Hoa Sen

Sen Hong!Hoa Sen Trong Văn Hóa
Ẩm Thực Việt Nam

Từ ảnh hưởng của hoa sen trong đời sống tinh thần mà người dân Việt Nam đã đưa sen lên đỉnh cao của văn hóa ẩm thực. Các bộ phận trên bông hoa sen được biến chế thành những món ăn đặc trưng, mang đậm một hương vị Việt Nam như gỏi ngó sen, mứt sen, trà sen..

Trà ướp sen

image001

Sen có rất nhiều tác dụng và ý nghĩa trong ẩm thực. Hoa sen ở hồ Tây (Hà Nội) có tiếng thơm từ lâu, nhụy sen sau khi được lấy ra từ những búp sen tươi phải mang về ngay ướp với trà để giữ mùi hương. Vì thế, trà sen Hà Nội được nhiều du khách biết tới. Ngoài ra, sen hồ Tịnh Tâm của cố đô Huế ngày xưa còn được dùng để ướp trà cho vua. Người ta ướp trà vào ban đêm. Khi sen vừa hé nhụy là lúc trời đất đang giao hoà, lúc hương thơm đượm nhất. Trà được đặt vào trong lòng hoa rồi dùng giây buộc lại, không cho hoa nở ra. Ướp qua đêm, trà sẽ hấp thụ hết hương thơm thanh thoát của hoa sen. Sáng hôm sau thì thu trà và gói cho thật kín. Trà sen ở Huế nổi tiếng có hương thơm thanh khiết và đậm đà đến say lòng.

Chè hạt sen

image002sen

Chè sen Huế với hạt sen tươi, bóc vỏ, lột lớp lụa mỏng, xoi tim rồi đem chưng cách thủy, chưng với đường phèn thì hương mới thơm. Chè sen được múc trong bát cổ men sứ màu xanh nhỏ như “mắt trâu”, chỉ điểm dăm bẩy hạt sen vàng nở. Trong các dịp lễ Tết, chè sen là món ăn quý, sang trọng và hương vị thanh tao.

Cơm hấp lá sen

image0031

Bên cạnh đó, hoa sen còn được dùng làm nguyên liệu cho các món ăn cung đình nổi tiếng xưa nay, như món yến nấu sen, cơm sen cung đình, vịt hấp hoa sen… Chẳng hạn như món vịt hấp hoa sen thì người ta chọn vịt tơ, mập căng da, làm sạch, dùng rượu và gừng xát bên trong, ngoài khử mùi xong ướp ngũ vị hương cùng muối, tiêu, hành, tỏi cho thấm. Lót dưới xửng vài lớp cánh hoa sen và phủ kín vịt cũng bằng cánh hoa. Dùng lửa than hấp vịt độ hơn tiếng đồng hồ. Khi vịt chín mềm, thì mang ra ăn với cánh hoa đã chín nhừ. Như thế, bao nhiêu hương thơm của hoa đều ngấm hết vào từng sớ thịt vịt. Ngoài ra, còn có rất nhiều món ăn nấu với sen mang nhiều hương sắc và hương vị đậm đà.

Cốm được gói bằng lá sen

image0041

Nếu có cơ hội ra thăm các tỉnh miền Bắc, bạn có thể thưởng thức mùi thơm nhẹ và dịu từ lớp lá sen dùng để gói cốm. Những hạt cốm xanh màu ngọc thạch trở nên dẻo và thơm lâu hơn, khi nằm trong lòng chiếc lá sen tươi. Hương thơm dìu dịu của lá sen hoà quyện với hương cốm là một sự kết hợp tuyệt vời mà bạn sẽ không bao giờ quên, sau khi được thưởng thức.

Ngoài ra, sen còn có tác dụng chữa bệnh. Nếu bị say nắng, dùng lá sen tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước rồi pha với nước đun sôi để nguội. Khi cơ thể bị suy nhược thì hãy dùng củ sen tươi nấu chín, mỗi ngày ăn lúc buổi sáng và chiều.

Nguồn: khamphaviet.com

 How Great Thou Are – Piano


Uploaded by MinhNgocPiano

  1. Tâm tịnh thì cõi tịnh

    Có một vị nam cư sĩ mỗi ngày thường hái hoa tươi trong vườn nhà mình đem đến chùa chí thành dâng cúng Phật. Một hôm, khi đem hoa đến điện Phật, chợt gặp Thiền sư Vô Đức từ pháp đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:
    – Lành thay! Lành thay! Mỗi ngày anh đều đem hương hoa chí thành dâng cúng Phật, theo kinh nói, thường dùng hương hoa cúng dường, đời sau sẽ được phước báo thân tướng trang nghiêm!Cư sĩ nghe nói, vui vẻ đáp:- Đó là bổn phận con phải làm! Mỗi ngày khi đến chùa lễ Phật thì tâm con mát mẻ, giống như được tẩy rửa nhưng khi về đến nhà thì lại phiền muộn. Bà nội trợ thường phiền hà ồn náo như cái chợ, con làm sao giữ gìn tâm mình cho thanh tịnh thuần khiết?

    Thiền sư Vô Đức hỏi:

    – Ông thường dùng hoa tươi cúng Phật, hẳn có ít nhiều kiến thức về cắm hoa, bây giờ tôi hỏi ông, làm cách nào để giữ cho hoa được tươi lâu, tốt đẹp?

    Cư sĩ đáp:

    – Muốn giữ gìn hoa được tươi lâu, mỗi ngày phải thay nước, và khi thay nước nên cắt bỏ một phần dưới cành hoa đi, vì phần cành nằm trong nước dễ bị thối rữa. Khi cành thối rữa thì khó hấp thu nước, làm cho hoa mau héo tàn.

    Thiền sư Vô Đức nói:

    – Giữ gìn cái tâm thanh tịnh thuần khiết cũng giống như thế. Hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta giống như nước trong bình, còn chúng ta là hoa. Chỉ có thường xuyên lọc sạch thân tâm, sửa đổi tính tình và luôn luôn sám hối, sửa đổi khuyết điểm mới có thể tạo nên sự tươi mát, an nhiên.

    Nghe xong, cư sĩ hoan hỷ làm lễ cảm tạ:

    – Cám ơn thiền sư khai thị cho con! Hy vọng sau này có cơ hội, con sẽ thân cận thiền sư, ở trong tự viện làm thiền giả, an hưởng chuông sớm mõ chiều, yên tâm tĩnh trí trong tiếng kệ lời kinh.

    Thiền sư Vô Đức nói:

    – Đâu cần đợi cơ hội đến ở trong tự viện, ông hít vô thở ra đó là kinh kệ, mạch đập đó là chuông mõ, thân thể là chùa chiền, hai tai là tỉnh giác thì ở đâu cũng yên tĩnh.

    Theo: Tinh Vân thiền thoại

    BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

    Nước trong bình tự nó không thể trở nên hôi thối nếu không cắm hoa vào. Hoàn cảnh sống của chúng ta cũng như thế, sẽ không rắc rối, phiền phức… nếu chẳng có những tâm niệm xấu ác hiện hành. Kinh Phật nói “Tâm tịnh thì cõi tịnh”. Một khi tâm thanh tịnh thì ở đâu cũng là đạo tràng, trở thành Tịnh độ. Vì vậy, mấu chốt của việc tu tập là luôn tịnh hóa thân tâm của mình.Nhiều người nghĩ rằng, cuộc đời vốn đầy dẫy những nhiễm ô, tệ nạn, cám dỗ nên khó giữ tâm trong sạch. Họ ước muốn có một hoàn cảnh sống tốt hơn để có thể tu tập, và hẹn một ngày nào đó, có cơ hội sẽ vô chùa tu chẳng hạn. Nhưng họ đâu biết rằng, nếu đem tâm niệm bất thiện vào chùa thì cũng khó giữ được thanh tịnh chốn thiền môn!

    Kinh Bát Đại Nhân Giác nói: “Tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc”. Đó là nhân cách của người học Phật. Vẫn sống giữa cuộc đời, phải đối mặt với cơm ăn áo mặc, bon chen danh lợi, nói chung bị vây quanh bởi tiền tài, danh vọng, sắc dục… mà người con Phật vẫn nỗ lực để luôn giữ mình trong sạch, không bị thói đời chi phối, vẩn đục. Để làm được điều này, trước hết bản thân mỗi chúng ta phải “tự tịnh kỳ ý”, tức làm sạch tâm ý của mình. Một khi tâm ý đã thanh tịnh thì mình có thể “Nhẫn nhịn đời nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử. Tùy thuận thế gian nhưng không bị nhấn chìm trong dòng xoáy dơ bẩn của thế gian”.

    Kinh Duy Ma nói: “Chúng sinh là Tịnh độ của Bồ tát”. Chúng ta chưa phải là Bồ tát nhưng nếu có thể giữ “tâm bình khí hòa”, biết lắng nghe và chia sẻ trong tinh thần hiểu biết-thương yêu, thì mỗi gia đình của chúng ta cũng sẽ biến thành một Tịnh độ nho nhỏ!

    Hạo Nhiên

    Nguồn: Địa Tạng Vương Bồ Tát