Jasminum – Cây hoa Nhài, hoa Là
Y học
Hoa, lá và rễ – Flos, Folium et Radix Jasmini.
Lá thu hái quanh năm. Hoa thu hái vào hè thu, khi mới nở, dùng tươi hay phơi khô.
Hoa thường dùng để ướp trà hoặc để làm thơm thức ăn. Vào mùa thu đông, đào lấy rễ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô.
Hoa và lá nhài có vị cay và ngọt, tính mát; có tác dụng trấn thống, thanh nhiệt giải biểu, lợi thấp. Rễ có vị cay ngọt, tính mát, hơi có độc; có tác dụng trấn thống, gây tê, an thần.
Ngoài công dụng để ướp trà, trong y học cổ truyền, hoa nhài còn có tác dụng thanh nhiệt chữa ngoại cảm phát sốt, đau bụng, ỉa chảy. Hơn thế, dùng nước sắc từ hoa nhài có thể giúp chị em trị mụn, giúp da mặt sáng mịn.
Trị ỉa chảy: Hoa nhài 6g. Chè xanh 10g. Thảo quả 3g. Vỏ dộp ổi 3g.
Cách dùng: 4 thứ trên sắc chung trong ấm đất rồi uống ngày 3 lần. Uống liên tục trong 3 ngày.
Chữa mất ngủ: Hoa nhài 6g. Tâm sen 8g.
Hoa nhài và tâm sen hãm với nước sôi uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục từ 7-10 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Chữa tăng huyết áp: Hoa nhài 10g, hoa hòe 10g, kim cúc 6g, hoa đại 6g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa rôm sảy: Lá nhài 50g, lá ngải cứu 30g, lá sài đất 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống liên tục 3-5 ngày.
Chữa mụn nhọt: Hoa nhài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần.
Hoa hồng trắng (Hồng bạch)
Lấy cánh của một bông hoa còn tươi, trộn với nửa thìa cà phê đường kính hoặc mật ong, cho vào một chén con sạch, đem hấp cơm. Khi cơm chín, lấy ra nghiền nát, gạn lấy nước cho trẻ uống làm nhiều lần trong ngày để chữa ho (có thể thêm quả quất chín).
Cánh hoa hồng trắng (20g – 30g) giã nhỏ hãm với 100ml nước sôi trong 15 – 20 phút, thêm 1 – 2 thìa cà phê đường, uống làm 2 – 3 lần trong ngày, có tác dụng nhuận tràng.
Hoa cúc: Có thể sử dụng với dạng nấu nước uống như nước giải khát hoặc sắc uống để chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau mắt, cao huyết áp, sốt. Mỗi ngày có thể dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu uống, hoặc giã nát đắp mụn nhọt.
Hoa sứ: Có tác dụng hạ huyết áp, chữa ho, tiêu đờm, tiêu thũng, liều dùng 6-12g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc. Người ta còn dùng nước sắc hoa sứ chữa cảm sốt, kiết lị. Một số ghi nhận ở Lào cho thấy hoa sứ còn có tác dụng chữa viêm tắc động mạch, ở Campuchia chữa hắc lào.
Hoa cam: Dùng để pha chế thuốc theo đơn, hoa cam chứa nhiều tinh dầu, có tính kháng khuẩn nhưng kém hơn tinh dầu vỏ quả, có thể dùng nước hoa cam uống để làm êm dịu thần kinh.
Dahlia – Cây Thược Dược/Hoa Thược Dược
Thược dược (danh pháp khoa học: Dahlia, đồng nghĩa: Georgina) là tên gọi của một chi cây lâu năm thân củ rậm rạp, nở hoa về mùa hè và mùa thu, có nguồn gốc ở Mexico và tại đây chúng là quốc hoa
Biểu tượng văn hóa: Hoa thược dược cũng là loài hoa chính thức của thành phố Seattle, bang Washington.
Hoa Thược dược
Nguồn gốc – Tên gọi
Năm 1872 một hộp cây thược dược non đã được gửi từ Mexico tới Hà Lan. Chỉ có một cây sống sót sau chuyến đi, nhưng nó đã tạo ra các bông hoa đỏ ngoạn mục với các cánh hoa nhọn. Các vườn ươm đã nhân giống loài cây này, khi đó được đặt tên khoa học là Dahlia juarezii với các loài thược dược được phát hiện sớm hơn và những giống này là tổ tiên của tất cả các loại thược dược lai ngày nay. Kể từ đó, các nhà nhân giống thực vật đã tích cực trong việc nhân giống thược dược để tạo ra hàng trăm giống mới, thông thường được chọn vì các bông hoa có màu sắc lộng lẫy của chúng. Tên gọi Dahlia được đặt theo tên của một nhà thực vật học người Thụy Điển thế kỷ 18 là Anders Dahl.
Hoa mẫu đơn
Trong các loài hoa, mẫu đơn đứng đầu, thược dược đứng thứ hai. Mẫu đơn được tôn xưng là “hoa vương”, thược dược được coi là “hoa tướng”. Danh y Lý Thời Trân của Trung Quốc cũng đánh giá như vậy khi nói về tác dụng chữa bệnh của hai loài hoa này.
Tuy chỉ là “hoa tướng” nhưng thược dược lại thành danh sớm hơn mẫu đơn. Tương truyền từ 3.000 năm trước, vào thời Tam Đại, thược dược đã được trồng để thưởng ngoạn ở rất nhiều nơi trong khi người ta còn chưa biết đến hoa mẫu đơn. Khi mới phát hiện ra mẫu đơn, người ta tưởng đó chỉ là một loài thược dược, nên đã gọi nó là “mộc thược dược”. Hai hoa này nhìn thoáng qua rất giống nhau nên người xưa thường gọi là hai chị em.
Về sau, người ta phát hiện mẫu đơn và thược dược tuy cùng họ nhưng là hai cây khác nhau. Thược dược là loài thân thảo, còn mẫu đơn là cây thân gỗ. Thược dược được xếp vào nhóm thuốc bổ huyết, sử dụng chủ yếu để bồi dưỡng cơ thể; còn mẫu đơn thuộc nhóm thanh nhiệt lương huyết, chủ yếu dùng khi cơ thể đã mắc bệnh.
Bạch thược dược (Paeonia Lactiflora) có hoa rất to, mọc ở ngọn thân, tựa như hoa mẫu đơn hay thược dược cảnh. Cánh hoa màu hồng nhạt hay trắng muốt, nhị vàng cam, rễ phình to thành củ. Củ này luộc chín phơi khô chính là vị thuốc bạch thược. Cây bạch thược này không phải là cây hoa thược dược (Dahlia variabilis Desf) vẫn được trồng nhiều trong dịp Tết.
Tương truyền, tác dụng chữa bệnh của bạch thược đã được danh y Hoa Đà phát hiện ra trong một tình huống rất ly kỳ. Để nhận biết và tránh nhầm lẫn các vị thuốc, ông đã trồng đủ thứ cây thuốc quanh nhà. Một hôm có người đem biếu ông cây hoa lạ, nói rằng có thể dùng chữa bệnh nhưng không rõ chữa được bệnh gì. Hoa Đà đem trồng ở góc sân bên cửa sổ.
Xuân tới, cây ra những bông hoa rất to, trắng muốt, thơm như hoa hồng. Ông thử hái hoa sắc uống nhưng không nhận thấy có gì khác lạ. Ông lại hái lá rồi hái cành đem thử cũng không phát hiện điều gì đặc biệt. Nghĩ rằng cây hoa này tuy đẹp nhưng không có tác dụng chữa bệnh nên mấy năm liền, Hoa Đà không để ý đến nó nữa.
Một đêm thu, Hoa Đà đang ngồi đọc sách, bỗng nghe thấy ngoài cửa sổ có tiếng con gái khóc thút thít. Nhìn ra, ông thấy dưới ánh trăng mờ, có một người con gái rất đẹp đang đứng đó khóc. Ông tự hỏi, không biết con gái nhà ai, chắc có nỗi oan ức nào đây. Ông khoác áo ra ngoài nhưng nhìn trước nhìn sau không thấy bóng người nào nữa, chỗ cô gái đứng khóc chỉ còn một cây thược dược.
Hoa Đà đi vào và tự nhủ: “Cho dù nhà ngươi có linh tính thì bây giờ cũng đang là mùa thu, hoa đã tàn, lá đã rụng, còn sử dụng được vào việc gì?”.
Nhưng ông vừa ngồi xuống tiếp tục đọc sách thì lại nghe tiếng khóc thút thít, nhìn ra vẫn là cô gái ban nãy. Hoa Đà bước ra, cô lại biến mất, vẫn chỉ có cây bạch thược. Sự việc cứ lặp đi lặp lại mấy lần khiến Hoa Đà vô cùng ngạc nhiên. Ông bèn đánh thức vợ đang ngủ say dậy kể lại chuyện.
Bà nói: “Tất cả các cây trong vườn đều được ông sử dụng làm thuốc cứu người, chỉ có cây bạch thược này bị bỏ quên, chắc là nó có nỗi oan ức”. Hoa Đà bảo: “Tôi từng thử tất cả các bộ phận của nó thấy chả có tác dụng, vậy còn oan ức nỗi gì?”.
Bà vợ nói: “Ông mới thử những thứ trên mặt đất, còn rễ của nó thì sao?”. Nhưng danh y gạt đi: “Hoa lá cành còn chẳng có gì đặc biệt, vậy thì còn thử rễ làm gì?”. Dứt lời, ông nằm xuống ngủ thiếp đi. Bà vợ suốt đêm không sao chợp mắt, nghĩ rằng chồng mình đã thay đổi, không còn lắng nghe ý kiến của người khác như trước kia nữa.
Vài hôm sau, bà vợ Hoa Đà bỗng nhiên bị đau bụng, băng huyết rất nhiều, uống đủ thứ thuốc không đỡ. Bà liền lén ra vườn đào rễ cây bạch thược đem sắc uống. Chỉ nửa ngày sau, bụng đã hết đau, máu cũng không còn chảy nữa. Nghe vợ kể lại, Hoa Đà rất cảm kích: “Cảm ơn bà đã thức tỉnh ta, nếu không thì ta đã để mai một cây thuốc quýquý”.
Sau sự kiện đó, ông thử nghiệm và nhận thấy ngoài tác dụng giảm đau, cầm máu, rễ bạch thược còn có tác dụng dưỡng huyết và chữa được nhiều bệnh phụ khoa. Cây hoa lạ này ban đầu có tên bạch thược, sau đó Hoa Đà thêm chữ “dược” thành bạch thược dược.
Cùng với thời gian, Đông y phát hiện thêm nhiều công dụng nữa của cây bạch thược. Nó trở thành thuốc bổ huyết thiết yếu, phổ tác dụng rộng và tần suất sử dụng rất cao. Bạch thược chủ trị kinh nguyệt rối loạn, vã mồ hôi, mồ hôi trộm, đau đầu, chóng mặt. Trên lâm sàng y học hiện đại, nó chữa tử cung xuất huyết, viêm thận mạn tính, tăng huyết áp, tiểu đường, viêm võng mạc, cường tuyến giáp…
[Sưu tầm trên mạng]
Hoa Sen
Được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là liên hoa, có vị ngọt, đắng, tính ấm, có tác dụng an thần, cầm máu, chống viêm, trừ thấp. Cánh hoa sen (loại mới nở càng tốt) phơi cho héo, 3g – 5g, thái nhỏ, hãm hoặc sắc uống chữa nôn ra máu. Dùng ngoài, cánh hoa sen giã nát, đắp chống phồng rộp, lở loét.
Y học hiện đại lại dùng cánh hoa sen pha chế dưới dạng sirô để làm thuốc gây ngủ.
Theo kinh nghiệm dân gian, cánh hoa sen (100g), rễ bạch chỉ (100g), thái nhỏ, phơi khô, trộn đều, quấn như điếu thuốc lá, rồi hút, hít và thở khói qua đường mũi để chữa viêm xoang, ngạt mũi.
Phụ nữ còn truyền cho nhau kinh nghiệm làm đẹp nhan sắc bằng cánh hoa sen, ngó sen và hạt sen (lượng mỗi thứ bằng nhau) phơi khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 8g, ngày 2 – 3 lần.
theo SK&ĐS
18 công dụng chữa các bệnh thông thường của cây lá bỏng
Mặc dù được biết là có thể lấy lá để chữa bỏng nhưng cây lá bỏng ngoài ra còn có thêm 17 công dụng làm thuốc khác như chữa đau mắt, mụn nhọt, viêm xong, viêm họng và mất sữa…
Ảnh minh họa.
Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, nó được gọi là lá bỏng vì lá của nó có thể dùng làm thuốc chữa bỏng. Ngoài ra cây lá bỏng còn có tác dụng giảm sưng, giảm đau, trừ độc và chữa các lở loét như loét thịt, loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu, thậm chí chữa cả đau mắt đỏ…
Cách sử dụng lá bỏng để chữa bệnh rất đơn giản, có thể lấy lá tươi giã đắp hoặc vắt lấy nước để bôi hoặc ăn sống, sắc uống...(xem thêm)
CHỮA BỆNH BẰNG CÂY THÌ LÀ
Thì Là là một loại rau gia vị không thể thiếu trong các món canh cá, chả cá, chả mực… vừa thơm ngon vừa át được mùi tanh. Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, thì là còn có tác dụng làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, lá thì là có tính kích thích, mùi thơm hăng hắc, hơi đắng. Nó có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận. Nó còn được xem là loại thuốc êm dịu giúp cải thiện hoạt động của dạ dày. Không chỉ lá mà hạt thì là cũng được dùng làm thuốc.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ Thì Là :
.
CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA HOA NGÂU
Hoa ngâu
Hoa ngâu ngoài công dụng ướp trà còn là một vị thuốc được Đông y sử dụng để trị bệnh. Mùa hoa ngâu nở rộ vào tháng 7, tháng 8. Có thể dùng hoa tươi hoặc phơi khô.
Theo Đông y hoa ngâu có vị ngọt hơi cay. Có tác dụng giải uất kết, giúp thư giãn, làm sạch phổi, tỉnh rượu, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát. Thường dùng chữa các chứng ho hen, váng đầu, đầy trướng khó chịu ở ngực, trị nhọt độc…
Chữa chứng vấp ngã, bị đòn để lại thương tích:
lấy hoa ngâu, lá ngâu mỗi thứ 50g cho vào nồi nấu chín, chắt lấy nước, sau đó đổ nước vào nấu lại, nấu và chắt nước đủ 3 lần. Gộp chung 3 lần nước thuốc lại nấu bằng lửa to, sau đó hạ cho lửa nhỏ liu riu để được một dạng cao. Phết cao lên miếng lụa mỏng đắp vào vết thương. Ngày làm một lần sẽ cho kết quả tốt.
Chữa chứng say rượu:
lấy 10g hoa ngâu, 10g hoa sắn dây (cát hoa) cho chung vào cốc, đổ nước sôi già vào ngâm kỹ rồi uống.
Trị chứng cao huyết áp:
lấy 10g hoa ngâu, 30g hoa cúc, chia làm 3 phần đều nhau. Mỗi lần uống 1 phần với nước sôi già ngâm kỹ cho ngấm thuốc, để nguội rồi uống. Uống hết 3 phần thuốc trong ngày sẽ đỡ.
Trị chứng sốt, hen suyễn:
uống trà có ướp hoa ngâu hoặc hoa ngâu ngâm nước sôi già để nguội uống đều có kết quả tốt.
Chú ý, phụ nữ mang thai không được sử dụng đơn thuốc có hoa ngâu.
Theo : Suckhoe&doisong.
CÂY HOA HIÊN CHỮA BỆNH
Loại cây thảo sống lâu năm này còn có tên là hoàng hoa thái, kim châm thái, nghi nam hoa…. Dân gian hay dùng lá và hoa hiên nấu canh ăn, dùng lá, rễ và nụ làm thuốc. Hoa hiên vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu đờm, cầm máu, thông sữa, an thai, lợi tiểu, sáng mắt.
Thuốc từ Hoa Râm Bụt
Các tỉnh miền Nam gọi là bông bụp, nói ở đây là bông bụp ta –
Một loại cây khiêm nhường thường chỉ được trồng làm hàng rào.
Tuy nhiên, hoa râm bụt khá đẹp nở rộ vào mùa hè và đầu mùa thu, hoa to xòe 5 cánh đỏ rực rỡ, trông na ná như cái dù, ở giữa vươn ra nhụy dài.
Trẻ em thường lấy nhụy hoa râm bụt để ăn. Trong Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, và trong Lĩnh Nam bản thảo của Hải Thượng Lãn Ông có ghi:
“Râm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc, tính thông hoạt, trị lở ngứa, sưng đau, bạch đới, mất ngủ, giải khát”. Hoa râm bụt thường được dùng làm thuốc chữa một số bệnh:
Trị mụn nhọt: Lấy hoa tươi và lá sạch, giã nát với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang mưng mủ (khô thuốc lại thay) cho đỡ đau nhức và chóng vỡ mủ.
Hoặc dùng hoa râm bụt phối hợp với lá trầu không, lá thồm lồm (3 thứ bằng nhau), đem giã nát, đắp lên mụn đang mưng mủ, cũng có công dụng tương tự.
CÔNG DỤNG
Chữa khó ngủ, hồi hộp, nước tiểu đỏ: Dùng hoa râm bụt phơi khô, hãm uống như uống nước trà.
Chữa kiết lỵ: Bụng đau quặn, mót đại tiện nhiều lần, phân lầy nhầy như nước mũi, hoặc màu máu cá. Hái 10 hoa râm bụt bỏ cuống hoa, cho vào bát ăn cơm, thêm 1 thìa nhỏ (thìa cà phê) đường, đem hấp cơm.
Khi cơm chín lấy bát thuốc ra ăn. Bài thuốc này không độc, trẻ em rất thích ăn, áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.
Chữa chứng nhức đầu chóng mặt ở phụ nữ: Lấy một nắm hoa râm bụt (khoảng 50g) và 40-50g gỗ vang, 3 lát gừng tươi, tất cả đem sắc uống (Nam dược thần hiệu).
Chữa di mộng tinh: Lấy hoa và lá râm bụt, lá bấn hoa trắng (còn gọi là bạch đồng nữ), thài lài tía, mã đề; mỗi thứ một nắm bằng nhau (chừng 50g) đem sắc uống. Với phụ nữ ra khí hư bạch đới như máu cá, hoặc đái buốt, đái rắt cũng dùng bài thuốc này để chữa trị.
Ngoài hoa, lá, thì vỏ và rễ của cây râm bụt cũng được dùng làm thuốc – rễ tiêu viêm tiết niệu, điều hòa kinh nguyệt…
Cũng nên biết thêm: Cần phân biệt râm bụt ta, với cây râm bụt Tây (có nguồn gốc từ Nam Mỹ) còn gọi râm bụt dấm, hoa có màu đỏ tía, cấu trúc hoa có khác khi nhìn gần.
Loại cây này mới được du nhập vào trồng ở nước ta, những năm gần đây, cũng có nhiều lợi ích tốt; nhưng không thuộc vào các trị liệu nói trên
HOA RÂM BỤT
Sắc đỏ chẳng hương trầm
Ưa lòng bớt khổ câm
Xoa đầu ru dỗi lặng
Chớp mắt rửa đau thầm
Cánh nở rào bông đẹp
Cành vươn dậu bụp râm
Sương pha đài nhụy ửng
Tạo cảnh gợi xa xăm
Mytutru
Nguy hại của thói quen dựa dẫm
Minh Niệm
Nguồn: báo Giác Ngộ số 448