Recent Pages: 1, 2 , 2a 2b 2c 3 3a 4 5 5a 6 8 9 10 11 12
Recent Pages: 1 2 2a 3
BỐN MƯƠI LĂM NĂM HOẰNG PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT
Bình Anson
Năm đầu tiên (528 TTL): Sau khi thành đạo vào đêm rằm tháng Vesakha (tức tháng Tư âm lịch), Đức Phật đến ngụ tại khu vườn nai (Lộc uyển), vùng Chư thiên đọa xứ (Isipatana) tức Sa-nặc (Sarnath) ngày nay, gần thành Ba-na-lại (Benares). Tại đó, Ngài giảng bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, hóa độ năm anh em đạo sĩ Kiều-trần-như (Kodañña) và cư sĩ Da-xá (Yasa).
Năm thứ 2-4 (527-525 TTL): Ngụ tại thành Vương-xá (Rajagaha), kinh đô của xứ Ma-kiệt-đà (Magadha). Ngài cảm hóa vua Bình-sa (Bimbisara). Vua cúng dường khu rừng Trúc Lâm (Veluvana), ngoài cửa Bắc của thành Vương-xá, làm nơi trú ngụ của Đức Phật và chư Tăng. Ngài thường đến núi Linh Thứu (Gijjhakuta) để giảng đạo.Trong thời gian nầy, Ngài hóa độ Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, y sĩ Kỳ-bạt (Jivaka) và trưởng giả Tu-đạt Cấp Cô Độc (Sudatta Anathapindika). Y sĩ Kỳ-bạt cúng dường khu vườn xoài làm tinh xá, và trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường tinh xá Kỳ Viên (Jetavana). Ngài trở về thăm phụ vương Tịnh Phạn (Suddhodana), và nhận hoàng tử La-hầu-la (Rahula) vào hàng sa di.
Năm thứ 5 (524 TTL): Ngụ tại Vệ-xá-li (Vesali), thủ đô của xứ Licchavi, và tại thành Vương-xá. Tại thành Vệ-xá-li, Đức Phật cứu độ dân chúng đang bị nạn hạn hán và bệnh dịch tả hoành hành. Vua Tịnh Phạn qua đời trong năm này. Đức Phật thành lập giáo đoàn Tỳ khưu ni theo lời thỉnh cầu của bà di mẫu Maha Pajapati Gotami (Kiều-đàm-di).
Năm thứ 6 (523 TTL): Ngụ tại đồi Mankula, thành Câu-diệm-bi (Kiều-thượng-di, Kosambi), xứ Vamsa, Ngài thu phục và giáo hóa các người ngoại đạo.
Năm thứ 7 (522 TTL): Theo Chú giải bộ Pháp Tụ và Chú giải kinh Pháp Cú (kệ 181), trong mùa hạ năm này, Đức Phật trú tại cõi trời Đao-lợi (Tavatimsa). Ngài dạy Thắng Pháp (Abhidhamma, Vi diệu pháp) cho chư thiên và mẫu hậu Ma-da (Maha Maya). Mỗi ngày, Ngài trở về cõi người, tại thành Sankassa, tóm tắt lại cho tôn giả Xá-lợi-phất để tôn giả khai triển và giảng rộng ra cho hàng đệ tử.
Năm thứ 8 (521 TTL): Ngụ tại rừng Bhesakala, núi Cá Sấu (Sumsumaragiri), xứ Vamsa, Ngài giảng pháp cho bộ tộc Bhagga.
Năm thứ 9 (520 TTL): Ngụ tại thành Câu-diệm-bi. Nhân khi bị bà thứ hậu Magandhiya của vua Udena oán ghét và bêu xấu, Đức Phật dạy tôn giả A-nan (Ananda) về hạnh kham nhẫn.
Năm thứ 10 (519 TTL): Ngụ tại rừng Parileyya gần thành Câu-diệm-bi. Không khuyên giải được các xung đột và tranh cãi giữa hai nhóm tu sĩ, Đức Phật bỏ vào rừng sống độc cư trong suốt 3 tháng hạ, và hóa độ được một voi chúa và một chú khỉ. Hai con thú nầy đã giúp đỡ Ngài trong các công việc hằng ngày.
Năm thứ 11 (518 TTL): Ngụ tại làng Ekanala, phía nam thành Vương-xá, Ngài hóa độ vị điền chủ Kasibharadvaja.
Năm thứ 12 (517 TTL): Ngụ tại Veranja, phía nam thành Xá-vệ, Đức Phật dạy tôn giả Xá-lợi-phất rằng Ngài sẽ thiết chế giới luật vì có hoen ố phát sinh trong hàng Tăng chúng. Nếu không như thế, Giáo Pháp sẽ không tồn tại lâu dài.
Năm thứ 13 (516 TTL): Ngụ tại núi đá Caliya.
Năm thứ 14 (515 TTL): Ngụ tại tinh xá Kỳ-viên, thành Xá-vệ (Savatthi). Tôn giả La-hầu-la tròn 20 tuổi và thọ Cụ túc giới, trở thành một vị Tỳ khưu. Đức Phật hóa độ bà Tỳ-xá-khư (Visakha), về sau là vị nữ thí chủ bậc nhất trong hàng đệ tử cư sĩ.
Năm thứ 15 (514 TTL): Ngụ tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) của bộ tộc Thích-ca. Vua Thiện Giác (Suppabhuddha), cha của công chúa Da-du-đà-la (Yosodhara), băng hà.
Năm thứ 16 (513 TTL): Ngụ tại vùng Alavi, phía bắc thành Ba-na-lại. Ngài hàng phục quỷ ăn thịt người Alavaka, sau đó, quỷ xin quy y Tam Bảo và nguyện hộ trì Chánh Pháp.
Năm thứ 17 (512 TTL): Ngụ tại tinh xá Trúc Lâm, thành Vương-xá.
Năm thứ 18 và 19 (511-510 TTL): Ngụ tại núi đá Caliya.
Năm thứ 20 (509 TTL): Ngụ tại tinh xá Trúc Lâm, thành Vương-xá. Vào một buổi sáng, trên đường đi khất thực, Ngài hóa độ tướng cướp Vô Não (Angulimala). Đức Phật bị ngoại đạo vu cáo là đã mưu sát bà Sundari.
Năm thứ 21 (508 TTL): Ngụ tại tinh xá Trúc Lâm, thành Vương-xá. Tôn giả A-nan (Ananda) chính thức nhận lời làm thị giả hầu cận Đức Phật.
Năm thứ 22-44 (507-485 TTL): Trong thời gian 23 năm này, Đức Phật thường ngụ tại tinh xá Kỳ-viên. Ngài cũng đến ngụ tại tinh xá Đông viên (Pubbarama), phía đông thành Xá-vệ, do bà Tỳ-xá-khư cúng dường. Hai vị đại trưởng lão Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên lần lượt tịch diệt vào năm 485 TTL.
Năm thứ 45 (484 TTL): Ngụ tại làng Beluva, phía nam thành Vệ-xá-li, Ngài trải qua một cơn bệnh rất trầm trọng. Sau khi bình phục, vào buổi trưa ngày rằm tháng Magha (tháng Giêng âm lịch), tại điện thờ Capala, Ngài tuyên bố sẽ nhập diệt sau 3 tháng. Đức Phật tiếp tục du hành qua các làng khác và nhập diệt tại làng Kusinara của bộ tộc Malla, vào đêm trăng rằm tháng Vesakha (tương đương với tháng Tư âm lịch).
Bình Anson (http://budsas.110mb.com/)*
Tham khảo:
-
Đức Phật lịch sử. (The Historical Buddha). H.W. Schumann (Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch).
-
Đức Phật và Phật pháp (The Buddha and His Teachings). Hòa thượng Narada (Phạm Kim Khánh dịch)
Lịch Sử Phật Thích Ca
Life of the Buddha
Lược Truyện Sự Tích Phật Thích Ca
by trihuequang
Như Lai là gì?
Một trong các tên của Phật là Như Lai (Tathagata). Chúng ta có nhiều tên cho Phật, chỉ để biểu thị các phẩm chất khác nhau của Phật tính. Một trong các tên được dùng nhiều nhất là Như Lai; bản thân Phật đã dùng nó. Ông ấy hiếm khi dùng từ tôi, ông ấy dùng Như Lai. Ông ấy sẽ nói, “Như Lai cư ngụ trong vườn nào đó, và thế rồi điều này xảy ra.” “Như Lai đang trên đường, đi vào thành phố nào đó, thế rồi điều này xảy ra.” Ông ấy sẽ dùng từ ‘Như Lai’ thường xuyên hơn là ông ấy dùng từ tôi.
Câu hỏi là: Như Lai (Tathagata) là gì?
Về từ ngữ nó có nghĩa là ‘người tới như gió và đi như gió’, ‘thoắt tới, thoắt đi’. Đó là nghĩa từ nguyên của từ Như Lai: chỉ là làn gió thoảng chợt đến. Nó đã không có đó một khoảnh khắc trước và thế rồi nó có đó, và thế rồi khoảnh khắc tiếp nó mất rồi. Và nó không để lại dấu vết nào đằng sau. Bạn không thể thấy được làn gió, bạn chỉ có thể cảm nó. Bạn không thể thấy được Phật, bạn chỉ có thể cảm thấy ông ấy. Do đó những người tới nhìn Phật sẽ đi với tay trống rỗng, bởi vì bất kì cái gì họ sẽ thấy đều không là Phật.
Thấy thân thể tôi không phải là thấy Phật. Thân thể chỉ là ngôi nhà nơi Phật cư ngụ. Thấy nhà không phải là thấy người đang ngụ bên trong nó. Bạn không thể thấy được người đang cư ngụ trong ngôi nhà, bạn chỉ có thể cảm thấy người đó. Do đó những người tới với tâm trí suy nghĩ đều bỏ lỡ. Những người tới với trái tim cảm nhận lập tức cảm động, xúc động, được biến đổi.
Nó giống như gió: bạn không thể thấy được nó nhưng bạn có thể cảm được nó. Bạn có thể cảm cái chạm của nó, cái mát mẻ của nó. Nó làm tươi mát thế, nó làm sảng khoái thế, nó làm cho bạn sống động thế!
Ở trong Phật trường là ở trong trường nơi gió này thổi thường xuyên. Nó có thể được thấy chỉ bởi các đệ tử. Với ‘thấy’ tôi ngụ ý nó có thể được cảm chỉ bởi đệ tử. Đó là cách nó phải được thấy. Và nó có thể được thở vào và thở ra bởi những người sùng kính. Đệ tử cảm thấy nó chạm vào thân thể mình, chơi với tóc mình, lay động quần áo mình. Người đó cảm thấy nó, người đó suy diễn rằng nó có đó. Nhưng người sùng kính thở trong nó; nó luân chuyển trong bản thể người đó, nó trở thành một phần của bản thể người đó.
Học trò tới để nhìn, đệ tử tới để cảm, người sùng kính tới để hiện hữu.
Bồ đề đạt ma nói: Người biết rằng mình không tới từ đâu cả và không đi từ đâu.
Gió này tới từ đâu và nó đi đâu? Nó không có điểm đích… nó không có động cơ. Nó không đi bất kì đâu và không tới từ bất kì đâu; nó bao giờ cũng ở đây.
Swami Ramateertha thường kể một chuyện ngụ ngôn:
Có một người vô thần lớn. Trong phòng khách của mình ông ấy đã viết lên dòng chữ lớn: God is nowhere – Thượng đế không có ở đâu cả.
Một hôm đứa con nhỏ của ông ấy đang chơi đùa khi ông ấy đang đọc báo. Cậu bé đang học đọc, cho nên nó thử đọc câu viết trên tường: God is nowhere – Thượng đế không ở đâu cả. Nhưng ‘nowhere’ là từ lớn, cho nên nó chia từ này ra làm đôi. Nó đọc,“God is now here – Thượng đế là bây giờ ở đây.”
Ông bố choáng – ông ấy chưa bao giờ đọc câu này theo cách đó. Toàn thể động thái đã đổi: “God is nowhere – Thượng đế không có ở đâu cả,” và đứa con đã đọc là,“God is now here – Thượng đế là bây giờ ở đây.” Có khác biệt lớn giữa ‘không đâu cả’ và ‘bây giờ ở đây’! Lần đầu tiên ông ấy đọc câu đó với cái nhìn của đứa trẻ, với sự hồn nhiên của đứa trẻ.
Chuyện kể rằng kể từ ngày đó ông ấy không thể đọc được câu cũ theo cách cũ nữa: “God is nowhere – Thượng đế không có ở đâu cả.” Bất kì khi nào ông ấy nhìn ông ấy đều phải đọc, “Thượng đế là bây giờ ở đây.” Nó trở thành cái gì đó cố định – tác động của đứa trẻ đến mức đó.
Vị Phật bao giờ cũng ở đây. Bạn bao giờ cũng ở đây. Bạn không tới từ bất kì chỗ nào và bạn không đi chỗ nào đó khác. Toàn thể vũ trụ này chứa bạn; chúng ta là một phần của nó.
Bồ đề đạt ma nói: Như Lai là người biết rằng mình không tới từ đâu cả và không đi từ đâu.
Đọc ‘nowhere-không đâu cả’ là ‘now here – ở đây bây giờ’. Như Lai là người bây giờ ở đây và biết rằng ông ấy bao giờ cũng bây giờ ở đây. Ông ấy đã không tới và ông ấy không đi.
Ramana Maharshi sắp chết, và một đệ tử hỏi, “Bhagwan, thầy sẽ đi đâu?”
Ông ấy mở mắt ra và cười. Đó là không phải là lúc cười chút nào. Ông ấy sắp chết, cái chết của ông ấy là tuyệt đối chắc chắn – ông ấy chết vì ung thư – đau đớn lắm. Dầu vậy ông ấy vẫn cười và ông ấy nói, “Ông ngu thì có! Cả đời mình ta đã từng nói với ông rằng không có đâu mà đi cả, chúng ta bao giờ cũng ở đây. Cho nên ta có thể đi đâu được? Ta sẽ ở đây thôi! Thân thể sẽ mất đi, cát bụi trở về với cát bụi, nhưng ta có thể đi đâu được? Ta sẽ là một phần của vũ trụ này như ta đang là một phần của nó bây giờ. Bây giờ thân thể cho ông ý tưởng rằng ta tách rời – đó là ý tưởng của ông, không phải của ta. Với ta, thân thể của ta không tách rời khỏi sự tồn tại mà bắc cầu với ta.”
Bạn có thấy khác biệt giữa người dốt nát và người trí huệ không? Cùng thân thể đó với người dốt nát là bức tường phân tách bạn với sự tồn tại. Cùng thân thể đó với người trí huệ, với người chứng ngộ, là chiếc cầu; nó nối bạn với sự tồn tại.
Quan sát thân thể bạn và bạn sẽ nhận biết về nó. Thân thể bạn liên tục thở không khí vào và ra – không chỉ qua mũi mà còn qua mọi lỗ chân lông của thân thể bạn đang thở vào và ra. Các nhà khoa học nói rằng nếu mọi lỗ chân lông của thân thể bạn bị bít lại, nếu thân thể bạn bị sơn dầy và mọi lỗ chân lông bị bít lại và chất đầy với sơn nhưng mũi được để cho vẫn thở, bạn sẽ chết trong vòng ba giờ, vì chỉ mũi là không đủ. Mọi phần của thân thể bạn đều cần việc thở riêng của nó.
Bạn liên tục trong trao đổi với sự tồn tại. Nếu mặt trời không mọc ngày mai, tất cả chúng ta sẽ chết. Chúng ta sẽ không có khả năng sống chút nào, thậm chí không sống được vài phút, vì không có mặt trời toàn thể hơi ấm sẽ biến mất. Và không có hơi ấm, cuộc sống là không thể có được. Chúng ta sẽ trở nên lạnh, đông cứng tới mức cái chết nhất định xảy ra. Chúng ta liên tục trong trao đổi với sự tồn tại. Chúng ta không tách rời, chúng ta là một.
Và nếu điều này là như vậy với thân thể, với tâm thức bên trong thì sao? Tâm thức bên trong đó không bị phân chia chút nào. Sân trong của bạn được bao quanh bởi một bức tường, nhưng sân trong của bạn vẫn thuộc về bầu trời, là một phần của bầu trời.
Cũng giống điều đó, người biết rằng mình không tới từ đâu cả và không đi từ đâu, người đó là Như Lai. Người đó bao giờ cũng giống như làn gió mát thoảng qua. Những người có thể hiểu được điều này, họ sẽ được làm tươi lại bởi làn gió thoảng này. Họ sẽ nhảy múa trong gió thoảng của vị Phật, trong ánh mặt trời của ông ấy. Họ sẽ cười cùng vị Phật, họ sẽ nhảy múa cùng vị Phật.
- Tác giả: Osho
Nguồn: TrungTamHoTong
.
Nương theo Giáo Pháp Phật Ðà
Chữ Tâm Phật dạy chúng ta độ đời.
Ðến bờ giác ngộ thảnh thơi
Thoát ly phiền não cuộc đời an vui.
.
LÀM SAO TÌM THẤY PHẬT
TK Thích-Chân-Tuệ
Qua hình tướng tìm Phật
Qua âm thanh tìm Phật
Làm vậy là sai đường
Làm sao tìm thấy Phật
Trong mùa Phật Ðản 2636, PL.2556, dương lịch 2012 năm nay, nhân dịp làm lễ kỷ niệm Ðức Phật Thích Ca sinh ra trên thế gian này, để cứu độ chúng sanh, hãy thử suy nghĩ: chúng ta đã từng thấy Phật chưa? Nếu chưa, chúng ta làm sao tìm thấy Phật? Có phải đợi sau khi chết rồi, vãng sanh tây phương cực lạc, mới thấy được Phật chăng?
Bởi vì, khi có cái nhìn phân biệt như vậy, con người chỉ thấy chung quanh toàn là chúng sanh, cho nên khởi tâm thương ghét, làm cho cuộc sống đảo điên, tâm trí bất an. Chẳng hạn như khi gặp người nào đẹp đẽ, hạp nhãn, hay gặp vật gì quí giá, hiếm hoi, thì sanh lòng tham lam, ưa thích ngắm nhìn, muốn chiếm hữu làm của riêng. Toại nguyện thì hả hê, thích thú, bằng không được như ý, thì sanh tâm oán thù, ghét bỏ, bực dọc, tức tối. Chẳng hạn như gặp người nghèo hèn, ít học, thì sanh tâm khinh khi, kỳ thị, còn gặp người giàu sang, học thức, thì thèm muốn, ước mơ. Con người thường có ước mơ muốn được bình yên, nhưng tâm trí cứ chạy theo cảnh trần đời như vậy, lăng xăng lộn xộn cả ngày, suốt tháng, quanh năm, làm sao cuộc sống bình yên, an vui cho được?
** Tu theo đạo Phật, là phải luôn luôn, thúc liễm thân tâm, chuyên cần chăn trâu, trâu đen tâm ý, đừng để chạy rong, ngông cuồng phá phách, giẫm đạp ruộng người, húc càn đàng đông, xông qua đàng tây, từng giây từng phút.
** Tu theo đạo Phật là phải tìm ra con người chân thật, hay giác ngộ thực tướng của chính mình. Thực tướng đó bất sanh bất diệt. Ngộ được thực tướng thì thoát ly sanh tử luân hồi, theo đúng lời dạy của tam thế thập phương chư Phật. Còn con người bằng xương bằng thịt, trong kinh sách gọi là tấm thân tứ đại, chỉ tồn tại hơn kém trăm năm là nhiều!
Nghĩa là: “Tất cả mọi chúng sanh đều có tánh giác”. Tất cả mọi người đều có tánh giác, sáng suốt đồng nhau, không khác, trong kinh sách gọi là Chân Tâm hay Phật Tánh, nhưng chỉ vì nghiệp lực khác nhau, tâm tham sân si khác nhau, cho nên bị phiền não khổ đau cũng khác nhau, hình tướng bên ngoài cũng khác nhau.
Chư Phật nhìn chúng sanh như Chư Phật, cho nên niết bàn tự tại”.
Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai”.
.
Dĩ âm thanh cầu ngã.
Thị nhơn hành tà đạo.
Bất năng kiến Như Lai.
Qua hình tướng tìm Phật
Qua âm thanh tìm Phật
Làm vậy là sai đường
Làm sao tìm thấy Phật
.