SEN NỞ HỒ TÂM
Thích Tánh Tuệ
Chuyện người mù và người què
Lúc đó, có một vị thiện tri thức cho họ lời khuyên: “Các anh đều có thể thoát được nạn cháy, có thể thoát ra được ngôi nhà lửa này. Làm cách nào để thoát? Người mù hãy sử dụng đôi mắt của người què và người què sử dụng đôi chân của người mù.” Họ liền theo chỉ dẫn của thiện tri thức. – Có phải người què móc mắt của mình ra rồi gắn vào hốc mắt của người mù chăng? Bất kỳ một cuộc giải phẫu với phương pháp ấy đều thất bại cả. Nếu như người ta tìm cách gắn đôi chân của người mù vào thân của người què cũng đều là vấn đề nan giải, vượt qua ngoài quy luật tự nhiên. Thế thì họ làm sao?
Họ tạo ra một tình huống tốt nhất bằng cách người mù cõng người què.
Người què có mắt nên hướng dẫn: “Quẹo phải, quẹo trái, đi thẳng,” người mù có đôi chân, tuy không thấy đường nhưng có thể ( Tin ) nghe được lời chỉ dẫn của người què. Nhờ nghe lời khuyên đúng lúc và hợp lý, cả hai đều tự xoay xở để tự cứu được mình.
Thưa, nếu chúng ta chỉ đơn thuần có Niềm Tin mà không được Trí Tuệ soi sáng, chúng ta sẽ bước những bước chân (hành động) mù lòa . Nếu chúng ta có Trí Tuệ mà không có Niềm Tin, chúng ta có cái ” thấy xa trong rộng ” nhưng lại hạn chế bởi sự què ( không hành động ) nên rốt cùng cũng không có lợi ích chi. Niềm Tin & Trí Tuệ là đôi cánh bất khả phân của người tu Phật vậy
Thích Tánh Tuệ
Sen nở hồ tâm
Thước đo của một người tu hay đang hướng tâm tu không phải là kiến thức nhiều, nghe nhiều, đọc nhiều, hoat động từ thiện hay truyền bá Phật pháp nhiều. Mà là Chánh Niệm Tỉnh Giác, bớt tham-sân-si, chấp ngã, sống với bốn tâm cao thượng Từ, Bi, Hỉ, Xã, và không phân tích, chỉ trích mọi người. Điều này được phản ảnh qua ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh, lắng đọng của người đó.
Xin hiểu, ”Không phân tích, chỉ trích ” trong đoạn văn trên đây hoàn toàn khác với không góp ý xây dựng, cảnh tỉnh, khuyên nhắc..- Phân tích, chỉ trích thường là khuynh hướng của thói quen ưa soi mói và rêu rao lầm lỗi của người khác, đây là biểu hiện của những tâm thái tiêu cực. Góp ý xây dựng, cảnh tỉnh, khuyên nhắc.. phải là hành động xuất phát từ lòng Thương Yêu Chân Thành, muốn người khác hoàn thiện và tốt hơn.
Vậy khi chuẩn bị góp ý, chỉ lỗi người khác, điều bạn cần làm trước tiên đó là xét xem những lời mình sắp nói ra được khởi đi từ động cơ nào, nói ra với tâm thương yêu hay với tâm chỉ trích.
Kinh Pháp Cú đức Phật có dạy:
Muốn khuyên, muốn dạy dỗ ai
Trước tiên hãy tự sửa nơi chính mình.
Đích thân gương mẫu thực hành
Rồi sau mới dạy điều lành, điều hay!
Sửa mình quả thật khó thay!
(Kinh Pháp cú 159)
Namo Buddhaya
Bodhgaya monk
Khoảng Cách
Mình giống nhau đôi mắt
Mà khác nhau cách nhìn
Bức tranh đời thơ mộng
Anh thích, em phê bình.
Mình giống nhau đôi tai
Cách nghe không đồng điệu
Em thích nhạc u hoài
Anh chê buồn, không chịu.
Mình giống nhau đôi môi
Mà không cùng cách nói
Người chân thật từng lời
Người thường hay gian dối!
Mình giống nhau trái tim
Nhưng không cùng nhịp đập.
Em tìm kẻ chung tình
Anh ưa nhìn dáng dấp.
Mình giống nhau khối óc
Suy nghĩ hoài khác xa
Những điều làm em khóc
Anh lại cười ha ha..
Phải chăng vì như vậy
Vui, buồn riêng biết thôi
Vẫn chưa lần Hiểu lấy
Vẫn gần mà xa xôi..
Chủ Nhật em đi lễ
Anh đến quán cà phê
Song hành trên lối nhỏ
Lối rẻ vào, cách chia .
Thích Tánh Tuệ
Dù làm bao nhiêu việc
Ích lợi cho người khác
Cũng đừng quên “Giải Thoát”
Là mục đích cuối cùng .
(Kinh Pháp Cú )
Người gửi bài: Ngô Đức Cửu
Nguồn: thuvienhoasen