Dharma Talks 3

Recent Pages:  1  2  3  4  5  6

Tìm Cầu sự Bình An và Mãn Nguyện

Đức Dalai Lama thứ Mười Bốn
Nottingham, Anh quốc, 24 tháng Năm 2008
Alexander Berzin chuyển dịch

Tầm Quan Trọng của Việc Khảo Sát Thực Tại Trong Một Hoàn Cảnh

Bình an nội tâm liên hệ đến sự tĩnh lặng trong tâm hồn. Những kinh nghiệm thuộc về cơ thể không nhất thiết định đoạt sự an bình trong tâm thức của chúng ta. Nếu tâm ta an lạc, thì tình trạng của cơ thể ở mức độ vật lý sẽ không giữ một vai trò quá quan trọng.

Thế thì hiện nay, liệu ta có phát triển được tâm bình an bằng cách cầu nguyện hay không? Không,điều này không thật sự xảy ra. Bằng sự rèn luyện thân thể thì sao? Không. Hay chỉ bằng cách tiếp thu kiến thức? Không. Bằng cách vô hiệu hóa cảm giác của mình? Không. Nhưng trong bất cứ tình cảnh khó khăn nào, nếu ta đối diện vấn đề bằng sự ý thức đầy đủ về lợi điểm và yếu điểm của bất cứ hành vi khả dĩ nào, cùng với hậu quả của nó, thì tâm ta sẽ không bị giao động và đó chính là sự bình an trong tâm hồn thực sự.

Lòng bi mẫn và sự tiếp cận vấn đề một cách thực tế là những điều cực kỳ quan trọng. Khi những hậu quả bất ngờ xảy ra và ta quá sợ hãi, đó là vì ta đã có cái nhìn không thực tế. Ta đã không thật sự thấy được tất cả những hậu quả khả dĩ và đó là vì ta thiếu sự tỉnh giác và hiểu biết. Ta sợ hãi vì ta đã không khảo sát vấn đề một cách kỹ lưỡng. Vì vậy. ta cần nhìn sự việc từ cả bốn phía, từtrên xuống dưới, để thấy được toàn bộ vấn đề. Luôn luôn có một khoảng cách giữa thực tại và bềngoài của sự việc. Vì vậy, chúng ta phải khảo sát vấn đề từ mọi phương hướng.

Nếu ta chỉ nhìn một điều gì đấy, ta không thể thấy được là nó tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, nếu chúng ta [khảo sát nó một cách rõ ràng và] nhận ra sự thật về một điều gì đấy, thì lúc đó, ta có thể đánh giá nó là điều tích cực hay tiêu cực. Vì vậy, chúng ta cần đánh giá hoàn cảnh của mình một cách hợp lý. Nếu ta bắt đầu khảo sát sự việc với lòng tham muốn, “tôi muốn có kết quả như thế này, kết quả như thế kia,” thì sự suy xét của ta đã có lòng thiên vị. Truyền thống Na-lan-đà (Nalanda) tại Ấn Độ cho rằng chúng ta luôn cần có sự hoài nghi và khảo sát mọi lĩnh vực một cách khách quan, kể cả tôn giáo.

Tầm Quan Trọng của Tấm Lòng Cởi Mở đối với Tha Nhân

Sự bất an và bất toại nguyện xảy ra là vì ta có một động cơ cực kỳ vị kỷ. Một cá nhân có quyền khắc phục khổ đau và có được hạnh phúc. Nhưng nếu ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, thì tâm ta sẽ trởnên rất tiêu cực. Rồi thì một vấn đề nhỏ trở nên to lớn và tâm ta mất sự quân bình. Khi ta nghĩ vềnhững người khác một cách thân thiết như chính mình, thì tâm ta sẽ cởi mở và rộng lượng hơn. Nhờvậy, kết quả là thậm chí một vấn đề nghiêm trọng sẽ không có vẻ to lớn quá. Thế nên cách nhìn sựviệc của ta sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn lao trong cảm xúc của mình, đó là khi ta nhìn sự việc vì quyền lợi của riêng ta hay của mọi người.

Vì thế, có hai yếu tố quan trọng đối với sự bình an nội tại. Thứ nhất là sự tỉnh thức về thực tại. Nếu chúng ta tiếp cận sự việc một cách thực tế, thì sẽ không có những hậu quả bất ngờ. Thứ hai là lòng bi mẫn, nó mở ra cái mà ta gọi là “cánh cửa lòng mình”. Sự sợ hãi và ngờ vực chia cách chúng ta với những người khác.

Không Lo Ngại về Bề Ngoài của Mình

[Một điều khác khiến chúng ta mất sự an tâm là quá lo lắng về bề ngoài của mình.] Thí dụ như khi tôi viếng Bắc Kinh lần đầu tiên, tôi không có kinh nghiệm gì cả. Lúcđó, tôi hơi bồn chồn và băn khoăn. Nhưng rồi tôi thấy rằng có một số người khi quá lưu tâm về bềngoài của họ, gương mặt họ sẽ đỏ bừng khi điều gì sai sót xảy ra. Nhưng nếu họ có thể cởi mở tấm lòng và không lo ngại nếu điều gì sai sót xảy ra, thì họ sẽ không có vấn đề gì cả.

Thí dụ, vào năm 1954, khi tôi ở Bắc Kinh, vị Đại sứ Ấn Độ đã đến gặp tôi tại phòng riêng. Chính quyền Trung Hoa đã chuẩn bị trang trí rầm rộ với nhiều hoa trái và v.v…, và họ một mực yêu cầu tôi phải có một thông dịch viên nói tiếng Hoa. Thế là câu chuyện của tôi phải được chuyển dịch từ Tạng ngữ sang Hoa ngữ, rồi đến Anh ngữ, mặc dù một số nhân viên của tôi biết tiếng Anh. Vào lúc ấy, đống trái cây rơi xuống đất và thế là những nhân viên người Hoa trước đấy rất bảo thủ và nghiêm trang,đã phải bò càng trên sàn nhà để lượm chúng lên. Nếu như trước đó, họ không lo ngại về bề ngoài của mình, có lẽ họ sẽ không có vấn đề gì. Nhưng điều này đã làm họ rất lúng túng.

Một lần nọ, ở thành phố Mễ Tây Cơ, trong một cuộc hội nghị liên tôn giáo, có một tu sĩ Nhật Bản. Ông cầm một tràng hạt trên tay và xâu chuỗi bỗng nhiên bị đứt. Ông vẫn tiếp tục lần tràng hạt mặc dù các hạt chuỗi đã rơi khắp nơi trên sàn nhà. Ông quá bối rối để nhặt chúng lên. Ông đã không có một thái độ tự nhiên vì ông quá lưu tâm đến phong cách của mình.

Dù thế nào đi nữa, lòng bi mẫn, vị tha, chân thành và trung thực là những yếu tố rất quan trọng trong việc mang đến sự tĩnh lặng trong tâm hồn của bạn, khiến bạn không quan tâm đến ngoại hình của mình. Tôi không bao giờ nói rằng tôi là một người đặc biệt, nhưng từ kinh nghiệm của bản thân, tôi không thấy lo lắng về cách hành xử của mình khi đứng trước mặt hàng nghìn người. Tôi thường nói chuyện với hàng nghìn người tại các buổi diễn thuyết như hôm nay và đối với tôi, nó giống như chỉnói chuyện với một vài người. Nếu như có điều gì sai sót xảy ra, tôi sẽ quên nó đi và coi như không có vấn đề gì cả. Nếu những người khác cũng phạm phải sai sót, thì tôi chỉ cười xòa.

Chuyển Hóa Nội Tâm

Sự chuyển hóa nội tâm liên quan đến lĩnh vực cảm xúc. Có một loại chuyển hóa nội tâm xảy ra một cách tự nhiên qua sự trưởng thành theo tuổi tác, và một loại khác xảy ra vì những tình huống bên ngoài. Những loại chuyển hóa này xảy ra một cách tự động. Những loại chuyển hóa nội tâm khác xảy ra là nhờ sự nỗ lực của bản thân, và đây là loại chuyển hóa chính mà chúng ta muốn có được: chuyển hóa nội tâm theo ý muốn. Đây là ý nghĩa chính.

Ở đây, chúng ta không nói đến kiếp sống tương lai của mình, sự cứu rỗi, hay thiên đàng, mà đang tìm hiểu phải làm cách nào để cho đời sống hiện tại có được nhiều hạnh phúc và bình an hơn, bất kể những khó khăn và rắc rối nào có thể xảy ra. Đối với vấn đề này, những yếu tố chủ yếu mà ta phải đối diện gồm có tâm sân, hận, sợ hãi, ganh tỵ, nghi ngờ, cô độc, căng thẳng, và v.v… Tất cả nhữngđiều này liên hệ đến thái độ tinh thần căn bản của chúng ta. Chúng xuất phát từ thái độ quá ư vị kỷ. Đối với chúng ta, khi ta trải qua những cảm xúc này, tự ngã là điều quan trọng tột đỉnh và điều này dẫn đến sự ganh tỵ. Từ thái độ ái ngã, ta chỉ cần một sự khó chịu nhỏ nhặt nhất để tạo ra sự giận hờn, và giận hờn đưa đến sợ hãi. Ta không quan tâm đến người khác; ta chỉ nghĩ về chính mình. Ta nghĩ rằng những người khác cũng chỉ lưu tâm đến bản thân họ, và chắc chắn là họ không quan tâm đến ta. Vì vậy, ta cảm thấy cô đơn. Ta nghĩ rằng, “mình không thể nương tựa vào những người khác,”và thế là ta nghi ngờ những người ở trước mặt ta, những người ở bên cạnh, và thậm chí càng nghi ngờ những người ở sau lưng ta hơn nữa.

Khi ta nghĩ về vấn đề này, điều đơn giản về tính chất của con người là ai cũng hoan nghênh sự thân thiện của người khác. Nếu ta mở rộng mối quan hệ thân hữu, hầu hết mọi người sẽ hưởng ứng một cách tích cực. Còn đối với những cảm xúc tiêu cực mang đến sự lo lắng và v.v…, ta cần một số biện pháp để đối trị chúng. Thí dụ, nếu ta cảm thấy quá nóng nực, ta sẽ giảm nhiệt độ của máy lạnh, hay nếu chúng ta muốn xua tan bóng tối, không có cách nào khác hơn là thắp đèn lên. Điều này đúng ở mức độ vật lý. Sự thay đổi có thể xảy ra khi ta áp dụng một năng lực đối kháng – nhờ vào thiên nhiên. Nhưng điều này không chỉ đúng trên lĩnh vực vật lý, mà còn đúng trên lĩnh vực tinh thần. Vì vậy, ta cần phải đối kháng quan điểm hay lập trường của mình bằng một quan điểm trái ngược [chẳng hạn như đối lập với tâm vị ngã và nghi ngờ là sự quan tâm đến người khác và thái độ thân thiện.]

Lấy thí dụ về một bông hoa vàng. Nếu tôi nói, “Nó màu trắng,” vì một nguyên nhân nào đấy và một lúc sau, tôi lại cho là nó màu vàng, thì đây là hai nhận thức mâu thuẫn nhau. Ta không thể có cả hai trong cùng một lúc. Ngay khi tôi có một nhận thức về màu vàng, ý thức của màu trắng lập tức biến mất. Chúng trực tiếp đối lập nhau. Vì thế, một phương pháp để tạo ra sự thay đổi trong nội tâm là phát sinh ra một trạng thái đối lập của tâm thức.

Một nguyên nhân đơn thuần khác có thể tạo ra khó khăn là sự vô minh. Năng lực đối kháng cho điều này là sự học hỏi, phân tích và khảo sát. Đó là vì vô minh căn cứ vào vấn đề không nhìn thấy rõ thực tại. Vì vậy, năng lực đối kháng với vô minh là sự phân tích. Tương tự như thế, năng lực đối lập với tâm ái ngã là sự quan tâm đến người khác và điều này thiết lập sự rèn luyện tâm thức [hay tịnh hóa thái độ của chúng ta.]

Đạo Đức Thế Tục

Về cách rèn luyện tâm thức của chúng ta [hay tịnh hóa thái độ của mình,] câu hỏi được đặt ra là liệu điều này có cần phải liên quan đến tôn giáo hay tâm linh hay không, và tôi nghĩ đơn giản là nó không có liên hệ gì với tôn giáo cả.

Còn về mặt tâm linh thì có hai loại: một loại gắn liền với tôn giáo và tín ngưỡng và một loại thì không có hai yếu tố này. Loại tâm linh không có tôn giáo và tín ngưỡng là điều mà tôi gọi là “đạo đức thế tục”. “Thế tục” không có nghĩa là bác bỏ tôn giáo, nhưng đúng hơn là một thái độ bình đẳng đối với tất cả các tôn giáo và tôn trọng mọi tôn giáo. Thí dụ, hiến pháp Ấn Độ tôn trọng tất cả các tôn giáo; nó là một hiến pháp thế tục. Vì thế, mặc dù cộng đồng Parsees hay Hỏa giáo (Zoroastrian) rất nhỏ ở Ấn Độ – chỉ có vài trăm nghìn tín đồ so với hơn một tỷ người ở Ấn Độ – tuy vậy, họ có một vị trí bình đẳng trong quân đội và lĩnh vực chính trị.

Khi chúng ta nói về đạo đức thế tục, điều này cũng bao gồm đạo đức cho những người không có tín ngưỡng. Trên nền tảng căn bản của đạo đức thế tục, ta có thể mở rộng đạo đức và sự tôn trọng của ta đối với cả loài vật. Và cũng như thế, một phần khác của tâm linh hay đạo đức thế tục là việc chăm sóc môi sinh. Thế nên, về mặt thế tục, chúng ta cần trau giồi tâm mình; chúng ta cần bồi bổ đạo đức thế tục. Sáu tỷ con người trên hành tinh này cần phải làm thế. Các hệ thống tôn giáo có thể giúp cho sự truởng dưỡng đạo đức thế tục phổ quát phát triển lớn mạnh hơn – tôn giáo là một phương pháp bổ sung để hỗ trợ cho sự tăng trưởng của nhân tố này. Các hệ thống tôn giáo chắc chắn không có mục tiêu làm suy yếu nền đạo đức thế tục.

Thế thì khi chúng ta nói về đạo đức thế tục, ta có một thái độ bất bộ phái. Nếu một cá nhân theo bất cứ một tôn giáo nào mà dấn thân hoạt động để phát triển nền đạo đức thế tục, thì họ thật sự là một hành giả tôn giáo. Nếu họ không làm thế, thì dù cho họ có đi đến thánh đường hay một đền thờ Hồi giáo, hoặc một giáo đường Do Thái, tôi vẫn nghi ngờ họ có thật sự là một hành giả tôn giáo chân thành hay không.

Source: Viện Lưu Trữ Phật Pháp của Tiến sĩ Alexander Berzin

Canh dep (8)CHUYỂN HÓA TÂM (PHÁT KHỞI TÂM TỪ BI)

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Nguyên tác: TRANSFORMING THE MIND (Teaching on Generating Compassion)
Anh Ngữ: Geshe Thupten Jinpa
Việt Ngữ: Chân Huyền dịch

Với quyết tâm thành tựu ước nguyện cao quý
Mang lợi lạc tới cho chúng sanh
Quý giá hơn bảo châu như ý
Tôi xin trân quý lý tưởng này không ngừng nghỉ.
 
Khi nào tiếp xúc với mọi người
Tôi xin được coi mình thấp kém hơn tất cả.
Và tự thâm tâm
Tôi xin kính quý hết mọi tha nhân….
 
Nguồn: thuvienhoasen

Ngôn Ngữ Trí-Tuệ của ÐỨC ÐẠT LAI LẠT MA

Words of Wisdom From The Fourteenth DALAI LAMA

Đạo của tôi rất đơn giản. Đạo của tôi là lòng nhân ái.
Điều quan trọng nhất của đạo
là một tâm hồn thanh cao, một trái tim đôn hậu, và những cảm xúc ấm nồng..
My religion very simple.
A good mind, a good heart, warm feelings these are the most important

Mỗi người
đều có một cơ hội để hoán cải.
Each individual has an opportunity to make a difference.

Giác ngộ
là thành quả của chính bản thân mình.
Your enlightenment rests on your own shoulders.

Hãy giúp người khi có thể.
Bằng không, thì ít ra cũng đừng làm ai tổn thương.
If you can, helps others.
If not, then at least refrain from hurting others.

Đối với tôi, tổng thống, hành khất hay
quân vương thì cũng thế thôi.
To me, there is no difference
whether president, beggar or king.

Tôi cảm thấy những truyền thống tôn giáo
phải có trách nhiệm lớn là đem lại sự bình an trong tâm hồn
và ý thức về tình huynh đệ giữa các chúng sinh.
I feel different religious traditions
have a great responsibility to provide peace
of mind and a sence of brotherhood and sisterhood
among humanity.

Sống hòa bình là
đặt lòng tin vào những ai nâng đỡ ta
và chăm sóc những ai cậy nhờ ta.
Peaceful living is about
trusting those on whom we depend
and caring for those who depend on us.

Cảm thông có thể chữa lành không chỉ nổi giận
trong lòng,
mà cả những bạo lực của thế gian.
Compassion can heal not only inner anger
but the world’s violence.

Tôi tin rằng sự mãn nguyện, niềm vui và
hạnh phúc là những mục tiêu tối hậu trên đời.
Và cội nguồn căn bản của hạnh phúc
chính là lòng tốt, sự cảm thông và tình yêu.
I belive that satisfaction, joy and happiness
areh the ultimate purpose of life.
And the basic sources of happiness
are a good heart, compassion and love.

Có vun đắp cho hạnh phúc của tha nhân
ta mới tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc đời
Điều then chốt,
là phải thật tâm ý thức được trách nhiệm chung.
If you contribute to other people’s happiness
you will find the true meaning of life.
The key point is to have a genuine sense of
universal responsibility.

Giảm thiểu lòng ghét là giải giới nội tâm
To minimise hatred is internal disarmament.

Đừng bao giờ mất lòng tin vào chân lý.
Never lose faith in the truth.

Có thể chúng ta ăn mặc khác nhau,
màu da khác nhau, nói tiếng khác nhau.
Đó chỉ là bề ngoài.
Nhưng chúng ta là giống người.
Đó là cái đã ràng buột chúng ta vào nhau.
Đó là cái khiến chúng ta hiểu nhau
kết bạn, và gắn bó cùng nhau.
Maybe we have different clothes,
our skin of a different colour, or we speak
different languages.
That is on the surface.
But we are the same human beings.
That is what binds us to each other.
That is what makes it possible for us
to understand each other
and to develop friendship and and closeness.

Beautiful flowers (22)

Tôi nghĩ khi những việc nghiêm trọng xảy ra,
đó chỉ là mặt nổi.
Cũng giống như đại dương.
Một con sóng dấy lên từ mặt nước, đôi khi
con sóng ấy rất lớn và mạnh.
Nhưng nó đến rồi đi, đến rồi đi,
và dưới đại dương kia vẫn thường hằng tĩnh lặng.
I thing when a tragic happen, it is
on the surface.
It’s like the ocean.
On the surface a wave comes
and sometimes the wave is very serious
and strong.
But it comes and goes, come and goes,
and underneath the ocean always remains calms.

Sẽ là quá kiêu ngạo khi thật tin rằng
mình có thể giác ngộ trong một vài ngày.
Rất cần phải kiên trì tinh tấn,
giống như một dòng nước chảy mãi không ngừng.
If you expect to become enlightened
in a few days, it would be too presumptuous.
It is very important to apply sustained effort,
like the continual flowing of a stream.

Còn sống cùng nhau
trên hành tinh nhỏ bé này,
là còn cần đến sự trìu mến yêu thương của con người.
As long as we are on this small planet together,
we need human gentleness, human affection.

Rất cần phải có tình yêu… và hãy nhớ,
khi ai trao tình yêu cho ai khác,
hạnh phúc dấy lên từ tâm hồn họ
và lúc ấy họ được hưởng nhiều hạnh phúc nhất.
Love is critical… and remember,
when anyone gives love to another, happiness
emerges from their mind,
and they then are the biggest beneficiaries.

Khi tâm tĩnh lặng,
thì thái độ và quan điểm cũng tĩnh lặng
cho dù ở chốn náo loạn khôn cùng.
If an individual has a calm state of Mind,
that person’s attitudes and views will be calm and
tranquil even in the presence of great agitation.

Đừng lưu giữ những tình cảm tiêu cực,
nhất là khi ta sắp lìa đời.
Hãy gìn giữ sự cảm thông khi bước sang cuộc đời sau.
Keep no negative emotion,
particularly if your life is coming to an end.
Keep this mind of compassion
as you move into next life

Phải sử dụng đồng tiền đúng chỗ để giúp đỡ tha nhân,
bằng không ta vẫn muốn có thêm mà vẫn thấy túng thiếu.
It is important to use money
properly to helps others
otherwise you still want more and feel poor.

Những hành vi cao thượng
không có động cơ tư lợi
mà xuất phát từ sự quan tâm đến tha nhân
thực ra là có lợi cho chính bản thân ta.
Spiritual actions we undertake
which are motivated not by narrow self –
interest but out of our concern for others
actually benefit ourselves.

Chỉ có thay đổi thông qua hành động,
chứ không qua cầu nguyện hay quán tưởng
Change only takes place through action.
Not though prayer or meditation, but through action.

Hãy mỉm cười với tha nhân để cho thế gian luôn mỉm cười.
Smile with others and keep the world smiling.

Nếu khó khăn có thể khắc phục,
nếu tình thế có thể cải sửa.
thì cần gì phải lo lắng.
Bằng không, lo lắng cũng chả ích gì.
If a problem is fixable, if a situation is such that
you can do something about it,
then there is no need to worry.
If it’s not fixiable, then there is no help in worrying.

Mục đích của đời người là hạnh phúc và an vui.
Điều ấy là rất rõ.
The very purpose of our lives is happiness
and joyfulness.
That is very clear.

Nếu biết thông cảm,
ta sẽ được thanh thản và thêm sức mạnh
If you utilise compassion,
it will bring you tranquility and strength

Beautiful flowers (21)

LÀM SAO ĐỂ KIẾM TÌM VỊ THẦY TÂM LINH?

Rudy Harderwijk
Quảng Trí lược dịch

“Dựa trên những lời giáo huấn để đánh giá một vị thầy: Đừng tin một cách mù quáng, nhưng cũng đừng phê bình mù quáng”. Đức Đạt Lai Lạt Ma

Chúng ta cần sự hỗ trợ trên con đường tâm linh để giúp tìm ra con đường đúng đắn. Rõ ràng, một người tốt nhất để chúng ta đi theo có thể xem như là một hướng dẫn viên du lịch giỏi, người đã đi qua con đường đó một cách thành công. Người ấy có thể giúp ta rút ngắn lộ trình của mình và tránh những chướng ngại trên đường.

Ở phương Tây, vai trò của vị thầy tâm linh thường bị hiểu nhầm, bởi vì người phương Tây đã không còn giữ hệ thống giáo dục cổ điển, học sinh học với một vị thầy giáo trong nhiều năm, chẳng hạn như việc học các ngành nghề thủ công.

Có nhiều sự hiểu nhầm về các bậc thầy tâm linh. Một số người có thể nghĩ rằng, một vị thầy tâm linh sẽ nhận lãnh toàn bộ trách nhiệm đối với đời sống của một người đệ tử, và xem người đệ tử như là một kẻ biết vâng lời, một đứa trẻ vô tâm. Như Scott Mandelker nhận định: “Dường như rằng, hầu hết những người đệ tử đều thật sự muốn giữ lại một chút tính trẻ con, và thần tượng hóa người cha, người mẹ tâm linh thiêng linh của mình”.

Tuy nhiên, không ai có thể nhận lãnh trách nhiệm thay cho chính ta, cho lối sống của ta và cho những hạnh nghiệp mà ta đã làm. Thậm chí, ngay cả khi nhường việc đưa ra một số quyết định lại cho người khác, chúng ta vẫn chịu trách nhiệm về những hành động của mình, kể cả khi chúng ta chuyển các quyết định ấy cho người khác.

Chúng ta cần có cái nhìn thiết thực về những vị thầy tâm linh. Nếu muốn học điều gì đó, chúng ta cần một vị thầy, hoặc ít ra sẽ rất hữu ích khi có một vị thầy chỉ dẫn. Làm sao chúng ta có thể tiến bộ trong việc tập đọc, tập viết khi không có thầy dạy, không có người hướng dẫn? Ngài Zasep Tulku Rinpoche đã dạy: “Nếu bạn học Phật chỉ vì mục đích nghiên cứu, vì muốn phát triển sự hiểu biết của mình về Phật pháp, nếu bạn chỉ học Phật pháp mang tính học thuật, chỉ ở mức độ tri thức thì tôi nghĩ bạn không cần đến mối quan hệ thầy-trò. Và bạn cũng có thể học với tất cả mọi vị thầy. Việc này cũng giống như bạn đến học tại một trường đại học vậy, bạn học với những vị thầy khác nhau, những giáo sư khác nhau và cứ thế bạn tiến về phía trước. Nhưng nếu bạn muốn dấn thân tu theo Phật pháp thì cần phải có vị thầy dẫn dắt, bởi vì chúng ta cần phải biết làm sao để đạt đến sự giải thoát, làm sao để thực tập Chánh pháp”.

Trong đạo Phật, chúng ta cần phải nhận thấy được rằng, vai trò của người thầy tâm linh là vô cùng quan trọng, bởi người thầy có thể dẫn dắt chúng ta tìm thấy được trí tuệ và “vị thầy bên trong” của mình. Chúng ta cần phải phát triển trí tuệ và sự thấu hiểu để trở thành một bậc thầy, và cuối cùng là chính ta trở thành một vị Phật. Trong ý nghĩa đó, một vị thầy như là “một người mẹ tâm linh”; ở giai đoạn khởi đầu, chúng ta dường như không có khả năng tự lập, nên cần nhiều sự giúp đỡ, chỉ dẫn; nhưng cuối cùng thì chúng ta cần phải đứng bằng chính đôi chân của mình và có khả năng tự lập. Ngài Lama Thubten Yeshe từng dạy: “Một vị thầy tâm linh là một người thật sự có thể chỉ cho bạn thấy Phật tánh trong tâm bạn và là người biết những phương thuốc tuyệt hảo để chữa trị những tâm bệnh của bạn. Một người mà không biết tâm của chính họ thì sẽ không bao giờ biết được tâm của người khác, do vậy họ không thể nào làm một vị thầy tâm linh”.

Trước khi quyết đinh đi theo một vị thầy tâm linh, chúng ta cần phải tìm hiểu về vị đó, đây là điều hết sức quan trọng. Có không ít những điều dối trá ở xung quanh ta. Trong truyền thống Ấn Độ cổ, các vị thầy thường được kiểm tra trong vòng 12 năm hoặc hơn trước khi họ được hoàn toàn tin tưởng và giao phó nhiệm vụ làm vị thầy hướng dẫn tâm linh cho học trò. Người ta rất dễ đi theo người khác một cách mù quáng, đặc biệt là với “những người nói rất êm tai” và “những người bán hàng giỏi”. Lý do khiến các vị thầy tâm linh được gọi với những danh từ xấu đó là vì nhiều người đã bị lừa bởi những thứ hào nhoáng bên ngoài. Không nên tin tưởng một cách mù quáng vào các vị thầy như thế để rồi đi theo họ.

Bạn cần phải có trách nhiệm kiểm tra những cảm nhận của mình một cách nghiêm túc, ngay cả trong những mối quan hệ cá nhân: Kiểm chứng xem những hành vi của họ có hợp với những gì họ nói không? Phải chăng họ thường nhấn mạnh đến những vấn đề đời thường hơn so với con đường tâm linh của họ? Hãy xem những gì mà các vị đệ tử khác nói về thầy của họ; và đương nhiên là cả những điều mà các vị thầy khác nghĩ.

Làm sao để một người có thể chọn cho mình một vị thầy để giảng dạy cho họ các vấn đề tâm linh hoặc nhận biết một vị thầy đáng tin cậy? Đối với câu hỏi này, Đức Dalai Lama đã dạy: “Điều này nên được tiến hành một cách tương ứng với tính tình và mối quan tâm của bạn, nhưng bạn phải phân tích kỹ lưỡng. Bạn phải kiểm tra trước khi nhận một vị thầy tâm linh để xem vị đó có thật sự có khả năng hay không. Trong kinh điển có dạy rằng, một con cá ẩn nấp dưới nước có thể được nhìn thấy thông qua sự chuyển động của những gợn sóng lăn tăn trên mặt nước, cũng vậy, những phẩm chất bên trong của một vị thầy, qua thời gian, có thể nhìn thấy một ít thông qua những hành vi của vị đó. Chúng ta cần nhìn vào sự uyên thâm của vị thầy – khả năng giải thích các chủ đề – và xem vị đó có thực hiện những lời họ dạy trong tư cách đạo đức và lối sống của bản thân hay không.

Theo ngài Jamgon Kongtrul Lodro Thaye, thật khó để nhận ra một vị thầy chân thực, bởi vì những phẩm chất của một vị thầy đích thực thường nằm ở bên trong. Chúng ta không thể dựa vào những yếu tố bên ngoài được, nhưng những yếu tố bên ngoài là những gì chúng ta có thể thấy. Rất khó nhìn thấy được những phẩm chất bên trong của người khác. Một người kinh doanh có thể thân thiện với chúng ta hơn cả người bạn thân nhất của mình, trong khi động cơ bên trong của anh ta là chỉ để bán được sản phẩm. Tương tự như thế, một vị thầy hành xử với chúng ta bằng một thái độ rất tử tế và đầy yêu thương, nhưng điều đó không hẳn là vị ấy có tâm thương yêu và vị tha, tại vì chúng ta không thể nhìn thấy được động cơ bên trong của người đó. Chúng ta cũng không thể xác định những phẩm chất của một vị thầy dựa trên danh tiếng của họ, hay là dựa trên số lượng đệ tử, học trò của họ.

Không có một giải pháp đơn giản cho vấn đề này, nhưng có một vài điều mà chúng ta có thể áp dụng trong việc tìm kiếm cho mình một vị thầy tâm linh. Trước hết, chúng ta cần làm quen với những phẩm chất của một vị thầy tâm linh, đó là: 1. Một vị thầy tâm linh phải có hành vi đạo đức phù hợp, không làm tổn hại người khác mà ngược lại còn giúp đỡ họ; 2. Có khảnăng định tĩnh; 3. Không chấp ngã và không có những ý niệm về tự ngã; 4. Giảng dạy mọi người với tâm thương yêu, không vụ lợi; 5. Có sự hiểu biết, có tri thức phù hợp; 6. Chuyên tâm giảng dạy không biết mệt mỏi; 7. Thông thạo nhiều kinh điển; 8. Nghiên cứu sâu và thực chứng nhiều hơn học trò; 9. Khéo thuyết giảng; và 10. Không thất vọng và bỏ rơi học trò khi họ có những biểu hiện chưa tốt. Nếu được thì nên tìm những vị thầy tâm linh hội đủ 10 phẩm chất nói trên, hoặc ít nhất là 5 phẩm chất đầu. Tiếp đến, chúng ta phải duy trì sự tỉnh giác đối với động cơ của chính mình trong quá trình tìm kiếm vị thầy tâm linh. Chúng ta phải luôn tự vấn rằng: Phải chăng tôi đang tìm kiếm một vị thầy để giúp tôi đạt được sự giác ngộ để rồi làm lợi ích cho chúng sanh, hay là tôi tìm kiếm một vị thầy để thỏa mãn nhu cầu của tôi là có được uy tín khi được ở bên cạnh một vị thầy nổi tiếng, hay chỉ đơn giản là tôi bị thu hút bởi không gian tu tập đẹp đẽ của vị thầy, hoặc là bị cuốn hút bởi hình ảnh của cộng đồng tu sĩ tân thời…?

Những động cơ của chúng ta rất quan trọng, góp phần giúp ta tìm được một bậc thầy minh triết thực sự. Bởi vì, vị thầy mà ta tìm thấy có liên hệ với nghiệp của ta, và nghiệp của ta thì lại gắn kết mật thiết với động cơ của mình. May mắn cho chúng ta là còn có những phương pháp giúp ta thanh lọc động cơ của bản thân và tạo ra những điều kiện tương hợp cho việc tìm kiến một vị thầy minh triết. Những phương pháp ấy là: dùng sự tỉnh giác của mình để soi rọi vào những động cơ của bản thân càng nhiều càng tốt, thực tập thiền mỗi ngày, và cầu nguyện Tam bảo gia hộ…Những phương pháp này sẽ giúp ta gặp và nhận ra một vị thầy minh triết thực thụ.

Trong truyền thống tu tập của Phật giáo, Đức Phật ví những giáo pháp mà Ngài đã giảng dạy như những vị thuốc, và người thầy tâm linh thực thụ như là những vị bác sĩ giỏi, có khả năng chẩn đoán đúng tâm bệnh của đệ tử để rồi đưa ra những phương thuốc phù hợp giúp chữa lành căn bệnh cho họ.Vì thế, trên con đường tu học, nếu ta gặp được một vị thầy tâm linh thực thụ,một vị thầy với đầy đủ sự minh triết và lòng thương yêu để dẫn dắt chúng ta tu học thì đấy là một diễm phúc lớn, một phước báo lớn của ta.

Rudy Harderwijk –
Quảng Trí
lược dịch

Source: thuvienhoasen

Beautiful Buffterly (188)BẰNG CÁCH NÀO ĐỂ THEO
MỘT THƯỢNG SƯ CHÂN CHÍNH

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII khai thị

Sau nhiều thiện xảo công phu tìm được Căn bản Thượng sư cho mình thì điều quan trọng là bạn phải thực sự vâng theo Ngài. Tương tự như đi tìm việc làm, khi đã tìm được một công việc cụ thể, bạn phải thực hiện theo những quy định của công việc và phải biết được giá trị và tầm quan trọng của công việc đó. Điều này giống như khi vâng theo một Thượng sư với tâm thành kính chí thành.

Chúng ta hãy bàn một vài khía cạnh về chữ “vâng theo.” Mỗi đệ tử đều có căn cơ khác nhau. Một vài đệ tử có thể thực hành theo Thân giác ngộ của Thượng sư, một số khác có thể theo Tâm giác ngộ của Ngài, một số khác nữa lại theo Ngữ giác ngộ và một số có thể tuân theo cả ba khía cạnh trên cùng một lúc. Việc tuân theo thân giác ngộ của Thượng sư không có ý nghĩa thâm sâu nếu như bạn chỉ muốn một người đồng hành. Trừ khi đã đạt được mức độ tu tập cao cấp do thiện căn huân tập từ nhiều đời trước, việc bạn gắng sức thực hành theo tâm giác ngộ của Ngài mà không tuân theo thân và khẩu thì chẳng khác nào một vận động viên bơi lội bị mù.

Tuân theo ngữ giác ngộ của Thượng sư là một cách chân chính, vì chỉ nương vào những giáo lý mà Ngài truyền trao mới đưa bạn tới con đường đạo chân chính. Bạn sẽ biết làm thế nào để tuân theo các Ngài trong những khóa thực hành. Ngữ giác ngộ của Ngài phát ra từ cả tâm và thân. Bởi vậy, nếu bạn là một đệ tử chân chính của Thượng sư thì bạn nên đồng thời tuân theo cả thân, ngữ và tâm của Ngài. Hàng đệ tử phàm phu như chúng ta sẽ nhận được rất nhiều lợi ích khi được lân mẫn bậc Thượng sư chân chính, bởi tấm gương và những phẩm hạnh từ Ngài là sự sách tấn và nguồn cảm hứng lớn lao với chúng ta. Bởi vậy, nếu đã có thiện duyên được ân hưởng sự khích lệ này thì việc tuân theo thân giác ngộ của Thượng sư là hoàn toàn không vô nghĩa chút nào. Điều đó sẽ thúc đẩy sự phát triển nội chứng nơi bạn ở mức độ cao hơn những gì bạn có thể tìm học được trong các giáo lý bên ngoài.

Một Thượng sư thiện xảo luôn có những cách thức khác nhau để truyền trao giáo pháp. Giáo pháp không chỉ là khẩu truyền mà còn có thể được truyền trao thông qua sự hiện diện của thân cũng như tâm của Thượng sư. Vì thế, người đệ tử không chỉ theo ngữ giác ngộ của Thầy, trừ khi anh ta là một người không bình thường, không có khả năng học theo những hình thức khác của giáo pháp. Thật đáng buồn là hầu hết chúng ta rơi vào trường hợp này. Xét về phẩm chất, chúng ta nên tinh tiến tu tập theo lời dạy của bậc Thượng sư chân chính. Giống như thuốc, nếu bạn bị ốm thì điều quan trọng nhất chính là dựa vào thuốc chứ không phải dựa vào bác sĩ. Tuy nhiên, thứ thuốc mà bạn đang dùng lại phụ thuộc vào sự kê toa của bác sĩ. Tương tự như vậy, giáo pháp mà bạn cần thực hành phụ thuộc vào Thượng sư, người đã chứng ngộ và thấu rõ căn cơ của bạn.

Nương theo trí tuệ của mình, Thượng sư ban cho đệ tử những gì họ cần

Thông thường, người ta tin rằng: Thượng sư nên ban cho đệ tử những gì mà nhu cầu tâm linh của cá nhân đó cần hay mong muốn. Tuy nhiên, tôi lại cho rằng có một sự hiểu lầm về vấn đề này. Thật ra, Thượng sư nên ban cho đệ tử những gì họ cần dựa vào trí tuệ của Ngài. Ví như: một bệnh nhân có thể không thích những vị thuốc đắng mà chỉ thích vị ngọt, nhưng bác sĩ không thể đáp ứng được điều đó nếu ông ta thực sự muốn chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân. Mối liên hệ Thượng sư – đệ tử cũng tương tự như thế. Do vậy, tôi thường không khuyến khích đệ tử quá bám víu vào những gì mang lại cảm giác tích cực trong việc thực hành tâm linh.

Tình huống sau là một ví dụ tương tự: khi bạn đưa một đứa trẻ đến siêu thị và để cho đứa trẻ đó chọn bất kỳ cái gì nó muốn thì chắc chắn nó sẽ chọn tất cả những thứ không lợi ích như hàng núi kẹo, thậm chí cả những vật để trưng bày chứ không bán. Một số đệ tử mới cũng có những bám chấp tương tự – muốn nắm lấy những gì mà họ cảm thấy sẽ đáp ứng được sở thích cá nhân. Trong khi đó, những nguyên lý cốt tủy giáo pháp của Thượng sư chân chính phải luôn được thực hành một cách vô hại, với tâm từ bi vô điều kiện hướng về tất cả mọi người. Bởi vậy, chúng ta có thể nói rằng cách thức để theo Thượng sư chân chính là không làm hại bất kỳ chúng sinh nào và có lòng từ bi bình đẳng với tất cả hữu tình.

Đệ tử cần thực hành tất cả những gì được trao truyền từ Thượng sư

Một tình huống có thể xảy ra là khi Thượng sư yêu cầu đệ tử làm một vài thứ nhưng anh ta cảm thấy không thể làm được. Ví dụ như một đệ tử được yêu cầu nhảy xuống từ đỉnh núi. Trong trường hợp như vậy thì người đệ tử biết rằng anh ta không thể thực hiện được yêu cầu của bậc Thầy, vì điều đó vượt ngoài khả năng của mình. Khi đó, anh ta có quyền thỉnh lại với Thượng sư: “Con có thể không làm việc này được không?” Một Thượng sư chân chính sẽ thấu hiểu được tình huống này và miễn thứ cho đệ tử khỏi yêu cầu bắt buộc đó. Tuy nhiên, lời thỉnh cầu như vậy phải bắt nguồn từ một thái độ chân chính và thanh tịnh. Ngoài ra thì đệ tử nên thực hành mọi điều được truyền trao từ Thượng sư, bao gồm không chỉ những khẩu truyền mà cả những khai thị từ tâm của Thượng sư. Điều này được gọi là hợp nhất với tâm giác ngộ của Thượng sư. Một hành giả cao cấp có khả năng hợp nhất với tâm giác ngộ của Thượng sư như là kết quả tự nhiên của sự hợp nhất của tâm giác ngộ nơi Thượng sư với tâm của hành giả.

Bởi vậy, có thể kể ra những cấp độ kết quả khác nhau của việc tuân theo Thượng sư. Cấp độ thứ nhất, khắc sâu và quán tưởng hòa nhập với sự hiện diện của Thượng sư, ở cấp độ này hành giả sẽ được kết quả là liễu ngộ khía cạnh Hóa thân (1) của tâm giác ngộ. Ở cấp độ thứ hai, khi vâng theo giáo pháp của Thượng sư, hành giả sẽ được kết quả là nhận ra được khía cạnh Báo thân. Cao hơn nữa, tuân theo Thượng sư trong sự thực hành thiền định dựa vào tâm giác ngộ của Ngài, hành giả sẽ được kết quả là liễu ngộ được khía cạnh Pháp thân của tâm giác ngộ. Bởi vậy, việc tuân theo bậc Thượng sư chân chính như ba cách trên đây là con đường thiện xảo của sự thực hành tâm linh.

Một số người muốn biết có thể theo nhiều Thượng sư hay không? Theo quan điểm của tôi thì họ có thể thoải mái làm việc đó nếu như các Thượng sư mà họ theo đều chân chính. Sự khai thị và hướng đạo của các Ngài sẽ tương tự như nhau, mặc dù về hình thức có thể khác một chút, bởi vì các Thượng sư tồn tại trong trạng thái hợp nhất hoàn hảo như nhau. Mặc dù vậy, hành giả nên luôn nhận ra khả năng của chính mình về việc nên hay không nên đi theo nhiều sự hướng đạo của các Thượng sư khác nhau. Việc này có dẫn tới sự rối loạn và bế tắc sau này hay không? Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải luôn sáng suốt lựa chọn.

(Nguồn:“How to follow the authentic Guru”, Tạp chí “The Dragon”, Số mùađông 2003)

Hóa thân: (Nirmanakaya): một trong Tam thân của Phật; là hóa thân mà chư Phật thị hiện để cứu độ mọi chúng sinh tới giải thoát.

Báo thân: (Sambhogakaya) Một trong Tam thân của Phật; là thân hỷ lạc; thân tự thọ dụng niềm an lạc của Chân lý mà đức Phật đang hiện thân

Pháp thân: (Dharmakaya): một trong Tam thân của Phật; thân chân thực; tự tính chân thật của Phật, là thực tại siêu việt và là Chân lý cứu kính

Source: thuvienhoasen

Chuyển đến trang: 1  2  3  4  5  6