Tượng Cổ Phật Giáo

Recent Pages:  1, 2, 3, 4,

Vẻ đẹp linh thiêng động Nghìn Phật

Con đường Tơ Lụa nay đã hoang vắng, nhưng động Nghìn Phật vẫn sừng sững giữa thiên nhiên

Động Nghìn Phật nằm ở tỉnh Đôn Hoàng, giữa hoang mạc Gobi, trên con đường Tơ Lụa danh tiếng năm nào.
Về lý do xây dựng động đá và những bức tượng Phật, có truyền thuyết kể rằng: Năm 366, cao tăng Lạc Tôn Vân chu du trên dải đất này, nhìn thấy kim quang lấp lánh trên núi, ẩn hiện hình tượng nghìn mắt nghìn tay. Ông biết rằng đây là vùng đất Phật, bèn đào một hang động thờ Phật ở chân vách phía Đông núi Ô Sa.Sau này, thiền sư Pháp Lương tiếp tục công việc, xây thêm nhiều động đá khác nhau và các bức tượng Phật bên trong.
.
dong1
Hang động ở Đôn Hoàng được vinh danh là thiên hạ đệ nhất động bởi sở hữu một quần thể lên tới 492 hang động và hơn 2.400 bức tượng Phật, cùng vô vàn bức bích họa, trải dài trên diện tích 45.000 m2.
Hơn 1.000 năm trôi qua, con đường Tơ Lụa nay đã hoang vu, nhưng động đá vẫn giữ vẹn nguyên vẻ đẹp trong con mắt du khách thập phương hành hương về đất Phật.
.
dong9
Những bức tượng nổi tiếng nhất ở Đôn Hoàng là hai bức tượng Phật và một số tượng Bồ Tát trong động thứ 248, là đỉnh điểm của nghệ thuật điêu khắc Trung Quốc.
.
dong4
Phong cách nghệ thuật của những bức bích họa trong động Đôn Hoàng chịu ảnh hưởng của 2 phong cách bích họa Trung Nguyên. Các bức theo phong cách Tào gia có hình Phật mặc áo cà sa nhiều nếp gấp, vải mềm như bị ướt nước. Phong cách thứ 2 là phong cách bích họa đời Đường, chú trọng vào quần áo, cân đai của nhân vật.
.
dong5
Trong động có chứa Kinh Phật với 5 vạn bản kinh chép tay, tư liệu lịch sử, tranh lụa, tranh khắc gỗ và các tác phẩm thư pháp, được ca tụng là “Thư viện trên vách đá”. Khối lượng khổng lồ này đòi hỏi một phòng tranh dài 25km mới đủ để trưng bày hết, chẳng khác gì những kì động chứa bí kíp được mô tả trong những câu chuyện kiếm hiệp.
.
dong3

Long Môn động được coi là kho báu “cất giữ” số lượng lớn các tác phẩm điêu khắc Phật giáo cổ của Trung quốc.

Được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, hang động Longmen (hay Long Môn động) là một kho báu “cất giữ” số lượng lớn các tác phẩm điêu khắc Phật giáo cổ của Trung quốc.

Nơi này nằm cách thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam, Trung Quốc khoảng 12km về phía Nam và là một trong 3 hang động nổi tiếng nhất đất nước này.

dong6

Là một công trình được khắc hoàn toàn từ đá và dựa trên nền của các hang động rộng lớn tại vùng Lạc Dương, tên của nơi này theo tiếng Trung có nghĩa là “Cổng rồng”.

Nguồn gốc của cái tên này xuất phát từ hình dáng hai bên sườn núi – nơi các hang động được chạm khắc, kết hợp với dòng sông Yi ở giữa nhìn như một cánh cổng vòm.

Hang động được khởi công từ năm 493, thuộc triều đại Bắc Ngụy (năm 386 – 534), khi mà giai cấp thống trị chuyển đến Lạc Dương.

Nó tiếp tục được xây dựng thông qua 6 triều đại kế tiếp nhau, tổng cộng trải dài hơn 400 năm.

Hang đá Long Môn còn giữ lại nhiều tài liệu vật thể lịch sử về tôn giáo, mỹ thuật, thư pháp, âm nhạc, trang phục, y dược, kiến trúc và giao thông của Trung Quốc và nước ngoài.

Bởi vậy, cụm hang đá Long Môn còn là viện bảo tàng nghệ thuật điêu khắc đá cỡ lớn của Trung Quốc.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, Long Môn động có 2.345 hang động và hốc, 2.800 câu thơ chạm khắc, 50 tháp Phật, 100.000 pho tượng Phật.

Trong đó hang Tân Dương, chùa Phụng Tiên và hang Cổ Dương là tiêu biểu nhất.

Hang giữa Tân Dương là tác phẩm tiêu biểu của thời Bắc Ngụy (năm 386 – 512 ). Hang này thi công trong suốt 24 năm mới hoàn thành, là hang khắc tạc trong thời gian lâu nhất. Trong hang có 11 pho tượng Phật lớn.

Thích Ca Mâu Ni là pho tượng chính trong đó, mặt mày thanh tú, tự nhiên, được coi là kiệt tác nghệ thuật điêu khắc đồ đá của thời Bắc Ngụy.

Trước tòa Phật Thích Ca Mâu Ni có tạc hai con sư tử đực khỏe mạnh. Hai đệ tử đứng và hai Bồ tát ở bên phải và bên trái, nét mặt của Bồ Tát đang mỉm cười chăm chú, trông hiền từ đôn hậu.

Trong hang còn khắc tạc nhiều pho tượng Bồ Tát và tượng các đệ tử đang lắng nghe kinh Phật, trông rất sinh động.

Phụng Tiên là hang lớn nhất của cụm hang đá Long Môn, đại diện cho phong cách nghệ thuật khắc đá của thời nhà Đường (năm 618 đến năm 904 ).

Chiều rộng và chiều dài của chùa đều hơn 30m. Tất cả cụm điêu khắc trong chùa Phụng Tiên là một chỉnh thể nghệ thuật hết sức hoàn mỹ, trong đó phải kể đến pho tượng Phật Lư Sá (Vairocana) là một kiệt tác nghệ thuật tuyệt hảo.

Tổng chiều cao của tượng Phật Lư Sá khoảng 17m, đôi tai dài 2m, thân hình của tượng Phật đầy đặn trang nhã, hết sức sinh động.

Ánh mắt đầy trí tuệ Phật từ trên đưa xuống, vừa vặn gặp ánh mắt ngước lên của mọi người đến chiêm ngưỡng, khiến ai cũng cảm thấy sự rung động tự tâm linh mình, đầy sức hấp dẫn nghệ thuật.

Hang Cổ Dương là động được tạc sớm nhất trong cả cụm hang đá Long Môn, có nội dung phong phú nhất, là một hang nữa có tính đại diện của thời Bắc Ngụy.

Hang Cổ Dương có rất nhiều khám Phật, những khám Phật này phần lớn đều có lời đề, ghi lại họ tên của tác giả hồi bấy giờ, cũng như năm tháng cụ thể và nguyên do của nó.

Đây được coi là tài liệu quý giá để nghiên cứu thư pháp và nghệ thuật điêu khắc thời Bắc Ngụy.

“Long môn mười hai phẩm” là cột mốc lịch sử thư pháp Trung Quốc, phần lớn đều tập trung tại đây.

“Long môn mười hai phẩm” đã đại diện cho thân bia thời Ngụy, nét chữ ngay ngắn thành thạo, khí thế mạnh mẽ cứng cáp, là tinh hoa của nghệ thuật thư pháp khắc bia của hang đá Long Môn.

Trong hang cũng lưu lại những bài thuốc y học, có niên đại từ năm 575, chữa trị hầu hết mọi loại bệnh từ nguy kịch đến cảm lạnh thông thường. Rất nhiều trong số đó vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

Khu di tích khổng lồ này là một bằng chứng rõ ràng cho tài năng và sức sáng tạo, thay đổi tạo hóa của con người Trung Quốc nói riêng và loài người nói chung.

Nguồn: Xzone & Kenh14  

Bài đọc thêm về: THẠCH ĐỘNG ĐÔN HOÀNG (2)

Nguồn: thuvienhoasen

MỘT PHO TƯỢNG PHẬT GIÁO BẰNG THIÊN THẠCH
đã được khám phá từ năm 1938
Hoang Phong biên soạn

Lá thư tháng 10 / 2012 của Viện Nghiên Cứu Phật Học (Institut d’Etudes Bouddhiques) tại Pháp có đưa một tin khá… “hấp dẫn” !: “Một pho tượng Tây Tạng… từ trên trời rơi xuống!”. Thật ra thì đây là một câu chuyện khá kỳ thú đã được các hãng thông tấn và báo chí trên thế giới đưa tin. Hai bản tin tiêu biểu nhất được chuyển ngữ dưới đây là của Viện Nghiên Cứu Phật Học tại Pháp và của tổ hợp báo chí Le Monde.

1- Bản tin của Viện Nghiên Cứu Phật Học tại Pháp

Một pho tượng Tây Tạng… từ trên trời rơi xuống!

Câu chuyện cứ tưởng như là trong một cuốn phim mạo hiểm giả tưởng của Indiana Jones thế nhưng lại là chuyện có thật! Theo một bài báo trên tập san chuyên ngành Meteoritics and Planetary Science (“Thiên Thạch và Hành Tinh Học”) thì các nhà thiên văn học người Đức vừa cho biết là có một pho tượng Phật Giáo tạc bằng thiên thạch xưa một ngàn năm đã được một phái bộ thám hiểm của Đức Quốc Xã trước đây đã khám phá vào năm 1938 ở Tây Tạng. Các khoa học gia đặt tên cho pho tượng này là “Người bằng Sắt”, bởi vì pho tượng chỉ cao 24 phân thế nhưng lại cân nặng đến 10 Kí-lô. Pho tượng biểu trưng cho Vaisravana, là vị ” Vua Phật Giáo nơi Phương Bắc”, và người Tây Tạng thì gọi là Jambhala (Đa Văn Thiên / tiếng Hán: Douwen-tianwang / tiếng Nhật: Bishamon-ten, là một vị thần Phật Giáo rất được nhiều người biết đến).

Pho tượng được một phái bộ khoa học Đức Quốc Xã khám phá vào năm 1938 ở Tây Tạng, khi họ đến đây để dò tìm nguồn gốc của “giống dân Arya” (chữ Arya trong tiếng Phạn có nghĩa là những người cao cả. Người Đức Quốc Xã tự cho mình là thuộc vào giống dân siêu việt này và đã gửi phái bộ đến đây để dò tìm gốc gác của tổ tiên họ). Người ta vẫn chưa biết rõ trong trường hợp nào pho tượng này lại bị nhóm người Quốc Xã tóm thu, có thể là vì lý do trên bụng của pho tượng có khắc một chữ Vạn (Swastika) thật lớn, và chính ký hiệu này đã khiến cho phái bộ Đức chú ý nên đã mang pho tượng này về Đức (chữ Vạn cánh quay về phía phải – dextrorotation – được sử dụng để biểu thị cho chủ nghĩa Quốc Xã từ năm 1920. Chữ vạn với cánh quay sang bên trái – levorotation – là một biểu thị Phật Giáo thường thấy khắc trên các pho tượng Phật và các vị Bồ-tát. Thật ra thì dấu hiệu này đã xuất hiện vào khoảng 2500 năm đến 3000 năm trước công nguyên ở nhiều nơi trên địa cầu và thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau). Sau khi mang về Đức thì pho tượng được lưu trữ tại thành phố Munich trong một bộsưu tập tư nhân, và đã được đem ra bán đấu giá vào năm 2007. Nhờ dịp này mà pho tượng mới được các khoa học gia biết đến. Một nhóm chuyên gia của Viện Hành Tinh Học thuộc đại học Stuttgart (của Đức) dưới sự hướng dẫn của giáo sư Elmar Buchnerđã nghiên cứu pho tượng “Người bằng Sắt” này và khám phá ra là tượngđược tạc từ một khối thiên thạch (đá từ trên trời rơi xuống địa cầu) thuộc loại giàu chất sắt và rất hiếm.

2- Bản tin của báo Le Monde (28.09.2012)

Số phận lạ lùng của một pho tượng Tây Tạng tạc bằng thiên thạch

Quả thật đây là một câu chuyện đầy kịch tính: câu chuyện về một pho tượng Tây Tạng được tạc bằng thiên thạch và đã bị những người Đức Quốc Xã đánh cắp. Trang web của nhật báo The Guardian ngày thứ sáu 28 tháng 9 (2012) đã đưa tin về một pho tượng nhỏ xưa một ngàn năm, mang tên là “Người bằng Sắt” biểu trưng cho vị thần Vaisravana – một vị thần Phật Giáo bảo hộ cho xứ Tây Tạng.

Vào thập niên 1930 pho tượng này bị toán quân cận vệ SS của Hitler (SS là cách gọi tắt của chữ SchutzStaffel, tên gọi của đám cận binh được thành lập để bảo vệ Hitler và chủ nghĩa Phát Xít) đánh cắp. Thời bấy giờ, các người Phát Xít Đức rất quan tâm đến Tây Tạng và đã gửi người đến đây để dò tìm nguồn gốc của “giống dân Arya” (mà họ cho là giống dân thượng thặng thuộc “tổ tiên” của họ). Pho tượng cao 24 phân, mang ký hiệu hình chữ thập Swastika – một dấu hiệu của Ấn Giáo và Phật Giáo biểu trưng cho sự may mắn và trường tồn, và đồng thời cũng biểu trưng cho bánh xe của sự hiện hữu (sinh, khổ đau, chết và tái sinh).

Theo báo The Guardian thì pho tượng đã được giấu kín trong một bộ sưu tập tư nhân và đã được đem ra bán vào năm 2007. Sau đó pho tượng được đưa đến trình với Tiến sĩ Elmar Buchner của đại học Stuttgart ở Đức để nhờ phân tích. Kết quả là: pho tượng được tạc từ một khối thiên thạch thuộc vào nhóm ataxite – “một loại thiên thạch vô cùng hiếm hoi đã rơi xuống địa cầu”. Khối thiên thạch này rơi xuống mặt đất cách nay khoảng 10.000 đến 20.000 năm trong một vùng nằm vào ranh giới giữa Đông Tây-bá-lợi-á (Siberia) và Mông Cổ. Khối thiên thạch chỉ lọt vào tay người Tây tạng về sau này và đã được tạc thành tượng vào khoảng thế kỷ thứ XI, tức là vào thời kỳ mà Phật Giáo đang trên đà phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng và lấn át hẳn tôn giáo cổ truyền của xứ này là đạo Bön (đạo thờ cúng các thần linh). Theo báo The Guardian thì Tiến sĩ Buchner cho biết rằng nếu câu chuyện khám phá trên đây được xác nhận thì chắc chắn là pho tượng sẽ phải biểu trưng cho “một giá trị vô song và độc nhất trên thế giới”.

Có thể xem thêm:

-Báo “The Guardian” (tiếng Anh) : http://www.guardian.co.uk/world/2012/sep/28/nazi-buddha-statue-carved-from-meteorite

-Báo “La Croix” (tiếng Pháp): http://www.la-croix.com/Semaine-en-images/Le-bouddha-decouvert-en-1938-se-revele-etre-taille-dans-une-meteorite-_NG_-2012-09-27-858420

Bures-Sur-Yvette, 03.10.12

Hoang Phong biên soạn

Bài đọc thêm:
VÀI GHI CHÚ VỀ
Pho tượng Phật Giáo tạc từ một khối thiên thạch
Hoang Phong

Source: thuvienhoasen

NHỮNG TƯỢNG PHẬT
NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI

1. Leshan Great Buddha, Tứ Xuyên – TQ 

Đại tượng Phật Lạc Sơn là một bức tượng khổng lồ được chạm khắc vào một quả núi đá tại Tứ Xuyên, miền tây Trung Quốc. Tác phẩm điêu khắc tuyệt vời này là bức tượng Phật Di Lặc trong tư thế ngồi. Công trình tạc tượng được bắt đầu vào năm 713 trong thời nhà Đường, và hoàn thành vào năm 803 với hàng ngàn điêu khắc gia và công nhân làm việc. Là một tượng Phật chạm khắc vào núi đá lớn nhất trên thế giới, Đại Tượng Phật Lạc Sơn đã được đưa vào thơ, nhạc, hội họa và chuyện sử. Ngôi tượng có chiều cao 71 mét (233 feet) và các ngón tay có độ dài là ba mét (11 feet).

2. Tượng Phật TP Hyderabad – Ấn Độ :

Bức tượng Phật toạ lạc ở trung tâm của một hồ nhân tạo ở thành phố Hyderabad là một trong những ngôi tượng Phật nổi tiếng ở Ấn Độ. Pho tượng cao 17 mét ( 56 feet ) và cân nặng 320 tấn. Đây là ngôi tượng Phật làm bằng nguyên khối đá được chạm khắc bởi một nhóm nghệ nhân từ một khối đá duy nhất. Tiếc thay, trong khi cài đặt bức tượng vào năm 1992 ngôi tượng đã bị ngã đổ xuống hồ, làm 8 người chết. Chính quyền thu h ồi bức tượng và khôi phục lại sau đó.

3. Tượng Đại Phật Thiên Tân – đảo Lantau – Hồng Kông:

Tượng Đại Phật Thiên Tân, người dân địa phương còn gọi là Phật Lớn, toạ lạc tại đảo Lantau, Hồng Kông. Tượng được làm bằng đồng và hoàn thành vào năm 1993, bức tượng là cơ sở chính của Tu Viện Po Lin, tượng trưng cho sự hòa hợp giữa con người, thiên nhiên và tôn giáo. Bức tượng được đặt tên là Thiên Tân,vì là một bản sao của tượng Thiên Tân tại chùa the Temple of Heaven ở Bắc Kinh. Bức tượng ngồi trên toà hình hoa sen. Với 34 mét ( 110 feet ) cao,ngôi tượng Phật Thiên Tân được trình bày trong một tư thế thánh thoát. Tay phải của ngài được nâng lên để loại bỏ các tai ương đau buồn của chúng sinh. Tay trái của ngài dựa trên đầu gối đại diện cho hạnh phúc.

4. Tượng Phật Monywa -dãy Po Khaung Taung – Myanmar:

Monywa là một thành phố ở miền Trung Myanmar ,nằm trên bờ sông Chindwin. Ngay phía đông của thành phố là Po Khaung Taung, một dãy các ngọn đồi, nơi đó bạn có thể ngắm nhìn ngôi tượng Phật Monywa – một những ngôi tượng tượng Phật nằm lớn nhất trên thế giới. Ngôi tượng có chiều dài là 90 mét ( 300 feet ). Nguyên đầu tượng có chiều cao là 60 feet . Tượng Phật Monywa được xây dựng vào năm 1991 và rỗng bên trong, cho phép khách vào bên trong tượng đi từ dưới chân đến đỉnh. Bên trong ngôi tượng là bức hình cao 9.000 foot bằng kim loại ghi lại hình ảnh của Đức Phật và các đệ tử của ngài, miêu tả nhiều sự kiện quan trọng khác nhau trong cuộc đời của Ðức Phật.

Gần đây (2008), một bức tượng Phật đứng khổng lồ được xây dựng trên đỉnh đồi Po Kaung Hills. Có chiều cao 132 mét ( 433 feet ), là một trong những bức tượng Phật lớn nhất thế giới.

Tượng cổ Phật tìm thấy trong Động AJANTA Ấn Độ

Động Ajanta nằm ở triền núi sông Waghur, cách thành phố Aurangabad 108 km về hướng đông bắc, thuộc bang Maharashtra.

Các động này do quân đội Anh khám phá năm 1819, khi Ấn Độ là thuộc địa của Anh. Viện Khảo Cổ Ấn Độ tiếp tục khảo cứu và điều tra, xác định được 28 động, và được ghi lại trong các quyển sách của ông James Burgess xuất bản vào năm 1880. Động thứ 29 được tìm ra vào năm 1956.

Các động Ajanta bắt đầu được đào khoét vào núi vào thế kỷ 2 trước Tây Lịch đầu tiên do các tu sĩ thuộc phái Thượng Tọa Bộ, và cộng đồng Phật giáo tiếp tục xây dựng trong 700 năm cho đến thế kỷ 5 Tây Lịch. Các hang sau nầy có màu sắc của Đại Thừa phản ảnh sự chuyển hướng của Phật giáo Ấn Độ. Một số hang còn xây dựng dở dang, chưa hoàn tất…

Bình Anson sưu tầm & trình bày
Chân thành tri ân đến Quý Đạo Hữu đã chụp những bức ảnh này.
Nam mô A Di Đà Phật.

Nguồn: Kinh Ðiển Phật Pháp

Chuyển đến trang:  123,