Đản Sanh 6: Tâm hương mùa Phật Đản

Recent Pages: 1  2  3  4  5  6  7

Tâm hương mùa Phật Đản

Thích Tánh Tuệ

Người đã đến, vầng hồng dương rạng rỡ
Bước nhiệm huyền bừng nở những đài sen,
Ưu Đàm hoa còn lưu hương muôn thuở
Cõi trầm luân còn nhắc nhớ bao phen..
.
Người đã đến xua tan màn u tối
Vòng tay dang rộng mở lối yêu thương
Mưa pháp vũ cho muôn loài tắm gội
Trí và Bi từ đó được khơi nguồn..
 .
Ngày Phật Đản lòng hân hoan, mở hội
Cỏ cây cười, thế giới lặng niềm đau!
Đà bao kiếp đời vướng sâu lầm lỗi
Nhờ chuông vang, hồn tịnh lạc, quay đầu.
 .
Người đã đến cho con niềm chân phúc
Biết quay về và gạn đục khơi trong
Thắp Chánh Niệm giữa đời từng giây, phút
Sống an bình, tri túc chẳng chờ mong.
 .
Người đã đến rồi lên ngôi bất diệt
Giữa tim con và giữa biết bao người.
Nguồn Chân Lý sáng soi cùng nhật nguyệt
Suốt ba thời.. siêu việt chẳng phai phôi.
.
 Xin đốt nén tâm hương mùa Phật Đản
Hướng về Người dâng hết vạn niềm tin
Giới, Định, Tuệ nguyện đời đời kết bạn
Pháp thực hành là tối thượng tôn vinh…
 .
Ngày Phật Đản mắt vui mà ngấn lệ
Hạnh phúc làm con Phật, biết là bao!!
Cảnh, tâm đó dù nghìn năm dâu bể
Còn Như Lai, còn bóng mát ngọt ngào..

Nguồn: ÐaoPhatNgayNay

Phat Dan 2016-a

SẮC HƯƠNG PHẬT ĐẢN

Thích Thiện Hữu 

Bình minh sáng muôn ngàn chim non hót

Hoa lá xanh đầy nhựa sống tinh anh

Rằm tháng Tư, ngày thế giới an lành

Chuông đánh thức chúng sanh đang mê ngũ.

Ngày Phật Đản bao đàn con lam lũ

Dắt tay nhau về thế giới yên bình

Mạch sống đạo mầu, trang trãi vô thinh

Niềm giao cảm lung linh trong nhân giới.

Đoàn Phật tử tung tăng vui ngày hội

Cờ thiêng liêng lượn khắp nẽo quê cha

Năm sắc Phật nhuận thắm vạn cửa nhà

Hương toả ngát bay xa vào tâm thức.

Bài kinh tụng cõi sắc-không thị tức

Giữa dòng đời luôn rai rức tâm hồn

Phật Đản về mang lại những mầm non

Tô đậm nét đạo vàng son in dấu!!!

Nguồn: HoaVoUu

Lotus (1)

ĐÓN MỪNG PHẬT ĐẢN

Trần Khải

Bắt đầu tới mùa lễ Phật Đản… Đây chính là giây phút để lòng người dịu xuống, lắng lòng nhìn lại để giữ cho thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý…

Phật Đản hay là Vesak (theo tiếng Nam Phạn, Pali) là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.

Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Ngày Phật Đản hay là lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau, tùy theo quốc gia.

Tự điển Wikipedia ghi rằng Phật Đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều quốc gia châu Á như Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Miến Điện, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia,… Tại Việt Nam, ngày này không phải ngày nghỉ lễ được công nhận chính thức.

Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng. Kỷ niệm cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người

Ở một số quốc gia, đặc biệt là Sri Lanka, hai ngày được dành cho việc cử hành Vesak, việc bán rượu và thịt thường bị cấm và tất cả các cửa hàng rượu, bia và lò giết mổ phải đóng cửa do nghị định của chính phủ. Chim, côn trùng và thú vật được phóng sinh như là một “hành động mang tính biểu tượng của sự giải thoát”, của sự trả tự do cho những người bị giam cầm, bị bỏ tù, bị tra tấn trái với ý muốn của họ.

Tại Ấn Độ, Nepal, người dân thường mặc áo trắng khi lên các tịnh xá và ăn chay. Tại hầu hết các quốc gia châu Á đều có diễn hành xe hoa và nghi lễ tụng niệm, tại Hàn Quốc có lễ hội đèn hoa sen (Yeon Deung Hoe) rất lớn.

Ý nghĩa huyền thoại trong Đaị Lễ Phật Đản cũng được nhà văn Cao Huy Thuần trong bài “Thầy Và Trò” phân tích trên mạng Thư Viện Hoa Sen, trích như sau:

“…“Đêm ấy trăng sáng, hoàng hậu đang ngủ bỗng mơ thấy một con voi trắng sáu ngà chui vào hông bà. Bà tỉnh dậy, kể cho chồng nghe giấc mơ, cả hai người đều vui mừng cho là điềm lành. Từ đó hoàng hậu mang thai. Đến ngày sinh nở, theo tục lệ, bà đi về nhà cha mẹ để sinh. Đến vườn Lâm-tỳ-ni, thấy hoa Sa-la nở ra đẹp quá, bà với tay toan hái thì sinh Thái tử. Vừa sinh ra, Ngài đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen nở ra nâng gót chân. Một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, Ngài nói: “Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”. Rồi Ngài nằm xuống như mọi trẻ sơ sinh. Rồng phun nước tắm Ngài. Trời Phạm thiên rải hoa chúc tụng”….

Thầy: Thì con cứ lý luận! Vừa sinh ra, Ngài đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen nở ra nâng gót chân. Một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, Ngài nói: “Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”. Tái sinh, luân hồi, là một quan niệm căn bản trong đạo Phật đã đi sâu vào dân gian. Nhưng đó không phải là giáo điều, tín điều. Ai muốn nghe thì nghe. Ai không muốn nghe thì bỏ ngoài tai. Nhưng nói rằng chết là hết thì không khoa học, vì khoa học chưa chứng minh – và có lẽ không bao giờ chứng minh được rằng chết là hết. Quả quyết chết là hết lại càng nguy hại về mặt đạo đức, bởi vì, như Phật nói, “kẻ nào bác bỏ đời sau thì kẻ ấy không có điều ác nào mà không làm được”. Nhưng cũng đừng tin luân hồi như một giáo điều, cứ sống, cứ suy nghĩ, cứ tự chứng nghiệm, nơi mình và chung quanh, xem thử phải chăng quan niệm đó có ích lợi thực sự cho mình, làm cho chính đời sống của mình bây giờ, ngay bây giờ, có ý nghĩa hơn, cao đẹp hơn không, rồi nghe hay không nghe. Khi bắt đầu muốn nghe, hãy lý luận trên lời Phật nói. Phật nói: “Đời sống không hạn chế ở một cõi này và ở một kiếp này. Muốn biết kiếp sau của mình như thế nào thì cứ xem hành động của mình ở kiếp này”. Cũng vậy, kiếp này của mình là thành tựu của kiếp trước, của kiếp trước nữa, trước nữa, không dứt. Như vậy, Phật thành Phật không phải do hành động của mình trong một kiếp mà từ vô số kiếp. Không ai có thể trong một kiếp mà thành toàn vẹn. Phật cũng là người như ta và đã chịu luân hồi như ta, nhưng Phật là người đã toàn vẹn cho nên đã ra khỏi luân hồi và không tái sinh nữa. Như vậy, khi Phật sinh ra, nơi bé sơ sinh đã có Phật. Làm thế nào để diễn tả hai sự có mặt đồng thời xảy ra nơi cùng một đứa bé – sự có mặt của người bình thường và sự có mặt của Người không tái sinh? Chỉ có cách diễn tả bằng hình ảnh, ẩn dụ, tượng trưng. Bước chân trên hoa sen là bước chân của tính Phật, là biểu hiệu về sự hiện diện của tính Phật nơi con người, nơi con người vừa ra đời. Nơi bé sơ sinh trong vườn Lâm-tỳ-ni, vừa có hiện tại, vừa có tương lai, vừa có quá khứ. Hiện tại là bé sơ sinh, tương lai là bé đó sẽ thành Phật, quá khứ là tính Phật đã có sẵn, nghĩa là “thành Phật” chỉ là trở về lại nguyên quán. Phật sinh ra làm người trong 80 năm để chứng tỏ rằng đó là con người đã trở về nguyên quán. Ai cũng có thể trở về nguyên quán như vậy. Và khi đã trọn vẹn trở về nguyên quán, nguyên thủy, thì đúng là không có đến cũng không có đi. Phật là người không đi không đến…”(ngưng trích)

Nguồn: thuvienhoasen

ashoka2

Những đoá Hoa Sen lung linh
và huyền diệu

Những đoá hoa Sen này sẽ lung linh và sẽ huyền diệu biết bao khi được thắp sáng trong ngày Đại Lễ Phật Đản 2017.

ST: Nguồn PhatGiaoHue & Internet

May 1 – 2017,

Trong cái nắng sớm mai dịu nhẹ bình yên của những ngày đầu tháng 5, trên dòng sông Hương lần lượt 7 đóa sen hồng đã được hạ thủy.

7 Hoa Sen trên Sông Hương


Uploaded by PhatGiaoHue

Nếu Phật Có Thật,
Bạn Sẽ Được Gì Và Mất Gì?

Nhiều năm trước, tại một hội trường lớn có một vị học giả nói với mọi người rằng Phật là tuyệt đối không tồn tại.
 .
Lúc mọi người muốn ông ta chứng minh lời mình nói là đúng, ông ta liền cao giọng nói như thách thức Đức Phật: “Đức Phật quả thực người có linh, hãy xuống đây, trước mặt rất đông mọi người hãy giết chết ta đi, thì chúng tôi sẽ tin là người thực sự có tồn tại”, ông ta cố ý lặng yên chờ mấy phút nữa, đương nhiên là Đức Phật không xuống để giết chết ông ta. Ông ta liền nhìn mọi người xung quanh và nói “mọi người thấy rồi đấy, Đức Phật vốn dĩ là không tồn tại”.
 .
Bất ngờ có một người phụ nữ nông thôn, trên đầu quấn một chiếc khăn, nói với ông ta: “Tiên sinh, lý luận của ông rất cao minh, ông là một học giả uyên bác. Tôi chỉ là một phụ nữ nông thôn, không thể phản bác lại ông, chỉ muốn hỏi ông một câu hỏi ở trong tâm trí của tôi: Từ trước đến nay đã nhiều năm rồi, tôi luôn tin vào Phật, tin vào những lời dạy bảo của Phật và cảm thấy vô cùng thoải mái. Bởi vì trong lòng luôn tràn ngập niềm tin vào Phật , điều đó đã đem lại cho tôi sự bình yên và hạnh phúc to lớn nhất. Tôi hỏi ông: Nếu như khi tôi chết, phát hiện rằng những gì tôi tin vào Đức Phật hết thảy đều không tồn tại, nhưng cả đời này của tôi đã tin vào Phật, vậy tôi sẽ bị tổn thất cái gì?”
 .
Vị học giả suy nghĩ một hồi lâu, cả hội trường yên lặng, người nghe cũng rất đồng ý với suy luận của người phụ nữ này, ngay cả vị học giả cũng thán phục suy nghĩ logic này. Ông thấp giọng trả lời “Phu nhân, ta nghĩ bà không bị tổn thất cái gì cả”.
 .
Người phụ nữ nông thôn lại nói với vị học giả “Cảm ơn câu trả lời tốt của ông, trong tâm tôi có một thắc mắc, nếu khi mà ông chết, ông thấy những gì Đức Phật răn dạy là đúng sự thật, lục đạo luân hồi là có tồn tại thật. Tôi muốn hỏi ông sẽ mất những gì?” Vị học giả suy nghĩ một hồi lâu và không nói được lời nào.
Cùng suy ngẫm:
 .
Nếu bạn tin Phật và Phật không tồn tại, bạn sẽ mất những gì? Còn nếu như Phật có tồn tại thật, nhưng bạn lại phỉ báng Phật, bạn sẽ mất những gì? Thật đáng phải suy nghĩ sâu xa!
 .
Đối với mỗi người trong chúng ta, bất kể là có tin Phật hay không thì đều biết rằng Phật là lương thiện, là từ bi và luôn bảo hộ chúng sinh. Ý chỉ của Phật là giáo huấn con người lương thiện, chân thành và khoan dung, Mọi người khi gặp nạn đều khẩn cầu Đức Phật phù hộ. Người có lòng tin vào Phật thường là người lương thiện, trong tâm họ luôn chứa đựng những lời dạy bảo và ý chỉ của Phật. Trong tâm họ luôn luôn vui vẻ và chứa đựng lòng biết ơn. Họ tin rằng thiện ác hữu báo nên họ không làm điều ác, tôn sùng lương thiện và hòa ái, chân thành, như thế không tốt sao? Và bởi vì người ta không tin vào sự tồn tại của Đức Phật, không tin vào thiện ác hữu báo, nên họ dám làm bất kỳ điều gì để đạt được danh lợi cho mình, không có đạo đức ước thúc, không có quy phạm lương tâm.
 .
Shakespeare đã từng nói rằng “đừng phỉ báng những điều bạn không biết sự thật, nếu không tính mạng của bạn sẽ gặp trùng trùng điệp điệp những nguy hiểm.” Vâng, nếu khi bạn chết bạn thực sự thấy Đức Phật, Phật Pháp đúng là có thật, cũng có luân hồi và có tồn tại địa ngục. Như vậy những người lương thiện thì thật đáng quý, còn bạn, bạn đã mất đi cái gì?
 .
Bản tính con người là thiện ác đồng thời tồn tại, những người tin vào Phật sẽ ước chế điều ác và hướng thiện, tâm trí của họ thực sự được vui sướng, ngược lại, những người không tin vào Phật thì cái thiện của họ cũng sẽ bị cái ác lấn át, họ sẽ làm bất kỳ điều gì họ muốn, không khác gì động vật. Hãy nhìn xung quanh chúng ta, một thế giới không có đức tin đúng đắn, người ta sẽ không phân biệt được điều gì là thực sự thiện và thực sự ác. Chân thành, lương thiện, nhẫn nhịn, những người chứa những đức tính này là những người tốt nhất. Những người bị tiền bạc thay thế thiện niệm (mọi người bái Phật vẫn vì danh lợi), những người này đã bị mất phương hướng, tìm không thấy được ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
 .
Hành xử lương thiện, không làm điều ác. Hạt giống lương thiện ở trong tâm hồn mỗi chúng ta, nếu không ngừng tưới lên nó đức tin đúng đắn, tôi nghĩ rằng bạn sẽ tuyệt đối không mất gì mà còn có được một cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn!
 .
Theo NTDTV
Biên dịch: Mai Trà,
Biên tập: Tuệ Minh.
.
Nguồn: Người Phương Nam
.

July 17 - 2015 (1)