Kinh Phổ Môn

Recent Pages:  1  2  3  4  5  6  7  8  

Các Bài Tụng Ngắn:

Niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát (108 lần)


Uploaded by bemineto99

Tụng Kinh Phổ Môn (Âm)


Uploaded by kinhphatz 

Trì Chú Đại Bi
Đại đức Thích Pháp Hòa


Uploaded by Nhat Trung

Manjusri Mantra
(Văn Thù Sư Lợi chân ngôn)


Uploaded by o0othelonetigero0o

Văn Thù Sư Lợi (zh. 文殊師利, sa. mañjuśrī) là tên dịch theo âm, thường được gọi tắt là Văn-thù, dịch nghĩa là Diệu Đức (zh. 妙德), Diệu Cát Tường (zh. 妙吉祥), cũng có lúc được gọi là Diệu Âm (zh. 妙音), dịch từ tên tiếng Phạn là Mañjughoṣa, là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quỹ (sa. ārya-mañjuśrī-mūlakalpa) ở thế kỉ thứ 4. Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Về sau chúng ta thường thấy Văn-thù cưỡi trên một con sư tử.

Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc như Tông-khách-ba thường được xem là hiện thân của Văn-thù (Châu-cô). Dưới tên Diệu Âm (zh. 妙音), “Người với tiếng nói êm dịu”, Văn-thù Bồ Tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và học thuyết của Trung quán tông. Văn-thù là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.

Thần Chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát 
Manjusri Bodhisattva


Uploaded by Hoang Kha 

Bản tôn Trí tuệ Văn Thù Sư Lợi

 Chân ngôn

OM A RA PA TSA NA DHI

Để thực hành pháp tu Trí tuệ Văn Thù, hành giả cần quán tưởng Bản tôn Văn Thù hiện diện sống động trước mặt mình. Đức Văn Thù có rất nhiều pháp tướng: vàng, đỏ, trắng,… nhưng hình ảnh phổ thông nhất là Đức Văn Thù sắc vàng cam. Ngài an tọa trên nguyệt luân hoa sen, trang hoàng bằng các bảo báu trang nghiêm, đầu đội mũ Bảo quan biểu trưng cho Ngũ Phật, tóc kết thành năm búi trên đỉnh đầu biểu trưng cho năm trí tuệ. Tay phải Ngài cầm Kiếm báu, tay trái đỡ Kinh báu. Kiếm tượng trưng cho trí tuệ có thể cắt đứt tất cả những phiền não, vô minh, mê vọng. Kinh báu tượng trưng cho giáo pháp của chân lý vũ trụ, những sự thật tự nhiên của toàn bộ vũ trụ. Sắc vàng cam tượng trưng cho sự hàng phục, chấm dứt tất cả những sự hiểu biết sai lạc, những hành động vô minh do thiếu trí tuệ hiểu biết. Những ác nghiệp như sát sinh, trộm cắp,… mà chúng ta phạm phải vì vô minh đều cần được chấm dứt với sự trưởng dưỡng trí tuệ Văn Thù.

Pháp tu Văn Thù là sự thực hành hai công hạnh Hàng phục và Tăng ích, trong đó sắc đỏ tượng trưng cho sự Hàng phục và sắc vàng tượng trưng cho Tăng ích. Hai sắc vàng cam của Ngài hòa vào nhau nêu biểu cho sự hợp nhất của hai công hạnh này. Đức Bản tôn Văn Thù phải được quán không phân tách với Bậc Thượng sư của mình. Nếu chúng ta không có trí tuệ để thấy Đức Bản tôn Văn Thù không khác biệt với bậc Thượng sư thì kết quả của sự thực hành sẽ là rất chậm, có thể kéo dài hàng trăm năm và không biết bao giờ mới đến đích. Bởi vậy ta phải tin tưởng và quán tưởng Bậc Thượng sư của mình luôn bất khả phân với Đức Bản tôn Trí tuệ Văn Thù.

Cherry Blossoms 2015 (14)

  1. Kiên Nhẫn và Độ Lượng

    Đạt Lai Lạt Ma 14 
    Dịch Việt: Chân Huyền

    1. Chúng ta không thể thoát được sân si thù hận bằng phương pháp đè nén các tâm cảm đó. Ta cần nuôi dưỡng những loại thuốc đối trị với sân hận: đó là tính kiên nhẫn và lòng độ lượng. Nuôi dưỡng hai đức tính này, thực sự ta tham dự một cuộc chiến tranh với lòng thù hận. Cuộc chiến nào cũng vậy, chúng ta mong thắng trận, nhưng cũng phải sửa soạn tinh thần để chấp nhận khi thua. Hiểu như vậy, bạn sẽ chấp nhận mình sẽ gặp nhiều vấn đề trong tiến trình tranh đấu đó. Bạn cần có khả năng và kiên trì để thắng được sân hận, y như một vị anh hùng.Chúng ta học hỏi và quán chiếu, sẽ có hiểu biết và hứng khởi để nuôi dưỡng các đức tính kiên nhẫn, bao dung, và sẽ cẩn thận khi đối diện với sân hận. Bình thường, vì ta không để ý tới, nên giận hờn mới nổi lên. Nhưng khi ta có ý thức về nó, thì đó là một phép phòng ngừa, không cho phép nó phát tác.Hận thù có những hậu quả rất rõ ràng và tức thời. Ngay khi cơn giận xuất hiện, cái tâm bình an của chúng ta biến mất ngay tức khắc. Khả năng xét đoán đúng, sai trong trí ta cũng bị bít lấp.Về thể chất cũng vậy, sân hận biến đổi vẻ mặt của ta. Dù muốn làm ra vẻ bình thản khi quá sân si, nét mặt ta rất khó coi, và con người ta phát ra những luồng sóng bứt rứt, rất khó chịu, khiến cho người khác cảm nhận thấy ngay. Họ sẽ cảm nhận thấy như cơ thể ta đang tỏa hơi, bốc khói. Không phải chỉ có người mà cả chó, mèo cũng muốn tránh con người đang sân si, thù hận.Chính người đang giận thì sẽ ăn không ngon, ngủ chẳng yên và thân tâm rất căng thẳng.Vì những lý do kể trên sân hận được coi như kẻ thù của ta vậy. Kẻ thù nội tại đó chỉ có một mục tiêu: làm hại chúng ta. Đó chính là kẻ thù thật sự, làm hại ta ngay lúc này và trong lâu dài.Nó khác với kẻ thù bình thường. Đối phương thù địch với chúng ta là con người, nên họ phải ăn, ngủ, có các sinh hoạt khác.Họ không dùng hết 24 giờ mỗi ngày chỉ để làm hại ta. Trái lại, hờn giận không có việc gì, không có mục tiêu nào khác chuyện muốn hủy diệt ta. Hiểu như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ cho phép kẻ thù sân si kia xuất hiện trong tâm ta nữa.Nói chung sân hận là những cảm thọ mà nếu chúng ta không chăm sóc, lơ là, nó sẽ càng ngày càng nặng nề. Cứ để cho sân si tự do biểu hiện ra, các hạt giống đó sẽ được tưới tẩm, càng ngày càng lớn.

      Khi bạn có thái độ cẩn trọng và làm sao giúp đó giảm bớt cường độ, thì mọi chuyện sẽ nhẹ nhàng.

      Trước hết, sân hận bắt nguồn từ cái tâm không thỏa mãn. Nếu bạn sửa soạn trước, luôn luôn nuôi dưỡng nội tâm để có thể hài lòng với mọi hoàn cảnh, và trau dồi lòng tử tế, từ bi, thì tâm bạn sẽ an bình, đề phòng được các cơn giận dữ.

      Khi có chuyện làm cho bạn nổi sân si, bạn nên đối diện với cơn giận và phân tách nó. Tìm hiểu các lý do làm cho bạn giận, sau đó, coi nên ứng xử cách nào cho thỏa đáng, kết quả sẽ tốt hay xấu.

      Sau đó là phần thực tập nội tâm, để cầu viện tới những phương thuốc giải giận: kiên nhẫn và bao dung. Đó là phương thuốc hay nhất để bảo vệ bạn, tránh được sự tàn phá của thù hận, sân si. Hãy thực tập hai đức tính này.

      Trong đời sống hiện nay, Kiên nhẫn và bao dung là hai đức tính đem tới cho ta rất nhiều lơi lạc. Trước hết, ý muốn nuôi dưỡng hai đức tính này đưa ta tới cuộc sống tỉnh thức. Cho dù hoàn cảnh sống nhiều áp lực tới đâu, khi ta nhất định thực tập kiên nhẫn và bao dung, tâm trí ta vẫn có được sự an bình.

      Khi gặp khó khăn mà ta có tính kiên nhẫn, thay vì nổi nóng dễ dàng, ta tự bảo vệ để không bị lãnh những hậu quả xấu của các hành động sân si. Khi có các phản ứng nóng giận, không những không chữa được những niềm đau nỗi khổ ta đang phải chịu, mà ta còn tạo thêm duyên xấu để thêm phiền não.

      Khi phản ứng với các khó khăn bằng sự kiên nhẫn và bao dung, ta có thể tạm thời phải chịu đau khổ, nhưng ta sẽ tránh được những hậu quả tai hại về sau.

      Tập hy sinh, chịu đựng những chuyện nhỏ, ta có khả năng vượt qua được những khó khăn lớn hơn trong tương lai. Tỷ dụ như một người tù, khi phải chịu hình phạt bị chặt một cánh tay, có thể anh ta đó nên cảm ơn trời đất, vì anh đó thoát án tử hình.

      Tại Âu Mỹ, kiên nhẫn và bao dung vẫn được coi là hai đức tính. Nhưng khi bạn bị người lấn lướt hoặc làm hại, mà có phản ứng nhẫn, độ lượng, người ta thường coi bạn là người yếu đuối, thụ động. Tôi không ủng hộ ý kiến đó.

      Hai đức tính nêu trên bắt nguồn từ khả năng vững chãi và bình tĩnh trước khó khăn của ta. Ta không nên nhìn đó là sự yếu đuối.

      Người có kỷ luật tâm linh mới có thể phản ứng trước mọi hoàn cảnh với sự kiên nhẫn và cái tâm bao dung, độ lượng, thay vì nóng giận, sân si.

      Dĩ nhiên, bàn luận về kiên nhẫn lại là chuyện khác. Có hai loại kiên nhẫn, một tốt một xấu. Không phải bao giờ thiếu kiên nhẫn cũng xấu cả.

      Tỷ như chuyện dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ, nếu bạn quá kiên nhẫn, làm rất chậm thì bao giờ mới xong? Cũng vậy, nôn nóng (thiếu kiên nhẫn) để kiến tạo hòa bình thế giới, là việc rất đáng làm.

      Tôi nghĩ tới sự liên hệ giữa tính bao dung, kiên nhẫn và khiêm nhường. Người khiêm cung quyết định không đối đầu, không trả đũa dù họ có khả năng. Đó là sự khiêm tốn đích thực.

      Theo tôi, tính kiên nhẫn và độ lượng bắt rễ từ kỷ luật và sự kiềm chế bản thân: dù bạn có khả năng để hành động để phản ứng một cách mạnh mẽ, năng nổ hơn, nhưng bạn quyết định không làm như vậy, để chọn thái độ kiên nhẫn bao dung.

      Khi bạn bị bó buộc phải thụ động, vì thấy mình không thể làm khác, không có khả năng phản ứng…đó không phải là hành vi khiêm nhượng đích thực. Có thể đó là sự phục tùng, nhu nhược, không phải là đức khiêm cung.

      Khi nói về sự bao dung đối với những người làm hại mình, ta không nên hiểu lầm mà cúi đầu một cách nhu nhược, tất cả những gì họ làm. Có lẽ, khi cần thì chạy đi chỗ khác, chạy thật xa, là hay nhất?

      Tuy có những trường hợp chúng ta phải có phản ứng mạnh, phải phản công. Nhưng tôi tin rằng, trong trường hợp cần phản ứng đó, chúng ta cũng nên giữ vững vị thế và hành động với tâm từ bi, lòng nhân từ đối với người khác, chứ không hành động trong sân hận.

      Một trong những lý do khiến chúng ta đôi khi cần phản ứng mạnh mẽ, vì con người gây tổn hại cho ta kia, họ sẽ quen thói làm hại kẻ khác thì chính họ, rồi sẽ bị đau khổ rất nhiều. Vậy, ta phải phản ứng khi cần thiết, nhưng với tâm từ bi và lòng lân mẫn đối với kẻ làm hại ta.

      Khi chúng ta biết những phương pháp nuôi dưỡng và làm phát triển đức tính kiên nhẫn, bao dung, chúng ta sẽ đạt tới hệ quả của chúng: đó là sự tha thứ.

      Dù trong quá khứ, bạn đã trải qua nhiều chuyện khiến bạn sân hận, khi thực tập tính kiên nhẫn và bao dung, bạn sẽ xả bỏ được những oán hờn, phiền não.

      Nhìn sâu, đó là những chuyện đã qua, vậy nên khi nghĩ lại mà cứ sân si thù hận, ta không thay đổi được vấn đề quá khứ, mà chỉ làm cho tâm ta phiền muộn, mất an vui. Dĩ nhiên bạn có thể nhớ lại chuyện xưa.

      Tha thứ và quên lãng là hai chuyện khác nhau. Không có gì hại khi bạn nhớ chuyện cũ, vì trí óc bạn rất thông minh, nó còn nhớ hoài hoài.

      Phật Thích Ca là người nhớ được tất cả những chuyện đã qua (Đạt Lai Lạt Ma cười lớn khi nói câu này). Nhưng khi phát triển, nuôi dưỡng được tính kiên nhẫn và bao dung, bạn sẽ xả bỏ những cảm nghĩ tiêu cực liên hệ tới chuyện đó.

      Có hai phương pháp thực tập thiền quán để hết thù hận.

      Bài tập thứ nhất:
      Hãy tưởng tượng khi bạn ở gần một người thân đang nóng giận vì những nguyên nhân nào đó. Người đó mất hết bình tĩnh, không kiểm soát được hành vi của mình, phát ra những luồng sóng rất tiêu cực, có thể tự hành hạ hoặc đập phá những gì trong tầm tay.

      Bạn hãy quán chiếu về những hậu quả trực tiếp, tức thời của cơn giận trong người đó.

      Bạn sẽ nhận ra những thay đổi vật chất của con ngươi mà bạn vẫn từng thương mến và được sung sướng khi gần gũi. Bây giờ, người đó đang giận dữ nên có bộ mặt thật xấu xí.

      Tôi đề nghị bạn quán chiếu về một người khác, vì bạn sẽ dễ nhận ra những khuyết điểm của người hơn của mình. Xin hãy thiền quán, tưởng tượng và hình dung ra con người đang giận, chừng dăm ba phút coi sao.

      Sau khi quán tưởng về người kia, bạn hãy phân tích sự kiện, hoàn cảnh, và so sánh sự giận dữ của người ấy với các kinh nghiệm của chính mình. Bạn thấy mình cũng đã bao lần vướng vào tình trạng sân si đó. Bạn sẽ quyết định sẽ không bao giờ để cho thù hận chỉ huy mình nữa, vì không muốn lãnh những hậu quả xấu như người kia. Tôi có thể mất trí, phát điên, hung hãn và vẻ mặt xấu xí v.v.

      Sau khi có quyết tâm thực tập như vậy, tiếp tục chú tâm vào ý tưởng đó, không cần phân tích, suy nghĩ thêm. Chỉ thiền quán những phút chót vào những quyết định đã có: không bao giờ để sân hận chỉ huy mình.

      Bài tập thứ hai:
      Hãy quán tưởng bằng cách hình dung tới một người mà bạn không ưa. Người đó thường làm phiền bạn, chọc giận hoặc làm cho bạn phát điên lên.

      Bạn tưởng tượng trường hợp người kia có một hành động hay lời nói nào đó khiến bạn khó chịu, đau khổ. Bạn cứ để cho các phản ứng trong bạn tự nhiên tuôn trào ra. Và bạn quán chiếu coi điều gì khiến cho nhịp tim bạn đập nhanh hơn.

      Nhận diện những gì làm cho bạn dễ chịu, chuyện gì gây khó chịu, chuyện gì làm cho bạn bình an, bất an v.v… trong vài ba phút đồng hồ, bạn hãy tự mình chứng nghiệm. Và cuối cùng bạn đi tới kết luận: “Thật là vô bổ nếu ta để cho các cảm nghĩ tiêu cực phát triển, và ta sẽ mất đi sự an bình trong tâm. Bạn tự nhó, sẽ quyết tâm không sân si nữa. Bạn chú tâm vào quyết định này trong những phút cuối của buổi thiền quán. Tôi nghĩ nếu tôi có khả năng nhìn thấu tâm thức quý bạn trong cử tọa đây, thì sẽ thấy một cuộc trình diễn vĩ đại, đặc biệt lắm.”

      (Đạt Lai Lạt Ma 14 – Dịch Việt: Chân Huyền)

      Nguồn: ÐTVBT

HÃY NUÔI DƯỠNG ƯỚC MƠ

TÁC GIẢ: Nguyễn Văn Trình
.
Sự sống nảy sinh từ cõi chết
Thất bại, người mẹ thành công
Quy luật cuộc sống sinh tồn
Dẫu chưa có những điều mơ ước

Em ơi, đừng tuyệt vọng
Phải nuôi dưỡng ước mơ
Cho dù ước mơ kia chỉ là mơ ước

Nhưng nó là ngọn nến cuối đường hầm
Thôi thúc người ta vượt qua bóng tối
Ước mơ như ngọn lửa soi đường
Đốt lên niềm tin, hy vọng tương lai

Em ơi, đừng tuyệt vọng
Cuộc sống có muôn ngàn cái đích Vươn tới
Hãy chọn cho mình một lối đi riêng
Em sẽ thấy, cuộc sống này đáng yêu biết mấy

Trời trên đầu vẫn xanh
Đất dưới chân vẫn bình yên, nồng ấm
Và mỗi sớm mai, chim vẫn hót đầu cành
Hoa vẫn nở bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Em ơi, đừng tuyệt vọng
Em ơi, đừng tuyệt vọng
Hãy nuôi dưỡng ước mơ.

Source: PHẬT HỌC TỊNH QUANG 

Chuyển đến trang:  1  2  3  4  5  6  7  8