-
Recent Pages: 1, 2 , 2a 2b 2c 3 3a 4 5 5a 6 8 9 10 11 12
Chân ngôn là một đơn âm hoặc chuỗi âm thanh đầy năng lực, những âm thanh này chứa đựng hàng loạt sóng âm ba và năng lượng. Khi trì tụng, chân ngôn không chỉ giúp tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng mà còn có năng lực kết nối, hợp nhất tâm chúng ta với những tầng tâm thức cao hơn. Chân ngôn hay thần chú như vậy là chìa khóa trực tiếp giúp hiển lộ vũ trụ pháp giới bên ngoài và bên trong, là công cụ nhanh chóng, nhẹ nhàng, hiệu quả để tiếp cận những kênh năng lượng linh thiêng từ các chiều tâm thức cao hơn. Công lực của chân ngôn phụ thuộc vào trạng thái thiền định và nội chứng của bạn và đặc biệt vào sự hướng đạo chỉ dẫn từ một bậc Thầy tâm linh giác ngộ.
Chân ngôn thần chú là sự kết hợp của các chữ chủng tử linh thiêng phát ra những năng lượng tâm linh tích cực, một chân ngôn hay còn gọi là một Mantra không phải là lời cầu nguyện mà là bản chất sâu kín của thực tại nên đôi khi người ta trì tụng như là tán tụng. Trong tiếng Phạn, từ “Man” là “suy nghĩ”, trong khi từ “Tra” có nghĩa là “giải phóng bản thân khỏi thế giới vật chất”.Việc kết hợp nghĩa hai từ này tạo thành “Mantra” có nghĩa là tư tưởng được giải thoát và bảo vệ hay còn gọi là Bảo hộ tâm.
Chân ngôn bí mật và linh thiêng diễn đạt những âm thanh và tinh túy năng lượng cơ bản để mang lại sự hài hòa của những yếu tố giữa thân và tâm.Trì tụng một chân ngôn đem lại năng lượng chữa lành kỳ lạ và giúp chúng ta đạt được sự cân bằng giữa thân và tinh thần, giống như thức ăn cung cấp cho cơ thể thì chân ngôn thần chú nuôi dưỡng chữa lành tâm hồn cho mỗi chúng ta. Theo cách này, chân ngôn chính là sự hỗ trợ tinh thần đầy năng lực, nó không chỉ là những âm thanh theo những quy ước mà là sự cộng hưởng những năng lượng nguyên sơ vi tế đã sẵn có trong mỗi chúng ta. Khi trì tụng chân ngôn sóng âm ba được cộng hưởng phát ra những năng lượng chữa lành nhẹ nhàng khắp thân tâm chúng ta. Diễn đạt dưới góc độ tâm linh, chân ngôn là phương tiện giao tiếp, kết nối của Bản Tôn, chư Phật và Bồ Tát với chúng sinh để có thể đem lại sự tịnh hóa nghiệp chướng và chứng ngộ cho hết thảy vạn loài hữu tình.
Về cách thức, nói chung, người mới trì tụng chân ngôn đầu tiên nên trì tụng để nghe rõ âm thanh mình trì tụng để sóng âm ba của chân ngôn phát ra lan tỏa sâu hơn vào tim và cuối cùng chúng ta có thể an trụ trong sự an tịnh, để siêu thanh bên trong tự nhậm vận hoạt động. Trên quan điểm thực hành, điều này vô cùng quan trọng.
Có một số chân ngôn mà chúng ta phải trì tụng lặng lẽ trong tự thân. Tuy nhiên, có một vài chân ngôn không được phép trì tụng nếu không được nhận quán đỉnh hoặc khẩu truyền từ bậc Kim cương Thượng sư. Trong trường hợp này, chúng ta cần đón nhận sự hướng đạo chính thức về cách sử dụng chân ngôn. Sở dĩ bậc Thầy tâm linh cần truyền trao chân ngôn thần chú cho đệ tử vì khi bậc Thầy giác ngộ tán tụng khẩu truyền cho đệ tử mình, cũng là ban truyền dòng ban phúc gia trì không gián đoạn để các đệ tử có năng lực gia trì và tiếp tục thực hành chân ngôn đạt được thành tựu. Nhờ vậy, năng lực và công đức tu trì chân ngôn sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân. Trong thiền định Phật giáo, nhiều thứ có thể được sử dụng làm đối tượng của thiền định như hơi thở được sử dụng để nhiếp tâm tránh niệm, việc tỉnh giác lúc đi được sử dụng làm thiền định đi, những cảm xúc được sử dụng làm sự tập trung trong sự phát triển của lòng từ bi và quán tưởng hình ảnh và đối tượng được sử dụng trong việc thiền quán. Chân ngôn là âm thanh, từ hay cụm từ cũng được sử dụng là đối tượng của thiền định, âm thanh của chân ngôn có thể được trì tụng to hay trì tụng thầm.
Chân ngôn liên quan đến các yếu tố lịch sử cụ thể hay các Bản Tôn nguyên mẫu hay cũng có thể không có liên quan những điều trên. Ví dụ chân ngôn liên quan đến Đức Phật lịch sử là: “Om muni muni mahamuni Shakyamuni svaha”, chân ngôn liên quan đến Bản tôn Đức Avalokiteshvara Quán Thế Âm Bồ Tát là “Om mani padme hum”, hay Chân ngôn Prajnaparamita Bát Nhã Ba la mật “Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha” không chỉ liên quan với một bậc giác ngộ mà còn với một bộ kinh nổi tiếng là kinh Bát Nhã ba-la-mật (trí tuệ hoàn hảo).
Vô Úy
Nguồn: thuvienhoasen
Medicine Buddha Mantra – Chú Dược Sư
Tayatha Om… Bekandze Bekandze Maha Bekandze Randze Samugate Shoha.
KÍNH MỪNG KHÁNH ĐẢN NGÀY VÍA
ĐỨC DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT-
Ngày 30 tháng 9 Âm Lịch nhằm ngày 13 tháng 11 năm 2012 Dương lịch là ngày vía của Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, vị Phật đã thành tựu Đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ở phương Đông, thế giới của Ngài là cõi Tịnh Lưu Ly, quốc độ ấy trang nghiêm không sai khác với cảnh giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Đức Thế Tôn Dược Sư do quán chiếu và bổn nguyện muốn chữa lành bệnh của chúng sinh phát sinh từ những loại niệm tưởng uế trượt trong tâm thức. Ngài đã dạy bảo những phương tiện để chữa trị bệnh tật và thị hiện nguyện lực mãnh liệt đến nỗi tất cả những chúng sinh nào chỉ nghe tới danh hiệu của Ngài cũng đều được giải thoát. Không phải ngẫu nhiên mà chư vị Tổ từ bao đời nay đã dạy chúng ta rằng phải luôn luôn nhớ tưởng đến Đức Phật Dược Sư và tụng kinh về Ngài đặc biệt là vào mùa xuân. Đó là vì sự lợi lạc thật vô biên khi niệm hồng danh của Ngài hoăc là trì thần chú của Ngài. Có biết bao nhiêu chúng sanh,bao nhiêu tật bệnh đã được Ngài cứu chữa khiến cho họ có thể nhanh chóng giải thoát. Ấy là nhờ vào lòng từ bi bao la vô bờ bến của chư Phật và của Đức Phật Dược Sư. Nhiều người vẫn cứ nghĩ rằng Đức Phật Dược Sư chỉ để giúp ta thanh trừ bệnh tật và chữa lành nên sinh ra lòng thượng mạn và nghĩ nó không cần thiết. Thật ra trong cuộc sống ngắn ngủi và vô thường này, đâu ai có thể nói trước chúng ta chết khi nào, do thế nên việc nguyện cầu Đức Phật Dược Sư và tích cực làm lành lánh dữ là điều có thể đem lại phước đức và sự thọ mạng lâu dài cho chúng ta để chúng ta có thể tin tấn, đủ thời gian và phước đức tu hành. Không chỉ là về tuổi thọ mà còn là phước đức, tiền tài, của vật,tình thương, đạo pháp, trọn vẹn tất cả mọi sự mong cầu của chúng sanh Đức Phật Dược Sư đều giúp cho chúng ta thành tựu.
Đối với những người tu Tịnh Độ cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì khi lâm chung nếu nhớ tưởng đến Đức Phật Dược Sư hoặc trong thời gian sống đã từng nghe danh hiệu Đức Phật Dược Sư thì Ngài sẽ giúp cho được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc hoặc các tịnh độ nào như ý nguyện.
Thật lòng kính mong quí vị cùng nhau thành tâm hướng về phương Đông, nhớ tưởng đến Ngài, xưng tán hồng danh hay trì niệm thần chú, đồng thời tham gia các pháp hội tại chùa chiền,tịnh thất …v..v việc làm như thế sẽ giúp cho quí vị cùng thân nhân và mọi loài chúng sanh nhận được sự gia trì từ Đức Phật Dược Sư, tiêu tai, giải nạn, phá bỏ mọi chướng duyên, thành tựu mọi nguyện ước, có một cuộc sống an lành hạnh phúc.
Trong ngày hôm nay quí vị hãy cố gắng thực hành các hạnh bố thí, nhẫn nhục, từ bi, yêu thương cùng bao thiện hạnh khác của chư Phật. Rồi đem phước đức cùng công đức ấy hồi hướng về khắp mọi loài chúng sanh đều trọn thành Phật đạo đồng thời hồi hướng về thế giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà hay bất cứ miền Tịnh Độ của chư Phật khác khi thác sanh về, hoặc như bất cứ ước nguyện nào trong cuộc sống mà quí vị muốn. Do bởi lòng từ bi bao la và thệ nguyện của Đức Phật Dược Sư, tất cả quí vị đều sẽ được tuỳ tâm mãn nguyện.
Vậy nên quí vị, với lòng tin tưởng tuyệt đối nơi Đức Phật Dược Sư, biết Đức Phật Dược Sư sẽ hộ trì trọn vẹn kiếp sống của quí vị, sẽ xoa dịu mọi đớn đau, sẽ luôn ở bên cạnh quí vị, ngay trong trái tim, ngay trên đỉnh đầu và ngay trước mặt của quí vị. Không phút giây nào Đức Phật Dược Sư không đang nhìn quí vị bằng trọn lòng từ bi rộng mở.
Kính chúc tất cả một ngày mới thật an lành, hạnh phúc, luôn sống trong chánh niệm, trí tuệ và từ bi..Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật –
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật –
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật _(♥)_.Tayata Om Bekanze Bekanze Mahabekanze Radza Samud Gate Svaga _(♥)_
Niệm Phật Dược Sư
Uploaded by Tuan-Anh Bui-Nguyen-
Mỗi sáng hôm thức dậy,quí vị hãy luôn thành tâm nhớ tưởng đến Đức Phật Dược Sư,trì niệm hồng danh hay thần chú của Ngài dẫu chỉ một lần cũng được..Trong ngày hôm nay quí vị hãy cố gắng thực hành các hạnh bố thí, nhẫn nhục, từ bi, yêu thương cùng bao thiện hạnh khác của chư Phật. Rồi đem phước đức cùng công đức ấy hồi hướng về khắp mọi loài chúng sanh đều trọn thành Phật đạo đồng thời hồi hướng về thế giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Mi Đà hay bất cứ miền Tịnh Độ của chư Phật khác khi thác sanh về, hoặc như bất cứ ước nguyện nào trong cuộc sống mà quí vị muốn. Do bởi lòng từ bi bao la và thệ nguyện của Đức Phật Dược Sư, tất cả quí vị đều sẽ được tuỳ tâm mãn nguyện..Kính chúc tất cả một ngày mới thật an lành,hạnh phúc, luôn sống trong chánh niệm, trí tuệ và từ bi.Mục đích của đời sống con là giải thoát hết thảy chúng sinh hữu tình ra khỏi vấn đề và nhân tố tạo ra vấn đề, tất cả đều nằm trong tâm thức của họ, và mạng lại an lạc hạnh phúc, nhất là hạnh phúc không gì có thể sánh của giác ngộ viên mãn, chúng sinh rất cần hạnh phúc này. Để có thể làm được như vậy, thân tâm con phải thật toàn hảo, thanh tịnh và mạnh khoẻ. Vì vậy con xin được phát tâm quy y nơi Đức Phật Dược Sư và quy y như vậy là vì lợi ích của con cùng mọi chúng sinh nhiều như không gian vô tận….Kính lạy Đức Phật Dược Sư cùng chư vị tuỳ tùng thanh tịnh, xin hãy giúp cho con và mọi loài chúng sanh dẹp tan tất cả mọi tật bệnh đang phải chịu trong hiện tại hay sẽ phải chịu trong tương lai..Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật – Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật – Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật – Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật- Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật – Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật – Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật _(♥)_
.
Nguồn: facebook Đức Phật Dược Sư
CÁNH HOA VÔ THƯỜNG
-
Thân này có phải của tôi
sao không giử được khi trời cuồng phong
lênh đênh trong cõi bụi hồng
về đâu những cánh tơ lòng…ly tan.Thân này có thật… cao sang
sao không đẹp mãi mà tàn dưới mưa
dạt trôi theo gió bốn mùa
gieo bao khổ lụy sầu xưa… xuống đồi.Tâm này có thật …của tôi ?
sao rong chơi mãi cuối trời tha phương
lê thê giấc mộng vô thường
ngở mình có thật trong gương cuộc đời.Tâm này cũng…tạm người ơi
Thôi thì dừng lại để cười với trăng
kiếp người như thể… sao băng
như hoa trong gió xa xăm …luân hồi.
Thân này đâu phải của tôi
Tâm này đâu phải của tôi
.Nhuận Thường-
Hai vị Bồ tát Dược Vương, Dược Thượng
-
“Chúng sinh đời vị lai có đủ năm nhân duyên mới được nghe danh hiệu của hai vị Bồ tát Dược Vương, Dược Thượng. Thế nào là năm?.1. Tâm nhân từ không giết hại, đầy đủ cấm giới của Phật, uy nghi không khiếm khuyết.
2. Hiếu dưỡng cha mẹ, thực hành mười điều thiện ở đời.
3. Thân tâm yên ổn tĩnh lặng, buộc niệm không tán loạn.
4. Nghe kinh Phật Phương Đẳng lòng không kinh sợ nghi ngờ, tâm không thối thất.
5. Tin Phật bất diệt, đối với đệ nhất nghĩa, tâm như dòng nước chảy, niệm niệm bất tuyệt.Đức Phật bảo Bảo.Tích: Nếu có chúng sinh đủ năm nhân duyên này, thì đời đời sinh ra ở đâu cũng được nghe danh hiệu hai vị Bồ tát này, cũng được nghe danh hiệu các đức Phật các Bồ tát mười phương. Khi nghe kinh Phương đẳng, tâm không nghi ngờ, do được nghe danh hiệu hai vị Bồ tát này. Do năng lực uy thần, cho nên đời đời sinh ra trong 500 A-tăng-kì (vô số) kiếp không đọa đường dữ.Đức Phật bảo A Nan: Nay ông khéo nghe cho kỷ lời của Phật, cẩn thận đừng quên mất. Hai vị Dược Vương, Dược Thượng Bồ tát này là Quán Đỉnh Pháp Tử của chư Phật ba đời quá khứ hiện tại vị lai..Nếu có chúng sinh nào nghe tên của hai vị Bồ tát này thì vượt qua hẳn biển khổ, chẳng còn đọa trong sinh tử, thường được gặp thẳng chư Phật Bồ tát, huống chi là tu hành đầy đủ như đã nói.nếu có thiện nam thiện nữ nào nghe thần chú mà hai vị Bồ tát đã nói, hoặc quán tưởng thân tướng của hai vị Bồ tát này thì ở đời hiện tại đều được thấy Dược Vương, Dược Thượng, cũng được thấy Ta và ngàn đức Phật thời Hiền Kiếp ; ở thời vị lai gặp vô số chư Phật, mỗi một đức Phật vì người ấy thuyết Pháp; được sinh vào cõi Phật thanh tịnh, tâm kiên cố; cuối cùng không còn thoái chuyển Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề Tâm..“Trích trong Kinh Quán Dược Vương Dược Thượng Nhị Bồ Tát ..Nam mô Dược Vương Bồ Tát Ma Ha Tát _(♥)_
Nam mô Dược Thượng Bồ Tát Ma Ha Tát _(♥)_
.
-
-
-
TRONG MỖI CHÚNG TA LÀ MỘT VỊ Y SỸ –
ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ VÀ NGHIỆP CHỮA BỆNHMột nhà cố vấn về thời trang thẩm mỹ bị bệnh ung thư. Đây là cách mà bà ta sử dụng để làm giảm nỗi đau:
.
Bà ta gửi một tin nhắn đến người bạn đang là học viên ở Viện Vajrapani ở California, để hỏi về cách thực tập chữa bệnh. Bà được người bạn chỉ dẫn nên mua lại các sinh vật sắp sửa bị giết và phóng sanh chúng ở một nơi an toàn, giúp cho chúng có thể sống lâu hơn.Người phụ nữ dễ thương nầy đã̃ cứu rất nhiều súc vật sắp sửa bị giết. Bà đã̃ phóng sanh hai hoặc ba ngàn con vật, đa số là gà, cá, và giun trùng. Bà đem gà đến một nông trại gia súc, và thả cá xuống sông. Bà mua hai ngàn con trùng vì chúng rẻ và dễ tìm, và bà thả trùng trong khu vườn của bà. Phóng sanh trùng là một ý rất hay vì trùng khi được thả ra sẽ lẹ làng chui xuống đất. Chúng sống trong khu vườn nhà thì không bị sát hại bởi các sinh vật khác và như vậy chúng sẽ sống lâu hơn. Các con vật khác được phóng sanh trong rừng, hồ, hoặc biển không chắc sẽ sống lâu hơn vì chúng luôn có những kẻ thù trong thiên nhiên.
Nghe nói rằng sau khi đã thực tập phóng sanh, bà ấy vào nhà thương để chẩn đoán lại, và các bác sĩ đã không tìm thấy dấu vết nào của căn bệnh ung thư .
Thật hay giả, chuyện nầy cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên đối với những ai tin tưởng thuyết nghiệp quả. Đây là những lời của ông Deepak Chopra :
« Không có món nợ nào trong vũ trụ mà không phải trả. Vũ trụ có một hệ thống tính toán sổ sách rất hoàn hảo, và tất cả mọi thứ là sự trao đổi tới lui. »
Như vậy, nhờ giúp đỡ sinh mạng các con vật yếu đuối, người phụ nữ đã xác định niềm tin của bà trong tính xác thật của luật nhân quả, gọi là « nghiệp vừa là hành động vừa là kết quả của hành động đó. »
Hành động của bà không phải là ảo thuật hay phép lạ mà là gieo trồng những hạt giống thích hợp để chúng đơm hoa kết trái thành sức khỏe và niềm hạnh phúc. Thật vậy, nếu chúng ta muốn tạo dựng hạnh phúc trong cuộc sống, chúng ta phải học gieo trồng các hạt giống hạnh phúc cho người khác.
Cũng như với các thực tập của người Phật tử thông thường, kết quả mà một người đang nhận lãnh là nghiệp của quá khứ. Tất cả mọi thứ đang xảy ra vào lúc nầy là kết quả của những hành động mà ta đã làm trước đó. Đây là một minh họa cho thành ngữ « gieo nhân nào gặt quả nấy » . Nếu chúng ta có lòng từ bi và tử tế, chúng ta sẽ luôn luôn không có ý gây tổn hại đến người khác, và việc nầy chính nó đã là một phương pháp chữa bệnh.
Theo niềm tin Phật giáo, một người có từ tâm là vị thầy chữa bệnh thần kỳ nhất, không những chỉ chữa lành bệnh hay giải quyết được các nan đề cho chính họ, mà còn là vị thầy chữa bệnh cho những người khác. Đa số chúng ta đều xác nhận rằng trong nhà thương, nơi căn bệnh đang hoành hành và bệnh nhân đang chịu đựng nỗi đau, với nụ cười thân thiện và lời khích lệ của vị y sĩ, bệnh nhân sẽ đỡ đau và mau khỏe hơn. Thật ra chính là do tình thương mà bệnh được chữa lành. Một khi tình thương được lan tỏa ra từ nơi sâu thẳm của một người, chính tình thương yêu đã tạo nên sức khỏe tốt.
.
Trong truyền thống Phật giáo, vị thầy chữa bệnh nguyên thủy và đầu tiên là đức Phật. Thường được gọi là Đức Phật Dược Sư, chính đức Phật Dược Sư đã tiết lộ các bài pháp thiêng liêng được gói ghém trong những bài kinh được gọi là Tứ Mật Y Kinh (Four Medical Tantras). Tất cả y thuật của Phật giáo đều bắt nguồn từ bộ kinh thiêng liêng nầy. Như đã giải thích trong bài đầu tiên của các bài kinh nầy, đức Phật Dược Sư một lần đã ngồi thiền định, và xung quanh các vị đệ tử gồm có các vị y sĩ, các vị thông thái, thiên vương và các vị Bố Tát, tất cả đều ước muốn học hỏi về phương pháp chữa bệnh. Tất cả đều lặng người bởi hào quang sáng rỡ trang nghiêm của đức Phật, mà không dám mở lời.Biết được nguyện vọng của họ, đức Phật Dược Sư đã phát ra hai ánh hào quang, ánh hào quang thứ nhất là lời thỉnh cầu học pháp, và ánh hào quang thứ hai giảng giải về pháp nầy. Nhờ vậy, bài kinh nầy được nói ra, và đức Phật Dược Sư giải thích những chứng bệnh khác nhau về thân cũng như tâm, giảng về nguyên nhân của chúng, sự chẩn đoán bệnh tình, và cách chữa trị.
.
Mặt khác, đức Phật hiểu rõ nguyện vọng của các đệ tử mà không cần họ phải nói ra, việc nầy cho thấy lòng từ bi vô hạn của đức Phật đối với các đệ tử. Thật vậy, các thầy chữa bệnh như đức Phật được gọi là những vị đại y sĩ không những chỉ vì khả năng chữa lành bệnh – mà còn là vì lòng từ bi và trí tuệ để chẩn đoán và chữa trị tận gốc rễ của căn bệnh, dù là thân bệnh hay tâm bệnh.
.
Trong nghệ thuật tranh ảnh, hình đức Phật Dược Sư được vẽ với màu vàng hoàng kim, dù các đặc điểm khác vẫn là màu xanh dương.Trong bất cứ hình ảnh nào, bàn tay trái của đức Phật Dược Sư đều để trên đùi trong tư thế bắt ấn của thiền định, với một cái bát bằng sắt. Tay phải ngửa lên, như đang ban phát, một cử chỉ thể hiện sự rộng lượng, một nhánh myrobalan (một loại thảo dược trong y học Tây Tạng). Đây là một loại trái cây có thể chữa bệnh rất phổ biến trong y học Tây Tạng và ở đây là biểu tượng của sự phục hồi mạnh mẽ của thế giới thực vật, nhắc nhở chúng ta là trái đất cung cấp miễn phí cho chúng ta, và không đòi hỏi gì hơn là gìn giữ sự mầu mỡ của nó với sự chăm sóc nhẹ nhàng, nâng niu.
Tuy nhiên, y học Phật giáo chỉ áp dụng thuốc men một cách có giới hạn. Việc sử dụng thuốc chỉ được áp dụng vừa phải để chữa các triệu chứng ngoại tại của căn bệnh. Việc chữa trị căn bệnh cho con người tận gốc rễ cần phải nương vào sự chứng ngộ tâm linh, mỗi người chúng ta đều có thể tự chữa trị bằng cách nầy.
Đức Phật Dược sư thường được vẽ với đủ loại dược thảo thơm tho bao quanh, trong y dược Tây Tạng, với vô số thiên vương, và Bố Tát. Hình vẽ như thế nầy được gọi là « Thiên đàng của đức Dược Sư » .
Thiên đàng nầy tượng trưng cho một vũ trụ lý tưởng, nơi tất cả các thuốc giải cho mỗi chứng bệnh đều hiện hữu. Đức Phật Dược Sư cũng đã nói như sau, « Bao nhiêu chúng sinh hiện hữu trong hệ thống thế giới, đều có một con đường giải thoát. »
Theo lời Romio Shrestha « « Đức Phật Dược Sư là nhà bào chế thuốc tâm linh. Để khám phá ra sức mạnh chữa bệnh tiềm tàng ngay trong con người chúng ta, là lối vào thiên đàng của « Bậc thầy về thuốc giải. » . Cũng có nghĩa là thiên đàng nầy nằm ngay trong lòng mỗi chúng ta, chỉ cần tâm thức sáng suốt để nhận diện và sử dụng nó. Romio Shrestha còn nói thêm, « Thân thể chúng ta có khả năng tự chữa bất cứ căn bệnh nào. Mỗi một cây, mỗi một dược thảo, mỗi thuốc giải đều có vật bổ sung của nó nằm trong cốt lõi tinh tế của thân thể con người. »
Chúng ta không những có khả năng chữa trị cho chính bản thân, mà còn có thể chữa bệnh cho những người xung quanh chúng ta như câu chuyện sau đây :
Ngày xưa đó, có một tăng sĩ sống trong một làng nhỏ ở Tây Tạng. Ông ta rất là tầm thường, và hằng ngày chăm lo nhiệm vụ tu sĩ của mình. Năm đó làng xảy ra một cơn dịch đậu mùa, giết chết vô số người trong vùng, vị tăng sĩ cũng bị đậu mùa và chết đi. Đó là vào giữa mùa đông, mặt đất bị đóng băng và củi thì khan hiếm, vì vậy xác của vị ấy được khiêng thả xuống một cái hồ đang đóng băng. Một thời gian sau đó, cơn dịch đậu mùa chấm dứt. Vào mùa xuân, mặt băng tan đi, và người ta nhận thấy một cầu vòng phía trên mặt hồ nơi họ thả xuống xác của vị tu sĩ.
.
Người ta liền đến nơi đó và thấy xác của vị tu sĩ đang nổi lên, hoàn toàn nguyên vẹn. Xác của ông được đưa về tu viện và được làm lễ hỏa táng theo nghi thức tăng sĩ. Khi xác thân của ông biến mất trong ngọn lửa, nơi dàn hỏa xuất hiện nhiều cầu vồng bay thẳng lên bầu trời, sau đó người ta tìm được các xá lợi trong đống tro tàn. Lúc ấy, mọi người đồng công nhận vị tăng sĩ là một người xuất chúng trong cái vỏ ngoài rất « tầm thường », và người ta khen tặng ông đã nhận lãnh căn bệnh hiểm nguy để thanh tịnh hóa các nghiệp xấu tạo nên cơn dịch. Trong Phật giáo Tây Tạng, bệnh hoạn có thể là một biểu hiện của sự thành công về mặt tâm linh, và sự hy sinh chính mình để cứu những người khác.Một người mẹ có thể hiểu được điều nầy, bà mẹ có thể cho đi sự sống của mình để nuôi nấng các con. Thật như vậy có thể chứng minh sự ép xác, khổ hạnh là đúng, xem bệnh hoạn như một cây chổi quét sạch hết nghiệp xấu, và như vậy chứng tỏ con đường tâm linh cao nhất để thanh tịnh hóa bản thân là sự chịu đựng khổ hạnh.
Một người tầm thường có khả năng trị bệnh xuất phàm. Khả năng nầy chỉ đạt được khi chúng ta chấp nhận về mình sự đau khổ của kẻ khác, chịu đau khổ như kẻ khác, bằng cảm nhận lấy nỗi khổ của họ. Trau dồi những cảm giác tương thông nầy sẽ làm tăng trưởng lòng từ bi, sự xót thương. Chỉ có như vậy mới có thể huy động được năng lực chữa bệnh không giới hạn đã tìm tàng sâu thẳm trong tâm thức vô biên của chúng ta.
Thật sự bệnh tật và đau khổ được xem là cách giải thoát đặc thù, cho ta cơ hội để trải nghiệm sự liên hệ chặt chẽ giữa ta và những chúng sinh khác, và cho ta thấy rõ bản chất tử vong của kiếp con người.
Có một câu chuyện về một vị trụ trì thiền viện đã đạt được năng lực chữa bệnh bằng lòng từ bi. Một ngày trong khi ông ta đang dạy dỗ đệ tử, bất thần ông ta la đau. Khi các đại sư hỏi ông bị gì, ông nói rằng có một con chó đang bị đánh đập bên ngoài. Khi họ ra ngoài, họ nhìn thấy một người đàn ông đang giận dữ và dùng gậy để đánh một con chó. Khi người đàn ông được gọi vào bên trong thiền viện, vị trù trì kéo áo xuống cho ông ta thấy những vết bầm và cắt trên lưng đúng ngay chỗ con chó bị đánh đập. Đây là tính chất hợp nhất mà một vị thầy chữa bệnh lý tưởng cần phải có.
Truyền thống Phật giáo nhận diện Đức Dược Sư là vị thầy chữa bệnh lý tưởng, và nhấn mạnh rằng năng lực chữa bệnh mạnh mẽ nhất nằm trong lòng chúng ta. Theo ông Deepak Chopra “Chúng ta có một dược phòng nội tại thật sự thanh nhã. Dược phòng nầy chế tạo thuốc có hiệu quả trong thời gian với mục tiêu chính xác về bộ phận được chữa trị, và không bị ảnh hưởng phụ của thuốc..”
Như vậy, chúng ta hiểu rằng đức Phật Dược Sư đang ở trong lòng mỗi chúng ta. Con đường đi đến giải thoát phải xuyên qua việc thiền định, đặc biệt là thiền định mường tượng. Bằng cách thiền về đức Dược Sư và mường tượng về Ngài trước mặt chúng ta, chúng ta có thể đối diện với đức Phật Dược Sư, và trông thấy được nụ cười từ bi sáng rỡ đối với vũ trụ, và cặp mắt hiền dịu đầy ắp tình thương yêu đối với tất cả chúng sinh.
Kế đó, từ nơi trái tim đức Phật phóng ra một luồng hào quang sáng chói và làn ánh sáng nầy ngấm dần vào trái tim của chúng ta một cách dịu dàng. (Trái tim ở đây có nghĩa là « trung tâm » – cốt lõi của bản chất nằm ngay trọng tâm ngực của chúng ta, không phải chỉ là một cơ cấu máy móc vật chất chỉ để bơm máu). Trọng tâm nầy được định nghĩa như sau :
“Ngay trong bản thân anh, đã có sự tĩnh lặng và một ngôi đền thiêng liêng mà anh có thể lui vào bất cứ lúc nào để nghỉ ngơi và yên tịnh một mình. Ngôi đền thiêng liêng nầy chính là nhận thức đơn giản về sự tiện nghi không bị bất cứ rối loạn nào có thể xâm phạm được. Nơi đây không có sự sợ hãi và không có đau thương. Một thiền sinh cần phải tìm ra không gian tâm thức nầy để có thể chữa được các bệnh.”
— Deepak Chopra
Chứng nghiệm nầy đến với chúng ta như một ánh chớp sáng suốt, và đây không phải bằng lời nói, hoặc bằng ngôn ngữ học. Đây là cảm giác thật bất ngờ, một sự hiểu biết tự do, khi mà chúng ta trải nghiệm chân lý không cần từ ngữ. Chân lý lọc qua từ ngữ sẽ bị gò bó, bởi vì chúng ta cần một thời gian nhất định để chuyên chú về ý nghĩa của nó. Xuyên qua trải nghiệm biểu tượng và sáng tạo tâm linh mà những chúng sinh « tầm thường » được chuyển hóa để trở thành những vị thầy chữa bệnh xuất chúng. Đây là cách giao tiếp với đức Phật Dược Sư, vị y sĩ chữa bệnh vĩ đại nhất.
.
Cũng vì vậy các y sĩ tin tưởng vào những lý tưởng nói trên sẽ thực tập thiền định và cầu khẩn đức Phật Dược Sư trước khi ra toa xắt thuốc, và trước khi đưa cho bệnh nhân sử dụng. Khi bắt đầu làm những công việc nầy, họ đọc thần chú của đức Dược Sư. Câu thần chú ấy là OM BEKANDZE BEKHANDZE MAHA BEKANDZE RANDZE SAUNGATE SOHA. Khi đọc thần chú thiêng liêng nầy, họ tưởng tượng đến hình ảnh mật hoa rơi xuống, từ những âm tiết của thần chú, rớt vào chén thuốc. Những âm tiết nầy hoàn toàn tan hòa vào chén thuốc và làm cho thuốc ấy trở nên có hiệu lực và có khả năng trị bệnh.Biểu tượng hành động nầy nhắm vào sự thực hành và các âm tiết thiêng liêng đã tạo nên câu thần chú, làm cho chén thuốc có khả năng trị bệnh, cũng như vậy, do ý thức được việc bước đi trên con đường nghiệp đúng đắn, chúng ta có thể thấm nhuần cuộc sống của chúng ta với mật hoa chảy ra từ những hành động tốt đẹp xuyên qua việc trau dồi phẩm hạnh.
Nguyên tác: Each of us a Healer: Medicine Buddha and the Karma of Healing
Dịch sang tiếng Việt: Mỹ ThanhNguồn: fb. Đức Phật Dược Sư
LAMA ZOPA RINPOCHE GIẢNG VỀ
ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ
-
“Kính lễ đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
Là đấng Thế Tôn mang lòng từ bi bình đẳng với tất cả
Hồng danh của ngài chỉ thoáng qua tai
Là tan biến mọi khổ đau ác đạoTan biến mọi tật bịnh do tam độc gây ra”
Ðức Đalai Lama đời thứ năm nói rằng câu kệ thứ hai cho chúng ta biết đức Phật Dược Sư là ai, có những thiện đức siêu việt như thế nào. Chữ “Thế Tôn”, tiếng Tây tạng gọi là Chom Đên Đê, có nghĩa là “đấng tối thắng, đức hạnh siêu thoát”. “Tối thắng”, là vì Phật Dược Sư không những diệt hết mê lầm phiền não thô tế của chính mình, mà còn diệt cả mê lầm phiền não của tất cả chúng sinh..
“Ðức hạnh”, là vì sáu đức tính của Phật Dược Sư.“Siêu thoát”, là vì Phật Dược Sư đã vượt khỏi biển rộng khổ đau luân hồi.
“Lòng từ bi bình đẳng với tất cả”, có nghĩa là Phật Dược Sư đối với chúng sinh mở lòng từ bi không phân biệt, không phải chỉ giúp những ai có lòng tin. Tất cả chúng sinh, trong đó có chúng ta, đều được lòng từ bi của Phật che chở đồng đều như nhau..Câu tiếp theo, “Hồng danh của ngài chỉ thoáng qua tai là tan biến mọi khổ đau ác đạo”: bất cứ là ai, hễ nghe được danh hiệu của đức Phật Dược Sư là không sinh vào ác đạo. Ðó là tác dụng của hồng danh và minh chú của đức Dược Sư..Đức Phật hỏi ngài A Nan, “Này A Nan, lời Như Lai nói, ông tin được không?”. Ngài A Nan thưa, “Con luôn tin lời Phật dạy.” Phật hỏi “Vì sao?” Ngài A Nan đáp, “Vì Phật có những tính đức vượt bực không thể nghĩ bàn, nên đối với lời Phật dạy, con không sinh tâm nghi ngờ.”Khi ấy Phật nói, “dù là súc vật, hễ nghe được danh hiệu Như Lai là không còn tái sinh vào cõi thấp kém.” Thật là một phương pháp dễ dàng để giúp chúng sinh thoát loại khổ đau nặng nề nhất trong luân hồi. Súc vật vốn không thể có lòng tin nơi Phật mà còn được như vậy, huống chi con người..Có lòng tin hay không, nghe thần chú Dược Sư rồi sẽ thôi không đọa ác đạo. Chỉ cần nghe danh hiệu là đủ, vì vậy đối với người đang lìa trần, tốt nhất là niệm hồng danh đức Phật Dược sư vào tai người sắp chết cho thật rõ ràng để giúp người ấy khỏi đọa ác đạo. Có như vậy cũng là nhờ năng lực từ bi của Phật Dược Sư.Xưa kia, khi còn là bồ tát, Phật Dược Sư đã từng phát đại nguyện, nguyện tên mình sẽ có năng lực hoàn thành nguyện vọng và mang lại hạnh phúc cho tất cả chúng sanh.Khi đạt giác ngộ, một trong mười thần lực của Phật là thần lực của đại nguyện. Nói vậy có nghĩa là tất cả mọi đại nguyện khi còn làm hạnh bồ tát sẽ trở thành sự thật. Vì vậy trong đời sống hàng ngày,chúng ta nên nhớ nghĩ và tụng niệm danh hiệu Phật Dược Sư cho các loài súc sinh. Phương pháp cứu mình giúp người này thật quá đơn giản dễ dàng, mà tác dụng lại rất lớn. Nếu quí vị ăn mặn, hãy đọc thần chú Dược Sư rồi hà hơi lên món thịt để giúp con vật thanh tịnh nghiệp chướng. Dù thần thức của con vật ấy có đang ở xa đến đâu chăng nữa cũng sẽ nhờ đó mà được sinh vào thiện đạo. Hoặc là khi côn trùng lọt vào nhà, quí vị chịu khó đọc chú Dược Sư rồi hà hơi lên mình của chúng, giúp chúng tẩy ác nghiệp để tái sinh vào cõi tốt lành. Làm như vậy sẽ không uổng phí duyên lành xui khiến chúng lạc vào nhà của quí vị, giúp cho đời sống chúng có ý nghĩa, đồng thời cũng giúp đời sống quí vị có ý nghĩa nhờ biết tạo lợi ích cho kẻ khác.Vài năm trước tôi nhập thất trong một căn nhà gần bờ hồ ở Big Sur bên Mỹ. Kiến chui vô bếp nhiều quá, tôi mới mang tượng Phật nhỏ đúc bằng thạch cao (tsa-tsa) đưa cho người nấu bếp, dặn khi nào thấy kiến hay côn trùng vô nhà, cứ cho vào cái túi ni-long, đừng cột lại, hay cho vào cái hộp gì đó, rồi một tay cầm tượng Phật một tay bưng kiến đi nhiễu quanh tượng Phật theo chiều kim đồng hồ, ngang tầm của đức Phật. Cứ đi nhiễu một vòng như vậy là mấy con kiến này tích tụ được vô số thiện căn giác ngộ, đồng thời cũng tạo nhân an lạc cho cả trăm ngàn kiếp tái sinh của chúng về sau. Thật quá dễ dàng..Từ đó, cứ hễ thấy côn trùng lọt vào nhà là chúng tôi ráng bưng chúng đi nhiễu quanh tượng hay ảnh Phật vài lần. Nhờ côn trùng vào nhà mà mình tu được pháp tu tốt nhất là giúp đỡ kẻ khác. Côn trùng giúp đời sống chúng ta có ý nghĩa, mà chúng ta cũng giúp đời sống của chúng có ý nghĩa. Tất cả cùng giúp đỡ lẫn nhau..Pháp tu Dược Sư cũng có khả năng thanh tịnh lỗi phá phạm giới luật. Tác dụng của pháp tu Dược Sư rất mãnh liệt, có thể giúp sám hối và trị mọi thứ bịnh. Bình thường người ta cứ tưởng Phật Dược Sư chỉ giúp chữa bịnh, thật ra không chỉ bấy nhiêu. Phật Dược Sư còn giúp thanh tịnh nghiệp chướng, giúp thành công trên mọi lãnh vực..Khi ở bên Ðức, tôi đọc Kinh Dược Sư thấy pháp tu này thật quá sức quí giá. Theo đó thì BẤT CỨ chuyện gì, BẤT CỨ vấn đề gì, BẤT CỨ điều gì, pháp tu Dược Sư cũng có thể giúp được. Có thể giúp giải quyết mọi vấn đề, ví dụ như kiện tụng, chiến tranh, bạo động. Rất tốt cho công việc làm ăn, hay cho mẹ tròn con vuông, cho bất cứ một điều gì. Cần gì cũng có thể hướng về Phật Dược Sư. Tác dụng của pháp tu này rất lớn, có thể mang thành tựu dễ dàng, đặc biệt là thành tựu trên đường tu giác ngộ: chứng ngộ tánh không, khai mở trí Phật,phát tâm bồ đề, hướng niệm đạo sư, để tạo lợi ích cho tất cả chúng sinh..Nhiều vị vua chuyển pháp luân ở Tây Tạng có công lớn trong việc hoằng pháp, cứ mỗi ngày thứ 8 hàng tháng (Tạng Lịch – cùng ngày với đức Quan Âm Tara) là hành trì pháp tu Dược Sư. Pháp tu này cũng được hành trì trong 15 ngày đức Phật thi triển thần lực (15 ngày đầu tiên của tháng thứ nhất, Tạng Lịch). Gần đây tôi có đọc của đức Đalai Lama đời thứ năm chú giải pháp tu Dược Sư, bao gồm hiển và mật, và cũng có đọc tiểu sử của nhiều thầy trong dòng truyền thừa. Vị nào cũng nhờ pháp tu Dược Sư mà tạo được biết bao lợi lạc cho chúng sinh, cho Phật Pháp, và cả cho thành tựu của chính mình..Ví dụ như vua Lha Lama Yeshe Oe là vị vua chuyển pháp luân đã mời Lama Atisha vào Tây Tạng. Vua lấy pháp tu Dược Sư làm công phu chính, và đã xây dựng được rất nhiều tu viện lấy văn-tư- tu làm nền tảng tu học. Vua Lha Lama Yeshe Oe đã hy sinh chính bản thân mình để mời Lama Atisha mang Phật Pháp vào Tây Tạng. Vua tìm vàng làm cúng phẩm, lúc ấy bị giặt bắt và nhốt gần Nepal, rồi qua đời nơi ấy.Khi mang nhục thể của vua ra hỏa thiêu, ánh sáng cầu vòng hiện lên và mưa hoa rơi xuống suốt bảy ngày. Phật Dược Sư nhỏ bằng ngón tay cái, hiện ra nơi trái tim của vua, rồi về cõi Tịnh Ðộ. Trong không trung có tiếng nhã nhạc cùng rất nhiều điềm lành hy hữu..Tất cả các thầy trong dòng truyền thừa của Phật Dược Sư đều hành trì pháp tu này vào ngày thứ tám mỗi tháng, đã đạt nhiều thành tựu khó tưởng tượng, và khi chết để lại nhiều điềm lành như trường hợp của vua Lha Lama Yeshe Oe.”Tan biến mọi tật bịnh do tam độc gây ra.”– Tam độc là tham sân và si. Ðó là bịnh của tâm, từ đó phát sinh ra đủ loại tật bịnh của thân, như ung thư, suy nhược tâm lý v.v..“Kính lễ đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”Chú Dược Sư như sau:
.
TAYATHA OM BEKANDZE BEKANDZE MAHA BEKANDZE RATZA SAMUGATE SOHA [Ta-đi-a-tha ôm bê-khăn-dzê, bê-khăn-dzê, ma-ha-bê-khăn-dzê, rát-dza sa-mu-ga-tê sô-ha].
Tayatha – có nghĩa là “như vầy”.
Om – bao gồm ba âm thanh thanh tịnh là A, U và M, có nghĩa là thân, miệng và ý của chúng ta chuyển thành thân kim cang, miệng kim cang và ý kim cang của Phật.
Bekandze Bekandze – có nghĩa là “diệt đau đớn, diệt đau đớn”. Cái gì có thể diệt được đau đớn? Thuốc. Ðau đớn ở đây không chỉ là loại đau đớn bình thường mà cả loài súc vật cũng không muốn. Ở đây, chữ đau đớn đầu tiên ứng vào khổ [khổ đế], và chữ thứ nhì là ứng vào nguyên nhân của khổ [tập đế]. Thuốc có khả năng dẹp bỏ loại đau đớn đầu tiên là con đường tu dành cho người căn cơ bậc thấp, chữ thứ nhì là đường tu cho người căn cơ bậc trung. Sau đó maha bekandze “diệt đau đớn lớn lao” là đường tu giác ngộ của người căn cơ bậc cao, diệt trừ được loại ô nhiễm vi tế nhất. Vậy bekandze bekandze maha bekandze gom đủ toàn bộ đường tu giác ngộ. Đây chính là liều thuốc chân thật rốt ráo.
Radza – nghĩa là vua
Samudgate soha – nghĩa là trụ vững nơi tim, nơi năng lực hộ trì và nơi tín tâm tuyệt hảo. Ðây là nền tảng của mọi thành tựu. Nhờ thành tựu được toàn bộ đường tu giác ngộ (lam-rim) bao hàm trong bekandze bekandze maha bekandze, quí vị dẹp tan mọi ô nhiễm, cả thô lậu lẫn vi tế, tẩy sạch tất cả nghiệp chướng của thân, miệng, ý để chuyển thành thân kim cang, miệng kim cang và ý kim cang của Phật. Chừng quí vị sẽ có khả năng làm những việc làm toàn hảo để tạo lợi lạc cho chúng sinh.Nguyên tác: Lama Zopa On Medicine Buddha
.
Lama Zopa Rinpoche giảng tại buổi lễ Cúng Dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai,tổ chức tại Land of Medicine Buddha [Ðất Phật Dược Sư] ngày 28 tháng 7 năm 2001.
Việt Ngữ : Hồng Như
.Nguồn: fb. Đức Phật Dược Sư
.-
Hạnh nguyện của Ðức Dược Sư Như Lai
12 hạnh nguyện của đức Phật Dược Sư đã chấn động tam thiên đại thiên thế giới.
Bất luận là xuất gia hay tại gia nếu chuyên tâm trì niệm, chiêm ngưỡng và lễ bái hoặc nhớ nghĩ đến hình tượng của Ngài đều có thể vượt qua tất cả chướng duyên trong cuộc sống, được thân tướng đẹp đẽ trang nghiêm, đem lại niềm an vui tự tại cho chính mình và tha nhân.
Cứ mỗi độ Xuân về, những mầm xanh đâm chồi nẩy lộc, tỏa ngát trong không gian tĩnh lặng hòa vào hương sắc nhộn nhịp của ngày đầu Tết Nguyên Đán.
Theo truyền thống Phật giáo, vào ngày mồng tám đầu năm, lễ hội Dược Sư được tổ chức thường niên, các chùa thường “khai đàn Dược Sư” hay còn gọi là “lễ Cầu an”.
Hàng xuất gia cũng như tại gia đều chuyên tâm cầu nguyện “Thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc”.
Đặc biệt, có 49 ngọn nến thắp lên tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ, đó là ánh sáng mầu nhiệm của đức Phật Dược Sư Lưu Ly, soi sáng đến cho nhân loại.
Dược Sư tiếng Phạn gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai hay còn gọi là Đại Y Vương Phật, Y Vương Thiện Thệ. Ngài là giáo chủ nước Tịnh Lưu Ly ở phương Đông, đã phát ra 12 thệ nguyện để cứu chữa bệnh tật cho chúng sanh vô minh ám độn. Đó là:
Nguyện thứ nhất: Nguyện thân ta và hết thảy các loài hữu tình đều có hào quang rực rỡ.
Nguyện thứ hai: Nguyện có quang minh rộng lớn, uy đức vời vợi để khai nguồn thông suốt cho tất cả chúng sanh.
Nguyện thứ ba: Nguyện cho chúng sanh không thiếu thốn, tùy theo lòng mong cầu mà được toại nguyện.
Nguyện thứ tư: Nguyện cầu hết thảy chúng sanh đều theo Đại thừa liễu nghĩa.
Nguyện thứ năm: Nguyện cho tất cả chúng sanh tu hành phạm hạnh thanh tịnh, giữ gìn đầy đủ Tam tụ tịnh giới.
Nguyện thứ sáu: Nguyện hết thảy chúng sanh đầy đủ thiện căn, trang nghiêm sáng suốt.
Nguyện thứ bảy: Nguyện cho tất cả chúng sanh thân tâm thường an lạc, chứng quả Vô sanh.
Nguyện thứ tám: Nguyện cho tất cả chúng sanh chuyển nữ thành nam đủ tướng trượng phu, tu chứng đạo Vô thượng.
Nguyện thứ chín: Nguyện cho các loài hữu tình được giải thoát mọi ràng buộc của Thiên ma ngoại đạo, tà kiến, ác kiến, dẫn dắt, thu nhiếp họ trở về chánh kiến.
Nguyện thứ mười: Nguyện cho tất cả chúng sanh giải thoát các tai nạn bất thường, giặc cướp, lấn hiếp của ác ma.
Nguyện thứ mười một: Nguyện cho chúng sanh bị đói khát được ăn uống ngon lành và no đủ. Sau đó đức Phật ban cho Pháp vị để dựng nên quả đức an vui.
Nguyện thứ mười hai: Nguyện hết thảy chúng sanh bị nghèo cùng khốn đốn đều được đầy đủ, đồ dùng quý báu trang nghiêm “Sở nguyện tùy tâm, sở cầu như ý”.
Thật vậy, 12 hạnh nguyện của đức Phật Dược Sư đã chấn động tam thiên đại thiên thế giới. Bất luận là xuất gia hay tại gia nếu chuyên tâm trì niệm, chiêm ngưỡng và lễ bái hoặc nhớ nghĩ đến hình tượng của Ngài đều có thể vượt qua tất cả chướng duyên trong cuộc sống, được thân tướng đẹp đẽ trang nghiêm, đem lại niềm an vui tự tại cho chính mình và tha nhân. Phải chăng, đây là nền tảng khởi nguyên để đạt đến hạnh nguyện của người xuất gia tầm cầu giải thoát. Vậy hạnh nguyện độ sanh là gì?
Theo Từ điển Phật học Hán Việt, Hạnh nguyện dịch âm là Hành nguyện có nghĩa là hành động của thân và ý nguyện của tâm.
Trong Thanh Long sớ quyển Hạ nói “Do Hành và Nguyện nương tựa vào nhau, cả hai đều tu không lệch bên nào”. Hay còn gọi là Hành nguyện cụ túc, có nghĩa là đầy đủ cả nguyện và hành. Vậy, Hạnh nguyện được giải thích tương đối súc tích, mang ý nghĩa sâu sắc và tính thực tiễn hiển bày. Ở đây, độ sanh là chỉ chung cho tất cả mọi loài, từ hữu tình cho đến vô tình chúng sanh, tất cả đều có thể vượt qua khổ ải luân hồi. Cũng có nghĩa là tế độ chúng sanh, độ thoát chúng sanh, dìu dắt chúng sanh từ nơi mê mờ đến ánh sáng rực rỡ bằng các phương tiện thiện xảo của chư Phật và Bồ-tát. Bởi vì, khổ là một thực trạng tâm lý mà chúng sanh phải thọ nhận, cũng là một thách thức cho bao thế hệ đã đi qua. Do đó, bằng ánh sáng trí tuệ, chúng ta phải tìm ra phương thức đoạn trừ nó. Hơn nữa, khổ đau là một yếu tố phổ cập bao hàm và ẩn chứa một ý nghĩa triết lý sâu xa, không phải chỉ biểu lộ chán đời hay bi quan mà còn là trạng thái đau khổ từ vật chất đến tinh thần.
.Trích bài viết của tác giả: Tuệ Giác
-
ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ
Vì sao có tên gọi là
Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai?(PGVN)
Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật.
Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “Về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.Vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai? Vì do nguyện lực có thể bạt trừ bệnh khổ của chúng sanh nên gọi là Dược Sư, có thể chiếu soi cứu độ những chỗ tăm tối si mê nên gọi là Lưu Ly Quang. Ngài hiện là giáo chủ thế giới Lưu Ly ở phương Đông cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóa chúng sinh.Bản nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sanh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.Theo hệ thống Kinh điển Phật Giáo thì có thuyết cho là mỗi vị có mỗi đại nguyện và ứng thân riêng từng vị. Có thuyết cho là các Ngài từ nhất thể là Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện, danh hiệu của các Ngài là: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.Mỗi Đức Phật đều trụ ở phương Đông cách thế giới Ta Bà từ bốn đến mười hằng hà sa thế giới. Dưới đây là bảy Tôn Tượng của bảy Đức Phật Dược Sư:
.Nam Mô Quang Thắng Thế Giới – Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai Nam Mô Diệu Bảo Thế Giới – Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai Nam Mô Viên Mãn Hương Tích Thế Giới – Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai Nam Mô Vô Ưu Thế Giới – Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai Nam Mô Pháp Tràng Thế Giới – Pháp Hải Lôi Âm Như Lai Nam Mô Thiện Trụ Bảo Hải Thế Giới – Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai Nam Mô Tịnh Lưu Ly Thế Giới – Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai 12 lời nguyện của Phật Dược Sư
1. Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh;
2. Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình;
3. Cho chúng sinh thực hiện được ước nguyện;
4. Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Ðại thừa;
5. Giúp chúng sinh giữ giới hạnh;
6. Giúp chúng sinh chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra;
7. Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh;
8. Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới;
9. Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiến và giúp trở về chính đạo;
10. Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt kiếp;
11. Ðem thức ăn cho người đói khát;
12. Ðem áo quần cho người rét mướt.Chuyển đến trang: 1, 2 , 2a 2b 2c 3 3a 4 5 5a 6 8 9 10 11 12
-
Bướm bay vườn cải hoa vàng-N. Hạnh
Tôi không bao giờ khôn lớn Kể gì mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm ? Mới hôm qua đây tôi thấy bướm bay từng đàn rộn rã trong khu vườn cải hoa vàng.....November 2024 M T W T F S S 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Câu nói ghi nhớ của Ðức Phật:
“Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc, hãy thể hiện lòng từ. Nếu bạn muốn được hạnh phúc, hãy rèn luyện lòng từ.”Archives
- October 2024 (1)
- May 2024 (2)
- January 2023 (1)
- December 2022 (2)
- August 2022 (1)
- June 2022 (1)
- May 2022 (1)
- February 2022 (2)
- January 2022 (2)
- November 2021 (1)
- October 2021 (2)
- September 2021 (1)
- August 2021 (1)
- June 2021 (1)
- May 2021 (1)
- February 2021 (1)
- January 2021 (2)
- December 2020 (3)
- November 2020 (2)
- October 2020 (2)
- August 2020 (1)
- June 2020 (2)
- May 2020 (2)
- April 2020 (4)
- March 2020 (1)
- January 2020 (2)
- December 2019 (2)
- November 2019 (3)
- October 2019 (2)
- September 2019 (2)
- August 2019 (2)
- July 2019 (3)
- May 2019 (3)
- April 2019 (1)
- March 2019 (3)
- February 2019 (3)
- January 2019 (2)
- December 2018 (1)
- November 2018 (2)
- October 2018 (2)
- September 2018 (1)
- August 2018 (1)
- July 2018 (1)
- June 2018 (1)
- May 2018 (2)
- April 2018 (1)
- March 2018 (2)
- February 2018 (2)
- January 2018 (1)
- December 2017 (2)
- November 2017 (2)
- October 2017 (2)
- September 2017 (1)
- August 2017 (1)
- July 2017 (1)
- June 2017 (1)
- May 2017 (2)
- April 2017 (2)
- March 2017 (1)
- February 2017 (1)
- January 2017 (2)
- December 2016 (2)
- November 2016 (1)
- October 2016 (2)
- September 2016 (2)
- August 2016 (2)
- July 2016 (1)
- June 2016 (2)
- May 2016 (1)
- March 2016 (1)
- December 2015 (1)
- November 2015 (2)
- October 2015 (1)
- August 2015 (2)
- March 2015 (1)
- February 2015 (1)
- January 2015 (3)
- December 2014 (1)
- November 2014 (1)
- October 2014 (1)
- August 2014 (2)
- July 2014 (3)
- June 2014 (1)
- May 2014 (2)
- April 2014 (2)
- March 2014 (2)
- January 2014 (1)
- December 2013 (1)
- August 2013 (1)
- January 2013 (1)
- March 2012 (1)
-
Recent Posts
Phước đức và Công đức
Phước đức xuất phát từ hành động, nói năng, suy nghĩ thiện (lợi mình lợi người). Công đức có 2 nghĩa: Một là đức tạo ra từ công lao hành thiện, nghĩa này giống với nghĩa phước đức. Hai là ám chỉ cái đức của Đạo, hay nói cách khác là cái đại dụng của pháp. Bậc giác ngộ thì mọi hành động nhỏ nhặt nhất của họ đều là công đức, dù đó là hành động duy tác, không thiện không ác. Nhưng một người làm thiện với bản ngã thì tuy có phước đức vẫn không có công đức nào cả. (TS. VM)NHỮNG TƯ TƯỞNG HAY
Bốn ý tưởng hay cho cuộc sống: Nhìn lại đàng sau để có Kinh nghiệm ! Nhìn về phía trước để thấy Hy vọng ! Nhìn xung quanh để tìm ra Thực tại ! Nhìn vào bên trong để tìm thấy Chính mình!- Hạnh phúc không phải là chỗ đến, mà chính là cách đi - Margaret B. Runbeck
- Người thông minh cầu nguyện không phải để thoát nạn, mà để mình không sợ hãi. R.W.Emerson