Ð.Ð. Thích Pháp Hòa

Recent Pages:  1  1a  2  3  4  5  6  7  8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 17b 18

Khóa Tu Mùa Xuân tại Thái Lan
(Ngày 02.03.2024)

Thầy Thích Pháp Hòa

Uploaded by Pháp Thoại Thích Pháp Hòa

Đại chúng bên Thầy Pháp Hòa –
Những lời ân cần và sâu sắc (07.03.2024)

Uploaded by Tổng Hợp Giảng Sư

Pháp thoại tại Thái Lan 01.03.2024 –
Thầy Thích Pháp Hòa
(3000 ngàn người từ Việt Nam qua Thái Lan)

3000 ngàn Phật tử Thiền Hành
cùng Thầy Thích Pháp Hòa tại Thái Lan (03.03.2023)

Uploaded by Pháp thoại Thầy Pháp Hòa 

Phật tử khiến Thầy Pháp Hòa RƠI RƯỚC MẮT

06.03.2024 
Thầy Thích Pháp Hòa

Uploaded by Pháp thoại Thầy Pháp Hòa

ẤM LÒNG PHẬT TỬ VIỆT NAM sang tận Thái Lan thăm Thầy Pháp Hòa (07.03.2024)

Uploaded by Pháp thoại Thầy Pháp Hòa

Lời Chia Tay Đầy Cảm Động
Ai Cũng Rơi Nước Mắt ( Tại Thái Lan ) 
Pháp Thoại Thầy Thích Pháp Hòa

Uploaded by Pháp thoại Thầy Pháp Hòa

Theo Bước Chân Thầy (Thủ Đô Viên Chăn, LÀO) – Thầy Thích Pháp Hòa (08.03.2024)

Uploaded by Tổng Hợp Giảng Sư

Pháp thoại tại LÀO (08.03.2024)
Thầy Thích Pháp Hòa
(Thủ đô Viên Chăn, Lào)

Uploaded by Tổng Hợp Giảng Sư

THẢ ĐÈN CẦU NGUYỆN TẠI LÀO
Thầy Thích Pháp Hòa
(09.03.2024)

Uploaded by Pháp thoại Thầy Pháp Hòa

Pháp thoại mới tại LÀO 
Ngày 10.03.2024 
Thầy Thích Pháp Hòa

Uploaded by Pháp thoại Thầy Pháp Hòa

Phiền Não Từ Đâu Sanh? phần 1

Thầy. Thích Pháp Hòa 

BIẾT ÍT thì PHIỀN NÃO ÍT
Thầy Thích Pháp Hòa

Uploaded by Pháp thoại Thầy Pháp Hòa

Thầy Pháp Hòa
ghé thăm Làng Mai Thái Lan
(05.03.2024)

Uploaded by Pháp thoại Thầy Pháp Hòa

Thầy Thích Pháp Hoà |
Các Thầy tại TPHCM-
Quảng Ngãi VN kính tặng Tranh

Uploaded by Thầy Thích Pháp Hoà Gieo Duyên Lành

Thầy Pháp Hòa giảng tại nơi
Đức Phật NHẬP NIẾT BÀN

(Trích: HÀNH HƯƠNG ĐẤT PHẬT – June 28, 2019)


Uploaded by Phap thoai TPH

3 điều quan trọng TẠO NÊN HẠNH PHÚC
Thầy Thích Pháp Hòa

Uploaded by Pháp thoại Thầy Pháp Hòa

Lễ khánh thành Quan Âm Bảo Đà
tại tu viện Tây Thiên, Westlock, Canada

Uploaded by titonop evan

Tiến trình xây dựng
tôn tượng Đức Phật A Di Đà
ở Tu viện Tây Thiên

Uploaded by titonop evan

Vui với việc mình làm
Thầy Thích Pháp Hòa

Uploaded by Pháp thoại Thầy Pháp Hòa

Tu Viện Tây Thiên
của thầy TT Thích Pháp Hoà |
Edmonton Buddhist Research Institute
WESTLOCK MEDITATION

Uploaded by Tracy Thanh Nguyen-Canada Life

Ý nghĩa của ngày Tết qua góc nhìn Phật Giáo. Phỏng vấn thượng tọa Thích Pháp Hòa

Uploaded by titonop evan

Trì Tụng Kinh Dược Sư
(7:30pm – Mar 12, 2024 – Trúc Lâm)

Truc Lam & Tay Thien – Canada

Video

Bạn là người có phúc!

Nếu bạn thức dậy sáng nay
vẫn có nhiều sức khoẻ hơn bệnh tật, được sống tự do…,
không phải nằm trong phòng cấp cứu bệnh viện…
thì bạn đang may mắn hơn hàng triệu người sắp chết trong tuần này…

Người ta hay coi thường những gì mình đang có!

Chỉ khi nào mất đi mới hiểu và… ân hận… muộn màng!

Nếu bạn chưa từng cảm nhận sự nguy hiểm trong chiến trường,
sự cô đơn trong ngục thất,
sự đau đớn khi bị hành hình,
cảnh nhục nhã, trốn tránh,
sự đói ăn khát uống,
cảnh sống lang thang vô gia cư…
sống không biết ngày mai sẽ ra sao…
thì bạn đã hạnh phúc hơn
mấy trăm triệu người trên thế giới…

Nếu bạn được đi du lịch
mà không sợ bị làm khó dễ,
thì bạn may mắn hơn đa số trong khoảng gần 3 tỉ người trên thế giới.

Nếu bạn có thức ăn trong tủ lạnh
có áo che thân, có nơi cư ngụ
và có nơi để gối đầu khi ngủ,
không phải lo lắng quá nhiều về ngày mai…
thì bạn đã giàu có hơn 75% người trên thế giới này.

Nếu bạn có tiền trong nhà ngân hàng,
trong ví, và có bạc lẻ đâu đó…
thì bạn là một trong số 8% người
giàu có hơn rất nhiều người trên cả thế giới này.

Nếu cha mẹ bạn vẫn còn sống
và may mắn hơn, vẫn còn sống chung với nhau,
vẫn thương yêu, săn sóc bạn,
trong gia đình không có tang tóc…
thì bạn thật sự là người may mắn hiếm có!

Bạn còn chờ gì mà không bày tỏ tình cảm với cha mẹ,
thương yêu anh chị em, các người thân, bạn bè…

Sao bạn lại phải chờ đến khi cha mẹ sắp qua đời mới thương yêu, săn sóc…?

Hạnh phúc đang trong tay các bạn đó!

Còn đi tìm đâu nữa?
Lên Thiên Đường đã chắc đâu được gặp cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, người thân?

10 năm nữa, có khi bạn không thể làm được điều đó!!!

Cuộc đời trôi qua và thời gian không bao giờ trở lại!

Nếu bạn có thể ngẩng cao đầu,
có thể mỉm cười và cảm thấy biết ơn cuộc đời,…
thì bạn đã là người có hạnh phúc
vì đa số chúng ta có thể cảm nhận được điều đó,
nhưng lại không chịu thực hiện.

Quá nhiều người tham lam, tự làm khổ mình…

Nếu bạn có thể nắm tay người nào đó,
ôm choàng họ, hoặc vỗ về an ủi, động viên họ bằng hình thức nào đó…,
từ tinh thần đến vật chất…,
thì bạn đã là người có hạnh phúc
vì bạn có thể hàn gắn vết thuơng lòng,
làm vơi đi nỗi buồn của đồng loại!

Hằng ngày, ngay lúc này đây,
đang có biết bao người đau khổ vì đủ mọi bất hạnh,
từ bệnh tật đến chiến tranh, tù đày, các hoàn cảnh cơ cực…,
hàng ngàn trẻ em chết đói ở châu Phi mỗi ngày…

Nếu bạn có thể đọc được email này,
thì bạn là người có phúc hơn 2 tỉ người trên cả thế giới,
vì họ không thể đọc được bất cứ chữ gì và sống như các động vật…

Bạn là người đang có nhiều hạnh phúc…, đang sung sướng…
chỉ có điều… bạn chưa biết đó thôi!

Đừng than phiền, đòi hỏi quá nhiều…
Mai đây, chưa điều gì… sẽ đến!

Quy luật “Vô thường” luôn đúng…
Xin đừng phí phạm hạnh phúc trong tay!

Sưu Tầm

Nếu ai sống cho muôn người

Lưu Đình Long

Trong một buổi pháp đàm, tôi đã đưa ra vế đầu: “Nếu ai sống cho muôn người…” thì nhận lại “Hồi đáp” từ phía đại chúng: “Thì lòng rộng mênh mông”. Hóa ra bài thơ “Sông và Biển” của thầy Pháp Hòa (Canada) đã trở thành một bài ca dao được nhiều người thuộc, hát ca để nhắc mình: Đời người như sông nhưng lòng người phải mênh mông như biển.

Đọc bài thơ (Hay ơi) của thầy và mở lòng mình ra để đón lấy những tinh tuyền của tự thân mình, chính là hạnh Phật, tâm Phật. Tâm Phật là tâm thương yêu lớn, tâm hoan hỷ lớn, tâm vì tất thảy chúng sanh… Tâm ấy nơi mình có nhưng ít được biểu hiện bởi mình “Sống cho riêng mình” nhiều quá, chưa biết cách sống cho muôn người.

Bạn thử đọc một lần trọn bài thơ ấy cùng tôi, và lắng lòng cùng tôi, cùng tác giả:

Sông và Biển

Em chưa từng thấy biển

Em chỉ biết dòng sông

Nhưng có nghe cô dạy

Biển thì rộng hơn sông

Biển thì rộng mênh mông

Bao la biển sông mặn nồng

Một đời người như sông

Nếu ai sống cho riêng mình

Thì lòng hẹp như sông

Nếu ai sống cho muôn người

Thì lòng rộng mênh mông

Em chưa từng thấy biển

Em chỉ biết dòng sông

Nhưng có nghe cô dạy

Đừng để lòng hẹp như sông

Hãy để lòng rộng mênh mông

Bao la biển xanh mặn nồng

Một đời người như sông

Nếu ai sống cho riêng mình

Thì lòng hẹp như sông

Nếu ai sống cho muôn người

Thì lòng rộng mênh mông

Pháp Hòa

Boong! Đưa tay đặt lên ngực trái và thở thật nhẹ, ít nhất ba hơi thở vào ra. Chắc là bạn cũng đã mở lòng giống tôi để cho những lăng xăng, những hơn thua toan tính thiệt hơn quay về nương náu nơi tự thân như lời xướng tụng trong những thời kinh: “Theo tự tánh làm lành” rồi phải không?

Tự tánh của mình chính là Phật tánh, là mấu chốt vững vàng (hải đảo tự thân) nhưng mình không nhận ra, quên mất, nên có lúc đã lãng du về những nơi xa xôi, huyền bí. Mình quên mất pháp thân mầu nhiệm, quên mất “Hơi thở là pháp, bảo hộ thân tâm” nên mình không có chánh niệm.

Hễ không có chánh niệm thì sẽ không thể sống trọn vẹn cho mình và cho người trong từng phút giây hiện tại. Xét về sự tương tức theo định luật nhân-quả thì sống trọn vẹn cho người cũng có nghĩa là cho mình, bởi mình và người vốn tương tác nhau, có trong nhau. Đồng thời, sống trọn cho người bằng trí, bi đầy đủ, sáng ngời thì mình cũng đã tạo cho mình một nhân lành cho những quả vị cao đẹp về sau, trong đó có quả vị giải thoát, an lạc.

Tu là một con đường sáng đẹp. Phải xác định với nhau điều đó để nguyện với lòng, và với Bụt rằng con sẽ mãi đi trên con đường sáng đẹp ấy, dẫu sanh ra nơi nào, trong quốc độ hoặc thế giới nào cũng cho con biết Tam bảo, quy y và tu tập theo lời Bụt dạy.

Tất nhiên, đó cũng là nguyện sống cho muôn người, sống đẹp để hiến tặng bằng an và những giá trị thanh cao cho lục đạo, cho tất cả chúng sanh. Khi nào mình còn trăn trở, còn thao thức trước nỗi đau nhân thế thì mình sẽ còn nguyện, còn thực tập nếp sống của bao dung, thương yêu rộng lớn như biển. Để chi, để “Lòng mình rộng mênh mông, để dung chứa và chuyển hóa nỗi đau đầy dẫy nơi cõi đời ô trượt này”.

Lời của những bậc thầy, lời của những bậc hiền nhân, của cổ đức từ xa xưa vang vọng mãi đến bây giờ vẫn là sống đẹp, sống có ích, sống có chánh niệm, thương yêu… Đó là chân truyền, là con đường để đi tới hạnh phúc lớn và cũng là lộ trình giác ngộ.

Nam mô đức Bụt Ami Đà,

Một đời người như sông

Nếu ai sống cho riêng mình

Thì lòng hẹp như sông

Nếu ai sống cho muôn người

Thì lòng rộng mênh mông

Vì vậy con nguyện sống cho muôn người, xin Ðức Ami Đà chứng tri!

Nguon: Ðao Phat Ngày Nay

Hoa Sen PHẬT GIÁO NHẬP MÔN

Để tránh bớt sự rườm rà, tôi không nêu lên các thuật ngữ tiếng Phạn, tiếng Pa-li, tiếng Nhật hay tiếng Tây Tạng. Tuy nhiên nếu muốn tránh không dùng đến các chữ ấy thì lại không phải là một việc dễ, bởi vì ngôn ngữ của chúng ta (ngôn ngữ Tây Phương) thiếu chính xác và khó có thể diễn đạt được một cách trung thực tính cách phi thường của các tư tưởng Phật Giáo, và hơn nữa thì các công trình dịch thuật (sang các ngôn ngữTây Phương) đã được thực hiện từ lâu nay lại thường quá sức vụng về (dù sao theo thiển ý của người dịch thì các ngôn ngữ Tây Phương cũng cho thấy có một số thuật ngữthuộc các lãnh vực khoa học và triết học đôi khi cũng khá thích hợp để diễn tảmột số khái niệm Phật Giáo. Trong khi đó thì các thuật ngữ Phật Giáo bằng “tiếng Hán Việt” lại quá xưa và chịu ảnh hưởng quá sức nặng nề bởi Hán ngữ, đôi khi thiếu tính cách khoa học cũng như các khía cạnh bao quát và trừu tượng của triết học, do đó không diễn tả được một cách trung thực chiều sâu và sự chính xác của nhiều khái niệm trong giáo lý Phật Giáo. Đó là chưa nói đến việc ngày nay không mấy người biết rành tiếng Hán, và đây cũng là một trở ngại không nhỏ trong việc phổ biến Phật Pháp). Các cố gắng trên đây của tôi chẳng qua cũng chỉ là một cách để giúp quý vị tránh bớt các khó khăn trên phương diện thuật ngữ, hầu giúp quý vị có thể cùng bước với tôi một cách dễ dàng hơn trên con đường thật tuyệt vời của Phật Giáo.

Mỗi khi bị buộc phải sửdụng một thuật ngữ do tôi tự dịch từ tiếng Phạn thì tôi luôn ghi thêm tiếng Phạn gốc vào giữa hai dấu ngoặc. Vì chưa có sự thống nhất nào về các từ dịch thuật nên cách ghi thêm tiếng Phạn gốc giữa hai dấu ngoặc trên đây cũng có thể giúp cho một số người có ít nhiều kiến thức về loại ngôn ngữ Phật Giáo thông dụng này có thể hiểu được đấy là gì.

Chỉ có một ngoại lệ duy nhất, đấy là trường hợp của chữ Dharma(Đạo Pháp). Tôi sẽ không dịch từ này mà dùng thẳng tiếng Phạn để chỉ giáo huấn của Đức Phật(kinh sách tiếng Việt dịch chữ dharma là “‘pháp”. Từ này có gốc từ chữ”dhr-” tức có nghĩa là mang, cầm, nắm giữ…. Chữ dharma nói chung có rất nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên hai ý nghĩa chính yếu nhất của chữ dharma là: a) giáo huấn của Đức Phật, b) tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, dù đấy là hữu hình hay vô hình, vật chất hay tư duy, có nghĩa là tất cả những gì có thểhình dung được hay tưởng tượng được… Thông thường để tránh sự lầm lẫn giữa hai nghĩa này người ta thường viết hoa – Dharma – khi dùng để chỉ giáo huấn củaĐức Phật còn gọi là “Đạo Pháp”, và viết chữ thường không hoa – dharma- khi được sử dụng để chỉ định tất cả các hiện tượng trong vũ trụ, và kinh sách tiếng Việt thì gọi đấy là “pháp”. Tuy nhiên cũng cần ghi nhận là không phải tác giả Tây Phương nào cũng tuân thủ quy tắc về cách viết hoa hay không hoa này). Trở thành một người Phật Giáo là cách bước theo Dharma, tức là ước mong được hòa nhập với nó.

Vài lời giới thiệu của người dịch

Quyển sách “Phật Giáo Nhập Môn” của Fabrice Midal chỉ là một quyển sách nhỏ mang tính cách khá đại cương với chủ đích dành cho các độc giả của thếgiới Tây Phương nơi mà Phật Giáo cũng chỉ mới đặt chân đến chưa đầy một thế kỷnay. Thế nhưng chúng ta không đọc quyển sách này với mục đích tìm hiểu về một Phật Giáo “non trẻ” của một lục địa “xa lạ” mà đúng hơn làđể nhìn lại về một tín ngưỡng Phật Giáo “lâu đời” đã bám rễ vào mảnhđất Á Châu “quen thuộc” của chúng ta đã từ ngàn năm.

Hiện nay người Tây Phương tu tập Phật Giáo rập khuôn theo người Tây Tạng, người Nhật, người Thái Lan, người Tích Lan hay Miến Điện, thế nhưng khi đọc qua quyển sách này thì chúng ta cũng sẽ nhận thấy được ngay mối âu lo của họ là làm thế nào để có thể thiết lập được một Phật Giáo Tây Phương cho người Tây Phương. Thật thế tư tưởng Phật Giáo mang tính cách nhân loại và vượt lên trên mọi ranh giới do con người thiết lập, thế nhưng tinh thần Phật Giáo thì lại luôn tìm cách thích ứng với từng con người, trong mỗiđịa phương và qua từng thời đại, hầu có thể giúp đỡ được tất cả mọi con người. Tác giả Fabrice Midal cũng như một số các nhà sư Tây Phương khác, kể cả một sốnhà sư Tây Tạng đang quảng bá giáo lý của Đức Phật trong thế giới phương Tây, vẫn thường nêu lên mối quan tâm của họ về chủ trương trên đây. Một trong những vịtiêu biểu nhất cho khuynh hướng này là nhà sư Tây Tạng quá cố Chögyam Trungpa, và trường hợp của ông cũng đã được tác giả nêu lên trong Chương 10 của quyển sách.

Trong khi các nhà sư Tây Phương và các nhà sư Tây Tạng hoằng Pháp trong thế giới Tây Phương luôn âu lo là phải làm thế nào để bảo tồn được sự tinh khiết và siêu việt trong giáo huấn của Đức Phật nhằm để quảng bá trong một thời đại tân tiến, thì chúng ta những người Á Châu nói chung lại chỉ đang tìm cách triển khai hoặc tạo thêm một số hình thức màu mè nhằm ” phục hồi”, hay đúng hơn là để “cứu vãn” một tín ngưỡng có sẵn từ lâu đời mà mình đang được thừa hưởng. Đấy là chưa nói đến một số người còn tìm cách lợi dụng ảnh hưởng của tín ngưỡng đó đã từng ăn sâu vào dòng lịch sử của quê hương mình như là một công cụ để lợi dụng hay một chiêu bài để mưu đồ nhằm nhắm đến một mục đích gì.

Sinh năm 1967 trong một gia đình Do Thái Giáo, năm 20 tuổi Fabrice Midal may mắn gặp được một nhà sư Tây Tạng khác thường là Chögyam Trungpa (1939-1987). Ông Midal bèn cạo đầu đi tu theo Phật Giáo Tây Tạng từ khi còn là sinh viên, và sau đó thì đỗ tiến sĩ triết học tại đại học Sorbonne (Paris). Tuy thấm nhuần các tư tưởng phóng khoáng, cấp tiến và “phi-giáo-điều” của vị thầy Chögyam Trungpa, ông cũng đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các vị thầy Tây Tạng lừng danh khác mà ông đã được theo học, và đặc biệt nhất là đã được nhà thần kinh học nổi tiếng Francisco Varela (1946-2001) là một trong các đệ tử thân cận của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, truyền thụ thêm cho ông về phép thiền định.

Người dịch cũng xin mạn phép được ghép thêm trong bản chuyển ngữ một vài lời ghi chú nhỏ nhằm để giải thích hay triển khai thêm vài điều mà tác giả đã nêu ra hầu giúp người đọc theo dõi nguyên bản rõ ràng hơn. Các lời ghi chú này được trình bày bằng chữ nghiêng vàđặt trong hai dấu ngoặc.

Bures-Sur-Yvette, 17.07.12

Hoang Phong

Chương 1
NGƯỜI PHẬT TỬ NGÀY NAY
trong thế giới Tây Phương

Lý do nào khiến người Tây Phương lại theo Phật Giáo đông đến thế?

Quả thật là đã không hềcó một dấu hiệu nào báo trước sự thành công kỳ lạ của Phật Giáo tại Tây Phương trước khi Phật Giáo tiếp xúc với miền đất này vào thế kỷ XX. Alfred Foucher (1865-1952, là một học giả uyên bác của Pháp), tác giả một quyển sách thuật lại cuộc đời của Đức Phật hiện vẫn còn giá trị, đã viết vào năm 1949 một câu như sau: “Ngoại trừ một số người đặc biệt hiếu kỳ thích quan tâm đến những thứ ngoại lai ra thì Phật Giáo rồi cũng sẽ chỉ thu nạp được một số tín đồ thật ít ỏi trênđất nước của chúng ta “. Theo ông thì tín ngưỡng đó không sao hòa hợp được với tâm tính của người Tây Phương.

Ngày nay nhiều khái niệm chủ yếu của Phật Giáo được biết đến và có thể nói rằng đã có rất nhiều người Tây Phương tán đồng các quan điểm ấy: dù đấy là lòng từ bi, sự vững chắc của hiện tượng vô thường (chữ này là một đặc thù của Phật Giáo), các khái niệm về vô-ngã, về nghiệp hay là hiện tượng tương liên (lý duyên khởi). Người ta có thể quả quyết rằng rồiđây Tây Phương sẽ trở thành mảnh đất của Phật Giáo, dù không nhất thiết phải là dưới một hình thức tu tập thật chuyên cần đi nữa.

Sự lợi ích do thiền định mang lại thì mọi người đều biết và đã có hàng triệu người đang luyện tập hiện nay.

Khoảng hơn bảy-trăm-ngàn người Pháp tự nhận mình là Phật tử (nước Pháp có 65 triệu dân), và do đó Phật Giáo đã trở thành tôn giáo đứng hàng thứ ba tại quốc gia này. Con số ấy thật ra còn che khuất một sự thật quan trọng hơn thế nhiều: đấy là có năm triệu người Pháp cho rằng Phật Giáo là một tín ngưỡng mà họ cảm thấy gần gũi với mình hơn cả. Phật Giáo du nhập vào nước Pháp vững chắc hơn so với các nơi khác: hàng nhiều trăm trung tâm thiền định đã được thiết lập trên đất Pháp. Ngôi chùa Tây Tạng lớn nhất Âu Châu tọa lạc trong vùng Bourgogne (miền đông nước Pháp), trung tâm thiền Zen quan trọng nhất ở Âu Châu được thiết lập tại Touraine (miền tây nước Pháp), và ngôi chùa mới của Phật Giáo Việt Nam thì ở Evry (ngoại ô Paris).(hình bên)

Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến sự phát triển của Phật Giáo trên đây. Thế nhưng căn cứ vào một vài khía cạnh của tín ngưỡng Phật Giáo đã khiến cho con tim của người Tây Phương phải rung động thì có lẽ chỉ cần nhận ra hai nguyên nhân chính yếu nhất là đủ: trước hết là một nền móng đạo đức xây dựng trên sự khoan dung, lòng nhân ái, sự ý thứcđược trách nhiệm của mình đối với người khác trong cộng đồng xã hội; và kế đó là sự tập luyện về thiền định như là một nghệ thuật sống, giúp làm hiển lộ được bản chất đích thật nơi con người của mỗi chúng ta trong bất cứ một bối cảnh nào trong cuộc sống.

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá triệt để khiến cho tương lai của hành tinh này đang bị hăm dọa một cách trầm trọng, và nếu nhìn trên một bình diện rộng hơn nữa thì có thểnói rằng bất cứ thứ gì trên hành tinh này cũng đều đang bị khai thác một cách tận cùng – trong đó kể cả con người. Trong bối cảnh đó đối với nhiều người thì Phật Giáo đã xuất hiện như là một giải pháp cứu tinh mạnh mẽ, mạch lạc và thật cần thiết.

Đối với người Tây Phương muốn trở thành một Phật tử thì phải như thế nào?

Đấy là ước vọng được bước theo bước chân của Đức Phật, thế nhưng đây không phải là cách thâu thập cho mình một thứ gì ngoại lai, mà thật ra là để noi theo tấm gương của một Con Người cách nay hơn hai-ngàn-năm-trăm năm đã khám phá ra một con đường cho chúng ta bước theo, hầu giúp cho mình trở thành những con người xứng đáng hơn.

Nếu bắt buộc phải định nghĩa Phật Giáo bằng một câu duy nhất thì tôi sẽ nói rằng đấy là một phương pháp giúp chúng ta sống thật trọn vẹn từng giây phút một trong cuộc đời này.

Tất cả chúng ta đều trải qua những giây phút khổ nhọc và đau buồn, và cả mọi thứ khó khăn khác mang ít nhiều gay gắt. Thế nhưng Phật Giáo cho thấy là chúng ta có thể triệt tiêu được những thứ ấy một cách hữu hiệu, và còn nhắn bảo với chúng ta không nên đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài hay cho người khác, vì đấy chỉ là cách ngăn chận không giúp chúng ta trưởng thành một cách đúng đắn được.

Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình. Nếu nhìn theo chiều hướng đó thì Phật Giáo không phải là một tôn giáo. Phật Giáo không bắt nguồn từ một thứ đức tin nào cả, và cũng chẳng cần phải chấp nhận một thứ hiểu biết nào mang tính cách giáo điều. Kể cảmột Đấng Tối Cao cũng không có trong tín ngưỡng ấy.

Giáo huấn của Đức Phật là những lời chỉ dạy giúp chúng ta tiếp cận trực tiếp với những kinh nghiệm sống thật mà chúng ta cảm nhận được. Dầu sao thì chữ kinh nghiệm (experience) không hàm chứa đầy đủ được ý nghĩa cần thiết để diễn đạt được những gì nói đến trên đây, bởi vì ngày nay chữ kinh nghiệm đã quen được sử dụng trong khoa học và mang ý nghĩa như là một sự thử nghiệm, không còn là một sự lắng nghe với tất cả sự cảnh giác nữa.

Bước theo vết chân củaĐức Phật trước hết có nghĩa là khám phá ra rằng thực tại không hề hiển hiện rađúng thật của nó, thế nhưng chúng ta thì lại không sẵn sàng để chấp nhận điều ấy. Vì thế phải cần đến một sự tập luyện cần thiết nào đó để giúp chúng ta tiếp cận thật gần, đúng thật với những gì đang hiển hiện ra. Thí dụ như khi viếng thăm một thành phố nào đó mà trước đây ta chưa hề biết, thì trong trường hợp ấy ta cũng cần phải có một thời gian để cảm nhận được các đặc điểm của nơi ấy, và khung cảnh sinh hoạt của nơi ấy. Thế nhưng vẫn có thể là ta không thể nào quả quyết là mình đã cảm nhận được một cách đích thật tất cả những gì trong bối cảnh cá biệt ấy hay không, do đó ta cần phải có thêm thì giờ để kiểm chứng lại. Nếu nhìn theo khía cạnh ấy thì sẽ hiểu rằng Phật Giáo khuyên chúng ta phải tập luyện thiền định. Đức Phật ngồi xuống để thiền định vàđã tiếp cận trực tiếp và thật sát với tất cả mọi sự vật đúng với những gì chúng hiển hiện ra, đồng thời thì Ngài cũng đã nhìn thẳng vào những kinh nghiệm cảm nhận của chính Ngài với một sự sắc bén thật cao độ. Trở thành một người Phật tửchỉ đơn giản có thế, tức có nghĩa là biết hành xử như thế.

Tuy nhiên không phải dễ để thực hiện được điều ấy. Nếu nhiều người cùng tập luyện chung với nhau thì có thể sẽ dễ dàng hơn, nhất là biết tuân theo một số quy tắc được thiết đặt rõ rệt và biết cố gắng giữ sự thành tín mang tính cách “tôn giáo” trong lòng mình, phải tự tin rằng mình là một người tốt và mình có lý – không nên đổ lỗi cho người khác về các khó khăn của chính mình. Con người luôn bị thúc đẩy thật mạnh bởi một niềm mong muốn tạo lập được một cơ sở nào đó và dồn tất cả trí thông minh của mình vào đấy, và sau đó thì hy sinh tất cả cho lý tưởng ấy – thí dụ nhưthành lập một xí nghiệp, một hội đoàn, một cơ sở hành chánh, hay theo một Giáo Phái nào đó mà vì hoàn cảnh đưa đẩy đã trói buộc mình vào với nó. Tất cả những thứ ấy thật vô cùng khủng khiếp.

Đức Phật khuyên chúng ta phải biết tận hưởng, biết cảm nhận và biết sống trong từng giây phút một qua sự hiện hữu của chính mình, thế nhưng không phải vì thế mà phải loại bỏ trí thông minh của chính mình, và bắt buộc mình phải giao sự tự do của chính mình vào trong tay của bất cứ ai khác.

Các điều ấy có khác với những gì đang xảy ra ở các nước Tây Phương hay không?

Đúng là có, bởi vì tại Á Châu thông thường thiền định không được xem là tâm điểm của Phật Giáo. Thiền định chỉ được thực thi bởi một số người đặc biệt quan tâm đến nó mà thôi. Phật Giáo tại những nơi này đã hòa nhập một cách tự nhiên với cuộc sống thường nhật. Tại Tây Phương, chúng ta cũng thấy một hiện tượng tương tự như thế đối với Thiên Chúa Giáo, và cũng nên hiểu rằng nhiều người xem tất cả những thứ ấy chỉ là một khung trời thấm đượm văn hóa và các tập quán lâu đời mà thôi, không phải là một conđường tâm linh đích thật.

Phật giáo tại Tây Phương trước hết phải được xem là một sự truyền thụ tâm linh. Phật Giáo không phải là một thứ tổng hợp gồm các tín điều, nghi lễ và các thái độ hành xử. Quả thật tất cả là nhờ vào những vị “anh hùng” (đây là cách “mượn chữ” trong kinh sách Phật Giáo, nhất là kinh sách Phật Giáo Tây Tạng, chữ “anh hùng” dùng để chỉ những vị Bồ-tát xả thân cho lý tưởng của mình, và trong trường hợp này là những nhà sư Tây Tạng đã trốn thoát khỏi quê hương của họ để sống lưu vong tại Âu Châu) đã mang Phật Giáo vào Tây Phương cho chúng ta vào hậu bán thế kỷ XX, đấy là những người bị gạt ra khỏi các thểchế xã hội trên chính quê hương của họ. Họ ý thức được Phật Giáo đang trở thành một thứ hóa thạch (địa khai – fossil) trên quê hương họ, và khi đã đến được mảnhđất phương Tây thì họ cũng hiểu được rằng đấy cũng là một cơ hội để giúp cho Phật Giáo tồn tại, và hơn nữa đấy cũng là một dịp để phát huy cho mọi người biết đến các tiềm năng quý giá vô ngần của Phật Giáo. Những tiềm năng ấy không nhất thiếtđề cao một nền luân lý hay quảng bá một thứ giáo điều nào cả, mà đúng hơn đấy là những gì giúp chúng ta có thể nhìn thấy được một thể dạng hiện hữu nào đó (thể dạng thanh cao, an vui và giải thoát của một người tu tập).

Đối với các thế hệ trẻtại Á Châu, Phật Giáo bị xem như là một thứ gì lạc hậu, và cũng chẳng giúp ích gì được cho họ trong cuộc chạy đua kinh tế toàn cầu mà họ đang muốn nhập cuộc đểtham gia. Trong thế giới Tây Phương thì chúng ta may mắn hơn và đã ý thức được những giới hạn của chủ thuyết toàn cầu hóa đó cũng như của sự đua đòi tiện nghi vật chất. Kinh nghiệm bản thân giúp chúng ta chứng nghiệm được tính cách đích thật trong những lời giáo huấn của Đức Phật. Các lời giáo huấn ấy giúp chúng ta ý thứcđược là dù luôn cố tìm cách thỏa mãn sự ham muốn thế nhưng thực sự ra thì chúng ta sẽ không bao giờ hết thèm khát cả. Chúng ta nào có biết tìm lấy cho mình sựan vui sẵn có mà luôn chỉ muốn tìm cách để đuổi theo những thứ khác hơn.

Dầu sau thì vấn đề vẫn còn hàm chứa một khía cạnh khác nữa. Trong thế giới Đông Phương, Phật Giáo đã ăn sâu vào toàn bộ nền văn hóa và thấm nhuần trong từng sinh hoạt cụ thể của cuộc sống thường nhật. Con người hít thở bầu không khí Phật Giáo một cách thật tựnhiên – hành động của họ đều thấm đượm tinh thần Phật Giáo, từ cách ăn ở, cách chào hỏi, cách ngắm nhìn muôn thú, núi đồi hay bất cứ một sự vật nào khác. Các nền văn hóa Đông Phương không hề gây chiến chống lại bất cứ gì chi phối bởi một thứ trật tự duy lý mang tính cách tính toán – mà luôn giữ được ý nghĩa của sựthiêng liêng và nghi lễ, biết quan tâm đến thân xác và cả tình yêu thương. Và đấy chính là những gì mà chúng ta không có. Muốn thực hiện được những điều ấy thì nhấtđịnh phải cần đến một sự cố gắng thật lớn lao. Nếu không thiết lập được một nền móng văn hóa Phật Giáo đích thực tại Tây Phương thì cũng sẽ khó lòng mà giúp cho Phật Giáo bắt rễ vào mảnh đất ấy.

Sau hết cũng cần phải nêu lên thêm một sự khác biệt nữa giữa Phật Giáo Á Châu và Phật Giáo Tây Phương: đấy là vai trò của những người xuất gia. Tại Đông Phương nhất là ở các nướcĐông Nam Á, vị thế của người tu hành được nâng lên rất cao. Người thế tục thuộc mọi thành phần đều phải cung cấp các tiện nghi vật chất cho các nhà sư trong cuộc sống thường nhật, và họ xem bổn phận ấy quan trọng hơn cả việc tu tập để hướng vào sự giác ngộ cho chính mình.

Ở Tây Phương thì lại khác, các người thế tục chỉ biết lo tu tập, tham gia vào các khóa ẩn cư hay các buổi thực tập. Họ tìm cách bước thẳng vào lãnh vực cao thâm nhất và linh thiêng nhất của Phật Giáo.

Nguyên nhân nào đã thúc đẩy ta trở thành người Phật Giáo?

Con người càng đa dạng bao nhiêu thì những nguyên nhân thúc đẩy cũng càng phức tạp bấy nhiêu.

Các nguyên nhân ấy có thể là sự bất an gay gắt trong lòng, sự bất toại nguyện dai dẳng (vì khổ đau mà tu), chấp nhận tự gánh vác tất cả mọi khó khăn của mình (ý thức được nguyên nhân của khổ đau là do chính mình gây ra), hay đấy là tinh thần thượng võ, lòng ước vọng giúp đỡtất cả chúng sinh (lý tưởng của người bồ-tát).

Hoặc cũng có thể là vì cảm nhận được ý nghĩa sâu xa trong những lời giảng huấn của Đức Phật, luôn vang lên trong lòng mình một cách thật thiết tha.

Dầu sao đi nữa thì đến một ngày nào đó, người ta cũng sẽ cảm thấy mình muốn được uống những ngụm nước tuôn ra từ con suối ấy (tức Phật Giáo). Nếu muốn đến được con suối thì phải sẵn sàng từ bỏ các thói quen chỉ biết hành xử nhắm vào quyền lợi cá nhân của mình. Quảthật chẳng có gì hẹp hòi hơn. Đấy chỉ là một cách chạy quẩn chạy quanh. Chính vì thế mà đến một lúc nào đó chúng ta cũng sẽ muốn được nhìn thấy các sự vật gần hơn, đúng thật hơn với cách mà chúng hiển hiện ra.

Đấy chính là cách giúp chúng ta bước vào “con đường”.

Các nguyên nhân khiến chúng ta tìm đến với Phật Giáo tất nhiên cũng phải biến đổi. Những nguyên nhân thúcđẩy hẹp hòi rồi sẽ dần dần biến thành những nguyên nhân cao rộng hơn, sự ích kỷrồi một lúc nào đó cũng sẽ chuyển thành lòng quyết tâm hy sinh vì sự lợi ích của kẻ khác.

Dù được thúc đẩy bởi bất cứ một động lực nào đi nữa thì luôn luôn ta cũng phải cần đến một con đường giúp cho ta theo đó mà đi.

Quả đấy là một thứ gì thật khó. Con người lúc nào cũng muốn che chở mình bằng một lớp vỏ bên ngoài thật cứng nhắc mà chẳng bao giờ nghĩ đến là phải biến cải chính mình từ bên trong.

Thế nhưng đấy lại là mụcđích của Phật Giáo. Phải tu tập mà thôi, thế nhưng không phải tập để đơn giản trởthành một người Phật tử – chữ ấy mang một ý nghĩa thật đáng thương hại, bởi vìđấy chỉ là cách gán thêm cho mình một thứ cá tính nào đó để tự nâng cao giá trịcủa mình, hầu để tự trấn an lấy mình – mà đúng hơn tu tập có nghĩa là phải đi theo những bước chân của Đức Phật.

Phật Giáo có nghi lễ nào tương tự như lễ rửa tội hay lễ Bar Mitsva (lễ thụ giới của Do Thái Giáo lúc con gái vừa đúng 12 tuổi và con trai thì 13 tuổi) hay không?

Khi sinh ra chúng ta khôngđương nhiên là người Phật Giáo, tương tự như trường hợp của Do Thái Giáo, hay là trường hợp của Thiên Chúa Giáo nhờ vào phép rửa tội. Chúng ta trở thành người Phật Giáo bằng một sự tự nguyện mang tính cách cá nhân gọi là “quy y Tam Bảo” tức là nương tựa vào Đức Phật, Đạo Pháp và Tăng Đoàn: đấy là tấm gương để ta noi theo (tức Đức Phật), con đường giúp ta bước theo (Đạo Pháp), và tập thể những người đảm trách việc truyền giáo (Tăng Đoàn).

Tại sao lại gọi là “quy y”?

Quyết tâm trở thành một người Phật Giáo là một cách (gián tiếp) chứng tỏ cho thấy là các mục tiêu trước đây không đáp ứng được nguyện vọng của mình. Các mục tiêu ấy không đủ vững chắc để cho ta có thể nương tựa vào đấy. Tìm kiếm lạc thú, lợi lộc, uy quyền thì rốt cuộc cũng chỉ là cách chạy theo những thứ phù du. Sự nương tựa đích thật mang lại lợi ích thực sự chính là cái không gian mở rộng – cái không gian mà Đức Phật đã trỏ cho chúng ta thấy. Chỉ có Đức Phật là vững bền và không có bất cứ một thứgì có thể làm cho Ngài bị ô uế được.

Đức Phật cũng như Đạo Pháp và Tăng Đoàn tất cả đều hiển lộ một cách thật xác thực, và được xem như ba viên ngọc quý giá không gì có thể so sánh được. Những viên ngọc vô giá đó có thể giúp chúng ta chữa lành những vết thương sâu kín nhất. Chúng ta có thể mạnh dạn nương tựa vào những viên bảo châu ấy mà không e ngại gì cả. Đấy là những viên bảo châu không bao giờ phản bội chúng ta và cũng không bao giờ làm cho chúng ta phải bị lạc hướng…

Việc quy y thường được diễn ra trong một buổi lễ với sự chủ tọa của một vị thầy, có thể tổ chức ở chùa hay tại nhà. Thể thức thật giản dị, chỉ cần xướng lên ba lần:

Tôi xin quy y Phật

Tôi xin quy y Pháp

Tôi xin quy y Tăng

Để chính thức hóa sự kiện ấy, người chủ lễ sẽ cắt một lọn tóc của người tân đồ đệ, tương tự như khi Đức Phật rời bỏ cung điện vua cha đã cắt tóc để tỏ sự quyết tâm đi theo con đường mà mình đã chọn.

Ngay cả ở Phương Đông, tục lệ này đôi khi cũng không còn giữ được tính cách long trọng như xưa nữa, và tiếc thay đấy lại là những gì thật cần thiết. Người tân đồ đệ dù có xướng lên những lời ước nguyện thế nhưng cũng chẳng cần biết đấy có ý nghĩa gì, và cũng chẳng cần phải đem ra để áp dụng trên con đường tu tập ủa mình. Vì thế nên ngày nay tại Tây Phương thiết nghĩ cũng nên tổ chức lễ quy y thật long trọng và nên chờ đến khi nào người tu tập thật sự sẵn sàng để quy y và quyết tâm tuân thủ những điều nguyện ước của mình thì mới làm.

Hành động quy y không phải chỉ có ý nghĩa và giới hạn trong buổi lễ. Người tu tập trong từng ngày phải nhớ đến hành động quy y của mình, và phải xem đấy như là một phép tu tập đích thật, và đấy cũng là một cách nhắc nhở mỗi người chúng ta không được quên cái lý tưởng mà chúng ta hằng mong muốn là mang lại cho sự sống của chính mình. Mặc dù không hề ý thức được, thế nhưng thực ra thì lúc nào chúng ta cũng bám víu quá nhiều vào những thứ vô ích và phù du, vì thế tốt hơn hết chúng ta nên tìm cho mình một hướng điđể gởi gấm con tim của chính mình.

Bures-Sur-Yvette, 27.01.12

Hoang Phong chuyển ngữ

Phiên bản Ebook PDF xem trên máy vi tính (1,766 kb): Phật Giáo Nhập Môn– Fabrice Midal Hoang Phong

Source: thuvienhoasen
Sept 3 - 2015 (2)