TN-8: Đại lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên

Recent Pages: 12345, 6, 7, 8,

Đại lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên
Pháp chủ Giáo hội Tăng già Khất sĩ Thế giới

image

Đại lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên 
Pháp chủ Giáo hội Tăng già Khất sĩ Thế giới viên tịch

Theo thông tin BBT mới nhận được Đại lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên – Pháp chủ Giáo hội Tăng già Khất sĩ Thế giới đã thâu thần thị tịch vào lúc 10 giờ 32 phút tối ngày 3 tháng 8 năm 2015 (giờ California) tại Orange Coast Memorial Medical Center – Hoa Kỳ.

Thich Giac Nhien

Vừa nhận được tin buồn:

ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC NHIÊN

Thế danh: Nguyễn Thành Được

Sinh ngày: 12 tháng 11 năm 1923 tại Cần Thơ

– Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới

– Viện Chủ Tổ Đình Tịnh Xá Minh Đăng Quang (Hoa Kỳ).

Vị Đại đệ tử sau cùng của Ðức Tổ Sư Minh Đăng Quang do niên cao lạp trưởng vừa thu thần viên tịch vào lúc 10 giờ 32 phút tối ngày 03 tháng 08 năm 2015 (nhằm ngày 19/06/âm lịch) tại Orange Coast Memorial Medical Center (USA).

Bậc Thầy lãnh đạo tinh thần cao quý của Phật giáo Khất sĩ đã ra đi. Hàng con cháu, đệ tử chúng con, xin hướng về đảnh lễ năm vóc sát đất Đức Ngài với trọn lòng tôn kính vô biên.

Gương hạnh và lời dạy cao quý của Ngài sẽ mãi soi sáng cho hàng đệ tử Khất sĩ chúng con trên mọi nẻo đường hướng đạo.

Thành kính phân ưu cùng Môn đồ Pháp quyến ‘Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới’, đồng thời thành kính cầu nguyện Giác Linh Trưởng lão Hoà Thượng Đức Pháp chủ Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới thể nhập vô sanh, hội nhập Ta Bà, cùng với hàng Pháp lữ tiếp tục sứ mệnh hoằng dương chánh pháp, phổ độ quần sanh.

Hoa sen Trong tranh Giang Debin (1)

ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ
CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC NHIÊN

Năm 8 tuổi, cụ Thân Sinh qua đời, ngài phát nguyện quy y đầu Phật, được Ðức tôn sư Minh Trí ban Pháp danh là Minh Châu.

Năm 16 tuổi thọ giáo với Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Phụng, được ban Pháp danh là Minh Tâm, Pháp hiệu là Tánh Chơn.

Năm 1951, đến học đạo và thọ giáo với Ðức tổ sư Minh Đăng Quang, thật hành theo hạnh du Tăng Khất sĩ, nối truyền Thích Ca Chánh Pháp và được ban cho Pháp danh là Giác Nhiên. Bắt đầu từ đó, theo Ðức Tổ Sư đi hành đạo khắp mọi nơi, cho đến ngày mồng 01 tháng 2 năm Giáp Ngọ, 1954 Ðức Tổ Sư vắng bóng; tiếp tục dẫn đoàn du Tăng Khất Sĩ đi hành đạo khắp nơi và khai mở thêm 30 ngôi Tịnh xá mới.

Năm 1960, được Đại Hội đề cử chức vụ Tổng Trị Sự Trưởng, Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam, kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp và Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xă Hội.

Năm 1964, được Đại Hội đề cử chức vụ Viện Trưởng Viện Hành Đạo Trung Ương và kiêm nhiệm 3 Tổng Vụ như trước.

Năm 1965, mở Viện Truyền Giáo đào tạo các giảng sư ưu tú để mở rộng việc hoằng pháp lợi sanh, kiêm chức vụ Viện Trưởng Viện Truyền Giáo.

Từ ngày định cư Mỹ quốc đến nay, vẫn tiếp tục sứ mạng hoằng truyền Chánh pháp đi khắp các tiểu bang ở Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu, và các nước Âu Châu.

Về văn học Phật giáo, đã trước tác nhiều tác phẩm văn thơ với bút hiệu là Toàn Chân. Những tác phẩm đã được xuất bản gồm có:

– Tư Tưởng Siêu Nhân
– Tứ Kệ Tỉnh Tâm
– Ánh Nhiên Đăng
– Thương Nhớ Mẹ Hiền
– Tiếng lòng Người Hiếu Tử
– Pháp Môn Tọa Thiền
– Trai Giới Trường Sinh
– Lợi Hại Của Chữ Tê (T)
– Diệu Lý Đông Phương
– Diệu Lý Pháp Đăng
– Diệu Lý Nhiên Đăng
– Diệu Lý Thậm Thâm
– Diệu Lý Tuệ Đăng
– Diệu Lý Bảo Đăng
– Diệu Lý Tu Thiền Định
– Diệu Lý Tỉnh Tâm
– Diệu Lý Các Bộ Kinh
– Diệu Lý Bát Nhă
– Diệu Lý Minh Quang (3 tập)
– Diệu Lý Tâm Kinh
– Diệu Lý Phá Mê
– Diệu Lý Viên Thông

Le Vu Lan Aug 12th, 2011 (9)Le Vu Lan Aug 12th, 2011 (7)Le Vu Lan Aug 12th, 2011 (8)

Hoa Sen Tim

Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT
VỀ LỄ TANG ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC NHIÊN

thich giac nhien

Chân dung Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên
.
Thay mặt GHPGVN, hôm nay 5-8-2015, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS đã ấn ký Thông cáo đặc biệt số 301/TC/HĐTS về lễ tang Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên, nguyên Viện trưởng Viện Hành Đạo Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam, nguyên Trưởng Giáo đoàn IV Hệ phái Khất sĩ vừa viên tịch.
.
Thông cáo kính gửi Ban Thường trực BTS GHPGVN các tỉnh, thành cho biết, Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên, Pháp tử Tổ sư Minh Đăng Quang, khai sơn Pháp viện Minh Đăng Quang (Q.2, TP.HCM), là Giáo phẩm cấp cao của Hệ phái Khất sĩ – Thành viên sáng lập GHPGVN do tuổi cao sức yếu đã viên tịch vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 3-8-2015 (nhằm ngày 19-6-Ất Mùi) tại Hoa Kỳ.
.
Trụ thế 93 năm, Hạ lạp 60 năm.
.
Trước năm 1975, Đại lão Hòa thượng là một trong những Pháp sư nổi tiếng của Hệ phái Khất sĩ.
Sau năm 1975, thực hiện tâm nguyện hoằng pháp tại nước ngoài, Đại lão Hòa thượng đã sang Hoa Kỳ hoằng pháp và thành lập Giáo hội Phật giáo Tăng-già Khất sĩ Thế giới tại Hoa Kỳ, do Hòa thượng làm Pháp chủ cho đến ngày viên tịch.
Suốt những năm tháng sinh sống và hành đạo tại Hoa Kỳ, Đại lão Hòa thượng luôn hướng về Tổ quốc Việt Nam thân yêu, Phật giáo Việt Nam nói chung và Hệ phái Khất sĩ nói riêng.

Theo truyền thống dân tộc, tâm nguyện của Đại lão Hòa thượng là nhục thân được an nghĩ ngàn thu tại quê cha đất tổ. Thực hiện tâm nguyện của Đại lão Hòa thượng, Hệ phái Khất sĩ cung rước nhục thân của Đại lão Hòa thượng từ Hoa Kỳ về Việt Nam cử hành tang lễ theo truyền thống dân tộc và truyền thống của Hệ phái Khất sĩ tại Pháp viện Minh Đăng Quang (số 505 Xa lộ Hà Nội, phường An Phú, quận 2, TP.Hồ Chí Minh).

Để bày tỏ lòng kính tiếc đối với Đại lão HT.Thích Giác Nhiên, vị Trưởng lão của Hệ phái thành viên sáng lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN chấp thuận cho Hệ phái Khất sĩ tổ chức lễ tang của Đại lão Hòa thượng tại Pháp viện Minh Đăng Quang. Đồng thời, các tịnh xá trong Hệ phái Khất sĩ tại các tỉnh, thành phố tổ chức tôn trí Linh đài, biểu ngữ  (biểu ngữ nền màu vàng, chữ đen như nội dung bên dưới) và tổ chức lễ truy điệu Đại lão Hòa thượng cùng thời gian được tiến hành tại Pháp viện Minh Đăng Quang.

Thông cáo khẳng định, đây là Phật sự đặc biệt thể hiện tinh thần đoàn kết hòa hợp giữa các thành viên trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời thể hiện tình Linh Sơn pháp lữ đời đời trong Chánh pháp, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đề nghị quý Ban Trị sự sắp xếp thời gian đến Pháp viện Minh Đăng Quang viếng tang, cũng như hỗ trợ và giúp đỡ cho Hệ phái Khất sĩ tại địa phương tổ chức viếng tang và tổ chức lễ truy điệu Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên được thập phần viên mãn.

VÔ CÙNG KÍNH TIẾC
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG PHÁP SƯ THÍCH GIÁC NHIÊN

– Pháp tử Tổ sư Minh Đăng Quang, Pháp chủ GHPG Tăng già Khất sĩ Thế giới tại Hoa Kỳ
– Nguyên Viện trưởng Viện Hành đạo Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam
– Nguyên Trưởng giáo đoàn IV Hệ phái Khất sĩ
– Khai sơn Pháp viện Minh Đăng Quang tại Việt Nam và Hoa Kỳ
Viên tịch, ngày 03 tháng 8 năm 2015 (ngày 19 tháng 6 năm Ất Mùi)
Trụ thế: 93 năm, Hạ lạp: 60 năm

Cũng trong ngày hôm nay, HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, thay mặt Hệ phái Khất sĩ và môn đồ pháp quyến đã có cáo phó vô cùng kính tiếc báo tin Đại lão HT.Thích Giác Nhiên viên tịch.
.
Theo đó, tại Hoa Kỳ, lễ nhập quan Đại lão Hòa thượng tân viên tịch sẽ chính thức cử hành vào lúc 10 giờ, ngày 8-8-2015 (ngày 24 tháng 6 năm Ất Mùi), tại Viện Truyền thống Minh Đăng Quang – Giáo hội Phật giáo Tăng-già Khất sĩ Thế giới tại Hoa Kỳ, số 8752 Westminster Blvd, Westminster, CA. 92683.
.
Lễ viếng từ lúc 13 giờ ngày 8-8-2015 (24-6-Ất Mùi) đến 12 giờ ngày 11-8-2015 (27-6-Ất Mùi).Ngày 14-8-2015 (1-7-Ất Mùi), cung tiễn kim quan Đại lão Hòa thượng về Việt Nam.Tại TP.Hồ Chí Minh: Ngày 16-8-2015 (3-7-Ất Mùi) cung đón kim quan Đại lão Hòa thượng từ Sân bay Tân Sơn Nhất về tôn trí tại Pháp viện Minh Đăng Quang (số 505 Xa lộ Hà Nội, P.An Phú, Q.2, TP.HCM).Lễ viếng từ ngày 17-8-2015 (4-7-Ất Mùi) đến hết ngày 20-8-2015 (7-7-Ất Mùi).
.
Lễ truy niệm được cử hành vào lúc 06 giờ, ngày 21-8-2015 (ngày 8-7-Ất Mùi), sau đó cung tiễn kim quan Đại lão Hòa thượng đến nghĩa trang Phúc An Viên, quận 9, TP.Hồ Chí Minh cử hành lễ trà-tỳ. Xá-lợi Đại lão Hòa thượng được tôn thờ tại bảo tháp tịnh xá Trung Tâm (Q.Bình Thạnh) và Pháp viện Minh Đăng Quang (Q.2, TP.HCM).
.
Giác Ngộ online sẽ tiếp tục cập nhật tin tức liên quan tới lễ tang của Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên trong những bản tin tiếp theo. Kính mời bạn đọc theo dõi!
.
Chúc Thiệu – H.D
(Giác Ngộ)
Nguồn: thuvienhoasen
.

Flower (558)

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TĂNG GIÀ KHẤT SĨ THẾ GIỚI

VIỆN HÀNH ĐẠO – TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

———————————–

ĐIẾU VĂN TƯỞNG NIỆM

CỐ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG PHÁP CHỦ THÍCH GIÁC NHIÊN


– Pháp tử Tổ Sư Minh Đăng Quang

– Pháp chủ GHPG Tăng già Khất sĩ Thế giới tại Hoa Kỳ;

– Nguyên Viện trưởng Viện Hành đạo Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam;

– Nguyên Trưởng Giáo đoàn IV Hệ phái Khất sĩ;

Viện chủ khai sơn Tổ đình Minh Đăng Quang, Santa Ana, California;

– Viện chủ Viện Truyền Thống Minh Đăng Quang, Westminster, California;

 – Viện chủ khai sơn Pháp viện Minh Đăng Quang, quận 2, Sài Gòn; Việt Nam.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính lạy chư Phật Pháp Tăng mười phương ba đời

Kính lạy Đức Tổ sư Minh Đăng Quang

Kính lạy Giác linh Trưởng lão Hoà thượng Pháp Sư Thích Giác Nhiên tân Viên tịch

Kính thưa: …………….

Kính thưa Thiện Nam, tín nữ Phật tử
.
lv37_129768345

Ngưỡng bạch Giác linh Trưởng lão Hòa thượng,

Hỡi ôi!

Vầng nguyệt đã lặn mây!

Hoa đàm vừa rụng suối!

Đất Pháp hôm nay trãi nắng vàng,

Hoa Nghiêm cảnh vật đượm màu tang,

Thầy đà yên nghĩ nghìn thu giấc,

Ngơ ngác chúng con lạc mất đàn!

Trong giờ phút nghìn thu vĩnh biệt, trước khi cử hành Lễ cung tống kim qua Trưởng lão Hòa thượng trở về Việt Nam, xin được thay mặt Ban Tổ chức Tang lễ, Môn đồ Pháp quyến có đôi lời ai điếu tưởng niệm Ân sư.

Kính bạch Giác linh Thầy,

Từ vùng đất địa linh nhân kiệt, Trấn Giang – Tây Đô một thuở vang danh, vùng đất mới một thời lập nghiệp, xứ Cần Thơ một đời thọ mạng, Trưởng lão đã hiện thân hiền sĩ, giữa phàm trần không nhiễm hồng trần. Thuở ấu niên, Phật pháp một lòng, tâm cầu học đạo, chí xuất trần ươm mầm giải thoát. Năm 8 tuổi cụ Thân Sinh lìa trần thế, ngài phát nguyện quy y đầu Phật, đức tôn sư Minh Trí ban Pháp hiệu Minh Châu. Năm 16 tuổi xuân xanh tròn, thọ giáo Đại Lão Hòa Thượng Minh Phụng, ban Pháp hiệu Tánh Chơn.

files.php

Nước sông Mê Kông Cần Thơ thao thao dòng Phật thủy,

Rồi đến độ nhân duyên hội đủ,

Tình Thầy Trò khế hợp cơ duyên,

Trong sắc thắm Huỳnh y giải thoát,

Quyết chí xuất trần,

Thực hành phạm hạnh,

Năm một chín năm mốt (1951),

Tầm cầu học đạo,

Thọ giáo ân đức Tổ sư,

Ban Pháp danh Khất sĩ Giác Nhiên.

Căn lành thiện trí uyên nguyên,

Minh Đăng Quang khai dòng Khất sĩ,

Đạo Khất sĩ nối truyền Thích Ca Chánh Pháp,

Thật hành theo hạnh du sĩ tha phương,

Mượn Y – Bát để làm phương giáo hóa,

 

Quả thật:

“Bậc hiền nhân đã dự vào dòng sử Phật,

Như Hạc vàng cất cánh nhàn du”.

Kể từ đó, theo đức Tổ Sư đi hành đạo khắp mọi nơi. Mảnh Cà sa bình bát một thân, hành trì hạnh Du Tăng Khất sĩ, Tăng vô nhất vật, hạnh nguyện ba đời mời phương chư Phật, pháp giới là nhà, chúng sanh là quyến thuộc. Quyết chí xuất trần thượng sĩ, nêu cao gương xả kỷ và vị tha, thực hành hạnh nguyện lợi tha.

Đạo vàng một thưở nở trăm hoa,

Kế tiếp truyền thừa,

Phụng mệnh Tổ sư truyền trì Tổ Đạo,

Làm cho Tăng đoàn hòa hợp,

Pháp Khất sĩ tăng huy,

Sài Gòn xưa, khai sáng Pháp Viện Minh Đăng Quang,

Đạo vàng xán lạng,

Tứ chúng đồng tu,

Lục hòa cộng trụ.

Cho đến khi Tôn Sư vắng bóng;

Tiếp tục dẫn đoàn du Tăng Khất Sĩ Vân du,

Đi hành đạo khắp nơi nơi xứ xứ,

Khai mở thêm 30 ngôi Tịnh xá,

Hơn một nữa miền Nam đất Việt,

Đến tận miền Mỹ, Úc, Âu châu,

Thành phố Santa Ana,

Tổ đình Minh Đăng Quang khai mở,

Giáo pháp hoằng truyền,

Chúng sanh an lạc,

Đạo thể vuông tròn,

Tâm hồn vô ngã,

Từ bi hỷ xả,

Nhiếp hóa quần sanh,

Thể nhập Chân như,

Ban rãi lòng từ,

Nhiếp Tăng độ chúng,

Lợi lạc vô cùng,

An lành trong Chánh pháp,

Giải thoát trong việc làm,

Vô vi tự tại.

Hỡi ôi!

“Gương xưa biết mấy nhiêu đàng,

Bây giờ xem lại rõ ràng là đây”.

Cuộc đời và đạo nghiệp của Trưởng lão đã làm cho những Tăng Ni, Phật tử hữu duyên phát khởi tín tâm, tu hành tinh tấn, vững bền đạo nghiệp, tiến bước trên đường giải thoát, làm cho cõi đời sáng lạng tăng huy. Năm 1960, trên cương vị lãnh đạo Tăng đồ Khất sĩ, được Đại Hội đề cử chức vụ Tổng Trị Sự Trưởng Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam, kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp và Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội. Đến năm 1964, được Đại Hội đề cử chức vụ Viện Trưởng Viện Hành Đạo Trung Ương.

Bằng tinh thần phụng sự chúng sanh là cúng dường Chư Phật, hạnh nguyện vô ngã vị tha Trưởng lão đã để lại cho đời quả pháp vị thanh cao.

Ta-bà, chín mươi ba năm tùy duyên hạnh ngộ,

Tròn 60 năm Hoằng dương Chánh pháp,

Trưởng lão đã trùng hưng giáo pháp,

Lên ngôi vị Pháp chủ cao minh,

Giáo Âm, pháp vị xương minh,

Chốn chốn thắm nhuần cội đức.

Kính dâng Tôn sư Minh Đăng Quang,

Công nếu đắm, lụy tinh thần,

Quyết mở càng khôn, đoạt lý chân,

Đệ tử cam lìa, lìa cội Tử,

Mồ phần cũng biệt, biệt cây Phần,

Say mùi đạo lý, tiêu mùi tục,

azzssNếm vị Thiền Na, mất vị trần,

Trổi gót Ta Bà, dìu dắt chúng,

Muôn loài tán thán đấng siêu nhân.

Thế nhưng tưởng trên bước đường Du Tăng Khất Sĩ, thừa hành Phật tại nhân gian, Trưởng lão còn thác tích lâu hơn nữa để lợi lạc khắp quần sanh. Giờ đây nơi cõi trần mây mù giăng phủ, Ngài đi về cõi Niết bàn vô tung bất diệt; Hỡi ôi! một phút vô thường, huyễn thân tạm xả, Ta bà hóa mãn pháp thân, tịnh thổ rụng hoa Ưu đàm, tuỳ duyên ứng hiện, đến đi vô ngại, như những cánh nhạn giữa trời không, Trưởng lão đã an nhiên thâu thần thị tịch, để lại cho đời tiếc nuối ngậm ngùi. Ôi tấm gương đạo hạnh sáng ngời.

Kính bạch Giác Linh Thầy khả kính,

Đài Giác-ngộ, Thế tôn thuyết giáo,

Cõi Ta-bà, Đức Thầy giáo hóa độ nhân sanh,

Cõi an lành:

“Sắc tướng vốn không, mượn cảnh huyễn độ người như huyễn.

Tử sinh nào có, nương thuyền từ độ kẻ trong mê”.

……

Thiền tọa gốc cây hàng huệ sĩ,

Chôn mình trong đất bậc chân nhân.

Nay, chư tôn đức lãnh đạo các cấp Giáo hội và chúng con gập đầu khấp lệ ngậm ngùi bái biệt bậc Thầy hiền khả kính, Phật tử gần xa đều kính thương luyến tiếc, tiễn biệt nhục thân Trưởng lão về đất Mẹ Việt Nam, nơi khởi thủy nền Khất sĩ ngày xưa… Ôi, nghìn thu vĩnh biệt, cúi đầu đảnh lễ Giác linh Trưởng Lão thùy từ chứng giám, an trú Niết bàn, tịnh lạc thường nhiên:

Đất tiên nay nở mạch rồng,

Minh Đăng nay tỏ rạng hồng phương Nam.

…..

“Một cành mà nở trăm hoa,

Bóng y bát đẹp quê ta tự rày,

Chơn truyền Khất sĩ là đây, 

Bóng xưa với lại hình này dặm không”.  (Ánh Minh Quang)

Thành kính cầu nguyện Giác linh Trưởng lão Hoà thượng đức Pháp chủ Giáo hội Tăng Già Khất sĩ Thế giới thể nhập vô sinh, hội nhập Ta Bà, cùng với hàng Pháp lữ tiếp tục sứ mệnh hoằng dương chánh pháp, phổ độ quần sinh.

  Nam Mô Giác Linh Trưởng lão Hòa thượng Pháp chủ Giác Nhiên
thùy từ chứng giám.

Tang Le truy-niem-2truy-niem-7truy-niem-6truy-niem-4Flower (1986)

LỄ THỌ TANG

cố Đại lão Hòa thượng Pháp Sư Thích Giác Nhiên
tại Pháp viện Minh Đăng Quang, TP. HCM

Tin, ảnh: Pháp Viên | Đạo Phật Khất Sĩ

Chiều nay, ngày 9/8/2015 (25/6/Ất Mùi) tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505, Xa lộ Hà Nội, P. An Phú, Q.2), chư Tôn đức Giáo phẩm hệ phái Khất Sĩ đã thành kính cử hành Lễ Thọ tang cố Đại lão Hòa Thượng Pháp Sư Thích Giác Nhiên. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính của hàng tứ chúng, môn đồ đệ tử hướng về Ân sư.
.
tho tang 01

Tham dự, lễ thọ tang có sự hiện diện của HT. Giác Tường, Ủy viên thường trực HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm chứng minh Hệ phái, Pháp đệ cố Hòa thượng Pháp sư; HT. Giác Ngộ, Thành viên HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm chứng minh Hệ phái, Pháp tử cố Hòa thượng Pháp sư; HT. Giác Phúc, Thành viên HĐCM GHPGVN, Trưởng Giáo đoàn IV – Hệ phái Khất Sĩ, Pháp tử cố Hòa thượng Pháp sư; HT. Giác Lai, Thành viên HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm chứng minh Hệ phái, Pháp tử cố Hòa thượng Pháp sư; HT. Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó trưởng Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái Khất Sĩ, Pháp tử cố Hòa thượng Pháp Sư; HT. Giác Hà, Phó BTS GHPGVN TP. HCM, Tri sự trưởng Giáo đoàn V – Hệ phái Khất Sĩ; NT. Tràng Liên, UV HĐTS GHPGVN, Trưởng Ni giới hệ phái Khất Sĩ; NT. Ngoạt Liên, UVTT HĐTS GHPGVN, Giáo phẩm Ni giới hệ phái Khất Sĩ; NT. Minh Liên, Giáo phẩm Ni giới hệ phái Khất Sĩ; NT. Chiêu Liên, Giáo phẩm Ni giới hệ phái Khất Sĩ.
tho tang 02

Chư Tôn đức Pháp tử cố Hòa thượng Pháp Sư Giác Nhiên
tho tang 03

 Quý Ni trưởng Giáo phẩm Ni giới Hệ phái nhất tâm kính nguyện
tho tang 05tho tang 04

Hơn 500 Tăng Ni Khất Sĩ môn đồ pháp quyến và gần 1000 Phật tử từ các Tịnh xá tại TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang… sau khi nghe tin Đại lão Hòa thượng Pháp sư xả bỏ báo thân, thâu thần thị tịch đã đồng vân tập về Niết bàn đường, nơi tôn trí di ảnh của cố Đại lão Hòa thượng tại Pháp viện Minh Đăng Quang thành kính dâng hương tưởng niệm và thọ tang.

Tại buổi lễ, HT. Giác Toàn, thay mặt Ban Tổ chức Lễ tang đã thông tri đến đại chúng sự kiện viên tịch và ôn lại sơ lược tiểu sử cố Hòa thượng Pháp Sư, quá trình hành đạo miệt mài ở hai miền Trung – Nam nước Việt và giai đoạn mở đạo hoằng truyền chánh pháp tại hải ngoại của cố Hòa thượng Pháp sư. Quả thật, trước những đóng góp của cố Hòa thượng, đại chúng Tăng Ni không khỏi rơi lệ bùi ngùi kính tiếc. Cuối lời phát biểu, HT. Giác Toàn đã thông tri đến Tứ chúng môn đồ chương trình Tang lễ sẽ diễn ra tại Mỹ quốc và Việt Nam.
tho tang 07

HT. Giác Toàn, thay mặt Ban Tổ chức Lễ tang ôn lại cuộc đời và đạo nghiệp cố Hòa thượng Pháp Sư

HT. Giác Ngộ, một trong những vị để tử đầu tiên của cố Hòa thượng Pháp sư, đối trước linh ảnh Tôn sư, thành kính ôn lại lời thơ “Lời Thầy Dạy” được Hòa thượng Pháp Sư viết năm 1962 tại Tịnh xá Ngọc Đồng, Hòa Đồng. Lời thơ qua giọng đọc của HT. Giác Ngộ vang lên mà đại chúng tưởng chừng như lời Hòa thượng Pháp Sư đang răn dạy thuở nào:

“Này đồ đệ lắng nghe Thầy chỉ dạy

Việc tu hành cố gắng hỡi này con

Con muốn tu cho đạo quả vuông tròn

Hãy vâng giữ, y lời Thầy dạy bảo”.

tho tang 08

HT. Giác Ngộ, thay mặt môn đồ pháp quyến ôn lại “Lời Thầy Dạy”

HT. Giác Phúc, Pháp tử có Hòa thượng Pháp Sư, cũng đối trước Giác linh Thầy ôn lại những kỷ niệm, những lời dạy răn của Ân sư thuở Hòa thượng vừa xuất gia và những năm tháng theo gót cố Hòa thượng Pháp sư hành đạo khắp các tỉnh miền Đông và miền Tây.

Trước khi chính thức cử hành nghi thức thọ tang, HT. Giác Tường, Pháp đệ cố Hòa thượng Pháp Sư đã có lời ai cáo trước sự ra đi của vị Pháp huynh, vị sư huynh từng gắn bó trong Giảng sư đoàn của Đoàn Du Tăng Khất Sĩ trong những ngày tháng Trung – Nam hành đạo. Trước đại chúng Tăng Ni và Phật tử môn đồ pháp quyến, HT. Giác Tường đã nói lên ý nghĩa thọ tang và nhấn mạnh việc tưởng nhớ ân đức Thầy hiền không gì hơn hết là vâng lời thầy tu học và hành đạo.
tho tang 09

HT. Giác Tường dâng lời ai cáo và nói về ý nghĩa thọ tang

Giây phút thọ tang diễn ra lắng đọng, trang nghiêm và ý nghĩa. Đại chúng đồng hướng về linh ảnh cố Hòa thượng Tôn sư phủ phục năm vóc đảnh lễ. Chư Tôn đức Giáo phẩm, Pháp tử cố Hòa thượng nhận mảnh tang từ bàn linh ảnh gắn lên chéo y, thành kính, tiếc thương sự ra đi của Thầy. Sau đó, lần lượt mỗi vị Tăng Ni, Phật tử đồng thọ tang.

 

Sau nghi thức thọ tang, toàn thể tứ chúng môn đồ đồng trang nghiêm, lắng đọng trong thời thiền tọa tưởng niệm ân đức Tôn sư.

 

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận tại buổi lễ:

tho tang 15tho tang 14tho tang 13tho tang 12tho tang 11

Sunrise Aug 12 - 2015 (8)

NGƯỜI MANG KHẤT SĨ SANG TRỜI TÂY

TK. Giác Minh Luật

thich giac nhien 1Viết về Đức Ngài – Đức Đại lão Pháp sư Thích Giác Nhiên. Với con, người học trò nhỏ của Phật giáo Khất sĩ hoài niệm về Ngài với những cảm xúc bình dị nhất từ tấm lòng của người con trong giáo pháp. Xin được gọi Đức Ngài bằng Thầy, để con cảm nhận được rằng, Thầy mãi bên cạnh chúng con để soi sáng con đường và ước nguyện của những người học trò Khất sĩ đang bước đi.

Người mang Khất sĩ sang trời Tây

Chúng con đã từng kể cho mọi người nghe về Thầy. Khi có người hỏi về sự hình thành và phát triển của Hệ phái Phật giáo Khất sĩ ngày nay. Vì con biết, con đường phát triển đó không thể thiếu đi hình ảnh của Thầy, về một Giáo hội Tăng già Khất sĩ Thế giới tại Mỹ Quốc. Công của Thầy, tâm của Thầy đã đổ ra để mang những bước chân Khất sĩ được tiếp tục bước đi và in dấu trên những cung đường của vùng phương ngoại.

Nói đúng hơn, con xin được gọi Ngài là: “Người mang đuốc tuệ – Thắp sáng trời Tây”. Để ngày nay, trên những vùng lãnh thổ của Hoa kỳ, đâu đó đã và đang mọc lên vài chục ngôi tịnh xá, tịnh thất của Hệ phái Khất sĩ, với những đoàn chư Tăng trì bình khất thực vào những dịp lễ hội. Người tiếp nối thì ngày càng theo đó mà tiếp tục bước đường hành đạo, nhưng người khai sáng thì chỉ có một. Đó là Thầy. Người đã ra đi mãi mãi,…

Những chuyến Thầy về

thich giac nhien 2

Thầy trở về Việt Nam năm 2011
.

Con đã từng hồi hộp, lẫn sự ước mong. Mình có được ngồi vào trên chiếc xe lam màu vàng của Tịnh xá Trung Tâm của một thời còn làm tập sự để đến sân bay Tân Sơn Nhất đón Thầy (năm 2011) nhân chuyến trở về Việt Nam. May mắn đã mỉm cười, khi con đã được đủ duyên để tháp tùng với đoàn cung đón Thầy nhờ vào lý do là cần vài chú tập sự “khuân vác hành lý lên xe”.

Thầy ngồi trên chiếc xe lăn từ bên trong tiến ra, với hàng trăm Tăng Ni, Phật tử đứng bên ngoài nhìn vào mà vẫy gọi: “Pháp sư đang ra, Pháp sư đang ra đó mọi người”. Lòng con mừng, nhưng không kém phần hồi hộp. Vì chắc cái cảm giác như một người hâm mộ mà đang sắp được gặp thần tượng của mình. Và đúng, con đã thần tượng Thầy với quyển sách “Tứ kệ tỉnh tâm” khi còn là một đứa học sinh lớp 7, xin tiền mẹ để in quyển sách này ra để gởi tặng cho bạn bè cùng đọc, hay những bài pháp thoại mà Thầy đã giảng với những nụ cười đầy hoan hỷ trong từng câu chuyện Thầy kể, hay những trải nghiệm đời Khất sĩ từ chính Thầy trên bước đường hành đạo.

thich giac nhien 3Con nhớ mãi Thầy đã từng kể lại: Có lần Thầy hướng dẫn phái đoàn đi hành hương ở Ấn Độ, các vị Phật tử trong đoàn đã xảy ra điều bất hòa, bực dọc với nhau. Thầy đã kêu lại và dạy: “Các vị đi hành hương hay đi hành xác”. Nhiêu đó thôi cũng đã làm cho con nhớ mãi, để tự ngẫm lời dạy sâu sắc của Thầy. Làm việc gì mà không hoan hỷ, không an lạc thì chẳng khác nào mình tự đang trói buộc mình.

Rồi Thầy được đưa ra ngoài cổng. Với hàng trăm Tăng Ni và Phật tử bao quanh Thầy để dâng hoa cúng dường và chào đón sự trở lại quê hương của Pháp sư. Con thấy mình thật nhỏ bé, nên chỉ khép mình đứng từ một góc xa để thầm nhìn Thầy mà ngập tràn niềm mãn nguyện. Thầy ơi! Thầy đã về. Và con đã thấy Thầy rồi.

Con xin được gọi Thầy là: “Người trở về – có nhiều người đứng khép mình ở phía xa nhìn vào trong mãn nguyện”. Và trong đó có con.

Thầy đã cho chúng con niềm tự hào

thich giac nhien 4

Thầy tại đỉnh núi Linh Thứu Ấn Độ
.

Điều đó, là mỗi lần khi chúng con được “thao thao bất tuyệt” khi nói vềThầy –Đại lão Pháp sư Thích Giác Nhiên. Một vị cao tăng thời hiện đại, để mỗi khi nhắc đến Thầy với người khác. Chúng con đã cảm thấy tự hào “lây”, như người con trong gia đình tự hào vì có được một người cha hiền và thành đạt.

Còn chúng con sẽ mãi tự hào về Thầy về một người Thầy đã hy sinh cả cuộc đời vì giáo pháp, vì mối đạo Khất sĩ được truyền thừa, vì lý tưởng phụng sự chúng sanh hay tấm lòng từ bi vô hạn của Thầy, qua hình ảnh mỗi khi Thầy khóc khi hay tin đồng bào lũ lụt, hay nạn nhân chết vì thiên tai. Chúng con còn tự hào và sẽ nhắc mãi về Thầy – một người dẫn đường cho bao thế hệ Tăng Ni Khất sĩ trên bước đường hành đạo từ sau khi Đức Tổ sư vắng bóng đến nay.

thich giac nhien 5

Thầy trên đường hành hương tại vườn Lộc Uyển, Ấn Độ
.

Vĩnh biệt Thầy, “Người mang Khất sĩ sang trời Tây”. Từ nay, phía trời Tây đã mất đi người Thầy hướng đạo, điểm tựa tinh thần cho biết bao thế hệ đang ngày đêm mang giáo pháp Khất sĩ được lan truyền ở phương trời hải ngoại.

Vĩnh biệt Thầy, “Người trở về – có nhiều người đứng khép mình ở phía xa nhìn vào trong mãn nguyện”.Từ đây, con sẽ không còn có cơ hội nào nữa để khép mình ở một góc tường để đón Thầy về. Và đây, chính là lần cuối cùng mà Thầy đã về với chúng con, với những người con Khất sĩ quê nhà.

Vĩnh biệt Thầy, “Người đã làm cho những người con Khất sĩ cảm thấy tự hào”chúng con sẽ mãi tự hào khi nhắc về Thầy, một vị Pháp sư khả kính của thế kỷ 21 thời hiện đại.

TK. Giác Minh Luật

Du học sinh Khất sĩ tại Bangkok – Thái Lan, 10/08/2015.
(Đạo Phật Khất Sĩ)

Sunrise Aug 16 - 2015 (1)

NÉT THUẦN VIỆT
Ở MỘT HỆ PHÁI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Thích Đồng Bổn
Bài tham luận tại Hội thảo khoa học về Hệ phái Khất Sĩ

Phật giáo Việt Nam được bắt nguồn hơn 2.000 năm từ Ấn Độ truyền vào, rồi từ phương Bắc truyền sang, theo hệ phái Bắc truyền Đại thừa. Từ đó, phát triển theo con đường mở mang bờ cõi lần xuống phương Nam. Trải qua hơn 2.000 năm ấy, đất nước mở rộng đến tận mũi Cà Mau, thì Phật giáo cũng theo bước chân những người di dân mà lan tỏa khắp chốn.

Bước đường di chuyển ấy, dân tộc ta hòa nhập với thổ nhưỡng, giao thoa với những sắc thái văn hóa địa phương mà tính cách, giọng nói, sinh hoạt có thay đổi theo phong thổ, nhưng ý chí, tinh thần dân tộc thì không khác nhau. Đó là điểm đặc biệt của của người Việt, cho dù họ chu du năm châu bốn biển thì bản chất Việt vẫn không bị mài mòn trong con người họ.

Phật giáo Việt Nam cũng thế, từ phương Bắc theo chân người mở cõi, Phật giáo đã lan vào đất Ngũ Quảng với một sắc thái khác hẳn Phật giáo miền Bắc. Rồi Phật giáo tiếp tục mở cõi di dân vào Nam Kỳ lục tỉnh. Khi Phật giáo miền Trung lan đến xứ này, giao thoa với người Khmer bản địa với sắc thái Phật giáo Nam truyền Theravada, thì phát sinh ra những hình thái Phật giáo mới, trong đó, nổi bật lên một hình thái giao thoa, hòa quyện tính cách của cả hai hệ phái chính Bắc tông và Nam tông, đó là Hệ phái Khất Sĩ Việt Nam, một hệ phái mang hình thức Nam truyền Theravada, nhưng sự hành trì lại thuần chất Việt và mang tính chất của Đại thừa Phật giáo Bắc truyền.

Qua khảo sát, chúng ta có thể thấy được giai đoạn lịch sử ra đời của hệ phái này bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn của người dân Việt thuần phác ở mảnh đất phương Nam, mong muốn độc lập tự chủ về tư tưởng, không lệ thuộc vào văn tự Hán truyền của tầng lớp phong kiến triều đình, cũng không muốn bản địa hóa bởi Phật giáo Nam truyền sử dụng văn tự Pali, hay vướng mắc vào thời thế bởi tiếng Pháp của thực dân đô hộ. Họ đã có một sáng tạo tuyệt vời dựa trên cơ sở tiếng Việt, diễn đạt bằng chữ Quốc ngữ mà phổ biến giáo lý căn bản của Phật giáo vào cộng đồng dân Việt đang có xu thế phản kháng những nền văn hóa ngoại, làm lu mờ bản chất Việt. Đó là một cuộc cách mạng tư tưởng trong trào lưu dùng chữ Quốc ngữ thuần Việt, nhằm mở đường cho một nền Văn hóa thuần Việt, thoát khỏi những ách lệ thuộc của thực dân phong kiến.

Tổ sư Minh Đăng Quang, người khai sáng ra hệ phái, đã nhìn thấy người dân Việt thuần phác bấy giờ, không thể có đủ điều kiện đến trường lớp để học tập cái chữ, mà có cái chữ, chắc gì đã học hỏi nghiên cứu được kinh Phật vốn là một nền tảng triết lý thâm diệu sâu sắc. Vả lại, triết lý ấy lại nằm trong các cổ ngữ Pali, Hán, và ngoại ngữ Pháp, Anh, còn chữ Quốc ngữ là một ngôn ngữ mới, đâu phải ai cũng có điều kiện đến trường lớp của Thực dân mà học. Mang tâm niệm hoài bão phải làm thế nào để giáo lý Đức Phật đến gần hơn với nhân dân lao động, cũng là cách mà người tu sĩ Phật giáo Khất Sĩ tiếp cận quần chúng bằng ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ của người dân lao động, ngôn ngữ mà họ đang sử dụng sinh hoạt hằng ngày. Đây là điều kiện trưởng thành của một hệ phái mới phát xuất từ tầng lớp bình dân, có sức lan tỏa mạnh mẽ thời ấy, bởi vì, ứng hợp với hoàn cảnh, điều kiện của nhân dân muốn tìm đến với một nền giáo lý dễ hiểu của đạo Phật.

Một đặc điểm nữa của hệ thống giáo lý Khất sĩ, đó là tính khế hợp dân gian về thể loại văn vần. Hầu hết giáo lý căn bản của hệ phái nằm trong bộ Chơn Lý do Tổ sư Minh Đăng Quang soạn, ngắn gọn và dễ hiểu. Nghi thức tụng niệm và các bài kệ diễn đạt các giáo lý căn bản đều sử dụng tiếng Việt thuần túy, lại gần gũi và dễ nằm lòng nhờ thể loại văn vần. Thể loại này phù hợp người dân Nam Bộ, vừa lao động, vừa ngâm nga kinh kệ nằm lòng ấy, giống như họ thường ngâm nga thơ Lục Vân Tiên, Truyện Kiều mà tự răn mình, răn đời. Thể loại văn vần này còn được sử dụng rộng rãi ở Nam Bộ trong các giáo phái khác như đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài.

Chiếc áo bá nạp mà Tổ sư Minh Đăng Quang đắp trên người cũng là một đặc điểm riêng của Hệ phái Khất Sĩ. Thời ấy, ngoại trừ các vị Sư sãi Khmer tiêu biểu cho Phật giáo Nam truyền, còn lại là chùa chiền và Sư tăng đều là hệ phái Bắc truyền, đa phần thiên về cúng bái lễ nhạc với sắc phục mang tính cung đình. Bản chất người dân Nam Bộ là thật thà, đơn giản, tâm nghĩ thế nào thì bề ngoài của họ cũng thể hiện như thế ấy, nên họ mong chờ nhìn thấy hình bóng một nhà Sư dân dã hơn, gần gũi với họ hơn. Hình bóng vị Sư với chiếc y bá nạp không phải Nam tông cũng chẳng giống Bắc tông, giảng thuyết giáo lý Phật giáo bằng thi kệ văn vần tiếng Việt, hằng ngày đi bộ chân đất khất thực, đã làm xúc động tâm hồn dân dã của họ, và thế là Đạo Phật Khất Sĩ ra đời đã chiếm được cảm tình của đa số tầng lớp bình dân ở vùng đất này. Thêm vào đó, trụ xứ sinh hoạt của Hệ phái Khất Sĩ là một đặc điểm khác với chùa chiền truyền thống Việt Nam, nhưng là một nét rất Việt Nam, bởi tịnh xá không mang sắc thái thuần túy như chùa Khmer hay cổ kính phong kiến như chùa Bắc tông. Đó là điểm thu hút quần chúng đến với hệ phái mà không có một kiểu cách bắt buộc nào. Kiến trúc ngôi tịnh xá ban đầu đơn sơ tre lá mộc mạc với hình trụ tám cạnh, là chỗ để tập hợp giảng đạo tụng kinh, không chuông mõ nhạc khí, các nhà Sư giảng đạo không ở cố định một tịnh xá nào, cũng làm cho tín đồ không ràng buộc lệ thuộc vào một ai. Đó là tính chất đặc thù của chư Tăng thời Phật tại thế được thể hiện qua hình bóng các nhà Sư Khất sĩ thuần Việt đã dễ dàng đi vào lòng người và hệ phái nhanh chóng lan tỏa theo chân các nhà Sư Khất sĩ ra đến miền Trung nước Việt.

Với ba đặc điểm trên đây, Hệ phái Khất Sĩ đã tạo nên chỗ đứng vững chãi trong quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam thời cận đại. Một hệ phái dù mới phát triển thời cận đại, chưa có lịch sử dài lâu, nhưng là một hệ phái Phật giáo có xuất phát điểm từ Việt Nam, mang tính cách Việt Nam, đã hòa cùng bao thăng trầm của dân Việt trong những cuộc đấu tranh chống áp bức bất công. Bằng giáo lý văn vần thuần Việt của mình, Tổ sư Minh Đăng Quang và các đệ tử của Ngài đã đi chung con đường lịch sử với Phật giáo, góp phần mình cùng với Phật giáo Việt Nam chung tay hóa giải nỗi đau, xây dựng một xã hội nhân văn bằng từ bi và trí tuệ của người con Phật, xứng đáng là một hệ phái chính danh trong ngôi nhà chung Phật giáo Việt Nam vậy.

Chùa Xá Lợi, ngày 18. 02. 2014

Nguon: thuvienhoasen

Hoa dep 3 (48)

 THÀNH KÍNH TƯỞNG NIÊM
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG PHÁP SƯ
THÍCH GIÁC NHIÊN

LỄ TRUY NIỆM VÀ CUNG TỐNG
KIM QUAN CỐ HT. THÍCH GIÁC NHIÊN
Tin: Pháp Viên, ảnh: Ngọc Chơn | Đạo Phật Khất Sĩ

Sáng ngày mùng 8 tháng 7 năm Ất Mùi (nhằm ngày 21/8/2015), tại Pháp viện Minh Đăng Quang, 505 Xa lộ Hà Nội, P. An Phú, Q.2, TP. HCM, Ban Tổ chức Lễ tang và môn đồ pháp quyến đã thành kính cử hành lễ truy niệm và cung tống kim quan cố Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên.

Từ tối ngày mùng 7 tháng 7 năm Ất Mùi, mọi công tác chuẩn bị cho Lễ truy niệm và Cung tống kim quan cố Đại lão Hòa thượng đã được Ban Tổ chức Tang lễ chuẩn bị và sắp xếp chu đáo. Chương trình lễ truy điệu Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên gồm có:

– Cung thỉnh chư tôn Giáo phẩm, chư vị khách quý quang lâm lễ đường;
– Niệm Phật cầu gia bị;
– Tuyên bố lý do;
– Giới thiệu chương trình và thành phần tham dự;
– Cung tuyên tiểu sử Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên;
– Lời tưởng niệm của TƯGHPGVN;
– Điếu văn tưởng niệm của Hệ phái Khất Sĩ
– Lời cảm niệm của Môn đồ Pháp quyến
– Nghi thức lễ niêm hương tưởng niệm;
– Cảm tạ của Ban Tổ chức;
– Nghi thức di quan cung tiễn nhục thân đến nơi trà tỳ.

Đúng 6 giờ ngày mùng 8 tháng 7 năm Ất Mùi (nhằm ngày 21/8/2015), tại Pháp viện Minh Đăng Quang, 505 Xa lộ Hà Nội, P. An Phú, Q.2, TP. HCM, Ban Tổ chức Lễ tang và môn đồ pháp quyến đã thành kính cử hành lễ truy niệm và cung tống kim quan cố Đại lão Hòa Thượng Pháp Sư Thích Giác Nhiên, Giáo phẩm cấp cao của Hệ phái Khất sĩ – Thành viên sáng lập GHPGVN, Pháp tử Tổ Sư Minh Đăng Quang, Pháp chủ GHPG Tăng già Khất sĩ Thế giới, Nguyên Viện trưởng Viện Hành đạo Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Nguyên Trưởng Giáo đoàn IV Hệ phái Khất sĩ, Viện chủ khai sơn Pháp viện Minh Đăng Quang, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh, Viện chủ khai sơn Tổ đình Minh Đăng Quang, Westminster, bang California, Hoa Kỳ.

Không khí trang nghiêm, thành kính như phủ trùm cả Pháp viện, quang lâm lễ Truy niệm và cung tống kim quan có HT. Thích Giác Nhường, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái Khất Sĩ; HT. Thích Viên Giác, HT. Thích Giác Tường, Ủy viên Thường trực HĐCM GHPGVN; HT. Thích Giác Phúc, HT. Thích Giác Ngộ, HT. Thích Giác Cầu, HT. Thích Giác Lai, Thành viên HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm chứng minh Hệ phái Khất Sĩ; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM; HT. Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban Kiểm soát TƯ GHPGVN, Phó Trưởng BTS GHPGVN TP. HCM; HT. Thích Giác Giới, Ủy viên TT HĐTS kiêm Phó Trưởng Ban Tăng sự TƯ GHPGVN, Trưởng Ban Thường trực Giáo phẩm HPKS; HT. Thích Giác Hà, Phó BTS GHPGVN TP. HCM, Trị sự trưởng GĐ V – Hệ phái Khất Sĩ; cùng chư tôn đức Văn phòng Ban Thường trực HĐTS GHPGVN phía Nam… cùng chư tôn đức BTS GHPGVN TP.HCM, BTS GHPGVN quận, huyện, các tự viện TP.HCM, chư Tôn đức Giáo phẩm Hệ phái Khất Sĩ, chư Tôn đức lãnh giáo phẩm lãnh đạo các Giáo đoàn Tăng Ni thuộc Hệ phái Khất Sĩ và cùng đông đảo Phật tử tại TP. HCM và khắp các tỉnh thành miền Nam miền Trung về đưa tiền giác linh cố Hòa thượng.

Về phía khách quý có sự hiện diện của đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ.

cung tong 07

cung tong 06cung tong 05cung tong 04cung tong 03cung tong 02cung tong 01

Sau lời tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham dự của HT. Thích Giác Pháp, HT. Thích Giác Toàn đã cung tuyên Lược sử tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Pháp Sư Thích Giác Nhiên. Theo đó:

“Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên, thế danh Nguyễn Văn Ất, tự Thành Được, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1923 tại huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, thuộc miền Tây Nam Bộ.

Đầu năm 1952, pháp duyên hội tụ, Hòa thượng được diện kiến Tổ sư Minh Đăng Quang. Sau khi lắng nghe diệu pháp chơn lý từ Tổ sư, Hòa thượng bừng ngộ, chí thành đảnh lễ Tổ sư, cầu xin xuất gia và được Tổ sư thâu nhận đặt pháp danh là Giác Nhiên. Cố Hòa thượng thọ Sa-di năm Quý Tỵ (1953) tại Tịnh xá Ngọc Viên, Vĩnh Long. Rằm tháng 7 năm Ất Mùi (1955), sau ngày Tổ sư vắng bóng, tại Tịnh xá Ngọc Hiệp, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ, Hòa thượng được Nhị Tổ chứng minh truyền y bát cụ túc giới Tỳ-kheo.

Trong hai năm 1956 – 1957, Giáo đoàn Du Tăng Khất sĩ lần đầu tiên hành đạo từ Sài Gòn – Gia Định ra các tỉnh miền Trung, đến Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị – Đông Hà, và Hòa thượng Pháp sư là một trong những thành viên giảng sư lỗi lạc của đoàn.

Sau đó, Hòa thượng Pháp sư sau khi trở về lại miền Nam cũng thành lập Giáo đoàn IV. Các ngôi tịnh xá, dấu tích một thời hành đạo, cảm hóa bá tánh cư gia của Hòa thượng Pháp sư còn lưu lại như: Tịnh xá Trung Tâm, Q. Bình Thạnh, nguyên là Trụ sở Trung ương của Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam và nay là đạo tràng tiêu biểu của Hệ phái Khất sĩ, thành viên sáng lập GHPGVN; Pháp viện Minh Đăng Quang, Q. 2 – trung tâm tu tập, văn hóa và hoằng pháp của Hệ phái đang trên đà hoàn thiện, phát triển.

Năm 1966, Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam được chính thức công nhận. Trong Đại hội lần đầu tiên, đại chúng suy cử Hòa thượng Pháp sư làm Tổng Tri sự trưởng kiêm Tổng vụ trưởng các Tổng vụ: Tăng sự, Hoằng pháp và Từ thiện Xã hội, đặt nền móng cho sự phát triển về sau. Hòa thượng đã hoàn tất trọng trách này trong suốt 2 nhiệm kỳ.

Năm 1972, Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam tổ chức Đại hội kỳ 3, chư Tôn đức Giáo phẩm quyết định thành lập 2 viện: Viện Chỉ đạo và Viện Hành đạo. Hòa thượng Pháp sư được đại chúng suy cử chức vụ Viện trưởng Viện Hành đạo.

Tháng 9 năm 1978, Ngài chí thành đảnh lễ tri ân Tổ tiên, Thầy Tổ trên quê hương thân yêu và bắt đầu thực hiện tâm nguyện du hóa hoằng pháp phương xa. Trong hơn 25 năm đầu (1979 – 2005) hoằng pháp tại Hoa Kỳ và đã thân lâm đến nhiều quốc gia trên thế giới từ Hoa Kỳ đến Canada, Úc châu, Pháp quốc.

Từ năm 1980, Hòa thượng Pháp sư đã đứng ra xin phép và được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho phép thành lập Giáo hội Phật giáo Tăng-già Khất sĩ Thế giới, do Ngài làm Pháp chủ cho đến ngày viên tịch. Cũng chính trong thời gian này, Hòa thượng Pháp sư đã trực tiếp xây dựng và chứng minh cho chư Tôn đức Tăng Ni đệ tử thành lập nhiều ngôi đạo tràng tịnh xá, thiền viện, tu viện tại những quốc độ mà Giáo hội Phật giáo Tăng-già Khất sĩ hải ngoại hiện diện hoằng hóa.

Hòa thượng Pháp sư đã để lại nhiều công trình biên soạn, sáng tác và ấn tống pháp bảo như: “Nghi thức tụng niệm”, in lại “Bộ Chơn lý” với đầy đủ 69 tiểu luận; sáng tác, biên soạn các tập sách, thơ văn: Pháp môn tọa thiền, Ánh nhiên đăng, Thương nhớ mẹ hiền, Tiếng lòng người hiếu tử…

Gần một thế kỷ tu tập và hoằng dương chánh pháp không mệt mỏi, thân thể tứ đại cũng đến lúc mõi mòn, Đại lão Hòa thượng đã viên tịch ngày 3-8-2015 tại Hoa Kỳ, trụ thế 93 năm, hạ lạp 60 năm”.

cung tong 09

HT. Thích Thiện Nhơn, thay mặt chư Tôn đức HĐCM, HĐTS đọc lời tưởng niệm của TƯ GHPGVN. Qua đó, Hòa thượng đã phân ưu về sự vĩnh viễn ra đi của cố Hòa thượng Pháp sư, đó sự mất mát lớn lao đến toàn thể Tăng Ni và Phật tử Hệ phái Khất Sĩ cũng là sự mất mát chung của Tăng Ni và Phật tử Việt Nam. Cuối lời tưởng niệm, Hòa thượng đã nói: “xin Giác linh Đại lão Hòa thượng hãy chứng minh và gia hộ cho Tăng Ni và Phật tử Việt Nam, Bồ-đề tâm kiên cố, ý chí kiên cường để hoàn thành Phật sự trên mọi chặng đường tu học, hành đạo của xã hội. Đồng thời, xin thay mặt Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni Phật tử Việt Nam xin chia sẻ sự mất mát lớn lao đối với Tăng Ni, Phật tử Hệ phái Tăng già Khất sĩ Việt Nam và nguyện hòa hợp đoàn kết một lòng, quyết tâm xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong đó có Hệ phái Khất sĩ Việt Nam ngày càng vững mạnh, trang nghiêm trong lòng dân tộc Việt Nam thân yêu”.

cung tong 11

HT. Thích Giác Giới, Trưởng ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái, đã đại diện Hệ phái Khất Sĩ đọc bài Điếu văn tưởng niệm. Lời điếu văn lắng động, sâu sắc thể hiện trọn vẹn niềm xúc động, kính tiếc của môn nhân Pháp quyến đối với cuộc đời và đạo nghiệp cố Hòa thượng pháp sư. Tuy ngắn gọn, nhưng đã khắc họa trọn vẹn về phẩm hạnh thanh bần, giải thoát, chí nguyện cao viễn của bậc Trưởng lão cao Tăng cùng những năm tháng hành đạo miệt mài khắp hai miền Trung Nam đất Việt và gần 40 năm tại Hải ngoại.

TT. Thích Minh Thành, đại diện môn đồ pháp quyến, đối trước Giác linh đài cố Hòa thượng Pháp sư, dâng lời cảm niệm đối với ân đức Ân sư. Vị Pháp chủ, vị Đức Thầy khai lập giáo đoàn IV, vị Bổn sư, vị Thầy khả kính với hạnh nguyện tu tập và độ sanh cao cả, lòng từ bi rộng lớn tiếp chúng độ Tăng, tâm hạnh Bồ tát bố thí giúp đời. Thượng tọa nhấn mạnh: Tất cả những gương hạnh ấy, những lời dạy đơn sơ, chân tình, mộc mạc ấy Tăng Ni Khất Sĩ hậu học nguyện khắc ghi vào tâm trí và noi gương hạnh để tu học và hành đạo.

cung tong 13

TT. Thích Minh Bửu, Đại diện Ban Tổ chức Tang lễ đã có lời cảm tạ, tri ân đến chư Tôn đức Giáo phẩm HĐCM, HĐTS, chư Tôn đức các Ban – Ngành – Viện TƯ GHPGVN, Chư tôn đức giáo phẩm các BTS GHPGVN các tỉnh thành và các BTS GHPGVN các quận, huyện tại TP. HCM, chư Tôn đức Tăng Ni các Giáo đoàn thuộc Hệ phái Khất Sĩ cùng quý quan khách, quý Phật tử, đạo hữu trong nước và quốc tế đã đến viếng tang, đặt vòng hoa tưởng niệm, gửi điện thư phân ưu trong suốt những ngày diễn ra tang lễ.

cung tong 14

Thể theo tâm nguyện của Đại lão Hòa thượng và Hệ phái, giây phút tiễn biệt kim quan Đại lão Hòa thượng về nơi trà tỳ đã diễn ra trang nghiêm theo nghi thức truyền thống của Hệ phái Khất sĩ. Chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS GHPGVN, BTS GHPGVN TP.HCM, chư Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ đã thành kính niêm hương tưởng niệm Giác linh cố Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên và sau đó chính thức cử hành các nghi thức cung tiễn kim quan.

cung tong 16

cung tong 15

8 giờ kém 10 phút, chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử cung tống kim quan cố Đại lão HT.Thích Giác Nhiên từ từ rời Pháp viện Minh Đăng Quang, đến Đài Hỏa táng Phúc An Viên, quận 9 cử hành lễ trà tỳ.
cung tong 17cung tong 18tra ty 01cung tong17Đoàn xe hoa dần rời Pháp viện tiến đến Đài Hỏa táng Phúc An Viên thực hiện lễ trà tỳ (ảnh: Giác Ngộ)
tra ty 03tra_ty_10tra ty 18tra ty 19

tra ty 04tra-ty-11tra-ty-14

Nguon: thuvienhoasen

Wonderful!  (6)