NT – 6: Nghệ thuật sống

Recent Pages:  1  2   3  4  5  6  7  8  9 10 11

Nghệ thuật sống

(Trích: Beyond Enlightenment – Chương 28)
Tác Giả: Osho
Việt dịch: Phạm Doãn

Chu Chim & Tuyet thang hai 2014 (2)“Không hiểu biết” và “ngây thơ” cũng có chỗ giống nhau nhưng chúng không phải là một.

Ignorance là tình trạng không biết, giống như ngây thơ. Nhưng có một khác biệt lớn mà cả nhân loại đến bây giờ cũng không biết. Ngây thơ là không có kiến thức nhưng không hề khao khát có được kiến thức. Ngây thơ tự nó tròn đầy ý nghĩa.

Một đứa con nít không có tham vọng, không có ước vọng. Nó luôn luôn sống hết mình trong từng khoảnh khắc sống của nó… Một con chim bay qua, đứa trẻ nhìn không chớp mắt; hay chỉ thoáng thấy một con bướm màu sắc đẹp cũng đủ để đứa trẻ hát ca. Với một cái cầu vổng trên trời, đứa trẻ sẽ ngây ngất như không còn biết điều gì huy hoàng hơn nữa. Cũng cảm giác như thế đến với trẻ con, khi chúng nhìn thấy trăng sao vằng vặc trong đêm tối mênh mông.

“Ngây thơ vô nhiễm” là tinh khiết, là tràn đầy, là giàu có.

“Không hiểu biết” là nghèo nàn, là ăn xin… là tôi muốn điều này, tôi muốn điều kia, tôi muốn được hiểu biết, tôi muốn được kính trọng, tôi muốn được giàu sang, tôi muốn được quyền lực.

Không hiểu biết (ignorance) đi trên con đường của khát khao.

Ngây thơ vô nhiễm (innocence) là trạng thái không hề khao khát.

Nhưng bởi vì cả hai trường hợp cùng là tình trạng không có kiến thức (knowledge) nên chúng ta thường lầm lẫn và qui kết rằng chúng cũng như nhau.

Chu Chim & Tuyet thang hai 2014 (8)Bước đầu tiên trong nghệ thuật sống là nhìn thấy cái ranh giới phân biệt giữa cái không hiểu biết (ignorance) và sự ngây thơ vô nhiễm (innocence). Sự ngây thơ vô nhiễm phải được cũng cố và bảo vệ, bởi vì đứa trẻ được sinh ra với sự ngây thơ nghĩa là với một kho báu lớn, cái kho báu mà các nhà thông thái phải đi tìm cả đời với nỗ lực nhọc nhằn. Các minh sư thường nói rằng họ đã trở lại trẻ thơ một lần nữa, họ đã được tái sanh.

Ở Ấn Độ, một người Bà-la-môn thực sự, nghĩa là một người hiểu biết thực sự, tự gọi mình là Dwij, nghĩa là được sinh hai lần. Tại sao lại được sinh hai lần? Cái gì đã xảy ra trong lần sinh thứ nhất? Tại sao cần phải có lần sinh thứ hai? Lần sinh thứ hai ông ấy được gì? Trong lần sinh thứ hai ông ấy lấy lại tất cả những cái ông ta đã có trong lần sinh thứ nhất, những cái mà cha mẹ, xã hội, và tất cả những người xung quanh đã hủy diệt và triệt tiêu chúng.

Trẻ con đang bị nhồi nhét đầy ắp những kiến thức. Cái đơn thuần và trong sáng vì thế bị cướp mất, lí do là ai cũng biết cái đơn thuần không giúp được gì cho đứa trẻ trong cái xã hội cạnh tranh này. Một đúa trẻ đơn thuần (simple) thường bị coi là ngốc nghếch, và đứa trẻ ngốc nghếch sẽ bị cuộc đời lợi dụng và bóc lột. Sợ hãi xã hội, sợ hãi thế giới, chúng ta tự thay đổi mình để thích ứng và cũng muốn làm cho trẻ con trở thành thông minh, sắc sảo, đầy kiến thức, để chúng được hội nhập vào thế giới quyền lực mạnh mẽ, chứ không để chúng rơi vào sự yếu kém hay bị áp bức. Và một khi đứa trẻ lớn lên sai định hướng, nó sẽ tiếp tục con đường sai lầm đó, cả cuộc đời nó sẽ tiếp tục bị sai lầm.

Chu Chim & Tuyet thang hai 2014 (4)Bất cứ khi nào bạn thấy rằng dường như bạn đã đánh mất cuộc sống, nguyên tắc đầu tiên là tìm lại sự ngây thơ (innocent).

Buông kiến thức xuống, quên hết kinh điển đi, quên tôn giáo đi, quên thần học và triết lí đi. Cố gắng để được sinh ra một lần nữa, trở lại ngây thơ… và điều này bạn có thể làm được, bằng cách: Tẩy sạch tâm trí của bạn, tẩy sạch tất cả những gì không phải là của bạn, tẩy sạch tất cả những gì vay mượn, tất cả những gì thuộc về truyền thống, qui ước, tất cả những gì thuộc về người khác như cha mẹ, thầy giáo, trường đại học… tẩy sạch, vất tất cả. Một lần nữa ta trở nên đơn thuần.

Đời sống phải là cuộc truy tìm, không phải là một khát vọng. Đời sống là một tìm tòi, chứ không phải là tham vọng để trở thành cái này cái nọ, như trở thành tổng thống một quốc gia, một thủ tướng, một bộ trưởng. Sống là để tìm ra “Tôi là ai?” Một điều rất lạ lùng là người ta thường không biết mình thực sự là ai, lại mong muốn trở thành một người như thế nào đó. Người ta không biết mình là ai ngay trong hiện tại, không quen thuộc với chính hiện hữu của mình nhưng bao giờ cũng muốn trở thành cái gì đó!

Trở thành một cái gì (becoming), đó là căn bệnh của tâm hồn.

Hiện hữu (being) mới chính là bạn.

Chu Chim & Tuyet thang hai 2014 (5)Ngay lúc khám phá ra hiện hữu của mình thì đời sống bắt đầu. Rồi thì cứ mỗi khoảnh khắc sống của ta là một khám phá mới mẻ. Bất cứ một khoảnh khắc nào cũng là một niềm vui. Cánh cửa bí mật đã mở, tình yêu mới đâm chồi, đam mê mới xuất hiện, cảm xúc mới về cái đẹp, cái tốt. Bạn trở thành thật nhạy cảm, chỉ một cạnh sắc của lá cỏ cũng đem đến vô vàn cảm giác. Sự nhạy cảm làm cảm giác bạn rõ ràng đến mức dù là hiện hữu của chỉ một lá cỏ cũng bằng như hiện hữu của một vì sao; không có lá cỏ này hiện hữu dường như thiếu đi; và bởi vì lá cỏ này là duy nhất không có gì thay thế cho nên nó có riêng tính cá thể của nó.

Chu Chim & Tuyet thang hai 2014 (9)Sự nhạy cảm sẽ tạo nên nhiều tình bạn. Tình bạn với cỏ cây, với chim muông, với thú vật, với núi đồi, với sông suối, với đại dương và với cả những vì sao. Đời sống trở thành giàu có hơn vì tình yêu lớn dậy, vì tình bạn lớn lên.

Cuộc đời của thánh Francis đầy những chuyện đẹp. Ngài thường phải đi trên một con lừa đây đó để chia sẻ những thể nghiệm của mình. Vị thánh sắp chết. Tất cả đệ tử vây quanh để nghe lời cuối của ngài. Lời cuối của một vị thầy luôn luôn là điều gì tiêu biểu nhất vì nó chứa toàn bộ kinh nghiệm sống của thầy. Nhưng các đệ tử không tin rằng mình đã nghe một điều như thế! Thánh Francis không nói gì với các đệ tử mà vấn an con lừa của ngài. Vị thánh nói: “Người anh em, tôi vô cùng mang ơn người anh em. Người anh em đã mang tôi đi khắp mọi nơi mà không hề than vãn, không hề càu nhàu. Trước khi rời bỏ thế giới này tất cả điều tôi muốn nói là xin hãy tha lỗi cho tôi; tôi đã không đối xử với người anh em bằng tình người chan chứa.”

Đó là những lời cuối của thánh Francis. Cảm xúc bén nhạy trong lời nói với con lừa, “người anh em”, “xin hay tha lỗi”. Nếu bạn nhạy cảm hơn, cuộc sống sẽ lớn hơn. Nó sẽ không là cái ao nhỏ mà là một đại dương…

Một thiền sư, Linh Chi, đang hấp hối. Hàng ngàn đệ tử vây quanh chờ nghe bài pháp cuối cùng. Nhưng Linh Chi chỉ nằm xuống vui vẻ mỉm cười, không nói một lời. Một người thiền sư bạn cũ nhắc nhở, “Linh Chi, sao thầy quên không nói những lời cuối cùng, trí nhớ thầy không được tốt rồi, thầy đang hấp hối, thầy cố đừng quên.” Linh Chi nói, “Hãy lắng nghe này”… và trên mái nhà, hai con sóc đang chạy nhảy vui đùa. Linh Chi chỉ nói, “Đẹp làm sao” rồi chết. Ngay khi ông nói “Hãy lắng nghe này” thì mọi người im lặng phăng phắc để chuẩn bị nghe những lời vĩ đại. Nhưng chỉ nghe thấy tiếng hai con sóc đùa giỡn cắn nhau chạy nhảy trên mái nhà mà thôi. Vị thầy chỉ cười rồi chết.

Thực ra vị thầy đã gởi đi thông điệp cuối: Đừng phân biệt chuyện lớn chuyện nhỏ, đừng phân biệt cái tầm thường cái quan trọng. Ngay phút giây đó sự kiện Linh Chi chết cũng giống như sự kiện hai con sóc chạy đuổi trên mái nhà. Không có gì khác biệt. Trong hiện hữu, tất cả đều giống nhau. Đây là toàn bộ triết học, toàn bộ sự nghiệp giảng dạy của vị thầy. Chẳng có cái gì lớn chẳng có cái gì nhỏ, tất cả đều tùy thuộc vào bạn…

Bài viết nguồn từ TrungTamHoTong
Photo: Ẫn Danh

P/S: Hình ảnh trong bài là Chú Chim đang được tìm lại hơi ấm của mình trong một bình cắm hoa trong phòng làm việc của một người bạn, vì mt trận bão tuyết lớn đã kéo đến  và phủ kín khắp nơi từ chiều hôm qua thật lạnh.

LSV. có đôi lời xin cám ơn người bạn tốt đã giúp Chú Chim nhỏ được ấm áp; đôi mắt của Chú dễ thuơng quá! thực chân thật và trong sáng. Có phải mình cũng đã có được những cảm giác tràn đầy bình yên khi làm những việc thật ngây thơ như ngày còn bé, đúng không?

Sáng nay mưa tuyết vẫn tiếp tục rơi thật nhiều. Tuyết đã rơi liên tục trong những ngày qua phủ trắng mái nhà, ngọn cây, vạt cỏ, khiến khu vườn nh sau nhà, tcả bỗng hóa trắng một vùng rực sáng… Feb 9 – 2014.

Tuyet thang hai 2014 (1)Tuyet thang hai 2014 (2)Spring 2014 (3)Tuyet thang hai 2014 (208)Tuyet thang hai 2014 (184)Tuyet thang hai 2014 (357)Tuyet thang hai 2014 (395)Tuyet thang hai 2014 (339)Tuyet thang hai 2014 (242)Spring 2014Tuyet thang hai 2014 (283)Tuyet thang hai 2014 (236)Spring 2014 (1)Tuyet thang hai 2014Spring 2014mua-hoa-tuyet-2012-35Tuyet thang hai 2014.. (2)Tuyet thang hai 2014.. (1)Tuyet thang hai 2014Tuyet thanh hai 2014 (2)Tuyet thanh hai 2014 (1)

PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

Trên bề mặt, Phút Giây Hiện Tại chỉ là một trong nhiều phút giây đang xảy ra. Mỗi ngày của đời bạn hình như bao gồm hàng ngàn những phút giây trong đó mọi chuyện được xảy ra. Nhưng nhìn cho sâu, có phải chỉ duy nhất có một phút giây? Đời sống không phải luôn luôn chỉ xảy ra ở “phút giây này”?

Phút giây này – Phút Giây Hiện Tại – là thứ duy nhất mà bạn không thể trốn tránh được, đó cũng là thứ duy nhất thường hằng, không thay đổi trong cuộc đời bạn. Cho dù chuyện gì xảy ra, cho dù cuộc đời của bạn có thay đổi bao nhiêu, có một thứ duy nhất không thay đổi: Đó là Giây Phút Hiện Tại.

Vì không thể trốn tránh được Phút Giây Hiện Tại, tại sao chúng ta không chào đón phút giây này, và làm thân với nó?

Bạn có đang đối xử với phút giây này như thể nó là một chướng ngại mà mình cần phải vượt qua? Bạn có đang cảm thấy mình có một phút giây khác trong tương lai quan trọng hơn mà bạn cần phải đạt tới?

Hầu như mọi người ai cũng thường sống theo lối sống này. Vì tương lai sẽ chẳng bao giờ đến cả, ngoại trừ đang đến như phút giây hiện tại này, cho nên trông chờ về tương lai là một lối sống rất băng họai. Lối sống ấy tạo ra một dòng chảy ngầm của những bất an, căng thẳng và không cảm thấy được thỏa mãn. Lối sống ấy không tôn trọng sự sống, không tôn trọng những gì đang có mặt trong Phút Giây Hiện Tại. Đời sống chưa bao giờ không là Phút Giây này.

Hãy cảm nhận sức sống trong cơ thể bạn. Điều này sẽ giúp cho bạn cắm rễ trong Phút Giây Hiện Tại.

Rốt cùng bạn sẽ không chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình cho đến khi nào bạn chịu trách nhiệm cho phút giây này – Phút Giây Hiện Tại. Vì đó là nơi duy nhất mà đời sống có thể được xảy ra.

Chịu trách nhiệm cho phút giây này(1) có nghĩa là bạn sẽ thôi không còn thái độ chống đối một cách liên tục ở trong nội tâm với những gì “đang như thế” trong phút giây hiện tại, bạn sẽ thôi không còn tranh cãi với những gì đang có mặt. Điều này có nghĩa là bạn sẽ nương theo những gì đang có mặt trong đời sống(2).

Phút Giây Hiện Tại đang như vậy vì nó không thể khác đi được. Những hiểu biết của đạo Phật về thực tại, cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, ngày nay đã được những nhà vật lý học xác nhận: Không có một cái gì hoặc một sự việc gì có thể hiện hữu độc lập, riêng rẽ(3). Vì bên dưới bề mặt, tất cả mọi thứ đều liên hệ rất mật thiết với nhau, đều là một phần của toàn thể vũ trụ để tạo nên hình tướng, những gì mà giây phút này đang biểu hiện.

Khi bạn niềm nở với những gì đang hiện diện(4), bạn sẽ hòa hợp với năng lực và sự thông thái của chính đời sống. Chỉ lúc đó bạn mới có thể thực sự là một nhân tố để tạo ra những thay đổi tích cực trong đời sống.

Một thực tập rất đơn giản, nhưng rất căn bản, là hãy chấp nhận tất cả những gì đang phát sinh trong Phút Giây Hiện Tại(5) – trong nội tâm bạn cũng như đối với tất cả những hoàn cảnh sống ở bên ngoài.

Thu 2015..

Khi sự chú tâm của bạn cắm rễ sâu sắc vào Phút Giây Hiện Tại, lúc đó trong bạn sẽ có một sự sáng suốt cao độ. Điều này có khi được kinh nghiệm như thể bạn vừa thức dậy từ một giấc mơ, giấc mơ của suy tư, giấc mơ của quá khứ và tương lai. Thực trong sáng biết bao! Thực đơn giản biết bao! Một sự chú tâm, không thể lay chuyển như thế ở trong bạn, sẽ không còn thừa một khoảng trống nào trong lòng để bạn có thể tạo ra một vấn đề gì cho mình. Lúc đó, bạn chỉ có mặt với chính giây phút này.

Lúc mà bạn đi vào Phút Giây Hiện Tại với tràn đầy ý thức, bạn sẽ nhận thức rằng đời sống thực mầu nhiệm biết bao. Có một sự thiêng liêng trong mọi thứ mà bạn cảm nhận được, khi bạn có mặt sâu sắc. Khi bạn càng có mặt sâu sắc trong Phút Giây Hiện Tại chừng nào, thì bạn càng cảm nhận được niềm vui rất đơn thuần nhưng rất sâu sắc của trạng thái an nhiên tự tại và sự thiêng liêng của mọi thứ trong đời sống.

Nhưng đa số chúng ta thường nhầm lẫn Phút Giây Hiện Tại với những tình huống đang xảy ra trong phút giây đó. Bởi vì Phút Giây Hiện Tại sâu sắc hơn là những gì đang xảy ra ở trong phút giây đó. Bởi vì Phút Giây Hiện Tại chính là không gian trong đó mọi chuyện được xảy ra.

Rung Thu 2015 (mh) (34)

Do đó, bạn không nên nhầm lẫn những tình huống của phút giây này với Phút Giây Hiện Tại. Phút Giây Hiện Tại sâu sắc hơn bất kỳ tình huống nào phát sinh từ trong phút giây đó.

Khi bạn bước vào Phút Giây Hiện Tại, là bạn đang bước ra khỏi những tình huống đang có ở trong tâm trí bạn. Dòng suy tưởng miên man được làm chậm lại. Những ý nghĩ của bạn không còn thu hút hết tất cả sự chú tâm của bạn nữa. Lúc đó bỗng có những khoảng trống phát sinh giữa những ý tưởng – đó là không gian, là sự tĩnh lặng. Bạn bắt đầu nhận ra sự rộng thoáng và sâu xa của chính mình, vượt lên trên những suy tư thường có ở trong đầu.

Những ý nghĩ, cảm xúc, cảm nhận từ những giác quan và bất kỳ những gì bạn trải nghiệm đã làm nên cái gọi là tình huống của đời bạn. “Cuộc đời tôi” là cái mà bạn dùng để cố tìm cho mình một khuôn mặt, một nhân cách, và “cuộc đời tôi” chỉ là câu nói mà bạn dùng để tóm tắt những tình huống xảy ra trong đời sống của bạn – không phải là bản chất chân thật của bạn.

Bạn liên tục không nhận ra một sự thật rất hiển nhiên rằng: Cảm nhận sâu lắng nhất về chính mình thực ra không dính gì đến những tình huống xảy ra trong cuộc đời bạn, không dính gì với những chuyện đã xảy ra trong cuộc đời của bạn trong quá khứ. Cảm nhận chân thật về tự thân ấy chính là bản chất chân thật của bạn, là khả năng nhận biết ở trong bạn đối với những gì đang xảy ra ngay trong phút giây này. Sự hiện diện ấy luôn luôn có ở đó, thường hằng. Dù trong thời ấu thơ hay ở độ tuổi đã xế chiều, trong lúc ốm đau hay trong lúc khoẻ mạnh, khi thành công hay thất bại, khả năng nhận biết không có hình tướng, nhưng chân thật ấy – đang biểu hiện trong không gian của Phút Giây này – trong chiều sâu, không bao giờ thay đổi. Bản chất chân thật sâu lắng ấy của bạn thường bị lẫn lộn với những tình huống xảy ra trong đời bạn, do đó bạn chỉ kinh nghiệm tự thân mình hay Phút Giây Hiện Tại một cách mơ hồ hay gián tiếp, qua những tình huống của đời bạn. Nói một cách khác: Cảm nhận về bản chất chân thật thường bị che mờ bởi những tình huống trong đời bạn, và bởi dòng suy tưởng miên man, và những phiền nhiễu khác trong đời sống. Phút Giây Hiện Tại thường bị che mờ bởi quá khứ và tương lai.

Do đó bạn quên đi gốc rễ của mình trong sự an nhàn, quên đi bản chất thần thánh chân thực của mình và đánh mất mình trong cõi trần tục này. Cảm giác lạc hướng, bực tức, trầm cảm, bạo hành hoặc bất bình phát sinh khi con người quên đi bản chất chân thực của mình.

Nhưng dễ dàng biết bao cho bạn khi nhớ lại sự thực này để “trở về nhà” và biết rằng:

Tôi không phải là những suy tư, những cảm xúc, lạc thú từ những giác quan, hoặc những gì mà tôi đã trải nghiệm. Tôi cũng không phải là những tình huống đã xảy ra trong đời sống của tôi. Mà tôi chính là Sự Sống thênh thang đang xảy ra khắp nơi trong vũ trụ. Tôi là không gian trong đó mọi thứ được xảy ra. Tôi chính là Tâm đang được biểu hiện qua muôn ngàn hình tướng. Tôi chính là Phút Giây Hiện Tại. Tôi là Hiện Hữu(6).

(1) Chịu trách nhiệm cho phút giây này: Những gì đang có mặt trong phút giây này là hoa trái của những gì chúng ta đã tư duy, nói và làm trong quá khứ, do đó trong phút giây này, chúng ta có khi cảm thấy rất khó chịu, rất khổ sở,… Nhưng thay vì tiếp tục chống đối một cách vô vọng, chúng ta chịu trách nhiệm và nhanh chóng nhận ra những gì mình có thể làm để thay đổi tình trạng.

(2) Nương theo những gì đang có mặt trong đời sống: Khi một cơn bão cuốn tới, một thân cây biết nương theo chiều gió thì sẽ không bị gẫy đổ. Nhu đạo (Judo) là loại võ thuật dựa vào nguyên tắc này, sử dụng sự khéo léo, uyển chuyển để nương theo sức của đối phương trong khi giao đấu; dùng một cái gì rất mềm yếu để hóa giải những gì rất cương mãnh.

Rung Thu 2015 (mh) (51)

(3) Không có một cái gì hoặc sự việc gì có thể hiện hữu độc lập, riêng rẽ: Đó là giáo lý tương tức trong đạo Phật, rằng mọi thứ tồn tại được vì có tương quan rất mật thiết với nhau. Đức Phật đã dạy rằng “cái này có vì cái kia có; cái này sinh nên cái kia sinh; cái này diệt nên cái kia diệt”, do đó chúng ta không thể có một cái Tôi, một bản ngã độc lập, riêng biệt với mọi người và với thế giới chung quanh ta – một nhận thức rất sai lầm của bản ngã ở trong ta.

(4) Niềm nở với những gì đang hiện diện: Không có nghĩa là bạn phải yêu thích những hoàn cảnh oái oăm, hay bế tắc,… mà bạn đang gặp phải trong phút giây này. Niềm nở chỉ đơn thuần là có mặt và chú tâm đến những gì đang xảy ra mà không phản kháng, chê bai hay bác bỏ tình huống ấy. Từ đó bạn sẽ dễ dàng nhận ra những gì cần làm và bạn sẽ làm, sẽ giải quyết tình huống tiêu cực này trong một thái độ rất tích cực một cách rất tự nhiên. Người phương Tây có thành ngữ: “Nếu ai ném chanh vào người bạn, thì hãy lượm những quả chanh ấy, và đi làm những ly nước chanh thật ngon mời người ấy!”.

(5) Hãy chấp nhận tất cả những gì đang phát sinh trong Phút Giây Hiện Tại: Dù bạn vừa được báo là bạn sẽ bị đuổi việc thì trong phút giây đó, bạn đâu thể làm gì khác hơn để thay đổi tình trạng ấy. Thay vì giận dữ hay bất mãn với sếp, điều hay nhất mà bạn có thể là từ tốn và chấp nhận tình trạng không may ấy, hỏi xem bạn có thể làm được gì, như thu xếp những việc cần làm hay huấn luyện cho người sẽ thay thế cho bạn. Điều này có lẽ sẽ giúp cho bạn có triển vọng hơn khi họ cần thuê người sau này.

(6) Hiện Hữu: Là sự sống thênh thang đang diễn ra khắp nơi trong vũ trụ trong phút giây này.

Nguồn: 

  • Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng
    (Stillness Speaks)
  • Tác giả: Eckhart Tolle
  • Dịch giả: Diện Mục Nguyễn Văn Hạnh

Chieu Thu 2015 (404)

Chuyển đến trang:  1  2   3  4  5  6  7  8  9 10 11