Thiền khách với mùa xuân

Recent Pages:  1  2  3  4  5  6  7  8

Cherry Blossoms 2015 (12)

HƯƠNG XUÂN TRONG CÕI THƠ THIỀN

Thích nữ Tịnh Quang

Chư pháp tùng bản lai
Thường tự tịch diệt tướng
Xuân đáo bách hoa khai
Hoàng oanh đề liễu thượng.”
.
(Ý Kinh Pháp Hoa)
.

Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày và sự chuyển giao của đất trời để vẫy vùng sự sống. Vẻ đẹp của mùa xuân đã thêu dệt nên những vần thơ rạng ngời hương sắc qua cảm hứng của kim cổ thi nhân; song song với cảnh sắc huy hoàng đó, các thi nhân cũng đã gợi lên vô vàn hình ảnh xuân thì của các cô gái nõn nà hay những mảnh tình xuân phơi phới được thì thầm trong cõi thi ca lung linh sắc màu xuân biếc. Đi vào cõi thơ xuân, bên cạnh những thinh sắc lộng lẫy của trời xuân, chúng ta có thể nhận ra sự nồng nàn, nỗi khát khao vòi või và hụt hẫng khôn nguôi của các thi nhânđối với xuân, bởi vì mùa xuân cứ đến và đi, hững hờ như nước xuôi cầu, và thi nhân thì cứ muốn lưu giữ lại bóng dáng yêu kiều thuở nao của nàng xuân vô thường đó, rồi nức nở… Vượt lên trên những khát vọng về tình sắc mong manh của xuân, các thiền sĩ đã tạo nên một cõi xuân thi với gam màu riêng biệt qua bút pháp thanh tao tiêu nhã và bằng cảm quan siêu thoát trong đời sống bọt bèo hư ảo. Cứ mỗi mùa xuân về lật từng trang thơ thiền, chúng ta có cảm tưởng như đang sống trong cõi xuân huyền nhiệm, rưng rưng đâu đây hoa vàng sắc biếc trong cuộc đời đầy giá buốt xa xăm.

Mở đầu tông phong trong cõi Thiền xuân này là bài thơ Cáo Tật Thị Chúng nổi tiếng của Thiền sư Mãn Giác (1052-1096)- vị cao tăng thời Lý. Bài thơ chỉ có vỏn vẹn ba mươi bốn chữ trong sáu câu nhưng đã bao hàm toàn bộ tư tưởng tinh hoa của Thiền học cũng như tính thể của nguồn thơ,

春去百花落 春到百花開

事逐眼前過

老從頭上來

莫謂春殘花落盡

庭前昨夜一枝梅

Nếu vẻ đẹp của Đường thi là nỗi xuyến xao vời vợi về hai nàng xuân, một trở về một biền biệt như:

“Hoa đào (vn) cưi ct gió đông
Mà nay chng thy bóng hng nơi nao”
 
(Nhân din bt tri hà x kh
Đào hoa y cu tiếu đông phong).
 
(Đề Đô Thành Nam Trang-Thôi Hộ )

Thì vẻ đẹp của Thiền thi trong thơ của Thiền sư Mãn Giác là linh thể bất diệt ngay trong đêm tối diệt sinh, và được phát họa sinh động qua hai câu kết bằng một cành mai vàng nở giữa đêm khuya trước khi xuân đã tàn hoa đã rụng nhưng nào ai hay biết:

Anh Dao 2015 (1)

“Đng nói xuân tàn hoa rng hết
Đêm qua sân trưc mt cành mai.
 
(Mc v xuân tàn hoa lc tn
Đình tin tc d nht chi mai.)
.

Mặc dầu chất xuân trong Thiền thi của Thiền sư Mãn Giác không tạo ra nỗi khắc khoải mông lung nghìn đời của nhân thế hoặc không muốn gây nên cảm giác chơi vơi cho người yêu thơ, nhưng bài thơ này đã có một bước bộc phá mới và thôi thúc chúng ta đi tìm sự bí ẩn đã tạo nên vẻ đẹp thanh thoát ly kỳ về nó. Bí ẩn này có thể tạm thời được biết như là cành tâm xuân luôn hiện hữu trong dòng đời buồn tẻ phù hư.

Có thể từ âm hưởng của cành mai Mãn Giác mà các thế hệ Thiền thi Việt nam về sau đều đã tạo nên những sắc phong của cõi tâm xuân thay vì mô tả khung cảnh hữu tình của bướm hoa mây nước: 

“Xuân sang hoa bưm khéo quen thì,
B
ưm ling hoa cưi vn đúng kỳ,
Nên bi
ết bưm hoa đu huyn c,
Thây hoa m
c bưm đ lòng chi.” 

(Xuân lai hoa đip thin tri thì,
Hoa đi
ưng tu ting kỳ,
Hoa đi
p bn lai giai th huyn,
M
c tu hoa đip vn tâm trì).(Giác Hải thiền sư)

Với tư tưởng “nhậm vận” nên các Thiền sĩ chẳng thấy xuân còn hay mất để rồi ôm ấp những hoài niệm hay mơ về một tiếng pháo xưa khi mùa xuân qua đi:

“…Năm ba ngày na tin xuân đến,
Pháo trúc nhà ai m
t tiếng đùng.”(Nguyễn Khuyến)

Đối với Thi nhân, sự xoay vần của mùa xuân và nỗi khát khao về nó đã bắc nhịp cho thơ giao cảm được tiếng lòng của nhân thế; nhưng một lúc nào đó nhà thơ bỗng cảm thấy ê hề với những khát ái bất tận của chính mình trước sự hữu hạn của xác thân như một nghịch lý của tâm và cảnh: 

“Ngán ni xuân đi, xuân li li,
M
nh tình san s tí con con.”(Hồ Xuân Hương)

Mảnh xuân vô thường kia cứ đi đi lại lại khiến cho tình đời thêm già nua và tẻ nhạt, vì vậy nhà thơ cứ mãi ao ức níu kéo hương sắc của xuân với thời gian không bến đợi: 

“Tôi mun tt nng đi
Cho màu đ
ng nht mt;
Tôi mu
n buc gió li
Cho h
ương đng bay đi.”(Vội Vàng-Xuân Diệu)

Trong khi đó thiền nhân đã có được những phút giây tương ngộ với mảnh chân xuân trong thời gian vô cùng và ý thức về chiếc bóng choàng trên cái sinh thức phiêu bồng vô hạn nên đâu có sắc màu để héo úa nhạt phai:

bao thiên niên k, nhìn mây nưc
git mình, thy bóng vn không phai..” (Lãng Mạn Khúc Du Xuân-CS Liên Hoa)

Chiếc “bóng không phai” là linh thể tối thượng không nhuốm sắc màu thời gian, không bị chi phối bởi bốn mùa mưa nắng rồi cuống lên vì lo sợ ngày xuân vun vút trôi qua “mau vi ch thi gian không đng đi.” (Xuân diệu). Không vồn vã rượt bắt mùa xuân, Thiền thi phác họa nhãn quan linh động với cái nhìn thiền quán về lẽ sắc-không khi mùa xuân đến:

Hoa Mẫu đơn 2014 (6)“Tui tr chưa tưng rõ sc – không
Xuân v
 hoa bưm rn tơ lòng
Chúa Xuân nay b
 ta khai phá
Chi
ếu tri giưng thin, ngm cánh hng.”
(Niên thi
ếu hà tng liu sc, không
Nh
t Xuân tâm s bách hoa trung
Nh
ư kim khám phá Đông Hoàng din
Thi
n bn b đoàn khán try hng.) (Phật Hoàng Trần Nhân Tông)

Trên căn bản quán chiếu, thơ thiền không bị lôi kéo vào thiên kiến vui buồn thương tiếc của thế nhân với những nỗi chập chờn đơn lạnh nghìn đời của nhân thế khi ngày xuân không bao giờ trở lại như Đông Hồ đã tâm sự:

“Tưng bng hoa n thm ngày xuân
R
c r lòng cô hoa ái ân…
Cô bu
n, cô tiếc, cô ngùi ngm
Cô nh
 ngày xuân nh tui thơ.” (Cô gái xuân)
.
Tuy nhiên một vài thi nhân tài hoa của làng thơ cũng không kém phần kiêu hãnh và ngang tàng khi ghép rượu đề thơ để tạm quên đi ngày tháng đất trời, để không còn bị câu thúc trước sự tàn nhẫn của thời gian đã làm đau thương trái tim của họ. Như Lý Bạch đã thổn thức: “Ði ch là gic mng ln, c gì mà bn lòng, cho nên ta ung rưu say lúy túy, khi tnh rưu mi hay ra xuân v, chim hót trong cành hoa, chng biết hôm nay là ngày nào, ri nhng cm xúc ct lên, ta nghiêng bình rưu trưc cnh sc huy hoàng, và hát khúc ch trăng sáng, khi khúc ca va dt thì tình cũng đã va quên.”

(X thế nhưc đi mng
H
 vi lao kỳ sinh
S
 dĩ chung nht túy
Ð
i nhiên nga tin doanh
Giác lai mi
n đình tin
Nh
t điu hoa gian minh
Tá v
n th hà nht?
Xuân phong ng
 lưu oanh
C
m chi dc thám tc
Ð
i chi hoàn t khuynh
H
o ca đãi minh nguyt
Khúc t
n dĩ vong tình.) (Xuân Nhật Túy Khởi Ngôn chí)

Tại sao những nhà thơ lớn đôi khi phải dùng đến men rượu như để thách thức và vượt qua những khổ lụy của đời thường? phải chăng trong cơn men say người ta mới cảm giác rằng trường đời là mộng mị? cho nên để đạt được tâm trạng sảng khoái này nhà thơ phải mượn bình rượu như một thú tiêu dao siêu thái trong cõi “siêu phàm nhập thánh?” 

”Thơ mt túi phm đ câu nguyt l 
Rưu ba chung tiêu sái cuc yên hà.” (Nguyễn Công Trứ)

Trong cõi Thiền, vạn vật là đối tượng để cho người nhập đạo quán chiếu và trãi nghiệm; trong đời sống thường nhật cũng như trong thi ca, thiền không tạo ra những cảm giác khắc khoải chập chờn giữa mộng và thực thay vì nó điều phối sắc màu mùa xuân qua cái nhìn về thực tại một cách sinh động và hài hòa:

Trúc biếc hoa vàng đâu cnh khác
Trăng trong mây bc hin toàn chân.
(Thúy trúc hoàng hoa phi ngoi cnh
Bch vân minh nguyt ltoàn chân.) (Thiền Lão Thiền Sư)

Hay

“Trùng dương Cúc n dưi rào
Trên cành Oanh hót thanh tao du dàng.” (Thiền sư viên Chiếu)
.

Xa hơn, thơ thiền vượt thoát yếu tố của định luật nhị nguyên được giới hạn giữa người và cảnh, giữa tâm và vật, giữa một và hai …: Sông xưa chy mãi làm đôi ng, ta biết xuân nhau có mt thì.(Cô LáiĐò-Nguyễn Bính). Thiền thi tiêu diêu trong vẻ đẹp thanh thoát của đóa xuân vô tướng mà nhà thơ đã cảm nghiệm và tương phùng trong cái nhìn vô sai biệt:

Hoa Bo Cong Anh 2014 (mh) (1)
 
“Ngưở trên lu hoa dưi sân 
Vô ưu ngi ngm khói trm xông
Hn nhiên ngưi vi hoa vô bit
Mt đóa hoa vàng cht nở tung”
.
(Hoa ti trung đình, nhân ti lâu
Phn hương đc ta tự vong ưu
Chủ nhân d vt hn vô cnh
Hoa hưng qun phương xut nht đu.)
.
(Thiền sư Huyền Quang-bản dịch của Nguyễn Lang)
.

Người với hoa không là hai, chỉ có sự nở tung của cành hoa hay là thực tướng nghìn đời hiển hiện trong giây phút thực tại mầu nhiệm; với lối diễn đạt này giúp cho người đọc thôi đi việc đuổi hình bắt bóng thay vì trực nhận ảo giác của chính mình trên cành xuân đó:

“ Hoa pháo đ thm này
Mơ xuân  b kia
Đôi b đu như mng
Xuân- Thu  đâu kìa?”
.
(Xuân cảm-Vĩnh Hảo)
.

Vì quá nao nức nên thi nhân không thể nhận diện được mùa xuân hiện hữu ngay tại đây trong phút giây hiện tại và không thể sống trọn vẹn ngay cả trong cuộc mộng du của chính mình:

“Vì say sưa quá nên tôi đã
Đem đ hn xuân xung sui h!” (Xuân-Nguyễn Bính)

Mùa xuân trong thơ thiền không có pha chế những sắc màu man mác, thương sầu lẫn lộn để thôi miên người đọc cùng thổn thức nhịp đập chung của trái tim nhân thế hoặc “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây,” nhưng nó vẽ nên một phong thái dung nhiếp thực tại giữa người và cảnh hay đúng hơn là bản chất “tuỳ duyên”trong bối cảnh không-thời gian khác biệt: xuân nương du thảo địa, hạ hưởng lạc hạ kỳ…” Với điểm nhắm vào thực tại, Thiền thi dù vô tình hay cố ý cũng đã quên đi sắc màu thời gian quá khứ:

Sng ngày nay biết ngày nay 
Còn Xuân Thu trưc ai hay làm gì!
n tri kim nht nguyt
Thùy thc cu Xuân Thu.) (Thiền Lão Thiền Sư)

Vì theo nhãn quan của thiền, quá khứ hay tương lai đều nằm trong khoảnh khắc ý thức; cuộc đời khác gì giấc mộng Trang Sinh, cho nên ý niệm về thời gian xa và gần trước hay sau cũng chỉ là ảo tưởng phủc hoàng ảo tưởng; cho nên tự nghìn đời xuân chẳng có gì xa xôi cả:

Wisteria tim 2014 (5)“Ta gi xuân v,xuân bưm bay 
Trang Sinh nm mng biết bao ngày
Thi gian dù có nghìn năm na 
Xuân đến lâu ri ai có hay.
 
(Gọi Xuân Về-Huyền Không)
.

Hay nói theo cách của thi sĩ Bùi Giáng:

“Thưa rng ly bit mai sau
Là trùng ng gia hương màu Nguyên Xuân.

(Chào Nguyên Xuân)

Với lập trường “phản bổn hoàn nguyên” và tư tưởng lạc quan, các Thiền sĩ đã thổi chất xuân vào hồn thi ca Việt Nam một cách siêu thái. Ý niệm về bản thể tuyệt đối được lồng trên sắc màu xuân cảnh và tạo nên sự hài hòa giữa chủ thể và đối tượng qua nội dung và cấu trúc của mạch thơ. Chu du trong cõi thơ thiền, người mới vừa nhập môn có cảm thái bàng hoàng như chợt nghe tiếng pháo xuân nổ vang giữa mộng và thực, giữa tỉnh và say, nhưng sau phút giây ngơ ngác đó không ai không một lần ước ao tương ngộ cảnh giới bí huyền với lãng đãng đâu đây cành mai nở vàng trong đêm tối khi xuân đã âm thầm hờ hững ra đi.

Thích nữ Tịnh Quang
Chùa Huê Lam, Garden Grove 2011

Một Tách Trà Thơm

Nguyễn Duy Nhiên

th

Có những buổi sáng thức dậy, tôi thấy tất cả là của nhau.

Cũng như mây là của bầu trời và bầu trời là của mây. Ngày hôm qua trời có những cơn mưa bất ngờ, và hôm nay bất ngờ trời lại nắng ấm. Nắng cũng là của mưa. Và thiếu vắng những ngày mưa chắc nắng cũng sẽ buồn và nhớ lắm.

Nhớ một ngày có người bạn lại nhà uống trà. Tôi ngồi lắng nghe người bạn kể những khó khăn trong tình người và một vài vấp váp trong cuộc sống. Nhưng cuộc đời mà, có những vấn đề và vấp váp cũng là chuyện dĩ nhiên thôi. Mà tất cả thì cũng như cụ Nguyễn Du nói, “Cõi nguồn cũng bỡi lòng người mà ra.” Một ngày nào khi lòng ta yên thì cõi nguồn nào rồi cũng sẽ được yên.

Trước khi ra về người bạn chợt hỏi tôi, tôi làm gì để nuôi dưỡng những hạnh phúc của mình? Tôi hiểu người bạn ấy muốn hỏi tôi tìm nương tựa vào một nơi nào nếu có một ngày thấy đời mình bấp bênh? Tôi chưa có dịp nói cho người bạn biết. Những đêm khuya trăng thật sáng, mình thường lại cảm thấy những lời nói và ngôn ngữ không cần thiết. Rót nhau một tách trà cũng đủ hết rồi. Ngàn năm qua ánh trăng có bao giờ cần nói lời gì đâu.

Tôi đã muốn nói như vầy, nếu có một lúc nào cảm thấy chênh vênh, tôi sẽ đến gõ cửa nhà người bạn ấy và xin ngồi uống một tách trà, như có những ngày người bạn ấy đã tìm đến tôi. Ai cũng có thể vun bồi hạnh phúc và san sớt khổ đau cho người khác được. Đôi khi người bạn nghĩ rằng tôi đã giúp gì cho họ, nhưng họ không biết rằng họ đang giúp gì cho tôi, và tôi đang được giúp rất nhiều. Cuộc đời quá nhỏ để mình có thể phân biệt và phân chia.

Thien nhien in OR qua ong kinh Mary Nguyen (5)Như buổi sáng nay tôi thấy con đường nhỏ tôi đi có tôi trong ấy. Con đường có mặt nhờ sự có mặt của tôi. Hay nhờ con đường ấy mà tôi đã có thể có mặt nơi này? Chúng tôi hiện hữu trong nhau.

Sáng nay những áng mây trắng bồng bềnh
trôi chở đầy nắng ấm. Cuối những ngày mưa nước dâng cao làm mặt hồ phẳng như gương.

Con thác nhỏ nước đầy tràn xuống dòng suối trong đổ bọt trắng xóa chảy qua những viên đá sỏi dưới lòng suối reo vang trôi xa vào khu rừng phía bên kia.

Có những ngày tôi thấy những thăng trầm tự nhiên của một sự sống rất đủ đầy. Và tôi biết nuôi dưỡng hạnh phúc của mình bằng sự thực tập và tách trà của người bạn tôi. Tôi rất hạnh phúc vì biết rằng, những lúc đời bấp bênh, ta có thể tìm gõ cửa nhau để được rót cho một tách trà ấm và thơm,

Ấm áp trong tay một chén trà
Ngồi đây hạnh phúc với ngày qua
Nhấp thêm một ngụm thơm hương vị
Bỏ lại bên đời một chút ta
.

Duy Nhiên

Nguồn: “Trích từ trang nhà Trung Tâm Thiền Quán Sinh Thức”

bird and cherry blossoms10

Thiền khách với mùa xuân

Thích Hạnh Tuệ

Mùa xuân là nguồn cảm hứng vô biên; là nguồn thi liệu bất tận để các tao nhân mặc khách tha hồ tưởng tượng, lặn hụp, bay bổng.

Cái tuyệt diệu của mùa xuân được cảm nhận gần như trọn vẹn chỉ qua mấy vần thơ Phú đắc xuân tình của Đoàn Nguyên Tuấn:

Đông quân cao trạch mãn,
Vạn vũ báo xuân tình.
Liêu lượng oanh thanh hoạt,
Du dương điệp thú khinh.

Phụ huyên hoa tự cẩm,
Hạ noãn thảo thuỳ thanh.
Ỷ song tiềm ngoạn vị,
Kiến đắc hoá công tình”.

Khương Hữu Dụng dịch :

Xuân tạnh muôn nơi báo,
Mưa xuân thấm lá cành.
Líu lo oanh hót ngọt,
Phất phới bướm bay nhanh.

Nắng ấm hoa như gấm,
Khí hoà cỏ rủ xanh.
ựa song thầm ngắm nghía,
Thấy được hoá công tình.

Mùa xuân đẹp thật, nhưng ngắn ngủi. Thi nhân say đắm cái đẹp của mùa xuân, còn thiền khách không chỉ nhìn thấy cái đẹp, mà còn nhận ra thật tướng của cái đẹp, bản chất của mùa xuân:

“春去春來疑春盡

花開花落只是春.

Xuân khứ xuân lai nghi xuân tận,
Hoa khai hoa lạc chỉ thị xuân”.

(Xuân đến xuân đi ngỡ xuân hết,
Hoa nở hoa tàn ấy vẫn xuân).

Đó là cảm quan thiền của Thiền sư Chân Không ở thế kỷ XI về mùa xuân. Thế nhân hay dao động buồn, vui trước dòng đời biến ảo vì chưa thấu rõ quy luật thành, trụ, hoại, không của vạn vật. Dưới tuệ nhãn của thiền sư, thật tướng của mùa xuân hiển lộ rõ, dù hoa nở hay hoa tàn, xuân đến hay xuân đi đó vẫn là xuân.

Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, công danh sự nghiệp hiển hách mà còn “kinh sợ” khi cảm nhận được mỗi mùa xuân qua đi là sắc thân càng suy yếu:

Bán phần xuân sắc nhàn sai quá,

Ngũ thập suy ông dĩ tự tri

Kinh tâm bồng thoái tích thì nhan.

(Nửa phần xuân sắc đã hờ hững trôi đi,

Năm mươi tuổi tự biết mình suy yếu

Lòng kinh sợ sắc mặt hồng hào thời xưa đã phai tàn.)

Nguyễn Bỉnh Khiêm càng cảm khái hơn cho thân phận già yếu bịnh tật trong dịp Nguyên Đán:

Lão lai khước dữ bệnh tương kỳ

(Già đến lại cùng với bệnh tật hò hẹn nhau)

Cả hai ông không được như Thiền sư Vạn Hạnh, dù biết:

“萬木春榮秋又枯”

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

(Cây cối xuân tươi thu lại khô)

Nhưng thiền sư vẫn an nhiên, không có chút tâm niệm lo sợ, hãi hùng trước sự thịnh suy thay đổi của cuộc đời, bởi vì thiền sư đã liễu ngộ chân lý vô thường của vạn vật:

“盛衰如露草頭鋪

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô

(Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành)

Tâm trạng ngày mồng một Tết của một người chưa rõ lý sắc không như thi nhân Lê Cảnh Tuân thì cũng thật đáng đồng cảm:

Hảo cảnh phùng nguyên nhật,

Vô gia mẫn thử thân.

(Cảnh đẹp gặp ngày mồng một tết,

Luống thương thân này không nơi nương náu)

Phải chăng trong lúc tha hương cô quạnh, nếu ông đã từng đọc mấy vần thơ của Thiền sư Giác Hải, có lẽ ông sẽ ấm lòng hơn:

“春來花蝶善知時

花蝶應須共應期

花蝶本來皆是幻

莫須花蝶向心持

Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,

Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ.

Hoa điệp bản lai giai thị huyễn,

Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì”.

(Xuân sang hoa bướm khéo quen thì,

Bướm liệng hoa cười vẫn đúng kỳ.

Thấu rõ bướm hoa đều hư ảo,

Thây hoa, mặc bướm để lòng chi).

(Ngô Tất Tố dịch thơ)

Một khi đã hiểu thấu quy luật của vạn vật, thật tính của vạn pháp như Tuệ Trung thượng sĩ thì nơi đâu, lúc nào cũng:

“一點春光處處花

Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa.

(Một ánh xuân về hoa đó đây)

Nếu có một thứ có thể đại diện cho mùa xuân, thì chỉ có thể là hoa, có mùa xuân là có hoa, có hoa là có mùa xuân. Đổ Phủ cảm nhận một cách sâu sắc rằng:

“一片花飛減卻春

Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân”

(Một cánh hoa rơi làm bớt đi sắc xuân).

Thế Lữ reo lên một cách cuồng nhiệt khi xuân đến:

Xuân đến rồi kia, xuân đến rồi,

Hèn nào hoa nở rộ lòng tôi”.

Cảm xúc này giống như Trần Nhân Tông khi chưa ngộ nhập Phật lý, tâm còn rong ruổi buồn vui theo ngoại cảnh:

“年少何曾了色空

一春心在百花中

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,

Nhất xuân tâm tại bách hoa trung”.

(Tuổi trẻ chưa tường lẽ sắc không,

Xuân sang hoa nở rộn tơ lòng).

(Ngô Tất Tố dịch thơ)

Khi đã liễu ngộ được lý sắc không, thấu rõ bản chất của vạn vật thì mới được tiêu diêu tự tại. Đây chính là lộ trình từ mê đến ngộ của vị vua Phật thời Trần:

“如今勘破東皇面

禪板蒲團看墜紅 .

Như kim khám phá đông hoàng diện,

Thiền bản bồ đoàn khán truỵ hồng”.

(Nay đã khám phá ra bộ mặt thật của chúa xuân,

Ngồi thiền trên nệm cỏ ngắm cánh hồng rơi rụng).

Trần Nhân Tông khám phá ra bộ mặt thật của “bộ mặt chúa xuân” (đông hoàng diện); giống như Tuệ Trung truy thấu “khuôn mặt thật” (chân diện mục); như Trần Thái Tông nhận lại “khuôn mặt mẹ” (nương sinh diện); như Trần Minh Tông ngộ ra “người thuở xưa” (bản lai nhân)… Chỉ có tỏ ngộ bộ mặt thật của chúa xuân thì mới có thể hưởng trọn cái đẹp của mùa xuân miên viễn.

Nguồn: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo 

Hoa Dao . 2014.. (4)

Xuân An Lạc

Thích Trừng Sỹ

 Hằng năm, cứ mỗi độ xuân về là báo hiệu cho chúng ta biết năm cũ đã qua và năm mới đang tới, mỗi chúng ta đều có một xuân mới, sức sống mới, an lạc mới, và hướng đi mới cho cuộc đời.
.

 “Xuân mang đến bao nguồn vui khôn xiết,
Xuân tưng bừng bao yến tiệc trò vui,
Suốt năm dài an ủi chỉ xuân thôi,
Xuân Tết đến, đời tôi thêm nguồn sống.”

(Ý nghĩa xuân Tết – HT. Thích Đức Niệm)

Theo cái nhìn tuệ giác của nhà Phật, khi mùa xuân đến, chúng ta có thêm một tuổi, có nghĩa là chúng ta giảm bớt đi một năm tuổi. Đời sống của con người, chúng ta tạm quy định, có khoảng tám chục năm tuổi. Ví dụ, hiện giờ chúng ta sống được hai chục năm tuổi, có nghĩa là chúng ta giảm bớt hai chục năm tuổi, chúng ta chỉ còn sáu chục năm tuổi nữa thôi.

“Sáng nay đều nói thêm một tuổi,
Tôi bảo ngày này bớt một năm.”

(Thiền sư Thiên Tùng)

Trong hai chục mùa xuân đã qua và trong sáu chục mùa xuân sắp tới và đang tới, những gì chúng ta đã làm, đang làm, và sẽ làm, đều không vượt ra ngoài các mục đích chính, đó là, đem đến lợi ích cho mình, đem đến lợi ích cho người, và đem đến lợi ích cho tất cả, thì chúng ta vui vẻ làm. Ngược lại, những gì chúng ta nói, nghĩ, và làm không đem đến lợi ích cho mình, không đem đến lợi ích cho người, và không đem đến lợi ích cho tất cả, thì chúng ta quyết định không làm.[1] Chúng ta biết đời người sinh diệt trong từng hơi thở, chúng ta cố gắng tinh tiến tu học vững chãi trên đường đời, thăng tiến trên đường đạo để đem lại an lạc, hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân.

“Ngày nay đã qua,
Đời sống ngắn lại,
Hãy nhìn cho kỹ,
Ta đã làm gì?

Đại chúng, hãy cùng nhau tinh tấn,
Thực tập hết lòng,sống cho sâu sắc và thảnh thơi,

Hãy nhớ vô thường,
Đừng để tháng ngày,
Trôi đi oan uổng.”

Là đệ tử Phật, chúng ta tu học giáo pháp của đức Thế Tôn, chúng ta biết thân người do bốn đại và năm uẩn[3] tạo thành, sinh diệt trong từng sát na, chúng ta cứ vững tâm học pháp, hiểu pháp, hành pháp, hộ pháp, và hoằng dương chánh pháp.

“Thân như bóng chớp chiều tà,
Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời,
Xá chi suy thịnh cuộc đời,
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.”

(Thiền sư Vạn Hạnh)

Trải qua các mùa xuân, chúng ta nói những gì Phật nói, nghĩ những gì Phật nghĩ, và làm những gì Phật làm, chúng ta hiểu biết và có niềm tin chân chánh, chúng ta vững chãi nương tựa Phật, Pháp, Tăng, và ý thức hộ trì giới không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và giới không sử dụng rượu, bia, các chất ma tuý, và hút thuốc. Ý thức và thực hành được như vậy, đời sống an vui và hạnh phúc, chúng ta thực sự đem lại xuân an lạc tới cho muôn loài. Chúng ta cùng nhau cất lên tiếng hát xuân Di Lặc:

“Xuân đến rồi ngàn hoa thắm muôn nơi,
Sen hé nở bé thơ vang tiếng cười,
Xuân lên chùa toả ngát nét tâm hương,
Xuân Di Lặc lòng chung lòng yêu thương.

Xuân đến rồi mừng câu hát thanh lương,
Tôn kính Phật hái hoa em cúng dường,
Xuân yêu đời trong nắng ấm quê hương,
Xuân Di Lặc là xuân lòng muôn phương.

Xuân đến xuân vui mai vàng khắp lối,
Người hỡi đừng quên nhân lành vun trồng,
Bố thí từ hoà nhẫn nhục cảm thông,
Muôn lòng nối kết người người quỳ dưới.

Xuân đến xuân đi xuân còn mãi mãi,
Người đến người đi mang niềm an lạc,
Sức sống nụ cười ấp ủ tình thương,
Mau cùng thắp sáng đạo vàng quê hương.”

(Nhạc Xuân Phật Giáo)

Chúng ta biết khi mùa xuân tới, trăm hoa đua nở, muôn vật trong vũ trụ đều thay hình đổi dạng, nhưng có những cái bất diệt không thay đổi, đó là tấm lòng, đạo pháp, đạo tâm,  tình huynh nghĩa đệ

“Vài mươi năm trước thì ta chưa có,
Vài mươi năm sau có cũng hoàn không,
Cuộc đời có có không không,
Chỉ còn động lại tấm lòng rứa thôi.”

(Cổ Đức)

“Hương thiền toả ngát gần xa,
Vườn hoa đạo pháp nở hoa bốn mùa.”
“Mặc dù đi vạn đường trần,
Đạo tâm không để một phần phôi phai.”

Hoặc:

“Dù xa vạn dặm đường trường,
Tình huynh nghĩa đệ muôn phương cũng gần.”

(Cổ Đức)

Thật vậy, cái tấm lòng, đạo pháp, đạo tâm, và cái tình huynh nghĩa đệ, chúng ta có đủ thì muôn việc chúng ta làm gì cũng được, thiếu những thứ ấy ắt chúng ta không dễ thành tựu trong mọi lãnh vực cuộc sống của chúng ta. Trên lộ trình giác ngộ và giải thoát tâm linh, mỗi chúng ta biết cách vun xới và tưới tẩm những hạt giống tươi mát ấy, thì mùa xuân trong tôi và trong bạn nở rộ khắp muôn phương và chúng ta cùng nắm tay nhau dạo chơi trong sinh tử tử sinh.

“Tâm xuân vũ trụ đều xuân,
Tâm bình thế giới đâu đâu cũng bình.”

(Tư tưởng Kinh Di Ma Cật)

“Ngày xuân xuân trong núi
Việc xuân thảy đều xuân
Hồ xuân ánh xuân chiếu
Khí xuân hết mây xuân

Khách xuân lòng xuân động
Thi xuân xuân càng tươi
Chỉ có xuân biết xuân
Muôn kiếp một mùa xuân.”

(Thiền sư Thanh Viễn Phật Nhãn đời Tống)

Tết dân tộc trở về nhắc chúng ta nhớ tới Ông bà cha mẹ, quê cha đất tổ, nơi mình chôn nhau cắt rốn. Hướng về quê hương, chúng con thành tâm kính chúc chư Tôn thiền đức tăng ni và quý Phật tử gần xa hưởng trọn mùa xuân Di Lặc-an lạc và hạnh phúc.

“Xuân có đến rồi đi nhưng xuân lòng bất diệt,
Hoa có nở rồi tàn nhưng hoa đạo vẫn luôn tươi,
Chúc cho người và cũng chúc cho ta,
Xuân Di Lặc là xuân vui muôn thuở.”

(HT. Thích Trí Quảng, Giác Ngộ 156)


[1] Kinh Trung Bộ, tập I, kinh số 19.

[2] Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2004, tr. 223

[3] Bốn Đại gồm có đất – chất cứng, nước – chất lỏng, lửa – chất nóng, và gió – chất chuyển động. Năm uẩn gồm có sắc, thọ, tưởng, hành, và thức.

Nguồn: ÐPNN

Cherry Blossoms Season (2)

Chuyển đến trang: 1  2  3  4  5  6  7