Kinh A Di Ðà

Recent Pages:  1  2  3  4  5  6  7   8  8a

Các Bài Tụng Ngắn:

Niệm Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật


Uploaded by namoyts 

 Nam Mô A Di Ðà Phật
Thích Trí Thoát niệm


Uploaded by hanhlyviengiac

Nam Mô A Di Đà Phật


Uploaded by bemineto99

48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà


Uploaded by phatamvideo

Tụng Kinh Phật A Di Đà (Âm)


Uploaded by kinhphatz

Bát Nhã Tâm Kinh – có chữ


Uploaded by truyenhinhmty 

Tụng Công Phu Khuya
(Chú Lăng Nghiêm)


Uploaded by nguynlinhtam

  1. Sám Niệm Phật

    Một lòng giữ niệm Mi Đà
    Hồng danh sáu chữ thiệt là rất cao
    Năng trừ tám vạn trần lao
    Người đời nên sớm hồi đầu mới hay
    Khuyên ai xin chớ mê say
    Tịnh tâm niệm Phật việc gì cũng an
    Niệm Phật tội nghiệp tiêu tan
    Muôn ngàn tai họa khỏi mang vào mình
    Niệm Phật mở trí cao minh
    Bao nhiêu hôn chướng chẳng sinh vào long
    Niệm Phật cứu đặng tổ tong
    Khỏi nơi biển khổ thoát vòng sông mê
    Niệm Phật tộc họ đề huề
    Một nhà sum hiệp chẳng hề nghét nhau
    Niệm Phật khỏi khổ khỏi đau
    Bao nhiêu tật bệnh ốm đau hết liền
    Niệm Phật có phước có duyên
    Tu hành thắng lợi, bình yên cửa nhà
    Niệm Phật trừ đặng tà ma
    Các loài ác thú hóa hung ra hiền
    Niệm Phật hết khùng hết diên
    Có gương trí tuệ có đàng quang minh
    Niệm Phật khỏi sự bất bình
    Sự người chẳng nhớ sự tình chẳng ưa
    Niệm Phật cứu sống long dong
    No cơm ấm áo thung dung mãn đời
    Niệm Phật cảm đông khắp nơi
    Ai ai cũng mến người người đều thương
    Niệm Phật sanh dạ hiền lương
    Từ bi thì có bạo cường thì không
    Niệm Phật trời cũng thương lòng
    Thường thường ủng hộ cả trong đêm ngày
    Niệm Phật Thần cũng kính vì
    Thường hay ủng hộ trong khi đứng ngồi
    Niệm Phật lòng chẳng bồi hồi
    Như cây gặp gíó nhánh chồi chẳng rung
    Niệm Phật khỏi sự hải hùng
    Gian tà đạo tặc chẳng chung tới nhà
    Niệm Phật giấc ngủ an hòa
    Chiêm bao không có niệm tà cũng không

    Web site : http://chua-phuoc-binh.com/

    Hoa cuc dai thang 5 (18)

    Niệm Phật Trong Tạp Niệm

    1. Người niệm Phật là người cất bước trên con đường về Cực Lạc. Không luận là niệm nhiều hay ít, tán tâm hay nhất tâm. Hễ có niệm Phật là có chủng tử Phật, không sớm thì muộn cũng về đất Phật…. Tuy nhiên điều quan trọng nhất của niệm Phật là có lòng tin. Tin Phật Thích Ca không bao giờ nói dối. Tin Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn và tin mình sẽ được vãng sanh. Chỉ cần đủ niềm tin như vậy một cách vững vàng kiên cố thì bước đi đến Cực Lạc chắc chắn phải tới.Niệm là cất bước đi, tin là phương tiện giúp cho việc đi mau tới. Riêng về tán tâm niệm Phật cũng đừng lo ngại chi cả, vì có ai lại biết được là mình nhất tâm, nếu biết mình đang nhất tâm niệm Phật thì cái biết này đã là tán tâm rồi. Cho nên có thể hiểu nhất tâm niệm Phật là giờ phút chót của đoạn đường đến Cực Lạc.Nhưng nói vậy không có nghĩa là ta không có được giây phút nhất tâm nào lúc đang niệm Phật. Dĩ nhiên là phải có, mà có đây cũng được xem như không, vì đã nói khi biết được nhất tâm là đã có sự động (biết) trong khi niệm Phật rồi. Thành ra có nhất tâm hay không điều này ta đừng lo ngại.Cái lo ngại nhất của người niệm Phật là quên niệm Phật. Khi ta quên niệm Phật thì ngay lúc đó ta đã dừng lại bước đi tới hướng về Cực Lạc, mà đứng lại cũng còn may mắn chỉ sợ ta bị đẩy lùi nữa là khác. Người ta thường nói không tiến ắt phải lùi nghĩa là vậy. Những hình ảnh tư tưởng tham vọng, sân hận là sức đẩy xô ta lùi lại sau. Sức đẩy của chúng có thể mạnh hơn câu niệm Phật nếu ta niệm lơ là biếng trễ.Chúng ta cũng đừng lo ngại rằng niệm Phật xen vào công việc giao tế sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh là bất kính. Trong hoàn cảnh vậy, đây mới là sự niệm Phật chí thành tinh tấn, bởi đó chứng tỏ định lực nhớ ghi của ta đã vững vàng. Hơn nữa niệm Phật là niệm cái tánh giác Phật tánh của mình thì việc khắc ghi mãi tánh giác ấy vẫn hợp với Phật pháp. Và hẳn nhiên trong tình huống như thế không thể nào niệm ra tiếng được, mà chỉ nhớ ghi thôi. Nhớ rằng ta đang biết câu niệm Phật trong đầu đang tuôn chảy. Do vậy nếu có lo ngại là lo ta có thường nhớ câu niệm Phật hay không?Với công việc lao động bằng tay chân thì còn dễ niệm, chớ việc làm tính toán nghĩ suy bằng trí óc hay vào những lúc hầu chuyện với người làm sao niệm được! Trường hợp như thế ta phải giải quyết hoàn tất công việc đó, nhưng cố gắng làm sao trở về với câu niệm Phật được lúc nào hay lúc đó. Đây không phải là điều gượng gạo phân tâm, khó xử mà là phương tiện luyện tâm niệm Phật vậy.Trong cuộc sống hằng ngày tâm niệm của ta thường lăng xăng chạy theo muôn chuyện, đầu óc chẳng bao giờ muốn ngừng nghỉ, bởi vậy mỗi câu niệm Phật hay bị xen vào những tạp niệm. Nhưng thử nghĩ nếu ta không niệm ngay lúc này mà đợi đúng giờ đúng khắc trì kinh mới niệm thì làm sao định lực niệm Phật có đủ sức để trừ khử tạp niệm ngày càng dung dưỡng trong ta. Chẳng nói gì ngoài giờ tụng kinh lễ Phật mà ngay luôn giờ phút trang nghiêm thanh tịnh trước bàn Phật tạp niệm vẫn tấn công vào. Việc này cho ta thấy, là ta đã quá xem thường tạp niệm, nên dễ duôi, tự do cho nó vào ra thoải mái. Hay đúng hơn là ta đã không thực tập niệm Phật ngay trong tạp niệm. Nếu ta thực sự không ngại gì niệm Phật trong lúc bận bịu, rộn ràng, lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, làm việc, tiếp chuyện v.v… mỗi mỗi giây phút niệm Phật, có mặt trong giờ phút vừa thức dậy đi vào cuộc sống, cho đến đặt lưng xuống ngủ, kể cả đến lúc nhắm mắt ngủ quên mới thôi, thì ta có lo gì tạp niệm nổi lên trong giờ phút trì kinh trước điện Phật.

      Hay dù cho tạp niệm có móng lên trong lúc trang nghiêm đó, thì cũng chỉ tồn tại trong khoảnh khắc rồi sẽ biến mất đi. Bởi đó là do ta có thực tập, sẵn sàng ứng phó với tạp niệm, và vậy không còn lo lắng. Thế là ta trở về với lời kinh tiếng kệ một cách dễ dàng.

      Chúng ta có thể đồng ý rằng còn sống là còn có tạp niệm. Vì tạp niệm là do duyên căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với cảnh trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) tạo ra bao hành động của thân và tâm. Bằng hình thức này, mức độ kia bất cứ người nào trong xã hội vẫn không trốn chạy được tạp niệm, tuy vậy chúng ta cũng thấy có tạp niệm con người mới có phân biệt điều tốt việc xấu, và như không có phân biệt, thì làm sao con người phát triển được những tư duy. Các vị Thánh, Tổ ban sơ cũng từ tạp niệm mà cuối cùng đi dần đến nhất niệm, cũng như mượn phương tiện trở về cứu cánh. Vậy thì niệm Phật trong tạp niệm vẫn là một việc rất quý, khó hành, huống chi muốn có nhất niệm phải từ tạp niệm mà ra, chỉ sợ là, ta có niệm được trong lúc tạp niệm hay không! Hay suốt đời sống chìm trong tạp niệm.

      Nói rõ lại con đường đi đến Cực Lạc trước sau gì cũng hiển lộ rõ ràng trước mắt người niệm Phật. Và phương tiện để đưa hành giả niệm Phật đến đích mau hay chậm, chắc chắn hay không là do sức niệm Phật của hành giả. Cuối cùng thì niệm Phật muốn được nhất tâm thì phải niệm ngay trong tạp niệm.

      Thích Phổ Huân

      Nguồn: Địa Tạng Vương Bồ Tát

      A Di Da Phat

Lời dạy quý báu của Hòa thượng Trí Thủ
khi người thân sắp lâm chung

Trong sự chuyển tiếp từ kiếp nọ sang kiếp kia, cái niệm sau cùng có một năng lượng mãnh liệt quyết định cho việc chuyển sinh. Vì lý do đó nên lúc lâm chung người tu hành phải làm thế nào để chỉ còn nhớ Phật, niệm Phật thì chắc chắn sẽ sanh về cõi Phật.

 
Kinh Phật thuyết A Di Đà dạy rằng: “Nếu người nào niệm Phật trong bảy ngày được nhất tâm bất loạn, lúc lâm chung có Phật và thánh chúng hiện ra trước mặt người ấy, tâm không còn điên đảo và liền được vãng sanh”. Nhất tâm bất loạn nghĩa là ngoài sự nhớ Phật, tưởng Phật không có một niệm nào xen lẫn ở trong lòng, lòng mình và lòng Phật đã xứng hợp là một. Kinh văn đã dạy rõ ràng như thế, đương  nhiên tuyệt đối chúng ta phải tin

Có e ngại chăng là e ngại tịnh nghiệp tu chưa tinh tấn nên phút lâm chung tâm còn điên đảo khiến khó thấy được Phật tiếp dẫn. Tâm còn điên đảo thì cũng khó mà vãng sanh. Vì vậy trong khi lâm chung rất cần có người hai bên trợ niệm, có kẻ trợ niệm mới dẫn phát được tâm người bệnh niệm Phật, lý do cần thiết lập các ban hộ niệm là thế.

Hiện tại ở các chùa đều có thiết lập ban hô niệm. Bất luận trai gái già trẻ, là Phật tử, ai ai cũng nên gia nhập vào ban ấy càng đông càng tốt. hễ khi nào gặp một bệnh nhân lâm nguy, trong ban nên cắt phiên thay nhau đến nơi phòng người bệnh, đốt hương niệm Phật. Như vậy, mắt trông thấy tượng Phật, tai nghe tiếng niệm Phật, mũi ngửi mùi hương thơm từ bàn Phật xong ra, người bệnh có đủ duyên sinh khởi tịnh niệm, rất hữu ích cho sự vãng sanh tịnh độ.

Nay xin đem những biện pháp của người tu hành cần gìn giữ trong phút lâm chung, sơ lượt giải bày như sau để các ban hộ niệm y cứ hành trì.  Mong rằng các đạo hữu lưu ý, công đức sẽ vô lượng, vì nó quyết định cho tương lai của cả một đời tu hành.

A. Lúc bệnh nặng sắp lâm chung

Khi có một Phật tử bệnh nặng sắp lâm chung, thân thuộc nên tin cho ban hộ niệm và mời đến nhà hộ niệm. Nếu tinh thần người bệnh còn tỉnh táo, ban hộ niệm nên nhất thiết khuyên thân thuộc đừng khóc lóc và cũng đừng đem việc nhà ra nói với người bệnh làm gì nữa. Khóc lóc hay hỏi về việc nhà lúc ấy không giải quyết được gì hết mà chỉ khiến cho người bệnh sinh khởi niệm luyến tiếc việc đời một cách vô ích.

Nếu khuyến khích bệnh nhân đem tâm phóng xã tất cả, chỉ nhớ Phật và niệm Phật mà thôi nên nói với bệnh nhân rằng: “Thế giới cực lạc rất là an vui sung sướng. Nay ngươi nên xã bỏ tất cả, nguyện sanh về thế giới kia. Được sanh về đấy sẽ không còn có hạnh phúc nào bằng, hiện tại sở dĩ bệnh hoạn đau đớn là do ác nghiếp nhiều kiếp tích lũy gây nên. Tạm thời nên chịu khó nhẫn nại”.

Nếu thảng hoặc bệnh nhân có việc gì khổ tâm lắm, nhất đáng không thể xã bỏ được, nên tìm mọi phương tiện thuyết pháp giải trừ. Hoặc dùng lời diệu ngọt vui vẽ để khuyến khích an ủi; hoặc đem vào nhiều điều hay việc tốt hay công đức tu hành mà bình sinh người ấy đã làm để tán thán ngợi khen các phươn tiện ấy sẽ có công năng khiến bệnh nhân hoan hỷ và tin tưởng rồi nhờ đó mà sẽ được vãng sanh tịnh độ.

Nếu gặp phải bệnh nhân thần trí hôn mê không còn biết gì nữa, ban hộ niệm đứng bên cạnh hộ niệm hoặc đánh chuông mõ hết sức nhẹ nhàng đừng cho tiếng xẵng và ồn, khiến gây nên trạng huống lộn xộn trong thần thức của bệnh nhân. Nếu như phút lâm chung kéo dài quá lâu nên luân phiên tụng niệm, thế nào cho tiếng niệm Phật đừng dứt đoạn. Niệm đến khi nào bệnh nhân hết thở và toàn thể châu thân lạnh đều mới thôi.

B. Sau khi lâm chung

Khi bệnh nhân đã hết thở rồi ban hộ niệm vẫn tiếp tục niệm Phật và tuyệt đối không nên cho bà con khóc lóc. Cũng không nên đụng đến thi thể hoặc vội tắm rửa thay áo quần. Tránh đừng nên đụng chạm gây ra huyên náo hay nói to tiếng làm cho vong giả kinh loạn.

Sở dĩ phải tuyệt đối giữ thanh tịnh là vì dù ngực hết thở, quả tim hết đập nhưng thần thức ( thức thứ tám ) của người chết vẫn chưa lìa khỏi xác. Nếu xung quanh có tiếng khóc lóc hoặc ồn ào va chạm, thi thể còn cảm giác sẽ sanh lòng sân hận, rồi có thể vì đó mà bị đọa lạc. Kinh chép khi vua A Kỳ Đạt băng hà vì người giữ thây dùng quạt đuổi rùi đụng nhầm mặt nhà vui, khiến nhà vui phẫn nộ do đó nhà vui đọa làm thân con rắn!

Vì những lẽ trên nên cần phải thận trọng trong giờ phút trước và sau khi lâm chung. Tốt hơn hết là nên luôn luôn có người ngồi bên cạnh tiếp tục niệm Phật không hỡ, khiến cho chính niệm được liên tục. Nếu không làm được như vậy thì nên đuổi hết mèo chó, cấm hẳn người ra vào và đóng kín cửa phòng lại. Nếu như muốn tắm rửa, thay quần áo và uốn nắn tay chân cho người chết để nhập liệm thì nên đợi sau tám tiếng đồng hồ mới chắc chắn không làm hại cho người chết.

Trong duy thức học có dạy rằng: Muốn biết một người chết sẽ thác sanh về thế giới nào, hãy xem thần thức người đó lìa khỏi xác tại điểm nào. Điểm mà thần thức xuất tức là điểm còn hơi nóng cuối cùng, sau khi toàn thể châu thân đã lạnh buốt. Bài kệ sau đây sẽ cho ta biết cảnh giới tương lai của người chết sắp đầu thai:

Đảnh thánh, nhản sanh thiên
Nhân tâm, ngạ quỷ phúc
Bàn sanh túc hạ hành
Địa ngục khước đề xuất.

Nghĩa là: Thần thức xuất ở đỉnh đầu là sanh về cõi thánh, xuất ở chặng con mắt thì sanh về cõi trời, xuất ở trên chấn thủy thì sanh về cõi người, xuất ở dưới bụng thì sanh về cảnh giới ngạ quỷ; xuất ở đầu gối thì sanh về cảnh giới súc sanh, xuất ở dưới bàn chân thì sanh về cảnh giới địa nguc. Vì thế, trong khi thần thức sắp rời khỏi xác mà ví như sẽ được sanh về cõi trời thì chỗ còn nóng sau cùng là ngan khoản con mắt. Nếu không khéo để cho thi thể va chạm hoặc để cho tiếng ồn ào kinh động khiến thần thức tán loạn sanh phiền não, phải bị đọa lạc thì thật là oan uổng cho người chết biết chừng nào!

Thiết tha mong toàn thể tín đồ Phật tử phải lưu tâm điểm này để cứu giúp nhau trong giờ phút lâm chung, giờ phút nghiêm trọng có ảnh hưởng cho cả một kiếp sau. Mong thay!

C. Cứu độ thân trung ấm

Thân thể con người do năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức tạo thành. Năm uẩn cũng gọi là năm ấm. Vì thế thân thể hiện còn gọi là tiền ấm sau khi chết rồi và đã thác sanh gọi là hậu ấm, nằm ở khoảng giữa tiền ấm và hậu ấm ( chết rồi mà chưa đầu thai lại ) gọi là trung ấm.

Thân trung ấm bắt đầu từ giây phút thức thứ tám mới lìa khỏi thể xác mà chết. Theo luận câu xá thì thân trung ấm của người ở dục giới lớn bằng em bé 5, 6 tuổi, nhanh sáng, có sức thông đạt, có sức ký ức nhạy hơn chín phần, so với lúc sanh tiền.

Sau khi người chết, tuy thần thức ly khai thân xác chuyển thành thân trung ấm, nhưng thân trung ấm ấy trừ trường hợp quá dày phúc đức hay quá nhiều tội ác thì trong giây phút hoặc được sanh nhơn thiên hoặc bị đọa ác thú liền, kỳ dư trong các trường hợp bình thường thì thần thức vẫn còn loanh quanh lưu luyến bên cạnh thân cũ. Cho nên, nếu quyến thuộc khóc lóc hoặc tắm rửa , thay áo quần cho người chết v.v… thần thức đều biết cả.

Bấy giờ thần thức tưởng như mình còn sống nên nó vẫn đến hỏi việc này việc khác, nhưng ngặt vì không ai thấy nghe mà đáp lại, vì vậy vô cùng bực tức, sợ hãi, bối rối, rồi giận giữ bỏ ra đi. Vì thế đối với người chết rồi thân thể tuy đã lạnh cứng, nhưng người sống không nên nói điều gì hay làm việc gì có tính cách khêu gợi lòng tham, sân, si, khêu gợi sự luyến tiếc cho người chết. Như là sắp chết thì chỉ nên thuyết pháp, an ủi, khuyến khích nhất tâm cầu nguyện vãng sanh cực lạc; nếu người ấy đã chết rồi thì nên tụng kinh niệm Phật cho thân trung ấm nghe.

Nếu người chết lúc sanh tiền chưa từng niệm Phật, trong giờ phút gần lâm chung, lòng không chốn nương tựa, thân không còn là chủ thể, hoàn cảnh thật là hết sức thê lương ảm đạm. Trong giờ phút ấy, nếu được nghe một tiếng niệm Phật, một lời thuyết pháp, người chết nhờ nhất niệm đó mà có thể vãng sanh tịnh độ. Cho nên, đối với vong nhân, không kể sanh tiền có tin Phật hay không tin Phật,  có tu tịnh độ hay không tu tịnh độ, ban hộ niệm đều nhất thiết nên đến giúp đỡ và to tiếng niệm danh hiệu Phật. Đó là phương pháp cứu độ thân trung ấm, hết sức hữu ích và cần phải thi hành.

D. Cúng vong cầu siêu

Đám tiệc nên tùy nghi phương tiện, cốt nhất phải thanh tịnh, không nên bày vẽ rộn ràng, sát sinh cúng tế một cách linh đình. Trong kinh Phật dạy: “Hình thức người chết ( thân trung ấm ) chỉ dùng mùi hương làm thức ăn” Vì thế ta nên dung hương thơm hoa đẹp đèn sáng mà cúng là đủ. Nhất là tiếng niệm Phật và lời thuyết pháp thì rất bổ ích cho vong linh.

Sau khi đám tiệc xong xuôi, người con hiếu thảo nên vì vong linh làm các Phật sự để cầu siêu độ, bất luận vong giã đã vãng sanh hay chưa. Nếu đã vãng sanh rồi thì càng tăng thêm phước huệ, nếu chưa vãng sanh thì nhờ đó mà túc nghiệp tiêu trừ, sanh về các cõi thiện. Đó là cách báo ân hay nhất của người con hiếu thảo.

Làm Phật sự thì không gì hơn tụng kinh bái sám và trì niệm danh hiệu Phật. Có thể tự trong gia thuộc tự tụng lấy, hoặc mời đạo hữu tụng thêm. Tụng niệm xong nên hồi hướng công đức cho vong giả làm tư lương cầu sanh tịnh độ. Nếu trong gia thuộc không ai biết tụng kinh thì chuyên niệm Phật cũng đủ rồi.

Còn như di sản của vong giả để lại, nếu là của cải thì nên đem làm việc phước thiện như; bố thí, giúp đỡ kẻ nghèo khó, giúp đỡ người tàn phế, hoặc làm chùa, ấn tống kinh tượng, cúng dường chư tăng v.v… làm các việc phước thiện ấy rồi đem công đức cầu cho hương linh tội diệt phước sanh vãng sanh cực lạc. Như thế thì người còn kẻ mất thảy đều công đức lớn lao không kể xiết. Kinh Địa Tạng nói: “Trong khi vì người chết mà làm việc công đức thì người sống đã hưởng hết sáu phần mà người chết chỉ hưởng một mà thôi”.

Vườn hoa Phật giáo

Chuyển đến trang:  1  2  3  4  5  6  7   8  8a