Dinh Dưỡng 2

Recent Pages:  1 , 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,

Những lý do bạn nên ăn dâu tây

Dâu tây là một loại trái cây được nhiều người yêu thích. Dù được sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào, từ dâu tươi cho đến dâu sấy khô, mứt dâu hay si-rô…, loại trái cây này cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ vào hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào cùng các chất chống oxy hóa.
.

Strawberry
Sau đây là 10 lý do giải thích tại sao chúng ta nên bổ sung thêm dâu tây vào chế độ ăn uống thường ngày.

Tăng cường hệ miễn dịch

Dâu tây là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một chén dâu tây chứa 51,5mg vitamin C, khoảng ½ nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Như vậy, chỉ với hai chén dâu tây, bạn đã có đủ 100% lượng vitamin C theo yêu cầu. Vitamin C là chất có khả năng tăng cường miễn dịch đồng thời còn là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Một cuộc nghiên cứu của trường ĐH California, Los Angeles, Mỹ vào năm 2010 đã phát hiện ra rằng, khả năng chống oxy hóa trong dâu tây sẽ trở nên khả dụng về mặt sinh học và sẵn sàng hoạt động trong máu sau khi ăn loại trái cây chỉ trong vài tuần lễ.

Bảo vệ mắt

Đặc tính chống oxy hóa trong dâu tây có thể giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể – tình trạng thủy tinh thể bị vẩn đục và có thể dẫn đến mù lòa ở người lớn tuổi. Mắt cần vitamin C để bảo vệ chúng không tiếp xúc với các gốc tự do từ những tia tử ngoại gay gắt của mặt trời, vốn có thể gây tổn hại cho các protein trong tủy tinh thể. Vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự khỏe mạnh cho giác mạc và võng mạc của mắt. Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin C ở liều cao được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể ở những phụ nữ trên 65 tuổi. Những nhà nghiên cứu ở Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển cảnh báo rằng nguy cơ này xuất phát từ việc sử dụng các loại thuốc bổ sung vitamin C chứ không liên quan đến nguồn vitamin C do các loại trái cây và rau xanh cung cấp cho cơ thể.

Phòng chống ung thư

Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vì sự khỏe mạnh của hệ miện dịch chính là phòng thủ vững chắc nhất để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của mọi căn bệnh. Một chất hóa học từ thực vật được gọi là axit ellagic có trong dâu tây cũng có khả năng ngăn ngừa ung thư. Axit ellagic đã được chứng minh là có công dụng chống ung thư bằng cách chế ngự sự phát triển các tế bào ung thư. Dâu tây còn có các chất chống oxy hóa là lutein và zeathacins. Các chất chống oxy chính là những chiến binh tiêu diệt các gốc tự do và trung hòa những ảnh hưởng tiêu cực có khả năng xảy ra ở các tế bào trong cơ thể. Thuật ngữ các gốc tự do được dùng để chỉ những tế bào bị tổn hại có khả năng làm suy yếu những tế bào khác xung quanh chúng trong nỗ lực hồi phục chính mình. Điều này gây ra những bất thường cho các tế bào và là tiền đề gây bệnh ung thư.

Ngăn ngừa các nếp nhăn

Khả năng của vitamin C trong dâu tây còn thể hiện ở vai trò thiết yếu của chúng trong việc sản sinh ra collagen, giúp cải thiện độ đàn hồi và co giãn của da. Lượng collagen sẽ mất dần đi khi chúng ta có tuổi, do vậy, tiêu thụ những thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp làn da khỏe mạnh và tươi trẻ hơn. Vitamin C không phải là nhân tố duy nhất trong dâu tây có khả năng đánh bại vết nhăn một cách tự nhiên. Các nhà nghiên cứu của trường ĐH Hallym, Hàn Quốc kết luận rằng axit ellagic có khả năng ngăn ngừa tình trạng phá hủy collagen và phòng chống viêm nhiễm rất rõ ràng. Đây chính là hai yếu tố chính trong quá trình phát triển các nếp nhăn trên tế bào da của con người sau khi da tiếp xúc liên tục và bị tổn hại bởi tia tử ngoại UVB.

Đánh bại cholesterol có hại

Theo báo cáo của Quỹ tim mạch và đột quỵ Canada, bệnh tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ tại đất nước này. May mắn là trong quả dâu tây cũng có chứa những chất hỗ trợ mạnh mẽ cho sức khỏe của tim. Axit ellagic và các flavonoid hay các chất hóa học từ thực vật có thể mang đến khả năng chống oxy hóa rất có ích cho sự khỏe mạnh của tim theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách đó là chống lại những ảnh hưởng của các cholesterol có hại LDL trong máu, vốn là nguyên nhân gây ra sự tích tụ các mảng bám trong động mạch. Cách thứ hai là chúng mang đến tác dụng kháng viêm, rất tốt cho tim. Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và sự biến đổi của các nhân tố nguy hiểm tại Toronto, Canada đã tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của dâu tây trong một chế độ dinh dưỡng có ít cholesterol và kết luận rằng: việc tăng cường thêm dâu tây và khẩu phần ăn uống sẽ giúp làm giảm những tổn hại của do quá trình oxy hóa gây ra cũng như hạ thấp lượng mỡ trong máu. Cả hai yếu tố đều là nguyên nhân gây ra bệnh tim và tiểu đường.

Hạn chế viêm nhiễm

Các chất chống oxy hóa và những chất hóa học từ thực vật được tìm thấy trong dâu tây có thể làm giảm chứng viêm tại các khớp, vốn là nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp và còn dẫn tới bệnh tim. Một kết quả nghiên cứu do trường Y tế cộng đồng Harvard, Mỹ thực hiện cho thấy ở những phụ nữ ăn từ 16 trái dâu tây mỗi ngày trở lên trong tuần, mức protein C-reactive (CRP – một loại protein được tìm thấy trong máu, biểu thị tình trạng viêm trong cơ thể) sẽ giảm được khoảng 14%.

Điều chỉnh huyết áp

Kali vẫn được xem là một chất dinh dưỡng có ích cho tim. Trong một chén dâu tây chứa 134mg kali. Kali có thể giúp điều hòa huyết áp, thậm chí còn hỗ trợ việc hạ thấp huyết áp bằng cách hoạt động như một vật đệm để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực từ natri. Những tác động của dâu tây trong việc làm giảm mức cholesterol LDL có hại, phòng chống viêm và cao huyết áp đã giúp chúng nằm vào danh sách những loại trái có ích cho tim mà con người nên ăn.

Tăng cường chất xơ

Chất xơ rất cần thiết cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Với khoảng 2g chất xơ cho mỗi khẩu phần (một chén), dâu tây cũng là một nguồn cung cấp chất xơ khá tốt cho cơ thể. Những rắc rối do việc thiếu chất xơ gây ra bao gồm tình trạng táo bón và bệnh viêm túi thừa – một tình trạng viêm trong ruột – vốn ảnh hưởng tới khoảng 50% những người già trên 60 tuổi. Chất xơ còn hỗ trợ việc phòng chống bệnh tiểu đường típ 2 vì chúng làm chậm việc hấp thu các loại đường (như đường glucose…) trong máu. Kết quả là những người trưởng thành đang phải kiểm soát căn bệnh tiểu đường cần tăng cường thêm dâu tây trong khẩu phần của họ ở mức điều độ.

Kiểm soát cân nặng

Duy trì một trọng lượng làm mạnh chính là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh tiểu đường và bệnh tim. Dâu tây vốn chứa lượng calo rất thấp (chỉ khoảng 28Kcalo trong mỗi chén), không có chất béo, lại chứa ít natri và đường. trong dâu tây không chứa các loại đường tự nhiên, mặc dù tổng lượng đường cho mỗi khẩu phần hầu như ở mức rất thấp, khoảng 4g. Tổng lượng carbonhydrate nằm ở mức tương đương hoặc thấp hơn ½ lát bánh mì sandwich.

Hỗ trợ cho sức khỏe tiền sinh sản

Folate là một vitamin nhóm B rất cần thiết cho những phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai. Dâu tây chính là một nguồn cung cấp folate khá tốt với khoảng 21mcg cho mỗi khẩu phần (một chén). Chất dinh dưỡng này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai vì chúng giúp ích cho sự phát triển não bộ, sọ và cột sống của thai nhi. Axit folic (folate) trong dâu tây còn giúp ngăn ngừa một số khuyết tật của thai nhi như tật nứt đốt sống.

Theo PNO 
Strawberry (2)

8 lý do nên ăn táo mỗi ngày

Táo có hàm lượng lớn axit folic, axit folic là thành phần chủ yếu của vitamin B, có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim.

1. Một quả táo bình thường (không to không nhỏ) có chứa 60-100 calo, không chứa chất béo cũng không có natri.

2. 5gam chất xơ và 20gam carbohydrate trong mỗi quả táo rất phù hợp để làm món tráng miệng.

3. Chất xơ, pectin, chất chống oxy hóa và các thành phần khác trong táo có thể giảm lượng cholesterol xấu và nâng cao hàm lượng cholesterol tốt.

4. Thành phần dinh dưỡng và các thành phần hóa học khác trong táo có tác dụng như chất đề kháng với đường hô hấp và ung thư ruột kết.

5. Táo còn chứa cacbon, cacbon là một chất khoáng có tác dụng duy trì mật độ xương và phòng ngừa bệnh tim mạch.

6. Tanin trong táo có tác dụng bảo vệ răng, phòng chống sâu răng và viêm răng lợi. Ngoài ra, ăn táo mỗi ngày còn giúp bạn phòng chống viêm nhiễm hệ thống tiết niệu.

7. Vitamin C và một số chất khác trong táo có tác dụng phòng chống bệnh ung thư.

8. Táo có hàm lượng lớn axit folic, axit folic là thành phần chủ yếu của vitamin B, có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim.

Thế Đan

10 lợi ích của xoài với sức khỏe


Xoài mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe chúng ta. Sau đây là 10 lý do bạn cần quan tâm về lợi ích của xoài.


1. Ngăn ngừa bệnh ung thư

Xoài có chứa phenol (những hợp chất hữu cơ mà phân tử của chúng có nhóm hidroxyl liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzene), chẳng hạn như quercetin, isoquercitrin, astragalin, fisetin, axít galic, methylgallat và enzim có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư.

Ngoài ra, xoài còn chứa rất nhiều chất xơ hòa tan trong nước được biết đến như là pectin. Các nhà khoa học cho rằng việc ăn nhiều chất xơ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư về đường tiêu hóa. Khoảng 165g xoài sẽ cung cấp cho cơ thể chúng ta tới 75% lượng vitamin C cần thiết hàng ngày. Xoài cũng cung cấp một lượng chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ các tế bào không bị các gốc tự do hủy hoại, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư.

2. Tốt cho mắt

Một dĩa xoài có thể cung cấp khoảng 25 % lượng vitamin A cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Như chúng ta đã biết, vitamin A có tác dụng giúp sáng mắt, do đó việc ăn xoài thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà, các tật khúc xạ ở mắt, khô mắt và viêm giác mạc.

3. Giúp tiêu hóa tốt

Xoài chứa các enzim bẻ gãy các protein hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Ngoài ra, xoài còn chống lại nồng độ axít và làm xoa dịu bao tử. Vì lượng chất xơ có trong xoài rất cao nên nó có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh táo bón.

4. Tốt cho làn da

Các chất có trong xoài có khả năng làm se khít lỗ chân lông trên da một cách hiệu quả. Điều này có nghĩa là xoài có ích trong việc ngăn ngừa mụn. Bạn chỉ cần dùng thịt trái xoài chà xát lên da mặt khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Ăn xoài thường xuyên sẽ làm cho da bạn luôn mềm mại và mịn màng.

5. Điều trị bệnh tiểu đường

Lá xoài có tác dụng cân bằng lượng insulin trong máu. Hãy luộc vài lá xoài rồi để qua đêm để tinh chất của lá xoài hòa tan vào nước. Uống nước này vào sáng hôm sau để điều trị bệnh tiểu đường ngay tại nhà. Chỉ số đường huyết (glycemic index) của xoài rất thấp- khoảng 41-60, do đó xoài không gây ảnh hưởng lớn nào đến việc làm tăng lượng đường trong máu của chúng ta.

6. Tốt hơn trong vấn đề sinh lý

Lượng vitamin E dồi dào có trong xoài sẽ giúp điều hòa lượng hormone trong cơ thể và nâng cao khả năng sinh sản.

7. Có lợi cho người thiếu máu

Trái xoài rất có lợi đối với phụ nữ mang thai và những người thiếu máu vì nó chứa nhiều chất sắt. Đồng thời lượng vitamin C có trong xoài sẽ làm cân bằng sự hấp thụ chất sắt từ các loại thực phẩm khác chẳng hạn như gạo. Nhìn chung, những phụ nữ sau khi mãn kinh sẽ trở nên yếu ớt, hay mệt mỏi, chính vì thế mà họ nên ăn xoài cũng như các loại trái cây khác chứa nhiều chất sắt để bổ máu.

8. Tăng cường trí nhớ

Trái xoài rất có ích đối với trẻ em thiếu tập trung trong học tập vì nó chứa axít glutamine- rất tốt trong việc tăng cường trí nhớ và giúp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động tốt.

9. Phòng tránh bệnh nhiệt đột quỵ

Trái xoài sống là nguồn thực phẩm dồi dào chất pectin. Khi xoài được hấp rồi ép lấy nước cốt kết hợp với hạt thì là, muối hột và đường sẽ là bài thuốc hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhiệt đột quỵ và chứng kiệt sức do nhiệt trong mùa hè.

10. Giúp tăng cân

Xoài là thực phẩm rất tốt đối với những bạn muốn tăng cân. Khoảng 100g thịt xoài chín sẽ cung cấp 75 calo cho cơ thể. Xoài sống cũng chứa tinh bột chuyển hóa thành đường như xoài chín, do đó khi kết hợp xoài sống hoặc chín với sữa (giàu protein) sẽ rất hữu ích trong việc tăng cân.

Xoài là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể. Bạn nên ăn xoài thường xuyên để thu được nhiều lợi ích của xoài đối với sức khỏe.

Theo lifemojo.com

Mỗi độ tuổi mỗi loại rau

Vẫn biết rau củ nhiều chất xơ tốt cho mọi người nhưng chúng ta cũng phải lưu ý mỗi loại rau có chức năng riêng phù hợp với độ tuổi nhất định

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Ở trẻ em, cần tập ăn rau từ lúc bắt đầu ăn dặm, khởi đầu là nước rau để bé… làm quen. Củ dền, cà rốt đỏ thường được cho là bổ máu, vì thế các bà mẹ trẻ thường lấy nước luộc củ dền, cà rốt pha sữa cho bé bú trong tháng sắp ăn dặm. Trong khi đó, ở trẻ dưới sáu tháng tuổi, sự chuyển hóa các chất chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là nitrat, nitrit có trong củ dền, cà rốt sẽ làm cho máu không còn khả năng chuyên chở oxy, khiến trẻ bị khó thở, tím tái, suy hô hấp… Bé trên sáu tháng tuổi, tuy cơ thể có khả năng tống độc nhưng cũng không nên dùng nhiều và dùng thường xuyên, vì vẫn có trường hợp bị ngộ độc ở tuổi này.

Cho bé ăn rau quả tốt cho cơ thể

Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì chỉ cho trẻ ăn dặm khi được sáu tháng tuổi. Khi trẻ còn nhỏ cho ăn rau nhỏ, tức là cần bằm, nạo nhuyễn các loại rau củ nấu chín với cháo, bột. Song, khi trẻ lớn, cơ thể đủ sức “đánh bại” độc tố thì cà rốt trở thành thuốc trị tiêu chảy. Chỉ cần dùng cà rốt cắt nhỏ nấu lấy nước uống sẽ thấy bé “mặt đỏ tía tai” khi đi ngoài ngay. Đó là nhờ công dụng giảm nhu động ruột, hút chất nhầy, độc tố, vi trùng. Điều cần nhớ là nếu thấy bé uống nước cà rốt nhưng vẫn bị “Tào Tháo rượt” thì phải đưa đi bệnh viện. Ngoài ra, tuyệt đối không cho bé ăn bắp vì đã có trường hợp bé “nuốt trộng” hạt bắp. Bắp không tiêu hóa được dính vào thành ruột (nhìn qua phim chụp) thì việc điều trị hầu như không thể!


Cà rốt trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Với tuổi trưởng thành

Ở tuổi trưởng thành, việc ăn các loại rau, củ, quả rất tốt cho sức khỏe. Rau mầm hiện là món đang được ưa thích vì chứa nhiều sinh tố quý giúp chống lão hóa và tăng cường miễn dịch. Nhưng rau mầm được trồng trong môi trường ẩm, là nơi vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở, kèm theo đó là nhiễm trùng khi thu hoạch và dùng chất bảo quản để kéo dài ngày sử dụng. Vì thế nên chọn mua rau mầm ở địa chỉ tin cậy, cần rửa kỹ trước khi chế biến. Rau sống được cho là tốt vì sinh tố không mất đi trong quá trình nấu nướng, thực tế có một số rau củ không tuân theo quy luật này. Ví dụ như chất lycopen có trong gấc, cà chua, ớt chuông đỏ… chỉ phát huy hết “nội lực” khi được nấu lâu trên bếp.


Vì thế, các món cá kho cà nhừ đến mức ăn cả xương là tốt cho sức khỏe hơn lát cà chua tươi rói trong đĩa rau trộn. Tương tự, món ớt chuông đỏ khi xào với thịt bò nên cho thêm tí lửa để… tăng lực. “Đói ăn rau mưng, rau má/đừng ăn vất vả hư thân”, cho thấy rau má rất tốt cho cơ thể. Ăn rau má sống còn ngừa được rôm sảy, mẩn ngứa, đau bụng, tiêu chảy. Tuy nhiên, những người thường xuyên bị lạnh bụng, tiêu lỏng (thể hàn) không nên dùng.

Với người lớn tuổi

Người cao tuổi, do công cụ “cắn, xé, nghiền” tiêu hóa thức ăn đã bị hư hỏng theo năm tháng, vì vậy nên tận dụng các loại gia vị giúp hệ tiêu hóa khởi động tốt và các món canh chất lượng dễ tiêu như: củ sen hầm chân giò, hoa atisô hầm xương heo, canh đuôi heo bí đỏ, bò nấu đậu, cá chép kho riềng, gà kho gừng, ốc bươu xào sả ớt …

Với phụ nữ mang thai


Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi thì rau ngót dùng cho sản phụ bị sót nhau, chỉ cần giã nhuyễn rau vắt lấy nước uống hai lần mỗi lần cách nhau 10 phút, thì sau 20 phút uống nước lá nhau sẽ xổ ra. Những ai đến giai đoạn đèn đỏ mà chờ hoài không thấy “cháy sáng”, dùng phương thuốc này cũng hiệu nghiệm vô cùng. Rau ngót cần vò nát trước khi nấu và nấu lâu trên bếp để có độ ngọt và mềm. Theo lương y Đinh Công Bảy – Hội Dược liệu TP.HCM, “Thai phụ nên dùng hạn chế các loại rau lợi tiểu: rau sam, rau cải, cải bó xôi, bí đao… vì không có lợi cho thai nhi”. Bà bầu trong quá trình mang thai nên ăn nhiều rau, củ, quả để không bị táo bón.

Một số lưu y khi ăn măng: măng là nguyên liệu làm nên nhiều món ngon nhưng cũng là món mà nhiều đối tượng cần “dè chừng” trước khi gắp bỏ vào bát. Đó là các đối tượng có sức đề kháng yếu như: trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi.

Lý do: măng chứa nhiều chất cyanide, chất này có thể biến đổi thành axit cyanhydric gây độc hại cho cơ thể, nếu dùng thường xuyên sẽ bị khó thở, mất tri giác, co giật. Vì thế, nếu muốn ăn măng, dù là khô hay tươi cũng nên luộc kỹ, hoặc luộc nhiều lần đến khi nước trong. Khi luộc măng cần mở nắp nồi để những chất “gây sự” trong măng theo hơi bay đi.

Theo Công sở

TÌM HIỂU LỢI ÍCH MỘT SỐ LOẠI VỎ TRÁI CÂY

Thiên Bảo
.

Khi ăn hoa quả mọi người thường có thói quen vứt vỏ đi mà không biết vỏ hoa quả là loại “thuốc hay” có thể phòng chống bệnh tật.
1. Vỏ dưa hấu
Có thể làm tiêu tan cái nóng và giải khát, thanh nhiệt giải độc, vỏ dưa hấu tốt hơn ruột. Đông y dùng vỏ dưa hấu và nước ép dưa có tác dụng thanh nhiệt, tiêu tan muộn phiền, hạ huyết áp. Ngoài ra vỏ dưa còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng, viêm thận.
2. Vỏ bí đao
Có công dụng thanh nhiệt và có thể điều trị bệnh thận, bệnh phổi, bệnh tim gây ra bởi phù, đầy bụng, khó tiểu,… Dùng vỏ bí đao sắc với nước để rửa chân để trị chân có mùi hôi.
3. Vỏ dưa chuột
Một số người khi ăn dưa chuột thường gọt vỏ đi, thật là lãng phí. Vỏ màu xanh của dưa chuột có chứa axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Những người họng thường xuyên bị đau có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.
4. Vỏ chuối
Trong vỏ chuối có chứa các thành phần hoạt chất để ức chế nấm và vi khuẩn . Vỏ chuối có thể điều trị nhiễm nấm do ngứa da. Ngoài ra còn có tác dụng thông mạch , nhuận tràng. Vỏ chuối giã nát cho thêm nước gừng vào có thể chống viêm giảm đau, dùng vỏ chuối xoa lên chân tay có thể phòng bệnh nứt nẻ da mùa lạnh.
Ngoài ra, vỏ chuối phơi khô nghiền bột có thể làm mỹ phẩm làm đẹp rất tốt.
5. Vỏ táo
Vỏ táo có tác dụng làm se da, lấy 30 gr vỏ táo tươi sắc nước hoặc dùng để pha trà, có thể trị axit dạ dày quá nhiều, nhiều đờm.
6. Vỏ lê
Vỏ lê có tính hàn vị chua, có tác dụng mát tim phổi, trừ hoả tiêu đờm. Dùng 30gr vỏ lê sắc nước uống có tác dụng tĩnh tâm nhuận phổi, chữa ho có đờm. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da. Vỏ lê tươi sắc nước uống nhiều lần có thể thanh độc tiêu viêm.

7. Vỏ bưởi

Có thể lưu thông khí huyết, tiêu đờm, hết ho, hen suyễn, giúp tiêu hoá, hơi thở ổn định.
8. Vỏ quýt
Có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu đờm và còn có thể hạ huyết áp. Vỏ quýt có thể trị ho nhiều đờm, ngực đau, trướng bụng, buồn nôn… Vỏ quýt có chứa Glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành. Thái vỏ quýt thành sợi, hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm dễ chịu của vỏ quýt có thể là một món khai vị, thông khí, nâng cao tinh thần.
 Trai cay tot cho suc khoe

Tìm hiểu nguồn gốc món trà trân châu ngọt mát

Cùng tìm hiểu về cái tên trà sủi bọt và lịch sử của những hương vị độc đáo trong trà trân châu.

Trà trân châu từ lâu đã trở thành một thức uống phổ biến ở Việt Nam. Không chỉ thân thuộc với tuổi học trò, món trà này còn mang trong mình một lịch sử thú vị và nhiều biến thể khi chu du đến các đất nước khác nhau.

Vậy trà trân châu bắt nguồn từ đâu?

Có thể nói, Đài Loan là cội nguồn của món trà trân châu. Xuất hiện từ những năm 1980, một người chủ quán trà ở Đài Trung đã thử cho những viên trân châu ngọt vào thức uống cho khách mời trong một cuộc họp. Thức uống này lập tức đã được những vị khách mời ưa thích; sau khi xuất hiện trong thực đơn, nó đã trở thành thức uống bán chạy nhất của quán trà này.

Tương tự như các nước châu Âu, uống trà trở thành một thú vui và thói quen trong đời sống người Đài Loan, từ người lớn cho đến trẻ nhỏ. Tục uống trà đã đi vào cả thư pháp, nghệ thuật cắm hoa và nghệ thuật hương đạo, chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa uống trà Trung Quốc. Trà trở thành một thức uống phổ biến và thông dụng, được thưởng thức bởi cả người lớn lẫn trẻ em.

Để phục vụ nhu cầu này, những quầy bán trà thường được dựng lên trước cổng các trường trung học; họ cạnh tranh nhau để mong bán được nhiều trà hơn. Một người bán trà đã nghĩ ra việc thêm hương vị trái cây vào món trà của mình để thu hút trẻ con, không lâu sau, những quầy bán trà khác cũng học tập theo cách này. Để vị trái cây và vị trà được quyện đều vào nhau, người ta thường phải cho trà vào một ly kín nắp và lắc đều, công đoạn này tạo ra những bọt khí trong thức uống, do đó, món trà này có cái tên ban đầu là trà sủi bọt.

Trà trân châu – thức uống đa dạng và đầy sáng tạo

Công thức pha trà trân châu là không cố định, ở mỗi quán trà khác nhau, người ta thường có các cách pha chế khác nhau cho thức uống của mình. Để làm phần nước trà cơ bản, người ta sử dụng các loại trà đen (Ô long và Earl Grey), trà xanh (trà hoa nhài) và đôi khi cả cà phê.

Sự có mặt của sữa trong món trà trân châu cũng tạo nên một dấu ấn về hương vị cho những ai đã từng uống qua thức uống này. Người Hong Kong thường pha một nửa trà và một nửa cà phê trong món trà trân châu. Ở phương Tây, để phục vụ những người bị dị ứng đường sữa, người ta thay thế sữa bằng sữa đậu nành. Việc thay thế này làm món trà trở nên đặc hơn, đồng thời cũng tạo cho trà sữa một hương vị khác lạ mới mẻ.

Những viên trân châu thường được xem như “linh hồn” của món trà. Khi uống trà sữa, người ta thường phải sử dụng những chiếc ống hút loại to và cứng, để các viên trân châu có thể được hút lên dễ dàng. Viên trân châu phải có vị dai vừa phải như kẹo dẻo, trân châu cứng nghĩa là chưa được nấu kỹ, trân châu nhão nghĩa là bị nấu quá tay. Viên trân châu thường được làm từ các loại khoai ngọt, có thể có nhiều màu sắc khác nhau. Ở Việt Nam, trà sữa đôi khi còn được uống kèm với thạch, thạch dừa, bánh flan hoặc viên thủy tinh.

Ngắm qua những hương vị được pha cùng với trà trân châu, ta mới thấy được sự đa dạng vô cùng của thức uống đơn giản mà quyến rũ này. Từ những hương vị trái cây như dâu, táo xanh, chanh dây, xoài, chanh, dưa hấu, nho, vải, đào, dứa… cho đến những sáng tạo độc đáo như bánh pudding, mocha, mè, hạnh nhân, gừng, hoa hồng, caramel… trà trân châu để người uống tự chế biến nên thức uống của riêng mình, mỗi hương vị phản ánh một cách cảm nhận ẩm thực rất riêng, tạo nên sự phong phú cho cả thức uống và người thưởng thức.

Mặc dù chỉ mới xuất hiện gần đây, món trà trân châu này đã chiếm được nhiều cảm tình của những người đam mê ẩm thực trên thế giới. Mang trong mình sự biến hóa tài tình và hương vị quen thuộc nhưng độc đáo, trà trân châu đã trở thành một trong những món ăn uống vặt đáng nhớ của những thế hệ học trò hôm nay.

Sưu tầm

Chuyển đến trang:   1 , 2, 3,