MUA ĐỨC

MUA ĐỨC

Cuối năm, sau khi tính toán sổ sách, ông phú hộ nọ, gọi người quản gia đến, đưa cho sấp giấy nợ và nói:

Chú hãy đi đến các làng bên, xem ai còn thiếu nợ thì lấy nợ giùm ta; sau đó chú xem nhà ta còn thiếu cái chi, chú lấy tiền đã đòi được đó mà mua về cho ta nhé.

Người quản gia vâng lời ra đi, cứ đến làng nào có người thiếu nợ thì tập họp họ lại rồi nói:

– Cuối năm rồi, chủ tôi nhắn với quý vị rằng, ai có khả năng trả nợ thì trả, có ít trả ít, có nhiều trả đủ, ai không có khả năng cũng không sao. Kể từ hôm nay, chủ tôi sẽ xóa hết số nợ mà mọi người không có khả năng trả.

Nói rồi, người quản gia đem từng tờ giấy nợ ra và gọi từng người, hỏi xem họ trả được không? Hoặc trả được bao nhiêu? Còn lại đốt bỏ giấy ghi nợ, sau khi thu được một số nợ, người quản gia lại đem phân phát hết cho dân nghèo đói trong làng. Mọi người kinh ngạc hỏi tại sao? Anh nói với dân làng:

– “Lệnh của chủ kêu tôi làm vậy.”

Mọi người cảm động nghẹn ngào, cám ơn và khen ngợi ông chủ không ngớt.

Đi hết mấy làng có nợ, anh đều làm y như vậy. Xong việc anh trở về.

Ông chủ hỏi:

– Công việc thế nào?
Quản gia:- Dạ! Mọi việc xong cả rồi. Thưa ông chủ!
Ông chủ hỏi:- Chú mua được những gì cho ta?
Quản gia:- Dạ! Con chỉ mua cái “Đức” cho ông thôi.

Ông phú hộ hơi ngạc nhiên, im lặng suy nghĩ một hồi lâu, rồi lên tiếng:
-Thế cũng được, ta tin chú luôn sáng suốt! Thôi, chú mệt rồi, đi nghỉ đi.

Thời gian sau, chiến tranh, dịch bệnh nổi lên, ụp đến nhà ông phú hộ. Khiến nhà cửa tan tác, ông cùng vợ con phải tha phương cầu thực sang các làng khác. Ông rất ngạc nhiên, khi đến làng nào cũng có nhiều người lo lắng giúp đỡ cho ông cùng gia đình rất tận tình, chu đáo. Âm thầm dọ hỏi, ông mới biết được việc mà người quản gia đã làm lúc ấy. Ông tự nhủ:

– May mà chú ấy đã mua “Đức” cho ta, chứ nếu để tiền bạc, của cải thì trong cơn nguy biến thế này cũng không sao giữ được!

……….

( TT Sưu tầm )

This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink. Post a comment or leave a trackback: Trackback URL.

Post a Comment

Your email is never published nor shared. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*
*