BS-2b: PHẨM PHỔ MÔN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

Recent Pages:  1  2  2a  2b 2c  3  4  5  5a  6  8  9  10  11 12

PHẨM PHỔ MÔN
QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

GIẢNG GIẢI
Lê Sỹ Minh Tùng

Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giản là phẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào. Nhưng thâm nghĩa của Phổ Môn là tất cả mọi người trong thế gian này ai ai cũng đều được Bồ Tát Quán Thế Âm ở trong lòng của họ.Thí dụ Phật có Quán Thế Âm Bồ Tát ở trong Phật. Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, trời, người, A tu la và phi nhân đều có hạt giống Bồ Tát Quán Thế Âm ở trong họ. Vì thế nếu biết lắng nghe tiếng âm thanh huyền diệu đó thì ai ai cũng đều có cả. Quán là xem xét, Thế Âm là âm thanh của cuộc đời cho nên Quán Thế Âm là xem xét âm thanh của thế gian. Nếu hiểu theo nghĩa thông thường của nhân gian thì Quán Thế Âm Bồ Tát tu hạnh từ bi cho nên ngài có thể lắng nghe tiếng kêu thân của chúng sinh mà hiện thân để hóa độ. Nhưng mục đích tu học phẩm Phổ Môn là học cách giữ Diệu Âm ở lại trong cõi đất tâm của mình. Vì cõi đất tâm của chúng sinh chất đầy phiền não mê lầm nên nếu biết giữ Diệu Âm, biết lắng nghe tiếng nói thanh tịnh nhiệm mầu thì cõi đất tâm Ta Bà đó sẽ được trang nghiêm,đẹp đẽ, thanh tịnh và tự tại hơn.

Kinh Pháp Hoa là kinh tối thượng thừa nên khi đọc đến phầm này, người tu Phật phải mạnh dạn loại bỏ ngay những tư tưởng nhân gian, những tập quán mê tín của những người bình dân tuy có đức tin nơi đức Phật với một tấm lòng tốt, nhưng đức tinđó chỉ thuần về tình cảm mà không có lý trí cho nên không phải là Chánh tín. Vì tin một cách mù quáng cho nên họ cầu nguyện, van xin Quán Thế Âm Bồ Tát. Nếu lời cầu nguyện đó không thành đạt thì họ sẽ mất lòng tin, xa lìa Phật pháp thậm chí còn bỏ đạo vì họ nghĩ rằng Bồ Tát hết linh. Còn nếu đạt được lời cầu nguyệnđó thì chẳng qua là nhân duyên quả báo đã đến lúc ứng hiện cho nên phước đức hiễn bày thế thôi. Nhưng vì không thông hiểu Phật pháp nên càng nhắm mắt tin vào thần linh một cách mù quáng. Nên nhớ đạo Phật không phải là tôn giáo nghĩa là đạo Phật không có thần linh mà đức Phật chỉ là đấng đạo sư, là người chỉ đường để giúp cho chúng sinh tận diệt phiền não khổ đau mà có an lạc Niết bàn. Toàn bộ giáo lý Phật Đà dựa trên thuyết nhân quả và không bao giờ ra ngoài thuyết nhân quả nghĩa là mình gieo nhân bao nhiêu thì chính mình sẽ gặt hái bấy nhiêu kết quả. Vì vậy, nếu chúng sinh hiện đang sống khỏe mạnh, làm ăn phátđạt, gia đình hạnh phúc ấm no, con cái nên người, trên thuận dưới hòa là họ đang thọ hưởng “KẾT QUẢ” của phước báo từ nhiều đời nhiều kiếp trước do chính họ tạo tác chớ không phải do Phật trời ban phát và chắc chắn cũng không phải do cầu nguyện mà có được.

Ngược lại, nếu chúng sinh hiện đang gặp nghịch cảnh, luôn đối diện với phiền não khổ đau trái ý nghịch lòng thì họ đang gánh chịu “HẬU QUẢ” của nghiệp báo do chính họ tạo tác từ nhiều đời nhiều kiếp chớ không do Phật trời giáng họa cho và dĩ nhiên cũng không do cầu nguyện mà tránh khỏi được. Một khi đã hiểu thấuđáo sự công bình của luật nhân quả, chúng sinh sẽ mạnh dạn hơn, can đảm hơn, dám nhận lãnh “hậu quả” do chính mình tạo tác hay an nhiên thọ hưởng “kết quả” tốt lành cũng do chính mình tác tạo mà không còn than trời oán Phật nữa. Nhân quả cần thời gian để tác dụng mà nhà Phật gọi là “dịthời, dị thục” nghĩa là một người tuy làm rất nhiều điều thiện, nhưng hiện tại có thể gặp nhiều nghịch duyên bởi vì những chướng duyên đó là do những đời quá khứ chuyển đến nên nó trở thành “hiện hành”. Còn những việc thiện đang làm mới là những “chủng tử” nên chưa có cơ hội (duyên) tức là phải cần thời gian để trởthành hiện hành. Cũng như vào mùa xuân chúng ta gieo rất nhiều hạt cải, hạtđậu…nhưng cần đến vài tuần, có khi cả tháng thì mới thấy chúng nẩy mầm, sinh cây, sinh cành, sinh lá.

Kinh Lăng Nghiêm giải thích rất rõ ràng rằng khi Phật thọ trai thì chưTăng không thể no được nghĩa là ai ăn người ấy no, ai tạo phước người ấy hưởng, ai gieo nhân ác thì trước sau cũng phải thọ lãnh quả bất thiện vì thế không có vấn đề van xin cầu nguyện trong Phật giáo bởi vì Phật trời không bao giờ can dựvào chuyện ân oán nhân quả của chúng sinh mà chúng sinh phải tự mình giải quyết. Đức Phật là vị thầy cao cả nhất, là vị đạo sư vô thượng giúp chúng sinh hoàn thành sứ mạng đó.

Nhĩ căn có đủ 1200 công đức bởi vì cái nghe thì không ngăn ngại bởi vật chất nên ở trong cũng nghe, ở ngoài cũng nghe, bên trên cũng nghe, ở dưới cũng nghe. Nói chung tai có thể nghe được âm thanh bất cứ từ nơi nào. Hễ có âm thanh là tai nghe được. Ngược lại nhĩ căn cũng có đủ 1200 điều kiện khiến chúng sinh tạo nghiệp nếu họ không tự chủ được cái nghe nghĩa là để cái nghe chạy theo thanh trần, chạy theo tiếng thị phi phải quấy, chạy theo âm thanh quyến rũ của cuộc đời là động lực của vô minh phiền não. Ngoài ra nhĩ căn có ba đức tính là Viên, Thông và Thường. Thứ nhất “Viên” tức là viên mãn nghĩa là ở đâu mà có âm thanh thì tai có thể nghe được. Đức tính thứ hai của tai là “Thông” tức là không bị ngăn bít. Thí dụ một người đánh trống ở căn nhà kế bên mà chúng ta có thể nghe được tiếng trống rất rõ ở trong nhà mình. Đức tính thứ ba là “Thường”tức là lúc nào cũng nghe. Thí dụ như có âm thanh thì nghe tiếng tức là nghe động. Còn không có âm thanh thì tai nghe tĩnh. Vì thế khi tham thiền nhập định, tuy rất yên lặng, không có tiếng động, nhưng hành giả vẫn có thể nghe rất xa và rất rõ những âm thanh huyền diệu mà được gọi là Diệu Âm.

Trong kinh Lăng Nghiêm, Bồ Tát Quán Thế Âm nói về pháp tu “phản văn văn tựtánh” nghĩa là không xuôi chạy theo âm thanh động, tĩnh mà xoay trở lại tánh nghe của mình.

Quán Thế Âm là quán cái “tánh nghe” không tăng không giảm, không biến chuyển thay đổi, không sinh diệt và bao trùm khắp mười phương. Tánh nghe thì lúc nào cũng có, khi có âm thanh là nghe tiếng còn không có tiếng, vắng lặng là nghe tĩnh đến khi không còn nghe động hay tĩnh tức là dứtđược năng văn, sở văn. Khi tai nghe âm thanh động, tĩnh từ bên ngoài (sở văn) thì tâm liền buông bỏ, quên đi sở văn nghĩa là nghe thì cái gì cũng nghe mà thật ra chẳng nghe cái gì hết tức là năng văn, sở văn trở nên vắng lặng, không nghe bên ngoài mà chẳng còn nghe bên trong. Mặc dù động, tĩnh vẫn còn nhưng không quan tâm cái gì hết. Muốn thực hành tánh nghe được rốt ráo thì trước hết hành giả phải cố gắng thực tập cái nghe. Nghe thì nghe tất cả mà như không nghe gì hết, hay không nghe gì hết mà vẫn nghe tất cả. Đây là cách nhiếp căn tai lại không cho chạy theo thanh trần tức là âm thanh động, tĩnh, thị phi, phải quấy, tốt xấu. hơn thua… bên ngoài. Nên nhớ căn mắt và căn tai là hai cơ quan nhạy bén nhất của con người nên dễ tiếp xúc, cảm nhận và phân biệt trần cấu mà phát sinh ra vọng tưởng. Dođó nghe thì cái gì cũng nghe mà nhưng không chấp đem nó vào tâm nên chẳng cần quan tâm lưu ý cái gì hết thì tâm không động. Và cứ như thế mà thực hành lối tu này thì đến lúc năng văn, sở văn hoàn toàn không còn nữa.

Bây giờ không trụ vào chỗ nghe hay không nghe nghĩa là cái nghe thì đã không nghe rồi, nhưng cái không nghe thì cũng không vương mắt, chấp vào chỗ cái không nghe mà trong ta chỉ còn có một cái tánh giác mà thôi. Nói cách khác trong tâm bấy giờ tất cả những ý niệm cho dù là thiện, ác cũng không còn thì tánh giác xuất hiện. Nhưng nếu hành giả cố giữ ý niệm về giác thì cũng khôngđược mà phải xóa bỏ luôn ý niệm năng giác về mình và sở giác là đối tượng giác mà mình cố giữ gìn, bám vúi vào đó. Sau khi đã xóa bỏ hoàn toàn năng giác, sởgiác thì tâm rỗng rang lặng lẽ và thấy vạn pháp như rỗng Không. Rỗng Không là thấy vạn pháp là đối tượng “sở không” còn trí của mình là “năng không” nên mới có sự phân biệt năng không, sở không. Sau cùng hành giả phải diệt hết cái biết trống không tức là đừng bám vúi vào cái giác tri rỗng không ấy tức năng không, sở không cũng bỏ hết, chẳng còn gì để phân biệt. Năng Không và Sở Không đều diệt mất tức là đã giải thoát khỏi pháp. Sau cùng ý tưởng về sanh diệt cũng diệt luôn nghĩa là dù biết thế giới là sinh sinh diệt diệt, nhưng hành giả phải diệt đi cái quan niệm sinh diệt của vạn pháp chớ đừng thấy vạn pháp sinh mà vui mừng, tham đắm, say mê và vạn pháp diệt thì phiền não, khổ đau. Thí dụ còn thấy mình tu để diệt vô minh phiền não là ý niệm sinh diệt, cần phải diệt vì thếgian chẳng có cái gì là vô minh phiền não cả. Nếu tâm không còn dính mắc thì tìm đâu ra phiền não vô minh vì phiền não vô minh đâu có thật! Vì thế nếu hành giả diệt được ý niệm sanh diệt nghĩa là thấu hiểu vạn pháp là vô thường sinh sinh diệt diệt cho dù con người có quan tâm thì nó cũng sinh diệt hay chẳng cầnđể ý đến thì nó cũng sinh diệt như thường nên họ nhìn vạn pháp một cách trực giác, hồn nhiên thì chính họ sẽ có cái vui tịch diệt. Sanh diệt đã diệt thì Tịch Diệt hiện tiền nghĩa là tự tánh Bồ Đề hiển hiện tức là vào Tam-ma-đề,chứng vô sanh pháp nhẫn. Đó là Thường Chân Thật vậy.

Khi xoay tánh nghe vào trong để lắng nghe tiếng nói thanh tịnh của lòng mình thì những âm thanh bên ngoài đâu còn lọt vào tâm của ta. Khi tu thiền định thì họ cắt đứt những đối tượng nghe bên ngoài. Do đó khi tu thiền định, hành giả nên tìm nơi thanh vắng yên tịnh thì dễ xoay tâm vào bên trong mà không bịsở văn chi phối. Con người có sống trong phiền não khổ đau cũng chỉ vì bị đối tượng sở văn lôi cuốn. Nghe một bài ca hay, một tiếng đàn lưu loát, tiếng nói dịu dàng, lời khen êm ái hay tiếng chửi xót xa…tất cả đều là đối tượng sở văn cả. Càng chạy theo tiếng nghe bên ngoài thì tâm càng vọng động, không làm chủ được bản tâm của mình nên dễ rơi vào vô minh phiền não mà phải gánh chịu bao nỗi ưu bi buồn phiền. Ngược lại biết xoay tánh nghe vào trong thì bít hẳn sởvăn nên con người sống trong an nhiên tự tại thì gông cùm xiềng xích làm saođụng đến ta được. Vì thế chúng sinh phải lắng nghe âm thanh mầu nhiệm thường xuyênliên tục ở trong lòng cho dù có âm thanh bên ngoài hay không. Tiếng nghe đó phát xuất từ tiếng lòng thanh tịnh của mình tức là Diệu Âm, là Quán Thế Âm vốn đã có sẵn trong mỗi chúng sinh.

Lúc bấy giờ, Bồ-tát Vô Tận Ý (Infinite Thought) lễ Phật bạch rằng:

-Thế Tôn ! Do nhân duyên nào mà Bồ-tát Quán Thế Âm có tên là Quán Thế Âm.

Vô tận ý là ý tưởng không cùng, không dứt, sâu tuyệt cho nên Bồ Tát Vô Tận Ý là người có khả năng tư duy rất sâu thẳm, suy nghĩ đến chỗ sâu tuyệt tận cùng. Vậy Vô tận ý Bồ Tát chính là biểu tượng cho tưởng uẩn của chúng ta.

Vậy thế nào là tưởng uẩn?

Tưởng uẩn nhóm tri giác có khả năng nhận biết đối tượng là cái gì, đây là khả năng kinh nghiệm của sáu giác quan và sáu đối tượng của giác quan. Sự nhận biết đối tượng có hai loại: một là nhận biết đối tượng bên ngoài như mắt thấy sắc nhận biết đó là đóa hoa hồng, tai nghe âm thanh nhận ra bản nhạc đó là loại gì…; hai là khả năng nhận biết đối tượng bên trong, tức là các đối tượng tâm lý như những khái niệm, hồi tưởng ký ức, kinh nghiệm… Như vậy, tưởng uẩn là cái thấy, cái biết của mình về con người, hoặc sự việc hay sự kiện. Vì vậy, tri giác là một trong những tác dụng của thức.

Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, phàm tri giác gì thuộc quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là tưởng uẩn“. Như vậy, những tri giác về các đối tượng bên ngoài, bên trong, thuộc thời gian, không gian, đơn giản hay phức tạp đều gồm trong tưởng uẩn. Tri giác là tri giác về cái gì, không thể có một tri giác thuần chủ thể; vì vậy, tưởng bao gồm mọi nhận thức về thế giới vật lý, tâm lý. Tuy nhiên, thế giới vật lý, tâm lý ấyđược ký hiệu hóa, khái niệm hóa, nên giữa tri giác và thực tại luôn có một khoảng cách.

Sự có mặt của tri giác là sự có mặt của kinh nghiệm. Tri giác tùy thuộc vào những kinh nghiệm đã qua như khi thấy đóa hoa hồng biết đây là đóa hoa hồng, cái tri giác về đóa hoa hồng đã có sẵn (chủng tử trong A lai da thức) nên cái kinh nghiệm đã cho biết đó là đóa hoa hồng. Vì vậy tri giác dễ bị đánh lừa bởi kinh nghiệm, do vì thực tại thì luôn sinh động.

Tri giác tồn tại có điều kiện, vì vậy chúng là vô thường, trống rỗng và do duyên sinh nên tri giác đầy hư vọng mà chúng ta thường gọi là vọng tưởng. Nội dung của đoạn kinh này là phá tưởng uẩn tức là phá cho hết tất cả vọng tưởng để trởvề với tánh giác thường thanh tịnh của chính mình.

Phật bảo:

Vô lượng trăm ngàn muôn ức chúng sanh đang bị khổ não mà nghe Bồ-tát Quán Thế Âm rồi “ nhất tâm” xưng niệm danh hiệu của Bồ-tát thì tất cả chúng sanh ấy đều được giải thoát khổ não.

Chúng sinh cho dù có bị khổ não đến mức nào mà nghe đến danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm rồi phải “nhất tâm” xưng niệm danh hiệu đó thì những phiền não ưu bi kia đều tan biến.

Vậy thế nào là niệm Nhất tâm?

Khi một hành giả đạt đến trình độ nhất tâm là đang thực hành: “Niệm mà chẳng niệm”, nghĩa là vẫn niệm nhưng chẳng có thêm vào một ý niệm là có ta đang niệm. “Chẳng niệm mà niệm”, lúc này, danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm cứ tuôn chảy tự nhiên như dòng thác mà chẳng gián đoạn. Do đó, hành giả thấy căn bản của nhất tâm là không có tâm phân biệt “niệm” hay“không niệm”, “phân minh” hay “không phân minh”. Khi tu tập, tránh trường hợp thấy mình niệm Phật hay Bồ Tát Quán Thế Âm rất hay rất tốt, không có vọng niệm,đây chẳng phải là nhất tâm mà là loạn tâm. Tại sao vậy? Bởi vì hễ còn có cảm giác mình niệm rất tốt hay còn ý niệm tức là còn vọng tưởng.

Nên nhớ trên thế gian này không có cái gì gọi là “vô niệm” cả bởi vì đạt đến chỗ vô niệm mà mình biết vô niệm thì lúc ấy không còn là vô niệm nữa mà trở thành ý niệm rồi. Còn nếu không biết được thì làm sao biết mình đến chỗ vô niệm?

Lục Tổ dạy trong kinh Pháp Bảo Đàn rằng:

-Nầy Thiện tri thức! Trí tuệ quán chiếu trong ngoài sáng suốt, biết bổn tâm mình, nếu biết bổn tâm tức là gốc của sự giải thoát. Nếu được giải thoát tức là Bát Nhã tam muội, tức là vô niệm. Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy tất cảpháp mà tâm không nhiễm trước, ấy là vô niệm.

Thế thì vô niệm dựa theo Lục Tổ là Chánh niệm tức là không dính mắc, luôn làm chủ tâm mình, trong ngoài tự tại tức là “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”vậy.

Thường người niệm Phật, không có vọng niệm thô cũng có vọng niệm tế phân biệt “tôi đang niệm danh hiệu Phật hay Bồ Tát Quán Thế Âm”. Đây là ý thức phân biệt. Tôi là năng niệm, danh hiệu Phật hay Bồ Tát là sở niệm thì đây cũng là vọng tưởng. Do đó càng công phu tiến lên đến khi Phật hay Quán Thế Âm từ ngoài trở thành tâm của chúng ta thì năng sở biến mất và đạt được nhất tâm.

Có nhiều người khi tu, thấy mình có tu, người khác không tu hoặc tu không bằng mình, đây là tâm phân biệt. Nếu hành giả không tỉnh biết thì càng tu càng ngạo mạn, nhân ngã… Cho nên, người niệm Phật hay Bồ Tát tức là “năng” còn danh hiệu Phật hay Bồ Tát là “sở”, năng sở hợp thành một. Khi ấy, thâu nhiếp cả ba là: Căn, Trần, Thức đưa đến nhất tâm.

Do đó nếu chúng sinh hiện đang cưu mang biết bao phiền não khổ đau, bây giờ ngồi yên tịnh, chú tâm vào niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm đến khi những vọng kiến tình thức từ từ tan biến thì tâm sẽ được an tịnh và họ vượt thoát khỏi mọi khổ ách. Khổ ách là vì chúng ta quá lo âu, đầu óc luôn tính toán phải quấy, hơn thua, lợi hại, tốt xấu…nên cõi tâm chất đầy vọng tưởng. Bây giờ quay về “cột tâm vào niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm” thì những vọng tưởng trong cõi đất tâm từ từ tan biến đến khi được nhất tâm nghĩa là trong cõi đất tâm lúcấy chỉ còn tiếng thanh tịnh, huyền diệu nhiệm mầu Diệu Âm phát ra khiến cho lòng ta hân hoan thanh thoát và có an lạc tự tại. Nhất tâm là trạng thái tâm đã hoàn toàn an định nên không còn vọng tưởng. Ngược lại nếu không đạt được nhất tâm thì trạng thái an định kia chỉ là nhất thời cho nên vọng tưởng sẽ trở lại và lúc đó phiền não đau khổ sẽ trở lại như xưa.

Ngày nay có rất nhiều người niệm Phật sổ tức nghĩa là vừa niệm Phật vừađếm hơi thở. Đếm hơi thở là thiền sổ tức cho nên lối niệm Phật này đưa hành giả đến chỗ nhất tâm nhanh hơn. Hành giả theo dỏi từng hơi thở ra vô rất nhịp nhàng. Hơi thở vô hành giả niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” rồi hơi thở ra cũng niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”. Niệm đến chỗ “Niệm mà chẳng niệm” và “Chẳng niệm mà niệm” thì lúc đó hành giả có nhất tâm bất loạn và tất cả phiền não khổ đau sẽ không còn.

Mới nghe chúng ta nghĩ rằng phương pháp này là do Bồ Tát Quán Thế Âm gia bì, trợ giúp, nhưng trên thực tế thành công hay không là do công phu hành trì của hành giả tức là tự lực chớ không có tha lực gì hết.

Người nắm giữ danh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm thì nhờ oai thần của Bồ-tát mà:

1)Vào lửa, không bị lửa thiêu.

Thế thì khi thấy nhà mình đang cháy liền trì niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm rồi chạy vào trong nhà thì mình có bị cháy không? Nếu bị cháy thì oai thần của Bồ Tát ở đâu? Phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa là kinh tối thượng thừa, là vua của các kinh cho nên nếu hiểu theo “Sự Tướng” cạn cợt thì còn gì ý nghĩa thậm thâm vi diệu pháp. Không thể nói rằng trong một làng đó nhà ai cũng cháy chỉ có nhà của một người đang niệm Bồ Tát Quán Thế Âm là không cháy. Bồ Tát Quán Thế Âm là vị đẳng giác sắp thành Phật mà lại có tâm phân biệt hay sao? Người cầu nguyện thì giúp còn người không cầu nguyện thì không giúp thế thì tâmđại từ bi của ngài ở đâu? Thấy người chết mà không cứu thì làm sao thành Phậtđược và tu để làm gì?

Thật ra nói về “Lý Tánh” chớ không phải nói về “Sự Tướng bề ngoài”. Lửa hiểu theo thâm ý của kinh là lửa tham, lửa sân, lửa si đang đốt cháy tâm của con người từng giây từng phút. Khi nắm giữ danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm tức là đang lắng nghe tiếng nói thanh tịnh của lòng mình thì những vẩn đục nhưtham, sân, si biến mất do đó lửa dâm, lửa sân, lửa tham đắm si mê, lửa hận thù không thể nào đốt cháy tâm ta được. Con người hằng ngày vì chạy theo tham đắm dục tình, làm nô lệ cho tư kỷ cá nhân nên mới bị lửa vô minh đốt cháy. Ngược lại người có tâm thanh tịnh tức là họ đang sống với tánh giác hằng sáng của họ thì lửa vô minh bị dập tắt và lửa tham, lửa sân, lửa si cũng tiêu tan, biến mất. Cho nên họ có vào trong lửa mà không bị đốt cháy nghĩa là tuy sống trong chốn bụi trần mà không hề bị đắm nhiễm. Vì thế người nào đang giận hờn ai, nghĩa là lửa sân đang âm ỉ tự đốt cháy lòng mình. Thấy nhà đẹp cao sang, xe bóng lộn mắc tiền liền khởi tâm tham đắm tức là lửa tham đang bừng cháy trong tâm của ta rồi. Thế gian là giả tạm mà thấy cái gì cũng mê cũng thích cũng muốn chiếm hữu tức là lửa si đang bừng cháy trong lòng của ta đó. Kinh điển Đại thừa dạy về Lý Tánh cho nên đừng hiểu cạn cợt về Sự Tướng mà áp dụng sai lầm cho nên nếu thấy nhà đang cháy, tiếc của nên niệm Quán Thế Âm rồi chạy vào trong đó thì chắc chắn quý vị sẽ cháy thành tro. Đến lúc đó lại cho rằng Bồ Tát không linh. BồTát lúc nào cũng linh chỉ vì chúng sinh chấp trước mê lầm, áp dụng sai nên không có kết quả. Tin tưởng sai lầm còn tệ hại hơn là không tin tưởng gì hết. Niệm Quán Thế Âm là xoay lại để lắng nghe tánh nghe của mình mà tánh nghe là bản thể chân thật của mỗi người, không có hình dáng tướng mạo. Nếu đã không có tướng trạng thì lửa làm sao đốt cháy hay nước nào nhận chìm được.

Vì vậy người đệ tử Phật phải sáng suốt biết rằng “lửa” trong kinh là ám chỉ cho “lửa lòng” tức là lửa tham, lửa sân, lửa si, lửa vô minh, lửa phiền não chớ không phải lửa lò, lửa than hay lửa nhà cháy.

2)Chìm dưới nước, được vào chỗ cạn.

Dựa theo truyền thuyết của người Trung Hoa thì Nam Hải Phổ Đà Sơn là đạo tràng thị hiện của Quán Thế Âm Bồ Tát. Câu chuyện được kể lại như thế này:“Ở Trung Quốc, vào thời đại Nam Bắc Triều (386-589), trong khoảng niên hiệu Trinh Nguyên đời Lương, có một vị pháp sư Nhật Bản là Huệ Ngạcđến Trung Quốc cầu pháp, hết sức chân thành tin tưởng Quán Âm Bồ Tát. Lúc Ngài học xong, quay về Nhật Bản, ngoại trừ rất nhiều kinh sách mang theo, ngài cònđặc biệt thỉnh một tượng Quán Âm đem về nước cúng dường. Thời cổ giao thông chẳng thuận tiện như hiện thời, đương nhiên là phải ngồi thuyền gỗ. Nhưng khi ngài Huệ Ngạc thỉnh tượng Quán Âm lên thuyền gỗ, thuyền đi chưa được bao lâu, biển đột nhiên nổi sóng to, gió lớn, khiến cho chiếc thuyền ngài ngồi dù làm bất cứ cách nào cũng không tiến lên được. Trong tình huống bất đắc dĩ đó, chỉcòn cách thỉnh tượng Quán Âm Bồ Tát lên một hòn đảo nhỏ, dựng một gian nhà lá trên đảo để thờ phụng Quán Âm Bồ Tát. Hòn đảo nhỏ ấy ngày càng phát đạt đến nỗi cái tên gốc là đảo Mai Sầm trở thành Phổ Đà Sơn”. Trong những năm gần đây, có bức tượng ba mặt của ngài Quán Thế Âm nhìn thẳng ra biển rất to lớn tại núi Phổ Đà.

Dựa vào câu chuyện kể trên, nếu thật sự ngài Quán Thế Âm linh ứng huyền diệu thì tại sao ngài Huệ Ngạc tha thiết cầu nguyện mà sóng gió không tan? BồTát Quán Thế Âm là vị đẳng giác Bồ Tát nghĩa là sắp thành Phật, tâm không còn phân biệt thì không lẽ ngài không muốn độ cho dân Nhật Bản hay sao?

Thậm chí vào tháng ba, năm 2011, có trận động đất rất lớn lên đến 9.0 Richter scale, dọc theo bờ biển Tohoku phía Đông Bắc Nhật Bản. Trận động đất kéo theo những đợt sóng thần cao đến 40.5 thước (133 ft), giết chết trên 15,848 người, mất tích gần 6.011 người và tàn phá biết bao nhà cửa…Nhật Bản là quốc gia Phật giáo nên trong lúc nước dâng lên cuốn trôi hàng vạn người như thế thì chắc chắn mọi người đều cầu nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn. Thế thì Bồ Tát Quán Thế Âm ở đâu mà không cứu họ? Không lẽ oai thần của Bồ Tát không địch lại với sóng thần hay sao? Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm Nam Hải ba mặt ở núi Phổ Đà nhìn thẳng vào nước Nhật Bản thế thì lúc sóng thần tràn vào tại sao Bồ Tát nỡnào nhìn hàng chục ngàn chúng sinh già, trẻ, bé, lớn bị làn nước cuốn trôi mà không ra tay cứu độ?

Lời Phật dạy là chân lý, không bao giờ sai cả chỉ vì chúng sinh hiểu không thấu đáo chỉ nhìn theo tướng trạng bên ngoài mà áp dụng sai lầm nên dễ rơi vào mê tín dị đoan trái với luật nhân quả khách quan của nhà Phật. Tin tưởng sai lầm rồi cho rằng Bồ Tát hết linh.

Niệm danh hiệu Quán Thế Âm là để lắng nghe tiếng Diệu Âm trong lòng của chúng ta chớ không phải Quán Thế Âm là người đi làm công tác từ thiện nên không có việc thương người này bỏ người kia. Vì thế chúng sinh tuy có niệm Quán ThếÂm mà không chịu soi chiếu để lắng nghe tiếng nói thanh tịnh của tâm mình thì những tâm niệm kia chỉ là biểu tượng của lòng mong cầu tức là tâm vẫn còn tham thì không có kết quả chi hết. Nói cách khác khi nói niệm Đức Quán Thế Âm phảiđược hiểu là xoay cái nghe từ bên ngoài mà hướng về tánh nghe vốn thanh tịnh trong sáng sẵn có của mình thì tất cả những phiền não, khổ đau sẽ tan biến. Dođó nếu thật sự Ngài Quán Thế Âm có độ thì hễ chúng sinh cần độ thì Ngài độngay, thậm chí cả những người không niệm, Ngài vẫn độ, tức là Ngài không để cho người nào bị nước cuốn trôi cả. Không lẽ Bồ Tát thấy hàng trăm, hàng vạn người sắp chết mà không cứu? Vậy lúc những người sắp chết đuối Bồ Tát ở đâu? Đức Quán Thế Âm có thiên thủ thiên nhãn thì không lẽ Ngài không nghe được những lời cầu cứu ưu bi đó hay sao? Đức Phật Thích Ca không phải là đấng thần linh cho nên chữ “độ” trong đạo Phật phải được hiểu là những phương pháp tu hành rốt ráo đểgiúp chúng sinh thoát khỏi khổ ách, có giải thoát giác ngộ, có thanh tịnh Niết bàn. Đạo Phật không dạy chúng sinh tin vào độ mà chỉ dạy chúng sinh tin sâu vào nhân quả. Tất cả những khổ vui, sống chết trong đời này của mình là những kết quả mà chính mình đã tác tạo trong những đời quá khứ. Nếu ngày xưa mình ra tay cứu giúp người gặp hoạn nạn thì khi mình đối diện với tai họa thì có kẻ khác giúp trả lại cho nên khi mình gặp nạn sắp bị nước cuốn đi thì nhân duyên quả báo xui khiến gặp thuyền cứu vớt cho. Dựa theo luật nhân quả, mình bố thí thì mai sauđược giàu sang. Mình lo lắng, chăm sóc người già, bệnh tật thì mai sau mình sống khỏe, sống lâu. Mình thương người thì được người yêu, người mến. Ngược lại nếu hại người thì bị người hại lại. Chửi người thì bị người mắng nhiếc lại. Giết người thì kiếp này hay kiếp sau bị người sát hại lại. Tuy con người có quan niệm khác nhau về sự thưởng phạt của thiện ác, nhưng Luật Nghiệp Báo thì lúc nào cũng đại diện cho sự công bình tuyệt đối vì đó là sự thưởng phạt công minh, chắc chắn và hợp lý.

Bây giờ nếu nắm giữ danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm và nhờ oai thần của BồTát để lắng nghe tiếng nói thanh tịnh của tâm mình tức là mình làm chủ được mình thì những chướng ngại như nước ái, nước nhẹ dạ yếu lòng, nước yêu thương mù quáng làm sao cuốn ta theo được. Nói cách khác con người biết tự chủ tức là sống với trí tuệ hằng sáng của mình thì có thể san bằng tất cả mọi chướng ngại. Ngược lại nếu sống theo tình cảm yếu đuối thì bị dòng nước thế gian cuốn đi, chìm đắm trong biển ái sông mê. Do đó Phật pháp giúp chúng sinh hóa giải dần dần những mê chấp, xa lìa tình cảm chủ quan yếu đuối sai lầm mà bồi dưỡng và sống với trí tuệ khách quan.

3)Đi thuyền tìm châu báu trong biển lớn bị lạc vào nước quỷ La Sát sẽ thoát được nạn quỷ ấy.

Tất cả mọi chúng sinh đang sống trên thế gian này thì ai ai cũng đều sống trong khổ ải, bị nhậm chìm trong bể ái sông mê ngoại trừ những người giác ngộ.Bây giờ thức tỉnh nên muốn nương theo Chân lý tìm lối giải thoát cho đời mình cũng giống như lên thuyền đi tìm châu báu. Nếu nói về vật chất thế gian thì bảy báu là vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, trân châu, san hô và mã não. Nhưng ở đây, bảy báu là bảy con đường thiện xảo đưa con người từ mê đến giác, từ phàm đến Thánh.Đây chính là Thất Thánh Tài và gồm có: Giới, Tín, Văn, Sám hối, Tinh tấn, Buông xả và Trí tuệ.

Vàng là vật cao quý chẳng khác gì Giới

Bạc là sự thay trắng đổi đen nên ám chỉ cho Tín tức là lòng tin tưởng vào Phật pháp, không còn nghi ngại.

Lưu ly là lưu chuyển tượng trưng cho Văntức là tánh nghe.

Xà cừ có hình tướng xấu xa nên ám chỉcho Sám hối.

Trân châu là thanh cao tượng trưng cho Tinh tấn.

San hô thì tượng trưng cho Buông xả.

Mã não thì sáng chói tượng trưng cho Trí tuệ.

Con đường Phật đạo viên mãn là người Phật tử phải biết ăn năn sám hối làm lành tránh dữ và vun bồi công đức thì trí tuệ sẽ phát sinh. Có trí tuệ tức là thấy được Chân lý. Mà muốn thấy được Chân lý thì con người phải có đủ nghị lựcđể lìa bỏ, buông xả và hy sinh những của cải cao quý tạm bợ của trần gian đểvào Thánh đạo bằng cách tích tụ hằng hà công đức, giữ tâm thanh tịnh và dựa theo Thất Thánh Tài thì mới thành tựu.

Trong khi chúng ta cố gắng tu theo con đường Bát Thánh Tài, chuyên làm lành lánh dử, vun bồi phước đức công đức, tu tịnh nghiệp thì bỗng nhiên có người làm cho chúng ta nóng giận, tâm sân liền phát khởi chẳng khác nào tâm mình đang lạc vào cõi nước quỷ. Quỷ La sát là những cơn sốc, những ảo tưởng giận hờn, điên đảo làm cho con người mất đi Chánh niệm, không còn làm chủ lấy thân tâm để bắt đầu tạo ra hành nghiệp.

Ngay vào thời điểm đó, nếu chúng ta niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm khiến cho những cơn giận hờn, điên đảo dần dần tan biến và đưa chúng ta trở lại trạng thái bình yên ban đầu chẳng khác nào vào cõi nước quỷ La sát mà không hềbị ám hại.

Vậy cõi nước quỷ La sát mà kinh nói ở đấy là ám chỉ cho quý sát hại, quỷdâm dục, quỷ vọng ở trong tâm nên mới đáng sợ bởi vì nó khiến con người hút máu, giết người, làm điều dâm dục, trộm cướp, nói lời gươm đao, thấy ác làm ác chẳng những nó giết đời này của ta mà còn giết biết bao nhiêu đời nữa.

Phàm nhân thì tham luyến vào Thất bảo (Vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, trân châu, san hô, mã não) cho nên tạo nên biết bao chuyện tội lỗi, gây ra nhiều tội nghiệp để phải chịu quả báo luân hồi cũng vì nó. Ngược lại đối với Thánh nhân thì Thất bảo là cỏ rác, là cội nguồn phát sinh ra tội lỗi nên chẳng có giá trị gì. Lời nói sau cùng trước khi đức Phật nhập diệt là “Tất cảcác pháp hữu vi đều là vô thường hoại diệt” cho nên bậc Thánh chỉ lưu ý đến Thất Thánh Tài (Giới, tín, văn, sám hối, tinh tấn, buông xả, trí tuệ) mà thôi.

Thế thì quỷ La Sát mà kinh nói ở đây là biểu trưng cho lòng sân hận của con người nên ở đâu và ở bất cứ nơi nào cũng có. Sân là giận dữ, là lúc bản ngã của mình không được thỏa mãn. Phản ứng của sự bất mãn này là tức giận, nổi cơnđiên.

Ngày xưa có vị tướng quân đến gặp một Thiền sư và hỏi:

-Thế nào là hắc phong (gió đen)?

Thiền sư đáp:

-Ông đường đường là một tướng quân mà sao lại hỏi một câu vớ vẫn như thế?

Vị tướng quân nghe chê liền tức giận, đỏ mặt tía tai.

Lúc đó Thiền sư mói bảo:

-Đấy hắc phong vừa thổi đến đó!

Vậy hắc phong không phải là gió áo ào kéo theo mây đen mù mịt, mà hắc phong chính là cơn giận của con người. Cơn giận dữ chẳng khác chi ngọn lửa hồng có thể thiêu cháy tất cả. Vì thế bất cứ ai nuôi dưỡng cơn giận dữ trong lòng thì chính họ đang tình nguyện đưa ngọn lửa vào thiêu đốt tâm họ thành ra tro bụi. Do đó hằng ngày trong cuộc sống, nếu cố ý nuôi dưỡng cơn giận dữ trong lòng thì chính ta đang từ bỏ niềm hạnh phúc, an vui giữa mình với người. Giận dữ có thể biến một con người bình thường thành ra người điên cuồng, không thểkiềm chế được ý thức, nhân tính nên hành vi, cử chỉ và việc làm gây thương tổn cho mình và cho kẻ khác. Thí dụ khi cơn ghen nổi lên, người đó có thể tạt ác-xít hay đâm chém kẻ khác. Trong xã hội, giận dữ có thể phát khởi do mâu thuẫn ý thức hệ tôn giáo, chính trị, hay những va chạm về quyền lợi. Khi cơn giận phát tác, con người có khuynh hướng trút sự nóng giận hay cơn thiêu đốt đó cho người khác, nhưng vô tình sự trút đổ vô căn cứ đó càng làm cơn giận gia tăng. Trong kinh Nguyên Thủy, “sân” có nghĩa là thái độ biểu đạt cảm xúc muốn thiêu hủy đối tượng, đốt cháy đối tượng, bằm đối tượng ra thành các mảnh vụn. Vì thế để kiềm chế sân hận, chúng sinh chỉ cần quay về niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm là biểu trưng lòng từ bi thì những tiếng nói huyền diệu phát ra từtrong bản tâm của chúng ta tức là Diệu Âm sẽ là những giọt nước cam lộ tươi mát làm diệu đi và dập tắt cơn giận dữ kia. Nói cách khác chúng sinh chỉ cần quay về sống với tỉnh thức Chánh niệm để kiểm soát từng biến hành của thân, tâm lúc bấy giờ thì chính mình sẽ biết rất rõ sự nóng giận của chính mình. Sau đó hít ra thở vô nhẹ nhàng để tống khứ những độc tố đó ra ngoài thì sẽ có tự tại ngay.

Thông thường chúng ta nổi giận khi cảm thấy chính bản thân chúng ta hay là người thân của chúng ta bị đối xử bất công. Vì không chịu nổi sự bất công đó, cơn giận mới khởi lên. Có thể nói sân hận là một trạng thái tình cảm rất thông thường của con người vì hầu như ai cũng từng nổi giận, trong một thời điểm nàođó, với một mức độ nào đó, khi phải đối diện với một người hay một điều kiện không hài lòng.

Chúng ta nổi giận khi cảm thấy bị từ chối, khinh thường, bất lực và tổn thương. Và do đó chúng ta có một khát khao muốn làm tổn thương người khác nhưchúng ta đã từng bị thương tổn. Đôi khi những đòi hỏi không thực tế cũng là nguyên nhân của sân hận. Chúng ta mong muốn quá nhiều từ bản thân, đồng nghiệp, con cái, hay hoàn cảnh sống, và khi sự việc xảy ra không như chúng ta mong mỏi, chúng ta cảm thấy buồn bực và bất mãn. Đôi khi sự căng thẳng ảnh hưởng đến tình cảm của chúng ta, hay những người chịu quá nhiều áp lực thường rất dễ nổi giận. Và một lý do nữa, có thể đó là do cá tánh, vì chúng ta có tánh tình nóng nảy, có cảm xúc quá mạnh mẽ do yếu tố sân tuỳ miên quá sâu dày trong tâm của chúng ta.

Một nguyên nhân khác bắt rễ phát sinh ra sân hận bắt nguồn từ trạng thái si mê của con người. Khi bị sự si mê chi phối tâm trí của con người sẽ không còn sáng suốt nên có khuynh hướng chiếm đoạt sở hữu của người vào tay mình. Vì sự chấp thủ đó nên ai đụng vào quyền lợi, sở hữu hay những gì họ đang ham muốn thì người si mê sẵn sàng kháng cự, chiến đấu đến cùng và đó là đầu mối của tranh đấu, bạo loạn và chém giết.

Về sự tai hại của sân hận, trong kinh Sân Hận, Phẩm Không Tuyên Bố, TươngƯng Bộ Kinh, Đức Phật có nói đến 7 điều xảy đến cho một người hay sân hận:

-Này các Tỳ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dầu cho người ấy khéo tắm rửa, khéo chải chuốt, rồi người ấy cũng trở thành xấu xí; dầu có nằm trên giường nệm, chăn len, họ vẫn ngủ một cách khổsở ; thâu hoạch bất lợi, lại nghĩ rằng: “Ta được lợi ích”, thâu hoạchđiều bất lợi ích, lại nghĩ rằng: “Ta không được lợi ích”. Những pháp này được nắm giữ khiến người khác trở thành thù địch, đưa đến không hạnh phúc,đau khổ lâu dài; những tài sản nào của họ thâu hoạch do sự phấn chấn tinh cần, cất chứa do sức mạnh của cánh tay, chồng chất do những giọt mồ hôi, đúng pháp, thâu hoạch hợp pháp. Các tài sản ấy được nhà vua cho chở về ngân khố nhà vua; nếu có được danh tiếng gì nhờ không phóng dật thâu hoạch được, danh tiếng ấy lánh xa họ; nếu người đó có những bạn bè thân hữu, bà con huyết thống gì, họ sẽxa lánh, từ bỏ người đó, vì người đó bị phẫn nộ chinh phục; người đó làm ác hạnh với thân, người đó nói lời ác hạnh với lời, người đó nghĩ đến điều ác hạnh với ý, khi thân hoại mạng chung, người đó sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ,địa ngục.

Nói chung, con người chỉ thích làm những gì để thỏa mãn và tâng bốc cái bản ngã của mình. Ngược lại, họ không thích bất cứ cái gì thách thức, đe dọa, xúc phạm hay hạ bệ cái bản ngã của mình cho nên những gì đi ngược lại với những sở thích của bản ngã thì nó phản ứng lại bằng sân hận và giận dữ. Do đó người diệt được chấp Ngã thì sẽ không có vấn đề gì cả. Đức Phật không còn bản ngã nên ngài luôn luôn an tịnh và là một nguồn an lạc cho tất cả chúng sanh, cho toàn thếgiới.

Thế thì đừng bao giờ nghĩ rằng có người đi tìm châu báu, lạc vào nước quỷsợ quá liền niệm Bồ Tát Quán Thế Âm thì được ngài cứu giúp thoát khỏi tai nạn.Đây là lối “Văn dĩ tải đạo” nghĩa là lời văn chỉ là chuyên chở đạo lý sâu kín bên trong mà thôi.

4)Sắp bị dao gậy chémđánh, thì dao gậy kia bị gãy từng khúc.

Dao gậy chém đánh ở đây là muốn ám chỉ những lời mắng chửi, nói lưỡi hai chiều, nói lời độc ác, nói thêu dệt, nói gian dối làm cho chúng ta đau đớn chẳng khác chi là nhác đao đâm thẳng vào tim nhói buốc. Nhưng nếu biết thức tỉnh chánh niệm quay về niệm Bồ Tát Quán Thế Âm thì những nỗi khổ niềm đau kia sẽ tan biến.

Các đấng cha mẹ, khi dạy mà con cái không nghe lời thường tuôn ra những lời nhục mạ, nhưng họ có biết đâu những lời độc địa, chua cay đó có sức mạnh phá hoại rất ghê gớm còn hơn những đòn roi, những nhát dao vô hình. Vậy đâu là nguyên nhân?

-Nguyên nhân thứ nhất là sự thiếu hiểu biết: Nói rằng cha mẹ sỉ nhục, nhiếc mắng con cái là vì họ không yêu con là không đúng. Trong khi nói ra những lời cay độc, họ vẫn luôn nghĩ rằng có thế nó mới thấy mà sửa chữa khuyết điểm.

-Bất lực trong việc giáo dục: Lý do thứ hai khiến cha mẹ dùng đến “võ mồm” là sự bất lực trong giáo dục con cái. Khi con có lỗi, cha mẹ thường dọa nạt, trừng phạt bằng đòn roi. Thấy không còn hiệu quả, họ lại chuyển sang dùng những lời nhẹ nhàng, nhưng mang nặng tính giáo huấn. Thấy con không chuyển biến, cha mẹ đành dùng đến những lời cay độc. Cứ như vậy tạo thành cái vòng luẩn quẩn, không giúp con tiến bộ, mà chỉ khắc sâu thêm oán thù.

-Ảnh hưởng xã hội: Cuộc sống vất vả, căng thẳng hằng ngày cùng với sức ép công việc, khiến cho đầu óc cha mẹ lúc nào cũng căng lên như dây đàn. Thế là về đến nhà, bao nhiêu bực dọc, cha mẹ đổ lên đầu con cái.

-Ảnh hưởng di truyền: Mỗi người chúng ta đều mang trong ký ức của mình “một bộ sưu tập”” những lời la mắng là “di tích” của quá khứ, nhưng đôi khi chúng ta không ý thức được điều đó. Có người mẹ đã kể rằng:“Thời nhỏ tôi thường bị cha mẹ chửi mắng là ngu đần. Lúc ấy tôi vô cùng tức giận và căm phẫn cha mẹ tôi. Vậy mà nhiều lúc bây giờ tôi cũng mắng con đúng như vậy. Tôi không thích điều đó, nhưng những lời đó cứ tuôn ra một cách tựnhiên, không cần sắp xếp lại”.

Nên nhớ rằng không có một đứa trẻ nào xấu hoàn toàn và khi có lỗi, có khuyết điểm thì chúng cũng ý thức và đau buồn về chuyện đó. Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ vì thế các đấng cha mẹ hãy lắng lòng để lắng nghe