Góc Tư Duy

Recent Pages:  1   2   4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14 15 16 17 18   19   20
21  22   23   24    25   26   27   28  29  30  31

Hoa Anh Dao vuon nha 2015 (1)

ĐẨY LÙI CẢM XÚC

Ta không tránh khỏi việc phải trải qua những lúc khó chịu, phiền muộn trong cuộc sống. Phản ứng đầu tiên của ta thường là xua đuổi chúng. Ta tự nhủ: “Mình không muốn nghĩ về việc này ngay bây giờ. Mình sẽ nghĩ về nó sau” rồi chôn vùi, phủ nhận cảm xúc ấy và bắt đầu quan tâm việc khác.

Những cảm xúc đa dạng mà ta trải nghiệm không tốt cũng không xấu. Chúng chỉ đơn giản là một phần cuộc sống của ta. Ta quyết định không đối mặt với những đau khổ, giận dữ, hay những xúc cảm dữ dội khác để rồi vùi sâu chúng trong lòng ta. Ở đó, những cảm xúc tiêu cực sẽ mãi âm ỉ vì không được giải quyết, không được thể hiện. Chúng sẽ vẫn luôn ngầm tác động đến cách ta nhìn nhận cuộc sống. Thay vì xua đuổi cảm giác đau đớn, ta hãy trải nghiệm những cảm xúc ấy và sau đó tiếp tục hành trình sống.

Ta hãy thể hiện, trải nghiệm một cách an toàn những cảm xúc cũ mà ta từng gạt bỏ. Điều ấy sẽ góp phần làm phong phú kinh nghiệm sống của ta. Có thể bạn cho rằng dành thời gian để gặm nhắm vết thương cũ mà mình từng né tránh là điều ngớ ngẩn. Nhưng hãy cứ tin đây là một trải nghiệm rất có lợi.

Hãy chọn thời điểm bạn ở một mình và tìm một nơi an toàn. Điều quan trọng là bạn thấy an tâm, thoải mái khi ở nơi ấy. Hãy hồi tưởng tình huống tạo nên cảm xúc mà bạn đang gắng xua đuổi. Bạn nên sống lại trải nghiệm ấy bằng cách đọc nhật ký hay hồi tưởng quá khứ.

Một khi đã sống lại cảm xúc lâu nay bạn chối bỏ, bạn hãy cứ để bản thân trải nghiệm nó, cố gắng đừng phán xét bản thân. Nếu cần, cứ khóc, cứ bày tỏ lòng mình… Tuyệt đối đừng ngăn dòng cảm xúc. Hãy thẳng thắn đón nhận bất kỳ suy nghĩ nào trong thời điểm ấy. Khi đã giải tỏa cảm xúc chôn tận đáy lòng, bạn sẽ thấy mình thoát khỏi trải nghiệm đau buồn gắn liền với cảm xúc đó.

Khi ta trực tiếp giải quyết những cảm xúc chất chứa trong lòng, cảm xúc ấy sẽ qua đi thay vì cứ mãi bị dồn nén, trở thành rào cản tâm lý, thậm chí gây bệnh cho ta. Thừa nhận thay vì xua đuổi cảm xúc luôn giúp bạn khỏe mạnh, giữ mối liên hệ tốt với cảm xúc bản thân.
.

Mua Thu trong san Chua Nov 2014 (76)

Cội nguồn của sự phẫn nộ

Có thể nói rằng hiếm khi chúng ta nhìn  một sự việc trên phương  diện rộng của  căn đế phiền não. Khi chúng ta  bực bội điều gì, chúng ta  chỉ đơn giản nhắm vào đối tượng A, đối tượng B, ai là kẻ làm mình bực. 
Và nếu ai làm cho chúng ta  bực thì chúng ta qui trách lỗi cho người đó, và coi như xong chuyện.
.
Nhưng Ðức Phật thì lại nói đến những trạng thái tham,  sân. Trạng thái sân đến từ nhiều căn đế nếu chúng ta không hiểu Phật Pháp, chúng ta khó hình dung được.
.
Thật ra thì những phiền não trong lòng chúng ta không phải  tự phát mà  là do nhân do duyên và thông thường những phiền não này chúng cấu kết với nhau.  Việc chúng ta thích điều này, không thích điều nọ  là chuyện hết sức  bình thường,  tìm thấy ở mọi người.  Ví dụ khi xem  phim, chúng ta rất thích một nhân vật nào đó thì đồng thời chúng ta lại đâm ra ghét, bực bội hoặc không ưa thích những nhân vật  có hành động  đối nghịch với nhân vật  mà chúng ta yêu thích  đó.  Hễ có thương là có ghét, càng  thương người này thì lại càng ghét nguời kia, ít khi nào cái thương và cái ghét cùng đi  song hành với nhau mà thông thường chúng là mỗi  mặt của một đồng xu.
.
Ngài Budditasa là một trong những vị danh Tăng cận đại của  Phật Giáo tại Thái Lan, Ngài thường nói về trường hợp về một con chó hay cắn, ví như là hạnh phúc trong đời sống của chúng ta.  Có những thứ  chúng ta nghĩ rằng nó đáng cho chúng ta hoan hỷ đáng cho chúng ta  thỏa thích, nhưng  chúng ta lại quên rằng chúng cũng có những tác dụng phụ  mà những biến chứng này sẽ khiến chúng ta có sự căm ghét hoặc không ưa thích đối với một số thứ khác. Và cả hai trường hợp đều đưa chúng ta vào tình trạng là quá thích thứ này và quá ghét thứ kia.
.
Theo Ðạo Phật thì mỗi người chúng ta những sợi một dây xích, gồm những cái móc  phiền não  kiềng chúng ta lại, đạo Phật gọi là những kiết sử. Chúng ta hãy nhìn lại, có những lúc chúng ta rất lo sợ về một điều gì đó, sự lo sợ đè nặng trên vai của chúng ta, và chúng ta muốn vượt ra khỏi sự lo sợ nhưng bất lực;  Hoặc giả, bỗng nhiên nhất thời có ai nói một câu gì đó chạm tự ái của chúng ta,  chúng ta trở về nhà và  trăn trở trằn trọc với câu nói đó. 
.
Đó chính là những lúc chúng ta thấy rằng có một sợ dây vô hình nó cột chúng ta lại. Kiết sử hay thằng thúc mà Đức Phật  đề cập đến  là những sợi dây  trói buộc xuất phát  từ nội tâm của chúng ta, và  phẫn nộ nó là một trong những cái giây trói buộc đó. Thể hiện của nó ra bên ngoài thì chúng ta có thể  thấy trong sự phẫn nộ có sự kiêu mạn, ở  đâu có sự phẫn nộ, ở đó có sự kiêu mạn. Chúng ta cảm thấy rằng mình như thế này, mình như thế kia, và mình phải được như thế này, mình phải được như thế khác, hoặc  mình là ai… chúng ta  thường tự nhận mình qua một nhãn hiệu nào đó và chúng ta  khổ với nhãn hiệu đó.
.
Con người ở trong xã hội ngày hôm nay vẫn thường cảm thấy tự hào khi mình có được một học vị, một địa vị nào đó , ví dụ mình thuộc giai cấp trung lưu, mình thuộc giai cấp thượng lưu, mình là vị trụ trì , mình là một người nhân sĩ trong xã hội, mình là một nhà lãnh đạo, mình là thế này thế kia v.v… đó chính là niềm hãnh diện. Nhưng chính niềm hãnh diện đó cũng làm thước đo cho sự phẫn nộ của mình. Khi chúng ta có quan niệm  càng cao trọng về bản thân của mình,  và khi chúng ta  bị xúc phạm thì cái quan niệm càng  cao trọng đó lại trở thành một giai tầng cao của sự phẫn nộ, bởi lẽ nếu chúng ta là một con người bình thường thì chúng ta đã không phẫn nộ vì chúng ta không được phép để phẫn nộ.
.
Trong cuộc sống chúng ta tự  thấy mình quan trọng  rồi bỗng nhiên chúng ta bị người khác chỉ trích, thế  là  chúng ta phẫn nộ,  rồi chúng ta khổ. Chúng ta càng đánh giá mình càng cao chừng nào  thì tự mình càng chuốc  lấy cái khổ càng nhiều  chừng ấy, hay nói cách khác chúng ta tự mãn với cái tôi, cái ta của mình,  coi nó hoàn hảo chừng nào thì  khi chúng ta  gặp những trái ý nghịch lòng  làm cho cái tôi, cái ta tổn thương, chúng ta sẽ cảm thấy rất buồn, buồn nhiều lắm.Ai trong chúng ta đi vào trong cuộc đời cũng mong rằng mình sẽ được bước lên những nấc thang của xã hội, và mình được trở thành con người thế này,  con người như thế nọ, trong lúc chúng ta quên rằng những điều đó sẽ dẫn chúng ta đến việc phải  trả một cái giá vô cùng lớn.   Cái giá đó là sự đau khổ, chúng ta đau khổ  với hư danh nhiều hơn mà chúng ta lại coi  nó  như là những cái mà chúng ta được.  Theo quan điểm của đạo Phật,  thì những cái đó  không phải là cái mà chúng ta được, mà là khổ.
.
Đức Phật đã dạy rằng đau khổ của chúng ta là do chúng ta  chấp trước vào danh sắc. Danh sắc ở đây được nói là thân tâm. Khi đạo Phật nói chấp vào danh sắc có nghĩa  là chúng ta có thể chấp vào hình tướng của mình, và vì vậy chấp luôn vào những cái vui, cái buồn ở trong lòng mình,  cho rằng đây là ta, đây là của ta, đây là tự ngã của ta; và ở đâu có sự dính mắc thì ở đó có phiền lụy. Nếu chúng ta sống một  cuộc sống vượt ra ngoài sự đối đãi thì chúng ta cảm thấy thảnh thơi hơn nhiều. 
.
Đây là bài học lớn của những vị Phật, của các bậc đại sĩ, của những bậc minh triết mà chúng ta những kẻ phàm phu rất  khó tiêu hóa.
.
Lời dạy của Đức Phật rất đặc biệt cho ta thấy  hết sức rõ ràng về ý nghĩa của  nguyên nhân sâu xa gây cho chúng ta khổ lụy ở trong cuộc đời này, về cái có, và về cái không có, về cái được, và về cái không được,  về cái đã làm cho mình phẫn nộ, mà phẫn nộ đến cực kỳ do chúng ta đã không đạt được cái mà mình nghĩ rằng mình xứng đáng có,  cái mà mình  nghĩ mình phải là và mình phải được.  Đó là nguồn gốc cái  khổ của chúng ta .
.
Chuyển biên: Minh Hạnh
Biên tập: Pañña Dīpa Tuệ Đăng
.
Nguồn: THAYVABIET
.
Cay lau 2014 (21)

Nơi đâu là nhà?

Nếu như có người hỏi bạn từ đâu đến, bạn sẽ trả lời như thế nào? Nơi ấy có phải là chỗ ta sinh ra, nơi ta đang sống, hay là xứ sở mà mình có quốc tịch? Thật ra câu hỏi ấy cũng không đơn giản như ta nghĩ phải không bạn?

Nhà văn Pico Iyer, chuyên viết về đề tài du lịch, ông đã từng đi khắp nơi trên thế giới để tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau. Ông có một câu trả lời rất thú vị cho câu hỏi này, “Ta từ đâu đến?” Và ông cũng nói đến một cảm giác bình yên mà ta cảm thấy khi trở về lại ngôi nhà của mình. Nhưng quê nhà của ta thật sự ở đâu bạn hả? Tôi nhớ đến mấy câu thơ của Thôi Hiệu

Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?

Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!

Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai

(Tản Đà dịch)

Thật ra quê nhà ấy cũng không xa xôi lắm đâu. Tôi nhớ các vị thiền sư cũng thường nhắc, dù ta có đang đứng ở một chốn xa xôi nào đó nhìn khói tỏa trên sông, hay nghe tiếng mưa rơi, hoặc đi giữa trời thu, ngồi yên với ánh trăng khuya bên khung cửa sổ, hay bước ra đường phố mỗi sáng… ta đều có thể thấy được là mình đang về nhà. Vì quê nhà không phải là một nơi nào ta trở về, mà là bất cứ nơi nào ta đang thật sự có mặt một cách trọn vẹn.

Xin mời bạn lắng nghe những chia sẻ sau đây của nhà văn Pico Iyer về câu hỏi Nơi đâu là nhà?

Bạn từ đâu đến?

“Bạn từ đâu đến? Đó là một câu hỏi rất đơn giản. Nhưng ngày nay, những câu hỏi đơn giản lại dẫn đến những câu trả lời rất là phức tạp.

Khi người ta hỏi tôi từ đâu đến, thì họ nghĩ rằng tôi sẽ đáp là “Ấn độ.” Và họ đoán cũng đúng, vì 100% dòng máu và tổ tiên của tôi đến từ Ấn độ. Nhưng chỉ có điều là tôi chưa từng sống ở Ấn một ngày nào trong đời mình. Tôi cũng không biết nói một chữ nào trong số 22,000 thổ ngữ của xứ Ấn. Và vì vậy, tôi không có thể dám nhận mình là người Ấn độ được.

Nếu như “Bạn từ đâu đến” có nghĩa là “Bạn sinh ra và được giáo dục ở đâu?” thì tôi được sinh ra và lớn lên ở Anh. Nhưng chỉ có điều là tôi không hề giống với những đứa trẻ cùng lớp, cũng như rất khác với hình ảnh của những nhân vật anh hùng trong các sách giáo khoa, biểu tượng cho xứ Anh. Và khi học xong bốn năm đại học thì tôi cũng rời Anh quốc.

Nếu như “Bạn từ đâu đến” có nghĩa là “Bạn đóng thuế nơi nao? Bác sĩ của bạn ở đâu? Bạn đi khám răng chỗ nào?” thì tôi là người Hoa kỳ, cũng đã hơn 48 năm nay rồi, từ khi mình còn là một đứa bé. Nhưng chỉ có một điều là trong một thời gian dài, đi đâu tôi cũng mang theo mình một tấm thẻ xanh, chứng minh rằng tôi chỉ là một người dân thường trú.

Và nếu như “Bạn từ đâu đến” có nghĩa là “Nơi nào mà bạn có một cảm xúc sâu đậm nhất, và nơi nào mà bạn muốn ở lại lâu nhất?” thì tôi là người Nhật, vì tôi đã cố gắng ở lại nơi này trong suốt 25 năm qua. Nhưng chỉ có điều là trong suốt thời gian ấy, tôi sống với một hộ chiếu du lịch, và tôi cũng tin chắc rằng đa số người Nhật cũng không cho rằng tôi là người của họ.

Nơi đâu là nhà?

photo23Và có lẽ đối với đa số chúng ta, thật ra “nhà”, hay quê hương, của mình không hề liên quan đến một mảnh đất nào đó, mà nó là một mảnh của tâm hồn. Nếu như có ai bất ngờ hỏi tôi, “Nhà của anh ở đâu?” Tôi sẽ liên tưởng đến một người thương, hay những người bạn thân, hay những bản nhạc nào đó đang theo cùng với tôi bất cứ nơi nào mà tôi đang có mặt.

Và lúc nào tôi cũng vẫn cảm thấy như vậy. Nhưng có một lần tôi đã thật sự cảm nhận được điều này rất sâu đậm, khi bước lên những bậc thang trong nhà ba mẹ của tôi ở California. Tôi nhìn qua cửa sổ phòng khách, và thấy rằng chúng tôi đang bị bao vây bởi một bức tường lửa cao 70 bộ, một trong những vụ cháy rừng xảy ra rất thường, và chúng xé xuyên qua các khu đồi núi California.

Và chỉ ba giờ sau đó, ngọn lửa ấy đã biến ngôi nhà của tôi và tất cả những gì trong đó, ngoại trừ tôi, ra thành tro bụi. Buổi sáng hôm sau thức dậy, tôi ngủ trên sàn nhà của một người bạn, tài sản duy nhất của tôi trên cuộc đời này là một chiếc bàn chãi đánh răng, mà tôi vừa mua ở một siêu thị mở suốt đêm. Và nếu như có ai đó hỏi tôi rằng “Nhà của anh ở đâu?” Tôi không thể chỉ đến một cấu trúc vật chất nào được. Nhà của tôi chỉ là những gì mà tôi đang mang theo bên trong mình.

Ta đến từ nơi nào, việc ấy không quan trọng bằng bây giờ chúng ta đang đi về đâu. Và chúng ta biết rằng, ngôi nhà không hẳn là nơi mình sinh ra. Nó là nơi chốn mà ta trở về được với chính mình.

Một bầu trời đầy sao

Và tôi cũng thật sự tin rằng, sự hoạt động chỉ có thể tốt đẹp bằng với sự tĩnh lặng mà ta có thể đem hòa nhập vào với nó.

Khoảng tám tháng sau khi căn nhà tôi bị cháy tiêu, tôi gặp một người bạn, anh ta nói, “Tôi có một nơi này tôi nghĩ rất thích hợp với anh. Nó chỉ cách đây 3 tiếng lái xe, không đắt lắm, và cũng không giống với những nơi nào mà anh đã từng ở.” Thấy tôi có vẽ nghi ngờ, anh dè dặt nói tiếp “Thật ra, nơi đó là một tu viện của các vị ẩn tu.”

Nghe nói đến tu viện thì tôi không thích lắm, nhưng với sự bảo đảm của người bạn rằng nó sẽ mang lại lợi ích cho tôi, tôi bằng lòng.

Tôi lái xe ba tiếng về hướng bắc dọc theo bờ biển. Con đường đi càng lúc trở nên nhỏ hơn và vắng vẻ hơn. Và rồi tôi rẽ vào một con đường đất lại càng nhỏ hẹp hơn, quanh co khoảng hai dậm leo lên đỉnh một ngọn núi. Khi tôi bước xuống xe, không khí thật sinh động. Không gian nơi đây hoàn toàn thinh lặng, nhưng sự thinh lặng ấy không phải là một sự vắng mặt của tiếng động. Nó là sự có mặt của một năng lượng, của sự sống. Dưới chân tôi là một mặt phẳng tĩnh lặng bao la xanh biếc của biển Thái Bình Dương. Tất cả chung quanh tôi là một rừng cỏ khô rộng 800 mẫu Anh.

Tôi mang đồ xuống phòng mình sẽ nghỉ. Căn phòng nhỏ nhưng rất tiện nghi, có một chiếc giường, một chiếc ghế đu (rocking chair), một bàn viết dài, và một khung cửa sổ dài hơn thế nhìn ra một khu vườn riêng, có tường bao quanh, và trải dài ra xa là một cánh đồng cỏ vàng chạy tít xuống tận biển. Tôi ngồi xuống và bắt đầu viết, viết và viết, mặc dù mục đích của tôi đến đây là để lánh xa chiếc bàn viết của mình.

Khi tôi đứng dậy, bốn giờ đồng hồ đã trôi qua. Bên ngoài màn đêm đã buông xuống. Tôi bước ra ngoài dưới một bầu trời lấp lánh vụn vỡ ngàn ánh sao. Tôi có thể nhìn thấy đóm đèn đỏ xa xa của những chiếc xe khuất sau vịnh biển cách đây 12 dậm về phía nam. Đứng đấy, tôi thật sự cảm thấy những muộn phiền, lo âu của ngày hôm trước hoàn toàn tan biến.

Dừng lại mới thấy mình đi đâu

Sáng hôm sau tôi thức dậy, thiếu sự có mặt của điện thoại, TV và laptops, một ngày dường như kéo dài ra đến cả ngàn giờ. Đó là một sự tự do mà mình có được khi ta đi xa khỏi những bận rộn, nhưng tôi cũng có một cảm nhận rất sâu đậm như là mình đang trở về nhà.

Tôi không phải là một người có đạo, nên tôi không đi lễ. Tôi cũng không tham vấn với các vị tu sĩ. Tôi chỉ đi dạo theo những con đường nhỏ trong tu viện, và viết bưu thiếp gửi người thân. Tôi ngắm những áng mây trôi, và làm một việc mà bao giờ cũng khó khăn nhất đối với mình, là không làm gì cả.

Quay về lại nơi ấy, tôi nhận ra rằng ở đó mình đã làm một công việc quan trọng nhất, một cách vô hình, chỉ bằng sự ngồi yên. Và chắc chắn nó cũng dẫn đến những quyết định sáng suốt, mà tôi đã không thể nào có được, khi cứ bận rộn chạy từ một email này cho đến một buổi hẹn kia.

Tôi chợt ý thức rằng, trong tôi cũng đã từng kêu gào đòi hỏi một sự tĩnh lặng. Nhưng lẽ dĩ nhiên làm sao tôi có thể nghe thấy, khi mình quá bận rộn chạy loanh quanh khắp nơi. Tôi cũng giống như một kẻ điên, tự bịt mắt lại rồi phàn nàn là tại sao mình không thấy gì được hết. Nó làm tôi nhớ đến câu nói của triết gia Seneca mà tôi đã được học từ nhỏ, “Một người nghèo, không phải vì anh ta có ít, mà là vì anh khao khát quá nhiều.”

Là nơi ta đứng yên lại

Lẽ dĩ nhiên là tôi không khuyên các bạn nên tìm vào một tu viện nào đó. Đó không phải là điều tôi muốn nói. Nhưng tôi nghĩ, chỉ khi nào ta dừng lại ta mới thật sự thấy được mình đi đâu. Và chỉ khi nào ta bước ra khỏi cuộc đời mình và của thế giới, ta mới thật sự thấy được những gì mình trân quý nhất, và tìm lại được ngôi nhà của mình.

Và ngày nay, tôi để ý cũng thấy có nhiều người chọn ngồi yên 30 phút mỗi sáng trong một góc nhỏ nào đó để được tĩnh lặng, hoặc đi dạo mỗi buổi chiều, hoặc tắt máy điện thoại khi ngồi nghe người bạn mình tâm sự.

Hoạt động, đi đây đó khắp nơi, là một đặc quyền tuyệt vời. Nó cho phép chúng ta hoàn tất và làm được biết bao nhiêu công việc mà ông cha ta ngày xưa không hề mơ tưởng đến. Nhưng những chuyến đi, cuối cùng thì chỉ có ý nghĩa nếu như ta có một nơi chốn, một ngôi nhà để trở về. Và nhà, lẽ dĩ nhiên, không phải chỉ là một nơi để ta ngủ. Nó là một nơi mà ta đứng yên lại.”

Nguyễn Duy Nhiên

Nguồn: Nguyễn Duy Nhiên’s blog

Sunset Sept 24 - 2014 (18)

Marguerite”- Hoa cúc dại tháng sáu

“Marguerite”- Hoa cúc dại 2014 (101)

“Mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều bắt nguồn từ một lý do cụ thể…“

“Marguerite”-tên tiếng Pháp của hoa cúc, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt ngọc trai “pearl”, là một giống cúc dại cao, chỉ có một hoa Marguerite trắng duy nhất trên một cành. “Marguerite”, xuất xứ từ tiếng Pháp cổ Margarete, từ margarita Latin,margaritēs Hy Lạp từ margaron, một viên ngọc trai.

Cúc Marguerite, cũng được gọi là cúc oxeye (Leucanthemum vulgare, syn. Cúc leucanthemum), là một nguồn gốc thực vật có hoa lan rộng sang châu Âu và các khu vực ôn đới của châu Á. Đây là một trong một số loài được gọi bằng tên chung là “cúc”. Ðôi khi Cúc Marguerite còn được gọi là trăng hoa cúc, có thể vì hoa có màu trắng thật sáng như trăng rằm lại có hình dạng thật tròn nên đã được gọi là ” Trăng hoa cúc” chăng?. . Hoa cúc Marguerite nở vào cuối tháng năm, sau cúc dại Daisy hơn một tháng, hoa cao và lớn hơn cúc dại Daisy.

Ngoài việc được trồng làm cây cảnh, các chồi hoa chưa nở có thể được dùng ướp trà và có công dụng tương tự như bạch hoa.

Historical Background

The marguerite, also know as the oxeye daisy (Leucanthemum vulgare, syn. Chrysanthemum leucanthemum), is a widespread flowering plant native to Europe and the temperate regions of Asia. It is one of a number of plants to be called by the common name daisy. It is also sometimes called moon daisy. Other then ornamentation the un-opened buds can be marinated and used in a similar way to capers.

Marguerite còn được gọi là "Trăng hoa cúc"Marguerite còn được gọi là “Trăng hoa cúc”

'Moon daisy' -Marguerite 2014 (8)

“Marguerite”- Hoa cúc dại 2014 (282) - CopyKiến thức thì có giới hạn. Trí tưởng tượng là cái bao quanh thế giới”
                                                                                                          – Albert Einstein.

Cúc Marguerite 2014 (1)Cúc Marguerite 2014 (2)“Marguerite”- Hoa cúc dại 2014 (273)

Thảnh thơi trong ràng buộc

(PGVN)

Nhu yếu của con người là mong sao cho đời sống của mình luôn luôn được thảnh thơi, an vui và hạnh phúc. Để đạt được mục đích đó, con người cần phải cố gắng, nỗ lực suy tính và vạch ra nhiều phương cách nhằm đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu của cuộc sống.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy ít ai có thể thực hiện được điều này, vì mỗi khi trong tâm ta vẫn còn hiện hữu sự tham vọng cầu toàn và cố tránh né những gì bất như ý xảy ra, thì đỉnh cao của thảnh thơi và hạnh phúc sẽ vắng mặt, ẩn tàng.

Bởi lẽ, khi chúng ta hiện hữu trên cõi đời này thì đương nhiên phải có nhiều mối quan hệ qua lại, nào là cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, bạn bè, công việc, v.v… không một ai có thể tồn tại riêng lẻ, biệt lập. Và khi mối tương quan này hình thành thì dĩ nhiên con người sẽ bị ràng buộc trong sự thương ghét, lựa chọn và chiếm hữu. Cha mẹ luôn bênh vực cho con cái, anh sẽ bênh vực cho em, vợ phải bênh vực cho chồng… vì người này là thân thuộc của tôi, còn người kia là kẻ xa lạ, cho nên, dù biết người thân của mình sai phạm nhưng vẫn dùng lời lẽ và uy quyền để dành được phần hơn.Nhưng, nếu chẳng may sự tranh giành ấy bạn bị thất bại thì sao? Thì chắc chắn rằng bạn sẽ bị sợi dây phiền não trói buộc, giam giữ và mất hết quyền tự chủ.Do vậy, để được tự tại, thảnh thơi trong mối liên hệ chằng chịt đó là vấn đề không phải ai ai cũng có thể thực hiện được, đòi hỏi chúng ta phải thường trực quán niệm, soi chiếu thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại, mới có thể thoát ra khỏi mọi xiềng xích giam giữ của bản ngã tham sân si.

Thực ra, để có một lối sống thảnh thơi, an lạc không nhất thiết ta phải đạt được một mục đích nào đó, lại càng không thể tránh xa những con người “khó ưa” để được yên ổn mọi bề, mà là giáp mặt với thực tại để thấy ra thói quen chống cự, ưa thích của cái ta tham vọng cầu toàn. Vì, chính thái độ chọn lựa, cầu toàn là đầu mối làm hoang phí sinh lực và đánh mất khả năng giác ngộ, giải thoát. Nếu bạn có ý niệm truy tìm sự thảnh thơi thì vô tình chính ý niệm ấy lại là thủ phạm tạo ra sự xao động, rối ren và bất an, chẳng khác gì có một người đi ra ngoài phố chợ rồi la lớn rằng, “tất cả mọi người hãy im lặng, tất cả mọi người hãy im lặng”! Hành động khờ khạo ấy không khiến cho những người ở phố chợ lặng im mà trái lại còn tạo thêm sự ồn ào và hao phí sinh lực.

Trong khi đó, bạn chỉ cần nhận biết rõ ràng mọi động dụng lăng xăng tìm cầu đang diễn ra ở nơi thân tâm mình, mà không cần phải chống đối, trừ khử thì niềm an vui hạnh phúc tức thời hiện hữu. Đây chính là kinh nghiệm mà đức Thế Tôn đã thực chứng và chỉ dạy lại cho chúng đệ tử rằng: “Này các vị khất sĩ! Mỗi khi nội tâm có tham dục, vị khất sĩ ấy ý thức là nội tâm có tham dục. Mỗi khi nội tâm không có tham dục, vị ấy ý thức là nội tâm không có tham dục. Mỗi khi trong tâm có sân hận, vị khất sĩ ấy ý thức là trong tâm có sân hận. Mỗi khi trong tâm không có sân hận, vị ấy ý thức là trong tâm không có sân hận. Mỗi khi tâm thức mình si mê, vị ấy ý thức rằng tâm thức mình si mê. Mỗi khi tâm thức mình không si mê, vị ấy ý thức rằng tâm thức mình không si mê. Mỗi khi tâm thức mình có thu nhiếp, vị ấy ý thức rằng tâm thức có thu nhiếp. Mỗi khi tâm thức mình tán loạn, vị ấy ý thức rằng tâm thức mình tán loạn/…Và như vậy, vị ấy an trú một cách tự do, không bị bất cứ một thứ gì trong cuộc đời làm vướng bận.” (Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm, Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000, Thiền sư Nhất Hạnh soạn dịch, tr. 113).

Các sự vật hiện tượng trong vũ trụ này vốn không ràng buộc vào nhau, mà chỉ liên hệ trong sự tương giao, hội tụ và đổi thay như đám mây bay lơ lững trên bầu trời, khi đầy đủ điều kiện thì trở thành cơn mưa, dòng sông, con suối đến khi hết nhân duyên thì chúng chuyển sang tướng trạng khác nhau và vẫn thong dong từng cá thể.Chính vì ta sống trong thất niệm mê mờ và không thấy rõ tính duyên sinh vô ngã của vạn pháp, nên bị bản ngã tham sân si điều động, sai sử rồi tạo ra sự rối ren, phân chia và chọn lựa. Trong khi đó, bản chất của các pháp vốn tự do bình đẳng và luôn luôn vận hành đúng theo tiến trình nhân-duyên-quả mà tự thân của mỗi người đã tạo ra trước đó.Vì vậy, đoạn kinh trên chỉ dẫn rằng, khi trong tâm thức khởi lên một niệm sân hận hoặc là niệm hoan hỷ, thì bạn chỉ cần nhận biết trọn vẹn quá trình sinh khởi và hoại diệt của ý niệm ấy mà không chạy theo, nắm giữ hay tiếc nuối. Thói quen muốn được thỏa mãn các giác quan (dục ái) và nắm giữ những gì mình ưa thích (hữu ái) là sợi dây trói buộc ta vào vòng lục đạo luân hồi. Vì một khi ý niệm mong cầu đó không được đáp ứng, thì tâm trạng bực bội phiền muộn tức thời hiện hữu (phi hữu ái), tạo ra sự xung đột đấu tranh và hận thù.

Chính vì lẽ đó cho nên đức Thế Tôn dạy rằng: “Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu. Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu? Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống; khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt. Do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu” (Tương Ưng Bộ I, tr.9). Bước tới là chạy theo dục lạc tham muốn, còn đứng lại là nắm giữ, sở hữu cái mình ưa thích. Theo tuệ giác của đức Thế Tôn cho thấy, nếu ta bước tới hoặc đứng lại đều bị rơi vào cạm bẩy của vô minh tham ái. Chỉ có tâm định tĩnh sáng suốt mới dễ dàng ung dung tự tại để ngắm nhìn vẻ đẹp của cơn giận, lòng tham và nỗi buồn đang biểu hiện. Nếu bạn quán chiếu được điều này, thì ý niệm mong cầu để trở thành một cái gì đó trong tương lai sẽ tự động rơi rụng. Vì bạn đã hiểu được rằng, niềm an lạc, thảnh thơi không thể dùng ý chí hay lý trí để phá vỡ công trình tạo dựng ngàn đời của bản ngã, mà chỉ cần thấy rõ quy trình dựng lập của nó thì bạn sẽ tự do dạo chơi qua lại trong cõi sinh tử và Niết-bàn.

Tuy vậy, khát vọng phàm tình của kiếp người vẫn là mong ước được sống chung với những người hiền hòa dễ mến, và có một lối sống đầy đủ điều kiện thuận lợi để được an hưởng hạnh phúc lâu dài. Nhưng kỳ thực, không ai có thể tìm ra một con người hoàn hảo và với công việc thuận lợi êm xuôi, vì khi trong tâm thức ta vẫn còn chứa đựng sự thèm khát mong cầu thì cái thấy về con người, về hoàn cảnh xã hội sẽ bị phiến diện hạn hẹp, do đó ta không bao giờ thỏa mãn được những ước vọng cầu toàn.Mặt khác, chính vì muốn sở hữu “cái này là của tôi” nên khi bị người khác chiếm đoạt thì tâm sân hận phát khởi và làm che mờ cái thấy biết trong sáng, hồn nhiên và trung thực. Và một khi tâm đã mang nặng nỗi buồn, cơn giận thì ta không thể nào tiếp xúc được các vẻ đẹp của thiên nhiên đồi núi, vẻ đẹp lúc mặt trời sắp ló dạng ở buổi ban mai, vẻ đẹp của bầy chim đang ríu rít bay nhảy trước sân nhà, vẻ đẹp hồn nhiên của lũ trẻ con đang nô đùa trong nắng sớm, v.v… cuộc sống vốn có rất nhiều cái hay, cái đẹp nhưng người biết cảm nhận và thừa hưởng thì quả thật quá hiếm hoi!

Vậy thì, chúng ta phải làm thế nào để đạt được tự do và hạnh phúc ngay trong cuộc đời này? Xin thưa, chính ý niệm “phải làm thế nào” lại là thái độ lăng xăng khẩn trương của bản ngã bày vẽ ra. Đơn giản, bạn chỉ cần thấy rõ các trạng thái xao động sinh diệt ấy thôi, không cần phải thêm thắt điều gì nữa cả, mọi hoạt động của thân tâm diễn ra như thế nào thì bạn nhận biết trọn vẹn y như thế đó. Hay nói cách khác, bạn sống tùy thuận theo dòng chảy của nhân duyên nghiệp quả mà không kháng cự, loại trừ, thêm bớt… thì ngay khi ấy bạn được tự do, tự tại.

Để từng bước vượt thoát mọi buộc ràng và thiết lập một lối sống thảnh thơi an lạc, không gì hơn bạn cần phải thân cận, học hỏi với các bậc minh sư phạm hạnh. Nhờ vào năng lượng vững chãi, bình an của vị thầy sẽ giúp cho bạn dần dần khai sáng tâm tư, và từ đó bạn phát huy được cái nhìn trong sáng, hồn nhiên và trung thực. Bởi lẽ, thảnh thơi an lạc hay ràng buộc khổ đau không hẳn là do hoàn cảnh từ bên ngoài tạo ra, mà nó tùy thuộc vào cách nhìn nhận ở nơi bạn và nơi tôi.

Viên Ngộ

Hoa hong May 21 - 2014 (2)

Phat-A-Di-Da-tai-Nhat-2012

Chết như thế nào?

Một nhà diễn thuyết bắt đầu buổi nói chuyện bằng một câu hỏi

“Nếu phải chết, bạn muốn chọn 1 cái chết như thế nào: Chết nhẹ nhàng, nhanh chóng hay đau đớn và từ từ?”

Đám đông ồn ào vì câu hỏi kỳ quặc. Ai mà chẳng muốn một cái chết nhẹ nhàng và nhanh chóng, vì vậy mà mọi người đều chọn nó.

Khi mọi người đều đã chắc chắn với quyết định của mình rồi, nhà diễn thuyết mới tiếp tục: ” Tôi cũng từng chọn giống như các bạn vậy. Cho đến 1 ngày, khi cha của tôi lâm bệnh nặng. Ông phải trải qua những cơn đau khủng khiếp, kéo dài ngày này sang ngày khác. Chúng tôi rất thương yêu ông nhưng cũng không muốn ông phải chịu đau đớn như vậy. Chỉ có cách giải thoát cho ông càng sớm càng tốt thôi.

Mẹ tôi nói với cha tôi điều đó. Ông nhìn bà hồi lâu rồi nói:

Tôi đau lắm chứ, hơn ai hết tôi là người muốn giải thoát cho chính mình thoát khỏi những cơn đau. Nhưng tôi vẫn muốn sống, chỉ để nhìn các con tôi đi làm về chào bố, các cháu tôi chào ông mỗi buổi sáng. Để chúng ôm hôn tôi trước khi đi ngủ. Để mỗi sáng dậy tôi còn được nhìn thấy ánh mặt trời, để nghe tiếng sóng biển từ xa vọng về. Với bà và các con, điều đó thật đơn giản, nhưng với một người như tôi thì thật khó khăn. Tôi không còn thời gian để làm những điều đó nữa. Dù đau đớn nhưng tôi bằng lòng vì tôi có thể mang đi những gì tươi đẹp nhất của cuộc sống mà tôi đã không bao giờ nhận ra…

Các bạn thân mến, chúng ta luôn tiếc thời gian với gia đình, với chính bản thân mình. Ta luôn ngại phải nói những lời yêu thương với người thân chúng ta. Chúng ta luôn đuổi theo những ước mơ, những khát vọng tương lai và nghĩ rằng, đạt đuợc chúng mới là điều hạnh phúc. Tất nhiên điều đó không sai. Nhưng khi chúng ta không còn thời gian nữa, chúng ta lại đuổi theo những thứ ngay bên cạnh mà mình đã bỏ quên. mà thời gian thì chẳng bao giờ chờ ai…

Hãy sống với những gì bạn đang có, yêu thương và quan tâm đến xung quanh. Đừng bỏ qua thời gian quý báu mà bạn đang có. Hãy để ngày mà chúng ta nhắm mắt, ta có thể mỉm cười mà nói rằng: Tôi không hối hận, tiếc nuối những ngày tháng đã qua……. Tôi không phải đau đớn, dằn vặt mình vì bất cứ điều gì nữa”.

Nguồn : Sưu Tầm

Sunset July 3, 2014 (1)

Bàn về “chữ Không” trong Phật giáo Nguyên Thủy

SC. Thích Nữ Nhuận Bình

Chúng ta thấy thời Phật giáo Nguyên thủy đã đề cập đến vấn đề “không” một cách rất thâm thúy, với các tầng bậc ý nghĩa giá trị, phục vụ cho đời sống tu tập của hai bộ đại tăng. Tuy nhiên, khái niệm không này không chỉ dừng lại ở thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, mà đến thời kỳ Bộ phái, tư tưởng này cũng được đem ra bàn luận, mổ xẻ và có lẽ đỉnh cao của khái niệm không, chính là thời kỳ của Phật giáo Đại thừa.

 I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Như tuyết rơi trên sa mạc tan rất nhanh sau đó và chẳng lưu lại dấu vết nào ”. Trạng thái tuyết rơi, tan nhanh sau đó và không lưu lại dấu vết nào là một ám hiệu chỉ cho sự rỗng không, trống không của vạn pháp. Nhiều người cứ lầm tưởng, những gì hiện hữu trước mặt ta, bên cạnh ta và xung quanh chúng ta là những thứ thật có và tồn tại mãi với thời gian. Từ đó, con người cố chấp, bám víu vào nó, thậm chí, suốt một hành trình cứ đi tìm thứ hạnh phúc tạm bợ, mong manh, tìm mãi, tìm hoài mà chẳng bao giờ thấy được hạnh phúc chân như. Vì theo thời gian, vạn vật quay theo dòng xoáy của sinh, trụ, dị, diệt, từ không trở thành có và từ có lại trở về không.

Hiểu được như thế chúng ta mới thấy giáo lý không của đạo Phật thâm thúy, thật thâm thúy biết dường nào, chẳng những nó đáp ứng cho nhu cầu giải thích sự hình thành và biến thiên của vạn pháp, mà còn giúp cho những người chưa giác ngộ, những người đang vướng kẹt vào tự ngã tháo gỡ được mọi gút mắc, tìm cho mình lối đi thanh thản, hạnh phúc chân thật giữa cuộc đời.

Nhiều người lầm tưởng cho “không” là giáo lý phổ quát, đặc trưng của Phật giáo Đại thừa do Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) khởi xướng, nhưng kỳ thật, giáo lý này được chính đức Phật đã dạy cho chúng đệ tử ứng dụng tu tập khi Ngài còn tại thế. Điều đáng nói ở đây, giáo lý này theo thời gian rất phát triển và ứng dụng. Chẳng những Bộ phái đã bàn nhiều về vấn đề này, mà Long Thọ còn làm cho nó phát triển đến tột bậc.

Lịch sử nghiên cứu về giáo lý không đã được rất nhiều học giả bàn luận. Nguồn tài liệu chủ yếu mà chúng tôi sử dụng vẫn là những bản kinh trong văn tạng Nikaya và Agama. Bên cạnh đó, rất nhiều học giả đã nói về vấn đề này như cố HT. Thích Minh Châu với cuốn “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”, Thích Hạnh Bình với cuốn “Triết học có và không của Phật giáo Ấn Độ” và còn rất nhiều những tác phẩm khác nói đến vấn đề này. Thu thập từ những nguồn tài liệu trên, chúng tôi đã tiếp nhận, nắm bắt, học hỏi và ứng dụng vào bài viết của mình bằng cách hiểu của riêng cá nhân.

II. CHỮ “KHÔNG” TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Để phân tích về chữ “không” tức “Sùnyatà” trong Phật giáo Nguyên thủy, chúng tôi sẽ dựa trên những bản kinh của Pàli và Hán để trình bày, phân tích, chứng minh cho bài Nghiên cứu này.

1. “Không” là sự chấm dứt các phiền não của tâm

Không là một khái niệm xuất hiện khá sớm trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, trải dài đến Phật giáo Đại thừa, tư tưởng không này cũng được Long Thọ xiển dương một cách triệt để. Tuy nhiên, tùy theo tiến trình của dòng chảy lịch sử mà khái niệm không này cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Đọc qua các bản kinh Hán tạng và Pàli chúng ta đều thấy rất rõ, khái niệm không trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy mang những ý nghĩa giản đơn, mô tả đời sống thực của hàng xuất gia. Không lúc này của chúng đệ tử Phật chính là từ bỏ những ràng buộc của đời sống thế tục, sống đời sống không nhà cửa, ruộng vườn, vợ con, tài sản. Đức Phật cũng nhấn mạnh với chúng đệ tử rằng: Ngài vì an trú, không nên an trú rất nhiều. Trong kinh Tiểu Không theo văn bản Pàli và Hán tạng đã đề cập đến vấn đề này như sau:

Này Ànanda, Ta nhờ an trú không nên nay an trú rất nhiều”  (Suññatāvihārenāhaṁ, Ānanda, etarahi bahulaṁ viharāmīti). Và “Này Anan, những lời của Ta nói, Thầy thật sự biết rõ, nhận rõ và nhớ kỹ. Vì sao? Vì từ trước đến nay, ta phần nhiều an trú nơi không”. Mục đích đức Phật nói bài kinh này để khuyến tấn, khích lệ chúng Tỳ kheo nên hành trì không tánh một cách thiết thực. Vì chỉ có an trú vào tánh không, đệ tử Phật mới thật sự toàn tâm toàn ý cho vấn đề tu tập. Tục ngữ Việt Nam có câu nói rất hay: “Thứ nhất tu gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”. Ý câu này thì tu ở nhà là khó nhất, khó thứ hai là tu ở chợ và cuối cùng dễ nhất là tu ở chùa. Điều này rất dễ hiểu, vì chùa là môi trường sống dành riêng cho người xuất gia. Môi trường này tách biệt hoàn toàn với đời sống thế tục. Những người ở đây đều chuyên tâm tu niệm, không vướng bận chuyện gia đình, tài sản, lợi danh. Nếu có chút tà tâm nào móng khởi, lập tức sẽ có những bậc phạm hạnh đồng tu nhắc nhở, thức tỉnh. Người tại gia khó có thể thực hiện được điều này vì họ còn vướng bận nợ trần, hằng ngày đối diện với đời sống ngũ dục, cơ hội học tập và thực hành chánh pháp của họ là một điều rất khó. Đó cũng là lý do mà chúng ta nhận thấy thời Phật còn tại thế, chỉ có người xuất gia mới chứng quả A La Hán, còn người tại gia thì không thấy đề cập đến.

Do đó, đức Phật nhắc các Tỳ kheo phải an trú vào không là vậy. An trú vào không ở đây chính là đời sống tu tập không vướng bận. Ngài đã lấy một ví dụ để minh họa cho điều này: “Này Anan, ví như giảng đường Lộc Mẫu này trống không, không có voi, ngựa, trâu, dê, tài vật, lúa, thóc, nô tỳ, nhưng có cái trống không, đó là chỉ có chúng tỳ kheo. Cho nên, này Anan, nếu những gì không có ở trong giảng đường này, thì vì thế ta thấy là không; nếu những thứ khác mà có, thì ta thấy thật sự là có. Này Anan, đấy gọi là chơn thật an trú tánh không, không điên đảo”.

Đức Phật dạy chúng Tỳ kheo phải an trú vào chơn thật không, tức cái gì không thì cứ quán là không có, cái gì có thì cứ thấy nó là có. Nhìn sự vật ở trạng thái đang là của nó. Ở đây, điều mà chúng ta thấy đức Phật đang khuyên các Tỳ kheo nên sống trong thực tại, chánh niệm tỉnh giác ngay đây và bây giờ. Đây là sự thực tập buông bỏ. Xem tất cả là không để thấy cuộc đời là giả tạm, xem tất cả là không để dẹp bỏ sự đam mê về vật chất, tiền tài, danh vọng, dẹp bỏ mọi hưởng thụ dục lạc, dẹp bỏ những ước mơ có đời sống sung túc. Đây mới chính là tâm nguyện của những người xuất gia chơn chánh.

Cũng vậy, này Ànanda, Tỳ kheo không tác ý thôn trưởng, không tác ý nhơn trưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên lâm tưởng, tâm của vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến lâm tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau: “Các ưu phiền do duyên thông trưởng không có mặt ở đây, các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt ở đây, và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên lâm tưởng”. Vị ấy tuệ tri: Loại tưởng này không có thôn trưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có nhân tưởng, và chỉ có một cái này, không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên lâm tưởng”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: “Cái kia có, cái này có”. Như vậy, này Ànanda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh”.

Qua đoạn dẫn ở trên, chúng ta thấy người xuất gia là người đang tìm cầu con đường giác ngộ, buông bỏ mọi phiền não của trần tục để có được đời sống phạm hạnh thanh cao, giải thoát mọi khổ đau, tìm về chân thiện mỹ. Đối với họ, nhu cầu sống hàng ngày rất đỗi bình dị, giản đơn, ba tấm y vàng che thân, chiếc bát dùng để khất thực, sàn tọa ngồi thiền và ít thuốc men để duy trì mạng sống. Một cuộc sống nói không với tất cả tài, sắc, danh, thực, thùy. So sánh với ngày nay, đời sống xuất gia của một số Tăng Ni không còn giữ được phạm hạnh như thế, ngày đầu bước vào đạo với tâm hoan hỷ bao nhiêu, buông bỏ bao nhiêu, thành kính đối với ba ngôi Tam bảo bao nhiêu, giữ giới hạnh bao nhiêu, sơ tâm xuất gia mạnh mẽ là thế, chân thành là thế, nhưng rồi khi đã thấm tương chao thì nghiệp cũ quay đầu. Chẳng những không buông bỏ mà còn muốn giữ thật nhiều, sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để mua ghế, mua chức, chưa nói đến khi đụng chuyện là nỗi đóa sân si, giới hạnh lung lay vì không còn sơ tâm tịnh khiết. Thế mới thấm thía lời của cổ đức đã dạy: “Nhất niên Phật tại tiền, nhị niên Phật thăng thiên, tam niên bất kiến Phật” là thế. Đau lòng hơn nữa chính những người xuất gia lại nhúng tay vào những điều không phải là việc làm và hạnh nguyện của một kẻ xuất gia, đi ngược lại với tôn chỉ của Phật là “thượng cầu hạ hóa”. Có lẽ hơn ai hết đức Phật đã quá hiểu những đứa con không được ngoan sau này của mình nên đã cảnh tỉnh bằng những bài kinh thiết thực như thế. “Ngài đã giảng kinh này để khích lệ các vị Tỳ kheo nên hành trì không tánh một cách chơn thực không điên đảo”. Vì chỉ có thấy mọi thứ là không, người xuất gia mới trọn vẹn tâm nguyện của một người đang tìm cầu sự giác ngộ, giải thoát. Mới thật sự buông bỏ những cái mà cuộc sống của những người trần tục có và nắm giữ, trở về trạng thái không của ban đầu là mới sanh ra, lúc mới hai bàn tay trắng đến với cuộc đời này. Từ đó đức Phật mới dạy: “Trong lâu đài Lộc Mẫu này không có voi, bò, ngựa, ngựa cái, không có vàng và bạc, không có đàn bà, đàn ông tụ hội, và chỉ có một cái không duy nhất”.

Khi đã ý thức được điều này, “….cũng vậy, này Ānanda, Tỷ Kheo không tác ý thôn tưởng, không tác ý nhơn tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí, do duyên lâm tưởng; tâm của vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến lâm tưởng”. Lâm tưởng ở đây là khung cảnh Già lam thanh tịnh, là khu rừng thanh vắng chỉ dành cho những bậc chân nhân tu hành, hoàn toàn không có của cải, vợ con, cha mẹ, không có tiền tài, danh vọng, địa vị,… Tất cả mọi thứ đều không. Vị ấy như người đã đặt gánh nặng xuống và chỉ chuyên tâm tu hành, không còn các phiền lụy quấy nhiễu tâm thức. Tâm thanh tịnh và chính nơi ấy là Thiền định: “Này các Tỷ Kheo, ở đây, Tỷ Kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống (suññatāgāra-gato), ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt”, đó chính là vị thế của thiền định.

2. “Không” là trạng thái của Thiền

Ý nghĩa lời dạy của đức Phật rất thâm thúy, rất sâu sắc, không chỉ hiểu một chiều, một tầng bậc mà nó bao hàm rất nhiều tầng bậc ý nghĩa khác nhau. Ngoài những gì đã phân tích ở trên, ý nghĩa chữ “không” sâu sắc hơn trong kinh Tiểu Không liên quan đến các trạng thái thiền định. Có bốn bậc thiền mà một vị Tỳ kheo nên đạt để làm rõ khái niệm “không” và an hưởng Niết-bàn: “Các phiền não do duyên lâm tưởng, địa tưởng không có mặt ở đây và chỉ có một phiền não tức là sự an tĩnh của Không vô biên xứ tưởng”. Không vô biên xứ chính là tầng thiền thứ năm, và Kinh Tiểu Không đức Phật không chỉ dạy giới hạn ở tầng thiền này mà còn bao gồm tất cả các tầng thiền: Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, và Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hành giả “vượt qua các thiền chứng về vô sắc giới, vị ấy không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng không có tác ý Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chỉ tác ý sự nhất trí do vô tướng tâm định. Nghĩa là vị này chứng được tâm định nhờ dùng một đối tượng không có tướng nên gọi là vô tướng tâm định”.

Trong luận Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), Ngài Long Thọ (Buddhaghosa) viết vào thế kỷ thứ năm, đã có nêu ẩn dụ phù hợp với bốn tầng thiền định đầu tiên như sau: “Một kẻ lữ hành đi trong sa mạc, không mang theo nước, và càng lúc thì càng khát. Cuối cùng, anh ta nhìn thấy một hồ nước ở đàng xa, anh ta tràn đầy hân hoan, vui sướng”. Kẻ lữ hành lang thang trong sa mạc càng đi càng thấy khát, ước mơ duy nhất của họ lúc này chính là tìm ra nước để giải thoát cơn khổ về khát. Như vậy, cơn khát này tượng trưng cho sự khát khao về một nội tâm an tĩnh và hạnh phúc của tâm hồn mà thế giới trần tục bên ngoài không làm sao đáp ứng được. Đây là trạng thái của thiền định lạc trú khi đã buông xả, đã chào thua với những thứ tạm bợ của cuộc đời, tức là lúc nói không với tất cả. Hạnh phúc của người lữ thứ chính là khi đã nhìn thầy hồ nước ở đằng xa. Đó là lý do vì sao, đức Phật bảo với ngài Anan: “Này Anan, nhờ an trú vào (khái niệm) “không” mà bây giờ ta được an trú viên mãn nhất”. Do đó, cần hiểu một điều rằng, nghĩa không ở kinh Tiểu Không chính là tùy thuộc vào các cấp bậc thiền chứng, những gì thật không có thời quán là không có, còn những gì thực có thời quán là thực có, nhìn sự vật như lúc đang là của nó thì Thiền cũng chính là không. Cho nên trong kinh mới mô tả rằng: “Trong cung điện của Lộc mẫu (Migāra) này không có voi, bò, ngựa và lừa cái, không có vàng, bạc, không có sự tập hợp của đàn ông, đàn bà, mà chỉ có tăng chúng Tỳ-kheo yên tĩnh”.

(Seyyathāpi ayaṃ. Migāramātu pāsādo suñño hatthigavāssavaḷavena, suñño jātarūparajatena, suñño itthipurisasannipātena; atthi c”ev” idaṁ asuññataṁ yadidaṁ bhikkhusaṁghaṁ paṭicca ekattaṁ.)

Bước lên tầng bậc cao hơn của Không chính là Thiền định để đạt đến nội không và ngoại không mà trong kinh Đại không, đức Phật dạy một Tỳ Kheo muốn an tịnh vào bên trong Đại không, cần phải: “Ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và an trú trong thiền thứ nhất…, thứ hai…, thứ ba…, thứ tư…. Ngay cả như vậy, A-nan, vị Tỳ Kheo vững vàng, trầm tĩnh, nhất tâm và an định nội không”. Ở đây chúng tôi không trích dẫn hết nguyên đoạn kinh dài, nhưng ứng vào chữ nghĩa, chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: hành giả muốn an định vào nội không thì trước tiên cần phải “ly dục”, đó là xa lìa hay dứt bỏ những ham muốn của đời sống trần tục. Khi không dứt được lòng dục, lập tức các tập nhiễm phiền não sẽ dấy khởi trong tâm. Chỉ một niệm bất giác thôi, mãi mãi vị ấy không bao giờ tìm được niềm an lạc vĩnh cửu của tâm hồn. Nhưng muốn lìa dục, vị ấy cần phải xem tất cả là không, chỉ như thế vị ấy mới thật sự buông bỏ, thật sự ly dục và ly các bất thiện pháp. Chỉ khi chúng ta thật sự sống trong trạng thái không tĩnh lặng, thì cơ hội chứng và an trú vào các cấp độ thiền định từ thứ nhất đến thứ tư mới thật sự thành công. Ngay lúc này chính là đã an trú vào nội không. Chúng ta sẽ thẩm thấu hơn về điều này trong lời dạy của đức Phật:

Và này Ānanda, như thế nào Tỷ kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm? Ở đây, này Ānanda, Tỷ kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm… chứng và trú Tam thiền… chứng và trú Tứ thiền. Như vậy, này Ānanda, Tỷ kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm.

Vị ấy tác ý nội không… Vị ấy tác ý ngoại không… Vị ấy tác ý nội ngoại không…  Vị ấy tác ý bất động”, làm cho tâm đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Cao hơn một bậc về cách quán nội không và ngoại không, đức Phật còn dạy về sự quán sát cả nội ngoại đều không. Trong kinh Đại Không, đức Phật đã dạy về việc quán và diệt trừ năm thủ uẩn, vì chính năm thủ uẩn này mà chúng sanh bị rối ren, bị đọa xứ, bị khổ đau. Cho nên phải xem nó là không, là không có “Này Ānanda, có năm thủ uẩn. Ở đây, Tỷ kheo cần phải đoạn tận chúng khi vị ấy tùy quán sự sanh diệt. Đây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự đoạn diệt của sắc. Đây là thọ, đây là sự tập khởi của thọ, đây là sự đoạn diệt của thọ. Đây là tưởng… Đây là hành… Đây là thức, đây là sự tập khởi của thức, đây là sự đoạn diệt của thức. Trong khi vị ấy an trú, tùy quán sự sanh diệt của năm thủ uẩn này, nếu có ngã mạn nào (asmiṃmāno) (khởi lên) đối với năm thủ uẩn, ngã mạn ấy được đoạn tận. Sự kiện là như vậy, này Ānanda, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: “Phàm có ngã mạn nào đối với năm thủ uẩn (khởi lên) nơi ta, ta đã đoạn tận ngã mạn ấy.” Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Những pháp này, này Ānanda, thuần nhất liên hệ đến thiện, đều thuộc Hiền Thánh, siêu thế, vượt ngoài tầm của Ác ma”. Đến đây, hành giả đã hoàn thiện được nội không, ngoại không và nội ngoại đều không. Nhờ đó, hành giả sẽ đạt được giác ngộ, giải thoát.

Có thể nói, Thiền là phương pháp tu tập phổ quát được hầu hết các nhà tư tưởng Ấn Độ thực tập. Nếu bảo rằng Thiền định do đức Bổn Sư khai sáng là một điều rất sai lầm. Trước khi đức Thích Tôn xuất thế, Thiền định đã có mặt tại Ấn Độ. Minh chứng rõ ràng nhất là khi bắt đầu trên con đường tìm đạo, Thái tử Tất Đạt Đa đã từng đến tu tập với trưởng lão Alara Kalama. Đây là một vị tu hành khá nổi tiếng thời bấy giờ. Vì thông qua con đường Thiền định, Ông đã đạt đến tầng thiền thứ 7, tức Vô sở hữu xứ định. Nhưng vì không bằng lòng với quả vị tu chứng này mà Tất Đạt Đa đã từ giã thầy của mình sau khi cũng tu tập để chứng đến cấp độ này. Ngài tiếp tục tìm đến vị đạo sư nổi tiếng hơn với công năng tu tập uyên thâm hơn, đó là Uddaka Ramaputta. Vị này được xem là người giỏi nhất lúc bấy giờ vì chứng đến quả thiền thứ 8, tức Phi tưởng phi phi tưởng xứ định.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Thái tử Tất Đạt Đa đã thực tập và chứng ngang hàng với thầy mình. Không bằng lòng với quả vị đang có, dù được thầy Uddaka Ramaputta mời ở lại để cùng làm giáo chủ của phái, nhưng Thải tử vẫn từ chối và ra đi vì vẫn chưa thỏa chí mong cầu. Trải qua sáu năm tu khổ hạnh, Ngài quyết định tìm đến con đường Trung đạo. Chỉ trong vòng thiền định 49 ngày đêm, Ngài đã tìm thấy ánh sáng chân lý dưới cái nhìn của tuệ giác. Mở một lối đi mới cho chúng sanh, mở một lối đi mới, rất riêng so với các tôn giáo đương thời.

Như thế, Thiền định của đức Phật chính là Ngài đã thừa hưởng tinh hoa từ những người đi trước, nhưng Ngài đã làm cho nó toàn mỹ hơn, sáng hơn, đẹp hơn, hoàn thiện hơn nhờ sự thực tập, tu chứng và trí tuệ thâm sâu của Ngài. Do đó, Đại Không Kinh mà Ngài giảng dạy chủ yếu thức tỉnh các vị Tỳ kheo nên an trú vào thiền quán của nội không, ngoại không và nội ngoại không để tu tập trong khi đi, đứng, nằm, ngồi. Đó là cách duy nhất để tìm ra con đường và lối đi phù hợp trên lộ trình tìm hạnh phúc nội tại của tự tâm.

Thế nhưng, để các đệ tử của mình chấp nhận buông bỏ cái “có” (tài, sắc, danh, thực, thùy,…) để chấp nhận cái “không” của cuộc đời áo vải khất sĩ, đức Phật đã dạy về nghĩa “không” chính là sự vô thường, biến đổi của vạn pháp.

3. “Không” là sự vô thường, biến đổi, không thật

Vạn pháp trên thế gian luôn đi theo quy luật thành, trụ, hoại và không. Do đó, tuổi thọ của các pháp dù là người hay vật đều rất ngắn ngủi, tạm bợ và mong manh. Các pháp đến rồi đi, sinh rồi diệt, hợp rồi tan. Ôn Như Hầu đã từng thẩm thấu sự biến đổi này mà thốt lên những câu thơ nghe chua chát trong Cung Oán Ngâm Khúc:

Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán,

      Chết đuối người trên cạn mà chơi.

      Lò cừ nung nấu sự đời,

      Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”. (Câu số 73 – 76)

Hay:

Phong trần đến cả sơn khê,

      Tang thương đến cả hoa kia cỏ này.

      Tuồng huyễn hóa khéo bày ra đấy,

      Kiếp phù sinh trông thấy mà đau”. (Câu 99 – 102)

Sự thay đổi của vạn pháp, sự mong manh tạm bợ đó đã làm cho con người đau khổ. Thế nhưng, khi nhìn sâu vào sự vật trên thế gian, chúng ta phải chấp nhận một sự thật hiển nhiên rằng; các pháp vốn từ cái không mà sinh ra thành có, và rồi từ cái có thay đồi biến hoại và lại trở về không. Khoảng thời gian thay đổi biến hoại ấy, Phật giáo tạm gọi nó là vô thường, tức chỉ cho trạng thái biến đổi, không thường nhiên của vạn pháp. Không đợi đến Phật giáo Đại thừa, ngay khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã chỉ ra thực tướng, thực tánh của vạn pháp để chúng Tỳ kheo lấy đó mà tu tập. Thế nên, nói về “Không” cũng còn là cách để đức Phật thức tỉnh hàng Tỳ kheo tinh tấn tu hành, bởi cuộc sống này vốn là vô thường tạm bợ, sinh rồi diệt, diệt rồi sinh. Trong Kinh Tương Ưng đức Phật dạy:

Ví như, này các Tỳ kheo, sông Hằng này chảy mang theo đống bọt nước lớn. Người có mắt nhìn đống bọt nước ấy, chuyên chú, như lý quán sát. Do nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, đống bọt nước ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỳ kheo, lại có lõi cứng trong đống bọt nước được? Cũng vậy, này các Tỳ kheo, phàm có sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần, vị Tỳ kheo thấy sắc, chuyên chú, như lý quán sát sắc. Do vị Tỳ kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát sắc, sắc ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỳ kheo, lại có lõi cứng trong sắc được?…Ví như, này các Tỳ kheo, trong tháng cuối mùa hạ, vào đúng giữa trưa đứng bóng, một ráng mặt trời rung động hiện lên. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó. Do người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, nên ráng mặt trời ấy hiện rõ ra là trống không, rỗng không, không có lõi cứng… Làm sao, này các Tỳ kheo, lại có lõi cứng trong ráng mặt trời được?”.

Cách đây gần 3.000 năm, đức Phật đã nhìn rõ cuộc đời là không có cái gì thường nhiên thực tại, tất cả đang trong vòng biến đổi, sanh diệt, diệt sanh. Ngài đã lấy bọt nước trôi lững lờ trên sông Hằng để làm ví dụ thực tiễn, chỉ cho chúng Tỳ kheo lấy đó mà tu tập. Vạn pháp trên cõi đời có khác nào bọt nước trôi nổi trên sông, phút trước nhìn thấy là thật có, nhưng như lý quán sát một thời gian rất ngắn, từ cái có nó chuyển thành cái không, nó mong manh, tạm bợ đến chẳng ai ngờ. Mặt trời, mặt trăng và các vì sao cũng thế, nhìn chúng hiện hữu đó cứ ngỡ rằng thật có, nhưng kỳ thật chúng di chuyển từng phút từng giây, rồi từ có thành không và từ không thành có.

Từ sự thay đổi của vạn sự vạn vật, chúng ta suy ra được thân phận con người trên cuộc đời này cũng thế, cũng không tồn tại vĩnh cữu mãi với thời gian. Đức Phật lấy kiếp sống của chùm bọt nước trên sông Hằng để ví cho thọ mạng ngắn ngủi của tất cả chúng sanh. Ngỡ rằng thân này sẽ tồn tại vĩnh cữu, nhưng nào ai hay sự sống chết thật vô thường. Sở dĩ thân này có là vì năm uẩn hòa hợp nên có, nhưng đến khi tứ đại bất hòa, lập tức nó từ cái có chuyển thành cái không. Đã bao lần ta đau khổ trước sự mất mát chia li, đã bao lần ta thức trắng đêm tiếc nuối cho tuổi thanh xuân đi qua cuộc đời một cách vô vọng. Ta khổ đau, ta vật vã khi xa người mình yêu, khi thương mà người vẫn chết. Sự vô thường, làm cho vạn pháp rỗng không đã chi phối toàn bộ đời sống của con người, chính nó làm cho con người vui và cũng chính nó làm cho con người đau khổ.

Sự vô thường, trống không, đến và đi không báo trước, và nó cũng không chỉ dành riêng cho người thế gian mà ngay cả các bậc xuất gia tu hành cũng không thoát khỏi quy luật này. Đức Phật đã từng cảm thương sự ra đi của các đệ tử mình như sau: “Ta nhìn đại chúng, thấy đã trống không, vì Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đã vào Niết-bàn”. Đây là thâm tình của một người thầy dành cho đệ tử, của một người cha dành cho con. Bởi lẽ khi còn tại thế, Xá Lợi Phật và Mục Kiền Liên chính là hai vị để tử thượng thủ, đắc lực của Phật, được ví như cánh tay phải, tay trái của Ngài. Mỗi lần đức Phật thuyết pháp, bao giờ Phật cũng nhìn thấy hai vị ấy ngồi ở hàng đâu tiên, vì đó là những vị để tử lớn trong tăng đoàn, lại là hai vị có trí tuệ đệ nhất và thần thông đệ nhất trong chúng Tỳ kheo. Do đó, sự vắng bóng của hai vị chính một mất mát lớn của tăng đoàn. Đức Phật là một con người, Ngài không phải là gỗ đá vô tri, chính vì không phải gỗ đá vô tri nên Ngài thẩm thấu được sự mất mát, nỗi đau của tất cả chúng sanh. Nếu Ngài không có lòng cảm thương như thế, làm sao Ngài ôm trọn chúng sanh vào trái tim mình. Chính sự cảm thương này đã nuôi lớn lòng từ bi của Phật để xem tất cả chúng sanh như con.

Thế nhưng, khi nhắc đến hai vị để tử đã ra đi, cũng chính là nhắc nhở hàng Tỳ kheo phải ý thức được sự rỗng không của vạn pháp. “Hãy quán một cách đúng đắn rằng năm thủ uẩn là vô thường, đau khổ, bịnh tật, thay đổi, phiền muộn, không và vô ngã…”. Và dù cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên là những vị tu hành đã chứng thánh quả, nhưng các Ngài còn mang tấm thân vật lý, nghĩa là còn phải chịu sự chi phối của nghiệp lực và sự vô thường biến đổi của thời gian. Tấm thân huyễn mộng của các Ngài đã ra đi, nhưng pháp thân bất diệt về trí tuệ và đức hạnh thì mãi còn ở lại, soi sáng cho bao thế hệ của ngàn sau. Qua đây để biết rằng, người xuất gia không phải là người đã thoát khỏi sự chi phối của vô thường, trống không, mà chính là những người đã giác ngộ, nhờ công năng tu tập mà thấu rõ được quy luật vô thường, trống không này để vượt ra ngoài tam giới của sinh, già, bệnh và chết. Trong Tương Ưng Bộ Kinh, tập III đức Phật dạy:

Này các Tỳ kheo, sắc là vô thường. Cái gì vô thường cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái đó không có tự ngã. Cái gì không có tự ngã, “Cái đó không phải là của ta, ta không phải là nó, nó không phải là tự ngã của ta”. Đó là với trí tuệ quán sát thực tại như nó là. Cảm thọ là vô thường…, giống như tưởng…, hành…Thức là vô thường. Cái gì vô thường cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái đó không có tự ngã. Cái gì không có tự ngã, “Cái đó không phải là của ta, ta không phải là nó, nó không phải là tự ngã của ta”. Đó là với trí tuệ quán sát thực tại như nó là”.

(Rūpam bhikkhave aniccaṁ, yad aniccam taṁ dukkhaṁ yaṁ dukkhaṁ tadanattā, yad anattā taṁ netam mama neso ham asmi na meso attā ti. Evam etaṁ yathabhūtaṁ sammappaññāya daṭṭhabbaṁ. Vedanā, aniccā yad aniccaṁ taṁ dukkhaṁ yam dukkhaṁ tad anattā Yad anattā taṁ netam mama neso ham asmi na meso attātii Evam etaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya daṭṭhabbaṁ Saññā aniccā, Saṇkhārā aniccā Viññāṇam aniccam yad aniccaṁ taṁ dukkhaṁ, yaṁ dukkhaṁ tad anattā, Yad anattā tam netam mama nesoham asmi na me so attā ti. Evam etaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya daṭṭhabbaṁ. Evam passaṁ, la, nāparam itthattāyāti pajānātīti).

Chỉ có cách này, chỉ có quán tất cả các pháp là vô thường, là vô ngã, là không có một thực thể tồn tại thường nhiên mới mong tìm được chân hạnh phúc trong cuộc đời. Nếu cứ chấp thân này là của tôi, là tự ngã của tôi thì đường sanh tử mở lối thênh thang, sáu nẻo luân hồi đắm chìm trong tam giới. Với trí tuệ siêu việt, đức Phật dạy các vị Tỳ kheo nên dùng tuệ giác quán chiếu, biết rõ cái khổ không có tự ngã, nó không phải là ta, ta không phải là nó và nó cũng không phải là tự ngã của ta. Sự rỗng không trả về cho rỗng không, vì thế giới này là thế giới của sự rỗng không. “Trống rỗng là thế giới! Trống rỗng là thế giới!” Đức Phật đã dạy như vậy. Bạch Đức Thế Tôn vì sao câu nói này được tuyên bố như vậy? Này A-nan, bởi vì thế giới này là không có tự ngã hoặc những gì thuộc về tự ngã, cho nên nói thế giới này trống rỗng”.

(Suñño loko suñño loko ti bhante vuccati. Kittāvata nu kho bhante suñño loko ti vuccati ? Yasmā ca kho Ānanda suññam attena vā attaniyena vā. Tasmā suñño loko ti vuccati).

Việc đến hay đi trên cuộc đời này tất cả đều do duyên. Duyên hợp thì vạn pháp hội tụ, duyên hết thì các pháp ly tan, nhưng dù hội ngộ hay chia ly thì tất cả cũng bắt đầu cho một chữ không. Vì từ không mới chuyển thành có và cũng từ có biến chuyển thành không. Như vậy, không cũng chính là trùng trùng duyên khởi.

4. “Không” là trùng trùng duyên khởi

Nếu như những nhà tư tưởng của Ấn Độ cho rằng “nước là khởi nguyên của vạn vật” hay Thượng đế là đấng sáng thế. Trong khi đó Phương Tây lại có rất nhiều quan điểm cho vấn đề này. Ví dụ: Ông Thales cho rằng khởi nguyên của Vũ trụ là nước, Anacimen lại cho là khí, Heraclite thì cho là lửa, Pythagora thì cho là những con số, Empedocle thì chủ trương nước, đất, khí và lửa cấu thành vạn vật, Platon đưa ra thuyết nhị nguyên, Aristote thì đưa ra thuyết siêu hình học và thiên nhiên học,… và còn rất nhiều những quan điểm về sự hình thành của thế giới. Riêng Phật giáo lại cho rằng, vũ trụ luận của thế giới quan không tách rời nhân sinh quan. Danh từ chung để chỉ cho cả nhân sinh và thế giới được gọi là Pháp. Đức Phật đã từng nói rằng: “Tất cả pháp hòa hợp mà sinh nên Như Lai gọi là nhân duyên” (ye dhamma hetuppabhava tesam hetum tathagats – Assaji). Nói như thế, con người và vạn pháp do nhân duyên hòa hợp mà có, tức tất cả đều bắt đầu từ không, rồi mọi thứ làm nhân, làm duyên cho nhau, hòa hợp lại mà hình thành con người và thế giới. Như vậy, nói đến duyên khởi, cũng chính là nói đến không, ngược lại, khi phân tích về không, tức là đã nói về giáo lý trùng trùng duyên khởi.

Trong kinh Tương Ưng bộ, đức Phật đã dạy về giáo lý duyên khởi được biểu hiện qua 12 chi phần như sau:

Do vô minh (avidyā) duyên hành (saṁskāras); hành duyên thức (vijñāna); thức duyên danh sắc (nāma-rūpa); danh sắc duyên lục nhập (sad-ayatana); lục nhập duyên xúc (sparsa), xúc duyên thọ (vedanā); thọ duyên ái (tṛṣṇā); ái duyên thủ, thủ duyên hữu (upādāna); hữu duyên sanh (bhava); sanh duyên già, bịnh, chết (jāti), sầu, bi, khổ, ưu, não. Đó là sự sanh khởi của toàn bộ tiến trình. Này các Tỳ kheo, đây gọi là sự sanh khởi toàn bộ khổ uẩn”.

(Avijjāpaccayā bhikkhave saṇkhārā, saṇkhārāpaccayā viññanaṁ, viññaṇapaccayā nāmarūpaṁ, nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṁ, saḷāyatanapaccayā phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhapaccayā upādānaṁ, upādānnpaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṁ soka-parideva-dukkbadoiuanassupāyasā sambhavanti. Evam etassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Ayaṁ vuccati bbikkhave samuppādo)

Qua lời dạy trên của đức Phật, chúng ta có thể nhận thấy 12 chi phần duyên khởi hòa hợp mắc xích với nhau không thể tách rời. Thế nên, cái nguyên nhân đâu tiên để sanh ra vô minh hoàn toàn không có thực thể, không có khởi đầu, hoàn toàn do nhân duyên sinh khởi. Cả hành, thức, danh sắc,… cũng thế. Chúng xuất hiện, hỗ tương nhân quả cùng nhau. Ví như do vô minh mà có hành, do hành mà có thức, do có thức nên danh sắc hiện hữu, từ danh sắc phát sinh lục nhập, rồi xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh và lão tử. Đã thế thì nó không thực có, mà nó ở dạng không, trống rỗng, chỉ hòa hợp hội tụ, rồi ly tan.

Từ đó, ta suy ngược lại của 12 chi phần nhân duyên: Nếu “không có sinh thì khổ đau không có mặt, không có hữu thì không có sinh. Không có thủ thì không có hữu, không có ái thì không có thủ. Không có thọ thì không có ái, không có xúc thì không có thọ. Không có lục nhập thì không có xúc, không có danh sắc thì không có lục nhập. Không có hành thì không có danh sắc, không có vô minh thì không có hành”.

Qua đoạn trích trên, chúng ta có thể hiểu được không cũng chính là trùng trùng duyên khởi. Do nó không có cái này thì cũng không có cái kia, ngược lại có sự xuất hiện của chi phần này, lập tức chi phần khác hiện hữu. Cũng giống như: khổ đau được chấm dứt do vì không có sinh, và muốn không có sinh thì nên chấm dứt hữu, vì hữu chính là sự hình thành của năm uẩn, của vạn pháp. Cứ như thế, bất kỳ một chi phần nào trả về không, thì kéo theo sau đó những chi phần còn lại sẽ trở về không. Và trong 12 chi phần ấy, nếu một chi phần nào đó bị cắt đứt, lập tức 11 chi phần kia biến mất, trả về trạng thái không ban đầu của con người và thế giới. Trong kinh tạng Pāli, 12 nhân duyên được tóm tắt bằng công thức đơn giản như sau:

Do đây sanh, kia sanh; do sanh đây, kia sanh; Do đây không sanh, kia không sanh; do diệt đây, kia diệt”.

(Iti imasmiṁ sati idaṁ hoti imassuppādā idam uppajjatill imasmiṁ asati idaṁ na hoti imassa nirodhā idaṁ nirujjhati).

Lời dạy trên đã chứng minh rất cụ thể, 12 chi phần nhân duyên chính là nguyên nhân của sự hình thành, tập khởi của con người và thế giới, cũng chính 12 móc xích này lại là nguyên nhân để đưa đến sự hủy diệt, trống không của vạn pháp và nhân sinh. Về ý nghĩa này, đức Phật đã từng giải thích rất rõ ràng trong kinh Tương Ưng như sau:

Này các Tỳ kheo, nay ta sẽ dạy cho các ngươi sự sanh khởi và tiêu diệt thế giới. Đó là cái gì?

Do mắt duyên sắc khởi nhãn thức. Ba pháp này họp lại nên có xúc. Do xúc có thọ. Do thọ có ái. Do ái có hữu. Do hữu có sanh. Do sanh có già, bịnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Đây là sự sanh khởi thế giới”.

Do tai duyên âm thanh khởi nhĩ thức…, Do mũi duyên hương…, Do lưỡi duyên vị…, Do thân duyên xúc…, Do ý căn duyên pháp trần…, Ba pháp này họp lại nên có xúc. Do xúc có thọ. Do thọ có ái. Do ái có hữu. Do hữu có sanh. Do sanh có già, bịnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Đây là sự sanh khởi thế giới. Và này các Tỳ kheo, cái gì đưa đến sự tiêu diệt thế giới?

Do mắt duyên sắc… Do thọ có ái. Do ly tham, đoạn diệt khát ái hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt hữu diệt. Do hữu diệt sanh diệt. Do sanh diệt già, bịnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Đây là sự tiêu diệt của toàn bộ tiến trình. Này các Tỳ kheo, đây là sự tiêu diệt thế giới”.

(Lokassa bhikkhave samudayañca atthagamañ ca desissāmi, taṁ suṇātha, Katamo ca bhikkhave lokassa samudayo. Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṁ, tiṇṇam saṇgati phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhāpaccayā upādānaṁ, upādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti ayam lokassa samudayo. Sotañ ca paṭicca. Ghānañ ca paṭicca. Jivhañ ca paṭicca|. Kāyañ ca paṭicca. Manañ ca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṇgatiphasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, tanhāpaccayā upādānaṁ upādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti jātipaccayā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti, ayaṁ kho bhikkhave lokaesa samudayo. Katamo ca bhikkhave lokassa atthagamo.

Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññānaṁ tiṇṇaṁ saṇgatiphasso phassapaccayā vedanā vedanāpaccayā ṭaṇhā tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodhā upādānanirodho pe. Evam etassa kevalasaa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Ayaṁ kho bhikkhave lokassa atthagamotill).

Đoạn kinh trên đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng: “Tất cả các pháp sanh và diệt đều có nguyên nhân”, cho nên “Do đây sanh, nên kia sanh”. Tư tưởng này đã đánh đổ khái niệm tự ngã, cho rằng bản ngã thật sự tồn tại, hiện hữu, hay tất cả hiện tượng của con người và thế giới đều do thượng đế sáng tạo nên. Giáo lý duyên khởi đã chứng minh rõ vạn pháp là giai không, nên nó không có một thực thể tồn tại nào của ngã. Liễu ngộ được điều này chính là ranh giới để bước lên bậc thềm giải thoát mọi triền phược nhiễm ô. Cũng chính sự thậm thâm, vi diệu của giáo lý không – Duyên khởi, mà ngài Anan (Ānanda) và đức Phật đã tán thán thế này:

Sâu sắc là giáo lý Duyên khởi! Thậm thâm là giáo lý Duyên khởi! Vì không giác ngộ và thâm nhập giáo lý này mà chúng sanh hiện tại giống như ổ kén lộn xộn, cuộn chỉ rối ren, giống như cỏ munja và cây bấc lao xao, không thể nào vượt qua khỏi cảnh khổ, ác thú, đoạ xứ, luân hồi”.

(Gambhīro cayaṁ Ānanda paticca-samuppādo gainbhīrāvabhāso ca. Etassa Ānanda dhammassa ananubodhā appaṭivedhā evam ayaṁ pajā tantākulaka-jātā gulā-guṇṭhika-jātā muñja-babbaja-bhūtā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ saṁsāraṁ nativattati).

Bàn về khái niệm “Không” (空) và 12 nhân duyên (因 緣 生 起), trong Tiểu Nghĩa Thích Kinh (Cūla Niddesa) thuộc Kinh tập của Tiểu bộ đã phân tích rất rõ ràng về sự sanh khởi của các pháp. Đó là do nhãn căn tiếp xúc với sắc trần nên nhãn thức sanh khởi; nhĩ căn tiếp xúc với âm thanh nên nhĩ thức sanh khởi…Tương tự như thế mà vạn pháp từ rỗng không bắt đầu sanh khởi thành giả có. Cũng vậy, từ sáu căn (āyatana, 處) nên sáu trần (phassa, 觸) sanh khởi, tùy thuộc vào sáu trần mà thọ (vedanā, 受) sanh khởi, từ thọ mà ái (Tanha, 愛) sanh khởi, rồi từ ái mà thủ (upàdànac, 取) sanh khởi, từ thủ mà hữu (bhava, 有) sanh khởi… cứ thế vạn pháp sanh khởi theo 12 chi phân nhân duyên.

Để hiểu thêm về ý nghĩa của không, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm trong kinh Tạp A Hàm, số 335 có ghi lại như sau: “Thế nào là đệ nhất nghĩa không? Này các Tỳ kheo, khi mắt sanh thì nó không có chỗ đến; lúc diệt thì nó không có chỗ đi. Như vậy, mắt chẳng thật sanh, sanh rồi diệt mất; có nghiệp báo mà không có tác giả. Ấm này diệt rồi, ấm khác tương tục, trừ pháp tục số. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng nói như vậy, trừ pháp tục số. Pháp tục số tức là nói, cái này có thì cái kia có, cái này khởi thì cái kia khởi, như vô mình duyên hành, hành duyên thức, nói chi tiết đầy đủ thành một khối khổ lớn tập khởi. Lại nữa, cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt, vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt. Như vậy, nói rộng cho đến thuần một khối khổ lớn tụ diệt”.

Từ ý nghĩa này chúng ta có thể quán chiếu: “Không là nhãn thức, không cũng là nhĩ thức,…”. Tất cả mọi hiện tượng căn, trần và thức đều trả về không. Chúng ta dễ nhận thấy giáo lý Duyên khởi và cũng dễ dàng nhận ra “không” khi quán chiếu, thực nghiệm tất cả các pháp: Vì “Không” (Suññatā, 空) là chân lý của vũ trụ, là quyết định căn bản của giáo lý Duyên khởi. Tuệ tri về “không” là tuệ tri về vô thực thể: “Suññatānupassanā ti anattānupassanā va”. Cũng vậy, vạn pháp “… Chúng là vô ngã, vô thường, không có bản thể, không có bản chất của thường hằng, hạnh phúc hoặc ngã”. Cho nên, nói về không cũng chính là bàn luận về vạn pháp là trùng trùng duyên khởi.

III. KẾT LUẬN

Qua tất cả những đề mục mà chúng tôi đã chứng minh ở trên, chúng ta thấy thời Phật giáo Nguyên thủy đã đề cập đến vấn đề “không” một cách rất thâm thúy, với các tầng bậc ý nghĩa giá trị, phục vụ cho đời sống tu tập của hai bộ đại tăng. Tuy nhiên, khái niệm không này không chỉ dừng lại ở thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, mà đến thời kỳ Bộ phái, tư tưởng này cũng được đem ra bàn luận, mổ xẻ và có lẽ đỉnh cao của khái niệm không, chính là thời kỳ của Phật giáo Đại thừa. Hay nói khác hơn, Đại thừa đã làm cho “không” trở nên vi diệu, tuyệt vời, trở thành giáo lý nền tảng của Phật giáo sau này. Như vậy, xuyên suốt từ thời Phật giáo Nguyên thủy đến Đại thừa, khái niệm này chưa bao giờ chấm dứt, mà nó phát triển một cách rầm rộ. Để mọi người cùng hiểu rằng, sau khi đức Thế Tôn nhập diệt, giáo lý của Ngài đã phát triển tột bậc. Từ đó có thể chứng minh, không chính là một trong những tư tưởng căn bản, cốt lõi của giáo lý đạo Phật, từ Nguyên thủy, Bộ phái đến Đại thừa.

*
Nguồn: ÐPNN

Hoa Anh đào 2014 (63)

Buông Bỏ Cái Đau

It’s too much to hope for a life without pain,

It’s wrong to expect a life without pain

For pain is our body’s defence.

No matter how much we dislike it,

And nobody like pain,

Pain is important,

And,

For pain we how should be grateful!
How else would we know,

To move our hand from the fire?

Our finger from the blade?

Our foot from the thorn?

So pain we should be grateful!

Yet,

There’s a type of pain that serve no purpose,

That’s chronic pain,

It’s that elite band of pain that’s not for defence.
It’s an attacking force.

An attacker from within

A destroyer of personal ability

A ceaseless invader of personal peace

And

A continuous harassment of life!

Chronic pain is the hardest hurdle for the mind to jump

Sometimes it is almost impossible to jump,

Yet, we must keep trying,

And trying,

And trying,

Because if we don’t it will destroy.

And,

From this battle will come some good,

The satisfaction of overcoming pain.

The achievement of happiness and peace, of life spite of it
This is quite an achievement,

An achievement very special, very personal,

A feeling of strength

Of inner strength

Which has to be experience to be understood.

So, we all have to accept pain.

Even sometimes destructive pain.

For it is part of the scheme of things,

And the mind can manage it,

And the mind will become stronger for the practice.

Jonathan Wilson Fuller

Tạm dịch như sau:

Hoa Anh đào 2014 (154)Ta không mong nỗi đau,

Cơn đau là rào chắn,

Bảo vệ thân thể ta,

Dù ghét nó đến đâu,

Nó là điều quan trọng

Và,

Ta phải biết ơn!

Ta biết thêm điều gì,

Khi rút tay khỏi lửa?

Rút tay khỏi lưỡi gươm?

Rút chân khỏi gai nhọn?

Cơn đau là quan trọng,

Và, ta phải biết ơn!

Nhưng,
Anh Dao 2014 (2)Có cơn đau không dừng,

Là cơn đau triền miên,

Không có rào chắn

Nó tấn công bên trong,

Hủy diệt niềm hạnh phúc,

Hủy diệt khả năng ta,

Xâm chiếm sự bình yên,

Anh Dao 2014 (6)Và,

Quấy nhiễu cuộc đời ta!

Những cơn đau triền miên,

Là hàng rào vững chắc,

Mà tâm khó vượt qua,

Đôi khi là không thể,

Nhưng ta phải cố gắng,

Cố gắng,

Và cố gắng,

Bởi không nó diệt ta.

Và,

Hoa Anh đào 2014 (175a)Từ thành lũy này

Điều tốt lành sẽ đến

Bù đắp nỗi đau kia.

Những thành tựu cuộc sống,

Cho ta niềm hạnh phúc,

Từ sức mạnh bên trong,

Những điều ta đã trải

Ta chấp nhận cơn đau

Những cơn đau khủng khiếp,

Như những điều bình thường,

Tinh thần sẽ mạnh hơn,

Trong cơn thử thách đó.

(Phước Huệ Huỳnh Ngọc Diệp dịch)

Bài thơ này được viết khi tác giả Jonathan Wilsin Fuller mới lên 9. Đó là lý do chính khiến tôi (Ajahn Brahm) xin ghi lại để quý đọc giả thưởng lãm.

(Trích trong: “Mở rộng cửa tâm mình”- Tg: Ajahn Brahm)

Nguồn: TrungTamHoTong

Ban-Mai-June-29-2013

  • Sai lầm lớn nhất của con người

  • Tác giả: Viên Minh

… Tính chất của Pháp nơi mỗi người chúng ta là giống nhau. Nhưng trên hiện tướng mỗi người đều khác. Tất cả vật chất (28 sắc pháp) cuối cùng chỉ còn là yếu tố đất, nước, lửa, gió và hư không (trong kết cấu của đất, nước, lửa, gió luôn có khoảng không). Do đó, hư không là môi trường để đất, nước, lửa, gió có sự cấu tạo.

Còn tính chất cái Tâm (danh pháp) của chúng ta thì có hai phần: Phần thể tánh và phần tướng dụng. Thể tánh của tâm là biết tất cả pháp nên gọi là tánh biết. Tướng dụng của tâm thì có đến 121 loại tâm và 52 tâm sở. Tâm có rất nhiều loại: Thiện, bất thiện, hữu nhân, vô nhân, duy tác v.v… Mỗi tâm lại bao gồm một số tâm sở.

Tánh biết không sinh diệt có thể thấy được sắc pháp, tâm pháp, tâm sở pháp và Niết-bàn, còn sáu thức sinh diệt thì biết các đối tượng sinh diệt của chúng.

Duyên khởi sắc pháp nơi mỗi người khác nhau trên hiện tướng… nhưng bản chất sắc pháp của mọi người lại giống nhau nơi yếu tố đất, nước, lửa, gió, hư không. Cũng vậy, duyên khởi của tâm và tâm sở của mỗi người đều khác biệt nơi 121 loại tâm cũng như 52 tâm sở nhưng lại đồng quy về Tánh Biết.

Theo Dịch lý, tất cả trời đất thiên biến vạn hóa gom lại có 64 quẻ, hình thức gồm có kiền, khôn, bỉ, thái, vinh, hư, tiêu, trưởng…, 64 quẻ rút lại còn 8 gọi là bát quái, bát quái rút lại 4 gọi là tứ tượng, 4 còn lại 2 gọi là âm dương hay lưỡng nghi mà cái hai xuất phát từ cái một, đó là Thái Cực.

Ban đầu từ thái cực (một) sinh lưỡng nghi tức 1 hào âm và 1 hào dương, sau đó hai hào này kết hợp lại thành cặp 2 hào mà thành tứ tượng. Tứ tượng lại thêm 1 hào âm hoặc 1 hào dương nữa thành 3 hào, có 8 lần 3 hào thành bát quái, rồi tiếp tục 3 hào này duyên khởi với 3 khác mà thành 64 lần 6 hào, từ đó cứ duyên nhau mà “sinh sinh chi vị dịch” thành ra thế giới trùng trùng duyên khởi. Tuy nhiên, dù đang ở dưới hiện tượng nào thì ngay đó vẫn là Thái Cực.

Vì vậy, mỗi hiện hữu nên trở về với chính mình dù mình là người, cây cỏ hay bất cứ loại gì. Nếu mỗi người mỗi vật biết trở về trọn vẹn với chính mình thì dù là người, vật, hay cây cỏ gì… thì xét cho cùng vẫn là thái cực, không ai hơn ai cả. Vì vậy, đạo Phật nói rằng trở về thấy ra bản chất thật của mình đó chính là giác ngộ.

Kinh Dịch nói rằng “thời bỉ tắc bĩ, thời hanh tắc hanh” nghĩa là mình đang ở hiện tượng nào thì cứ trọn vẹn với hiện tượng ấy, vì khi đến tận cùng của hanh thông thì bế tắc trở lại… và đến khi bế tắc cùng cực thì hanh thông trở lại… cứ vậy mà xoay vần mãi, chỉ trở về với Thái Cực nơi chính mình mới không sinh diệt.

Chính vì tất cả các pháp đều trở về Tánh Biết cũng như tất cả hiện tượng biến dịch đều trở về Thái Cực nên lúc Bồ Tát Sĩ-đạt-ta mới sinh ra đi bảy bước đã nói:

“Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” 

Nguyên văn là: 

“Aggo ahaṃ asmi lokassa,

Jeṭṭho ahaṃ asmi lokassa,

Seṭṭho ahaṃ asmi lokassa,

Ayaṃ antima jāti,

Natthi dāni punabbhavo.”

(Ta là tối thượng của thế gian,

Ta là tối tôn của thế gian,

Ta là tối thắng của thế gian. 

Đây là lần sinh cuối cùng, 

từ nay không còn sinh nữa)

Chữ “Ta” ở đây chính là Tánh Biết hay Tánh Giác nơi bổn tâm thanh tịnh trong sáng (pabhassara citta) sẵn có ở mỗi người. Nếu mỗi người tự biết trở về với Tánh Biết “không sinh, không hữu, không tác, không thành” (Tiểu Bộ Kinh), chứ không phải là cái Ngã luôn có tham vọng nỗ lực tạo tác để trở thành một con người lý tưởng hay bậc Thánh khác…Vì vậy, mỗi người chỉ cần trở về với chính mình, không nên bắt chước Pháp của bất kỳ ai khác. Trước khi Đức Phật ra đời, hầu như tất cả tôn giáo thời bấy giờ đều có lý tưởng sở đắc ở bên ngoài mà Thiền Tông gọi là “hướng ngoại cầu huyền” nên tuyên ngôn đầu tiên của Ngài là hãy trở về chính mình vì tất cả chân lý đều ở đó. Và sau khi đắc Chánh Quả, một lần nữa Ngài tuyên bố:

“Attāhi attano nātho

Ko hi nātho parosiyā

Attanā va sudantena

Nāthaṃ labhati dullabhaṃ” (Dhammāpda 160)

(Ta là nơi nương nhờ của Ta, 

không ai khác là nơi nương nhờ được, 

trở về với cái Ta thuần tịnh, 

chính là nơi nương nhờ hy hữu)

Nguyên lý giác ngộ của đạo Phật rõ ràng là, “Tự mình là hòn đảo của chính mình” (giữa bể khổ trầm luân) hay “Tự mình thắp đuốc lên mà đi” (giữa nẻo vô minh tăm tối), vì vậy, bổn phận của người tu chính là chấm dứt sự tìm kiếm bên ngoài, chỉ trở về thấy ra Bản Tâm Thanh Tịnh hay Tánh Biết Trong Sáng (Pabhassara Citta) là ngay đó giác ngộ giải thoát mà thôi. Tham vọng hay ý chí của bản ngã luôn lăng xăng tạo tác để trở thành… chính là vô minh ái dục, đưa đến phiền não khổ đau. Cho nên, sai lầm lớn nhất của con người là cố gắng tạo tác để trở thành cái khác ngoài chính mình để rồi mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử! Luân hồi được ví như câu chuyện “Anh thợ đục đá”. Chuyện kể rằng:

“Có một người thợ đục đá vì làm việc cực nhọc nên luôn không bằng lòng với bản thân mình. Một ngày kia, anh thấy một ông vua ngồi kiệu đi qua, được người hầu kẻ hạ rất oai phong và nhàn nhã. Quả là một người đầy quyền lực mà ai ai cũng đều phủ phục kính nể. Anh ta nghĩ, “Ồ ước gì mình được làm vua thì sung sướng biết bao!”

Thật kỳ lạ, anh ta vừa nghĩ xong thì lập tức được biến thành ông vua. Được làm vua anh ta mặc sức ngao du sơn thủy để hưởng lạc thú trên đời, nhưng rồi mùa hè oi bức đến, mặt trời chiếu nóng nực không chịu nổi. “Thì ra vua cũng không bằng uy lực của mặt trời, ước gì mình được làm mặt trời nhỉ!” Thế là anh lại được làm mặt trời như mơ ước của mình.

Thành mặt trời, anh thể hiện uy lực của mình, chiếu ra vô vàn tia nắng trên muôn loài vạn vật với niềm kiêu hãnh, tự cao. Nhưng chính vì chiếu nắng nhiều quá nên hơi nước bốc lên thành mây che khuất cả mặt trời. Thế là anh ta lại ước thành là mây và cũng được như nguyện. Mây cố che hết mặt trời nên không khí thay đổi không điều hòa đã tạo ra gió, và chính gió thổi mây bay tan tác.

Anh lại ước mình làm gió, và khi đã được làm gió anh ra sức hô phong hoán vũ để thể hiện sức mạnh vô địch của mình. Anh hả hê thấy mình thổi gì cũng được, nhưng khi thổi vào núi đá hết sức bình sinh núi đã vẫn trơ trơ bất động. Anh nghĩ, “Chà, làm núi đá mới là uy dũng”, thế là anh biến thành núi đá. Mặc gió mưa nắng rét anh đứng thật oai phong, kiên cố…

Nhưng chẳng bao lâu anh nghe dưới chân đau nhói, nhìn xuống thì anh thấy người thợ đục đá đang giáng những quả búa tạ vào chân mình đau buốt mà anh chẳng làm được gì, chỉ trân mình chịu trận. “Thợ đục đá lợi hại thật, phải chi mình là anh ta nhỉ” – anh vừa nghĩ xong thì liền thấy mình trở về làm người thợ đục đá năm xưa.”

Luân hồi là vậy đó! Chúng ta thường cho là có một cái gì cao quý hơn để đạt tới… nhưng chỉ vì không nhận ra rằng tất cả mọi hiện hữu đều cao quý như nhau nếu biết trở về trọn vẹn với thực tánh của chính mình, đó mới là thật sự giác ngộ giải thoát. Giá trị cuộc sống không phải cái mình cho là tốt nhất để lựa chọn, mà là thấy ra sự hoàn hảo vốn có sẵn trong thực tánh của tất cả mọi sự mọi vật bất toàn.

Tại sao Đức Phật dạy chúng ta chỉ nên trở về với thân, thọ, tâm, pháp? Pháp như thế nào thì thấy biết nó như nó là… như đơn giản đi thì biết đi, đau thì biết đau, sân thì biết sân… cảm nhận nó như nó là với tánh biết hoàn toàn rỗng lặng trong sáng như tấm gương phản ánh sự vật trung thực. Đó chính là tuệ tri. Thật ra, người giác ngộ chính là người thấy ra bản chất đích thực của đời sống chứ không có thái độ nhị nguyên tham ưu, thủ xả (ưa ghét, lấy bỏ). Hay nói cho dễ hiểu là không loại ra khỏi đời sống cái mình ghét bỏ để thay vào đó cái lý tưởng mà mình ưa thích, cũng không hướng ngoại kiếm tìm ảo ảnh do bản ngã và tư tưởng vọng cầu.

Trong Dịch Lý có câu: “Dị giản nhi thiên hạ chi lý đắc hỷ, thiên hạ chi lý đắc nhi thành vị hồ kỳ trung hỷ”- giản dị đến tận cùng thì mới thấy được nguyên lý của trời đất, mà có thấy nguyên lý của trời đất thì thời vị mới trung chính. Thời trung vị chính nghĩa là trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại ngay đây và bây giờ. Dị giản cũng có nghĩa là dừng cái biết lại chỗ không biết (tri chỉ kỳ sở bất tri) thì ngay đó liền khai mở con mắt tuệ giác, không phải là cái thấy biết của lý trí vọng thức. Đó là lý do tại sao Đức Phật, Lão Tử và đức Chúa đều khuyên chúng ta trở về với chính mình trong cái tâm thấy biết hồn nhiên trong sáng của một hài nhi…

(Như Tuệ trích ghi chép từ Pháp Thoại: “Pháp nơi mỗi người – Trọn vẹn với thực tại” – Những bài Pháp ngắn ở Sydney/2013 của Thầy Viên Minh)

Nguồn: TrungTamHoTong

Hoa Dao . 2014.. (4)

Hạnh phúc giản dị

* Hạnh phúc là có khi có thể sống thật với con người của mình, sống theo trái tim của mình. Có thể khóc khi buồn – buồn thật sự và có  thể cười khi vui, dù chỉ là một niềm vui nhỏ.

* Hạnh phúc là những lúc vui, buồn với bạn bè, nói thật lòng bất cứ điều gì cũng không ngại!

* Hạnh phúc là khi bất chợt gặp lại một người bạn cũ, thấy họ thật khác, thật trưởng thành.

* Hạnh phúc là cảm thấy vui khi những người xung quanh mình hạnh phúc và an lành.

* Hạnh phúc là khi ta biết cách để đứng dậy, cách để quên đi nỗi đau, biết tiến lên phía trước một cách lạc quan!

* Hạnh phúc là những khi đắm mình trong cơn mưa, vẫn cảm nhận được cảm giác man mát và dễ chịu.

* Hạnh phúc là khi có thể hòa mình với cây lá cỏ hoa và thản nhiên mỉm một nụ cười hiền.

* Hạnh phúc là khi có một người để nghĩ tới, để có động lực hoàn thiện bản thân, hoàn thiện con người mình.

  (Sưu tầm)

Westmoreland - Portland, OR 2015

Hiến tặng bình an

Chúc Thiệu

1. Thí Vô Úy Giả có nghĩa là tặng sự không sợ hãi, làm cho người khác vững chãi trước mọi nỗi khổ niềm đau. Bồ tát Quán Thế Âm thân thương của chúng ta có Thánh hiệu như thế, cũng có nghĩa là Ngài có năng lực giúp an tâm cho những ai đang sợ hãi, khổ đau mà “gặp” được Ngài trong ý niệm…

Bạn có bao giờ đau khổ không? Chắc chắn là có, phải không? Bạn “gặp” được Ngài có nghĩa là bạn sẽ tìm thấy được năng lực vững chãi. Bồ tát Quán Thế Âm được mọi người nhìn thấy dưới hình tướng người nữ tay cầm tịnh bình, tay cầm dương liễu và được xưng tôn là “mẹ hiền”. Tiếng mẹ thân thương ấy đủ để cho chúng ta nhận ra sự dịu dàng lắng nghe của Ngài, giống như mẹ, mỗi khi con khóc thì mẹ đều nghe và chạy đến bên dỗ dành, yêu thương vậy!

2. Tôi từng đau khổ và sợ hãi, để rồi khi đối mặt với sự đau khổ tột cùng ấy tôi đã may mắn quay về bên Mẹ, niệm danh hiệu Ngài và khóc. Nhận ra rằng “con đã sai”, sai từ đầu cho đến cuối câu chuyện để rồi đến một ngày những gai gốc của cuộc sống, con người mọc ra từ sự tham ái, sân, si thì mới biết. Tuy muộn, nhưng khi ấy lòng tôi trải rộng lắm, nói với Mẹ nhiều điều lắm. Ngài nhắc tôi quay về quán tĩnh lặng, quay về tổng đài “hiểu và thương” để nói chuyện với Bụt, truyền thông với những người thân-thương về những nỗi khổ đau của mình để cùng được ôm ấp. Bạn biết không, điều kỳ diệu đã xảy ra khi mẹ Quán Thế Âm đã hiện thân trong mẹ tôi, sư phụ tôi, sư anh, sư em và chúng hội đồng tu của tôi…

3. Mẹ tôi bằng câu nói thật nhẹ nhàng, bằng sự yêu thương của người mẹ đã cho tôi nhận ra sự bình an từ sự vững chãi của tình thương không vụ lợi (của mẹ). Thế mà tôi quên mất trên đời này mẹ tôi là người đầu tiên dành cho tôi tình thương không mong cầu báo đáp, không yêu cầu tôi phải thế này, thế nọ, không vấn đáp theo kiểu đầy nghi ngờ… Tôi liền quay về niệm mẹ và thấy bình an, không còn sợ nữa bởi tôi hiểu, dù cuộc đời có nghiêng ngã, có thế nào thì khi quay về mẹ cũng đón tôi bằng tình thương lớn!

4. Sư phụ tôi thì chịu ngồi hàng giờ, nhắm mắt và nghe tôi nói những câu chuyện thật như chưa bao giờ tôi dám nói, những tưởng Người sẽ nhìn tôi mắng và thất vọng… nhưng không ngờ sư phụ lại bảo: “Sư phụ hiểu mà, đó là chuyện bình thường.” Hóa ra lâu nay tôi tưởng tượng, âu lo vì tôi không dám đối mặt với sự thật chứ sư phụ tôi nào có ghét bỏ tôi chỉ vì những chuyện ngoài ý muốn. “Quan trọng con giữ vững được tâm hướng thượng thì điều đó không là gì cả”, thầy đã nói ở “Quán Tĩnh lặng” của hai thầy trò, tôi đã nhẹ cả cõi lòng…

Sư anh tặng cho tôi sự dứt khoát, bảo tôi đừng sợ, có sư anh đây. Em cứ nhún nhường thì người ta sẽ làm tới, đừng sợ hãi, em phải đi đến cùng, em không đơn độc, ngoài em còn có sư anh và biết bao anh em khác, luôn xem em là anh em tốt… Tôi đã không còn sợ nữa, tôi thấy tin vào chính đôi chân của mình, đôi chân mà trước đây tôi sẽ không nỡ bước đi khi thấy ai đó khóc, dù tôi biết có thể họ đang diễn kịch, đang đóng hài. Sư anh bảo tôi từ bi phải có trí tuệ… Sư anh nhắc tôi về hình tướng của Ngài Tiêu Diện vốn là hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm, hiện tướng để nghiêm khắc đối trị với cái xấu, cái ác. Đó là cách thực tập hạnh nguyện từ bi!

Sư em thì tặng cho tôi năng lượng bình an của từng cái lạy, từng bước chân thảnh thơi và nụ cười đầy bi tâm khi nhìn tha nhân. Sư em dạy cho tôi biết ngồi im, uống từng giọt trà, nghe tiếng thở của đất và của nhiều thứ vô thanh khác, những âm thanh của sự im lặng lại là thanh âm hùng tráng làm người ta phải nể sợ. Tôi đã thực tập im lặng hùng tráng (của bầy cừu) và những cái lạy sám pháp để giãi bày với đất, để đi mỗi bước chân thong dong trong hơi thở vào ra mầu nhiệm…

5. Vậy là, Thí Vô Úy Giả đã hiện thân trong những người thân-thương của tôi, đã hiến tặng sự vững chãi và cho tôi thấy sự có mặt của họ trong tôi cũng như trong tôi có sự hiện diện của mẹ Quán Thế Âm. Chỉ đến khi tôi thấy những hiện thân của Mẹ trong tôi (lúc khổ đau) thì mới nhận diện hóa thân Bồ tát Quán Thế Âm với hiện tướng Ngàn mắt ngàn tay đâu phải chỉ là hình tướng, sự vô tướng của năng lực cứu khổ ấy được biểu hiện ở chính sự quay về với chân như của cuộc sống, lắng nghe sâu chính mình và người khác như: Long à, tại sao con phải khổ như thế, phải chăng vì con đã tham ái hay vì con còn không chịu buông bỏ…? Nghe xong, tôi giật mình quay về với hơi thở!

Nang dep Mua Xuan 2015 (747)

Hello world!

Published: MARCH 4, 2012 | Edit

Phat Dao, Germany 2011_ (41)May Buddha’s Smile bring you Happiness,
May the Season Flowers and soft music bring you peace and joy.

Hoa Nghe Tay 2015 (7a)March 2015

Hoa Nghe Tay 2015 (3)

Crocus Feb 28 - 2014 (88)March 2014

Hoa Nghe Tay

Hôm nay không mưa như những ngày qua và đủ ấm để hoa Crocus có thể khoe sắc.

March  – 2014, hoa Crocus rực rỡ dưới nắng xuân – Ngày Linh Sơn Viên hiện hữu được 2 năm.Crocus Feb 28 - 2014 (87)Crocus Feb 28 - 2014 (60)

Con cũng là hoa

” Bạch Đức Thế Tôn, Ngài là một bông hoa kỳ diệu hiếm có nở trong khu vườn nhân loại. Con cũng là một bông hoa trong khu vườn nhân loại. Con biết con phải nuôi dưỡng sự tươi mát của con để tự nuôi dưỡng mình và nuôi dưỡng thương yêu đến muôn loài.

Thở vào con thấy con là một bông hoa trong vườn hoa nhân loại. Thở ra con cảm thấy tươi mát. Không những con là một bông hoa mà con cũng có thể vững vàng như núi khi con có niệm, có định, có vững chải.

Với niệm, định trong con, tâm con tĩnh lặng và tri giác của con sẽ không bị méo mó sai lầm. Thở vào, con thấy con là nước tĩnh. Thở ra, con phản chiếu sự vật một cách trung thật.”

Bạch Đức Thế Tôn, Con lại mượn lời của Sư Ông Làng Mai nói lên Tâm Nguyện Linh Sơn Viên, con đã trích đoạn văn trên trong “Lời khai thị – An cư kiết thu 04-10-2004″ của Sư Ông để chia sẽ với mọi người.

Con xin Thành Tâm Ðảnh Lễ Đức Thế Tôn, Sư Ông và Ân Sư.

Hoa Crocus, chụp tháng 3 năm 2012 trong vườn nhà , ngày web’s Linh Sơn Viên vừa hoàn thành.

Crocus Feb 28 - 2014 (6)>>xem thêm hình hoa Crocus 2012 – 2013 – 2014

>>xin mời xem hình hoa Kỳ Diệu nét đẹp Thụy Hương vàng

March 18 – 2013

Jan 30 - 2015

Không dừng lại và cũng không vội vã…


Hakuin là một thiền sư Nhật vào cuối thế kỷ 17 (1685–1768), ông cũng là người có công khôi phục lại dòng thiền Lâm tế tại Nhật.  Thiền sư Hakuin là một nhà tu, mà cũng vừa là một nhà thơ và lại là một họa sĩ rất tài. Những bức thư pháp và tranh vẽ của Hakuin, còn được gọi là nét cọ giác ngộ, có những nét đơn sơ và rất mới lạ, chúng đã mang lại nhiều cảm hứng và là sự hướng dẫn tu học cho biết bao thế hệ thiền sinh.

Trong những bức họa của ông, có lẽ tôi thích nhất là bức tranh về ba người mù.  Thiền sư Hakuin vẽ ba người mù đang cùng nhau dò dẫm bước qua một chiếc cầu khỉ, làm bằng một thân cây ngã.  Trong bức tranh ấy, chiếc cầu mỗi lúc lại càng trở nên nhỏ hẹp và người đi lại phải càng vất vả hơn.  Người mù thứ nhất, phía bên phải, một tay cầm đôi dép của mình, một tay cầm cây gậy cẩn thận dò dẫm cố vói tới phía trước.  Người mù thứ hai, vắt chiếc gậy vào thắt lưng, anh cúi xuống dùng bàn tay mình vịn vào thân cây lần mò bước tới.  Người thứ ba, anh treo đôi dép vào đầu chiếc gậy của mình để giữ thăng bằng, và quỳ hẳn xuống để bò mà đi tới.  Và nếu ta nhìn sang bên trái, chiếc cầu cheo leo ấy không đưa đến bờ bên kia mà chỉ treo lơ lững giữa không trung, ở phía xa xa là một dãy núi khuất trong mây và bên dưới là một vực sâu thẳm…   Chúng ta tự hỏi, không biết họ sẽ làm gì khi đi lần được đến cuối chiếc cầu khỉ ấy?

Bạn biết không, thiền sư Hakuin cũng là tác giả của công án “Tiếng vỗ của một bàn tay”, nên có lẽ bức tranh ấy cũng là một công án để cho chúng ta quán chiếu.  Hay là ý của thiền sư Hakuin muốn diễn tả về hành trình tu học của một thiền sinh?  Như những người mù ấy, chúng ta dò dẫm bước tới trên một chiếc cầu nhỏ cheo leo, ai có thể thật sự biết được mình đang đi về đâu, và nơi cuối con đường ấy là gì?

Nhưng tôi thì không quan tâm lắm về việc ấy, vì tôi nghĩ trên hành trình tu học con đường ta đang đi cũng quan trọng như nơi ta sẽ đến, vì nơi nào ta đến mà không phải là bây giờ và ở đây phải không bạn?  Nếu nơi này ta tập cho mình có được an vui thì nơi ấy chắc cũng sẽ được an vui.  Còn nếu như nơi này ngày không vui và trời không xanh, thì chắc gì nơi ta về sẽ là gì khác hơn.

Bộc Lưu

Bức tranh ấy của thiền sư Hakuin làm tôi nhớ đến một bài kinh trong Tương Ưng Bộ (Samyutta-Nikáya), có tựa là Bộc Lưu.  Có người hỏi đức Phật rằng bằng cách nào mà Ngài đã vượt qua được dòng nước lũ.  Đức Phật chỉ đơn giản đáp:

– “Này Hiền giả, không đứng lại, không vội vã, Ta vượt khỏi dòng nước lũ.”  I crossed over the flood without pushing forward, without staying in place.

– “Thưa ngài, làm sao không đứng lại, không vội vã, Ngài vượt khỏi dòng nước lũ?“  Người ấy hỏi.

– “Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta bị chìm xuống.  Khi Ta vội vã, thời Ta bị cuốn trôi; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không vội vã, Ta vượt khỏi dòng nước lũ.”

Tôi nghĩ đức Phật muốn dạy rằng trên con đường tu học chúng ta phải biết khéo léo và từ tốn với chính mình, và hãy có niềm tin vào mỗi bước chân đi tới.  Nhờ tiếp tục bước tới, không dừng lại và cũng không vội vã, với một thái độ vững chãi và thảnh thơi, mà ta sẽ vuợt qua những khó khăn của mình, bước qua được dòng nước lũ.

Trên bước đường tu học và trong cuộc sống thường ngày, chắc chắn có những lúc ta sẽ phải đối diện với những nghịch cảnh, với những khó khăn tưởng chừng như không có lối ra, nhưng ta hãy cứ vững lòng và thong thả bước tới, và cũng đừng bao giờ dừng lại.

Hãy giữ cho lòng ta mềm và lưng ta thẳng

Nhưng làm thế nào để ta có thể vừa vững chãi, mà cũng lại vừa có thể thảnh thơi bước tới, trong một cuộc sống nhiều nhiêu khê và đầy những bất ngờ này bạn hả?  Có một vị thiền sư dạy cho chúng ta một phương cách thực tập rất hay.   Ngài khuyên ta hãy tập giữ cho lòng mình luôn được mềm dịu nhưng lưng ta lúc nào cũng được thẳng, soft front and strong back.  Một tấm lòng mềm dịu, soft front, là một tâm từ, một thái độ chấp nhận và biết thứ tha, nó giúp ta mở rộng lòng mình ra và tiếp xúc được với những khó khăn, bất ngờ của cuộc sống.  Một lưng ngay thẳng, strong back, là một năng lượng của chánh niệm, một dũng lực, giúp mình tiếp tục vững chãi và khéo léo bước tới.

Với sự thực tập ấy, chúng ta sẽ có thể đối diện với những khổ đau, tiếp xúc được với những hoàn cảnh khó khăn trước mắt, nhưng không để cơn nước lũ lôi cuốn ta đi hoặc nhấn chìm ta vào trong giây phút hiện tại.  Chánh niệm chính là chiếc lưng thẳng, strong back, đó là năng lượng của tuệ giác giúp ta có dũng lực vượt qua những thử thách của cuộc đời.  Và tình thương, khả năng biết cảm thông với những khổ đau của cuộc đời, dám tiếp xúc với hạnh phúc niềm vui, chính là tấm lòng mềm dịu, soft front, giúp ta bước đi giữa cuộc đời như một dòng suối mát.

Tiếp xúc với cuộc đời bằng sự mềm dịu của tình thương giúp ta có thể tiếp nhận những gì xảy ra mà không đóng kín trái tim mình lại, vẫn giữ được nụ cười, biết tha thứ cho những khổ đau.  Và ta có thể giữ được thái độ ấy bằng sự thực tập chánh niệm, năng lượng của tuệ giác và sự vững chãi.

Hơi thở ý thức

Bạn biết không, trong cuộc đời có lẽ chúng ta sẽ không thể nào thật sự chuẩn bị trước cho một việc gì hết, từ những việc bình thường như là đi làm, lập gia đình, có con, hoặc là đối diện với cái bệnh, già, và chết… cho dù mình có cố gắng đến đâu.  Thật ra ta chỉ có thể tiếp xử với cuộc sống khi nó đang xảy ra mà thôi.  Ta đâu có thể chuẩn bị trước cho một sự mất mát nào, cho một hạnh phúc nào, hoặc cho một khổ đau nào.  Nó chỉ có thể là giây phút này mà thôi.  Vì vậy mà sự tu học không phải chỉ là một công phu thực tập trên tọa cụ, nó cũng chính là biết sống thật với mình, có mặt với những kinh nghiệm nào đang có mặt và xảy ra trong giây phút này.

Hơi thở ý thức là một phương cách rất mầu nhiệm để giúp ta tiếp xúc được với sự sống đang có mặt.  Hơi thở ý thức chỉ đơn giản có nghĩa là mình có ý thức về hơi thở của mình, thở và biết được rằng mình đang thở.  Nó đem sự sống về có mặt.  Bạn hãy thử thở vào một hơi thở sâu và nhẹ đi, ta sẽ thấy vai và lưng mình ngay thẳng lên, ta trở nên vững chãi hơn, và khi thở ra một hơi nhẹ, ta thấy ngực bụng của mình trở nên mềm dịu tự nhiên.  Soft front and strong back, hơi thở ý thức sẽ giúp ta có khả năng làm được việc ấy.

Hạnh phúc trong vô thường

Tôi nghĩ bức tranh người mù qua cầu của thiền sư Hakuin cũng nói lên sâu sắc lẽ vô thường của đời sống.  Trên hành trình của cuộc sống chúng ta nên tiếp xúc, sờ chạm, vào thực tại cho thật sâu sắc, và rồi buông bỏ để tiếp tục bước tới.  Đời sống thay đổi nhanh đến bất ngờ!  Mỗi ngày trên đường đi làm, tôi thấy những phố xá, nhà cửa biến đổi.  Những cửa tiệm thân quen bao nhiêu năm, chợt một ngày đi ngang qua thấy cửa đóng kín im ỉm.  Có biết bao cuộc đời chung quanh cũng ảnh hưởng theo.

Một người bạn kể, có một lần phải từ giã căn phòng làm việc mà anh đã có mặt nơi đó mỗi ngày hơn hai mươi mấy năm trời.  Ngày cuối anh ngồi thật yên, sắp đặt lại vài quyển sách, và đưa tay chạm vào mặt bàn, chiếc ghế, tủ sách…  không gian ấy thật lâu.  Như người mù trong bức tranh của thiền sư Hakuin, anh sờ chạm vào hiện tại, những gì đang có mặt trong giờ phút này, và rồi buông bỏ hết, để tiếp tục bước tới vào một nơi mình không hề biết.

Tôi nghĩ, sống trong đời chúng ta phải biết tiếp xúc với sự sống của mình. Và sự sống của mình được làm bằng những gì bạn hả?  Nếu nhìn cho sâu sắc ta sẽ thấy rằng, thật ra nó không phải được làm bằng những gì lớn lao, mà chỉ là những buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, bằng những người bạn, người thương của mình, bằng con đường mình đi, bằng những giọt mưa, những sợi nắng… hằng ngày.  Mà nếu như ta không có mặt để tiếp xúc với những cái bình thường ấy, thì làm sao ta có thể thật sự sống được phải không bạn!

Tôi nhớ có lần được đọc rằng, You are not able to enjoy life because you are not able to enjoy the things in life.  Sự thật đơn giản là vậy.  Nếu ta không biết có hạnh phúc với những gì đơn sơ bình thường đang có mặt chung quanh ta, thì làm sao ta có thể sống hạnh phúc được?  Chúng là một đóa hoa, một hạt sỏi, một ánh trăng… mà ta chỉ có dịp gặp một lần trên con đường mình qua.

Trong cuộc đời, đối diện với những khó khăn dễ làm tấm lòng ta trở nên khô khan và chai cứng, lưng ta oằn xuống với những muộn phiền chồng chất. Hãy ý thức để thở nhẹ và sâu, nó sẽ giúp bạn ngồi thẳng lên và đem hạnh phúc với tình thương trở về.  Trên con đường bạn đi, hãy nhớ sờ chạm vào sự sống cho sâu sắc và nhìn cho thật rõ bạn nhé.  Và không cần dừng lại cũng không cần vội vã, hãy tiếp tục bước tới, ta sẽ có được một bình yên và niềm tin ngay giữa những biến đổi vô thường.

Nguyễn Duy Nhiên

Nguồn: “Trích từ trang nhà Trung Tâm Thiền Quán Sinh Thức tại http://www.sinhthuc.org/”

Các Chú chim Tiểu Quế Lâm

chim Tiểu Quế Lâm (2)

 Tiếng Chim hót tại Bồ Ðề Ðạo Tràng – Dec – 2012.

Âm thanh của thiên nhiên trên Ðất Phật đã có thể hiện hữu được trong khu vườn Linh Sơn Viên nhỏ bé này, thật là mầu nhiệm.
Xin chân thành Cảm Tạ Tấm Lòng Chân Thật của các Anh, các Chị khi Viếng Thăm Xứ Phật đã đem được âm thanh từ nơi Ðất Phật về  vườn hoa LSV.
Dec – 12 – 2012

chim Tiểu Quế Lâm (1)

Chiếc hộp tình yêu

Tác Giả: Sưu tầm

Có một người cha đã quở phạt đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu vàng.Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một cái hộp giấy.

Sáng sớm hôm sau, đứa con gái nhỏ vẫn mang hộp quà đến nói với cha: “Con tặng bố!”.

Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình tối hôm trước nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra, thấy cái hộp trống rỗng.

Ông mắng con gái: “Bộ con không biết là khi tặng quà cho người nào thì trong hộp phải có một cái gì chứ?”.

Đứa con gái nhỏ ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng, thưa: “Bố ơi, đó đâu phải là cái hộp rỗng, con đã thổi đầy những nụ hôn vào hộp để tặng bố mà!”.

Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy đứa con gái nhỏ xin con tha thứ.

Đứa con gái nhỏ, sau đó không bao lâu, qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau, người cha vẫn khư khư giữ cái hộp giấy bên mình, mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà đứa con gái bé bỏng của ông đã thổi vào chiếc hộp.

Trong đời sống, chúng ta đã và sẽ nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái của chúng ta, từ bạn bè, gia đình và từ thượng đế. Trên đời này, chúng ta không thể có được tài sản nào quý giá hơn những chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.

Sưu tầm

Thuy Huong vang 2014 (2)Thuy Huong vang 2014 (3)Thuy Huong vang 2014 (4)

Chuyển đến trang:  1   3  4  5

Edit