HV-58: Cúc Hoa mùa Hạ

Recent Pages:  1    3  4  5  6  7  8  9  10 10b 10c 11 12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34
35 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Cúc Hoa mùa Hạ

mh 904

Cúc có nhiều loại được trồng khắp thế giới. Cúc Hoa là loại hoa quý tượng trưng cho Phương Đông. Nhà sư Huyền Quang (đời Trần) đã có nhiều bài thơ tôn vinh giá trị hoa Cúc. Cúc còn là loài hoa chịu thời tiết khắc nghiệt nên gọi là “Hoa bất khuất”. Còn Đào Uyên Minh đời Tần, Trung Quốc cho hoa Cúc là loài hoa thanh cao, có khí tiết tượng trưng cho tâm hồn cao thượng, tránh được cuộc đời phồn hoa, ô trọc đã hướng về mình về nơi thiên nhiên. Cúc Hoa còn là biểu tượng lòng chung thủy, ý chí bất khuất, cốt cách thanh khiết của người phương Đông.

Cúc có tới 4000 túp khác nhau, theo bản thảo xưa, từ xưa cúc  hoa đã được dùng để phòng bệnh, chữa bệnh và kéo dài tuổi thọ.

Cúc trắng còn là biểu tượng cho lòng chân thành.

mh 918.
Cúc hoa trắng: Tên khoa học là Chrysanthenum sinense. Chrysanthemum (thường gọi là cúc) là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae). Đây là chi bản địa của châu Á và đông bắc châu Âu. Đa số các loài trong chi có nguồn gốc từ Đông Á.

Chrysanthemum được trồng đầu tiên tại Trung Quốc để làm thảo dược từ thế kỷ 15 trước Công nguyên. Sau nhiều thế kỷ, số lượng giống cây tăng đã lên rất nhiều. Chrysanthemumcó nhiều công năng hữu ích cho cuộc sống của con người như làm hoa trang trí, làm thuốc chữa bệnh, làm phong phú cho đời sống ẩm thực và thậm chí là làm thuốc trừ sâu.Chrysanthemum cũng in đậm dấu ấn vào văn hóa của nhiều quốc gia.

Ở một số nơi thuộc châu Á, hoa Chrysanthemum vàng hoặc trắng thuộc loài C. morifoliumđược đun với nước để tạo thành thứ nước uống vị ngọt, gọi đơn giản là trà hoa cúc (菊花茶, Hán-Việt: Cúc hoa trà). Ở Triều Tiên, rượu gạo vị hoa cúc được gọi là gukhwaju (tiếng Triều Tiên: 국화주, “Cúc hoa tửu”).

Lá cây được hấp hoặc luộc để làm rau ăn. Ở Việt Nam, người ta dùng tần ô (C. coronarium) để ăn sống, nấu canh hay nhúng lẩu. Ở Nhật Bản, hoa nhỏ được dùng để bày biện cho món sashimi.

Các loại cúc thường được trồng làm cảnh và lấy hoa làm thuốc hay ướp chè, nấu rượu, và riêng hoa cúc trắng còn được dùng nấu cháo ăn chữa bệnh.

mh 907

mh 906

mh 901

Cúc Hoa ngày hè 2014 (13)lời của gió

Tác giả: Thanh Nguyên
.
Nhớ ngày nào anh nói yêu em
lời của gió dịu dàng và êm ái
Câu nói đó dù còn nghe lặp lại
vẫn không ai như anh nói, lần đầu
Mối tình như ca dao
trong sáng màu cúc trắng
Là đoá hoa đầu tiên anh tặng
là đoá hoa em đem vào mơ
Len lén nụ hôn ngây thơ
chút bưồn vui bâng quơ
chút vu vơ hờn giận
Nhớ lần đầu tiên em vụng về đánh phấn
anh bật cười khi áo dính son môi
Chắc là trăm năm cũng chỉ vậy thôi
chưa tính nổi giá trả cho hạnh phúc
Nên quà tặng sớm trở thành kỷ vật
chia tay mà chẳng biết trách gì nhau
Ngày em mặc áo cô dâu
tưởng kỷ niệm tất cả đều yên ắng
Khi chú rể trao bó hoa cúc trắng
chợt nhớ anh, hỡi gió, mối tình đầu…
.

cc3bac-hoa-2014-25cc3bac-hoa-2014-18

cc3bac-hoa-2014-13July 1 - 2014 (50)

Mười năm hoa rụng đầy sân vắng
Ai đã về đây nhặt tháng ngày.

(Vũ Quang)

July 1 - 2014 (47)mh 914

Truyền thuyết hoa cúc trắng

Cúc Hoa ngày hè 2014 (24)Chuyện kể rằng, ngày xưa có một gia đình nghèo có 2 mẹ con sống rất yên bình trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ tần tảo làm lụng nuôi con. Người con còn nhỏ nhưng rất hiếu thảo, biết vâng lời và chăm chỉ.
.
Nhưng rồi một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng. Người con thương mẹ lắm, nên dù nhà nghèo em vẫn cố gắng chạy chữa những thầy lang giỏi nhất vùng. Nhưng sức khỏe người mẹ càng ngày càng yếu đi. Người con lo lắm, quyết tâm đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ.
.
Em đi mãi, đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng. Một hôm đi qua một ngôi chùa, em xin phép nhà sư trụ trì được cầu phúc cho mẹ, tấm lòng hiếu thảo của em động đến cả trời xanh. Trời nghe phải nhỏ lệ, Đức Phật từ bi cảm thương tấm lòng hiếu thảo của người con, Người đã hóa thân thành một nhà sư, đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng xinh đẹp.
.
Đức Phật nói: “ta cho con bông hoa này, nó là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hy vọng,là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con. Nhưng con phải nhớ, cứ một năm thì hoa sẽ rụng đi một cánh hoa, bông hoa này có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm“. Người con cảm tạ Đức Phật và đếm cánh hoa. Rất đau buồn khi biết bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là người mẹ chỉ sống với em được năm năm nữa.
.
Cuc trang mua Vu Lan (1)Thương mẹ quá em đã liều xé nhỏ từng cánh hoa cho đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Bà mẹ nhờ có bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng có vô số cánh là biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật của con người. Sau này người đời gọi là Hoa Cúc.
.

Hoa Cúc trong đời sống tâm linh của người Việt thể hiện rõ qua những bộ tranh tứ quý: “Tùng Trúc Cúc Mai“. Hoa Cúc là biểu tượng cao quý của sự sống , của sự thịnh vượng và tình cảm thương yêu, hiếu thảo của con người.

Ngày nay, ngoài màu trắng và vàng họ nhà cúc còn có nhiều loại mang những màu sắc khác nhau vô cùng rực rỡ, hương thơm ngát, mang lại sức khỏe và sự thanh thản cho con người.
.

Cuc trang mua Vu Lan (2)July 4 - 2014 (7)

Vị thuốc

Cúc hoa được xem là một vị thuốc. Hai vị thường dùng nhất là cúc hoa trắng và cúc hoa vàng. Theo Tây y, ngoài tinh dầu và nhiều nguyên tố vi lượng, cúc hoa có chứa selen có khả năng khử gốc tự do, chống lão hoá và chứa crom là chất phân giải và bài tiết cholesterol, phòng chống bệnh tim mạch.[10] Theo Đông y, cúc hoa vị ngọt, cay, tác động vào ba đường kinh gồm kinh phế, kinh can và kinh thận. Cúc hoa có tác dụng dưỡng âm, ích can, tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hỏa.

Xa xưa, Đông y chủ yếu dùng cúc hoa trắng. Đây là thành phần quan trọng của các bài thuốc “Tang cúc ẩm”, “Kỷ cúc địa hoàng hoàn”, “Cúc hoa tán”,… Chỉ từ nửa cuối thế kỷ 20 thì cúc hoa vàng mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi sau khi con người có thêm hiểu biết hóa dược về nó.

  • Cúc hoa trắng (cam cúc, cúc hoa, cam cúc hoa, bạch cúc hoa [cúc hoa trắng], bạch cúc, chân cúc, dược cúc, tiết hoa, kim tinh; danh pháp hai phần: Chrysanthemum morifoliumRamat): được xếp trong nhóm “Thuốc phát tán phong nhiệt”. Tuy Chrysanthemum morifolium màu sắc đa dạng nhưng Đông y thường dùng loại hoa trắng. Cúc hoa trắng vị cay, ngọt, đắng, khí hơi lạnh, vào kinh can và kinh phế, có tác dụng tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc. Nghiên cứu cho thấy cúc hoa trắng làm giãn động mạch vành, tăng độ co bóp và hiệu suất sử dụng ôxy của van tim, hạ huyết áp, ức chế nhiều loại vi khuẩn và nấm da,…
  • Cúc hoa vàng (dã cúc hoa, khổ ý, dã sơn cúc, lộ biên cúc, hoàng cúc tử, dã hoàng cúc, quỷ tử cúc, kim cúc, cúc riềng vàng; danh pháp hai phần: Chrysanthemum indicum L.): được xếp trong nhóm “Thuốc thanh nhiệt giải độc”. Cúc hoa vàng có vị đắng, cay, khí hơi lạnh, vào kinh can và kinh tâm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa eczema, lở loét, mề đay, đau họng, đau đầu chóng mặt. Nghiên cứu cho thấy cúc hoa vàng kháng virus, vi khuẩn, giải nhiệt, tăng cường chức năng đại thực bào, hạ huyết áp,…
    .

July 1 - 2014 (48)

Thường người ta trồng cúc bằng những mẩu thân dài khoảng 20cm vào tháng 5-6. Sau 4-5 tháng (khoảng tháng 10-11) đã có thể thu hoạch hoa để vụ sau cúc ra hoa nhiều hơn. Có nơi bà con trồng cúc ngay từ mùa xuân (tháng 3) đến tháng 5 phát trụi đi, sau đó cây nảy mầm đến tháng 9-10 ra hoa. Mùa cúc ra hoa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, nếu chăm sóc tốt ta có thể thu hái nhiều đợt.

Cách bào chế vị cúc hoa như sau: Hái hoa cúc về (tốt nhất là hái hoa cúc mới chớm nở) đem phơi khô âm can (không có nắng nhưng có gió) rồi quây cót sấy diêm sinh trong 2-3 giờ. Khi hoa chín mềm đem ra nén một đêm, thấy nước chảy ra đen là được. Sau đó tiếp tục phơi 3-4 nắng nữa sẽ được vị cúc hoa làm thuốc. Thường 5-6kg hoa tươi cho 1kg cúc hoa khô.

Thành phần hoá học: Trong hoa cúc có chất adenin, colin, stachydrin, vitaminA và tinh dầu. Sắc tố hoa cúc là Chrysanthemin. Theo các tài liệu y học cổ, cúc có tác dụng tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hoả, giải độc, được dùng chủ yếu làm thuốc chữa các chứng nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, cao huyết áp. Liều dùng mỗi ngày 9-15g dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Hoa cúc dùng để chữa đau mắt và làm sáng mắt. Đông y có nghiên cứu nấu cúc thành cháo thuốc, dùng chủ yếu hoa cúc trắng chữa bệnh đạt kết quả tốt. Sau đây là mấy loại cháo thuốc chữa đau mắt thường dùng, cách làm đơn giản.

* Cháo hoa cúc trắng, hạ khô thảo

Nguyên liệu: Hoa cúc trắng 12g, Lá dâu 10g, Hạ khô thảo 15g, Đậu vàng 30g, Gạo tẻ 50g, Đường phèn vừa đủ (hoặc đường kính trắng).

Cách làm: Hoa cúc trắng, Lá dâu, Hạ khô thảo rửa sạch, đun lấy nước bỏ bã, cho Gạo tẻ, Đậu vàng, Đường phèn vào cùng nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn lúc cháo còn ấm.

Công dụng: Khu phong, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với đau mắt đỏ, miệng đắng, mắt chói, cao huyết áp.

Chú ý: những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy mạn tính không dùng.

* Cháo hoa cúc trắng, quyết minh tử

Nguyên liệu: Hoa cúc trắng 15g, Quyết minh tử 15g, (hay hạt muồng), Gạo tẻ 100g, Đường kính trắng 15g.

Cách làm: Rang Thảo quyết minh cho có mùi thơm, để nguội rồi cùng nấu với hoa cúc trắng, lấy nước bỏ bã, lọc trong lắng nước. Cho gạo tẻ vo sạch vào nước thuốc và nước lã vừa phải nấu thành cháo. Khi ăn cho thêm đường kính trắng. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi đợt chữa 7 ngày.

Ăn cháo thuốc này có công hiệu mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, rất tốt với những người bị đau mắt đỏ, nhìn mờ, cao huyết áp…

Chú ý: Người bị tiêu chảy không nên ăn cháo này.

Những bài thuốc này chỉ dùng cho người bị bệnh nhẹ hoặc dùng kết hợp với thuốc. Người bệnh nặng nên đến bác sỹ khám và cho đơn thuốc thích hợp.

Cúc Hoa 2014 'J-29' (14)Cúc Hoa 2014 'J-29' (15)Cúc Hoa 2014 'J-29' (6)

Cúc Hoa ngày hè 2014 (8)

Văn hóa phương Tây

Úc

Tại Úc, người ta tặng mẹ hoa cúc nhân dịp Ngày của Mẹ (rơi vào mùa thu tháng 5 ở bán cầu nam). Đàn ông thỉnh thoảng đeo hoa cúc trên ve áo để vinh danh mẹ.
.mh 913

mh 903

mh 900Cuc trang 2016-1

mh 912

Chrysanthemum 2016 (7)

Chrysanthemum 2016 (8)

“Does Chrysanthemum tea contain preservatives? 

Chrysanthemum teaTo answer the question regarding preservatives, we can simply say: NO. The teas sourced are 100% natural flowers.
.
Generally, pure chrysanthemum tea doesn’t contain preservatives. Preservatives are sometimes added when it comes to blended teas, as some ingredients used to blend teas need the preservatives to extend the consumption period. Pure dried flower teas can be stored for a long period without preservatives. However, to keep them fresh and conserve the taste, it could be good to store them in a fridge in a sealed air tight bag or container/jar. 

However, this doesn’t mean that you should drink chrysanthemum tea without limits. Based on Chinese medicine logic, flower teas such as Chrysanthemum tea, is a ‘cooling’ drink.
.
To be on the safe side, we suggest to limit the consumption to maximum a cup per day. If you decide to drink it, the best timing could be when you feel tense. Always, steep the flowers at cooking temperature and let it cool down to a pleasant temperature to sip. 

There are 3 types of chrysanthemum teas available, which are snow chrysanthemum, white chrysanthemum and chrysanthemum buds.

Disclaimer:  we are tea lovers and we share our tea knowledge based on our experience and general knowledge. We are not doctors, and therefore the above answer is not a medical advice. When in doubt, please visit a medical practitioner.

Chrysanthemum 2016 (14)

May 28 – 2016

Photos: hannahlinhflowers
Words: LSV tổng hợp từ Wiki & Internet

Tài liệu tham khảo:

♦ about-garden
♦ Wiki, the free Encyclopedia : Chrysanthemum
♦ medical plant