SK-1: Phân biệt giữa Coronavirus, cảm cúm, và cảm thường

Recent Pages:  1234, 5678, 9,

Sự khác nhau giữa COVID-19 và virus cúm

Triệu chứng của COVID – 19 và các loại cúm đều khá giống nhau tuy nhiên lại khác biệt về cách thức lây nhiễm. 

COVID-19 và virus cúm giống và khác nhau như thế nào?

Thứ nhất, virus COVID-19 và cúm đều giống nhau về triệu chứng ở đường hô hấp, từ không có biểu hiện cho đến biểu hiện nhẹ, nặng và có thể chuyển thành tử vong.

Thứ hai, cả hai loại virus này đều có thể lây nhiễm qua tiếp xúc, sự phát tán của virus vào không khí (phạm vi 3m, virus Covid-19 có thể tồn tại trong không khí tối đa 3 giờ ) và vật truyền trung gian (tiếp xúc với bề mặt có chứa virus, sau đó chạm vào mũi, mắt, và miệng) . Do đó, các biện pháp như vệ sinh tay, che miệng khi ho bằng khăn giấy có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm.

Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch rửa tay chứa cồn sẽ giúp giảm thiểu khả năng lây lan của virus bao gồm cả COVID-19 & virus cúm .

Mặc dù triệu chứng của Coronavirus (Covid-19), cảm cúm (influenza), và cảm thường (common cold) có nhiều điểm giống nhau, giữa các bệnh này có một vài điểm khác nhau có thể gợi ý về mỗi loại virus.

Virus Sars-Cov-2, khác với virus cảm thường, thường tấn công vào phần dưới của hệ hô hấp như phổi nên các triệu chứng thường nặng hơn, và khi có triệu chứng thì nguy hiểm hơn.

Về tốc độ lây lan

So với vi rút COVID-19, virus cúm nói chung có thời gian ủ bệnh (thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi xuất hiện triệu chứng) và khoảng thời gian nối tiếp (thời gian giữa các ca mắc liên tiếp) ngắn hơn.

Với COVID-19, thời gian nối tiếp là 1-14 ngày, trong khi virus cúm là 3 ngày.

Bên cạnh đó, với COVID – 19, trẻ em cũng ít bị ảnh hưởng hơn người lớn. Các dữ liệu nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng, trẻ em (nhóm 0 – 19 tuổi) có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.

Cũng giống như các loại virus gây viêm đường hô hấp khác, Covid-19 có cơ chế nhiễm và gây bệnh như sau: Sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con. Khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế, chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Đây gọi là giai đoạn ủ bệnh (trong vòng 2 đến 14 ngày sau khi bị nhiễm virus).

Đến một lúc nào đó, tuỳ thuộc vào sức khỏe mỗi người, số lượng virus đủ lớn sẽ phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người, bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh.

Như vậy, trong giai đoạn ủ bệnh, người mang virus không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó, họ có khả năng âm thầm lây truyền virus sang người khác.

Để phòng tránh bị nhiễm virus hay lây truyền cho người khác, chúng ta phải cố gắn ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình. Đó là những phương pháp tránh tập trung chỗ đông người, đứng xa người nghi nhiễm bệnh trên 2 m, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay kỹ ít nhất 20 giây, hạn chế dụi mắt mũi khi tay bẩn, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên để tăng hệ miễn dịch… Chúng ta nên tự chăm sóc và bảo vệ mình bằng những biện pháp trên.

“ Kết quả cuộc thử nghiệm của các nhà khoa học thuộc chính phủ Mỹ cho thấy virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19 có thể tồn tại trong không khí tối đa 3 giờ và tối đa 3 ngày trên một số bề mặt”, bà Neeltje van Doremalen, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quốc gia về dị ứng và bệnh truyền nhiễm thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), cho biết, theo AP ngày 12/3/2020. Các nhà khoa học cho biết họ đã dùng thiết bị phun sương để phun các mẫu SARS-CoV-2 vào không khí, giả lập tình huống bệnh nhân COVID-19 ho hoặc hắt hơi.

Nhóm nghiên cứu phát hiện:

  •  SARS-CoV-2 có thể tồn tại tối đa 3 giờ trong không khí;
    – Tối đa 4 giờ trên bề mặt làm bằng chất liệu đồng;
    – Tối đa 24 giờ trên bìa giấy cứng
  • và tối đa 2-3 ngày trên nhựa và thép không gỉ.

Kết quả thử nghiệm đối với những mẫu virus SARS-CoV gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) cũng đưa ra kết quả tương tự.

Cuộc thử nghiệm đã được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Rocky Mountain của NIH ở thành phố Hamilton, bang Montana (Mỹ). Nhiều nhà khoa học của NIH, Đại học Princeton và Đại học California tham gia công trình nghiên cứu được tài trợ bởi chính phủ và Quỹ khoa học quốc gia Mỹ.

Nhóm nghiên cứu đã nhấn mạnh kết quả thử nghiệm này không để chứng minh rằng có thể nhiễm bệnh nếu hít phải virus Corona trong không khí hoặc chạm vào bề mặt bị nhiễm virus này.” Chúng tôi không hề có ý nói rằng có lây lan virus này qua đường khí dung”, mà cho thấy virus có thể sống sót trong thời gian dài trên một số điều kiện nhất định, bà Van Doremalen nói.

Cuộc thử nghiệm cho thấy giá trị và tầm quan trọng của khuyến cáo về tăng cường giữ vệ sinh cá nhân”, bà Julie Fischer, giáo sư chuyên ngành vi sinh học tại Đại học Georgetown, cho biết.”Những gì chúng ta cần làm hiện giờ là rửa tay thường xuyên, nhận thức được rằng bệnh nhân COVID-19 có thể làm nhiễm bẩn các bề mặt và tránh chạm tay vào mặt”, bà Fischer nói với AP.“ Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu, tiếp tục tìm kiếm cách tốt nhất để tiêu diệt SARS-CoV-2. Tuy nhiên, làm sạch các bề mặt bằng thuốc tẩy pha loãng có thể giúp loại trừ SARS-CoV-2”, chuyên gia Doremalen khuyến nghị.

Về triệu chứng

Các triệu chứng bệnh khá giống nhau như đau họng, mệt mỏi và ho khan có thể cùng xuất hiện ở những bệnh nhân bị cúm, cảm lạnh thông thường, dị ứng và COVID-19. Điều này khiến không ít người bệnh chủ quan, bác sĩ cũng khó chẩn đoán chính xác nếu không làm xét nghiệm cụ thể.

Tuy nhiên, theo trang Business Insider, người bệnh COVID-19 thường không bị sổ mũi hay hắt hơi nhiều.

Có thể phân biệt COVID-19 với bệnh cảm lạnh thông thường, dị ứng và cúm qua 3 triệu chứng biểu hiện phổ biến và rõ ràng nhất là sốtho khan và khó thở. Trong đó, khó thở chính là triệu chứng không liên quan với cảm lạnh hay cúm, mặc dù khá phổ biến với các chứng dị ứng.

Nếu bạn bị hắt hơi hay sổ mũi, nhiều khả năng bạn không bị COVID-19. Cúm có xu hướng gây cảm giác đau nhức khó chịu trong cơ thể hoặc mệt mỏi hơn COVID-19. Virus COVID – 19 sau khi xâm nhập cơ thể sẽ tác động trước tiên tới phổi và thường gây sốt, ho khan, khó thở.

Bảng so sánh các triệu chứng của COVID-19 so với các bệnh phổ biến khác

Triệu chứngCOVID-19Cảm lạnh thông thườngCúmDị ứng
SốtPhổ biếnHiếmPhổ biếnĐôi khi
Ho khanPhổ biếnVừa phảiPhổ biếnĐôi khi
Khó thởPhổ biếnKhôngKhôngPhổ biến
Đau đầuĐôi khiHiếmPhổ biếnKhông
Đau nhức khó chịu trong cơ thểĐôi khiPhổ biếnPhổ biếnKhông
Đau họngĐôi khiPhổ biếnPhổ biếnKhông
Mệt mỏiĐôi khiĐôi khiPhổ biếnĐôi khi
Tiêu chảyHiếmKhôngĐôi khiKhông
Sổ mũiHiếmPhổ biếnĐôi khiPhổ biến
Hắt hơiKhôngPhổ biếnKhôngPhổ biến

  (Nguồn: Shayanne Gal/Business Insider)

Về độ mức độ tổn thương

Mặc dù 2 loại virus có một số triệu chứng khá tương đồng, tuy nhiên mức độ tổn thương lại khác nhau.

Đối với COVID-19, dữ liệu cho đến nay cho thấy 80% trường hợp nhiễm trùng là nhẹ hoặc không có triệu chứng, 15% là nhiễm trùng nặng – cần oxy và 5% là nhiễm trùng nghiêm trọng – cần phải thở máy. Tỉ lệ số ca nhiễm trùng nặng và nghiêm trọng sẽ còn có thể cao tỉ lệ nhiễm cúm.

Trong khi những người có nguy cơ nhiễm cúm nặng nhất là trẻ em, phụ nữ có thai, người già, những người có bệnh nền mãn tính và những người bị ức chế miễn dịch thì đối với COVID-19, hiện tại, người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng nặng cao nhất.

Đặc biệt, tỷ lệ tử vong do COVID – 19 cao hơn so với cúm, đặc biệt là cúm theo mùa. Dữ liệu cho đến nay cho thấy tỷ lệ tử vong là từ 3-4%. Đối với cúm theo mùa, tỷ lệ tử vong thường dưới 0,1%.

Phương pháp chữa trị cho COVID-19 và virus cúm

Mặc dù có một số phương pháp trị liệu đang được thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc và hơn 20 loại vắc-xin đang được phát triển cho COVID-19, nhưng cho đến nay chưa có một loại vắc-xin hay liệu pháp chính thức nào được công nhận cho COVID- 19.

Ngược lại, các loại cúm hiện nay đều có thuốc đặc trị và vắc xin. Các vắc xin cúm hiện nay đều không hiệu quả đối với COVID-19.

(nguồn tham khảo: WHO, Business Insider, tuoitre.vn)

Phân biệt giữa Coronavirus, cảm cúm, và cảm thường
by Dr. Wynn Trần 

Uploaded by Dr. Wynn Tran Official

Phân Biệt Giữa Coronavirus, Cảm Cúm Và Cảm Thường

Tác giả: Dr. Wynn Tran

Mặc dù triệu chứng của Coronavirus (Covid-19), cảm cúm (influenza), và cảm thường (common cold) có nhiều điểm giống nhau, giữa các bệnh này có một vài điểm khác nhau có thể gợi ý về mỗi loại virus.

Virus Sars-Cov-2, khác với virus cảm thường, thường tấn công vào phần dưới của hệ hô hấp như phổi nên các triệu chứng thường nặng hơn, và khi có triệu chứng thì nguy hiểm hơn.

Đặc điểm có thể phân biệt

 Covid-19

– Sốt cao (trên 102 độ F hay 39.4 độ C), ho khan, đau cổ họng
– Khó thở, như bị đuối nước (gọi 115 hay BS ngay lập tức)
– Viêm phổi thường có 3 triệu chứng trên

 Cảm cúm:

– Sốt, đau nhức toàn thân
– Nhức đầu
– Nóng lạnh

 Cảm thường:

– Sổ mũi, ho có nước và đờm
– Hắt xì

Lưu ý: đây chỉ là những gợi ý các triệu chứng dựa trên các bài nghiên cứu về Corona, cảm thường, và cảm cúm. Chẩn đoán bệnh cuối cùng phải do BS thực hiện

 Để phòng ngừa Coronavirus, quý vị nhớ:
– Rửa tay thường xuyên với xà phòng
– Uống nước ấm đầy đủ, giữ cổ họng ẩm nếu như bị đau cổ họng
– Súc miệng và vệ sinh răng
– Tập thể dục thường xuyên để tăng hệ miễn dịch
– Ngủ đủ giấc, bớt nghe và xem tin đồn trên Facebook
– Đeo khẩu trang nếu có triệu chứng hô hấp hay đến nơi có nguy cơ dịch bệnh

Làm sao để tránh lây nhiễm Covid-19?

Doctor WYNN TRAN

Doctor Wynn Trần viết lại một hướng dẫn đơn giản có tính khoa học cách tránh lây nhiễm bệnh Covid-19. Thật ra, tất cả những điểm này Doctor đã viết trước đây (như cấu trúc virus, thời gian tồn tại bên ngoài, cách lây nhiễm..) giờ thì Doctor viết ngắn lại thành các hướng dẫn thực tế.

Làm sao để tránh lây nhiễm Covid-19

1. Virus Sars-Cov-2 (gây ra bệnh Covid-19) không phải là vật thể sống, nó chỉ là một chuỗi phân tử đơn RNA, được bao phủ bởi một lớp vỏ mỡ (lipid) bên ngoài. Để tồn tại và lan truyền, virus cần phải vào được tế bào chủ (host), thường ở phổi và đường hô hấp. Trên vỏ lipid của virus có các gai (S protein) để giúp virus bám vào tế bào chủ. Làm tan vỡ lớp màng lipid sẽ khiến virus không hoạt động.

2. Virus dễ vỡ và bị phân rã do môi trường và nhiệt độ. Rửa tay với xà phòng trên 20 giây, cọ xát các ngón tay thật mạnh là cách hữu hiệu để huỷ virus do xà phòng làm tan vỏ lipid của virus. Virus thường không tồn tại ở nhiệt độ cao nên quý vị có thể dùng nước ấm để rửa tay (nhớ cọ xát mạnh) và giặt đồ.

3. Virus cũng dễ tan vỡ với các chất tẩy rửa có sẵn trong nhà. Rượu có độ cồn trên 65% sẽ làm tan lớp vỏ mỡ của virus. Lưu ý là các loại rượu uống ở nhà không đủ mạnh. Chất tẩy rửa Bleach hiệu quả trong việc huỷ virus, có thể pha 4 muỗng trà (teaspoon) chất tẩy với 1 ly nước nhỏ (1 quart) là đủ diệt virus. Các chất khác 0.5% hydrogen peroxide hay 0.1% sodium hypochlorite cũng hiệu quả.

4. Virus có thể ở ngoài không khí đến 3 giờ, ở bề mặt giấy đến 1 ngày, và bề mặt kim loại đến 3 ngày. Vì vậy, chùi rửa vật dụng trong nhà thường xuyên bằng các chất trên sẽ làm diệt virus.

5. Ở nhiệt độ thấp và ẩm ít, cấu trúc virus ổn định có thể khiến chúng tồn tại lâu hơn, đặc biệt trong môi trường kín như toà nhà hay dùng máy lạnh. Môi trường nóng, ánh sáng, và thoáng khí sẽ giúp virus khó phát tán hơn. Trời đang vào xuân, quý vị nên mở cửa thoáng mái có nắng ấm.

6. Virus sẽ không xuyên qua làn da lành lặn. Giữ vệ sinh da, dùng lotion để không bị da khô gây ra các vết nứt. Cắt ngắn móng tay và chân hạn chế các ổ vi khuẩn và virus trên người.

7. Không nên tự dùng UV light để diệt virus trên người. Các BV và phòng khám có thể dùng UV light để khử trùng nhưng quý vị không nên tự dùng tia UV do rủi ro về ung thư da.

Dr. Wynn Tran, Los Angeles, USA

# 169. Coronavirus Livestream 03/30/2020 Xông hơi có chữa được Covid-19?

by Dr. Wynn Trần

Uploaded by Dr. Wynn Tran Official

# 173. Cách ngăn ngừa lây nhiễm
Covid-19 dễ làm

by Dr. Wynn Trần

Uploaded by Dr. Wynn Tran Official

Nguồn:
– Fb Huynh Wynn Tran (Doctor- Bác sĩ Wynn Tran)
– Youtube channel: Dr. Wynn Tran Official

Chi tiết về việc tránh lây nhiễm từ Đại học John Hopkins và Dr. Wynn Tran đã gửi ra:

* Virus không phải là một sinh vật sống, mà là một phân tử protein (DNA) được bao phủ bởi một lớp lipid bảo vệ (chất béo), khi được hấp thụ bởi các tế bào của niêm mạc mắt, mũi hoặc buccal, làm thay đổi mã di truyền (đột biến) và chuyển đổi chúng thành các tế bào xâm lược và có khả năng nhân bản.

* Vì virus không phải là một sinh vật sống mà là một phân tử protein, nó không bị giết mà tự phân rã. Thời gian phân rã phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và loại vật liệu nơi nó nằm.

* Virus rất dễ vỡ; điều duy nhất bảo vệ nó là một lớp mỡ mỏng bên ngoài. Đó là lý do tại sao bất kỳ xà phòng hoặc chất tẩy rửa là cách tốt nhất, bởi vì bọt có thể đánh tan lớp mỡ đó (đó là lý do tại sao bạn phải chà xát thật nhiều: trong 20 giây trở lên, để tạo ra nhiều bọt). Bằng phá huỷ lớp chất béo, phân tử protein tự phân tán và tự phân hủy.

* NHIỆT làm tan mỡ; Đây là lý do tại sao rất tốt để sử dụng nước trên 25 độ C để rửa tay, quần áo và mọi thứ. Ngoài ra, nước nóng tạo ra nhiều bọt hơn.

* Bất kỳ hỗn hợp nào có độ cồn trên 65% đều có thể làm tan mỡ, đặc biệt là lớp lipid bên ngoài của virus.

* Hỗn hợp 4 teaspoons phần thuốc tẩy và 1 lit nước (4 teaspoons bleach per quart of water and leave solution on the surface for at least 1 minute) có thể trực tiếp đánh tan protein, phá vỡ nó từ bên trong.

* Virus không phải là một sinh vật sống như vi khuẩn; bạn không thể diệt nó với kháng sinh.

* KHÔNG BAO GIỜ lắc giũ quần áo, tấm ga giường hoặc vải đã sử dụng hoặc chưa sử dụng. Khi virus bám vào một bề mặt nó sẽ tự tan rã chỉ trong khoảng 3 giờ (vải và xốp), 4 giờ (đồng, vì đồng có tính sát trùng tự nhiên và gỗ, vì gỗ loại bỏ tất cả độ ẩm và không để nó bóc ra và tan rã), 24 giờ (bìa cứng), 42 giờ (kim loại) và 72 giờ (nhựa). Nhưng nếu bạn lắc giũ các vật dụng, virus sẽ tách ra và trôi nổi trong không khí tới 3 giờ và có thể đọng lại trên da bạn.

* Các phân tử virus rất ưa nhiệt độ thấp. Chúng cũng cần độ ẩm để tồn tại, và đặc biệt là bóng tối. Do đó, môi trường khô, ấm và sáng sẽ làm suy giảm nó nhanh hơn.

* Virus KHÔNG THỂ đi qua làn da khỏe mạnh.

* Giấm KHÔNG hữu ích vì nó không phá vỡ lớp mỡ bảo vệ virus.

* SPIRITS, VODKA, KHÔNG CÓ TÁC DỤNG. Vodka mạnh nhất là 40% cồn, và bạn cần 65%.

* LISTERINE TRỊ NÓ! Đó là cồn 65%.

* Không gian càng bít bùng, càng có nhiều virus. Càng mở hoặc thông gió tự nhiên, càng ít.

* Nhắc lại: bạn phải rửa tay trước và sau khi chạm vào niêm mạc, thực phẩm, ổ khóa, chìa khoá, tay nắm cửa, công tắc, điều khiển từ xa, điện thoại di động, đồng hồ, máy tính, bàn, TV, vv Và khi sử dụng nhà vệ sinh.

* Bạn phải giữ ẩm da tay vì rửa tay nhiều sẽ làm tay bạn rất khô, và các phân tử virus có thể ẩn trong các vết nứt nhỏ trên tay. Dùng kem dưỡng ẩm càng dày càng tốt.

* Đồng thời để móng tay ngắn thôi để virus không ẩn ở đó.

Nguồn: Tổng hợp từ các bài chia sẻ của Dr. Wynn Trần và Đại học John Hopkins.

Virion của SARS-CoV-2 với coronae có thể nhìn thấy.

Virus học

Phát sinh

Động vật được bán để làm thức ăn bị nghi ngờ là nơi chứa hoặc trung gian cho virus vì nhiều người nhiễm bệnh đầu tiên được xác định là công nhân tại Chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, họ tiếp xúc nhiều hơn với động vật, ăn uống các thực phẩm từ động vật hoang dã. Một chợ bán động vật sống để làm thức ăn cũng bị đổ lỗi trong Dịch SARS vào năm 2003; những nơi như vậy được coi là một “vườn ươm” hoàn hảo cho mầm bệnh mới. Nhưng đó chỉ là giả thuyết của chính phủ Trung Quốc. Hiện giờ các nhà khoa học đang tiếp tuc tìm kiếm.

Truyền nhiễm

Sự lây truyền từ người sang người đã được xác nhận. Có báo cáo đã cho rằng lây nhiễm ngay cả trong thời gian ủ bệnh.

Source: Wiki