Recent Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9
14 Ðiêù Phật Dạy
♥ Tài sãn lớn nhất của đời nguời là sức khõe và trí tuệ
♥ Lễ vât lớn nhất của đời nguời là khoan dung.
♥ Món nợ lớn nhất của đời nguời là tình cãm.
♥ Thất bại lớn nhất của đời nguời là Tự Ðại.
♥ Ngu dốt lớn nhất của đời nguời là dối trá.
♥ Bi ai lớn nhất của đời nguời là ghen ty.
♥ Sai lầm lớn nhất của đời nguời là đánh mất mình.
♥ Tội lỗi lớn nhất của đời nguời là bất hiếu.
♥ Ðáng thương lớn nhất của đời nguời là tự ti.
♥ Ðáng khâm phục nhất của đời nguời là vươn lên sau khi ngã.
♥ Khíêm khuyết lớn nhất của đời nguời là kém hiểu biết.
♥ Phá sãn lớn nhất của đời nguời là tuyệt vọng.
♥ Kẻ thù lớn nhất của đời nguời là chính mình.
♥ An ui lớn nhất của đời nguời là làm phúc.
Ðức Phật dạy:
“Làm nguời có 20 Ðiêù khó”
- Nghèo nàn bố thí là khó
- Giàu sang học đạo là khó
- Bỏ thân mạng quyết chết là khó
- Thấy được kinh Phật là khó
- Sinh vào thời có Phật là khó
- Nhẫn sắc nhẫn dục là khó
- Thấy tốt không cầu là khó
- Bị nhục không tức là khó
- Có thế lực không dựa là khó
- Gặp việc vô tâm là khó
- Học rộng nghiên cứu sâu là khó
- Diệt trừ ngã mạn là khó
- Không khinh người chưa học là khó
- Thực hành tâm bình đẳng là khó
- Không nói chuyện phải trái là khó
- Gặp được thiện tri thức là khó
- Thấy tánh học Ðạo là khó
- Tùy duyên hóa độ người là khó
- Thấy cảnh tâm bất động là khó
- Khéo biết phương tiện là khó
Source: Chùa Linh Sơn.
Bốn thứ ánh sáng
Thích Thanh Phước
Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Ðức Phật có nói đến 4 thứ ánh sáng như sau:
- Ánh sáng mặt trời
- Ánh sáng mặt trăng
- Ánh sáng của lửa
- Ánh sáng của trí tuệ.
Và Ðức Phật đã kết luận: Trong 4 thứ ánh sáng, chỉ có ánh sáng của Trí Tuệ là tối thượng.
Ðọc qua 4 thứ nói trên, chúng ta nhớ lai câu chuyện Sơ Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma (khi còn làm Thái Tử, con thứ ba của vua Hương Chí) qua cuộc khảo nghiệm bảo châu Tổ Bát Nhã Ða La (Tổ thứ 27 ð Ân Ðộ) có điểm tương đồng.
Tổ Bát Nhã Ða La đưa viên minh châu hỏi ba vi Vương Tử:
– Hạt châu này tròn sáng, có hạt châu nào sáng kip không?
Vi Vương Tử thứ nhất và thứ hai đêù đáp:
– Hạt châu này bằng bảy báu quí nhất trên đời, không có một vật báu nào sánh kip.
Vi Vương Tử thứ ba (tức Bồ Ðề Ðạt Ma) thưa:
– Ðây là của báu thế gian chưa đủ quí nhất, so sánh trong các thứ báu, chỉ có “Pháp Bảo” là trên hết.
Và ánh sáng của hạt châu này là ánh sáng trong thế gian, chưa đủ sáng nhất, trong các thứ ánh sáng chỉ có ” Trí Sáng” là trên hết.
Lại nữa, tác dụng chiêú soi của hạt châu này là chiêú soi trong thế gian, chưa đủ rộng lớn nhất, trong các sự chiêú soi chỉ có ” Tâm Chiêú Soi ” là trên hết.
Hạt châu này måc dù nó có sẳn tánh ” sáng suốt chiêú soi “, nhưng nó không thể tự chiêú mà phải nhờ ” Trí Sáng Chiêú Soi ” mới bíêt hạt châu này là báu.
Qua hai lốí nhìn trên, chúng ta thâý ý của Ðức Phật và ý Tổ đêù không khác, chỉ lâý ” Trí Tuệ ” làm trên hết.
BỐN CON ĐƯỜNG CỦA TRÍ TUỆ
Tôi muốn chia sẻ một giáo lý truyền thống rằng làm cách nào để rèn luyện một cách đánh giá tốt. Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tôi tin rằng rất nhiều vấn đề của xã hội hiện đại có thể được giải quyết nếu người ta nghe theo những lời khuyên đơn giản này.
Tôi gọi giáo lý này là “Bốn con đường của Trí tuệ”. Người có trí tuệ sẽ biết ai và những gì họ có thể dựa vào. Từ đó họ có thể tránh được rất nhiều cái bẫy của những suy nghĩ lộn xộn.
Bốn châm ngôn đơn giản:
1. Dựa vào giáo lý chứ không phải là người thầy
2. Dựa vào ý nghĩa chứ không phải từ ngữ
3. Dựa vào chiều sâu chứ không phải bề mặt
4. Dựa vào trí tuệ chứ không phải khái niệm.
Nguồn: Hoa Vô Ưu.
Kết thúc cuộc đời
Có ba sự viên tịch cần nhắc lại:
1- Đức Phật đã nhập diệt một cách siêu phàm với đông đủ Tỳ-kheo Tăng vây quanh. Đức Thế Tôn đã nhập sâu vào đại định và trút hơi thở cuối cùng.
2- Đại đức Sàriputta (Xá-lợi-phất) biết trước ngày giờ viên tịch, vội trở lại quê hương cùng với một số đồ đệ thân cận. Sàriputta chọn một khung cảnh vô cùng trang nghiêm để vừa tiếp độ mẹ già vừa viên tịch. Ấy là căn phòng ngày xưa ngài đã chào đời. Tuy trước khi nhắm mắt Sàriputta bị bệnh, nhưng vị Thánh Tăng này đã nhập Niết-bàn một cách rất siêu thoát, có cả chư Thiên đến thăm vào phút chót.
3- Đại đức A-nan (Ananda) hưởng thọ đến một trăm hai mươi tuổi mới từ giã cõi đời. Ngài có lẽ là người sống lâu nhất trong các hàng Thanh-văn đệ tử Phật. Vì A-nan là vị Thánh Tăng rất thuần thục trong thiền định lấy lửa làm đề mục, nên trước khi viên tịch Ananda chợt có tâm niệm rằng: “Ta sẽ không để cho bất cứ ai bận rộn trong việc hỏa táng xác thân phàm tục này!”. Sau đó Ananda nhập thiền vào đề mục lửa rồi viên tịch luôn. Xác thân ngài tự nhiên bốc cháy và biến thành hỏa táng.
Trước ba cảnh nhập Niết-bàn đầy ý nghĩa đó, ai cũng tưởng rằng Thánh Tăng Mahà Moggallàna(tôn giả Mục Kiền Liên) sẽ nhập diệt một cách kỳ diệu, nhất là vị Thánh Tăng này lại là bậc Thượng thừa của các loại thần thông.
Nhưng Mahà Moggallàna đã chấm dứt cuộc đời một cách rất đáng thương, rất cảm động (nếu không muốn nói là ghê rợn). Và chỉ có những bậc Thánh nhơn từ tâm tròn đủ như ngài mới có thể viên tịch bằng một cái chết thảm khốc như thế.
Mahà Moggallàna nhập diệt nửa tháng sau Đại đức Sàriputta. Nghĩa là vào ngày trăng non (mồng 1) sau tháng Kattika (khoảng giữa hai tháng 10 và 11 Dương lịch). Lúc ấy nhằm mùa thu, lá vàng rơi đầy tiễn đưa ngài giã từ “biển khổ”.
Đêm Phật nhập Niết-bàn là đêm trăng tròn tháng Vesakha (nhằm tháng 5 Dương lịch) tức là nửa năm sau hai vị đại đệ tử viên tịch. Phật hưởng thọ tám mươi tuổi, trong khi cả Sàriputta lẫn Mahà Moggallàna đã từ trần năm thứ 84 của kiếp chót.
Sức mạnh của Nghiệp quả, một sức mạnh tự nhiên, không ai làm chủ cũng không có một thần thông nào thay đổi nó được.
Đối với một đấng Toàn giác, sức mạnh của “nghiệp oan trái” tuy không có hiệu lực trong kiếp chót, nhưng vẫn trổ quả đầy đủ trong một đời sống trước kiếp chót. Trường hợp đặc biệt của một vị “Bồ-tát tu hành tinh tấn” nếu đắc được Chánh đẳng Chánh giác trước kiếp chót, rồi viên tịch luôn thì sức mạnh của nghiệp oan trái may chăng không bao giờ theo kịp và trở nên vô hiệu chứ không phải là không có!
Sau khi Mahà Moggallàna và Sàriputta tịch diệt rồi, Đức Phật đã nhiều lần nhắc nhở đến hai vị đại đệ tử này trước cộng đồng Tăng chúng như hai “bảo vật” đã mất.
Câu mà Đức Phật thường tán dương hai vị đại đệ tử là “một đôi Thánh nhơn kỳ diệu, lỗi lạc và duyên phúc vẹn toàn!”.
Nhưng điều kỳ diệu hơn hết phải nói là Đức Phật đã nhìn đôi đệ tử “quý báu nhất thế gian” ra đi bằng một thái độ giải thoát. Thái độ chỉ có đấng Thiên Nhơn Sư mới có thể đạt đến!
Vì vậy, chúng ta là những Phật tử đọc lịch sử và sự viên tịch của hai vị Thánh Tăng này chúng ta học được gì? Phải chăng chúng ta cần nương nhờ nơi chúng ta? Chúng ta chính là “Hòn đảo duy nhất” của chúng ta. Chớ tìm kiếm một “Tha lực” nào khác! Chơn lý mà chúng ta học được ở Phật là ngọn đèn bất diệt trên cái “hòn đảo” ấy. Nếu đèn thế gian thường soi sáng nhiều hướng, thì đèn chơn lý cũng soi rõ bốn căn gốc phiền não: ấy là phiền não trong thân (Sắc), phiền não trong cảm giác (Thọ), phiền não trong tâm (Tưởng, Thức) và phiền não trong pháp (Hành). Người nào nhận diện được phiền não trong bốn nền tảng THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP như thế, gọi là người đã hiểu đúng lời Phật dạy, đã biết rõ mình là “ai”, và chỉ bị luân hồi bằng cái gì (bằng ngũ uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức), người ấy chắc chắn sẽ bước chân vào con đường giải thoát!
Nói cách khác là người tu Phật, ngoài việc cố gắng gìn giữ giới hạnh cho được trong sạch, cần phải liên tục thực hành phép tu tâm trong chánh thiền (An trụ và Quán xét) để lúc nào người Phật tử cũng sống trong “sự biết mình” (Satipathana) và với một tâm hồn tự tại.
Nếu Bát Chánh đạo (Atthangika Magga) là con đường chúng ta phải đi, Giới đức (Sìla) là “sinh hoạt” chúng ta phải thực hiện, Thiền định (Samàdhi) là “thực phẩm” chúng ta phải ăn, thì Tứ niệm xứ (Catu Satipathàna) là “ngọn đèn” chúng ta phải thắp để vượt qua khỏi cái biển khổ tử sanh luân hồi vậy.