ĐS-9: Buông Bỏ Cái Đau

Recent Pages: 1 2  3  4  5  6  7  8  9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Chuông ngân trong miền ký ức

GN – Đêm khuya. Trăng rằm vành vạnh như chiếc đĩa vàng treo lơ lửng giữa không trung. Không gian mờ ảo một màu nhàn nhạt, huyền bí. Gió nhè nhẹ, mơm man, len lỏi vào căn phòng của tôi – căn phòng của một khách sạn xếp vào hàng năm ba sao gì đó. Tôi không cần biết. Tôi bật đứng dậy bước đến cửa sổ. Tôi lắng nghe. Tôi nghe rất rõ. Như đâu đây, từng khúc nhạc thì thầm, vi vu vẳng lên giữa trời đêm. Trời và đêm ở Sài Gòn không gì khác so với nông thôn.

1 chuong.jpg
Ảnh minh họa

Sương vẫn rơi, chúng vẫn đọng lại lấp lánh trên cành lá, cỏ cây. Để rồi chẳng bao lâu, những hạt sương ấy đã vùi mình lăn xuống đất. Trong chốn xa lạ của màn đêm, tôi vừa ngắm cảnh, vừa băn khoăn về công việc ngày mai của mình. Tôi rất muốn làm một điều gì đó, dù chỉ là một phần nhỏ nhưng để chia sẻ với trẻ khuyết tật.

Mờ mờ sáng, tôi gặp các em tại chùa Thiện Hiếu. Chùa lặng lẽ và khang trang, nằm ở ngoại ô thành phố. Lối ra vào cổng chùa hoa dại chen chúc nhau tỏa hương. Vừa đặt chân đến chùa, tôi đã tận hưởng ngay một bầu không khí yên bình, dễ chịu. Các em chạy đến cầm tay tôi  mừng rỡ. Nhìn các em vui mừng, tôi quên ngay cảm giác mệt nhọc của người phương xa đến. Niềm vui chen lẫn nỗi xót xa, cả hai hòa quyện vào nhau, dâng trào lên trong tôi. Các em ngây thơ và đáng yêu quá. Không một em nào ngại ngùng, e ấp khi đối diện với tôi. Một vài em đang đứng ở xa, chúng còn tiến đến cầm tay tôi, cười nói tíu tít. Tôi lẩn thẩn bước theo các em, như đi theo một mệnh lệnh. Các em vẫn cầm tay tôi, bẩy từng lóng. Bàn tay tôi, lóng tay nào cũng được các em lắc lư, kêu côm cốp. Chúng còn hộ tống tôi đi theo hướng một căn phòng nằm phía trước. Đám trẻ khác đang đứng trông chờ từ phía căn phòng. Chúng cũng chạy lăng xăng lại, vây lấy tôi như đang gặp người thân.

Dừng chân ở căn phòng thoáng đãng, từ thái độ tự nhiên, tôi đưa mắt nhìn một lượt khắp nơi. Bỗng dưng, một cái gì đó vừa ngột ngạt vừa nặng trĩu bao trùm xuống tôi. Tôi thoáng ngộp, choáng váng. Tôi không thể tin, khi nhìn xuyên qua những khung giường sắt, nơi đó là những đứa trẻ dị dạng. Cho nên tôi phải cúi mặt xuống trần nhà, giữ cho tâm trạng bình thản. Nhưng khi ngẩng đầu lên, sư trụ trì đã đứng bên cạnh tôi. Đám trẻ tản mác dần dần khỏi nơi tôi đứng. Sư cô còn trẻ quá so với suy nghĩ của tôi. Cao lắm, bà khoảng bốn mươi tuổi. Nhìn tôi, bà mỉm cười, nhưng giọng nói lại trầm ngâm, buồn buồn. Sư đã ân cần giới thiệu với tôi về các em.

Dù sống chung, nhưng ở đây, mỗi em đều có một hoàn cảnh và một số phận khác nhau. Đứa câm điếc. Đứa không có khả năng hiểu biết. Đứa bại liệt cả chân lẫn tay… Nhưng, đứa trẻ nào cũng ngoan ngoãn và rất chăm chỉ. Tôi rất buồn, đứng bất động khá lâu, nghe Sư cô kể về thân phận các em. Không chút đắn đo, như nguyện vọng từ trước, tôi xin Sư cô được ở lại góp phần công sức nhỏ nhoi của mình để chăm sóc các em. Sư khá bất ngờ, tươi cười trước thiện chí của tôi và nhận lời.

Tôi được phân công chăm sóc trẻ em ở phòng đặc biệt nên rất hồi hộp. Nhưng vừa đặt chân vào phòng, tôi thay đổi ngay tâm trạng. Căn phòng rất ngăn nắp, gọn gàng, chiếc bàn kê ngay cửa bước vào còn có một bình hoa dại. Một cô bé rất xinh nhìn tôi với ánh mắt sợ sệt. Bất chợt, ký ức tôi hiện ra một đứa trẻ ngày xưa – một đứa trẻ sống mãi với ký ức tuổi thơ của tôi. Em nhìn tôi một cách chăm chú. Như một luồng cảm xúc dồn nén từ lâu, nó chất chứa đến lúc tuôn trào, bộc phát. Tôi tiến thẳng đến gần con bé. Tôi choàng tay ôm chầm lấy em, kêu lên:

– Anh Thư đã lớn quá rồi!

Con bé rùng người. Sư cô bước vào nhìn tôi mỉm cười:

– Con bé này đáng thương lắm. Ngày xưa mới vào đây, tôi tưởng vô phương cứu chữa! Nhưng sau này, nhờ được sống trong tình thương yêu của nhiều người, con bé mới dần dần hồi phục được chức năng hiểu biết.

Con bé đó vẫn ngồi yên một chỗ. Nhìn con bé, tôi không thể cho mình nhầm lẫn. Đôi mắt, cánh mũi, khóe miệng, đôi lông mày… tất cả như in của Anh Thư ngày trước. Tôi quay sang Sư cô thắc mắc:

– Ba mẹ cháu này có thường xuyên đến đây không thầy?

Sư lắc đầu, thở dài:

– Các cháu sống ở đây chủ yếu là nhờ vào những người thiện nguyện.

Tôi bần thần ngồi xuống cạnh em. Hồi đó, cha tôi qua đời do một trận lũ. Gánh nặng gia đình, mỗi mình mẹ tôi cam chịu. Mẹ tôi tảo tần sớm hôm, năm anh em tôi vẫn đói ngày khát đêm. Nhà lúc nào cũng thiếu trước, hụt sau. Tôi, đứa con gái mười bốn tuổi, không biết làm gì để giúp mẹ, nuôi em. Một hôm ra chợ, tôi lượm mót trái cây vứt bỏ sau các buổi chợ trưa. Tôi nghe lời mấy bà buôn trái cây cứ bàn tán xôn xao chuyện ở thành phố. Họ bảo ở thành phố dễ sống, kiếm tiền dễ ợt. Nghe loáng thoáng như vậy, tôi về nhà nằm nghĩ ngợi. Sau một đêm, tôi âm thầm nuôi giấc mơ phải từ bỏ căn nhà nghèo nàn này. Thế là một tháng sau, tôi có mặt ở thành phố.

Đời đôi lúc đói quá, con người ta hay làm liều. Tôi cũng vậy. Cả ngày ở bến xe, tôi không có một đồng. Tôi bấm chuông một ngôi biệt thự để xin tiền. Cánh cửa bật ra, đối diện tôi một phụ nữ đẹp. Bà đẹp như mẹ tôi vậy. Có điều, bà rất sang trọng theo kiểu của những người giàu có. Thế là, cuộc đời tôi đã đổi thay từ khi gặp bà. Tôi được bà nhận vào giúp việc nhà. Công việc chẳng có gì nặng nhọc, ngoài việc chuyện trò chăm nom con bé dị tật khoảng năm bảy tuổi.

Một buổi chiều, khách khứa đến đầy nhà. Họ ăn uống chuyện trò inh ỏi. Tôi và con bé lẩn tránh trong phòng riêng của bà chủ. Con bé có vẻ ham vui. Nó cứ nằng nặc đòi ra xem người ta. Tôi vừa hớ hênh, nó đã lết phong phóc ra bàn tiệc, lẽo đẽo theo ông chủ. Tôi chạy ra bế, nó khóc thét lên. Mỗi lần như vậy, ông chủ ngó nghiêng ngó ngửa tôi. Tôi hoảng hồn chạy đi tìm bà chủ. Bà chủ phớt lờ:

– Nó mến cha. Con cứ mặc kệ nó.

Thế nhưng, bàn tiệc vừa tàn, khách ra về chưa khỏi cửa, ông chủ hò hét, gầm gừ oang oang khắp nhà:

– Tôi đã nói nhiều lần rồi, phải nhốt nó vào phòng mỗi khi có khách đến.

Bà chủ đứng lặng im, nước mắt chứa chan. Tôi không dám nhúc nhích. Con bé vẫn lết tới lết lui dưới sàn nhà. Nhìn con bé, ông chủ lồng lộn, đập phá. Bà chủ nài nỉ đến đâu, ông chủ đập phá đồ đạc đến đó. Con bé đứng trặc trờ trặc trẹo trên đôi chân cong queo, mắt lấm lét nhìn cha mẹ, mếu máo. Ông vẫn cứ hằn học với bà vợ. Con bé ngẩng mặt nhìn cha, ngơ ngác. Ông chủ quay sang con bé như nổi điên. Ông vồ lấy con bé như con hổ vồ mồi. Ông gào to:

–  Tao nhục nhã vì mày. Sao mày không đi cho tao nhờ?

Con bé thét lên một tiếng thất thanh, rồi nằm quằn quại dưới gạch. Tôi như chết điếng. Tôi co chân lao ra khỏi nhà. Tiếng than khóc của bà chủ như còn vang lên phía sau.

Để rồi hôm từ hôm đó, tôi đã từ giã bà chủ, từ giã căn nhà ấy. Tôi chưa biết số phận mình sẽ về đâu cũng như con bé đáng thương ấy sẽ như thế nào.

Không ngờ cuộc đời trôi nổi, tôi giúp việc hết nhà này rồi đến nhà khác. Tâm trí tôi luôn khao khát được làm một việc gì đó cho trẻ khuyết tật. Không ngờ, tại ngôi chùa nuôi nấng trẻ khuyết tật,nơi tôi tìm đến, tôi lại gặp em. Cúi đầu nhìn con bé một lần nữa, trong tiếng lao nhao của những đứa trẻ khuyết tật khác, tôi ngậm ngùi. Càng nhìn, tôi càng xót xa và tội nghiệp em. Ai bắt em phải khổ sở vậy? Ai đã gieo cho em quá nhiều thiệt thòi và mất mát đến thế này? Còn người thân của em đâu? Sao họ lại nỡ nhẫn tâm với em, dù một lần đến thăm con cũng chưa có.Tôi thấy tim mình tê buốt, nhói đau. Hình ảnh bà chủ ngày xưa cũng hiện ra trong tâm trí tôi, xinh đẹp và nhân hậu. Tôi lại nhìn em. Em cũng thế, em đẹp như mẹ. Ngoài nét mặt u buồn của em, tôi không thấy chút gì gọi là biểu hiện của người tật nguyền. Em vẫn ngồi cười hồn nhiên. Ngồi cạnh em, tôi nghe như có tiếng chuông ngân từ miền ký ức, nơi đó có tôi và em. Tôi mong được sống mãi cùng em ở ngôi chùa từ bi rộng mở này.
.

Truyện ngắn Huỳnh Mẫn Chi

Nguồn: Giác Ngộ Online

Hoa hong May 21 - 2014 (2)

Buông Bỏ Cái Đau

  • Tác giả: Ajahn Brahm
  • Dịch giả: Chơn Quán Trần Ngọc Lợ

Sợ Hãi là gì?

Sợ hãi rất kỵ tương lai. Chỉ khi nào chúng ta tin rằng tương lai không thể xác quyết, chúng ta mới không thử đoán chuyện tương lai. Chừng đó chúng ta mới hết sợ hãi.

Hồi tôi còn nhỏ tôi rất sợ đi khám răng. Lần nọ tôi tới và được biết buổi hẹn đã bị hủy, tôi học được một bài học: nơm nớp lo sợ trước khi đến đây chỉ mất công và tốn thời gian!

Tương lai chưa đến và không thể biết chắc như thế nào. Cái không biết chắc đó có thể phân giải sợ hãi. Nhưng nếu chúng ta không biết dùng trí tuệ, sợ hãi có thể phân giải chúng ta. Nó gần như đã hóa giải chú Sadi Cào Cào con (Little Grasshopper) trong tập truyện truyền hình Kung Fu, tập truyện mà tôi say mê lúc còn đi dạy và trước khi xuất gia.

Chuyện kể: Một chú Sadi Cào Cào con được sư phụ mù của mình đưa vào một cốc trong chùa có cửa đóng then gài. Trong cốc có cái hồ dài sáu thước với chiếc cầu gỗ hẹp bắt ngang. Chú Sadi được dặn không nên đến gần hồ vì hồ không chứa nước mà còn chứa axit.

“Trong bảy ngày tới”, sư phụ bảo “con sẽ được thử tài. Con sẽ đi qua hồ trên tấm ván lắc lư kia. Phải thật cẩn thận. Con có thấy xương rải rác dưới đáy hồ không?”

Cào Cào con chăm chú nhìn xuống hồ và có thấy nhiều khúc xương dưới đáy. Sư phụ chú hỏi tiếp:

“Đó là xương của các Sadi như con bị rớt xuống hồ”

Đoạn sư phụ đưa Cào cào con ra sân dưới ánh nắng chói chang để tập đi qua hồ. Ở đây ông xếp sẵn tấm ván có cầu giống y tấm ván hẹp bắt qua hồ axit, chỉ có khác là ván được kê trên hai viên gạch nằm giữa sân. Rồi trong bảy ngày liên tiếp Cào Cào con không phải công phu mà tập đi trên tấm ván cầu ấy. Dễ dàng thôi. Sau vài hôm chú có thể đi qua đi lại, bịt mắt cũng không té.

Ngày thi đến, chú Cào cào con được đưa vô cốc có hồ axit, xương cốt còn đó và đang chập chờn dưới đáy. Chú bước tới giữa cầu, đưa mắt nhìn về phía sư phụ. Ông ra lệnh: “Bước”

Ván cầu ngang hồ axit dường như hẹp hơn tấm ván kê trong sân nhiều. Chú Cào Cào con bắt đầu bước. Nhưng bước đi của chú không vững, chú loạng choạng lúc ra gần tới giữa cầu. Rồi chú chồng chành, tưởng chừng sắp té xuống hồ axit.

Tới đây phim ngưng để quảng cáo. Tôi phải chịu đựng với ba thứ quảng cáo ngu xuẩn này, trong lúc lo sợ không biết chú Cào Cào con có “qua cầu” không?

Hết quảng cáo. Phim tiếp tục. Chú Cào Cào con mất hết tự tin, bước lắc lư. Té, chú té xuống hồ!

Sư phụ mù của chú cười ré trong lúc chú đập nước văng tung tóe. Nước hồ chứ không phải hồ axit. Còn xương là xương khô được xếp dươi đáy cho “có vẻ rùng rợn”. Họ đánh gạt Cào Cào con đồng thời cũng gạt luôn khán giả, như tôi.

“Cái gì làm con té xuống hồ?” Sư phụ hỏi rồi ông đáp luôn, “Sợ hãi làm con té, Cào cào con, chính sợ hãi đó”

 Sợ đau

Sợ hãi là một nguyên tố của khổ đau. Nó làm cho cái khổ thêm đau. Rút cái đau ra chỉ còn có cảm thọ khổ. Giữa thập niên 70, lúc tu học trên miền Đông Bắc Thái Lan, tôi bi đau răng. Lâm tự tôi sống rất nghèo, không có điện, điện thoại cũng không. Không có lấy một viên Aspirin hay paracetamol. Các sư trong rừng phải có sức chịu đựng!

Lúc về chiều tôi có cảm tưởng rằng tôi càng thêm nhức; hình như bệnh tình có chiều hướng gia tăng vào cuối ngày. Tôi là một sư rất giỏi chịu đựng, nhưng lần nhức răng này là một thách thức khá gay go với tôi. Trọn một bên hàm tôi đau như búa bổ. Đây là lần nhức răng tôi chưa từng trải qua, chưa bao giờ. Tôi thử ngồi thiền sổ tức. Chú tâm vào hơi thở vô thở ra tôi thường quên hết mọi đau nhức; có lần tôi đếm được những bốn mươi mận đỏ khắp châu thân sau thời thiền vậy mà tôi đâu có hay bị muỗi cắn lúc nào. Nhưng lần đau răng này thật lạ kỳ. Nó không để tôi thiền; tôi tập trung chú ý được chừng hai ba giây là nhiều. Nó tới dồn dập như giông bão trong lúc tôi cố khép kín cửa tâm mình đối với mọi khổ đau. Tôi đứng dậy đi thiền hành. Cũng không được. Tôi không “thiền hành” mà “thiền chạy”; cơn đau kiểm soát tôi, nó không cho tôi bước mà bắt tôi chạy. Nhưng chạy đi đâu bây giờ. Tôi đau đớn cực độ, tôi muốn phát điên.

Sau cùng tôi chạy vô cốc, ngồi xuống và tụng kinh. Người ta hay khen kinh Phật có thần lực nhiệm mầu – đem đến vận may, xua đuổi thú dữ và chữa bệnh tật cũng như đau khổ. Tôi không tin như vậy vì gốc tôi là thầy giáo khoa học. Vả lại tôi tin kinh là phép kỳ diệu không khác nào như tin câu phù phép của kẻ cả tin. Tuy nhiên tôi vẫn tụng, cầu may được chữa hết đau. Vô vọng. Tôi ngưng tụng luôn. Nói là tụng kinh chớ thật sự tôi la, tôi hét lời kinh, và tiếng hét của tôi dám đánh thức cả làng cách tự viện vài cây số ngàn chứ chẳng phải chơi. Cái đau của tôi có ma lực không cho tôi tụng trầm bổng như thường ngày, và dĩ nhiên tôi sợ tiếng ồn sẽ đánh thức các bạn tu vì đã khuya rồi.

Tôi đang ở trong rừng sâu, không phương tiện, cách quê hương cả mấy ngàn cây số. Tôi đang bị cái đau dằn vặt, không lối thoát, dầu tôi đã làm mọi cách. Tuyệt vọng!

Phút chốc tuyệt vọng bất chợt biến thành chiếc chìa khóa mở cửa cho kho tàng trí tuệ, cánh cửa mà đời sống thông thường hằng ngày không bao giờ mở. Cánh cửa mở cho tôi bước vô. Tình thật tôi chẳng còn lối đi nào khác hơn.

Tôi chợt nhớ hai tiếng “buông xả”. Tôi từng nghe hai tiếng này nhiều lần lắm rồi. Tôi từng giảng giải cho bạn tôi nghe. Tôi nghĩ tôi hiểu rõ ý nghĩa của hai tiếng đó. Tôi muốn thử mọi thứ nên tôi thử buông xả, bỏ hoàn toàn, bỏ một trăm phần trăm. Và lần đầu tiên trong đời tôi thật sự buông xả.

Điều xảy ra tiếp theo làm tôi rất lấy làm lạ: cái đau tuyệt vọng của tôi tan biến tức thời. Nó bị thay thế bởi niềm hưng phấn tuyệt vời đến với tôi như những đợt sóng liên tục. Tâm tôi trở nên định tĩnh, an lạc vô vàn. Bấy giờ tôi vào thiền dễ dàng. Sau buổi thiền ban mai tôi nằm xuống nghĩ ngơi. Tôi ngủ một giấc ngon lành và êm đềm. Lúc thức dậy để công phu tôi có ghi nhận chiếc răng đau, nhưng cơn đau không còn quái ác như đêm hôm trước nữa.

 Buông Bỏ Cái Đau

Trong câu chuyện trên tôi buông bỏ nỗi sợ hãi về cái đau răng của tôi. Trước đó tôi đã mời gọi cái đau, ôm ấp nó và nó cho phép nó có mặt. Do đó tôi mới có vấn đề.

Nhiều bạn tôi bị đau và thử dùng kinh nghiệm của tôi nhưng không được như ý. Họ đến nói với tôi rằng cái răng của tôi không thấm tháp gì so với cái đau xé thịt của họ. Không phải vậy. Đau là cảm thọ riêng tư không thể đo lường được. Tôi dẫn giải cho họ biết tại sao buông xả không hiệu nghiệm đối với họ bằng cách kể cho họ nghe chuyện của ba đệ tử của tôi sau đây:

Đệ tử thứ nhất đau và thử buông bỏ.

“Buông bỏ” anh được khuyến khích, đơn giản và nhẹ nhàng. Rồi anh chờ đợi kết quả. “Buông bỏ” người ta lặp lại cho anh khi chưa thấy chuyện gì xảy ra.

“Chỉ cần buông bỏ!”

“Này hãy buông bỏ”

“Tôi nói rằng Buông và Bỏ!”

“BUÔNG BỎ!”

Bạn có thể xem đó là chuyện lạ kỳ nhưng đó là chuyện chúng ta làm hằng ngày. Chúng ta buông bỏ không phải cái cần buông bỏ. Chúng ta nên buông bỏ lời khuyên, câu nhắc nhở, hoặc người ra lệnh phải “buông bỏ”. Chúng ta cần buông bỏ “con quái vật đang kiểm soát” chúng ta, và tất cả chúng ta đều biết đó là ai. Buông bỏ tức không còn kiểm soát nữa.

Đệ tử thứ nhì, lúc bị đau nhớ điều vừa nói là buông và bỏ “con quái vật kiểm soát”. Anh ngồi chịu đau tin rằng cơn đau sẽ tan biến. Sau mười phút anh không thấy bớt và than rằng phương pháp buông xả không hiệu nghiệm. Tôi dẫn giải rằng buông xả không phải là một phương pháp trị bệnh mà là một phương pháp giải thoát khỏi cái đau. Anh bèn mặc cả “Tôi sẽ buông bỏ trong vòng mười phút, còn chú là cái đau, chú sẽ chấm dứt nha”

Đó không phải là buông bỏ cái đau mà tìm cách gạt bỏ cái đau.

Đệ tử thứ ba nói vơi cái đau  mình đang trải nghiệm: “Đau, cửa tâm tôi lúc nào cũng rộng mở. Xin mời, dầu chú có làm gì với tôi cũng không sao”. Anh để cho cái đau tiếp tục bao lâu cũng được, suốt đời anh cũng kệ. Nếu nó có tăng thêm cũng không sao. Anh dành cho cái đau sự tự do hoàn toàn, không tìm cách khống chế nó. Nó ở hay đi tùy nó, anh không hề bận tâm. Đó mới thật là buông xả, và chỉ bấy giờ anh mới cảm thấy hết đau.

Đừng lo

Buông bỏ “anh kiểm soát viên”, cố sống trong khoảnh khắc hiện tại và tìm hiểu sự không biết chắc của tương lai có thể giải thoát chúng ta khỏi ngục tù của sợ hãi, giúp chúng ta đối phó với các thách thức bằng trí tuệ sẵn có của chúng ta, và đưa chúng ta đến bờ an toàn. Tôi xin kể hai chuyện “đừng lo” sau đây:

Ngày kia tôi trở về từ Sri Lanka qua Singapore và đứng trong một cửa sáu hàng chờ qua quầy di trú ở Perth. Hàng di chuyển rất chậm vì sở dĩ trú muốn kiểm soát chặt chẽ mọi người định cư. Có một viên chức quan thuế mở cửa dắt chó vô phòng chờ. Hành khách tỏ vẻ bồn chồn lúc chú chó đi lên đi xuống mỗi hàng để đánh hơi xem có đồ quốc cấm nhập lậu không. Dầu không có mang gì trái phép họ vẫn thở khì khi chú chó rời họ đi qua ngửi người khác.

Lúc chú chó nhỏ này đến gửi tôi, nó dừng lại, đút đầu vô y tôi và ngoắt đuôi lia lịa. Viên quan phải nắm dây kéo nó ra. Ông hành khách đứng trước tôi xê lên một bước dầu trước đó ông tỏ ra rất thân thiện với tôi. Và tôi tin chắc hai vợ chồng đứng sau tôi cũng lùi xuống một bước.

Sau năm phút tôi nhích gần quầy di trú hơn. Cùng lúc chú chó nhỏ được dắt trở lại. Nó đi lên đi xuống, ngửi hết người này đến người khác. Lúc tới tôi chó dừng lại nữa. Như lần trước nó đút đầu vô y tôi và ngoắt đuôi lia lịa. Viên quan lại phải lôi nó ra. Tôi có cảm tưởng mọi mắt đang hướng nhìn tôi, không chừng có người còn lo giùm tôi nữa là khác. Nhưng tôi vẫn tỉnh bơ. Tôi nghĩ nếu có vô tù tôi sẽ có thêm bạn và có thể còn được ăn uống ngon hơn ở tự viện!

Lúc đến quầy hải quan tôi bị xét rất kỹ. Tôi không đem thuốc; tu sĩ còn không được uống rượu kia mà! Tôi không bị biểu phải cởi y; có lẽ vì tôi không lộ vẻ gì sợ hãi hết. Rồi họ hỏi tại sao chú chó chỉ dừng lại với tôi. Tôi đáp tu sĩ chúng tôi có lòng từ và có lẽ chú chó ngửi thấy lòng từ ấy. Hoặc giả chú chó đó từng là một nhà sư trong tiền kiếp. Họ để tôi qua.

Lần nọ tôi xém bị một chàng trai người Úc cao to đấm cho mấy cú vì anh giận và đang nửa say nửa tỉnh. Vô úy cứu cái mũi tôi hôm ấy.

Tôi vừa dọn tới một tự viện nằm về phía Bắc của thành phố Perth. Chúng tôi tổ chức lễ lạc thành và rất vinh hạnh được Ông bà Thống Đốc Gordon Reid của Tây Úc nhận lời đến dự. Tôi được giao cho  nhiệm vụ lên bảng chào mừng trong sân và xếp ghế cho khách quý. Vị thủ quỹ yêu cầu tôi nên chu đáo để buổi lễ thành công như ý.

Sau phút tìm hiểu, tôi gặp được một công ty cho mướn hàng trong một vùng ngoại ô sang trọng bên phía Tây Perth; công ty chuyên cho mướn đồ đạc để tổ chức tiệc sân vườn của tỷ phú. Tôi giải thích lý do tôi chọn công ty này – để có một lễ hội hoành tráng – cô thư ký nói chuyện với tôi hiểu lý do và tôi đặt hàng.

Hàng đến lúc xế chiều thứ sáu. Bấy giờ tôi đang bận giúp đằng sau tự viện. Chừng tôi ra kiểm hàng, anh tài xế và anh giao hàng đã về. Tôi không thể tưởng tượng được tình trạng tệ hại của tấm bảng; nó đóng một lớp bụi đỏ chót, tôi rất thất vọng nhưng không sao, chỉ mất công chút thôi. Chúng tôi lui cui chùi rửa bảng. Xong, tôi đến khám ghế ngồi, dơ bẩn không thể tả. Các người tình nguyện quý báu của tôi đem giẻ ra lau, lau từng cái một.

Sau cùng tôi xem xét các ghế dành cho quan khách. Không có cái nào là không xiêu vẹo.

Thật quá đáng! Tôi chạy thẳng tới điện thoại bốc máy gọi công ty. Rất may tôi gặp được cô thư ký tiếp chuyện với tôi lúc trước; cô sắp sửa ra về để nghỉ cuối tuần. Tôi giải thích tình trạng cho cô nghe, nhấn mạnh điểm có thể ông bà Thống Đốc sẽ “xích đu” trên ghế dành cho ông bà. Cô thông cảm, xin lỗi và hứa sẽ đổi các ghế quan khách ngay, trong vòng một tiếng.

Tôi ngồi chờ xe chở hàng đổi tới. Tôi thấy có chiếc xe tải vừa chặt cua qua cửa đường tự viện. Xe chạy được nửa đường, còn chừng sáu mươi thước sẽ đến cửa, có một người đàn ông nhảy xuống, chạy tới tôi, mắt tròn xoe tay cung thành quả đấm. Anh la lớn:

“Tên nào sắp xếp vụ này? Tao muốn gặp nó”

(về sau tôi biết ra là chuyện giao hàng hôm đó là chuyến chót trong tuần. Tất cả công nhân được về quê để vô quán nhậu cuối tuần. Đang nhậu, họ bị ông quản lý gọi trở lại công ty vì đám Phật giáo muốn đổi ghế. Do đó anh chàng say này mới giận như vậy).

Tôi đối mặt với anh và từ tốn nói: “Tôi là người chịu trách nhiệm. Anh có cần gì không?”

Anh đưa mặt sát tôi và tay nắm anh kề mũi tôi. Mắt anh phừng phừng, miệng anh nồng nặc mùi bia. Tôi không sợ mà cũng không kênh, tôi chỉ bình tĩnh.

Các người mà tôi gọi là bạn dừng tay lau ghế, đứng nhìn. Không ai tới “cứu” tôi hết. Cám ơn các bạn!

Mặt đối mặt trong vài giây. Tôi sững sờ vì chuyện xảy ra. Anh lao công nóng tánh kia đứng “như trời trồng” trước thái độ của tôi; thông thường trong tình huống như vậy nếu anh không gặp sự sợ hãi thì cũng gặp sự chống cự của đối phương. Trí óc anh không biết phản ứng như thế nào đối với một người quá ư bình tĩnh, lúc tay nắm anh đã kề mũi người. Tôi biết anh không thể đấm tôi mà cũng không thể thụt lui. Vô úy làm anh “chết đứng”.

Trong mấy phút đó xe ngừng và sếp anh đến. Ông đặt tay lên vai anh và nói: “Này, hãy xuống ghế đi.” Chỉ thị ông gỡ giùm anh thế bí và giúp anh lối thoát.

“Tôi sẽ giúp cho anh một tay”, tôi nói. Và chúng tôi phụ nhau khiêng ghế xuống xe.

Vô Úy 

(Vô (=không) úy (=sợ hãi) có nghĩa là không sợ hãi)

Nếu tội lỗi nhìn bức tường gạch lúc trước và chỉ thấy hai viên gạch lệch (xem “Hai viên gạch lệch”, số 1), sợ hãi sẽ chăm chú vào bức tường tương lai và chỉ thấy toàn gạch lệch. Lúc bị sợ hãi làm cho mù, mắt sẽ không còn thấy các viên gạch tốt nữa. Câu chuyện sau mà tôi có dịp thuyết ở Singapore là một cách đối trị sợ hãi.

Tôi được qua Singapore thuyết bốn bài pháp tại Suntec City (Khu thương mại lớn tối tân nhất tại trung tâm Singapore. Gồm nhiều khu trưng bày, phòng họp lớn nhỏ, giảng đường, rạp hát, nhà hàng, siêu thị v.v…). Mọi chi tiết tổ chức đã được sắp xếp rất chu đáo: thông tin đã gởi đi khắp nơi (áp phích được thấy hầu hết các điểm dừng của xe buýt); hội trường 2500 ghế rất đắt giá đã hết chỗ. Nhưng rủi thay, lúc bấy giờ dịch cúm SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome (SARS) = Hội chứng hô hấp cấp tính nặng do vi khuẩn gây ra. SARS hình như xả ra lần đầu tiên ở Quảng Đông, Trung Quốc vào tháng 11.2002. Lây lan sang nhiều nước khác kể cả Việt Nam vào đầu tháng 3.2003) vừa được phát hiện khiến trường học phải đóng cửa, nhiều khu dân cư bị kiểm dịch cách ly, và chánh quyền khuyến cáo tránh các hội họp công cộng. Sợ hãi làm tê liệt mọi hoạt động địa phương. Ban tổ chức hỏi tôi có cần hủy bỏ các buổi nói chuyện không?

Ngay sáng hôm có buổi nói chuyện đầu tiên, báo chí đăng tin trên mạng trang nhất và bằng chữ lớn Singapore có 99 trường hợp nhiễm dịch. Tìm hiểu số Singapore tôi được biết con số trên dưới bốn triệu. Tôi nói với ban tổ chức rằng:

“Như vậy con 3.999.901 dân không bị SARS. Ta cứ tiến hành.”

“Nhưng nếu có ai đó bị lây thì sao?” Sợ hãi hỏi.

“Nhưng nếu không ai hết?” Trí tuệ hỏi lại, với một xác suất lớn sẵn nằm trong tay.

Thế là các buổi nói chuyện được tiến hành như thường lệ. Đêm đầu tiên có năm trăm thính giả đến nghe và đêm thứ tư hội trường đông nghẹt. Tổng cộng có trên tám ngàn tham dự. Họ học được bài học cưỡng lại sự sợ hãi không hợp lý và bài học này giúp họ can đảm hơn trong tương lai. Họ thích các bài pháp và ra về hân hoan; hệ miễn dịch của họ dường như được tăng cường. Và như tôi thường đùa ở cuối mỗi buổi nói chuyện. “Quý vị cười lớn với các câu chuyện ngộ nghĩnh tôi kể, phổi quý vị sẽ nở lớn hơn và hệ thống hô hấp của quý vị sẽ được mạnh khỏe hơn!”

Không một ai đi dự bốn đêm pháp của tôi phải vô nhà thương vì bệnh SARS!

Muôn ngàn vạn thứ có thể xảy ra trong tương lai. Nếu chúng ta tác ý vào các thứ không may chúng ta sợ hãi. Khi chúng ta tác ý vào các thứ tốt lành chúng ta không sợ hãi; vô úy được trưởng dưỡng đơn giản như vậy đó.

Nguồn: TrungTamHoTong

Sunrise Feb 26 - 2014 (2)

Hy vọng quá nhiều

It’s too much to hope for a life without pain,

It’s wrong to expect a life without pain

For pain is our body’s defence.

No matter how much we dislike it,

And nobody like pain,

Pain is important,

And,

For pain we how should be grateful!

How else would we know,

To move our hand from the fire?

Our finger from the blade?

Our foot from the thorn?

So pain we should be grateful!

Yet,

There’s a type of pain that serve no purpose,

That’s chronic pain,

It’s that elite band of pain that’s not for defence.

It’s an attacking force.

An attacker from within

A destroyer of personal ability

A ceaseless invader of personal peace

And

A continuous harassment of life!

Chronic pain is the hardest hurdle for the mind to jump

Sometimes it is almost impossible to jump,

Yet, we must keep trying,

And trying,

And trying,

Because if we don’t it will destroy.

And,

From this battle will come some good,

The satisfaction of overcoming pain.

The achievement of happiness and peace, of life spite of it

This is quite an achievement,

An achievement very special, very personal,

A feeling of strength

Of inner strength

Which has to be experience to be understood.

So, we all have to accept pain.

Even sometimes destructive pain.

For it is part of the scheme of things,

And the mind can manage it,

And the mind will become stronger for the practice.

Jonathan Wilson Fuller

Tạm dịch như sau:

Ta không mong nỗi đau,

Cơn đau là rào chắn,

Bảo vệ thân thể ta,

Dù ghét nó đến đâu,

Nó là điều quan trọng

Và,

Ta phải biết ơn!

Ta biết thêm điều gì,

Khi rút tay khỏi lửa?

Rút tay khỏi lưỡi gươm?

Rút chân khỏi gai nhọn?

Cơn đau là quan trọng,

Và, ta phải biết ơn!

Nhưng,

Có cơn đau không dừng,

Là cơn đau triền miên,

Không có rào chắn

Nó tấn công bên trong,

Hủy diệt niềm hạnh phúc,

Hủy diệt khả năng ta,

Xâm chiếm sự bình yên,

Và,

Quấy nhiễu cuộc đời ta!

Những cơn đau triền miên,

Là hàng rào vững chắc,

Mà tâm khó vượt qua,

Đôi khi là không thể,

Nhưng ta phải cố gắng,

Cố gắng,

Và cố gắng,

Bởi không nó diệt ta.

Và,

Từ thành lũy này

Điều tốt lành sẽ đến

Bù đắp nỗi đau kia.

Những thành tựu cuộc sống,

Cho ta niềm hạnh phúc,

Từ sức mạnh bên trong,

Những điều ta đã trải

Ta chấp nhận cơn đau

Những cơn đau khủng khiếp,

Như những điều bình thường,

Tinh thần sẽ mạnh hơn,

Trong cơn thử thách đó.

(Phước Huệ Huỳnh Ngọc Diệp dịch)

Bài thơ này được viết khi tác giả Jonathan Wilsin Fuller mới lên 9. Đó là lý do chính khiến tôi (Ajahn Brahm) xin ghi lại để quý đọc giả thưởng lãm.

Crocus Feb 28 - 2014 (106)

Chuyển đến trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9 10