Bát Chánh Ðạo 2

MƯỜI TƯ TƯỞNG PHÁP HOA
TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Đương Đạo
Thiện Tri Thức, 2003

Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh

Mở Đầu

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đưa người ta đến một sựchuyển hóa toàn triệt và toàn diện cuộc đời sanh tử khổ đau manh mún bởi chia cắt, phân biệt, oán ghét và xung đột của mình bằng cái thấy biết chân thật của Phật (tri kiến Phật). Sự chuyển hóa rất mạnh mẽ, bùng nổ, toàn triệt như rất nhiều chữ trong kinh đã nói lên điều đó. Có lẽ vì théá mà kinh được xưng là “vua của các kinh”, với rất nhiều đoạn ca ngợi sự ích lợi, công đức của người thọ trì kinh.

Ví dụ chữ Hoa Sen trong đầu đề kinh. Chữ này khi để nói về con người, nó chỉ cho Phật tánh nơi mỗi chúng sanh, bởi thế khi đức Phật nói “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”có nghĩa là mỗi chúng sanh đều là một hoa sen.

Trong các kinh Nikaya Nam truyền nói rằng vừa sau khi giác ngộ, đức Phật quan sát thế gian :“Ngài nhận thấy chúng sanh như những hoa sen trong đầm đủ màu xanh, đỏ, trắng lẫn lộn. Có hoa sen còn nằm trong bùn, có hoa đã lên trong nước, có hoa đã vươn gần mặt nước và có hoa đã vượt khỏi mặt nước. Thấy thế ngài quyết định truyền bá giáo pháp bằng lời tuyên bố : Cửa Vô Sanh Bất Diệt đã mở cho tất cả chúng sanh. Hãy để cho ai có tâm muốn nghe đặt trọn niềm tin tưởng.” Có lẽ đạo Phật có mặtở đời vì cái nhìn thấy chúng sanh như những hoa sen này.

Kinh Pháp Hoađược xem là kinh cao quý nhất thuyết vào thời chót trước khi đức Phật nhập diệt là sự triển khai toàn bộ về hoa sen Phật tánh ấy.

Chỉ cần nhìn trong một khía cạnh của kinh Pháp Hoa, tức là thấy tất cả mọi người là hoa sen, thấy được như vậy thì có đầy đủ tất cả giới, định, huệ, đầy đủ từ bi hỷ xả, bốthí, nhẫn nhục cho đến trí huệ ba la mật. Khi thấy người khác là hoa sen, dù còn nằm trong bùn, tin được lời Phật dạy “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”, tự nhiên chúng ta không thể sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối…, tự nhiên chúng ta có đủ trân trọng, thương yêu và nhẫn nhục, tự nhiên chúng ta có hạnh Thường Bất Khinh Bồ tát, tự nhiên chúng ta tiếp thông được với nguồn năng lực và niềm vui duy trì và lưu xuất ra mọi hình thái đời sống này.

Như vậy, cái thấy biết “hoa sen” đã chuyển hóa toàn triệt những mối tương quan giữa người với người, với thế giới và với chính mình.

Kinh Pháp Hoa nói về hoa sen, mà gần gũi nhất là hoa sen nơi chính mình, những phẩm tính của hoa sen nơi chính mình. Bí quyết của người đọc tụng, giải nói Pháp Hoa là khai, thị, ngộ, nhập cái hoa sen Phật tánh ấy nơi mình. Hành giả Pháp Hoa là người sống cái hoa sen ấy nơi mình, càng lúc càng làm nó nở lớn hơn, tỏa hương hơn và hỗ trợ làm nở hoa sen nơi người khác.

Điều cốt lõi của kinh Pháp Hoa là Chân Không Diệu Hữu. Nó không nghiêng nhiều về mặt Chân Không, về mặt trí huệ như hệ thống Bát Nhã. Nó là sự hợp nhất của chân lý tươngđối (thế đế) và chân lý tuyệt đối (chân đế), của căn bản trí (vô sai biệt trí) và hậu đắc trí (sai biệt trí). Tóm lại, nó là Phật quả.

Pháp Hoa là Chân Không Diệu Hữu. Chân Không là lĩnh vực của Trí Huệ. Diệu Hữu là lĩnh vực của Từ Bi. Chỉ riêng một chữ Diệu trong đề kinh đã nói lên sự hợp nhất của Chân Không và Diệu Hữu, của Trí Huệ và Từ Bi.

Ở đây chúng ta chỉ nói đến mười tư tưởng của Pháp Hoa để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta nên nhớ trước khi nói kinh Pháp Hoa, đức Phật đã nói kinh Vô Lượng Nghĩa và nhập định Vô Lượng Nghĩa Xứ. Thế nghĩa là kinh Pháp Hoa có vô lượng nghĩa như pháp giới có vô lượng nghĩa. Chúng ta chỉ chọn mười tư tưởng để bước đầu đi vào Pháp Hoa. Và những tư tưởng ấy chỉ được khai triển trong những bước đầu tiên – vì có những điều thâm mật đến nỗi đức Phật cũng không nói thẳng mà chỉdùng ẩn dụ –, còn phần sâu xa và rộng lớn của kinh Pháp Hoa là do mỗi cá nhân hành giả sống được bao nhiêu với hoa sen Phật tánh ấy nơi mình và nơi chúng sanh và thế giới. Sự thâm nhập Pháp Hoa tùy thuộc vào mức độ nở lớn của hoa sen nơi chính mình. Đó là công trình của mỗi cá nhân trong chốn thâm mật của mình với sự gia hộ của chư Phật chư Bồ tát.

Cuối cùng kinh Diệu Pháp Liên Hoa không chỉ là “vua của các kinh”, mà đối với đạo Phật Việt Nam, nó là một cuốn kinh chính. Kể từ khi có mặt ở Việt Nam vào thế kỷ thứ 2, 3 đến thời kỳ ảnh hưởng mạnh của kinh Pháp Hoa ở hai thời Lý-Trần, chúng ta thấy nhiều Thiền sư đã trì kinh và giảng dạy kinh Pháp Hoa. Cho đến ngày nay, kinh Pháp Hoa vẫn là cuốn kinh được dịch, in nhiều nhất, được đọc tụng nhiều nhất,được giảng dạy nhiều nhất. Có thể có một nhận định rằng kinh Pháp Hoa gắn liền với Phật giáo Việt Nam. Ít nhất, trong mức độ bình thường của chúng ta, việc thọ trì, đọc tụng, rộng nói kinh Pháp Hoa là một việc ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình, xã hội, sẽ làm cho cá nhân và xã hội tốt đẹp thêm lên. Đó cũng là ước mong của tất cả chúng ta.

1. Đều Đã Thành Phật Đạo

Trong phẩm Phương Tiện thứ hai có những đoạn sau :

Các Phật diệtđộ rồi
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh nhưthế
Đều đã thành Phậtđạo.
Các Phật diệt độrồi
Người cúng dường xá lợi
Dựng muôn ức thứtháp
Vàng bạc và pha lê
Xà cừ cùng mã não
Ngọc mai khôi, lưu ly
Thanh tịnh rộng nghiêm sức
Trau dồi nơi các tháp,
Hoặc có dựng miếuđá
Chiên đàn và trầm thủy
Gỗ mật cùng gỗkhác
Gạch ngói bùn đất thảy,
Hoặc ở nơi đồng trống
Đắp đất thành chùa tháp
Nhẫn đến trẻ con giỡn
Nhóm cát thành tháp Phật
Những hạng người như thế
Đều đã thành Phậtđạo.
Nếu như người vì Phật
Tạo dựng các hình tượng
Chạm trổ thành các tướng
Đều đã thành Phậtđạo.
Hoặc dùng bảy báu làm
Thau, đồng trắng,đồng đỏ
Bằng nhôm và chì kẽm
Sắt gỗ cùng với bùn
Hoặc dùng keo sơn vải
Nghiêm sức làm tượng Phật
Những người nhưthế đó
Đều đã thành Phậtđạo.
Vẽ vời làm tượng Phật
Trăm tướng phước trang nghiêm
Tự làm, bảo người làm
Đều đã thành Phậtđạo.
Nhẫn đến trẻ con giỡn
Hoặc cỏ cây và bút
Hoặc lấy móng tay mình
Mà vẽ, làm tượng Phật
Những hạng người như thế
Lần lần chứa côngđức
Đầy đủ tâm đại bi
Đều đã thành Phậtđạo.
……………………………
Nếu người nơi tháp miếu
Tượng báu và tượng vẽ
Dùng hoa, hương, phan, lọng
Lòng cung kính cúng dường
Hoặc khiến người trổi nhạc
Đánh trống, thổi sừng ốc
Tiêu địch, đàn cầm, hầu
Tỳ bà, chiêng bạtđồng
Các tiếng hay nhưthế
Đem dùng cúng dường hết
Hoặc người lòng vui mừng
Ca ngâm tán thán Phật
Nhẫn đến một tiếng nhỏ
Đều đã thành Phậtđạo.
Nếu người lòng tán loạn
Nhẫn đến dùng một bông
Cúng dường nơi tượng vẽ
Dần thấy vô sốPhật
Hoặc có người lễlạy
Hoặc lại chỉ chắp tay
Nhẫn đến giơ một tay
Hoặc lại hơi cúiđầu
Dùng đây cúng dường tượng
Dần gặp vô lượng Phật
Tự thành đạo vô thượng.
……………………………
Nếu người lòng tán loạn
Bước vào trong chùa tháp
Một xưng Nam mô Phật
Đều đã thành Phậtđạo.
Nơi các Phật quá khứ
Tại thế hoặc diệtđộ
Ai nghe danh pháp này
Đều đã thành Phậtđạo.(1)

(1) Những trích dẫn từ kinh Pháp Hoa đều lấy từ bản dịch của Hoà thượng Trí Tịnh hoặc bản dịch của Hoà thượng Trí Quang, có đối chiếu với bản tiếng Hán của ngài Cưu Ma La Thập và một số bản tiếng Anh

Tất cả mọi hành vi, cử chỉ, dù là vô ý thức, đối với Phật và Phật tánh, thì “đều đã thành Phậtđạo”. Tại sao như thế ? Tại sai chỉ cần một hành động nhỏ của thân, khẩu, ý hướng đến Phật đều khiến người ta “đều đã thành Phật đạo” ? Cái gì khiến một cửchỉ nhỏ cũng làm người ta tức thời tương ưng với Phật tánh ? Bởi vì mỗi ngườiđã là một hoa sen, đã vốn sẵn Phật tánh, chỉ cần một chút cử động hướng đến Phật, tức thì hoa sen đó bừng nở, tức thì tương ưng được với Phật tánh vốn sẵn nơi mình.

Nhưng đó chỉmới là cái thấy biết về phần chúng ta. Mà trong kinh Pháp Hoa, đức Phật muốn khai mở, chỉ bày, làm tỏ ngộ và thâm nhập (khai, thị, ngộ, nhập) cho chúng ta cái thấy biết của Phật (tri kiến Phật), hay chúng ta có thể gọi là cái thấy biết của Pháp Hoa. Với câu “đều đã thành Phật đạo”, kinh muốn giới thiệu cho chúng ta phần nào cái thấy biết đó của Phật, cái thấy biết của Pháp Hoa. Bởi thế, sau khi nghe (Văn), chúng ta phải tư duy (Tư) và thiền định (Tu) để cảm nhận phần nào cái thấy biết Pháp Hoa đó.

Trong cái thấy của Phật, tất cả chúng sanh và thế giới đều cùng một “chất” Phật, tất cả hữu tình vô tình đều đồng một tánh vàng, bởi thế bất cứ một cử chỉ, một động niệm nào cũng nằm trong tánh vàng đó, cũng là tánh vàng đó.

Một hành động nào đó hướng đến Phật, nếu đứng trong không gian và thời gian của chúng sanh chúng ta, hành động đó bị ngăn cách với toàn bộ vũ trụ và bị giới hạn trong một phần đoạn thời gian. Nhưng trong không gian và thời gian của Phật thì khác : vềmặt không gian, tất cả đều là Tịnh Độ của Phật, tất cả đều là một ‘chất’ Phật. Thế nên một hành động nào dù nhỏ vẫn khởi từ tánh vàng, vẫn xảy ra và chấm dứt trong tánh vàng, bởi thế, “đều đã thành Phật đạo”. Về mặt thời gian, trong thếgiới Pháp Hoa, không có sự ngăn cách giữa một điểm khởi đầu và một điểm cuối, không có sự ngăn cách giữa nhân và quả, tất cả đều thông suốt với nhau trong Phật tánh Nhất Niệm. Nói cách khác, không có thời gian phân đoạn của chúng sanh, bởi thế dầu một việc làm có trải qua a tăng tỳ kiếp mới thành quả vẫn “đều đã thành Phật đạo”, vì nó bắt đầu và chấm dứt trong cùng một ‘chất’ là Phật tánh vô thủy vô chung.

Sự bất hạnh của chúng ta là chúng ta chưa dám tin mình đang sống trong Như Lai tạng, trong biểnđại tịch diệt của Như Lai, trong đó mọi hành vi, cử động của chúng ta đều tươngưng và đồng nhất với Như Lai tạng, dù chúng ta có tin điều đó được hay không. Bởi thế sự tu hành của một hành giả Pháp Hoa là nhận thức, đưa tất cả mọi hànhđộng của thân, khẩu, ý về đại dương Phật tánh Như Lai tạng đó, đưa tất cả trởvề trong “thật tướng ấn” Pháp Hoa.

Đứng về mặt tâm thức, cái thấy biết Pháp Hoa là toàn thức tức trí, tất cả thức là trí. Một làn sóng thức khởi lên và tan biến là khởi lên và tan biến trong biển trí. Như thế,một làn sóng thức khởi lên nó đã là nước, nó “đều đã thành Phật đạo”.

Tóm lại cái thấy biết Pháp Hoa là cái thấy biết ở trên Quả chứ không ở nơi Nhân. Tu Pháp Hoa là tu trên Quả chứ không phải tu từ Nhân để đi đến Quả. Đây là một phân biệt rất quan trọng để trong kinh có nói rằng Pháp Hoa là “vua của các kinh”.Các kinh Đại thừa vào thời sơ kỳ là lối tu đi từ nhân đến quả, từ các ba la mật trải qua nhiều đời đến Quả Phật. Do đó mà có thể gọi là Thừa Nhân. Còn Pháp Hoa là Thừa Quả, triển khai sự tu hành ngay trên Quả của Phật đã thành, và Quả đó, tức là Phật tánh vốn có sẵn ở nơi mỗi chúng sanh.

Trong cái nhìnở trên Quả như vậy, khi tất cả đều nằm trong Quả, nếu một nhân khởi lên trong cái toàn thể Quả đó, thì nhân đó đã là Quả.

Chúng ta thấy tư tưởng bổn môn đã hiện diện ở đây. Chúng ta hãy lấy ví dụ về bổn môn và tích môn : đức Phật Thích Ca đứng về mặt bổn môn là đức Bổn Phật, đã thành Phật Quảtừ vô thủy đến vô chung, và về mặt tích môn là đức Phật lịch sử xuất hiện nơi thế gian cách đây hơn 2500 năm. Bổn môn là mặt bản thể, tích môn là mặt hiện tượng. Với chúng sanh chúng ta, bổn môn là “mỗi chúng ta vốn có Phật tánh” và tích môn là con đường hiện thời của chúng ta để đi vào Phật tánh đó.

Trong cái nhìn sâu xa của Pháp Hoa, cả hai mặt bổn môn – quả Phật tánh vốn có nơi mỗi chúng sanh – và tích môn – nhân tu hành của mỗi chúng sanh – được hợp nhất, thời gian giữa nhân và quả không còn tồn tại, thế giới hiện tượng và thế giới bản thể là một, khiến khi gặp người nào, chúng ta đều có thể nói : “Đều đã thành Phậtđạo.” Sống như vậy tức là sống Pháp Hoa.

Ở trên chỉ là vài lối tiếp cận để chúng ta thể nghiệm “đều đã thành Phật đạo”. Chúng ta có rất nhiều cách tiếp cận khác tùy theo căn tánh mỗi người. Nhưng vấn đề của chúng ta là phải cảm nhận, thể nghiệm cái thấy biết ấy thật sâu rộng và thường trực để đánh bạt những phân biệt, phiền não, khổ đau do tách lìa khỏi cái thấy ấy. Chỉ khi nào cái thấy ấy sâu rộng và thường xuyên nơi chúng ta, chúng ta mới có thể xua tan dần vô minh và chỉ lúc đó mới có hy vọng đi vào Pháp Hoa tam muội (tức là những phẩm tính vốn thường định như vậy của Pháp Hoa).

Chúng ta cầnđưa cái thấy biết “đều đã thành Phật đạo” vào đời sống, để nó thành trực tiếp, thành ‘bản năng’. Chỉ cần thấy ai đó đang làm một việc tốt hướng đến Phật tánh, hướng đến Chân Thiện Mỹ, lập tức nơi chúng ta bật ra “đều đã thành Phật đạo” và lập tức chúng ta chia xẻ sự an lạc của cõi Phật Tịnh Độ. Chỉ cần thấy hình tướng của một ai đó, lập tức, “đều đã thành Phật đạo”, lập tức tất cả tướng tức là tánh. Chúng ta đang muốn ghét giận ai đó, chỉ một tư tưởng “đều đã thành Phật đạo” khiến tất cả trở lại thế giới bình đẳng, an lành của Phật. Chúng tađang tham lam, giận dữ, kiêu mạn, đố kỵ, chia rẽ với những ai đó, chỉ một tưtưởng “đều đã thành Phật đạo” khiến tất cả trở lại một vị bình đẳng, trở lại trong thế giới Pháp Hoa, trong thật tướng ấn của Pháp Hoa. Thậm chí với người đang làm một việc xấu, thay vì sự phê phán, ghét giận làm trầm trọng thêm sự việc, câu nói “đều đã thành Phật đạo” khiến ta không khởi phiền não, khiến ta có thểnhìn nó bằng cặp mắt tha thứ, bằng đôi mắt trí huệ và từ bi (“mắt từ trông chúng sanh” – phẩm Phổ Môn), và chính điều đó mới có thể giúp đỡ người kia, ban phước cho người kia. Quả vậy, “đều đã thành Phật đạo” chính là sự ban phước cho cuộc đời.

Khi thấy biếtđược hình tướng của một người nào, dù đang rất tệ hại, xấu xa, đầy những tính chất đê tiện, thậm chí gây cho chúng ta tức giận, với hình tướng của người đó trong nhiều a tăng kỳ kiếp nữa sẽ thành Phật dưới cội Bồ đề, là một, không khác, nghĩa là không có khoảng cách thời gian không gian, chúng ta đã triệt hạ,chiến thắng được thời gian, và như thế đã làm nên phép lạ ‘biến mọi thứ của thếgiới này thành vàng ròng’. Phép lạ của sự ‘chuyển thức thành Trí’ này đầy dẫy trong kinh Pháp Hoa, kho báu của chính bản tâm chúng ta.

Không thể nói hết được “đều đã thành Phật đạo” là gì. Nó là tất cả từ, bi, hỷ, xả, là sáu ba la mật, là cái Thấy, Con Đường và Quả, mọi hạnh tu hành v.v… Chỉ biết theo kinh Pháp Hoa, nếu người nào “thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép nhẫn chỉ một câu, những người ấy vị lai sẽ được thành Phật”. Nếu nghe được (Văn), tư duy (Tư), thiền định và thọ trì (Tu) chỉ một câu “đều đã thành Phật đạo”, chúng tađã rất gần gũi tri kiến Phật vốn là nội dung kinh Pháp Hoa.

Đến đây chúng ta không nói thêm nữa, và mỗi người phải cảm nhận, dù chỉ là những kinh nghiệm nhỏ, chúng sẽ là những dááu ấn trên tâm thức chúng ta khiến chúng ta biến đổi, chuyển hóa hơn là những ý niệm trơn tuột phát xuất từ ngôn ngữ văn tự. Mỗi người phải khám phá cho chính mình thật tướng của các pháp là gì, chúng ta là gì, những người khác là gì và thế giới này là gì. Trên con đường khám phá và thể nghiệm trực tiếp đó, đối với những người sơ học như chúng ta, câu “đều đã thành Phậtđạo” có thể nói được là một câu đà la ni, câu “tổng trì” khiến chúng ta dần dần thâm nhập vào thực tại. Câu ấy về một mặt nào có thể xem là một công án mà phá thấu được nó chúng ta sẽ thấy và bước vào một thế giới mới, bình an, tịnh lạc và hằng hằng mới mẻ, thế giới thật tướng Pháp Hoa. Sống được “đều đã thành Phậtđạo” là sống kinh Pháp Hoa.

Cảm thấu được“Đều đã thành Phật đạo”, chúng ta cảm thấu được một niềm tin và một sự lạc quan vô cùng vĩ đại, vô cùng tích cực (niềm tin và lạc quan của Quả). Niềm tin yêu đó xuyên suốt vũ trụ, xuyên suốt thời gian không gian, làm cho thời gian không gian của sanh tử không còn ý nghĩa, để nhường chỗ cho thế giới Pháp Hoa, một thế giới của Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Đó là sống trong niềm tin Pháp Hoa.

2. Thọ Ký

Chỉ riêng những tựa đề các phẩm có chữ Thọ Ký đã chiếm hết ba phẩm trong hai mươi tám phẩm của kinh Pháp Hoa : phẩm Thọ Ký thứ sáu, phẩm năm trăm Đệ Tử Được Thọ Ký thứ tám và phẩm Thọ Ký Các Vị Vô Học Và Hữu Học thứ chín.

Trước hết, ngay trong phẩm Thí Dụ thứ ba, đức Phật đã thọ ký cho ngài Xá Lợi Phất “sẽ thành Phật hiệu là Hoa Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật ThếTôn, nước tên Ly Cấu, kiếp tên Đại Bửu Trang Nghiêm…” Tiếp theo trong phẩm ThọKý thứ sáu, ngài Ma Ha Ca Diếp được thọ ký thành Phật rồi đến các đệ tử, đến tất cả các vị A La Hán Vô học cho đến các vị còn trong bậc tu học. Rồi đến phẩm Trì thứ mười ba, các vị Tỳ kheo ni cũng được thọ ký sẽ thành Phật. Như thế, đức Phật đã “tổng nói tất cả Thanh Văn đều đã được thọ ký”.

Trong phẩm Thường Bất Khinh Bồ tát – tiền thân của đức Thích Ca Mâu Ni – với những người mắng nhiếc, đánh đập, ném gậy đá vào mình, ngài chạy tránh đi “mà vẫn to tiếng xướng rằng : Tôi chẳng dám khinh các ngài, vì các ngài đều sẽ thành Phật.” Đây là sựthọ ký rộng rãi cho bốn chúng.

Đặc biệt trong phẩm Đề Bà Đạt Đa thứ mười hai, đức Phật đã thọ ký cho Đề Bà Đạt Đa, người được xem là cực ác vì phá hoại Phật đệ nhất, sẽ thành Phật. Cũng trong phẩm đó, Long Nữ, chúng sanh không phải loài người lại là thân nữ đã thành Phật trước tất cảchúng hội.

Trong phẩm Pháp Sư thứ mười, “Phật bảo Dược Vương : Sau khi Phật nhập diệt nếu có người nào nghe kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nhẫn đến một bài kệ, một câu đủ nghĩa, hay nhẫn đến chỉ có được một niệm tùy hỷ mà thôi, Như Lai cũng thọ ký cho tất cả sẽ được thành Phật.”

Qua những điều trên, chúng ta thấy tất cả mọi người, mọi chúng sanh, không phân biệt cấp bậc tu hành, không phân biệt nam nữ, không phân biệt nghiệp báo, không phân biệt trí hay ngu, không phân biệt các loài đều được thọ ký thành Phật. Với việc thọký cho tất cả đều được thành Phật, chúng ta đã loáng thoáng thấy được ý nghĩa Nhất Thừa là gì, và sự vĩ đại của Nhất Thừa là thế nào.

Bây giờ mỗi một chúng ta nghĩ gì, cảm nhận gì khi biết đức Phật đã thọ ký làm Phật cho mỗi chúng ta – dù trực tiếp (biết đâu trong chúng ta chẳng có người đã từng gặp những tiền thân của Phật như Bồ tát Thường Bất Khinh) hay gián tiếp (tức là qua kinh Pháp Hoa chúng ta đang học tập, đọc tụng). Chúng ta có tin rằng mình là một Diệu Pháp Liên Hoa, một thực thể vốn đã là hoa sen Phật tánh và công việc ở đời của nó chỉ là việc triển nở hoa sen đó, nghĩa là sống tâm mình là tâm Pháp Hoa, khẩu mình là khẩu Pháp Hoa và thân mình là thân Pháp Hoa.

Sống một cuộcđời đã được thọ ký có nghĩa là sống được Phật tánh nền tảng của cuộc đời mình và những đức hạnh biểu lộ của Phật tánh đó, tức là từ bi, hỷ xả, nhẫn nhục ba la mật, rộng lượng, lòng tốt, khoan dung v.v…

Trước hết, chúng ta tin chắc Phật tánh hiện diện ở nơi thân tâm và dần dần chúng ta nhận ra sự hiện diện thường hằng của nó. Bằng đức tin, bằng trí huệ phân biệt, bằng thiền định hoặc bằng những khả năng khác của thân tâm hoặc bằng sự khai thị của một vị thầy, chúng ta nhận ra ở trong tận đáy sâu thẳm của hiện thể mình một cái gì không biến đổi, không sanh diệt, có bản chất là ánh sáng (nói theo ngôn ngữ kinh điển là trí huệ), tỏa hương thơm của tình thương (là từ bi), luôn luôn trẻ trung, tươi mát và mới mẻ, tịch lặng không bờ, bình an không bến. Ở giữa sựxao động của thân tâm, của cảnh vật, của đến đi, có một cái gì hằng hằng bấtđộng, một nền tảng bất động của tất cả mọi sự. Tham thiền chính là nhận ra, an trụ và sống toàn diện trong nền tảng đó. Rồi chúng ta thấy cái thực tại quý báu và thân yêu đó nơi sự vật, nơi cây cối, nơi bầu trời, nơi gương mặt của mỗi người, bất cứ chốn nào, lúc nào. Đó là bước khởi đầu cho đời sống Pháp Hoa.

Rồi dần dần, chính đó là giới luật, thiền định, trí huệ và từ bi của chúng ta. Giới nghĩa là cái gì làm cho mờ đi, mất đi cái thấy về cái đó, điều ấy chúng ta không làm. Chúng ta luôn luôn tiếp thông, giữ gìn cái đó, như vậy là giới. Định là chúng ta luôn luôn thiền định, luôn luôn nối kết và an trụ trong cái đó. Huệ là luôn luôn thấy cái đó ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào… Ngoài cái đó ra chúng ta không thể tìm được sự giải thoát cho những phiền não của mình ở một nơi nào khác. Cái đó là nguồn an ủi thật sự, là nguồn chữa lành cho mọi khổ đau, là giải pháp và giải đáp cho mọi vấn nạn từ thấp nhất đến cao nhất có thể có của cuộc sống chúng ta. Khi nào chúng ta khủng hoảng, chán nản, khổ đau… chỉ cần tương thông, nối kết lại với nền tảng của mình, cái nền tảng mà nhờ đó đức Phậtđã thọ ký cho mình. Cuộc đời của một hành giả Pháp Hoa là sống một cách cụ thểvới cái đó, nghĩa là tiếp xúc, trò chuyện, thỉnh ý kiến, làm quen, thân cận và trở thành một với cái đó – bởi vì cái đó là vị đạo sư bên trong, đức Phật bên trong của mỗi người.

Tóm lại, nền tảng cho sự thọ ký là nền tảng bất sanh bất diệt, cái Phật tánh nền tảng vốn sẵn nơi mỗi chúng ta. Và nếu chúng ta tin vào đạo Phật thì cuộc đời chúng ta chẳng bao giờ lìa ngoài nền tảng Phật tánh ấy, từ chập chững, sai sót, hở sót cho đến thuần nhất một vị trong Phật tánh ấy. Con đường của sự thọ ký là cuộc đời thếphàm của chúng ta, làm sao để ‘nước’ Phật tánh ấy tắm gội, thấm sâu đến tận ngóc ngách của thân tâm, toàn bộ những phương diện của đời sống chúng ta. Quả của sự thọ ký là đứa con cùng tử đã hoàn toàn trở về nhà, nhận lấy vương quốc của cha mình, nhận lấy sự tự do vô tận và quyền lực vô tận nơi cha mình, và sống cuộc đời mình với cha là một.

Cho nên sốngđời Pháp Hoa là khéo léo phối hợp cuộc đời thế phàm của mình với Phật tánh và muôn hạnh muôn đức của nó. Sự phối hợp đó phải nhuần nhuyễn như nhồi bột với nước. Còn “khéo” (thiện) là một chữ hay dùng trong kinh điển Đại thừa để chỉcho đời sống và công việc của Bồ tát. Chúng ta sẽ còn học mãi chữ “khéo” này.

Sống được trong nền tảng, trong bản tánh của toàn bộ tâm thức mình, dần dần chúng ta biết được cái vị của đời sống, cái một vị của toàn bộ Phật pháp. Điểm cốt yếu là chúng ta biết được Cái Đó, khai thị ngộ nhập vào cái đó. Cái đó là cái để quy y : tự quy y Phật, tự quy Pháp, tự quy y Tăng. Cái đó chính là Tam Bảo thường trực ở nơi chúng ta.

Trong từng giây phút của cuộc sống này, Phật đã thọ ký cho chúng ta cái đó. Mỗi giây phút của cuộc đời chúng ta là mỗi giây phút được ban phước trong sự thọ ký ấy. Thế thì hãy sống cuộc đời được ban phước trong từng niệm niệm được thọ ký để thấy cuộcđời mình, từ thể, tướng, dụng đều là Pháp Hoa.

Khi thấy một người nào, thậm chí là người đối địch với chúng ta, chúng ta nghĩ gì khi biếtđức Phật đã thọ ký cho họ ? Có phải là sự phân biệt, thương ghét đều tiêu tan mất, chỉ còn một niềm lạc quan vô tận giữa ta và người đó ? Sự làm tiêu tan những chướng ngại, những kết bế tắc nghẽn giữa chúng ta và người khác sẽ tạo thành một khoảng trống không gian đầy tiềm năng, đó là tác dụng của Trí Huệ. Và sự lấp đầy khoảng trống ấy, một trường tương thông giữa chúng ta và người khác,đó là tác dụng của Từ Bi. Với Trí Huệ và Từ Bi, chúng ta có thể đi vào thế giới Pháp Hoa.

3. Nhất Thừa

Khi tất cả đềuđược thọ ký thành Phật, thì tất cả ở trong một thừa, gọi là Nhất Thừa.

Kinh Pháp Hoađược gọi là “Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm”, nghĩa là Diệu Pháp Liên Hoa, Pháp dạy cho Bồ tát, được Phật hộ niệm. Phẩm Phương Tiện nói : “Đức Phật bảo Xá Lợi Phất : Các đức Phật Như Lai chỉ giáo hóa Bồ tát, nhữngđiều làm ra thường vì một việc : duy chỉ đem tri kiến Phật chỉ cho chúng sanh tỏ ngộ thôi. Xá Lợi Phất ! Như Lai chỉ dùng một Phật thừa mà vì chúng sanh nói pháp, không có các thừa thứ hai thứ ba nào khác. Xá Lợi Phất ! Pháp của tất cảcác đức Phật ở mười phương cũng như thế…

Trong cõi phật mười phương
Chỉ có một thừa pháp
Không hai cũng không ba
Trừ Phật phương tiện nói
……………………………
Vì nói trí huệPhật
Các Phật ra nơiđời
Chỉ một việc này thật
Hai thứ chẳng phải chơn
………………………………
Ta dùng tướng trang nghiêm
Ánh sáng soi trongđời
Đấng vô lượng chúng trọng
Vì nói thiệt tướngấn.”

Nhất Thừa đó không chỉ là gom Thanh Văn thừa (xe dê), Duyên Giác thừa (xe hươu) và Đại thừa (xe trâu) thành “cỗ xe trâu trắng lớn, vật báu trang nghiêm, an ổn thứ nhất”,tức là Phật thừa. Nhất thừa không phải là giai đoạn cuối cùng của con đường Phật đạo sau khi trải qua ba thừa trước theo như lối tư duy học giả kinh viện. Nhất thừa là cái bao trùm vũ trụ và tất cả đều ở trong đó. Nhất thừa đó đã đượcđức Phật hiển bày trong phẩm Tựa thứ nhất trước khi bắt đầu thuyết kinh Pháp Hoa : “đức Phật từ nơi tướng lông trắng giữa chặng mày phóng ra luồng hào quang chiếu khắp cả một muôn tám nghìn cõi ở phương Đông, tất cả thông suốt với nhau,đều thấy cõi nước trang nghiêm của các đức Phật”. Toàn bộ kinh Pháp Hoa, đức Phật đã ba lần làm như vậy. Nhất thừa là cái Một hiển bày trong tất cả, và tất cả không ở ngoài cái Một.

Tất cả cái mà chúng ta gọi là sinh hoạt Phật giáo, đời sống Phật giáo đều diễn ra trong ánh sáng Nhất thừa đó :

Ánh sáng giữa chặng này
Soi suốt thẳng phương Đông
Một muôn tám nghìn cõi
Đều như ánh sắc vàng.
Từ địa ngục A Tỳ
Đến tới trời HữuĐảnh
Trong các thế giớiđó
Cả sáu nẻo chúng sanh
Sanh đây chết đến kia
Nghiệp duyên lành cùng dữ
Thọ báo có tốt xấu
Tại đây đều thấy rõ.
Lại thấy các đức Phật
Đấng Thánh Chúa SưTử
Diễn nói các kinhđiển
Nhiệm mầu vi diệu nhất.
Tiếng các ngài thanh tịnh
Giọng nói ra êm dịu
Dạy bảo các Bồ tát
Vô số ức muôn người
Tiếng phạm âm sâu diệu
Khiến người đều ưa nghe.
……………………………
Ngài Văn Thù SưLợi !
Tôi ở tại nơi đây
Thấy nghe dường thế đó
Và ngàn ức việc khác
Thấy rất nhiều nhưthế
Nay sẽ lược nói ra :
Tôi thấy ở cõi kia
Có hằng sa Bồ tát
Dùng các món nhân duyên
Mà cầu chứng Phậtđạo.
Hoặc có vị bố thí
Vàng bạc, ngọc, san hô,
Chơn châu, ngọc như ý,
Ngọc xà cừ, mã não,
Kim cương các trân bửu
Cùng tôi tớ, xe cộ
Kiệu cáng chưng châu báu
Vui vẻ đem bố thí
Hồi hướng về Phậtđạo.
…………………………
Lại thấy có Bồ tát
Bố thí cả vợ con
Thân thịt cùng tay chân
Để cầu đạo vô thượng
Lại thấy có Bồ tát
Đầu, mắt và thân thể
Đều ưa vui thí cho
Để cầu trí huệPhật.
Ngài Văn Thù SưLợi !
Tôi thấy các quốc vương
Qua đến chỗ của Phật
Thưa hỏi đạo vô thượng
Bèn vui vẻ bỏ nước
Cung điện cả thần thiếp
Cạo sạch râu và tóc
Mà mặc y pháp phục.
Hoặc lại thấy Bồtát
Mà hiện làm tỳkheo
Một mình ở vắng vẻ
Ưa vui tụng kinhđiển.
Cũng thấy có Bồtát
Dõng mãnh và tinh tấn
Vào ở trong núi sâu
Suy xét mối Phậtđạo.
Và thấy bậc lìa dục
Thường ở chốn không nhàn
Tu sâu các thiềnđịnh
Được năm món thần thông.
Và thấy có Bồ tát
Chắp tay trụ thiềnđịnh
Dùng ngàn muôn bài kệ
Ca ngợi các Pháp Vương.
Lại thấy có Bồ tát
Trí sâu chí bền chắc
Thường hỏi các đức Phật
Nghe rồi đều thọtrì.
Lại thấy hàng Phật tử
Định-huệ đều trònđủ
Dùng vô lượng tỷdụ
Vì chúng mà giảng pháp.
……………………………
Cùng thấy vị Bồtát
Vắng bặt yên lặng ngồi
Trời, rồng đều cung kính
Chẳng lấy đó làm mừng.
Và thấy có Bồ tát
Ở rừng phóng hào quang
Cứu khổ chốn địa ngục
Khiến đều vào Phậtđạo.
Lại thấy hàng Phật tử
Kinh hành ở trong rừng
Siêng năng cầu Phật đạo
Cũng thấy đủ giớiđức
Oai nghi không thiếu sót
Lòng sạch như bửu châu
Để cầu chứng Phậtđạo.
Và thấy hàng Phật tử
Trụ vào sức nhẫn nhục
Bị kẻ tăng thượng mạn
Mắng chửi cùngđánh đập
Thảy đều hay nhẫnđược
Để cầu chứng Phậtđạo.
Lại thấy có Bồ tát
Xa rời sự chơi cười
Và quyến thuộc vô minh
Ưa gần gũi người trí
Chuyên tâm trừloạn động
Nhiếp niệm ở núi rừng
Trải ức nghìn muôn năm
Để cầu được Phật đạo.
Lại thấy có Bồ tát
Đồ ăn uống ngọt ngon
Cùng trăm món thuốc thang
Đem cúng Phật và tăng.
Áo tốt đồ thượng hạng
Giá đáng đến nghìn muôn
Hoặc là áo vô giá
Đem cúng Phật và tăng
Dùng nghìn muôn ức thứ
Nhà báu bằng chiênđàn
……………………………
Rừng vườn rất thanh tịnh
Cúng dường Phật và Tăng
Vui vẻ không hềnhàm
Để cầu đạo vô thượng.
Lại có vị Bồ tát
Giảng nói pháp tịch diệt
Dùng các lời chỉbày
Dạy vô số chúng sanh
Hoặc thấy vị Bồtát
Quán sát tánh các pháp
Đều không có hai tướng
Cũng đồng như hưkhông
Lại thấy hàng Phật tử
Tâm không chỗvướng trệ
Dùng huệ vi diệu này
Mà cầu đạo vô thượng.
Ngài Văn Thù SưLợi !
Lại có vị Bồ tát
Sau khi Phật diệtđộ
Cúng dường xá lợi Phật
Lại thấy hàng Phật tử
Xây dựng các chùa tháp
Nhiều vô số hằng sa
Nghiêm sức khắp cõi nước.
………………………………
Phật phóng một luồng ánh sáng
Tôi cùng cả chúng hội
Thấy nơi cõi nước này
Đủ tất cả vẻ đẹp
Những thần lực của Phật
Trí huệ lực hy hữu
Phóng một luồng tịnh quang
Soi khắp vô lượng cõi
Chúng ta thấy sự này
Được điều chưa từng có.

Cho nên công việc của chúng ta là phải thấy mình ở trong Nhất thừa đó, phải sống được cái Nhất thừa đó, chứ không ở trong sự phân cách, chia lìa của cuộc đời sanh tử.Sống trong nhất thừa đó thì tất cả đều tu chung với nhau trong một hội Pháp Hoa vẫn tiếp diễn mãi trong thời gian vô cùng và không gian vô tận. Tu trong Nhất thừa đó thì một người tu là tất cả cùng tu, và tất cả cùng tu cho nên có một người tu.

Sống trong nhất thừa đó thì tất cả đều Sống trong nhất thừa đó thì tất cả đều chẳng cách hởnhau một mảy lông, đó là Trí Huệ Phật, Từ Bi Phật, và đó cũng là giải pháp tối hậu cho tất cả mọi vấn nạn, mọi phiền não khổ đau của thế gian. Niềm tin của Pháp Hoa là tin rằng chúng ta luôn luôn ở trong Nhất thừa của Phật, điều này có trong tất cả các phẩm của kinh Pháp Hoa. Khi thấy một con chim, một cội cây, một dòng nước, một con người, một tiếng thằn lằn trên cây dừa, một tiếng leng keng đâu đó, chúng ta phải thấy biết tất cả ở trong Nhất thừa. Thấy hiểu nhưvậy là chúng ta thật sự đi vào kinh Pháp Hoa, đang sống thế giới Pháp Hoa, đang thọ trì đọc tụng Pháp Hoa.

Thấy tất cả sắc là Pháp Hoa, nghe tất cả âm thanh là Pháp Hoa, thấy tất cả chúng sanh là Bồ tát trong Nhất thừa, đó là “thật tướng ấn” được đức Phật nói đến trong đoạn kinh trên.

Một lần nữa, Nhất thừa là thế giới Chân Không Diệu Hữu. Chân Không là thế giới của Trí Huệ,Diệu Hữu là thế giới của Từ Bi. Trí Huệ và Từ Bi hợp nhất là thế giới Chân Không Diệu Hữu, tức Nhất thừa :

Chư Phật Lưỡng Túc Tôn
Biết pháp thường vô tánh
Phật chủng theo duyên khởi
Thế nên nói Nhất thừa.
Pháp đó trụ vịpháp
Thế gian tướng thường trụ
Nơi đạo tràng thấu rõ
Đạo sư phương tiện nói.

Chính vì Nhất thừa mà trong đạo Phật, không có sự phân biệt giữa vị tăng ni xây chùa với vịtăng ni thuyết pháp, không có sự phân biệt giữa vị tăng ni làm việc thiện và vịtăng ni dịch kinh, không có sự ngăn cách giữa một lối sống, việc làm Phật sựnày với một lối sống, việc làm Phật sự khác, không có sự tranh chấp của các tông phái phát triển trong đạo Phật, nhất là trong thời đại cách xa Phật này. Nhìn rộng hơn nữa, trong Nhất thừa không có sự khác biệt nhất định giữa nhà nghệthuật và nhà chính trị, không có sự khác biệt thực sự giữa nhà khoa học và nhà nhạc sĩ hay nhà thơ, không có sự khác biệt thực sự giữa người xuất gia và người tại gia, giữa người giàu và người nghèo, giữa người phương Đông và người phương Tây… Và hơn nữa, trong Nhất thừa không có ai là tôn giáo khác, không có ai là ngoại đạo. Nhất thừa xóa sạch mọi tranh chấp, mọi xung đột, mọi sự tự khẳngđịnh thế này thế nọ của thời đại đầy dẫy khủng hoảng tranh đấu này. Nhất thừa là tột đỉnh của Trí Huệ và Từ Bi và cũng là hòa bình của thế giới.

Trong thế giớiđầy dẫy phân tranh loạn lạc này, câu nói của Thường Bất Khinh Bồ tát : “Tôi không dám khinh thường các người, vì các người sẽ thành Phật” có lẽ là giải pháp duy nhất để đem lại tình huynh đệ thật sự cho loài người. Đó không chỉ là một câu nói mà là một bài ca, hát lên cho sự ngợi ca loài người. Bài ca đó không chỉ giải quyết cho những xung đột khổ đau đang tràn lan trên thế giới mà còn là niềm an vui lạc quan không thể diễn tả của người đã được sống trong Nhất thừa hay Phật thừa, trong niềm vui hợp nhất của vũ trụ chúng sanh vốn đồng nhất trong Phật tánh.

4. Hiện Bảo Tháp

“Tháp bảy báu từ dưới đất nổi lên trụ giữa hư không”, “trong tháp bảy báu này có toàn thân Như Lai”, đó là khi tâm thức chúng sanh trống rỗng vô tận như hư không, bấy giờtháp báu xuất hiện. Trong tâm thức của chúng sanh, trong đất tâm (từ dưới đất) vốn có Phật tánh (tháp bảy báu chứa toàn thân Như Lai), nhưng chỉ khi nào đất tâm ấy trống trải như hư không, Phật tánh ấy mới hiển lộ. Phật tánh ấy không lệthuộc vào nhân duyên nào cả : trụ ở giữa hư không, không nương nhờ vào một cái gì cả. Phật tánh gồm cả Pháp thân, “toàn thân Như Lai”, Báo thân, “bảy báu” và Hóa thân, “tháp”. Tháp bảy báu để hiển bày cái Chân Không Diệu Hữu của Phật tánh. Tháp báu “cao năm trăm do tuần” cho ta thấy chính thân tâm năm uẩn này chính là tháp báu, một khi cái nhìn của chúng ta đã thanh tịnh, đã thành cái thấy biết của Phật.

Để cho đại chúng thấy rõ ràng đức Phật Đa Bảo và Phật Thích Ca cùng ngồi trên tòa ngồi trong tháp báu, đức Phật đưa tất cả đại chúng lên giữa hư không, đây là điều mà người xưa gọi là “hội không trung thuyết pháp”. Nói theo ngôn ngữ thông thường, một khi tâm thức chúng ta rỗng rang như hư không, bấy giờ thực tại hiển lộ cho chúng ta vừa bản tánh của nó vừa chân tướng của nó. Bất cứ khi nào tâm ta trống không, thực tại bèn hiển lộ, bất cứ khi nào tâm ta ở được trong hư không, thápĐa Bảo liền lộ dạng.

Những việc làm của chư Phật, cho đến những sự biểu hiện thần lực biến hóa, đều có mục đích chứng minh tiến trình khai thị ngộ nhập vốn có sẵn nơi mỗi chúng sanh. Đức Phật hiện thần biến để chỉ ra rằng mỗi chúng ta đều có thể làm được như vậy, tất cảchúng ta đều có thể bước vào hội thuyết pháp giữa hư không để thấy toàn thân Đa Bảo Như Lai. Vậy ở đây đức Phật chỉ ra như thế nào chúng ta có thể thấy, tiếp xúc với Phật tánh vốn có sẵn nơi đất tâm mình để bất kỳ lúc nào cũng có thể “từdưới đất nổi lên trụ giữa hư không ?”

Bất kỳ khi nào tâm thức chúng ta rỗng rang, không trụ vào bất cứ cái gì, như hư không, thì tháp báu xuất hiện ngay ở đó. Chúng ta có thể thấy tháp báu ở bất cứ chỗ nào mắt mình hướng đến, trong bất cứ thời gian nào, không gian nào, vì tháp báu Đa Bảo vốn thường trụ giữa hư không. Cái sự “nổi lên” của tháp báu chỉ là dẹp sạch mọi ngăn chướng trong tâm thức, để tâm thức là không gian cho tháp báu hiển lộ.

Đưa tâm thức trở về bản tánh rỗng rang như hư không của nó, tức thì thực tại hiển lộ cho chúng ta bản chất thật của nó : chân tướng của nó (tháp), vẻ đẹp trang nghiêm của nó (bảy báu) và tính thường trụ của nó (Pháp thân Như Lai).

Đây là điều những kinh điển Đại thừa đều nói đến, mọi con đường Phật giáo đều hướng đến, là kinh nghiệm mà chư Phật đã chứng ngộ hoàn toàn và chư Bồ tát đã chứng nghiệm phần lớn. Có điều chúng ta với nghiệp thức của mình không đủ niềm tin để làm rỗng không tâm thức cho tháp báu đầy mắt rỡ ràng xuất hiện (đầy mắt vì năm trăm do tuần là cao 12000 cây số). Chúng ta không đủ đức tin nên cứ bôn chôn chạy theo tướng và tưởng, chúng ta thích những hoa đốm lộn xộn của sanh tử hơn làđưa tâm thức trở về bản tánh như hư không của nó để thấy được thực tại của chưPhật ba đời (toàn thân Phật quá khứ Đa Bảo và Phật hiện tại Thích Ca). Không những không đủ niềm tin, chúng ta còn không ham thích và đam mê sự thật (thật tướng của các pháp), và cứ thế chúng ta bỏ qua tháp báu trong từng phút giây của đời mình. Có đủ niềm tin và khát khao thấy cho được tháp báu, tâm thức chúng ta sẽtự động trở lại trạng thái như hư không của nó, tức thì thực tại “vô lượng nghĩa” liền hiện toàn thân. Đây là sự khai thị mà chúng ta phải làm cho chính mình, và điều đó phải được làm trong mỗi Hoa. phút giây để chúng ta thường trựcđược thấy Pháp

Nói một cách khác, khi nào chúng ta biết tham thiền, biết sử dụng tâm thức của chúng ta, biết đưa tâm thức trở về cội nguồn vô trụ của nó, khi đó thực tại vẫn hiện tiền trước mắt chúng ta. Với một tâm thức như vậy, chúng ta bắt đầu khám phá ý nghĩa thật sự của đời sống.

Nhưng đó chỉmới là thấy bảo tháp, trong bảo tháp ấy còn có “toàn thân Như Lai không rã, như đang nhập thiền định”. Mà “nếu đức Phật nào muốn đem đem toàn thân Đa Bảo NhưLai chỉ cho bốn chúng, thì các vị Phật phân thân của đức Phật ấy đang nói pháp trong mười phương quốc độ đều phải quy tụ về một chỗ, bấy giờ toàn thân Như Lai mới xuất hiện”.

Một lần nữa, sựthị hiện của đức Phật để mở tháp báu là để cho mỗi chúng ta tự mình mở tháp báuở cấp độ sơ đẳng của chúng ta. Ở mức độ tầm thường của mình, chúng ta là tiềm năng của một vị Phật, chúng ta cũng có những vị Phật phân thân chưa thành của chúng ta, và để lờ mờ thấy được thân Như Lai, để mở hé tháp báu, chúng ta phải làm như đức Phật, “quy tụ về một chỗ tất cả Phật phân thân của mình”.

Ở cấp độ đức Phật, Pháp thân là tâm vô biên như hư không, không hình tướng, không tư tưởng, như đại dương tịch diệt không chút sóng, như vậy vô thủy đến vô chung. Báo thân Phật là những đức hạnh của Pháp thân, như Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, Đại Từ, Đại Bi v.v… Hóa thân Phật là những hình tướng Phật hóa hiện ra từ hai thân trên, như sóng là hóa thân của đại dương tịch diệt. Ở cấp độ Phật, cả ba thân đó là một, tự do vô ngại. Lấy ví dụ như Phật cũng có tư tưởng (Hóa thân), nhưng những tư tưởng đó là một với cái không có tư tưởng (Pháp thân), niệm là vô niệm, thức là Trí, sóng là đại dương. Chúng ta có thể thấy như vậy thì niệm, thức, sóng không còn là những cái gì hạn hẹp và chướng ngại.

Ở cấp độ của chúng ta, Pháp thân tức là tâm không vô niệm, cái bản tánh của tâm thức, nhưng hiện giờ ta chưa tiếp thông được, cùng lắm là chỉ nhận thấy lờ mờ. Báo thân là những công đức của Pháp thân, chúng ta cũng chỉ nhận ra lờ mờ, khi có khi không. Còn Hóa thân ở cấp độ chúng ta là những niệm, những tư tưởng của chúng ta. Và cũng chính những tư tưởng này, không kiểm soát được, dẫn ta đi lang thang lưu lạc không dứt trong luân hồi sanh tử. Hóa thân Phật thì biểu lộ từPháp thân tịch diệt như hư không, có năng lực là đại từ đại bi, nên có thể ứng hiện mà làm lợi lạc cho vô số chúng sanh. Hóa thân của chúng ta tức là những tưtưởng, những “ý sanh thân”, thì lộn xộn, mang nặng các độc (tham, sân, si, kiêu mạn, đố kỵ) nên chỉ có thể làm chúng ta “hóa thân” trong ba cõi sanh tử khổ đau.

Vậy thì để mởtháp báu ở cấp độ thấp kém của chúng ta, chúng ta phải “quy tụ về một chỗ”,phải gom lại những tư tưởng “hóa thân” của mình, gom lại tất cả những công đức của mình. Tùy mức độ gom lại được bao nhiêu, an định được bao nhiêu thì tháp báu mở ra đến đó.

Thật ra tất cảtư tưởng phóng dật của chúng ta đều lưu xuất từ Chân Tâm vô niệm, như sóng nào cũng phải lưu xuất từ đại dương, nhưng vì mãi trôi lăn theo những tư tưởng, mãi chạy theo sóng, chúng ta quên mất đến độ không hề biết Chân Tâm vô niệm đó, đại dương tịch diệt đó. Khi nói “Ba cõi duy Tâm, vạn pháp duy thức”, nếu tư duy thiền định sâu xa, chúng ta sẽ nhận ra đâu là thức đâu là Tâm, đâu là hóa thânđâu là pháp thân. Và một khi đưa tất cả các thức về cội nguồn Tâm của chúng, chúng ta sẽ hiểu đầy đủ các mặt của câu nói trên. Chúng ta sẽ hiểu tất cả ba cõi đều do tự tâm hiển hiện. Tất cả mọi hóa hiện của ba cõi đều duy chỉ Nhất Tâm. Đó là sự khám phá Ba Thân là Một, tức là công trình “mở tháp báu”. (Chúng ta cũng nên tham cứu sự mở cửa Lầu Các của Bồ tát Di Lặc cho đồng tử Thiện Tài trong phẩm Nhập Pháp Giới của kinh Hoa Nghiêm.)

Chúng ta sẽ sống thế nào khi biết rằng mọi tư tưởng của chúng ta, dù tốt dù xấu, đều không thể nào ra ngoài Pháp thân Phật tánh của chúng ta, như những làn sóng dù chuyểnđộng kiểu nào cũng không thể ra ngoài đại dương ? Đó là đời sống chân thật mà chúng ta học được từ một phần của phẩm Hiện Bảo Tháp này vậy.

5. Tùng Địa Dũng Xuất

Khi “Các vị Đại Bồ tát ở cõi nước phương khác đông hơn số cát của tám sông Hằng xin Phật cho ởtại quốc độ Ta Bà này sau khi Phật nhập diệt để rộng nói kinh Pháp Hoa”, đức Phật nói rằng “cõi Ta Bà của Như Lai có chúng Đại Bồ tát đông bằng số cát của sáu vạn sông Hằng, mỗi vị có sáu vạn hằng hà sa quyến thuộc sau khi ta diệt độ sẽhộ trì đọc tụng kinh này”.

“Lúc đức Phật nói lời đó, đất của toàn thể đại thiên cõi Ta Bà đều chấn động, nứt ra và từ đó có vô lượng nghìn muôn ức vị Đại Bồ tát đồng thời vọt lên. Các vị ấy toàn thân màu hoàng kim, đủ ba mươi hai tướng tốt cùng vô lượng ánh sáng. Các vị cùng ởtrong không gian phía dưới quốc độ Ta Bà này, nghe tiếng đức Thế Tôn nói nhưvậy nên từ đó dũng xuất (vọt lên)…”

Điều thứ nhất chúng ta chú ý là số Đại Bồ tát ở cõi Ta Bà này đông hơn rất nhiều (số cát của sáu vạn sông Hằng) so với Đại Bồ tát ở các cõi khác (số cát của tám sông Hằng).Điều thứ hai là số Đại Bồ tát và các quyến thuộc chắc chắn đông hơn số chúng sanh ở cõi Ta Bà này (“Hàng bốn chúng nhờ thần lực của Phật thấy các Bồ tát nhưthế đầy khắp không gian của quốc độ Ta Bà mà lúc bấy giờ quang cảnh tựa nhưkhông gian của vô lượng quốc độ”). Điều này có vẻ trái với cảm quan thông thường của chúng ta : chẳng lẽ nơi thế giới này Đại Bồ tát lại đông hơn chúng sanh đang đau khổ, tối tăm này ? Nếu thế thì thế giới này đã thành Tịnh độ rồi còn gì ?

Một trong những giải thích phù hợp với người đang thực hành như chúng ta là vô số Đại Bồ tát ấy là vô số những đức tính, những phẩm tính của Phật tánh vốn có ở nơi mỗi chúng ta. “Các Bồ tát ấy thân sắc vàng, có đủ ba mươi hai tướng tốt cùng vô lượng ánh sáng, trước đây đều ở dưới cõi Ta Bà này, khi đất rung nứt bèn vọt lên” : khiđất tâm của chúng ta rúng nứt, những phẩm tính của Phật tánh của chúng ta liền dũng xuất, vọt mạnh lên. Những phẩm tính càng dũng xuất bao nhiêu thì cuộc đời chúng ta càng chan hòa ánh sáng và tình thương của Phật tánh đến đó.

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải thường trực nhận biết rằng, dưới mảnh đất tâm thức của chúng ta, hiện đang có vô số đức tính của Phật tánh (vô số Đại Bồ tát con của Phật), chỉ cần một hành động nhỏ của thân khẩu ý là những đức tính ấy vọt mạnh lên. Mà không phải dũng xuất một vài vị Đại Bồ tát, “vô lượng vị Đại Bồ tátđồng thời vọt ra” : bằng sự thâm sâu và khéo léo, bằng sự làm rúng nứt mảnh đất tâm, bằng sự làm cho dũng xuất mạnh mẽ của mình, chúng ta có thể làm cho “tất cả Đại Bồ tát đồng thời dũng xuất”, tức là toàn bộ Phật tánh dũng xuất, hiển lộhoàn toàn trên bề mặt cuộc đời nghèo nàn hạn hẹp của chúng ta.

Đời sống của một người thọ trì Pháp Hoa là luôn luôn làm rúng nứt tâm thức mình, làm vọt lên liên tục ánh sáng của trí huệ, thương yêu của từ bi, sự rỗng rang để mở rộng bao trùm, lòng khoan dung nhẫn nhục, sự kính trọng khiêm hạ và thương yêu tất cả,lòng tốt cho tất cả những cái đang hiện hữu… vô số đức tính vốn tiềm ẩn nơi mỗi chúng ta. Mảnh đất tâm thức của chúng ta càng rúng nứt, mọi “đệ tử của Phật” ấy càng vọt mạnh, tuôn trào, đến độ mảnh đất Ta Bà này hoàn toàn sụp đổ, tiêu tánđể tất cả Phật tánh đồng thời dũng xuất, hiển lộ trọn vẹn, để Con (các Đại Bồtát đầy đủ ba mươi hai tướng tốt) và Cha (đức Phật) là một. Chỉ có Con và Cha là Một, ngoài ra không có cái ta nào cả, một nghiệp riêng nào cả, một Ta Bà nào cả. Mọi rào cản đều biến mất trong sự dũng xuất đồng thời, thường trực và liên tục này.

Kinh nói tiếp :“Trong chúng Bồ tát (Tùng địa dũng xuất) ấy có bốn vị đạo sư là thượng thủ là Thượng Hạnh, Vô Biên Hạnh, Tịnh Hạnh và An Lập Hạnh”. Hạnh có nghĩa là việc làm, ở đây là việc làm “dũng xuất” tất cả những công đức của Phật tánh trong sâu thẳm của tự tâm chúng ta. Tùy theo thiện căn của mỗi người, chúng ta có thểhiểu ý nghĩa các Hạnh trên theo sự sai biệt của nghiệp riêng từng người. Điềuđó là tốt cho cho việc thực hành dũng xuất. Ở đây chúng ta chỉ nói đến một ý niệm chung chung. Thượng Hạnh là hạnh hướng thượng để Con gặp gỡ Cha và thành một với Cha. Đây là sự nối kết tương ưng giữa Con và Cha, sự nối kết tương ưng này là ý nghĩa thực sự của Vô Biên Hạnh. Cha thì vô biên nên Con cũng có vô biên hạnh để trở về hợp nhất với Cha. Tịnh Hạnh là sự làm cho mình thanh tịnh của Con để có thể hưởng toàn bộ những gia tài của Cha. An Lập Hạnh là sự tin hiểu trụ vững trong Pháp Hoa, tức trong “trí huệ và từ bi của các đức Phật”.

Tóm lại cuộcđời của một người thọ trì Pháp Hoa là sự dũng xuất liên tục trong từng niệm niệm những phẩm tính của Phật tánh như ánh sáng, từ bi, rộng lượng, nhẫn nhục… để đứa con cùng tử trở về với Cha mình, để cuối cùng Con là một với Cha. Trong tiến trình dũng xuất những đức tánh của Phật tánh tự tâm đó, thế giới sẽ trànđầy ánh sáng và tình thương, đó là công việc “Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh” của người bồ tát.

Đến cuối chương, một nghi vấn khởi lên trong đại chúng : tại sao đức Phật còn trẻ mà lại có những đệ tử, những Đại Bồ tát đã tu hành từ lâu xa như vậy, tại sao cha trẻ mà con già ?

Thí như người trẻ mạnh
Tuổi mới hai mươi lăm
Chỉ người già trăm tuổi
Tóc bạc và da nhăn :
Đây những con tôi sanh.
Những người già cũng nói
Người trẻ này là cha
Cha trẻ mà con già
Đời ai tin chođược.

Giải đáp cho nghi vấn cha trẻ con già này, đức Phật giảng phẩm sau, Như Lai Thọ Lượng.

Ở đây chúng ta chú ý đến tương quan Cha và Con. Trong kinh Pháp Hoa, chúng ta thấy nhiều lần nói đến mối liên hệ Cha Con này. Sau đây chúng ta chỉ tư duy thiền định về mộtđiểm trong liên hệ Cha Con đó, tức là liên hệ Nhân Quả.

Khi thấy các đệtử Đại Bồ tát đã tu hành lâu xa, đã già, thông thường chúng ta nghĩ đó là cha. Còn người trẻ kia phải là con. Cái gì có trước phải là cha, cái gì có sau phải là con. Trong tu hành cũng vậy, những kết quả, những chứng ngộ phát lộ ra sau một quá trình tu nhân, những kết quả đó phải có sau quá trình tu hành theo những nhân. Quả Phật chỉ có thể có sau sự tu hành (tức là nhân) để thành Phật. Nhưng ở đây Pháp Hoa nói đến một tri kiến rất khác lạ, gây rúng động, sụp đổ đối với cái thấy biết thông thường : Quả đã có trước Nhân.

Trong cái nhìn thông thường chỉ giới hạn vào đời hiện tại này thì người trẻ (quả) là con cháu của người già (nhân), và người trẻ phải có sau người già, quả có sau nhân. Phật quả có sau hạnh Bồ tát. Đó là cái nhìn của hầu hết tất cả chúng ta. Ở đây kinh Pháp Hoa lại nói rằng người trẻ này, (Phật quả này) đã có trước các người già (hạnh Bồ tát), và các người già thật ra là con cháu của người trẻ kia. Các hạnh Bồ tát thật ra chỉ lưu xuất từ Phật quả kia.

Người trẻ kia (quả) tưởng là con của người già, có sau người già nhưng đó chỉ là do vô minh mà tưởng ra thế. Người kia dầu còn trẻ nhưng thật ra là Cha, đã cửu viễn thành Phật,đã có trước quá đỗi lâu xa. Về mặt tu hành, những kết quả của sự tu hành không phải có sau sự tu hành, chúng đã có trước, đã có sẵn (như những Đại Bồ tát tùngđịa dũng xuất đã có sẵn dưới cõi Ta Bà) và sự tu hành chỉ là làm vọt lên những cái đã có sẵn đó mà thôi. Nói rộng ra, sự tu hành của chúng ta không phải là đểtạo ra Quả Phật, mà chỉ là sự triển khai trên cái Quả mà đức Phật đã thành tựu,đã thành Phật lâu xa.

Tất cả thế giới quan, tất cả phương pháp luận của kinh Pháp Hoa đều nằm ở nơi Quả Phật vốn đã thành tựu lâu xa này : dù chúng ta có làm gì, tiến lên, sa xuống, có tu hành, có thành Phật, có hóa độ chúng sanh, hay là chỉ đi đứng nằm ngồi bình thường, tất cả mọi sinh hoạt của chúng ta đều xảy ra trong Quả Phật vốn đã “cửu viễn thật thành”này, trong cái “Thành Phật Đã Lâu Xa” này, trong cái “Đều đã thành Phật đạo”này, trong cái Vốn Đã Thành Phật Của Tất Cả này.

Bởi thế sự tu hành của hành giả Pháp Hoa là sự tu hành trên Quả, chứ không phải là tạo nhânđể thành ra quả. Không phải tu sáu ba la mật để thành tựu Phật quả, mà chính là trên Phật quả mà tu hành, triển khai, làm dũng xuất sáu ba la mật. Sáu ba la mật là sự biểu lộ, sự dũng xuất của Phật quả đã vốn có từ lâu xa mà thôi. Bởi thế dù có tu ba a tăng tỳ kiếp để đạt đến giác ngộ, để thành Phật, thì ba a tăng tỳ kiếp ấy chỉ diễn ra trong Phật, trong Phật quả vốn đã thành tựu lâu xa. Bởi thế mà trong phẩm Tùng Địa Dũng Xuất này, “Từ lúc các vị Bồ tát tùng địa dũng xuất vọt lên lễ lạy Phật, đi quanh bên mặt ba vòng, chắp tay cung kính, ngợi ca Phật, rồi đứng qua một bên, ưa vui chiêm ngưỡng hai đức Thế Tôn, thời gian đã trải qua năm mươi tiểu kiếp mà hàng đại chúng thấy là như nửa ngày”. Thời gian năm mươi tiểu kiếp mà chỉ như nửa ngày bởi vì thời gian đó xảy ra trong Quả Phật, trong cái “cửu viễn thành Phật”.

Sự khác biệt của Nhân thừa (thừa tu trên nhân) và Quả thừa (thừa tu trên quả) đưa đến một sựkhác biệt trong việc tu hành ; với hành giả Pháp Hoa, thường trực ở ngay trên tâmđịa “vốn thành Phật đã lâu xa” của mình mà dũng xuất tất cả những đức tính của Phật (tức là các hạnh của Bồ tát). Như vậy đời sống luôn luôn là cơ hội cho sựdũng xuất những phẩm tính tốt đẹp nhất vốn tiềm ẩn nơi mình. Những phẩm tính tốtđẹp ấy được dũng xuất càng nhiều, thì đời sống của hành giả Pháp Hoa ngày càng tràn đầy an lạc, chúng trang nghiêm cho cuộc sống hàng ngày thành thế giới Pháp Hoa.

Ở mức độ bình thường của đa số chúng ta, thế giới quan Pháp Hoa cho chúng ta một cảm thức vềtính thiêng liêng của tất cả mọi sự. Đó là tính tích cực vô cùng của đời sống,điều này các vị ngày xưa khi giảng Pháp Hoa thường hay có câu : “Tư sanh sựnghiệp đều là Thật Tướng”.

Chúng ta không khai triển thêm nữa, nhưng chắc chắn tính thiêng liêng tích cực này đã và đang là động cơ cho mọi sinh hoạt của xã hội Đại thừa, luôn luôn đưa những đất nước chịuảnh hưởng của kinh Pháp Hoa đến những tầm cao của thời đại, xưa cũng như nay.

6. Như Lai Thọ Lượng

Để trả lời cho sự nghi nan của đại chúng ở phẩm trước, tại sao đức Phật mới giác ngộ được mấy mươi năm lại có vô số đệ tử là các Đại Bồ tát tùng địa dũng xuất đã tu hành lâu xa như vậy, tại sao cha trẻ mà con già, trong phẩm Như Lai Thọ Lượng, đức Phật nói rằng :

“Thật sự, NhưLai thành Phật đến nay đã vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức trăm triệu kiếp. Ví như trăm nghìn muôn ức trăm triệu vô số cõi tam thiên đại thiên, giả sử có người đem nghiền thành bụi nhỏ, đi về hướng đông, cách khoảng năm trăm nghìn muôn ức trăm triệu vô số cõi nước mới bỏ xuống một hạt bụi nhỏ ấy. Cứ đi mãi vềhướng đông bỏ xuống như thế cho đến hết tất cả số bụi nhỏ đó. Các thiện nam tử! Ý các ông nghĩ sao ? Các thế giới đó có thể suy nghĩ tính đếm được số lượng chăng ?”

Di Lặc Bồ tát và đại chúng đồng bạch Phật là không thể. Bấy giờ Phật bảo đại chúng Bồ tát :“Các thiện nam tử ! Nay ta sẽ tuyên nói rõ ràng cho các ông. Bao nhiêu cõi nướcđó, có được bỏ hạt bụi xuống hay không, đều đem cả hết nghiền thành bụi nhỏ, cứmột hạt bụi là một kiếp, thì Như Lai thành Phật đến nay, còn lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức trăm triệu vô số kiếp. Từ đó đến nay, Như Lai thường ở cõi Ta Bà này mà thuyết pháp giáo hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức trăm triệu vô sốcõi nước khác, dẫn dắt lợi lạc cho chúng sanh. Trong thời gian ấy và trong những quốc độ ấy, Như Lai tự nói đến các đức Như Lai khác, như Phật Nhiên Đăng, lại nói đến sự nhập diệt của các đức Như Lai ấy…”

Đây là sự thành Phật lâu xa (cửu viễn thành Phật) hay là Thọ Lượng của Như Lai. Sự thành Phật lâu xa đó được đức Phật lấy một thí dụ để chúng ta hiểu được rằng đức Phật đã thành Phật từ thời gian vô thủy. Trong quá khứ từ thuở vũ trụ mới tạo thành, chưa từng có một sát na thời gian nào mà Như Lai chưa từng thành Phật. Và hơn nữa cái thời gian lâu xa ấy được diễn tả bằng hình thức không gian là vô số hạt bụi nhỏ, số hạt bụi nhỏ ấy còn nhiều hơn số hạt bụi có thật trong vũ trụ của chúng ta, đến độ chúng ta hiểu được rằng về mặt không gian, không có một hạt bụi nào của vũ trụ này không có sự thành Phật lâu xa của Như Lai. Tất cả những phần tử nhỏ nhất của vũ trụ này đều nằm trong sự thành Phật lâu xa của Như Lai, trong Thọ Lượng của Như Lai.

Nói một cách khác, không có một sát na nào của thời gian, không có một vi trần (hạt bụi nhỏ)nào của không gian mà không đầy ắp sự thành Phật đã lâu xa của Như Lai, khôngđầy ắp ánh sáng giác ngộ và lòng từ bi vô lượng của Như Lai. Tất cả những phầøn tử nhỏ nhất của thời gian và không gian, tất cả vốn đã tự viên thành, vốn đã hoàn thiện, vốn là Đại Toàn Thiện, vốn là Phổ Hiền (Samanta-bhadra – dịch đúng nghĩa là Tất Cả Toàn Thiện, All Good).

Chúng ta không nói thêm nữa ở đây, mà mỗi người tùy theo căn tánh, khuynh hướng mình phải Tin Hiểu (Tín Giải) cho được phần nào Thọ Lượng Như Lai. Các vị tổ ngày xưa lấy kinh Pháp Hoa để lập tông phái như ngài Thiên Thai Trí Giả ở Trung Hoa, ngài Nhật Liên ở Nhật Bản và các vị khác ở các tông phái khác đều cho rằng phẩm NhưLai Thọ Lượng là phẩm quan trọng nhất của Pháp Hoa, cũng là phần chính hiển bày Bổn Phật trong phần Bổn môn. Người nào tin hiểu được việc thành Phật lâu xa này, người ấy dự phần vào thọ mạng vô thủy vô chung của Phật. Người ấy thấy biết rằng đời sống mình nở bừng tràn lan khắp vũ trụ, không còn bị giới hạn bởi thời gian, không gian, mạng sống mình là vô thủy vô chung, mỗi cuộc đời của mình chỉ là một bọt nước trên đại dương vĩnh cửu, do đại dương ấy ứng hóa ra. Người ấy có chỗ an trụ vĩnh cửu, chỗ quy y thường trụ, an lập thời gian sanh tửcủa mình ở trong Phật, trong sự thành Phật lâu xa của Phật, trong Thọ Lượng của Như Lai, như một giọt nước vĩnh viễn an toàn trong đại dương.

Sự tin hiểu nàyđưa người thọ trì kinh Pháp Hoa thấy được Như Lai Thọ Lượng tức là Quả của Phật. Công đức của việc tin hiểu ấy được nói đến trong phẩm sau, tức phẩm Phân Biệt Công Đức thứ mười bảy như sau :

“Lúc bấy giờtrong đại hội nghe đức Phật nói thọ mạng kiếp số dài lâu như thế, vô lượng, vô biên, vô số chúng sanh được lợi ích lớn : có sáu trăm tám muôn ức trăm triệu hằng hà sa chúng sanh được Vô sanh pháp nhẫn. Lại có Đại Bồ tát nghìn lần gấp bộiđược môn Văn trì đà la ni… Lại có một tứ thiên hạ vi trần số Đại Bồ tát một đời sẽ được vô thượng chánh đẳng chánh giác. Lại có tám thế giới vi trần số chúng sanh đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác”. (Tất cả gồm mười hai côngđức thứ bậc.)

Rồi phẩm Phân Biệt Công Đức kết thúc như vầy :

Kính giữ Pháp Hoa
và làm như vậy
công đức người ấy
không thể lượngđịnh
………………………
Vì chỗ con Phật
cư trú như vậy
cũng chính là chỗ
Như Lai sử dụng
thường xuyên cưtrú
kinh hành, nằm ngồi.

Một người tin hiểu Như Lai Thọ Lượng thì chỗ cư trú sinh hoạt của người đó chính là chỗ cưtrú và sinh hoạt của Phật. Người đó vĩnh viễn có Phật ở với mình.

Dầu chỉ một niệm tin hiểu sự vĩnh cửu của thọ mạng Như Lai, tin hiểu rằng chúng ta đang sống trong thọ mạng vĩnh cửu của Phật, rằng tất cả “đều đã thành Phật đạo”, sựtin hiểu đó đưa người ấy vào biển đại an lạc, đại tịch diệt của Như Lai, cũng tức là Phật Tánh Tự Tâm mình.

Một đặc sắc của kinh Pháp Hoa không chỉ là chỉ bày cho chúng ta Bổn Phật có tính cách Pháp thân như thế, mà với “thần lực cực kỳ siêu việt”, Phật thường hiện khắp thế gian cho các chúng sanh. Ở đây Bổn và Tích là một. Sự tin hiểu vào Bổn Phật (Pháp thân) khiến cho chúng ta thấy Tích Phật (Hóa thân) cũng thường trụ nơi thế gian :

Nhưng thật NhưLai
không có nhập diệt
mà thường ở đây
thuyết pháp giáo hóa.
Như Lai thường ở
tại quốc độ này
nhưng vì thần lực
cực kỳ siêu việt
nên mọi chúng sanh
điên đảo vọng tưởng
Như Lai bên cạnh
mà vẫn không thấy
……………………
Khi họ tin tưởng
chân thành, ôn nhu
thiết tha muốnđược
nhìn thấy Như Lai
mà không tiếc nuối
đến cả tính mạng
bấy giờ Như Lai
cùng với Tăng chúng
đồng xuất hiện ra
tại Linh Sơn này
……………………
Thần lực Như Lai
là như thế ấy
thường ở Linh Sơn
cùng với bao nhiêu
chỗ ở khác nữa.
Chúng sanh nhìn thấy
thì thấy hoại kiếp
lửa dữ đốt cháy
cả quốc độ này.
Nhưng chính lúc ấy
quốc độ Như Lai
vẫn thường an ổn
chư thiên nhân loại
vẫn thường trànđầy
trong quốc độ ấy.

Tóm lại, Bổn ở đâu thì Tích ở đó, Bổn ở khắp tất cả thời gian tất cả không gian thì Tích cũngở khắp tất cả thời gian tất cả không gian. Nơi nào có Thọ Mạng của Như Lai thì nơi đó có hiện thân của Như Lai, nơi nào là Thọ Mạng của Như Lai thì nơi đó là hiện thân của Như Lai. Ở đâu có nước (tâm thanh tịnh) ở đó có mặt trăng hiện hình.

Một trong những cái Diệu của kinh Pháp Hoa là không tách biệt hẳn hòi giữa Pháp thân, Báo thân và Hóa thân – không phải như các nhà học giả nghiên cứu bằng trí thức nghĩ rằng Pháp Hoa là một trong những kinh Đại thừa xuất hiện trước tiên, nên chưa phân biệt rõ ràng Pháp, Báo và Hóa thân. Ở đây chỉ có sự tin hiểu mới có thể cảm nhận được cả ba thân vô ngại với nhau, cả ba là một. Chỉ có đức tin mới thấyđược rằng tất cả chúng sanh chúng ta đang sống trong một thế giới trùng trùng vô tận Phật trong cả ba cấp độ Pháp thân, Báo thân và Hóa thân.

Cũng trong phẩm Như Lai Thọ Lượng này có đoạn nói về cái thấy biết như thật của Phật, cái thấy biết trong Pháp thân và cả Báo thân, Hóa thân :

“Vì Như Laiđúng như thật thấy biết tướng của ba cõi mà thấy ba cõi không sanh không tử,không biến mất không hiện ra, không tồn tại không nhập diệt, không thật không giả, không như nhau không khác nhau. Chẳng phải như cách ba cõi nhìn thấy ba cõi, Như Lai thấy rõ những thứ ấy như thế, không chút sai lầm”.

Chúng ta nhớlại đoạn nói về thật tướng của các pháp trong phẩm Phương Tiện thứ hai :

“Chỉ có Phật với Phật mới có thể thấu tột thật tướng của các pháp, nghĩa là các pháp : tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhơn như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, cả thảy trước sau đầu cuối rốt ráo như vậy”.

“Không sanh không tử, không biến mất không hiện ra, không tồn tại không nhập diệt…” và “cảthảy trước sau đầu cuối rốt ráo như vậy” bởi vì tất cả các pháp được đóng dấu bởi cái ấn “thành Phật lâu xa”, “Như Lai Thọ Lượng”. Ở đây tư tưởng “Đều đã thành Phật đạo” được hiểu lại trên một cấp độ mới, tột rộng và tột sâu, ở cấpđộ pháp giới. “Đều đã thành Phật đạo” bởi vì đã thành Phật lâu xa, bởi vì đều nằm trong Như Lai Thọ Lượng.

Phẩm Như Lai Thọ Lượng nói riêng và kinh Pháp Hoa nói chung trình bày cho chúng ta Quả Phật thay vì Nhân để thành Phật. Bởi thế kinh ít nói đến sáu ba la mật, những nhânđể tu hành thành Phật. Pháp Hoa là cái Quả đức Phật đã thành từ lâu xa và khai thị ngộ nhập cho chúng ta để chúng ta thấy xưa nay mình vẫn ở trong Quả Phậtđó. Nói một cách thế phàm, Pháp Hoa là Quả để chúng ta tin hiểu và thọ dụng, chứkhông phải bắt đầu công phu gieo trồng vun bón gì cả. Tất cả mọi sự đã được đức Phật làm xong rồi, chúng ta không cần phải làm gì nữa cả. Cái khiến Pháp Hoađược xem là cao quý nhất là ở chỗ đó : hành giả ở trong Quả và hưởng thụ Quảchứ không bắt đầu gieo nhân. Và đại sự nhân duyên của Phật ra đời cũng chính làở chỗ đó : khai thị ngộ nhập cái Quả mà Phật đã “cửu viễn thật thành”, (nếu không thế thì Phật không cần ra đời, mà các vị Bồ tát giáo hóa về các nhân đểtu hành là đủ).

Nhưng cũng chính trong phẩm Như Lai Thọ Lượng này, đức Phật nói : “Các thiện nam tử ! Ta xưa tu hành đạo Bồ Tát, cảm thành thọ mạng, nay vẫn chưa hết, lại còn hơn sốtrên…” Nghĩa là trong khai thị ngộ nhập Quả nhưng vẫn không quên nói đến nhân (hạnh Bồ Tát), tuy nói đến tánh đức vẫn không lơ là với tu đức. Nói về Bồ Đềtâm tuyệt đối vẫn không bỏ qua Bồ Đề tâm tương đối, hiển bày chân lý tuyệt đối vẫn không coi thường chân lý tương đối. Bởi thế tuy Pháp Hoa triển khai từ Quả,mà không bỏ nhân, bởi thế từ sau phẩm này, Pháp Hoa nói về Hạnh, từ những hạnh của người thọ trì giảng nói Pháp Hoa cho đến hạnh của các Đại Bồ tát như Quán Thế Âm, Dược Vương v.v… và chấm dứt bằng chương Phổ Hiền Bồ tát (tức là Bồ tát của Đại Hạnh).

Nói theo ngôn ngữ Pháp Hoa, Bổn phải phối hợp với Tích, Quả phải được triển khai thấu suốt đểhợp nhất với nhân, căn bản trí phải nối kết với hậu đắc trí hay sai biệt trí.Đó là điều chúng ta cần nhớ trong chương này, để đi vào các chương sau nói vềHạnh.

7. Như Lai Thần Lực

Lúc bấy giờ cácĐại Bồ tát “tùng địa dũng xuất” chắp tay, chiêm ngưỡng mà bạch với Phật : “Sau khi ngài nhập diệt chúng con sẽ ở trong bao nhiêu quốc độ phân thân của ngài đãở và sẽ nhập diệt để diễn giảng rộng rãi Pháp Hoa”. “Bấy giờ trước tất cả đại chúng đức Thế Tôn biểu hiện thần lực vĩ đại, bày tướng lưỡi rộng dài lên đến trời Phạm thế, tất cả lỗ chân lông phóng ra vô lượng vô số ánh sáng có màu sắc soi khắp cả cõi nước mười phương. Chư Phật phân thân của ngài ngồi trên tòa sưtử dưới các cây báu cũng làm như vậy…”

“Sau đó đức Thích Ca Mâu Ni cùng các chư Phật phân thân đằng hắng và búng ngón tay, đất của các cõi Phật rung động sáu cách, và nhờ thần lực của đức Phật và chư Phật phân thân, tất cả chúng sanh đều thấy vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức các đức Phật phân thân ngồi trên tòa sư tử dưới các cây báu và thấy đức Thích Ca Mâu Ni Phật cùng đức Đa Bảo Như Lai ngồi trên tòa sư tử trên tháp báu… Các chúng sanh chắp tay hướng về cõi Ta Bà nói “Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.” Rồi rải các món hoa, hương, chuỗi ngọc, phan, lọng… vào cõi Ta Bà. Các vật ấy từ mười phương tụ lại như mây, biến thành bảo cái bằng hoa che khắp trên chư Phật của cõi này. Bấy giờ tất cả cõi nước mười phương đều thông suốt với nhau thành một cõi Phật”.

Từ lúc biểu hiện tướng lưỡi rộng dài cho đến “thông suốt với nhau thành một cõi Phật” có tất cả mười biểu hiện của thần lực, mà cái chót, cao điểm là “thống nhất Phật độ”,theo chữ dùng của người xưa. Điều nên để ý là thần lực ấy không phải từ một trung tâm là đức Thích Ca, mà của tất cả Phật phân thân. Chư Phật phân thân thì vô số, vô biên : “Chư Phật phân thân mỗi ngài ngồi xếp bằng trên một tòa sư tử ấy. Lần lượt như vậy, đầy cả đại thiên thế giới này mà chư Phật phân thân tại một phương của đức Thích Ca Mâu Ni vẫn còn chưa hết”. Với cả số lượng đông đầy hơn cả đại thiên thế giới này như vậy, với thần lực hòa chung với nhau để cùng bày tướng lưỡi rộng dài đến trời Phạm thế, cùng phóng ánh sáng từ tất cả lỗ chân lông, cùng tằng hắng, búng ngón tay…, cùng “thống nhất cõi Phật” thì hẳn chúng ta cũng hình dung không có chỗ nào, không có vi trần nào mà không có thần lực của Phật, không có ánh sáng của Phật, không có tác động của Phật lực. Tất cả ởtrong thần lực Như Lai, tất cả đều là thần lực Như Lai và tất cả đều thấy nhau,đều thông suốt.

Thấy được nhưthế là bắt đầu tin hiểu được Thần Lực Như Lai. Có điều là mỗi người chúng ta cần phải tư duy, tham thiền về một cái thấy ‘quang cảnh’ thần lực Như Lai nhưvậy. Sau đó sống theo và sống bằng cái thấy quang cảnh đó thì cái thấy ấy mới thật sự ‘ấn’ vào cuộc đời chúng ta, mới thực sự là cái thấy của mỗi người chúng ta. Nếu không như thế thì dù Thần Lực Như Lai vẫn xảy ra mỗi ngày, nơi mỗi sựvật, mỗi biến cố, mỗi động niệm, chúng ta cũng chẳng bao giờ hay biết, chẳng bao giờ tin hiểu và rốt cuộc vẫn chìm đắm trong biển khổ sanh tử.

Trong đoạn kinh trên, trước khi Phật hiển thị thần lực cuối cùng “thống nhất cõi Phật”, các chúng sanh niệm “Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật” rồi rải các món hoa, hương, chuỗi ngọc… cúng dường. Hướng về Tích Phật xướng danh hiệu ngài bằng tấm lòng sùng mộ tha thiết là một cách để thấy được sự biểu hiện của thần lực Như Lai.

Điều nên để ý nữa là, đức Phật và vô số phân thân của Phật hiển thị Thần Lực Như Lai sau khi các Đại Bồ tát tùng địa dũng xuất phát tâm “sẽ nói rộng kinh này ở trong bao nhiêu quốc độ phân thân của Phật”. Việc ấy nói lên điều gì ? Việc rộng nói Pháp Hoa phải y cứ trên Thần Lực Như Lai và Thần Lực Như Lai chính là sự rộng nói Pháp Hoa. Đức Phật và vô số Phật phân thân đã hiển thị Thần Lực Như Lai để chođại chúng thấy thế giới Pháp Hoa, vậy thì Thần Lực Như Lai là sự rộng nói Pháp Hoa của Phật. Vấn đề là chúng ta có thấy, có nghe sự rộng nói ấy hay không. Ở đây chúng ta có một gợi ý. Tất cả mọi cái trong vũ trụ đều do tâm thức biến hiện, do tâm thức tạo. Nếu chúng ta càng ngày càng đi sâu vào cội nguồn tâm thức, nơi đó tâm ta là một với tâm Phật, khi đó tất cả mọi sự đều là sự biến hiện thanh tịnh của tâm Phật, tất cả đều là Như Lai Thần Lực.

Vấn đề “có được Pháp Hoa” tùy thuộc vào mỗi chúng ta, mà trong phẩm chót, phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát, có nói là : “Sau khi Phật nhập diệt, nếu thành tựu bốn pháp sẽ cóđược Pháp Hoa : được chư Phật hộ niệm, trồng các cội công đức, an định trong pháp và phát tâm cứu độ tất cả chúng sanh”. Muốn “được chư Phật hộ niệm”, cần một tâm thức sùng mộ thấm nhuần đức tin, mở rộng rỗng rang trong sự cầu nguyện, một loại thiền định sùng mộ. “Trồng các cội công đức” để có thể tương ưng được với tạng công đức diệu mầu của Phật, hiển bày nơi Như Lai Thần Lực. “An định trong Pháp” nghĩa là không rời lìa khỏi đại dương tâm, về mặt tĩnh là nước (bản tánh của tâm) về mặt động là sóng (những tư tưởng). “Phát tâm cứu độ chúng sanh” là lòng thương yêu mở rộng với đại nguyện bao la, lòng thương yêu đó làm phát hiện ra thế giới Pháp Hoa và đại nguyện sẽ mở ra phương diện đại nguyện kiên cố của thếgiới đó. Thế giới Pháp Hoa là thế giới của đại nguyện kiên cố được hộ trì bởi Phật và vô số Phật phân thân.

Sau đó, đức Phật nói : “Nói tóm, thì tất cả pháp Như Lai có, tất cả thần lực tự tại của NhưLai, tất cả tạng bí yếu của Như Lai, tất cả những sự cực kỳ của Như Lai đều tuyên bày nói rõ trong kinh Pháp Hoa này. Cho nên các ông sau khi Phật nhập diệt, phải một lòng thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, đúng như lời nói mà tu hành, hoặc là chỗ có quyển kinh… Những chỗ ấy đều nên dựng tháp cúng dường. Vì sao ? Phải biết chỗ đó chính là đạo tràng, nơi mà đức Phật ở đó thành tựu vô thượng chánh đẳng chánh giác, nơi đó các đức Phật chuyển pháp luân, nơi đó cácđức Phật nhập Niết Bàn”.

Như thế, muốn tin hiểu Như Lai thần Lực, chúng ta phải thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, đúng như lời nói mà tu hành. Làm trong sự tư duy, thiền định thường trực về Pháp Hoa như vậy, một ngày nào chúng ta sẽ bừng tỉnh trước thế giới của NhưLai Thần Lực vốn ở quanh ta và vốn mãi mãi bao bọc chúng ta.

Một tư tưởng nữa, “tức thị đạo tràng” (chính là đạo tràng) : bất cứ chúng ta ở nơi đâu, hoặcđi hoặc đứng hoặc nằm hoặc ngồi, nếu tâm ta tương ưng với lời dạy của Pháp Hoa, hoặc hơn nữa, ý nghĩa chân thực của Pháp Hoa, bấy giờ chúng ta thường xuyên biến nơi chúng ta đang hiện diện thành đạo tràng. Như thế chúng ta liên tục biến những nơi chốn của ngũ trược ác thế này thành đạo tràng Pháp Hoa. Vậy thì dầu ở mức độ cạn cợt của chúng ta, chúng ta đã làm được phần nào công việc“tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh”, tức là sự nghiệp của Bồ tát.

8. Tin Hiểu

Trong phẩm Tín Giải (Tin Hiểu) thứ tư, nói rằng tất cả chúng ta lưu lạc đã lâu như gã cùng tửkhông dám tin mình là con của ông Trưởng giả “giàu có và thế lực lớn”, cho đến khi cha mình dùng đủ các thứ phương tiện dẫn dụ về nhà, cuối cùng mới dám nhận mình là con : mới tin hiểu rằng “ta vốn không có lòng mong cầu, nay kho tàng quý báu tự nhiên mà đến”. Thì ra, “tất cả đều có phần trong kho tàng quý báu tri kiến Như Lai”. Nào ngờ “Không có lòng mong cầu mà ngày nay kho báu vĩ đại của Pháp vương tự nhiên mà đến : con Phật đáng được những gì thì chúng con đều đã nhận được cả”.

Đời sống Pháp Hoa bắt đầu bằng sự tin hiểu để kính giữ (kính giữ : Trì, phẩm thứ mười ba) và quảng bá, rộng truyền. Tin hiểu là bước khởi đầu để “thọ trì, đọc tụng, vì người khác nói”.

Tin hiểu đượcđiều rất khó tưởng tượng, không thể ngờ, không dám mong cầu mà điều đó vốn là tự nhiên (“kho tàng quý báu tự nhiên mà có”), đó là một cuộc cách mạng vĩ đại thay đổi toàn bộ cuộc sống của mỗi người. Để khai mở sự tin hiểu này, chúng ta cần phải tư duy, thiền định từng chủ đề một, từng câu kinh một gây thắc mắc hoài nghi và nhờ những vị thầy quyết nghi cho. Chỉ cần tin hiểu được một chủ đề, một câu kinh, toàn bộ thế giới Pháp Hoa, kho tàng quý báu ấy sẽ tự nhiên mà đến, tựnhiên mở ra trước mắt chúng ta. Chúng ta nên nhớ rằng những câu kinh không ởngoài, chúng là những chân lý được chôn dấu tận đáy lòng mỗi người, vì thế hãy tiếp xúc với chúng, trò chuyện với chúng, hỏi han chúng ở tận đáy lòng mình. Cũng như một vị Thầy, ngài là một kinh điển sống, bởi thế khi tiếp xúc học hỏi với ngài, những hạt giống tận đáy lòng chúng ta có thể nứt vỏ và bắt đầu thức giấc, triển khai để thành một mùa hoa trái của ánh sáng chân lý và tình thương tỏa hương.

Như chúng ta vẫn biết, đạo Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn. Những con đường đưa chúng tađến chân lý trong kinh Pháp Hoa cũng là vô số, tùy từng người, tùy thiện căn và cơ cấu tâm sinh lý của mỗi người. Nhưng chúng ta có thể quy kết những con đường nhỏ thành hai khuynh hướng lớn : Trí Huệ và Từ Bi. Những Đại Bồ tát trong kinh Pháp Hoa đại diện cho hai khuynh hướng lớn này : Trí Huệ và Từ Bi. Nhìn lại chúng ta, chúng ta thấy ngoài thân thể, chúng ta còn có trí thức và tình cảm, tức là sự phản chiếu yếu ớt của Trí Huệ và Từ Bi. Tận trong sâu mỗi người, chúng ta đều có trí huệ và từ bi. Con đường Phật giáo nói chung và kinh Pháp Hoa nói riêng khởi từ Trí Huệ và Từ Bi để kết thúc trong sự rạng rỡ của Trí Huệ và sựtrùm khắp của Từ Bi. Lấy một ví dụ cụ thể, một câu kinh mà chúng ta có thể xem là“tổng trì” : Đều đã thành Phật đạo. Chúng ta có thể tiếp cận với chân lý, với sựthật đó bằng trí huệ, hoặc bằng từ bi, hoặc bằng cả hai cái phối hợp.

Sự tin hiểu Pháp Hoa khởi từ trí huệ và từ bi và viên thành trong trí huệ và từ bi. Sự tin hiểu Pháp Hoa khởi phát là do trí huệ thức dậy trong chốn thâm sâu của cõi lòng chúng ta ; sự tin hiểu Pháp Hoa khởi phát là do từ bi sống lại tận đáy lòng của chúng ta. Bởi vì Pháp Hoa không gì khác hơn là Trí Huệ và Từ Bi. Ở nơi cùngđích, Trí Huệ và Từ Bi là một, như mặt trời (trí huệ) và sự tỏa chiếu ánh sáng nuôi dưỡng của nó (từ bi) : không có mặt trời nào không tỏa chiếu và không có sự tỏa chiếu rực rỡ nhất nào mà không phải là mặt trời.

Về mặt trí huệ(nói về mặt trí huệ chỉ là nói một cách quy ước, vì trí huệ luôn luôn thấm nhuần từ bi), qua một số chủ đề mà chúng ta đã tìm hiểu, tư duy và thiền định, chúng ta có thể tóm lại sự tin hiểu Pháp Hoa là như sau :

Qua ít nhất là các chương Nhất Thừa, Hiện Bảo Tháp, Như Lai Thọ Lượng và Như Lai Thần Lực, chúng ta cần tin hiểu rằng chúng ta đang sống trong Thọ Lượng vô biên của NhưLai, trong một thế giới mà bất cứ sự việc gì hiện khởi đều diễn xuất từ và trong Thần Lực của Như Lai, trong một thế giới hợp nhất – đã là như vậy, đang là như vậy và vĩnh viễn sẽ là như vậy – bởi vì tất cả đều ở trong Nhất Thừa, trong một thực tại tràn đầy vẻ đẹp, sự thanh tịnh và hằng hằng mới mẻ vì chưa từng nhiễm ô. Nói tóm lại chúng ta đang sống và chết trong Phật, đang sử dụng nguồn năng lực Phật, tất cả âm thanh là âm thanh Phật, tất cả hình sắc là hình sắc Phật, tất cả sự hiển xuất của ba cõi thế gian sanh tử là thần lực Phật. Tin hiểu được như vậy, hộ trì được như vậy, sống được như vậy là đời sống của một hành giả Pháp Hoa. Người đó bắt đầu đi vào thế giới “Diệu” của Diệu Pháp Liên Hoa.

Sự tin hiểu bằng phương diện trí huệ này được phát lộ qua một tâm thức rỗng rang đến tận cội nguồn của nó, hay nói cách khác, sự rỗng rang của tâm thức chính là trí huệcho chúng ta tin hiểu được thế giới Pháp Hoa.

Nếu tính cách rỗng rang là trí huệ, thì chính tính cách lấp đầy, tràn đầy, lan rộng của tâm thức là từ bi. Sau đây chúng ta sẽ nói rõ hơn về cách tiếp cận với Pháp Hoa qua từ bi, hay nói theo ngôn ngữ thông thường, là qua lòng thương yêu.

Chúng ta đã thấy trong phẩm thứ nhất, đức Phật từ sợi lông trắng giữa đôi mày phóng một luồng hào quang chiếu khắp một vạn tám ngàn cõi ở phương Đông, khiến tất cảthông suốt với nhau, thành một thế giới, thành Nhất Chân Pháp Giới. Làm cho tất cả các thế giới hợp thành một thế giới, điều đó có thể thực hiện được bằng trí huệ hoặc bằng thương yêu. Cái Nhất thừa hợp nhất toàn bộ chúng sanh cũng có thểthực hiện được bằng trí huệ hay bằng thương yêu. Những câu chuyện diễn tả tình thương yêu của Cha đối với Con, cha làm cho tất cả mọi loại xe, xe trâu, xe dê, xe nai và xe trâu trắng trang hoàng đẹp đẽ (phẩm Thí Dụ), cha làm mọi cách để đứa con nghèo cùng trở về (phẩm Tín Giải), cha làm lương y nói dối để con chịu uống thuốc (phẩm Như Lai Thọ Lượng)… Và có thể nói, khi các vị Thanh Văn tự cho mình đã đủ với Niết Bàn “Hóa thành” các vị chứng được, đứng về mặt tình thương yêu, đó là do các vị đã không tin hiểu nổi tình thương yêu của Phật đối với các con mình sâu sắc đến dường nào, muốn các con đều “nhận được những gì con Phậtđáng nhận được”.

Trong các vị Đại Bồ tát tu hành Pháp Hoa cũng thế, lòng thương yêu bi mẫn là yếu tố quan trọng, từ Bồ tát Từ Thị (Di Lặc), Bồ tát Thường Bất Khinh, Bồ tát Dược Vương cho đến Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Phổ Hiền. Và những mối liên hệ gia đình ví dụ như của đức Phật Đại Thông Trí Thắng, ngài có mười sáu người con trai (ông nội của mười sáu người con trai này là một vị Chuyển Luân Thánh Vương). “Khi nghe cha thành Phật, tất cả đều bỏ của cải quý báu đi đến chỗ Phật ở, xin PhậtĐại Thông chuyển pháp luân”. Mười sáu vị vương tử ấy sau đó xuất gia thành mười sáu vị Sa di, và đến nay đều đã thành Phật, trong đó có đức Phật A Súc ở phươngĐông, đức Phật A Di Đà ở phương Tây, và vị thứ mười sáu là Phật Thích Ca Mâu Niở cõi Ta Bà. Chúng ta lại có gia đình vua Diệu Trang Nghiêm Vương đồng tu Phậtđạo, làm thiện tri thức cho nhau. Chỉ nêu ra một vài điều ấy, chúng ta có thểthấy Pháp Hoa chú trọng tình thương yêu như thế nào.

Vậy thì thếgiới Pháp Hoa có thể ngộ nhập qua lòng thương yêu. Diệu Pháp Liên Hoa có thể được khai thị ngộ nhập bởi lòng thương yêu. Khi thương yêu phát khởi, tuôn trào nơi lòng người, người đó dễ dàng hợp nhất với mọi sự, từ cái thấp nhất đến cái cao nhất, tức là những chân lý của Pháp Hoa : Nhất Thừa, Hiện Bảo Tháp, TùngĐịa Dũng Xuất, Như Lai Thọ Lượng và Như Lai Thần Lực. Thương yêu là mối dây vô hình nối kết chỗ sâu thẳm nhất của tâm thức chúng ta với cái sâu thẳm nhất của mọi sự. Thương yêu là cái “bản năng” tìm lại sự hợp nhất vốn có của tất cả mọi sự, cái Nhất Chân Pháp Giới. Khi để cho thương yêu được “tùng địa dũng xuất”,chúng ta xóa tan thế giới ngăn ngại, xung đột của mình để cho Nhất Chân Pháp Giới, tức thế giới Pháp Hoa hiển lộ.

Thương yêu Phậtđưa chúng ta đến gần Phật hơn, và dần dần chúng ta thấy trong đáy lòng mỗi chúng ta đều có Phật, như một mặt trăng hiện muôn bóng trong muôn triệu ao hồ,và cũng vì thế mà dần dần chúng ta có thể thương yêu, tha thứ, bao dung và độlượng với chúng sanh hơn. Thương yêu người khác sẽ xóa đi “cái ta” và “cái của ta”, sự ngăn cách giả tạo, xóa đi sự khác biệt do nghiệp, để thấy tất cả đang dự hội Pháp Hoa, trong vĩnh cửu Nhất Thừa. Thương yêu một hòn đá, một cội cây sẽ xóa đi biên giới vô hình trong tâm thức để dũng xuất vào cái thế giới “mình là tất cả, tất cả là mình”, cái thế giới sinh động vô tư của Như Lai Thần Lực. Thương yêu tất cả mọi sự vật, mọi biến cố để thấy tất cả đều là phương tiện của lòng thương yêu vô bờ bến của Phật đối với mỗi chúng sanh ; những phương tiệnđó là những xe dê, xe hươu, xe trâu, cứu đàn con ra khỏi nhà lửa. Thương yêu tất cả để thấy mình là một với Nhất Chân Pháp Giới. Thương yêu là một cái Diệu– đừng bao giờ nói tôi thương yêu như vậy là đủ – để thấy mình là muôn ngàn vô số cái Diệu khác hợp thành thế giới Pháp Hoa, thế giới của Phật. Khi nào nơi ta có lòng thương yêu, khi đó ta đang ở trong thế giới Pháp Hoa, và khi nào thương yêu càng tùng địa dũng xuất, thế giới đó càng đậm chất và đậm nét, hiển lộ rực rỡvinh quang.

Kinh Pháp Hoa trong những phẩm đầu thường nêu lên những giới hạn của những vị A La Hán, lý tưởng của Thanh Văn thừa. Đứng về mặt lòng thương yêu và hậu quả trực tiếp của nó là lòng đại nguyện, giới hạn đó là không chấp nhận có thể có một lòng thương có tính chất vũ trụ, một tình thương yêu ‘đong đầy’ pháp giới, một thực tại “đồng thể đại bi” và cũng chính nhờ lòng thương yêu này mà vị Bồ tát phá bỏ được những hàng rào chấp “ta và cái của ta” đạt đến giải thoát và tiến hơn nữa, Phật Quả. Vềmặt này “năm ngàn vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ chưa chứng mà chođã chứng, đứng dậy lễ Phật mà lui về” trước khi Phật thuyết Pháp Hoa biểu lộ sựkhông chấp nhận đó. Những chương cuối cùng của kinh Pháp Hoa nói về những “bổn sự”, những cuộc đời của những Đại Bồ tát hay những vị đã thành Phật đều nói đến công hạnh “một lòng thương yêu cho cả pháp giới” này.

Tới một lúc nào, thành một Phật tử thật sự, thành một người con Phật thật sự, chúng ta thấy rằng không thể nào giải quyết được những vấn nạn của thế gian này bằng cái gì khác ngoài trí huệ và từ bi. Ví dụ chúng ta không thể thanh toán được nghiệp quả cho một người khác – đừng nói gì chúng ta, ngay cả các bậc giác ngộ cũng không thể tự nhiên và “vô tư” xóa sạch nghiệp quả của một chúng sanh. Nhưng chúng ta có thể có lòng thương yêu bi mẫn thấu đến những chiều sâu của sanh tử,và thương yêu thì vượt lên nghiệp quả và do đó sẽ biến đổi “bản chất” của nghiệp quả. Cũng như chúng ta đang sống trong cõi Ta Bà – cõi Kham Nhẫn, đó vừa là một cay đắng – kham nhẫn – vừa là một vinh quang vì kham nhẫn là một mặt của thương yêu. Phải chăng chính trong cõi Kham Nhẫn mà thương yêu biểu lộ rõ hơn hết, và phải chăng vì cái vinh quang đó của cõi Kham Nhẫn mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từ chối sự hộ trì kinh Pháp Hoa của các Bồ tát ở các cõi khác ?

Thương yêu là một cái Diệu của Diệu Pháp Liên Hoa, mà chúng ta phải khai mở cho được ở tậnđáy lòng mình và mở rộng, tràn lan cho đến khắp cõi Kham Nhẫn này. Thương yêu là đời sống của người tin hiểu Pháp Hoa, đó là động lực để tịnh Phật quốc độ,thành tựu chúng sanh.

9. Sống Trong Pháp Hoa

Với sự tin hiểu, ở đâu người ta cũng thấy Diệu Pháp Liên Hoa, thời gian nào cũng là sựhiển xuất của Diệu Pháp Liên Hoa. Không gian và thời gian đã ngấm đầy Phật chấtđể chuyển hóa thành một cách thế biểu hiện của Phật lực, một sự diễn xuất của Phật tánh và do đó không còn ngăn ngại, không còn ta người, không còn đây kia, sống chết, khổ đau…

Sống trong Pháp Hoa, nói theo kinh Lăng Nghiêm, là chuyển năm ấm, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới và bảy đại, nghĩa là toàn bộ thế giới, chúng sanh về bản tánh của chúng là Như Lai tạng. Khi người ta lặn đến đáy cùng của tâm thức rồi đi ngược ra trở lại, bấy giờ thế giới và chúng sanh chính là sự “lộn trái” của tâm, là sự bùng vỡ thành muôn ngàn hình tướng của tâm, bởi thế tất cả chỉ là sự ứng hiện của tâm, tất cả chỉ là tâm. Và tâm ở đây chính là Phật tâm. Tất cả đều chứađầy chất Phật, chứa đầy Phật tánh, toàn thể chúng sanh, thế giới đều đồng một chất vàng, gọi là Nhất Chân Thế Giới.

Sống trong Pháp Hoa hay tu hành Pháp Hoa không chỉ là thực hành riêng một pháp nào, thiền định, trí huệ, bố thí v.v… mà toàn cả thân tâm mình chìm ngập trong sự tin hiểu Pháp Hoa, trong cái thấy biết Pháp Hoa, trong một niềm lạc quan vô bờ bến, đéán độnhư các Tổ ngày xưa đã nói, đất đá cây cỏ đều sẽ thành Phật.

Nói về cái thấy, tri kiến, đó là thấy Phật tánh nền tảng ở nơi tất cả. Về thiền định, thì niệm khởi hay vô niệm đều là Phật tánh. Còn hạnh là toàn bộ đời sống, thân khẩu ý của hành giả đều là sự hiển bày của Diệu Pháp Liên Hoa. Tất cả các giác quanđều được chuyển về trong cái thấy, nghe, hay, biết Phật.

Pháp Hoa là tộtđỉnh của Chân Không Diệu Hữu. Về mặt Chân Không, đó là trí huệ quán thấy tánh Không : “Bồ tát quán sát tất cả các pháp là Không, đúng như thật tướng, chẳng điênđảo, chẳng động, chẳng thối, chẳng chuyển, như hư không, không có tự tánh, tất cả ngữ ngôn dứt tận, chẳng sanh, chẳng xuất, chẳng khởi, không danh, không tướng, thật không chỗ có, không số lượng, không giới hạn, không ngăn ngại, không che chướng, chỉ do nhân duyên mà có, từ điên đảo mà phát sanh và diễn tảthành ngôn ngữ. Thường ưa quán sát pháp tướng như thế gọi là “chỗ thân cận thứhai” của Đại Bồ tát”. (phẩm An Lạc Hạnh)

Thế giới Chân Không ấy hợp nhất với thế giới Diệu Hữu, mà thế giới Diệu Hữu thì sống động, tương thông, tương liên, tương tác với nhau bằng từ bi hay thương yêu. Cũng trong phẩm An Lạc Hạnh này, nói về lòng thương yêu với con người : “Lại Văn Thù SưLợi ! Hạnh an lạc thứ ba là ở đời rốt sau, khi giáo pháp sắp ẩn mất mà thọ trì đọc tụng kinh điển này, chớ ôm lòng ganh ghét, dua nịnh dối trá, chớ khinh mắng người học Phật đạo, vạch chỗ hay dở của họ… Phải ở nơi tất cả chúng sanh khởi tưởng đại bi, đối với Phật đà thì nghĩ là từ phụ, đối với các Bồ tát nghĩ là các bậc đại sư, với các Bồ tát mười phương thì tôn kính sâu xa, với chúng sanhđủ loại thì đều bình đẳng nói pháp…”

“An lạc hạnh thứ tư là vị trì kinh Pháp Hoa đối với hàng người tại gia, xuất gia sanh lòng từ lớn, đối với người không phải bồ tát sanh lòng bi lớn. Nên nghĩ thế này : những người ấy mất mát lớn lao nếu chẳng nghe, chẳng biết, chẳng hay, không hỏi, không tin, không hiểu Pháp Hoa. Dầu vậy ta nguyện lúc được vô thượng chánhđẳng chánh giác, tùy những người đó ở vào bất cứ vị trí nào, ta cũng dùng thần thông lực và trí huệ lực dẫn dắt cho họ đứng vào Pháp Hoa”.

Chính lòng thương yêu như vậy kết hợp tất cả – trên là Phật, các Đại Bồ tát xuống đến các chúng sanh đủ loại – vào trong Nhất Thừa. Đó là một cây đời vĩ đại, một liên hệhuyết thống vĩ đại – tức Phật tánh – khiến hành giả Pháp Hoa thấy mình ở trong tất cả chúng sanh và tất cả chúng sanh ở trong mình. Với tình thương yêu rộng mởvà hợp nhất như vậy, người ta phải cảm nhận chút gì về Như Lai Thọ Lượng, khi không còn bám trụ vào một thọ lượng hạn hẹp và ngắn ngủi của cuộc đời của riêng mình.

Chỉ cần sống cho được tình anh em đối với mỗi chúng sanh, người ta sẽ cảm thấy nơi mình sựsống vô lượng (Như Lai Thọ Lượng), niềm hoan hỷ lưu thông trong tất cả (Như Lai Thần Lực), sự lạc quan vô biên (Thọ ký cho vô biên chúng sanh trong Nhất Thừa), hạnh phúc vô lượng (kho tàng của Cha)… Cho nên bất cứ khi nào phiền não, khổ đau vì bất cứ điều gì, vì bất cứ ai, chúng ta hãy biết ngay là khi đó nơi chúng ta tình thương đang cạn kiệt. Khổ đau chỉ có mặt khi thương yêu vắng mặt ; rắc rối trắc trở chỉ thành hình khi thương yêu không thể hiện thành và lưu thông. Bất cứ khi nào nơi chúng ta có sự phê phán, sự không bằng lòng, không nhẫn nhục, sự co rút phòng thủ, sự bỏ cuộc rút lui, tóm lại mọi thứ tiêu cực – những loại cây sinh ra trái đau khổ – chúng ta hãy biết rằng khi đó thương yêu không còn là một thực thể sống động nơi chúng ta. Khi ấy hãy nhớ rằng thương yêu là một trong hai giải pháp căn bản – trí huệ và từ bi – để giải quyết mọi hạt giống và cây trái của khổ đau, phiền não, đồng thời đưa chúng ta tiếp cận với những chân lý Pháp Hoa. Bất cứ lúc nào chúng ta không thể thấy cái gì tốt đẹp nơi mỗi sựvật, mỗi biến cố – chứ đừng nói cái tốt đẹp nhất trong kiến giải Pháp Hoa – bất cứ lúc nào chúng ta chán nản, có ý tưởng tiêu cực, bất hòa, không lạc quan –tức là thiếu sức mạnh của Pháp Hoa – khi đó chúng ta hãy làm tuôn chảy lòng thương yêu đổ ra cuộc sống, tình thương đó sẽ cuốn trôi mọi hàng rào ngăn cản và xóa sạch mọi thứ tiêu cực ấy. Khi chúng ta có đủ thương yêu, chúng ta có đầy đủ tất cả, đó là sự giàu có thường được nói đến trong kinh Pháp Hoa này, kể cả nghiệp quả và sự khổ đau của chúng sanh.

Cũng trong phẩm An Lạc Hạnh, phần đầu khi nói về “chỗ thân cận” của bồ tát, kinh có nói rằng bồtát không thân gần người có quyền thế, tu sĩ ngoại đạo, người tạo ra văn chương phù phiếm thế tục, cũng chẳng gần gũi những kẻ chơi trò hung hiểm đâm nhau, người làm thịt súc vật… Không có tư tưởng về thân thể người nữ, cũng chẳng ưa thấy ; đến nhà người, chớ nói chuyện với thiếu nữ, trinh nữ, gái góa v.v… Chúng ta có thể thấy đây là một ‘giới luật’ để chúng ta không nhầm lẫn tình thương yêu với lòng ham muốn, với sân giận, si mê, tình dục. Tình dục là sự phản ánh của tình thương yêu qua cơ cấu thân xác và bản năng và như thế nó làm tình thương yêu thu hẹp lại trong cái ta và cái của ta, đồng thời làm nặng đục nó, trói buộc nó ở mức độ bản năng. Như thế, nếu không biết, tình dục sẽ làm hưhỏng tình thương yêu, là cái cần được mở rộng, cần được hướng lên (Bồ tát Thượng Hạnh trong phẩm Tùng Địa Dũng Xuất), cần được tuôn chảy, cần được làm cho trong sạch. Bởi thế chúng ta cần cảnh giác với mọi thứ tình khác phát khởi từ và bị quy định trong bản năng và bản ngã chỉ làm lầm lạc, hạn cuộc và làm nặng đục tình thương thật sự.

Với hữu tình là như vậy. Nhưng với loài vô tình, cũng chính tình thương yêu xóa bỏ sự ngăn cách‘nhân tạo’ giữa ta và vật, khiến hàng rào giả tạo giữa ta và một đám mây, một phiến đá, một cội cây phải sụp đổ, để trả lại cho con người và thế giới mối tương quan chân thật, tương quan trong Phật tánh. Khi một làn sóng có thểthương yêu những làn sóng khác, thương yêu tất cả những làn sóng trong đại dương, nó trở thành đại dương, an bình và tịnh lạc. Một khi lòng người không còn đông cứng để tạo thành cái ta và cái của ta, một khi lòng người mềm đi và chảy ra, nó lưu thông và chảy suốt qua tất cả mọi người và mọi vật. Lúc đó người ta tin hiểu được sự vĩnh cửu của cội nguồn đời sống, sự sống vĩnh cửu của Như Lai Thọ Lượng.

Với thương yêu, người ta tin hiểu được đỉnh cao của trí huệ : Tất cả vũ trụ chỉ là Nhất Tâm (kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thập Địa). Mọi sự khác biệt đa thù, mọi hình thức của đời sống là hóa thân của cái Một và cái Một là tất cả. Mọi khác biệt muôn sai là do Như Lai Thần Lực và chính là Như Lai Thần Lực. Người ta sẽ tin hiểu được “Ba cõi duy Tâm, muôn pháp duy thức” : trong tình thương yêu, người ta thấy cái gì cũng lưu xuất từ Tâm và biến hiện do thức, cái gì cũng là Nhất Tâm hiển xuất qua hoạt động của thức : cái Một ở trong tất cả, và tất cả ở trong Một. Như mặt trăng là Một, và nó hóa hiện ở khắp nơi nào có nước.

Sự tuôn chảy liên tục, tràn đầy của thương yêu ra với mọi người, mọi sự là một trong hai yếu tố quan trọng nhất để tin hiểu và sống trong Pháp Hoa. Bởi vì sống trong Pháp Hoa là sống trong thương yêu và vì Pháp Hoa là vô tận nên thương yêu cũng phải vô tận.

10. Quảng Bá Pháp Hoa

Sau khi tin hiểu, sống trong Pháp Hoa, đời sống Pháp Hoa phải dồi dào sung mãn nơi hành giảvà đời sống ấy lan tỏa, ảnh hưởng, làm cho những người khác tiếp xúc được với Pháp Hoa. Từ phẩm Pháp Sư thứ mười cho đến phẩm cuối, kinh luôn luôn đề cao việc truyền rộng Pháp Hoa, là “vua trong các kinh”, “kinh này là bậc nhất”. Người nghe kinh Pháp Hoa, dầu chỉ một câu kệ, “Như Lai cũng thọ ký cho”. Người quảng bá Pháp Hoa là “sứ giả của Như Lai”, “người đó đem trang phục của Như Lai mà trang sức cho mình, được Như Lai dùng vai mang vác”, khi ở đời được Phật lực gia hộ, “người ấy được Như Lai lấy y che trùm cho, lại được chư Phật hiện tại ởcác phương khác hộ niệm cho, người đó có sức mạnh của đức tin vĩ đại, sức mạnh của chí nguyện, sức mạnh của các thiện căn”. “Phải biết người đó cùng Như Lai ởchung, được Như Lai đưa tay xoa đầu”, “khi chết được ngàn đức Phật trao tay cho”…

Tại sao quảng bá Pháp Hoa quan trọng như vậy ? Từ phẩm Tựa Thứ Nhất, đức Phật phóng quang,đến giảng dạy “Như Lai Thọ Lượng” và hiển bày “Như Lai Thần Lực”, đến các hạnh của chư đại Bồ tát để tương ưng với Pháp Hoa, cho đến các vị Bồ tát và Hộ pháp thệnguyện ủng hộ, đều là công việc quảng bá Pháp Hoa. Bởi thế khi quảng bá Pháp Hoa qua thân, ngữ, tâm của mình, chúng ta tương ưng được với Pháp Hoa trong tất cả thể, tướng, dụng… của nó, tức là mọi khía cạnh của Phật, Pháp, Tăng Tam Bảo. Nói cụ thể và chỉ trong một phương diện, nếu chúng ta dùng bao nhiêu ‘thần lực’của chúng ta để quảng bá Pháp Hoa thì chúng ta sẽ tương ưng được bấy nhiêu “NhưLai Thần Lực” đang quảng bá Pháp Hoa.

Sống được Pháp Hoa và quảng bá Pháp Hoa là hai việc bổ túc lẫn nhau. Sự sống Pháp Hoa bên trong tự nhiên tỏa rộng ra bên ngoài, tâm của hành giả Pháp Hoa càng ngày càng mở rộng và đi sâu vào thực tại Pháp Hoa, và như thế sẽ lan ra, ảnh hưởng đến những người khác. Ngược lại, công việc quảng bá Pháp Hoa, dầu biểu hiện trên nhiều hình tướng hay biểu hiện thầm lặng trong tâm, sẽ làm hành giả càng ngày càng sống Pháp Hoa sâu rộng hơn. Quá trình thể nghiệm Phật tánh Chân Không Diệu Hữu nơi chính mình, đưa sự thể nghiệm ấy ra ngoài để tiếp xúc với Phật tánh của chúng sanh và thế giới là một quá trình mở rộng sự tin hiểu Pháp Hoa nơi chính mình. Việc mở rộng sự tin hiểu Pháp Hoa ra với những người khác lại làm cho sựtin hiểu Pháp Hoa ở chính mình – tức là Trí Huệ và Từ Bi – sâu xa và rộng lớn hơn. Cuối cùng sự thể nghiệm toàn triệt Pháp Hoa bao trùm cả mình lẫn người, ta và vật, tâm và cảnh, tất cả đều nằm trong Phật tánh, tất cả đều là Phật tánh và không có cái gì ở ngoài Phật tánh cả.

Nếu người nói kinh này
Nên vào nhà NhưLai
Mặc y của Như Lai
Đại từ bi là nhà
Y : nhu hòa nhẫn nhục
Các pháp Không làm tòa.

Chúng ta thấy sự quảng bá, mở rộng Pháp Hoa được thể hiện bằng trí huệ (pháp Không làm tòa), bằng thương yêu (đại từ bi là nhà) và bằng chí nguyện (nhu hòa nhẫn nhục làm y). Cả ba cái đó tương thông với nhau, hỗ trợ cho nhau, làm thành nhân cách Pháp Hoa. Chúng ta có thể tự xét mình bằng ba cái đó. Nơi chúng ta cả ba cái đã đồng bộ với nhau ở mức độ nào – không thể nào có chuyện cái này quá nhiều, cái kia thì quá ít. Nếu cái này quá nhiều cái kia quá ít thì phải xem lại cái quá nhiều kia, chắc là chúng ta tự đánh giá sai lầm, lớn quá về cái quá nhiều. Bởi vì cảba phải đồng bộ, có xê xích nhau do thiện căn của những đời trước thì cũng chỉxê xích nhau chút ít. Không thể có chuyện trí huệ quá nhiều mà từ bi quá ít, hay chí nguyện quá nhiều mà trí huệ quá ít.

Về mặt trí huệ,chúng ta phải tin hiểu được tánh Không, tức là tính cách duyên sanh, vô ngã, vô tự tánh của tất cả các pháp, do đó mà tâm ta mở rộng, suốt thông, không có những chướng ngại với các pháp. Một tâm rỗng rang, khai mở, suốt thông, không bám vướng, sẵn sàng hợp nhất trong cùng một bản tánh rỗng rang với tất cả các pháp,đó là kết quả của sự tu học tánh Không. Không có ngã và không có pháp là môi trường để quảng bá Pháp Hoa.

Về mặt từ bi, một tâm thương yêu tất cả, và vì thương yêu mà vượt thoát khỏi những quan tâm, những rối rắm, những quanh quẩn về chính mình và của chính mình để hợp nhất trong bản tánh rỗng rang của tất cả các pháp – hợp nhất trong pháp tánh – là điều kiện để quảng bá Pháp Hoa. Với một tấm lòng đầy đủ thương yêu, khi gặp bất kỳngười nào, một khuôn mặt nào, người ta thấy mình có tất cả rỗng rang đồng thời tất cả sự dư dật phong phú để có thể hy sinh toàn bộ cuộc đời của mình cho người đó, có thể cho đi hết cả cuộc đời mình một cách nhưng không, mà không đòi hỏi, không có điều kiện, không hối tiếc, không thấy hao hụt, vì người ta đang ởtrong một cái gì vô tận. Khi ấy người ấy bắt đầu hiểu thế nào là kho tàng thương yêu của vũ trụ, thế nào là đại từ bi tạng. Khi đó cuộc đời người ấy có nhiều những giây phút xuất thần (chữ xuất thần extase, theo nguyên ngữ là sự vượt ra khỏi hiện hữu bình thường của mình) trong tình thương vô tận, trong niềm vui tươi vô tận.

Có thể nói trong một chừng mực nào, Như Lai Thọ Lượng là sự tiếp cận của Trí Huệ. Và NhưLai Thần Lực, đó là sự tiếp cận của Thương Yêu.

Về mặt chí nguyện hay nguyện lực, chí nguyện của một hành giả Pháp hoa làm cho người ấy hợp thông được với nguyện lực hộ trì Pháp Hoa của chư Phật, chư Đại Bồ tát. Chí nguyện đó đưa người ấy vào thế giới nguyện lực của Pháp Hoa, tiếp cận với đại nguyện tạng của chư Phật, chư Đại Bồ tát và do đó được truyền thêm sức mạnh đểthọ trì và quảng bá Pháp Hoa. Nếu chúng ta có đủ niềm tin, chúng ta sẽ thấy rằng thế giới mình đang ở này được duy trì trong nguyện vọng thành tựu giác ngộ, tức là được duy trì trong Pháp Hoa và trong việc khai thị ngộ nhập Pháp Hoa của Phật và Đại Bồ tát. Bởi thế, chí nguyện quảng bá Pháp Hoa đưa hành giả trởthành một người con của Phật, một người em nhỏ của các Bồ tát, bước “vào nhà Như Lai”, “mặc y của Như Lai”, “ngồi tòa Như Lai”.

Với chí nguyện rộng truyền Pháp Hoa, hành giả tiếp xúc được với Thọ Mạng Như Lai – tức là nền tảng của Pháp Hoa – và Thần Lực Như Lai – tức là sức mạnh diễn giải Pháp Hoa trong tất cả các pháp. Bởi thế do chí nguyện này mà sự tin hiểu Pháp Hoa càng sâu xa và rộng lớn thêm. Chí nguyện là một “sứ giả của Như Lai” tức là người trung gian giữa Như Lai và cái thấy biết của Như Lai với chúng sanh, người trung gian đó không nhiều thì ít đương nhiên thọ hưởng được, phản ánh được phần nào kho tàng của Như Lai, tức là Thọ Lượng và Thần Lực của Như Lai.

Sự quảng bá Pháp Hoa có thể được thực hiện theo nhiều đường lối, nhưng tất cả được đặt nền trên ba cột trụ chánh này. Mỗi hành giả Pháp Hoa khai triển sự quảng bá tùy theo căn tánh, thiện căn của mình. Tuy nhiên, đường nét tổng quát vẫn là công trình hợp nhất sự tin hiểu của mình với sự tin hiểu – tức tri kiến – của Phật, hợp nhất tình thương yêu của mình với lòng thương yêu – tức vô tác diệu lực –của Phật, hợp nhất chí nguyện của mình với nguyện lực của Phật và chư Bồ tát…Với sức mạnh của sự hợp nhất đó, mở rộng ra, quảng bá ra trên bình diện xã hội,đó là công trình “tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh“ mà các kinh điển Đại thừa đều nói đến.

Trong một cái nhìn trí huệ, khi nhìn vào thế giới và những con người, chúng ta sẽ thấy mọi sựnhư đang nhìn chính khuôn mặt mình trong gương. Nếu như những con người và cuộcđời sáng sủa tốt đẹp thì ‘khuôn mặt’ của ta cũng sáng sủa tốt đẹp. Nếu người khác và cuộc đời đầy chất Pháp Hoa – nghĩa là chất Trí Huệ và Từ Bi – thì‘khuôn mặt’ ta cũng đầy chất Pháp Hoa. Nói thế nghĩa là nếu chúng ta quảng báđược Pháp Hoa cho người khác và xã hội để hình tướng cuộc đời này thêm tươi đẹp– tươi đẹp cũng là một phẩm tính của Pháp Hoa –, thì hình tướng của khuôn mặt chúng ta trong gương tâm vũ trụ cũng tươi đẹp. Đây chỉ là sự giải thích tạm một phần ý nghĩa của câu kinh : “Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh”.

Khi người khác tin hiểu được Pháp Hoa, đó tức là chúng ta tin hiểu Pháp Hoa, khi người khác thoát khổ tức là chúng ta thoát khổ, khi thế giới đầy chất Pháp Hoa thì chúng ta cũng đầy chất Pháp Hoa. Lúc đó ta và người khác là một, ta và thế giới là một. “Tâm, Phật, và chúng sanh. Cả ba không sai khác“, kinh Hoa Nghiêm nói nhưvậy. Đó cũng là Nhất Chân Pháp Giới của Pháp Hoa.

Lời Kết

Mục đích của những chương trên là để giới thiệu cho chúng ta một cái thấy sơ lược về thếgiới Pháp Hoa. Về mặt hình thức, chúng chỉ là những phần, những đoạn nhỏ trong kinh Pháp Hoa. Về mặt nội dung, chúng chỉ nói được một phần ý nghĩa của những đoạn kinh ấy.

Hành giả phải tự mình thấy được, tự mình chứng thực, không phải chỉ nghe qua rồi xếp lại, không phải chỉ đọc tụng xong kinh Pháp Hoa một vài lần là đủ. Con đường của Đại thừa là Văn, Tư, Tu, nghĩa là Nghe xong thì Tư Duy, suy nghĩ về ý nghĩa của nó (dù ý nghĩa chỉ một câu kệ) với một lòng ngưỡng vọng khao khát đi vào thế giới Pháp Hoa. Khi đã Tư Duy, nghĩa là đã thấy lờ mờ ý nghĩa của kinh, chúng ta bắtđầu Tu, nghĩa là đưa tâm thức của mình phù hợp, tương ưng với cái thấy Pháp Hoa. Điểm thứ ba này có thể nói là thiền định, tham thiền về Pháp Hoa. Tiến trình này phải được lập đi lập lại, trong cả thời đọc tụng, tham thiền và cảngoài thời khóa, tức là trong đời sống bình thường.

Với nỗ lực liên tục hướng đến Pháp Hoa như vậy, với sự cầu nguyện liên tục đến chư Phật, chư Bồtát trong kinh đã hứa hộ trì cho người tu Pháp Hoa như vậy, dần dần, đôi khi hành giả có được một kinh nghiệm về sự hiện diện của thế giới Pháp Hoa ở trong cuộc đời của mình. Với thời gian, những mẩu nhỏ kinh nghiệm rải rác dọc đường đọc tụng thọ trì sẽ hé mở đủ cho chúng ta thấy được phần nào thế giới Pháp Hoa, hay tri kiến Pháp Hoa. Với một cái thấy biết đích thực như vậy, bấy giờ chúng ta mới có thể thật sự thọ trì, đọc tụng Pháp Hoa và dần dần đến chỗ có thể giảng nói, quảng bá Pháp Hoa. Chỉ với một cái thấy hiểu Pháp Hoa khá đầy đủ, vững chắc, lúc đó chúng ta mới có thể thọ trì đọc tụng, hay tham thiền về Pháp Hoa. Thọ trì, đọc tụng hay tham thiền về Pháp Hoa được, chúng ta sẽ đi đến Quả của Pháp Hoa.

Khi thực sựthực hành, chúng ta có thể chọn một chương, một đoạn, hay chỉ một câu để Văn, Tư, Tu. Một thời gian mà không có kết quả, chúng ta có thể tới chương khác đoạn khác. Còn nếu có được người bạn đạo nào hướng dẫn, chia xẻ cho chúng ta cái thấy hiểu, chia xẻ cho chúng ta chỗ vào, thì không gì quý hơn. Nhưng có thếnào, một khi muốn làm một hành giả Pháp Hoa thì suốt ngày, suốt tháng, suốt năm, suốt đời, chúng ta cũng chỉ lẩn quẩn với Pháp Hoa và trong Pháp Hoa mà thôi.

Pháp Hoa thì mầu nhiệm như toàn bộ đời sống, bởi thế vào bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào chúng ta cũng đều có thể gặp gỡ Pháp Hoa ; gặp bất cứ ai, họ cũng có thể vô tình làm một thiện tri thức thông báo cho chúng ta thế giới Pháp Hoa. Bởi vì Pháp Hoa là kinh vua của các kinh, nên sự hộ trì, ban phước cho người thọ trìđọc tụng kinh này cũng lớn lao không thể nói hết.

Không có gì làmđẹp (nghĩa là đem lại ý nghĩa) cho cuộc đời mỗi người chúng ta bằng kinh Pháp Hoa, không có gì làm đẹp những người khác và thế giới quanh ta bằng kinh Pháp Hoa. Chúng ta thực hành được Pháp Hoa phần nào là chúng ta trang nghiêm cho chính mình, người khác và thế giới phần đó.

Nguyện cho tất cả được an vui trong Diệu Pháp Liên Hoa.

Source: thuvienhoasen

Chuyển đến trang:  1  2