Tượng Cổ Phật Giáo 3

Recent Pages:  1  2  3  4

Vài nét về Bồ Ðề Ðạo Tràng (BODHGAYA)

Thích Long Vân

Trong kinh Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo, sau khi ta diệt độ, tất cả Thiện nam, Tín nữ, người mà có lòng tin nơi Phật pháp nên đi đến 4 nơi linh thiêng và ghi nhớ rằng đây là Lumbini, nơi Ta Đản sanh, đây là Bodhgaya nơi Ta Thành đạo, đây là Sarnath nơi Ta Chuyền Pháp luân và đây là Kushinagar nơi Ta nhập Niết bàn.”

Và Ngài dạy tiếp rằng: “Này các Thầy Tỳ Kheo, sau khi Ta diệt độ, những tân Tỷ Kheo đến và hỏi giáo lý nên nói với họ về 4 nơi này và khuyên họ hành hương đến chổ đó sẽ giúp họ thanh tịnh được các việc làm và nghiệp cũ của họ.”

Qua lời dạy trên của Đức Phật cho thấy được tầm quan trọng của Tứ Thánh Tích trong lĩnh vực tinh thần đối với khách hành hương.

Một trong Thánh tích mà Đức Phật đã đề cập ở trên, hiện nay Bodhgaya nơi Đức Phật thành đạo là nơi phồn thịnh nhất, khách hành hương đến viếng thăm và tu tập nhiều nhất. Và nó được mệnh danh là “cái rốn của vũ trụ”.

VỊ TRÍ

BODHGAYA nằm trên bờ sông Ni-Liên-Thuyền, nơi đây xưa kia là một ngôi làng nhỏ gọi là làng Sambodhi với nhiều rừng rậm. Thái Tử Tất Đạt Đa tu khổ hạnh ở đây 6 năm, thân xác và tinh thần gần như đã đi đến sự chết, Ngài đã nhận thấy lối tu khổ hạnh này phước báu chỉ được sanh lên cõi trời chưa phải là cứu cánh giải thoát cho mình và cho chúng sanh, ngay thời điểm này tình thương về sự khổ của chúng sanh được hồi phục trong chính bản thân Ngài. Từ bỏ lối tu khổ hạnh, Ngài nhặc lấy miếng vải liệm làm y phục và nhận bát cháo sữa từ người thiếu nữ Sujata dâng cúng, sau đó ngày xuống sông Ni Liên Thuyền tắm gội sạch sẽ và thọ dụng thức ăn, sức khoẻ dần bình phục và Ngài thong thả đi đến cội cây Bồ Đề trải cỏ và thiền định .Nơi đây chính là nơi của sự chứng ngộ.

Tại nơi này bây giờ có 2 vật quý báu để tôn thờ đó là Cây Bồ Đề, và Tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Mahabodhi Temple).

I- CÂY BỒ ĐỀ LINH THIÊNG

Kim Cương Tọa (Vajrasana Diamond Throne of Enlightenment) chổ Đức Phật ngồi thiền và chứng quả là vị trí đặc trưng của sự chứng ngộ, có thể nói rằng Cây bồ đề liên quan mật thiết với sư chứng ngộ của Đức Phật và nó trở thành trung tâm chính của nơi thờ tự lễ lạy của khách hành hương, quan trọng hơn là vì cây Bồ đề được coi như là một biểu tượng của sự phát triển Phât giáo nó chịu ảnh hưởng thăng trầm dưới sự tấn công và ủng hộ của truyền thống Bà La Môn giáo. Trong một văn bản ghi lại rằng trước khi Hoàng đế Asoka trở thành một vị Phật tử, Ông ta đã cắt cây Bồ Đề lấy gổ cho Ngoại Đạo làm lễ tế lửa cúng dường Phạm Thiên. Không lâu sau khi những làn khói tan biếng thì lạ kỳ thay một cây Bồ đề con được mọc ra từ đống tro tàn với nnhững cành lá lung linh như lông vũ, Hoàng Đế Asoka kinh ngạc và Ngài đã cúng dường sữa trên phần còn lại của cây bồ đề cũ, sáng ngày hôm sau cây bồ đề mới đã cao bằng cây bồ đề cũ.

Hoàng Đế Asoka trở thành một vị Phật tử không lâu, sau đó Ông ta đều đặn đến viếng thăm cây bồ đề và ân hận hành vi trước kia của mình đã chặt nó. Tuy nhiên Hoàng Hậu (vợ Asoka) trở nên ganh tị với cây bồ đề và sai người hầu chặt đi một lần nữa. Lại một lần nữa Asoka tắm gốc cây bồ đề với sữa và cây bồ đề đã khôi phục lại như cũù. Sau này một vị cháu của Asoka đến viếng thăm cây bồ đề và xây dựng một bức tường bằng đá xung quanh cây bồ đề để bảo vệ nó khõi bị nguy hại về sau. Một số khách hành hương sau này đến tìm hạt bồ đề và đem về trồng ở tu viện hay nhà của họ để có được sự an lạc hạnh phúc.

Tỳ Kheo Ni Sanghamitta là con gái của Hoàng Đế Asoka mang một nhánh cây bồ đề ở hướng nam tới Srilanka. Nơi đó vua Devanam Piyatissa đã trồng nó trong khuôn viên của Mahavihara, một tu viện lớn nhất của Srilanka. Việc trồng cây bồ đề này đã diễn lại sự chứng ngộ của Đức Phật, và biểu hiện sự phồn thịnh phật pháp của Srilanka . Cây Bồ Đề luôn tươi tốt và mọc ra nhiều cây con từ hạt của nó.

Theo truyền thống lịch sử của người Tây Tạng Taranatha nói rằng ngài Long Thọ bậc thầy của trường phái Madhyamika (Trung quán Luận) bảo vệ cây bồ đề từ sự tàn phá của voi rừng bằng cách xây xung quanh nó bằng một tường đá bao quanh bởi 108 điện thờ với những hình tượng thiêng liêng .Và sau khi bờ sông phía đông của Ni Liên Thuyền bị sạt lở Long Thọ làm một cái đập khổng lồ từ những tản đá lớn được chạm khác với những hình tượng của Đức Phật. Nó trở nên được biết như là 7 vị hiền triết của cái đập.

Vào thế kỷ thứ 6, dưới trận chiến của vua Bengal tấn công làm hư hại cây bồ đề nhưng nó được phục hồi với sữa của 1000 con bò. Khách hành hương đến viếng thăm Bodhgaya nên chú ý rằng cây bồ đề linh thiêng này có thể tái sinh chồi nó đâm xuyên qua cây chính vì thế cây bồ đề tiếp tục phục hồi lại chính nó.

Hiện nay mỗi ngày gần 1000 người khách hành hương trên khắp thế giới đã đến viếng thăm, đãnh lễ, tụng kinh, ngồi thiền xung quanh gốc cây bồ đề để tìm kiếm sự an lạc trong thân tâm của họ cho hiện tại cũng như trong tương lai.

PHẦN II -THÁP BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG (Mahabodhi Temple)

 Cao, trang nhã được xây dựng thẳng đứng tại nơi của sự chứng ngộ đáp ứng cho cả hai thờ phượng và tu tập. Tháp nhọn phía trên thờ xá lợi của Đức Phật được gọi là Mahabodhi Stupa còn phần phía dưới là chánh điện gọi là Mahabodhi Temple.

 Trước kia Tháp Bồ đề lộng lẫy này bị che lấp trong cát đá tối tăm. Ngài Huyền Trang nói rằng Hoàng đế Asoka đã xây một kiến trúc nhỏ tại Bodhgaya sau khi ông ta viếng thăm nơi này vào năm 260 BC. Sau đó hai Đạo Sĩ Bà La Môn đi tìm kiếm trí tuệ đã xây dựng một cái tháp lớn hơn trên lời khuyên của một vị Thần: “Nếu các ông muốn gieo trồng hạt giống của người giai cấp cao với tài trí và đức độ cao các ông nên đến chổ cây bồ đề chổ Đức Phật thành đạo xây dựng một điện thờ và khai quật một vùng đất rộng chổ đó sau đó các ông sẽ đạt được ước mơ của các ông.”

 Ngành khảo cổ học sau này xác định rằng đã tìm thấy dấu vết của sự xây dựng hay xây dựng lại có thể hoàn thành vào năm 50BC-200CE. Thế nhưng điều này cũng không chắc chắn lắm ngay cả việc xây dựng chánh điện và sữa chữa lại truớc thế kỷ thứ 7 là không rõ ràng.

 Mahabodhi Temple đuợc mô tả bởi Ngài Huyền Trang là tòa tháp ba lớp tráng lệ thẳng đứng cao khoảng 160-170 feet. Nó nằm ở phía đông của gốc cây Bồ Đề. Tường của tháp được xây dựng bằng gạch xanh trộn với vôi và với những khung trong hốc tường để thờ các tượng Phật bằng vàng. Cột, cửa chính, và cửa sổ được trang trí với vàng và bạc trộn lẩn với xa cừ và ngọc qúy. Tượng Phật Quan Thế Âm và Đức Phật Di Lặc mỗi tượng cao khoảng 10 feet đặt trong hốc tường bên trái và bên phải cửa bên ngoài chánh điện. Bên trong chánh điện thờ một tượng lớn của Đức Phật Thích Ca trong tư thế chạm đất với cánh tay phải.

 Xung quanh Mahabodhi Temple có bảy nơi linh thiêng mà ở đó được tin tưởng rằng Đức Phật đã trải qua bảy tuần yên tĩnh để hưởng thọ sự chứng ngộ của Ngài.

 Tóm lại, Bodhgaya có thể nói rằng đây là một địa danh linh thiêng có một không hai trên thế giới. Chư Phật Quá khứ, chư Phật hiện tại, Chư Phật vị lai đều thành đạo ở đây. Thiết nghĩ rằng là một người con Phật nếu có điều kiện ít nhất một lần trong đời nên hành hương tới đây để đãnh lễ Chư Phật và viếng thăm vùng đất thiêng liêng này.

Mùa An Cư năm 2007
Tại Bodhgaya

Source: Kinh Ðiên Phât Pháp.

Hành trình đi đến các Thánh Địa Phật Giáo

Đăng bởi: datphat

Sau khi rời khỏi vườn Cấp Cô Ðộc, Ngài Huyền Trang đi 800 dặm về phía Ðông bắc, đến thành Ca Tỳ La Vệ (bây giờ thuộc nước Népal), quê hương của đức Phật. Thành này, khi Ngài Huyền Trang đến chiêm bái, là một nơi hoang địa. Thành quách, đền đài bị tàn phá, may ra chỉ còn lại những móng gạch của kinh đô xưa. Cỏ cây hoang dại lan cùng mặt đất; năm bảy cái chòi tranh che không kín gió những người dân thưa thớt, nghèo nàn. Vài ba chục vị Tỳ kheo Tiểu thừa cố gắng gìn giữ một cách bất lực, thảm thương, với sự hiện diện nghèo nàn của mình, cái huy hoàng rực rỡ ngày xưa của nơi chôn nhau cắt rún của vị Siêu phàm đã làm vẻ vang cho nhân loại! Mười ba thế kỷ đã qua rồi, tang thương đã mấy lần thay đổi, ngài Huyền Trang còn mong gì tìm thấy lại vang bóng của thời oanh liệt xưa kia? Nhưng cũng may, nhờ sự sáng suốt nhìn xa của vua A Dục, những trụ đã được dựng lên khắp nơi để ghi lại cho hậu thế những biến chuyển đầy ý nghĩa trong đời sống của đức Phật, khi còn sanh trưởng trên mảnh đất phì nhiêu này.

Ðây, nơi đạo sĩ A Tư Ðà tiên đoán tương lai huy hoàng của Thái tử Tất Ðạt Ða. Ðây, nơi Ngài đã thi tài võ nghệ và đã thắng cuộc một cách vẻ vang để kết hôn với công chúa Da Du, con vua Thiện Giác. Ðây, ba cửa thành mà Ngài đã gặp người đau, người già, người chết … Ðây con đường nhỏ Ngài đã phi ngựa Kiền Trắc trong đêm, trốn ra khỏi hoàng thành để tìm Ðạo. Ðây, cánh đồng ven rừng mà Ngài đã ngồi tham thiền sau khi thấy cảnh tương tàn tương sát giữa chúng sanh. Ðây, nơi hội ngộ đầu tiên giữa Ngài và vua Tịnh Phạn, sau những năm dài Ngài xuất gia và tìm được Ðạo.

Cách thành Ca Tỳ La Vệ mấy dặm về phía đông bắc, là vườn Lâm Tỳ Ni, nơi đức Phật đã ra đời trong khi Hoàng hậu Ma Da đang đi ngoạn cảnh vào buổi tinh sương ở trong vườn. Cây Vô Ưu mà Hoàng hậu đã với tay lên trong phút giây thiêng liêng của đức Phật xuất thế, bây giờ cũng không còn dấu vết nữa, vườn hoa rực rỡ ấy chỉ còn là một khu rừng hoang vắng tiêu điều! Thật cảnh vô thường đã quá rõ rệt!

Ngài Huyền Trang đi dần về phía Trung Ấn Ðộ. Sau khi đi chừng 1.000 dặm và qua mấy tiểu quốc ở Bắc Ấn Ðộ, một hôm, đi ngang một khu rừng rậm rạp, Ngài và những người bạn đồng hành gặp phải một bọn cướp chừng 50 tên. Sau khi lấy hết cả đồ dùng, áo quần, vàng bạc, chúng nó còn nắm giáo mác đuổi theo Ngài và mấy người lữ hành. Chạy được một đoạn đường, mấy người lữ hành nhận thấy bên bờ một cái hồ khô nước, cây cỏ rậm rạp, có một cái hang rộng, có thể chứa được nhiều người. Họ ra dấu cho Ngài và mấy người cùng nhau chạy xuống đấy ẩn trốn. Bọn cướp đuổi theo sau, đến đây thấy mất tăm dạng các người lữ hành, chúng mới thôi, không đuổi nữa. Sau khi thoát nạn, họ chạy đến một làng gần đấy và kể lại tai nạn vừa xảy ra. Một người Bà-la-môn, có lẽ là xã trưởng, đánh trống hội họp dân làng cùng nhau đuổi theo tiêu trừ bọn cướp. Nhưng bọn này đã cao bay xa chạy vào rừng sâu. Các lữ hành mất hết của cải rất đau buồn, chỉ có Ngài là giữ được vẻ mặt tự nhiên tươi sáng, vì Ngài nghĩ rằng tánh mạng là điều quý nhất chưa mất, thì cái gì rồi cũng có thể tạo lại được.

Mà thật, khi đến một thành phố gần đấy, họ gặp được một vị Bà-la-môn già, có cảm tình với đạo Phật, triệu tập dân chúng và hô hào họ quyên góp vàng bạc, áo quần, vật dụng trao tặng lại cho những người đã bị cướp. Ðiều may mắn nhất cho Ngài là vị Bà-la-môn già ấy lại là đệ tử thông thái của một đại sư đã có công lớn trong sự kiện toàn môn Nhân Minh học, là môn luận lý học của Phật giáo. Ngài Huyền Trang bất ngờ mà gặp được vị đệ tử giỏi về môn học này rất vui mừng, và xin ở lại thụ giáo với vị này trong một tháng trời. Ngài Huyền Trang nhờ môn học này, mà đã thông hiểu một cách tường tận hệ thống triết lý Ðại thừa và nhất là Duy Thức học Phật giáo.

Ngài đi dần về phía đông, và qua mỗi đoạn đường, Ngài lại gặp thêm nhiều minh sư, ích hữu, thu hoạch được rất nhiều kinh điển Ðại thừa quý báu. Ngài ở chỗ này một năm, chỗ kia năm ba tháng để khảo sát, biên chép, hay thỉnh giáo với những vị học rộng biết nhiều.

Rồi Ngài đi dần về phía đông nam, đến thành phố Ma-siêu-la (Mathura) trong lưu vực sông Jumna là thành phố còn giữ rất nhiều di tích của các vị đệ tử tiếng tăm của đức Thích Ca, như Ngài Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất, Ưu Bà Ly, A Nan Ðà, La Hầu La …

Sau khi đến chiêm bái các nơi này. Ngài lại đi tiếp sang phía đông, đến thượng lưu sông Hằng. Ðối với tín đồ Ấn Ðộ giáo, sông Hằng là một con sông linh thiêng, bắt nguồn từ trên cõi trời mà chảy xuống đất. Sắc nước luôn luôn thay đổi màu, sóng rất lớn. Nước ngọt và lòng sông toàn cát trắng rất mịn. Theo kinh điển Ấn Ðộ giáo, người ta gọi sông này là sông Hạnh phúc, ai tắm trong nước của nó thì được rửa sạch tội lỗi, ai uống nước của nó, hay chỉ súc miệng thôi, cũng đủ thoát nhiều tai nạn; ai trầm mình chết ở đấy sẽ tái sanh lên cõi trời. Vì thế dân chúng theo Ấn Ðộ giáo đêm ngày tụ tập lễ bái hai bên bờ sông. Và một số người tìm cái chết trong dòng nước thiêng ấy để hy vọng lên cõi trời. Rải rác từng khoảng gần hai bên bờ sông, Ngài thấy có những chiếc sào cắm xuống nước, phía trên đầu có những cái móc hay cái nạn để cho người tín đồ treo mình lên đấy. Từ sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu lên, Ngài Huyền Trang đã thấy một vài tín đồ ra sông, tự treo mình dọc theo cái sào ấy với một tay và một chân móc vào cái nạn, còn tay và chân kia thì dang thẳng ra, đôi mắt họ nhìn mặt trời và theo nó từ phía đông cho đến phía tây, từ khi nó mới mọc cho đến khi nó lặn xuống chân trời mới trở về nhà, để sáng hôm sau lại tiếp tục cái công việc ấy. Và cứ như thế, họ làm hết tháng này đến tháng khác, hết năm này đến năm khác, hết hàng chục năm này đến hàng chục năm khác, với mục đích là giải cho tâm linh thoát kiếp luân hồi!

Dọc theo sông Hằng, Ngài Huyền Trang đi đến thành Khúc Nữ (Kanauj) là kinh đô của nước Yết-nhược-cúc-đồ (Kayakubja). Nước này thuộc Trung Ấn Ðộ là miền rất có nhiều thánh tích đức Phật Thích Ca. Thời cổ gọi là “Ðất Giữa” vì nó nằm ở giữa Ấn Ðộ. Khi Ngài Huyền Trang đến, thì Yết-nhược-cúc-đồ là một nước đang thời thịnh trị, dân cư giàu có, vui vẻ làm ăn. Vị vua đang trị vì nước ấy là Giới Nhật (Harsha) một anh quân, rất sùng mộ đạo Phật có thể so sánh được với A Dục vương thời trước. Kinh thành Khúc Nữ nằm trên bờ tây sông Hằng có đến 100 ngôi chùa, tăng lữ có trên vạn người. Khi Ngài Huyền Trang đến đây, vua Giới Nhật không có ở kinh đô, nên không được vua tiếp đón như những nước mà Ngài đã đi qua. Ngài ở lại đây ba tháng, trọ lại chùa Bạt-đạt-di-kha-la (Bhadravihârâ) để học hỏi Tam tạng kinh điển. Sau ba tháng ở thành Khúc Nữ, Ngài lại vượt sông Hằng đi về phía đông, đến một thành có nhiều di tích rất thân thiết đối với Ngài, là thành A Du Ðà (Ayodhya, tỉnh Oude). Thành này còn rực rỡ oai danh của hai vị Bồ-tát có công lớn với Ðại thừa Phật giáo và là những vị đã thành lập môn Duy Thức học, đó là hai anh em Ngài Vô Trước (Asanga) và Thế Thân Bồ-tát (Vasubandhu). Ngài Huyền Trang đến khu rừng Xoài, cách 5, 6 dặm về phía tây nam A Du Ðà, là nơi có tịnh xá mà hai thế kỷ trước, hai vị bồ-tát này đã tu niệm và giảng dạy giáo phái của hai Ngài.

Câu chuyện của hai vị Bồ tát này cũng đáng để cho chúng ta suy gẫm trong vấn đề đi tìm sự thật:

Hai anh em Ngài Vô Trước và Thế Thân, gốc ở thượng lưu sông Hằng, đều là những vị thông minh xuất chúng. Nhưng trong lúc Ngài Vô Trước là anh, tu theo phái Ðại thừa thì Ngài Thế Thân là em lại theo Tiểu thừa. Hai Ngài đều có trước tác những bộ luận để xướng minh giáo lý của phái mình, và tất nhiên không thể không có những sự xung đột về lý thuyết.

Một hôm, Ngài Vô Trước mời em đến tịnh xá của mình tại rừng Xoài chơi. Ðêm đến, Ngài Vô Trước dẫn Ngài Thế Thân ra một cái gác dựng bên sông để em nằm hóng mát, còn mình thì trở vào. Ðêm ấy là một đêm thu, có trăng rất đẹp. Trăng và nước hòa hợp trong một bầu trời thu, mênh mông, huyền ảo. Bỗng một giọng tụng niệm trong trẻo thanh thoát ngân lên, ngân lên, bay trong gió, hòa hợp trong không trung. Ðó là một bài luận về Ðại thừa. Qua ý nghĩa bài luận, thế giới vật chất như tan biến, mung lung, mộng ảo như ánh trăng, như hơi nước đang bàn bạc trên sông. Trước mắt Ngài, vật chất chỉ là thế, nghĩa là hư ảo, là duy tâm, là duy thức.

Ngài Thế Thân xúc động đến tận đáy lòng, và cảm thông được cái cao thâm huyền diệu của giáo lý Ðại thừa, Ngài vừa xấu hổ, vừa hối hận, đi vào nhà, xin cắt lưỡi trước mặt anh để chuộc cái tội đã phỉ báng Ðại thừa.

Ngài Vô Trước can em:

– Sao lại cắt lưỡi? Em đã dùng cái lưỡi ấy để công kích Ðại thừa thì nay cũng nên dùng cái lưỡi ấy để xiểng dương Ðại thừa, mới phải chứ!

Ngài Thế Thân nghe theo lời anh dạy. Trước kia Ngài đã viết 500 bộ luận về Tiểu thừa để kích bác Ðại thừa, thì từ đấy, Ngài lại viết 500 bộ luận về Ðại thừa để thuyết minh giáo lý Ðại thừa. Do đó, người đời tôn xưng Ngài là “Thiên bộ Luận sư”, vị luận sư tạo ngàn bộ luận.

Ngài Huyền Trang khi đến thăm tịnh xá của hai vị Bồ tát này, chắc không thể không xúc động mãnh liệt, vì giáo lý Duy thức mà hai vị này đã phát huy ra trước Ngài hai thế kỷ, chính là giáo lý mà sau này Ngài đã dùng làm cơ sở cho bộ luận Thành Duy Thức đồ sộ của Ngài, và là căn bản của Pháp Tướng tông.

Từ giã tịnh xá của hai vị Bồ-tát này, Ngài đi thuyền xuôi theo sông Hằng về phía đông để tiếp tục viếng các Phật tích. Trong thuyền có lối 20 hành khách. Thuyền xuôi theo dòng sông, độ vài chục dặm thì xảy ra một tai nạn lớn, có thể nói là lớn nhất trong cuộc hành trình của Ngài từ trước đến nay, và có thể làm Ngài bỏ xác nơi đây.

Thuyền đi vào một khúc sông, hai bên bờ có nhiều cây cối rậm rạp của rừng cây “A Dục”. Dưới những tàn cây rậm rạp bổ ra sông, có mười chiếc ghe của bọn cướp đang ẩn núp đợi mồi. Khi thấy thuyền Ngài gần đến, bọn cướp hè nhau bơi thuyền ra chặn đường. Nhiều hành khách sợ quá nhảy ùm xuống sông và mất xác, những người còn lại bị đưa vào bờ và bị bọn cướp lột hết quần áo, của cải. Bọn cướp này thờ “Durga”, một nữ hung thần thường bắt các đệ tử cuồng tín phải làm lễ hy sinh người sống cho mình. Thường năm, đến mùa thu, họ tìm một nạn nhân, phần nhiều là đàn ông có hình dáng cân đối, mặt mũi khôi ngô để lấy huyết và thịt dâng cúng cho nữ thần. Khi bọn cướp này nhận thấy Ngài Huyền Trang có khuôn mặt tuấn tú, hình dáng oai nghi, chúng nhìn nhau mừng rỡ. Chúng nói với nhau:

–Chúng ta đã trễ quá thời hạn làm lễ tế thần, vì chưa tìm được một kẻ hy sinh xứng đáng với nữ thần. Nhưng bây giờ chúng ta gặp được nhà sư mặt mũi khôi ngô, thân hình đẹp đẽ này, chúng ta hãy làm lễ tế ngay, để nữ thần ban phước.

Ngài nghe nói, bình tỉnh trả lời:

–Nếu thân xác của bần tăng này đáp đúng ý nguyện của các ngươi, để dâng cúng cho nữ thần, bần tăng thật tình không dám tiếc. Nhưng bần tăng từ phương xa lặn lội đến đây để chiêm bái các Phật tích, cung thỉnh các kinh điển và học hỏi giáo lý của đức Thích Ca. Sở nguyện thiết tha ấy chưa thành, mà nay các ngươi đành tâm giết bần tăng, thì bần tăng e rằng các ngươi đã không được phúc mà trái lại còn mang thêm nhiều tai họa.

Những người hành khách quỳ xuống xin bọn cướp tha chết cho Ngài. Có người lại xin thay mạng cho Ngài. Nhưng bọn cướp đều từ chối. Tên đầu đảng truyền lệnh cho bộ hạ vào rừng lấy nước trong và dựng một cái bàn thờ với đất bùn lấy ở dưới sông lên. Xong xuôi nó truyền hai tên thân tín rút giáo, lôi Ngài lên bàn thờ để làm lễ hy sinh ngay. Trong lúc đó sắc mặt Ngài vẫn không đổi, bình thản như thường. Bọn cướp lấy làm ngạc nhiên và không khỏi xúc động. Riêng Ngài, thì Ngài thấy giờ phút cuối cùng sắp đến, nên yêu cầu bọn cướp trì hoãn cho Ngài một lúc để Ngài cầu nguyện và đừng lôi kéo Ngài như thế. Ngài bảo:

–Các ngươi hãy để cho bần tăng được nhập Niết-bàn một cách thanh tịnh và hoan hỷ.

Nói xong, Ngài ngồi kiết già, xưng tán đức Di Lặc và chư Bồ tát trong mười phương, mong cầu được nhập vào hàng Thánh chúng để được nghe pháp và giác ngộ hoàn toàn. Rồi Ngài lại nguyện sau khi giác ngộ sẽ trở về cõi Ta Bà này khai thị cho bọn cướp, đưa chúng về con đường chính và làm các việc công đức để chuộc những lỗi lầm. Cuối cùng, Ngài nguyện sẽ hóa độ toàn thể chúng sanh, và đưa họ vào cảnh giới an lạc. Nguyện xong, Ngài nhập định và chú toàn tâm lực vào đức Bồ-tát Di Lặc.

Bỗng Ngài nhận thấy tâm hồn lâng lâng siêu thoát, như bay bổng đến núi Tu Di, và sau khi lên đến tầng trời thứ ba, Ngài thấy đức Di Lặc đang ngồi trên tòa sen rực rỡ và quanh Ngài, chư thiên đang ngồi nghe pháp. Trong khi tâm hồn Ngài đang phiêu diêu trong cảnh giới thanh tịnh ấy, Ngài không còn nhận thấy rằng mình đang ngồi trên bàn thờ tế nữ thần, bên cạnh bọn cướp khát máu đang nóng lòng chờ đợi cắt da, xẻ thịt mình, và dưới chân Ngài, chung quanh Ngài, những người đồng hội, đồng thuyền với mình đang than khóc tiếc thương Ngài.

Bỗng một trận cuồng phong nổi lên, làm cây cối gẫy ngã, cát bụi tung đầy trời, sóng cuồn cuộn gầm thét và lật úp ghe thuyền trên sông. Bọn cướp hoảng sợ, hỏi những kẻ bộ hành cùng đi theo Ngài:

–Nhà sư này ở đâu đến và tên ông ta là gì?

Một người trong đám hành khách trả lời:

–Ðó là một cao tăng từ Trung Hoa đi sang đây thỉnh kinh. Nếu các người giết vị sư ấy thì tai họa lớn lao sẽ đến với các người. Các người thấy chưa, gió bão đang nổi dậy đó chính là triệu chứng sự giận dữ của chư thiên trước hành động bạo tàn của các người. Các người hãy mau hối cải mới được.

Bọn cướp sợ hãi, sụp quỳ xuống bên chân Ngài, xin tha tội, nhưng Ngài vẫn điềm nhiên tĩnh tọa, không nhận thấy sự thay đổi đột ngột, kỳ lạ xảy đến chung quanh Ngài. Một tên cướp xích lại gần, nắm chéo áo Ngài van xin tha tội, làm Ngài sực tỉnh.

Khi được biết bọn cướp đã hoảng sợ mà đổi ý, Ngài nhận tin ấy một cách bình tĩnh, không đổi sắc mặt. Ngài khuyên bọn cướp hãy cải tà quy chánh. Bọn cướp ngoan ngoãn xin tuân theo. Trận cuồng phong dịu dần rồi tắt hẳn.

Khi Ngài Huyền Trang đến vườn Lộc Uyển, mọi thánh tích của đức Phật khi còn tại thế đều được giữ nguyên vẹn và kính cẩn, vì ở đây, đang có một ngàn rưởi vị Tỳ kheo tu hành trong tịnh xá dựng lên ở vườn Lộc Uyển. Nhờ thế, Ngài Huyền Trang được chiêm ngưỡng những cái hồ mà đức Phật đã dùng hoặc để tắm, để giặt, hay để rửa bình bát …

 Lộc-uyển là nơi mà đức Phật đến thuyết pháp lần đầu tiên, sau khi thành đạo, cho năm người bạn đồng tu của mình là nhóm ông Kiều Trần Như. Vườn này nằm ở ngoại ô thành Ba La Nại. Nhóm ông Kiều Trần Như gồm năm tu sĩ, ban đầu cùng tu với đức Phật, theo phương pháp khổ hạnh. Ðược ít lâu, nhận thấy phương pháp này không có hiệu quả, trái lại cứ làm cho thân thể mỗi ngày mỗi gầy yếu, đức Phật đã rời nhóm ông Kiều Trần Như và phương pháp tu hành của họ. Ngài trở lại ăn uống như thường, và bị nhóm ông Kiều Trần Như chế nhạo, khinh rẻ. Sau một thời gian tu luyện một mình, đức Phật đã thành đạo Chánh đẳng Chánh giác. Ngài trở về vườn Lộc Uyển và trình bày sự giác ngộ của mình cho năm người bạn đồng tu là nhóm ông Kiều Trần Như nghe. Năm người này trở thành năm đệ tử đầu tiên của ngài. Từ đó Lộc Uyển trở thành một đạo tràng mà đức Phật Thích Ca thường tới lui thuyết pháp. Vua A Dục đã dựng lên ở đây một trụ đá chạm trổ rất đẹp để đánh dấu nơi thuyết pháp đầu tiên của Phật.

Source: Kinh Ðiển Phật Pháp
.

NHỮNG TƯỢNG PHẬT
NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI

1. Leshan Great Buddha, Tứ Xuyên – TQ 

Đại tượng Phật Lạc Sơn là một bức tượng khổng lồ được chạm khắc vào một quả núi đá tại Tứ Xuyên, miền tây Trung Quốc. Tác phẩm điêu khắc tuyệt vời này là bức tượng Phật Di Lặc trong tư thế ngồi. Công trình tạc tượng được bắt đầu vào năm 713 trong thời nhà Đường, và hoàn thành vào năm 803 với hàng ngàn điêu khắc gia và công nhân làm việc. Là một tượng Phật chạm khắc vào núi đá lớn nhất trên thế giới, Đại Tượng Phật Lạc Sơn đã được đưa vào thơ, nhạc, hội họa và chuyện sử. Ngôi tượng có chiều cao 71 mét (233 feet) và các ngón tay có độ dài là ba mét (11 feet).


2. Tượng Phật TP Hyderabad – Ấn Độ :

Bức tượng Phật toạ lạc ở trung tâm của một hồ nhân tạo ở thành phố Hyderabad là một trong những ngôi tượng Phật nổi tiếng ở Ấn Độ. Pho tượng cao 17 mét ( 56 feet ) và cân nặng 320 tấn. Đây là ngôi tượng Phật làm bằng nguyên khối đá được chạm khắc bởi một nhóm nghệ nhân từ một khối đá duy nhất. Tiếc thay, trong khi cài đặt bức tượng vào năm 1992 ngôi tượng đã bị ngã đổ xuống hồ, làm 8 người chết. Chính quyền thu h ồi bức tượng và khôi phục lại sau đó.


3. Tượng Đại Phật Thiên Tân – đảo Lantau – Hồng Kông:

Tượng Đại Phật Thiên Tân, người dân địa phương còn gọi là Phật Lớn, toạ lạc tại đảo Lantau, Hồng Kông. Tượng được làm bằng đồng và hoàn thành vào năm 1993, bức tượng là cơ sở chính của Tu Viện Po Lin, tượng trưng cho sự hòa hợp giữa con người, thiên nhiên và tôn giáo. Bức tượng được đặt tên là Thiên Tân,vì là một bản sao của tượng Thiên Tân tại chùa the Temple of Heaven ở Bắc Kinh. Bức tượng ngồi trên toà hình hoa sen. Với 34 mét ( 110 feet ) cao,ngôi tượng Phật Thiên Tân được trình bày trong một tư thế thánh thoát. Tay phải của ngài được nâng lên để loại bỏ các tai ương đau buồn của chúng sinh. Tay trái của ngài dựa trên đầu gối đại diện cho hạnh phúc.


Nguyện


by Quyen Tran

4. Tượng Phật Monywa -dãy Po Khaung Taung – Myanmar:

Monywa là một thành phố ở miền Trung Myanmar ,nằm trên bờ sông Chindwin. Ngay phía đông của thành phố là Po Khaung Taung, một dãy các ngọn đồi, nơi đó bạn có thể ngắm nhìn ngôi tượng Phật Monywa – một những ngôi tượng tượng Phật nằm lớn nhất trên thế giới. Ngôi tượng có chiều dài là 90 mét ( 300 feet ). Nguyên đầu tượng có chiều cao là 60 feet . Tượng Phật Monywa được xây dựng vào năm 1991 và rỗng bên trong, cho phép khách vào bên trong tượng đi từ dưới chân đến đỉnh. Bên trong ngôi tượng là bức hình cao 9.000 foot bằng kim loại ghi lại hình ảnh của Đức Phật và các đệ tử của ngài, miêu tả nhiều sự kiện quan trọng khác nhau trong cuộc đời của Ðức Phật.

Gần đây (2008), một bức tượng Phật đứng khổng lồ được xây dựng trên đỉnh đồi Po Kaung Hills ( phía sau bức tượng nằm) Có chiều cao 132 mét ( 433 feet ), là một trong những bức tượng Phật lớn nhất thế giới.


5. Tượng Phật chùa Mahathat – TP A yutthaya – Thái Lan:

Thành phố A yutthaya ở Thái Lan là nơi tọa lạc một trong những bức tượng Phật bất thường nhất trên thế giới . Trong số những tàn tích của Chùa Mahathat (Chùa của Khu di tích lớn) vẫn còn phần đầu của bức tượng bằng đá sa thạch mà các phần tượng khác đã bị thất lạc. Phần đầu tượng này nằm kẹt trong rễ leo và dây leo của cây cổ thụ. Xung quanh bức tượng nổi tiếng này là nhiều tượng khác của thời kỳ A yutthaya đã còn lại sau sự tàn phá của thời gian.


6. Tượng Phật chùa Vihare Gal – Sri Lanka:

Nằm ở vùng trung bắc Sri Lanka,Polonnaruwa là một địa điểm trong các địa điểm ngoạn mục nhất đại diện của Phật giáo trên thế giới. Đó là Vihare Gal. Đây là một ngôi chùa đá lớn được xây dựng bởi Đại đế Parakramabahu vào thế kỷ thứ 12. Trung tâm điểm của sự hấp dẫn là bốn 4 pho tượng Phật lớn được chạm khắc vào tảng đá granit. Trong số những tượng đá khổng lồ là một bức tượng Phật nằm có chiều dài 14 mét (46 feet) chiềucao 7 mét (23 feet).


7. Tượng Phật Di Đà -TP Ushiku – Nhật Bản:

Tượng Phật Di Đà (Daibutsu Ushiku) nằm ở thành phố Ushiku, Nhật Bản. Đây là một ngôi tượng trong những ngôi tượng Phật cao nhất trên thế giới, tượng cao120 mét (394 feet bao gồm bệ cao 10 mét(30 feet) và đài sen cao 10 mét. Công trình xây cất hoàn tất vào năm 1995. Du khách đến thăm viếng được di chuyển lên các từng bằng hệ thống thang máy tham quan viện bảo tàng Phật Giáo và ngắm nhìn toàn cảnh thành phố..

Chiều cao của bức tượng cao gấp ba lần tượng Nữ Thần Tự Do ở New York


8. Tượng Phật A Di Đà- chùa Kotoku-in – TP Kamakura – Nhật Bản:

Kōtoku-in là một ngôi chùa Phật giáo của tông phái Tịnh Thổ Tông (Jodo shu) nằm ở thành phố Kamakura ở Nhật Bản. Ngôi chùa nổi tiếng với bức tượng Phật lớn (hoặc Daibutsu) nằm ngoài trời. Ngôi tượng là tượng Đức Phật A Di Đà, được đúc bằng đồng, rỗng ruột. Tổng cộng chiều cao là 13 mét (40 feet) và cân nặng gần 93 tấn.

Bức tượng được kiến tạo năm 1252 và thường được tin là đã được đúc bởi nhà sư Phật giáo Joko, người đã nhận cúng dường tiền của tín độ để xây dựng. Mặc dù ban đầu được đặt trong chùa bằng gỗ. Tượng bây giờ đặt ngoài trời và ngôi chùa nguyên thuỷ đã bị cơn sóng thần cuốn trôi ra biển vào thế kỷ 15.


9. Tượng Phật nằm -chùa Wat Pho – Bangkok- Thái Lan:

Tọa lạc tại Bangkok, Wat Pho nổi tiếng về bức tượng Phật nằm. Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Bangkok và cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất, xây dựng gần 200 năm trước khi trở Bangkok trở thành kinh đô của Thái Lan. Ngôi tượng Phật nằm mạ vàng, có chiều dài là 46 mét và cao15 mét tức là ngôi tượng Đức Phật Niết Bàn. Đôi mắt của bức tượng và bàn chânđược trang trí với ngọc trai, lòng bàn chân hiển thị 108 đặc tính tốt đẹp của Đức Phật thật sự.


10. Tượng Phật ngọc -chùa Wat Phra Kaew – Bangkok- Thái Lan:

Một chùa Phật giáo khác ở Bangkoklà chùa Wat Phra Kaew, mệnh danh là ngôi chùa Phật Ngọc, nằm trong khuônviên hoàng gia Thái Grand Palace.Chùa lừng danh với ngôi tượng bằng ngọc xanh nguyên khối lâu đời nhất và nổi tiếng nhất của các tượng Phật trên thế giới.

Tượng bằng ngọc khoácy bằng vàng, Phật Ngọc được, theo truyền thuyết, tạo ra ở Ấn Độ năm 43 TCN ởthành phố Pataliputra, ở đó 300 năm. Trong thế kỷ thứ 4 A D tượng đã được mang đến Sri Lankabởi các nhà sư Phật giáo để lưu giữ tránh bị phá hủy bởi chiến tranh. Cuối cùng bức tượng được đưa về Thái Lan và đã được chuyển tới chùa Wat Phra Kaew vào năm1779. Bức tượng có ba bộ y vàng, được thay đổi bởi nhà vua Thái Lan trong mộ tbuổi lễ long trọng vào dịp các mùa thay đổi.


11. Tượng Phật NihonjiDaibutsu của Nhật Bản:

Cao 31m, được khắc một bên vách núi Nokogori.

Source: Bp.pps

Chuyển đến trang:  1  2  3  4