trầm phù, nhịp nhàng theo một tiết tấu. Giọng điệu đọc kinh trong lúc hành lễ có chia ra làm hai giọng căn bản:
a. Giọng lạc (vui) còn gọi là giọng thiền.
b. Giọng ai (buồn)
-Giọng lạc được đọc tụng trong thời công phu sáng hay những lúc tuyên pháp ngữ, cầu an v.v…
-Giọng ai được đọc trong thời công phu chiều, khóa lễ Tịnh độ chiều tối, hay lúc cầu siêu độ linh v.v…
3. Lễ khí
Lễ khí là những đồ tự khí trong lúc cúng tế. Lễ khí còn gọi là nhạc khí như chuông gia trì, mõ gia trì (mộc ngư), kích tử (khánh), linh, đẩu (tang, tiêu cảnh), hồng chung, đại cổ, tiểu cổ (kinh cổ (kinh cổ), thủ lư, phủ xích (chấn xích), kiền chùy, báo chung, mộc bảng, bê, tích trượng, nhu ý, ống tiêu, ống sáo, đàn bầu, đàn nhị (cò), đàn nguyệt (kìm), đàn sến, đàn gáo, đàn tranh, phách, cặp trống âm dương, trống cái, thanh la, não bạt, kèn tiểu, kèn trung v.v… Những nhạc khí này được dùng trong lúc tán tụng, tùy theo pháp hội lớn nhỏ.
4. Lễ nghi
Lễ nghi là cách thức bày tỏ, sắp đặt bên ngoài để nói lên lòng kính trọng bên trong. Lễ nghi trong Phật giáo còn có nghĩa là nói về tác phong, uy nghi của vị Tăng khi hành lễ trước trước đại chúng, phải có đủ thân giáo(4) để cảm hoá chúng.
5. Lễ bái
Lễ bái là cách lạy bên trong lúc làm lễ. Về cách lạy trong nhà Phật là ảnh hưởng cách lạy của người Ấn Độ. Nguyên khi Phật còn tại thế, các đệ tử mỗi khi gặp Ngài, để tỏ lòng tôn kính, đều quỳ xuống đặt đảnh đầu mình lên bàn chân Phật. Cho nên khi lạy phải “ngũ thể đầu địa” (đầu, 2 khuỷu tay, đầu gối 2 chân) sát dất, hai tay trải ra như thể đang nâng chân Đức Phật. Lễ bái phải lạy 3 lạy tiêu biểu cho Tam bảo Phật, Pháp, Tăng. Nhất là khóa lễ cùng đại chúng, mọi người phải lạy nhịp nhàng, chứ không được tùy tiện theo ý riêng.
6. Lễ phục
Lễ phục là y phục dành riêng trong lúc hành lễ (hội hè, cúng tế). Về pháp phục của Tăng sĩ thì có 3 y là: 5 điều, 7 điều, 9 điều v.v… Đức Phật đã dạy rõ trong trườnghợp nào được mặc 3 y như trong luật đã dạy. Riêng Phật giáo Bắc tông thì ngoái 3 y ra còn có những y phục khác nữa như áo vạt khách, áo nhựt bình(5), áo tràng đi đường, áo tràng hành lễ v.v… Ngoài pháp phục lại còn có những mạo phục khác nữa như: mũ Quan Âm, mũ tỳ lô, mũ hiệp chưởng(6).
7. Lễ đường
Lễ đường là chỉ những nơi cúng tế, hành lễ. Trong Phật giáo, lễ đường còn chỉ nơi thờ chư Phật, Bồ tát. Chánh điện phải thờ tự như thế nào cho trang nghiêm hợp lễ từ cách bay tượng thờ, đồ tự khí, màu sắc, ánh sáng… phải được bố cục đúng chủ đề, mang nét thiền vị, tránh những màu sắc diêm dúa gây nên sự mất tập trung nơi người chiêm bái.
III. Ảnh hưởng của nghi lễ trong 2 thời khóa tụng
Nếu có dịp tham quan những ngôi chùa cổ, ta sẽ thấy trước nhà thiêu huơng, phần nhiều có treo câu đối: “Mộ cổ thần chung, cảnh tỉnh ái hà danh lợi khách. Triêu kinh vãng kệ hoán hồi khổ hải mộng mê nhân”. (Trống sớm chuông chiều, thức tỉnh khách trần danh lợi chốn sông yêu. Kinh mai kệ xế, kêu về kẻ tục mộng mê nơi biển khổ). Phải chăng câu đối này đã nói lên công năng của những hồi chuông điệu trống trong các thời kinh để cảnh tỉnh khách trần mải mê trong con đường tranh đua danh lợi sớm quay về chánh đạo đường chơn. Vì thế, nếu mang nặng tâm hồn trần tục, ta sẽ không cảm nhận được những lời kinh ấy. Lời kinh tiếng kệ được diễn tấu thành những nét nhạc du dương, huy26n mặc như khói trầm, an tĩnh như định lực, cao vút như núi tuyết và uyển chuyển như tràng phan. Không chỉ giá trị ở văn thơ, triết lý, nét nhạc diễn tả ý thơ, mà đạo lực của người tu mới chính là phần quan trọng đáng kể hơn cả. Nội tâm thì chánh niệm mới tỉnh giác, ngoại cảnh thì u nhã thanh tịnh, nên nghi lễ âm nhạc của hai thời khóa tụng mang tính chất siêu phàm thoát tục, không vướng lụy trần ai. Nếu chúng ta đem tâm thanh tịnh để lắng nghe thì sẽ cảm nhận được những chân lý vô thường của kiếp người…
Trong nhạc lễ Phật giáo, nếu nghiên cứu ta sẽ thấy được một nếp sống tâm linh cao đẹp. Với màu sắc thiền vị, âm điệu du dương, thanh nhàn, nghĩa lý uyên thâm có công năng cảnh tỉnh người đời về với đời sống thánh thiện, đạo đức, nhìn vào thực tại để thấy được bộ mặt thật của mình, để không còn bị đảo điên trước huyễn cảnh
IV. Việt hoá nghi lễ thích ứng với thời đại
Lễ nhạc Phật giáo ngày xưa đã phát triển đến trình độ khá cao, điều đó có thể thấy được q ua sự khảo cứu về lễ nhạc cổ điển. Người thực hiện lễ nhạc cần phải có một đời sống tâm linh vững chãi, thảnh thơi, bằng ánh sáng chánh niệm quán chiếu, lúc đó thân, khẩu, ý tương ứng trong chơn lý của pháp ngữ, kệ tụng; sự chuyên nhất này sẽ tạo thành một đạo lực thanh tịnh lan tỏa ra không gian pháp giới, có công năng chuyển hoá nghiệp lực của chúng sanh. Nhưng lễ nhạc bây giờ của Phật giáo, theo người viết, về hình thức lẫn nội dung có lẽ thua kém xa ngày trước và phần nào không còn biểu lộ được nếp sống tâm linh siêu việt như lễ nhạc cổ điển. Lời văn trong nghi lễ đa phần là Hán văn, nhưng Hán ngữ ngày nay không được chú trọng va không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của lời bài tán, câu kệ… Chính vì thế mà chủ trương của giáo hội đề ra là cần phải Việt hoá nghi lễ để khế hợp căn cơ người nghe và dễ cho ngừoi thực hành nghi lễ. Muốn thực hiện được ước vọng này, thiết tưởng Giáo hội cần phải đào tạo một số tu sĩ vững chãi về kiến thức và khả năng trong ngành nghi lễ, để có thể đưa lễ nhạc của đạo Phật tiến đến những hình thức phù hợp với tâm lý và ngưỡng vọng của con người thời đại.
Lễ nhạc cần phải được thiết lập một cách trang nghiêm, căn cứ trên truyền thống; những thang âm, điệu thức của thiền gia phải được duy trì và sáng tạo, còn nhạc cụ có thể phương tiện dùng bằng chất liệu bây giờ và kỷ thuật mới. Phải có sự phối hợp trao đổi giữa ba niềm, tạo điều kiện gặp gỡ giữa các nhà có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về âm nhạc và đạo học. Giáo hội cần phải thành lập mọ6t trường chuyên đề về âm nhạc Phật giáo, để huấn luyện, gạn lọc những bài hát không phù hợp, cần phải cân nhắc kỹ có nên chăng cử xướng trong điện Phật, vì những nét nhạc ấy không hội đủ tinh thần từ bi và trí tuệ? Phải thống nhất nghi lễ Phật giáo 3 niềm để mọi người thấy rằng đây là âm nhạc truyền thống của thiền gia, giống như quốc ca của một đất nước. Nó chính là một thành tố của văn hoá Phật giáo Việt Nam, cũng chính là âm nhạc truyền thống của Phật giáo và dân tộc Việt Nam, và chỉ có đất nước Việt Nam mới có được những nét nhạc, âm điệu đặc trưng như thế. Phải cấp thiết thành lập một ban nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật; phải thu lượm những bài thơ, bài văn đã phổ nhạc để tìm hiểu, phân tích truyền bá, bảo tồn và phát huy. Phật tử Việt Nam sẽ tìm nguồn cảm hứng ở đây để sáng tác và phải cố gắng tu tập cho tâm hồn an tĩnh, thanh thoát để sáng tác.
V. Kết luận
Qua sự trình bày trên, chúng ta thấy rằng: Âm nhạc Phật giáo làphản ảnh của đời sống an lạc, giản dị; của tâm hồn giải thoát, thanh khiết. Nọ6i tâm thì bình tĩnh, ngoại cảnh thì trang nghiêm, nền âm nhạc Phật giáo đã thấm nhuần tinh thần thoát tục, không hệ lụy ư phiền. “Đã đến lúc Tăng Ni Phật giáo Việt Nam chúng ta phải bảo tồn những di sản cao quý của cha ông, đừng hời hợt coi thường giống như bác nhà quê đem một cái trống đời Khang Hy đựng lúa cho vịt ăn. Trong khi đó, trên thế giới các nhà bảo tồn nghiên cứu trân trọng tìm những cổ vật quý báu đó để đưa vào viện bảo tàng.”(7)
Cuối cùng, để kết thúc bài viết này, xin dẫn câu nói của Tổ sư trong Luật Sa di sớ chép rằng: “Giá biên na biên, ứng dụng bất khuyết”. Bên sự bên lý tất cả đều la phương tiện để đưa người vào đạo, người học Phật phải tùy duyên ứng dụng, đừng có nhìn cục bộ, tự tôn, cố chấp để làm mất đi những giá trị cao quý của tiền nhân đã dày công xây dựng.
Thích Lệ Trang
(Chùa Minh Thành)
CHÚ THÍCH (1) Tào Thực tự Tử Kiến, hiệu Đông An Vương, con thứ của Ngụy Vương Tào Tháo, trước theo đạo tiên, thường tu luyện trên đỉnh Viên sơn. Trong lúc sắp đắc đạo ông nghe được tiếng ca hát của tiên nữ tán thán đạo hạnh tu hành của ông. Vì nét nhạc du dương, đượm thiền vị, thanh thoát siêu trần nên làm ông say mê thâm nhập. Sau này được tham vấn với các bậc cao tăng của Phật giáo và được nghiên cứu giáo lý của Đức Phật, ông nhận thấy đạo Phật mới đích thực là chân lý giải thoát khổ đau, nên ông phát at6m quy hướng học Phật. Được các Tổ sư khuyến hóa, ông liền phổ những điệu thức của chư Thiên mà chính ông được nghe, rồi thêm vào những giọng điệu sẳn có ở đời mà chế ra giọng điệu tán tụng cho Phật giáo. Nhờ đó mà âm nhạc Phật giáo Đông phương rất du dương thanh thoát, nó có nhiều nét đặc thù, nhạc điệu ở thế gian không thể sánh kịp (Pháp Uyển Châu Lâm). (2) Theo tài liệu hiện có: Pháp sự đạo tràng công văn cách thức-xuất bản năm 1299. đến năm 1302 có Hứa Tông Đạo từ Trung Hoa sang Việt Nam truyền bá khoa Chẩn tế Du già diệm khẩu (Phật giáo sử luận -Nguyễn Lang). (3) Tiếng Phạn là Bái: chúc tụng; Bái tán: đọc anh, tán tụng. (4) Thân giáo: là dùng hành động, thân tướng để giáo hóa chúng sanh. (5) Áo nhật bình do Hòa thượng Thanh Ninh Tâm Tịnh, Tổ khai sơn chùa Tây Thiên (Huế), sáng tạo. (6) Mũ Hiệp chưởng chỉ riêng Phật giáo Việt Nam mới có, mũ này do các vua triều Nguyễn chế ra để ban tặng cho các vị Tăng cang đội khi vào triều. Sau được dùng phổ cập trong những pháp hội trai đàn. (7) Trích “Nói chuyện về âm nhạc Phật giáo” của Giáo sư Tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê.
Nguon: hoavouu
Văn thỉnh chuông Ðại Hồng
Tác giã : Làng Mai
Ba nghiệp lắng thanh tịnh
Gởi lòng theo tiếng chuông
Nguyện người nghe tỉnh thức
Vượt thoát nẻo đau buồn.
Body, speech, and mind in perfect oneness.
I send my heart along with a sound of the bell.
May the hearers awaken from forget fulness and
transcend the path of anxiety and sorrow.
Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe
Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.
Listen, listen.
This wonderful sound of the bell brings me back to my true home.
Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới
Khắp nơi u tối mọi loài nghe
Siêu nhiên vượt thoát vòng sanh tử
Giác ngộ tâm tư một hướng về.
May the sound of this bell penetrate deeply into the cosmos.
Even in the darkest places, may living beings hear it clearly
So that understanding comes to their heart
And without hardship, they transcend the path of sorrow and anxiety.
Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới
Xa xôi tăm tối cũng đều nghe
Những ai lạc bước mau dừng lại
Tỉnh giấc hôn mê thấy nẻo về.
Nghe chuông phiền não tan mây khói
Ý lặng, thân an, miệng mỉm cười
Hơi thở nương chuông về chánh niệm
Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi.
Listening to the bell, I feel the affliction in me begin to dissolve.
My mind ecomes calm, my body relaxed
And the smile is born on my lips.
Following the sound of the bell,
my breath guides me back to the safe island of mindfulness.
In the garden of my heart, the flower of peace blooms beautifully.
Phô’ môn vong tíêng triêù dâng.
Bé tho’ xúât hiên giuã lòng Ðóa sen.
Cam Lô môt giot tuðí lên.
Xuân vê trên khåp moi mìên núi sông.
Nam Mô Bô Tát Quan Thê′Âm.
Nam Mô Bô Tát Quan Thê’ Âm.
Nam Mô Bô Tát Quan Thê’ Âm.
The universal dharma door is opened.
The sound of the rising tide is clear, and the miracle happens.
A beautiful child appears in the heart of the lotus flower.
A sinle drop of the compassionate water is enough
to bring back the the frfreshing springs to the mountains and rivers.
Namo Avalokitesvara.
Namo Avalokitesvara.
Namo Avalokitesvara.
Nghe tiếng chuông
Lòng nhẹ buông
Tâm tĩnh lặng
Hết sầu thương
Tập buông thả
Thôi vấn vương
Lắng nghe thấu
Tận nguồn cơn
Học nhìn lại
Hiểu và thương.
Nguyện noi gương Phổ Hiền và Quán Tự Tại
Cùng các bậc Bồ Tát Ma Ha Tát
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật.
Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm
chúng con xin học theo hạnh Ngài
biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.
Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu.
Chúng con xin tập ngồi nghe với tất cả
sự chú tâm và thành khẩn của chúng con.
Chúng con xin tập ngồi nghe với tâm không thành kiến.
Chúng con xin tập ngồi nghe mà không phán xét, không phản ứng.
Chúng con nguyện tập ngồi nghe để hiểu.
Chúng con xin nguyện ngồi nghe chăm chú
để có thể hiểu được những điều đang nghe và cả những điều không nói
Chúng con biết chỉ cần lắng nghe thôi,
chúng con cũng đã làm vơi bớt rất nhiều khổ đau của kẻ khác rồi.
Nam Mô đức Bồ Tát Lắng Nghe Quán Thế Âm.
Con về nương tựa Bụt,
người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
Con về nương tựa Pháp,
con đường của tình thương và sự hiểu biết.
Con về nương tựa Tăng,
đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.
Ðã về nương tựa Bụt,
con đang có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời.
Ðã về nương tựa Pháp,
con đang được học hỏi và tu tập các pháp môn chuyển hóa.
Ðã về nương tựa Tăng,
con đang được tăng thân soi sáng,
dìu dắt và nâng đỡ trên con đường thực tập.
Về nương Bụt trong con,
xin nguyện cho mọi người thể nhận được giác tánh,
sớm mở lòng Bồ Ðề.
Về nương Pháp trong con,
xin nguyện cho mọi người
nắm vững các pháp môn,
cùng lên đường chuyển hóa.
Về nương Tăng trong con,
xin nguyện cho mọi người
xây dựng nên bốn chúng,
nhiếphóa được muôn loài.
Nghe chuông phiền não tan mây khói
Ý lặng, thân an, miệng mỉm cười
Hơi thở nương chuông về chánh niệm
Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi.
Nghe tiếng chuông
Lòng nhẹ buông
Tâm tĩnh lặng
Hết sầu thương
Tập buông thả
Thôi vấn vương
Lắng nghe thấu
Tận nguồn cơn
Học nhìn lại
Hiểu và thương.
Thỉnh chuông pháp thâm diệu
Tạo công đức vô biên
Ðệ tử xin hồi hướng
Cho chúng sanh mọi miền.
Pháp môn xin nguyện học
Ân nghĩa xin nguyện đền
Phiền não xin nguyện đoạn
Quả Bụt xin chứng nên.
Kinh Hoa Hương
Hoa hương phẩm pháp cú kinh đệ thập nhị thập hữu thất chương
Hoa hương phẩm giả . Minh học đương hành nhân hoa kiến thật sử ngụy phản chân
1.
Thục năng trạch địa
Xả giám thủ thiên
thùy thuyết pháp cú
như trạch thiện hoa
Ai là người tuyển chọn được các cõi, bỏ các vùng địa ngục mà chỉ giữ lại các tầng trời?
Ai là người có thể tuyển chọn được Pháp Cú như một kẻ chuyên nghiệp có tài chọn hoa và kết thành tràng hoa?
2.
học giả trạch địa
Xả giám thủ thiên
thiện thuyết pháp cú
năng thái đức hoa
Một người đang thực tập tu học có thể hiểu thấu được các cõi, chọn lựa, giám sát được cả các tầng trời, có thể nói Pháp Cú, có thể hái được những đóa hoa đức hạnh.
3.
Tri thế khôi dụ
huyễn pháp hốt hữu
đoạn ma hoa phu
bất đổ sanh tử
Biết rằng cuộc đời cũng như đồ gốm chưa nung và các pháp đều như huyễn không thật có,
thì có thể phá tan được tràng hoa mà ma vương đã phô diễn ra và chấm dứt được sinh tử.
4.
Kiến thân như mạt
huyễn pháp tự nhiên
đoạn ma hoa phu
bất đổ sanh tử
Thấy hình hài này như bọt nước, thấy thực chất các pháp là huyễn hóa
thì có thể phá tan được tràng hoa của ma vương đã phô bày và chấm dứt được sinh tử.
5.
Thân bệnh tắc nuy
nhược hoa linh lạc
sanh mạng lai chí
như thủy thoan sậu
Thân mà bị bệnh thì héo úa cũng giống như bông hoa rơi rụng.
Cái chết đến như một cơn lũ kéo phăng tất cả đi rất nhanh.
6.
Tham dục vô yểm
tiêu tán nhân niệm
tà trí chi tài
vi tự xâm khi
Cứ để tham dục lôi cuốn, không biết nhàm chán thì tâm ý con người sẽ bị tán loạn,
đưa đến bao nhiêu tà niệm để cho tự thân mình bị lừa gạt và xâm chiếm.
7.
Như phong tập hoa
bất nhiêu sắc hương
đản thủ muội khứ
nhân nhập tụ nhiên
Bất vụ quan bỉ
tác dữ bất tác
thường tự tỉnh thân
tri chánh bất chánh
Như những con ong đi thăm hoa, không làm nhiễu hại đến sắc hương của bông hoa, chỉ lấy chút vị ngọt của nhị hoa. Vị khất sĩ nhân từ vào xóm làng cũng thế, không mãi nhìn kẻ khác, biết cái gì cần làm và cái gì không cần làm, biết tự tỉnh, biết cái gì là chính, cái gì là bất chính.
8.
Như khả ý hoa
sắc hảo vô hương
công ngữ như thị
bất hành vô đắc
Như một đóa hoa ưng ý, có sắc mà không hương, nói lý thuyết suông cũng như thế,
không thực tập thì làm gì có chứng đắc?
9.
Như khả ý hoa
sắc mỹ thả hương
công ngữ hữu hành
tất đắc kỳ phước
Như một đóa hoa ưng ý, có sắc đẹp mà cũng có hương thơm, có nói có làm thì chắc chắn sẽ đạt được phước đức.
10.
Đa tác bảo hoa
kết bộ diêu ỷ
quảng tích đức giả
sở sanh chuyển hảo
Biết trồng nhiều loại hoa quý kết thành những tràng hoa đẹp, những ai biết chất chứa phước đức,
sẽ chuyển sinh được trong những đời sống tốt đẹp.
11.
Kỳ thảo phương hoa
bất ngịch phong huân
cận đạo phu khai
đức nhân bức hương
Những kỳ hoa dị thảo thơm tho, khi đứng không ngược chiều gió thì mình được hưởng hương thơm,
gần gũi với các bậc có đạo đức, thì ta được hưởng lây hương thơm đức hạnh của các vị ấy.
12.
Chiên đàn đa hương
thanh liên phương hoa
tuy nhựt thị chân
bất như giới hương
Hương thơm chiên đàn, hương thơm sen xanh, tuy là có thật cũng chẳng sánh được với hương thơm giới hạnh.
13.
Hoa hương khí vi
bất khả vị chân
trì giới chi hương
đáo thiên thù thắng
Hương thơm của hoa tuy là vi diệu nhưng chưa chân thật bằng hương thơm của giới hạnh.
14.
Giới cụ thành tựu
hành vô phóng dật
định ý độ thoát
trường ly ma đạo
Thành tựu giới hạnh một cách đầy đủ, tu tập không buông lung,
tâm ý để hết vào thiền định thì có thể độ thoát được bản thân và viễn ly được ma đạo.
15.
Như tác điền câu
cận vu đại đạo
trung sanh liên hoa
hương khiết khả ý
Như ngồi bên một cái hố gần sát đại lộ, trong ấy mọc lên mấy đóa sen xinh đẹp,
ta được mãn ý thưởng thức hương thơm tinh khiết của các đóa sen.
16.
Hữu sanh tử nhiên
phàm phu xứ biên
tuệ giả lạc xuất
vi phật đệ tử
Ngay trong cõi sinh tử, giữa phàm phu có các bậc tuệ giác xuất hiện,
tạo ra được niềm vui cho sự sống. Làm được như thế là tạo được công đức của người Phật tử.
Source: Làng Mai
Kinh Điều Phục Tâm Ý
Dịch từ kinh Pháp Cú trong Hán Tạng – Kinh thứ 11
1. Ý thức lăng xăng như một con vượn, khó kiểm soát. Có tuệ giác thì chuyển hóa được nó tận gốc rễ, khi ấy nó sẽ sáng chói ra một cách vĩ đại.
2. Ý bồn chồn, khó mà nắm bắt, (chỉ có thể đi theo quán sát nó). Nếu chế ngự được ý, tự điều phục được tâm mình thì sẽ có bình an.
3. Ý vi tế khó thấy, thường đi theo tham dục. Người có tuệ giác nhờ biết tự bảo hộ bản thân thường xuyên cho nên có thể chế ngự và đạt tới an lạc.
4. Ý đi một mình, có thể đi rất xa, che dấu vô hình. Khép nó đi được vào con đường đạo thì mới thoát được những ràng buộc của Ma quân.
5. Nếu tâm không biết an trú, không biết dừng lại, cũng không am tường chân tướng của các pháp thì sẽ bị thế sự mê hoặc, không có được chánh trí.
6. Nếu biết thực tập chánh niệm để dừng tâm lại, giữ cho nó không bị kẹt vào hai thái cực, thì phước đức sẽ có khả năng ngăn chặn được cái ác và giác ngộ thành bậc hiền giả.
7. Bụt dạy tâm ý tuy mầu nhiệm vi tế nhưng không có gì chắc thật. Ta phải ý thức về cái bôn ba của nó, đừng để cho nó phóng túng.
8. Thấy được chân tướng các pháp thì đạt tới an ổn tối thượng, thành đạt được sở nguyện. Người có trí tuệ biết hộ trì tâm ý vi tế của mình và chấm dứt các điều kiện đưa tới khổ đau.
9. Thân này không tồn tại lâu dài, sẽ trở lại thành đất. Khi hình hài hủy hoại thì thần thức phải đi, đó là chuyện phó thác, gửi gắm tạm thời, đừng có tham đắm.
10. Tâm tạo ra xứ sở, tới lui không đầu mối, cái liên tưởng thường đưa ta đi về hướng tà quấy để rồi tự mình chiêu lấy nghiệp quả ác.
11. Tất cả đều do tâm ý mình tự tạo tác ra, cha mẹ không làm gì để giúp mình được. Phải cố gắng hướng về nẻo chính, để làm việc phước đức, đừng đi ngược lại.
12. Như con rùa bảo hộ sáu vóc của nó, ta phải phòng hộ tâm ý ta như phòng hộ thành quách của mình. Chỉ có tuệ giác mới có khả năng chiến thắng ma quân và sau chiến thắng đó sẽ không còn hoạn nạn nữa.
Phẩm Tâm Ý (Kinh Điều Phục Tâm Ý).
Phẩm này có 12 bài kệ. Biết tâm ý là đầu mối của ngôn ngữ và hành động cho nên phải học cách điều phục tâm ý. Vì thế phẩm này bổ sung cho phẩm Song Yếu (phẩm thứ 9). Bốn bài kệ đầu nói về ý như một cái gì khó nắm bắt. Nếu có chánh niệm (tuệ giác) thì mình mới có thể điều phục được ý, và làm cho tâm trở nên sáng chói. Bài kệ đầu đã có ý xiển dương giáo lý tâm tính bản tịnh. Bài thứ 6 nói về sự thực tập chánh niệm để điều phục tâm ý và giúp cho tâm ý không bị kẹt vào cái nhìn lưỡng nguyên (thiện ác, có không, sinh diệt, một nhiều,…). Bài kệ thứ 12 đưa ra hình ảnh con rùa dấu đi sáu vóc của nó để đừng bị tấn công, cũng như hành giả sử dụng chánh niệm để bảo hộ sáu căn, sáu thức, không để cho những thế lực ma quái làm hại. Hai bài số 7 và 8 không có trong bản Pali. Hai chữ kiến pháp của bài số 8 có thể dịch hoặc là “thấy được chánh pháp’’ hoặc ‘‘thấy được chân tướng các pháp”
Source: Làng Mai
Kinh Diệt Trừ Phiền Giận
Đây là phương pháp thứ nhất, này các bạn:
Nếu có một ai đó mà hành động không dễ thương nhưng lời nói lại dễ thương, thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận người đó thì mình phải nên biết cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.
Này các bạn tu, ví dụ có một vị khất sĩ tu theo hạnh a lan nhã, ưa mặc y phấn tảo, một hôm đi qua một đống rác bẩn có phân, nước tiểu, nước mủ và các thức dơ dáy khác, trông thấy một tấm vải còn lành lặn. Vị ấy dùng tay trái cầm miếng vải lên và lấy tay phải căng nó ra. Thấy miếng vải chưa bị rách thủng mà cũng không bị phân, nước tiểu, nước mủ và các chất dơ bẩn khác dính vào, vị ấy liền xếp miếng vải lại, cất lấy, đem về nhà để giặt sạch và may chung với các tấm vải khác làm y phấn tảo. Cũng như thế, này các bạn tu, khi có một người mà hành động không dễ thương nhưng lời nói còn dễ thương thì ta hãy đừng để tâm nghĩ tới hành động của người ấy mà chỉ nên chú ý tới lời nói dễ thương của người ấy, để có thể dứt trừ sự phiền giận của mình. Người có trí phải nên thực tập như vậy. (C)
Đây là phương pháp thứ hai, này các bạn:
Nếu có một ai đó mà lời nói không dễ thương nhưng hành động lại dễ thương thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận người đó thì mình phải nên biết cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.
Này các bạn tu, ví dụ như cách thôn xóm không xa có một hồ nước sâu nhưng mặt nước lại bị rêu cỏ che lấp. Lúc bấy giờ có một người đi tới gần hồ, tự thân đang bị sự đói khát và nóng bức hành hạ. Người ấy cởi áo để trên bờ hồ, nhảy xuống, dùng hai cánh tay khoát rêu cỏ ra và khoan khoái mặc tình tắm rửa và uống nước mát dưới hồ. Cũng như thế, này các bạn tu, khi có một người mà lời nói không dễ thương nhưng hành động lại dễ thương thì ta hãy đừng để tâm nghĩ tới lời nói của người ấy mà chỉ nên chú ý tới hành động dễ thương của người ấy thôi để có thể dứt trừ sự phiền giận của mình. Người có trí phải nên thực tập như vậy. (C)
Đây là phương pháp thứ ba, này các bạn:
Nếu có một ai đó mà hành động không dễ thương, lời nói không dễ thương nhưng trong tâm vẫn còn có chút dễ thương, thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận người đó thì mình phải nên tìm cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.
Này các bạn tu, ví dụ có một người đi tới một ngã tư kia, kiệt sức, khát nước, thiếu thốn, nóng bức và phiền muộn. Tại ngã tư ấy có một vết chân trâu, trong ấy còn đọng lại một ít nước mưa. Vị này nghĩ: “Mặc dù nước trong lỗ chân trâu ở ngã tư đường này rất ít, nhưng nếu ta dùng tay hoặc lá cây để lấy thì ta sẽ có thể quấy cho nó đục ngầu lên và sẽ không uống được, do đó sẽ không thể trừ bỏ được sự khát nước, thiếu thốn, nóng bức và phiền muộn trong ta. Vậy ta hãy quỳ xuống, tay và đầu gối áp sát đất, dùng miệng mà uống nước trực tiếp.” Người ấy liền quỳ dài xuống, tay và đầu gối áp sát đất, đưa miệng vào lỗ chân trâu mà uống. Cũng vậy, này các bạn tu, khi thấy một ai đó mà hành động không dễ thương và lời nói cũng không dễ thương nhưng trong tâm vẫn còn có chút ít sự dễ thương, thì ta hãy đừng nên để tâm nghĩ tới hành động và lời nói không dễ thương của người ấy mà hãy nên chú ý tới cái chút ít sự dễ thương còn có trong tâm người ấy thôi để có thể dứt trừ được sự phiền giận của mình. Người có trí phải nên thực tập như vậy. (C)
Đây là phương pháp thứ tư, này các bạn:
Nếu có một ai đó mà hành động không dễ thương, lời nói không dễ thương mà trong tâm cũng không còn lại một chút gì gọi là dễ thương, thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận kẻ đó thì mình phải nên tìm cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.
Này các bạn tu, ví dụ như có một kẻ đi xa, trên con đường dài nửa đường bị bệnh. Khốn đốn, héo hắt, cô độc, không bạn đồng hành, thôn xóm phía sau đã lìa bỏ lâu rồi mà thôn xóm phía trước cũng còn cách đó rất xa, người đó đang lâm vào tình trạng tuyệt vọng, biết mình sẽ chết ở dọc đường. Trong lúc ấy, có một người khác đi tới, thấy được tình trạng này, liền ra tay cứu giúp. Người ấy dìu người kia tới được thôn ấp phía trước, chăm sóc, chữa trị và chu toàn cho về các mặt thuốc thang và thực phẩm. Nhờ sự giúp đỡ ấy mà người kia thoát nạn. Sở dĩ người kia thoát nạn, đó là nhờ ở lòng thương xót và lân mẫn của người này. Cũng như thế, này các bạn tu, khi thấy một ai đó mà hành động không dễ thương, lời nói không dễ thương mà trong tâm cũng không còn lại một cái gì có thể gọi là dễ thương hết, thì ta phải phát khởi tâm niệm này: “Một người mà hành động không dễ thương, lời nói không dễ thương mà tâm ý cũng không dễ thương là một người rất đau khổ, người này chắc chắn đang đi về những nẻo đường xấu ác cực kỳ, nếu không gặp được thiện tri thức thì người ấy sẽ không có cơ hội chuyển hóa và đi về các nẻo đường hạnh phúc.” Nghĩ như thế, ta mở được lòng thương xót và lân mẫn, diệt trừ được sự phiền giận của ta và giúp được cho kẻ kia. Người có trí phải nên thực tập như thế. (C)
Đây là phương pháp thứ năm, này các bạn:
Nếu có một ai đó mà hành động dễ thương, lời nói cũng dễ thương mà tâm ý cũng dễ thương, thì nếu là kẻ trí mà mình lại sinh tâm phiền giận hoặc ganh ghét với kẻ đó thì mình phải nên tìm cách quán chiếu để trừ bỏ cái phiền giận ấy đi.
Này các bạn tu, ví dụ cách ngoài thôn xóm không xa có một cái hồ thật đẹp, nước hồ đã trong lại ngọt, đáy hồ sâu mà bằng phẳng, bờ hồ đầy đặn, cỏ xanh mọc sát quanh hồ, bốn phía cây cối xanh tươi cho nhiều bóng mát. Có một kẻ kia đi tới bên hồ, khát nước, phiền muộn, nóng bức, mồ hôi nhễ nhại. Người ấy cởi áo, để trên bờ hồ, nhảy xuống, khoan khoái mặc tình tắm rửa và uống nước; tất cả những nóng bức, khát nước và phiền muộn của mình đồng thời tiêu tán hết. Cũng vậy, này các bạn tu, khi thấy một người mà hành động dễ thương, lời nói dễ thương mà tâm địa cũng dễ thương thì ta hãy nên nhận diện tất cả những cái dễ thương của người ấy về cả ba mặt thân, khẩu và ý mà đừng để sự phiền giận hoặc ganh ghét xâm chiếm ta. Nếu không biết sống hạnh phúc với một người tươi mát như thế thì mình thực không phải là một người có trí tuệ. (C)
Này các bạn tu, tôi đã chia sẻ với quý vị về năm phương pháp dứt trừ sự phiền giận.
Sau khi nghe tôn giả Xá Lợi Phất nói, các vị khất sĩ vui mừng tiếp nhận và hành trì theo. (CCC)
Kinh này được dịch từ kinh Thủy Dụ, kinh thứ 25 của bộ Trung A Hàm (26, tạng kinh Ðại Chính). Kinh tương đương trong tạng Pali là kinh Aghatavinaya của Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya III.186). Tuệ giác và hạnh nguyện của thầy Xá Lợi Phất trong kinh này chứng tỏ thầy xứng đáng là bậc cao đệ của Bụt. Sống trong chúng xuất gia, nếu thực tập được theo những giáo huấn của kinh này ta sẽ có nhiều an lạc và sẽ tạo được an lạc cho cả tăng thân ta.
Source: Làng Mai .