Suy ngẫm

Trích đoạn từ “Lục Đại chân kinh – by Sư Toại Khanh”

Tu hành là tập nhìn từ trên nhìn xuống, nhìn từ dưới nhìn lên, nhìn từ ngoài vào trong, và từ trong nhìn ra,

Ở trên nhìn xuống để bao dung độ lượng, ở dưới nhìn lên để thấy mình thấp bé cần trau dồi, ở trong nhìn ra để thấy mình cảm thông và ở ngoài nhìn vào để có sự khách quan.

Tinh thần vô ngã là kiểu nhận thức quan sát được bản thân mình từ mọi phía. Phải tập có cái nhìn từ nhiều góc độ mới thật sự nhận ra mình là người như thế nào. Chỉ có hành giả tứ niệm xứ mới cảm nhận được điều mà người không phải hành giả không cảm nhận được.

Sống chậm thử một ngày, làm cái gì biết cái nấy. Lúc đó có dịp quan sát mình.
Chỉ cần một ngày thôi; không tốn kém tiền bạc nhưng mình sẽ trở thành con người dễ thương hơn và an toàn hơn.

Đời sống vốn đầy bất trắc, chỉ kẻ nào bình tĩnh kẻ đó mới có nhiều cơ hội phản ứng kịp thời đúng lúc.
Sống càng thất niệm chừng nào thì cơ hội đối phó với bất trắc càng nhiều.
Sống chậm là làm gì biết nấy, ta nhìn ta như nhìn một người khác.

Trong Tây Du, thầy Tam Tạng trên đường thỉnh kinh từ Lôi Âm trở về Trung thổ, khi đi ngang bến Lăng Vân, nhìn dòng nước trôi bên dưới thấy một xác người. Nhìn kỹ lại giật mình, đó chính là xác của mình. Nếu một ngày nào đó mình nhìn mình như ngài Huyền Trang nhìn thấy xác của mình trôi sông… (từ Lục Đại chân kinh – by Sư Toại Khanh)

Nguồn: Toại Khanh Readers

Chìa khoá của bạn ở đâu?

– Một người phụ nữ thường than phiền trách móc: “Tôi sống rất buồn khổ, vì chồng tôi thường vắng nhà!”, cô ta đã đem chìa khóa niềm vui của mình đặt vào tay chồng.

– Một người mẹ khác thì nói: “Con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!”, bà đã trao chìa khóa vui của mình vào tay con trai.

– Một vị trung niên của một công ty thở dài nói: “Công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi giảm sút!”, anh ta lại đem chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ.
– Bà cụ kia than thở: “Con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ!”

– Một thanh niên trẻ từ tiệm sách bước ra la lên: “Thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét”.

Những người này đều có một quyết định giống nhau, đó là để người khác khống chế tâm tình của mình. Lúc chúng ta cho phép người khác điều khiển và khống chế tinh thần chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị hại, đối với tình huống hiện tại không có phương pháp nào khác nên trách móc và căm giận trở thành chọn lựa duy nhất của chúng ta.

Chúng ta bắt đầu trách móc người khác đồng thời chúng ta cũng truyền tải một yêu cầu là, “Tôi khổ như vậy là do anh/ chị/con… và anh/chị/con… phải chịu trách nhiệm về nổi khổ này!” Lúc đó chúng ta đem trách nhiệm trọng đại phó thác cho những người xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui.

Chúng ta dường như thừa nhận mình không có khả năng tự chủ lấy mình, mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối mình. Những người như thế làm người khác không muốn tiếp cận, nhưng nhìn mà thấy sợ.

Nhưng, một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Tinh thần người đó ổn định, biết chịu trách nhiệm về chính mình không đỗ lổi cho người khác; biết làm chủ cảm xúc và biết tạo cũng như giữ được niềm vui cho chính mình, như thế thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày người đó sẽ thảnh thơi vui vẻ không bị áp lực từ người khác.

Chìa khóa của bạn ở đâu rồi?
Đang nằm trong tay người khác phải không?
Hãy nhanh lên mà lấy lại bạn nhé!
.
(Sưu tầm)

 

This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink. Post a comment or leave a trackback: Trackback URL.

Post a Comment

Your email is never published nor shared. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*
*