Nguyên tác: HT Tịnh Không
Việt dịch: Thích Tâm An
1. LƯỢC SỬ TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ.
Tịnh Không pháp sư ban sơ theo học triết học với Đông Phương Mỹ tiên sinh, về sau học Phật pháp với đại sư Chương gia và cư sĩ Lý Bỉnh Nam. Hai mươi sáu tuổi học Phật, ba mươi tuổi xuất gia, giảng kinh thuyết pháp đến nay trên bốn mươi năm, dấu chân Ngài từng trải trong và ngoài nước rất nhiều, nhất là ở Úc, Mỹ ,Malaysia, Trung Quốc. Pháp sư thông tông, giáo, thâm nhập thực tiễn, khế lý khế cơ, thâm đắc thuyết pháp tam muội. Mấy năm gần đây, Ngài chuyên tu và chuyên hoằng dương về pháp môn tịnh độ khắp nơi, thành lập các đạo tràng Tịnh Tông Học Hội để hoằng truyền tịnh độ.
.
2. CỨU CÁNH CỦA PHẬT GIÁO LÀ GÌ:
.
Phật giáo phải chăng là một tôn giáo? Phật giáo đối với các tôn giáo khác có sự sai biệt không? Vấn đề này nếu muốn giảng rõ sẽ thật dài. Đức Phật khi còn tại thế, cả đời Ngài chỉ làm việc nghĩa. Khổng Phu Tử ở Trung Quốc, chúng ta không có dịp tiếp cận, chỉ khác nhau là Khổng Phu Tử học thuật để phát huy địa vị thăng quan tiến chức, còn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bản thân là một đông cung Thái tử, Ngài vứt bỏ tất cả để làm công tác giáo dục. Do đó có thể biết, giáo dục xác thật là việc quan trọng của quốc gia. Trong cổ điển của Trung Quốc như Lễ Ký, Học Ký trình bày rất sâu sắc về điều này, xây dựng đất nước, chăm lo đời sống nhân dân, trong đó dạy học là công tác đầu tiên luôn phải thực hiện. Hơn nữa, thiết lập đội ngũ lãnh đạo quốc gia, điểm trọng yếu nằm ở giáo dục. Vì thế, Khổng Tử cả đời làm việc giáo dục, sau trở thành một nhà giáo dục lớn. Phật Thích Ca cũng vậy, Ngài cũng là một nhà giáo dục lớn, cho nên Phật giáo là một nền giáo dục, không phải là một tôn giáo. Đó là một sự thật rõ ràng. Hiện tại, trong nhà Phật thường xưng hô cũng đủ cho chúng ta thấy được điều đó. Ví như chúng ta thường gọi Phật là bổn sư, bổn sư có nguồn gốc từ hai chữ lão sư, là căn bản của lão sư. Theo thói quen, chúng ta thường gọi người xuất gia lâu năm trong Phật giáo là Hòa thượng. Hòa thượng là tiếng Ấn Độ, có nghĩa là thân giáo sư, vì ông ta là người chỉ đường cho chúng ta nên chúng ta gọi là Hòa thượng. Vì thế, các vị Hòa thượng đối với chúng ta có quan hệ học tập rất mật thiết. Hòa thượng không nhất thiết phải là người xuất gia, người tại gia dạy đạo cho chúng ta cũng được gọi là Hòa thượng. Như tôi trong quá khứ tìm cầu học đạo, mọi người ai cũng biết tôi có học Phật với cư sĩ Lý Bỉnh Nam mười năm, Ngài là một người tại gia, vậy mà lúc giảng, tôi thường xưng Ngài là Hòa thượng, vì Ngài là người dạy đạo cho tôi. Do đó có thể biết, Hòa thượng là tên tôn xưng của học sinh đối với thầy giáo. Như trong trường học gọi là giáo thọ sư, giả như cư sĩ không trực tiếp dạy tôi, tôi sẽ gọi Ngài là pháp sư chứ không gọi là Hòa thượng. Vì thế, Hòa thượng là một tên gọi thông thường để gọi những người dạy học trực tiếp cho chúng ta, không kể người đó trẻ, già, nam, nữ, tại gia hay xuất gia. Pháp sư cũng là tên gọi thông thường. Nếu gọi là tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, sa di ni, nhất định người đó phải là người xuất gia. Đó là những kiến thức thông thường phải biết. . 3. NỘI DUNG VÀ MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC CỦA PHẬT GIÁO . Nội dung giáo dục của Phật giáo thật phi thường, rộng lớn. Từ lúc khai thiên lập địa, Nho giáo được xem là một nền giáo dục rộng lớn, thế nhưng đem so sánh với Phật giáo, nền giáo dục Phật giáo lại rộng lớn hơn. Phật giáo biết được đời sống quá khứ, vị lai của tất cả chúng sinh, dù quá khứ là vô thủy, vị lai là vô chung. Đứng trên góc độ thời gian và không gian mà nói thì không có bờ mé. Phật giáo cho chúng ta biết vũ trụ rất rộng lớn, không chỉ có duy nhất quả địa cầu chúng ta đang sinh sống hay một hệ ngân hà, mà trong kinh luận Phật nói trong không gian có vô lượng vô biên hệ ngân hà và tinh cầu (ngôi sao) tồn tại. Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác, rõ ràng, chẳng những đối với các sự việc ngay trong đời này mà tất cả các sự việc xảy ra trong quá khứ chúng ta đều có thể nhận thức được. Những việc đã nêu trên, chúng ta thật sự có làm được không? Nhất là những việc xảy ra trong quá khứ và trong tương lai, làm sao chúng ta có thể biết rõ?
Phật pháp xác nhận chúng ta có thể làm được. Vì sao? Vì dựa trên năng lực của mỗi người, không phải dựa từ thế lực hay quyền năng từ bên ngoài đem đến. Nói đến nguồn gốc của vũ trụ, Phật dạy tất cả đều do tự tánh biến hiện. Vì vậy, trung tâm giáo dục Phật giáo, nói theo nhà thiền chính là minh tâm kiến tánh. Chỉ cần chúng ta đạt đến cảnh giới đó, tự nhiên tất cả thực tướng vạn vật trong vũ trụ này, chúng ta sẽ hiểu rõ. Minh tâm kiến tính là mục đích trung tâm của Phật giáo, không luận là thiền tông hay giáo hạ, hiển, mật, đã là Phật giáo Đại thừa đều lấy đó làm trung tâm. Song, các tông phái, danh từ học thuật tuy không giống nhau, nhưng mục đích chung chỉ quy về một. Thí như theo Tông môn gọi là minh tâm kiến tánh, Giáo hạ gọi là đại khai viên giải. Mật tông gọi là tam mật tương ưng, và Tịnh độ gọi là nhất tâm bất loạn. Danh từ không đồng nhưng mục đích không khác. Như vậy, minh tâm kiến tánh chính là mục đích trung tâm của Phật giáo. . 4. TRUYỀN THỐNG CỦA PHẬT GIÁO . Tôn giáo Phật giáo, học thuật, tà môn ngoại đạo Phật giáo,… đó là những hiện tượng phát sinh gần đây trong Phật giáo. Dạy học, đạo thầy trò là truyền thống của Phật giáo, Phật giáo đã được khai sáng bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sau một nghìn năm được truyền sang Trung Quốc. Lịch sử đã ghi chép, vào thời đại Đông Hán, năm Vĩnh Bình thứ mười vua Hán Minh Đế, tức năm 67 trước Công nguyên, thời kỳ chính thức tiếp thọ, triều đình thỉnh mời một số đại sư Ấn Độ đến Trung Quốc. Lúc họ sang có mang theo tượng Phật và kinh điển. Triều đình và nhân dân một khi tiếp xúc với Phật pháp cảm thấy rất khế lý, khế cơ, vì thế người Trung Quốc rất hoan hỷ. Do đó có thể nói, giáo học của Nho gia và Phật giáo hoàn toàn tương đồng. Truyền thống của Trung Quốc xây dựng trên cơ sở đạo lý, mà Phật pháp cũng kiến tạo trên cơ sở đạo lý, vì vậy có nhiều quan niệm giống nhau. Nhưng Nho gia chỉ nói đến nguyên tắc, còn nhà Phật giảng rõ ràng thấu triệt mọi nguồn cơn. Phật pháp và đạo Nho vì thế bổ trợ và tạo điều kiện tương hỗ cho nhau, do vậy triều đình và nhân dân thời đó hoan nghênh vô cùng nhiệt liệt. Từ ấy Phật pháp bắt đầu gieo mầm, đâm chồi, sinh trưởng, ra hoa và kết trái tại Trung Quốc. Phật giáo phát huy đến triều đại nhà Đường mới trở thành nền giáo dục chính quy của đất nước. Chế độ Tùng lâm hiện tại so với phương pháp tổ chức dạy học hiện đại của các trường đại học, có thể nói vô cùng đặc sắc. Trung Quốc đã chính thức xây dựng đại học Phật giáo, cách thức phân phối công việc của Tùng lâm so với đại học hoàn toàn tương đồng. Ví như viện chủ Tùng lâm cũng tương đương với hiệu trưởng của trường đại học. Tùng lâm có thủ tọa, Hòa thượng, thủ tọa tương đương với trưởng phòng giáo dục. Tùng lâm có Duy na, Duy na tương đương với huấn đạo trưởng; giám viện Tùng lâm tương đương với tổng vụ trưởng, cho nên sự phân phối công tác trong trường học ngày nay chỉ xưng hô có khác, thế nhưng tính chất công tác hoàn toàn giống với Tùng lâm. Vì thế Phật giáo chính là một cơ cấu giáo dục hoàn chỉnh, không có liên quan đến tôn giáo. Đứng trên bề mặt kinh điển có trước thuật nên xem qua như có tôn giáo, nên Phật giáo được coi là tôn giáo. Tôn giáo theo quan niệm xã hội ngày nay, Phật giáo không phải là tôn giáo. Phật giáo nói tông là chỉ cho thiền tông, chỉ có thiền tông chúng ta mới gọi là tông môn, thiền tông nằm ngoài các tông phái. Tương tự như một phân viện của một trường học, Phật giáo phân thành mười tông phái, trừ thiền tông được gọi là tông ra, các tông còn lại được gọi là giáo, cho nên chúng ta thường nghe nói tông môn, giáo hạ là vậy. Dùng hai chữ tông, giáo là để chỉ ý nghĩa bao quát của Phật pháp. Hiện tại, người ta nói đến tôn giáo đối với Phật giáo có ý nghĩa bất đồng. Thông thường, người ta cho rằng Phật giáo là mê tín, mà không biết Phật là phá trừ si mê, chuyển thành giác ngộ, chuyển khổ thành vui. Phật dạy chúng sinh có nhiều khổ đau, nguyên nhân cũng từ si mê mà ra cả. Si mê cái gì? Chính là si mê chân tướng vũ trụ và nhân sinh. Vũ trụ là chỉ cho hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta, nhân sinh chính là bản thân của mỗi cá nhân chúng ta. Nói cách khác, chúng ta tự mình nhận thức sai lầm về chính mình, từ chỗ sai lầm bản thân dẫn đến nhận thức sai lầm về hoàn cảnh sinh hoạt xung quanh, từ nhận thức sai lầm dẫn đến suy nghĩ sai lầm, từ suy nghĩ sai lầm lại dẫn đến hành động sai lầm, mà đã hành động sai nhất định chúng ta phải nhận lấy quả báo hiện tiền sai lầm của chính mình. Không ai mang đến khổ đau cho chúng ta, mà do tự chúng ta làm và tự chúng ta nhận lãnh nó. Vì vậy, Phật giáo dạy rằng muốn xa lìa khổ đau và thành tựu hạnh phúc an lạc, nhất định phải phá trừ si mê mà chuyển thành giác ngộ, chân chính để nhận thức chính mình, nhận thức được chân tướng của vũ trụ và nhân sinh, mới có thể giải quyết được vấn đề. Đương nhiên muốn đạt đến cảnh giới đó không phải là việc dễ. Xin xem tiếp trong phần mục lục:
VIÊN NGỌC MINH CHÂU – TRÍ TUỆ
Phật giáo phải chăng là một tôn giáo? Phật giáo đối với các tôn giáo khác có sự sai biệt không? Vấn đề này nếu muốn giảng rõ sẽ thật dài. Đức Phật khi còn tại thế, cả đời Ngài chỉ làm việc nghĩa. Khổng Phu Tử ở Trung Quốc, chúng ta không có dịp tiếp cận, chỉ khác nhau là Khổng Phu Tử học thuật để phát huy địa vị thăng quan tiến chức, còn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bản thân là một đông cung Thái tử, Ngài vứt bỏ tất cả để làm công tác giáo dục. Do đó có thể biết, giáo dục xác thật là việc quan trọng của quốc gia. Trong cổ điển của Trung Quốc như Lễ Ký, Học Ký trình bày rất sâu sắc về điều này, xây dựng đất nước, chăm lo đời sống nhân dân, trong đó dạy học là công tác đầu tiên luôn phải thực hiện. Hơn nữa, thiết lập đội ngũ lãnh đạo quốc gia, điểm trọng yếu nằm ở giáo dục. Vì thế, Khổng Tử cả đời làm việc giáo dục, sau trở thành một nhà giáo dục lớn. Phật Thích Ca cũng vậy, Ngài cũng là một nhà giáo dục lớn, cho nên Phật giáo là một nền giáo dục, không phải là một tôn giáo. Đó là một sự thật rõ ràng. Hiện tại, trong nhà Phật thường xưng hô cũng đủ cho chúng ta thấy được điều đó. Ví như chúng ta thường gọi Phật là bổn sư, bổn sư có nguồn gốc từ hai chữ lão sư, là căn bản của lão sư. Theo thói quen, chúng ta thường gọi người xuất gia lâu năm trong Phật giáo là Hòa thượng. Hòa thượng là tiếng Ấn Độ, có nghĩa là thân giáo sư, vì ông ta là người chỉ đường cho chúng ta nên chúng ta gọi là Hòa thượng. Vì thế, các vị Hòa thượng đối với chúng ta có quan hệ học tập rất mật thiết. Hòa thượng không nhất thiết phải là người xuất gia, người tại gia dạy đạo cho chúng ta cũng được gọi là Hòa thượng. Như tôi trong quá khứ tìm cầu học đạo, mọi người ai cũng biết tôi có học Phật với cư sĩ Lý Bỉnh Nam mười năm, Ngài là một người tại gia, vậy mà lúc giảng, tôi thường xưng Ngài là Hòa thượng, vì Ngài là người dạy đạo cho tôi. Do đó có thể biết, Hòa thượng là tên tôn xưng của học sinh đối với thầy giáo. Như trong trường học gọi là giáo thọ sư, giả như cư sĩ không trực tiếp dạy tôi, tôi sẽ gọi Ngài là pháp sư chứ không gọi là Hòa thượng. Vì thế, Hòa thượng là một tên gọi thông thường để gọi những người dạy học trực tiếp cho chúng ta, không kể người đó trẻ, già, nam, nữ, tại gia hay xuất gia. Pháp sư cũng là tên gọi thông thường. Nếu gọi là tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, sa di ni, nhất định người đó phải là người xuất gia. Đó là những kiến thức thông thường phải biết. . 3. NỘI DUNG VÀ MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC CỦA PHẬT GIÁO . Nội dung giáo dục của Phật giáo thật phi thường, rộng lớn. Từ lúc khai thiên lập địa, Nho giáo được xem là một nền giáo dục rộng lớn, thế nhưng đem so sánh với Phật giáo, nền giáo dục Phật giáo lại rộng lớn hơn. Phật giáo biết được đời sống quá khứ, vị lai của tất cả chúng sinh, dù quá khứ là vô thủy, vị lai là vô chung. Đứng trên góc độ thời gian và không gian mà nói thì không có bờ mé. Phật giáo cho chúng ta biết vũ trụ rất rộng lớn, không chỉ có duy nhất quả địa cầu chúng ta đang sinh sống hay một hệ ngân hà, mà trong kinh luận Phật nói trong không gian có vô lượng vô biên hệ ngân hà và tinh cầu (ngôi sao) tồn tại. Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác, rõ ràng, chẳng những đối với các sự việc ngay trong đời này mà tất cả các sự việc xảy ra trong quá khứ chúng ta đều có thể nhận thức được. Những việc đã nêu trên, chúng ta thật sự có làm được không? Nhất là những việc xảy ra trong quá khứ và trong tương lai, làm sao chúng ta có thể biết rõ?
Phật pháp xác nhận chúng ta có thể làm được. Vì sao? Vì dựa trên năng lực của mỗi người, không phải dựa từ thế lực hay quyền năng từ bên ngoài đem đến. Nói đến nguồn gốc của vũ trụ, Phật dạy tất cả đều do tự tánh biến hiện. Vì vậy, trung tâm giáo dục Phật giáo, nói theo nhà thiền chính là minh tâm kiến tánh. Chỉ cần chúng ta đạt đến cảnh giới đó, tự nhiên tất cả thực tướng vạn vật trong vũ trụ này, chúng ta sẽ hiểu rõ. Minh tâm kiến tính là mục đích trung tâm của Phật giáo, không luận là thiền tông hay giáo hạ, hiển, mật, đã là Phật giáo Đại thừa đều lấy đó làm trung tâm. Song, các tông phái, danh từ học thuật tuy không giống nhau, nhưng mục đích chung chỉ quy về một. Thí như theo Tông môn gọi là minh tâm kiến tánh, Giáo hạ gọi là đại khai viên giải. Mật tông gọi là tam mật tương ưng, và Tịnh độ gọi là nhất tâm bất loạn. Danh từ không đồng nhưng mục đích không khác. Như vậy, minh tâm kiến tánh chính là mục đích trung tâm của Phật giáo. . 4. TRUYỀN THỐNG CỦA PHẬT GIÁO . Tôn giáo Phật giáo, học thuật, tà môn ngoại đạo Phật giáo,… đó là những hiện tượng phát sinh gần đây trong Phật giáo. Dạy học, đạo thầy trò là truyền thống của Phật giáo, Phật giáo đã được khai sáng bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sau một nghìn năm được truyền sang Trung Quốc. Lịch sử đã ghi chép, vào thời đại Đông Hán, năm Vĩnh Bình thứ mười vua Hán Minh Đế, tức năm 67 trước Công nguyên, thời kỳ chính thức tiếp thọ, triều đình thỉnh mời một số đại sư Ấn Độ đến Trung Quốc. Lúc họ sang có mang theo tượng Phật và kinh điển. Triều đình và nhân dân một khi tiếp xúc với Phật pháp cảm thấy rất khế lý, khế cơ, vì thế người Trung Quốc rất hoan hỷ. Do đó có thể nói, giáo học của Nho gia và Phật giáo hoàn toàn tương đồng. Truyền thống của Trung Quốc xây dựng trên cơ sở đạo lý, mà Phật pháp cũng kiến tạo trên cơ sở đạo lý, vì vậy có nhiều quan niệm giống nhau. Nhưng Nho gia chỉ nói đến nguyên tắc, còn nhà Phật giảng rõ ràng thấu triệt mọi nguồn cơn. Phật pháp và đạo Nho vì thế bổ trợ và tạo điều kiện tương hỗ cho nhau, do vậy triều đình và nhân dân thời đó hoan nghênh vô cùng nhiệt liệt. Từ ấy Phật pháp bắt đầu gieo mầm, đâm chồi, sinh trưởng, ra hoa và kết trái tại Trung Quốc. Phật giáo phát huy đến triều đại nhà Đường mới trở thành nền giáo dục chính quy của đất nước. Chế độ Tùng lâm hiện tại so với phương pháp tổ chức dạy học hiện đại của các trường đại học, có thể nói vô cùng đặc sắc. Trung Quốc đã chính thức xây dựng đại học Phật giáo, cách thức phân phối công việc của Tùng lâm so với đại học hoàn toàn tương đồng. Ví như viện chủ Tùng lâm cũng tương đương với hiệu trưởng của trường đại học. Tùng lâm có thủ tọa, Hòa thượng, thủ tọa tương đương với trưởng phòng giáo dục. Tùng lâm có Duy na, Duy na tương đương với huấn đạo trưởng; giám viện Tùng lâm tương đương với tổng vụ trưởng, cho nên sự phân phối công tác trong trường học ngày nay chỉ xưng hô có khác, thế nhưng tính chất công tác hoàn toàn giống với Tùng lâm. Vì thế Phật giáo chính là một cơ cấu giáo dục hoàn chỉnh, không có liên quan đến tôn giáo. Đứng trên bề mặt kinh điển có trước thuật nên xem qua như có tôn giáo, nên Phật giáo được coi là tôn giáo. Tôn giáo theo quan niệm xã hội ngày nay, Phật giáo không phải là tôn giáo. Phật giáo nói tông là chỉ cho thiền tông, chỉ có thiền tông chúng ta mới gọi là tông môn, thiền tông nằm ngoài các tông phái. Tương tự như một phân viện của một trường học, Phật giáo phân thành mười tông phái, trừ thiền tông được gọi là tông ra, các tông còn lại được gọi là giáo, cho nên chúng ta thường nghe nói tông môn, giáo hạ là vậy. Dùng hai chữ tông, giáo là để chỉ ý nghĩa bao quát của Phật pháp. Hiện tại, người ta nói đến tôn giáo đối với Phật giáo có ý nghĩa bất đồng. Thông thường, người ta cho rằng Phật giáo là mê tín, mà không biết Phật là phá trừ si mê, chuyển thành giác ngộ, chuyển khổ thành vui. Phật dạy chúng sinh có nhiều khổ đau, nguyên nhân cũng từ si mê mà ra cả. Si mê cái gì? Chính là si mê chân tướng vũ trụ và nhân sinh. Vũ trụ là chỉ cho hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta, nhân sinh chính là bản thân của mỗi cá nhân chúng ta. Nói cách khác, chúng ta tự mình nhận thức sai lầm về chính mình, từ chỗ sai lầm bản thân dẫn đến nhận thức sai lầm về hoàn cảnh sinh hoạt xung quanh, từ nhận thức sai lầm dẫn đến suy nghĩ sai lầm, từ suy nghĩ sai lầm lại dẫn đến hành động sai lầm, mà đã hành động sai nhất định chúng ta phải nhận lấy quả báo hiện tiền sai lầm của chính mình. Không ai mang đến khổ đau cho chúng ta, mà do tự chúng ta làm và tự chúng ta nhận lãnh nó. Vì vậy, Phật giáo dạy rằng muốn xa lìa khổ đau và thành tựu hạnh phúc an lạc, nhất định phải phá trừ si mê mà chuyển thành giác ngộ, chân chính để nhận thức chính mình, nhận thức được chân tướng của vũ trụ và nhân sinh, mới có thể giải quyết được vấn đề. Đương nhiên muốn đạt đến cảnh giới đó không phải là việc dễ. Xin xem tiếp trong phần mục lục:
- 01. Lược sử Tịnh Không pháp sư
- 02. Cứu cánh của Phật giáo là gì
- 03. Nội dung và mục đích giáo dục của Phật giáo
- 04. Truyền thống của Phật giáo
- 05. Người muốn học Phật phải nên bắt đầu từ đâu?
- 06. Quy y và thân cận một vị thầy tốt có tương quan gì không
- 07. Năm thời thuyết pháp của đức Phật
- 08. Năm đại khoa mục tu học Phật pháp
- 09. Tu học thế nào mới có thể phóng hạ được phiền não?
- 10. Phật giáo có đề xướng ăn chay hay không?
- 11. Nghiệp chướng là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào trong đời sống?
- 12. Quan hệ của nhân quả
- 13. Học Phật có lợi ích gì?
- 14. Người học Phật có cần phải xuất gia hay không?
- 15. Làm thế nào mới có thể xa rời khổ đau và đạt được an lạc?
- 16. Khi gặp hoàn cảnh không vui nên xử lý như thế nào?
- 17. Làm thế nào có thể khống chế được vọng tưởng để khai mở tinh thần?
- 18. Người tại gia nên tự tu như thế nào?
- 19. Lúc đọc kinh phải có quy củ và cấm kỵ gì?
- 20. Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?
- 21. Sợ hãi đối với vấn đề sinh tử
- 22. Người sau khi vãng sinh sẽ đi về đâu?
- 23. Siêu độ biểu hiện cho ý nghĩa gì?
- 24. Kinh Địa Tạng là phương pháp tu học nhập môn
- 25. Hiệu dụng của việc niệm Phật
- 26. Tu học Phật pháp tốt nhất là thâm nhập một pháp môn
- 27. Thờ cúng tượng Phật và Bồ tát
- 28. Dụng ý vật phẩm cúng dường Phật, Bồ tát
- 29. Nghi thức khai quang tượng Phật, Bồ tát
- 30. Pháp quán đảnh của Mật Tông có ý nghĩa gì?
- 31. Cứu cánh của việc thành Phật là đi về đâu?
- 32. Nhận thức về việc Phật, Bồ tát tái thế
- 33. Tập quán lễ lạy của xã hội
- 34. Sự ngộ nhận sai lầm của quần chúng về việc niệm Phật cầu sinh thế giới Cực Lạc
- 35. Mấy lời tâm huyết
34. SỰ NGỘ NHẬN SAI LẦM CỦA QUẦN CHÚNG VỀ VIỆC NIỆM PHẬT CẦU SINH THẾ GIỚI CỰC LẠC
.
Người niệm Phật đối với lời Phật dạy, nhất định không được hoài nghi. Phật giáo dạy người không nói dối. Nói dối là giới trọng của nhà Phật. Vậy Phật sao có thể nói dối chúng ta! Điều này tuyệt không thể có. Phật nói thế giới Cực lạc ở phương Tây nhất định là chân thật. Nhất là trong thời đại khoa học phát triển ngày nay, con người đã phát hiện trong hư không có vô số tinh cầu, hiện tại chúng ta cũng thường nghe nói về người ngoài hành tinh xuất hiện, điều đó chứng tỏ lời Phật dạy là siêu việt. Chúng ta là người sống ở địa cầu, làm sao có thể biết được các tinh cầu khác có người sống hay không?
Thế giới Cực lạc cũng không nằm ngoài những tinh cầu đó, đó là chúng ta dùng khoa học hiện đại để suy cứu. Nếu suy nghiệm một bước cao hơn cho dễ hiểu thì ngày nay khoa học đã công nhận trong không gian có nhiều từng lớp, nhiều chiều. Chúng ta cũng công nhận rằng, trong không gian, không những có ba chiều mà còn có không gian bốn chiều. Hiện tại, chúng ta đang sống trong không gian ba chiều, còn những người sống trong không gian bốn chiều giống như thần tiên. Khoa học đã chứng minh có ít nhất là một từng không gian rất lý thú, rất phù hợp với lời Phật dạy. Trong kinh Phật nói có mười pháp giới, do đó có thể biết, nhà Phật nói mười pháp giới so với danh từ không gian chỉ có khác nhau về tên gọi. Tầng không gian càng cao thì đời sống lại càng thù thắng. Phật dạy không gian có tận hư không và biến khắp pháp giới. Khoa học tuy đã phát hiện ra điều này, song không thể biết nguồn gốc hình thành và bước đột phá cao hơn nữa. Kinh Phật dạy rất thấu triệt, mười pháp giới được hình thành từ đâu? Đều từ nơi vọng tưởng, phân biệt và chấp trước mà thành. Làm sao có thể đột phá được? Phải dùng công phu thiền định, chỉ có phương pháp này mới nhập thẳng vào được không gian vô hạn để đột phá, sau đó mới có thể thấy được chân tướng của vũ trụ nhân sinh, còn gọi là nhất chân pháp giới. Điều này, tương ưng với những khám phá của khoa học.Khi nói đến việc vãng sinh của người tu theo pháp môn tịnh độ, có người hỏi tôi: Cổ đức có nói “sinh thì quyết định sinh , đi thì không thật có”, như vậy cứu cánh là có vãng sinh hay không? Sinh thì quyết định sinh, mà đi thì không thật có. Vì sao không thật có? Vì chúng ta chẳng lìa pháp giới. Vì sao nói sinh thì quyết định sinh? Vì chỉ có không gian chuyển đổi. Chúng ta có thể dùng ví dụ về ti vi để cho dễ hiểu. Màn hình ti vi có thể hiện lên cảnh ở Đài Loan, ở Mỹ,… Nhìn trên ti vi, chúng ta thấy có một người bước lên máy bay và bay sang Mỹ. Máy bay cất cánh bay đi, cảnh vật ở Mỹ hiện ra, như vậy người đó có đến Mỹ hay không? Nhất định là có đến, và người đó có ly khai hay không ly khai màn hình? Nói cách khác, việc ấy chỉ có thay đổi về tần số. Chúng ta hiện tại đang ở tần số của thế giới ta bà, tức thuộc phạm vi của địa cầu. Một khi tần số chuyển đổi thì chúng ta vãng sinh về thế giới Cực lạc song vẫn ở tại pháp giới. Cho nên, từ góc độ nhất chân pháp giới mà nói thì không có đi, nhưng từ ở góc độ vãng sinh mà nói thì chỉ là thay đổi tần số, đây là một sự thật. Trong mười pháp giới có mười tần số không giống nhau. Tuy không giống nhau về tần số, nhưng vẫn cùng trong một pháp giới, cũng như chỉ ở trên một màn hình nhưng vẫn không ly khai nó. Vậy, đối với sự thật chân tướng, chúng ta đã thể hội được bao nhiêu? Từ đây mới có thể biết, chúng ta có nên cầu sinh tịnh độ hay không? Nhất định chúng ta phải cầu sinh tịnh độ! Chỉ có sinh đến thế giới đó, chúng ta mới có thể đột phá tầng lớp vô hạn của không gian, điều này, khoa học ngày nay tuy hiện đại bao nhiêu, nhưng cũng không có phương pháp để đột phá. Nếu con người có thể đi vào không gian ba chiều, bốn chiều hay năm chiều đi nữa, hoặc có thể trở về quá khứ, vị lai đi nữa, song thực tế, các cõi trời dục giới, sắc giới hay vô sắc giới cùng với cõi Ta bà của chúng ta lại không giống nhau. Tại cảnh giới của họ, họ có thể biết được quá khứ, biết được vị lai và do vậy, họ có thể tùy ý tiến lui một cách thong dong tự tại. Cũng như, nếu muốn, họ có thể hóa thân ở đời quá khứ và ứng thân vào đời vị lai. Cho nên, kinh Phật nói là có vô lượng vô biên thế giới là vậy. Chính điều này, ngày nay khoa học đang công nhận đó là sự thật sau một quá trình dài chứng minh, khảo cứu. Tuy vậy, họ lại không biết dùng phương pháp gì để đột phá, để tiến nhập vào những thế giới đó. Phật pháp ngược lại, cao minh hơn khoa học rất nhiều, Phật pháp có thể tìm ra và biết được phương pháp để đột phá. Cho nên, chúng ta phải khẳng định thế giới là một thế giới hiện thực, và việc cầu vãng sinh là tích cực chứ không phải tiêu cực như nhận định của người thế gian. Nếu chúng ta cho việc cầu vãng sinh là tiêu cực, là lánh xa với hiện thực thì thật ra, chúng ta đã sai lầm, đã nhìn vấn đề một cách cạn cợt. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật đặc biệt nói kinh chẳng phải là tiểu thừa, mà là kinh đại thừa. Chẳng những kinh đại thừa mà còn là đại thừa trong các kinh đại thừa, nhất thừa trong các kinh nhất thừa nữa, là bổn kinh liễu nghĩa cứu cánh. Vì vậy, mười phương chư Phật đều tán thán, tất cả chư Phật đều hoằng dương, đó là sự thật không phải tránh xa hiện thực. Đến thế giới Cực lạc chứ không phải đi thọ lạc, nếu chúng ta vẫn còn tâm niệm thọ lạc thì đó chỉ là vọng tưởng xa xôi. Điều kiện cần yếu để đến đó được là tâm chúng ta phải có thanh tịnh. Muốn tâm thanh tịnh, chúng ta có thể dùng phương pháp niệm Phật. Tâm có thanh tịnh rồi, chúng ta mới đủ tư cách để vãng sinh tịnh độ. Nếu tâm chưa thanh tịnh, vẫn còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước tồn tại thì dù một ngày chúng ta có niệm đến mười vạn câu Phật hiệu đi chăng nữa, cũng chẳng có lợi ích thiết thực gì. Cho nên, cổ nhân mới nói:
Thế giới Cực lạc cũng không nằm ngoài những tinh cầu đó, đó là chúng ta dùng khoa học hiện đại để suy cứu. Nếu suy nghiệm một bước cao hơn cho dễ hiểu thì ngày nay khoa học đã công nhận trong không gian có nhiều từng lớp, nhiều chiều. Chúng ta cũng công nhận rằng, trong không gian, không những có ba chiều mà còn có không gian bốn chiều. Hiện tại, chúng ta đang sống trong không gian ba chiều, còn những người sống trong không gian bốn chiều giống như thần tiên. Khoa học đã chứng minh có ít nhất là một từng không gian rất lý thú, rất phù hợp với lời Phật dạy. Trong kinh Phật nói có mười pháp giới, do đó có thể biết, nhà Phật nói mười pháp giới so với danh từ không gian chỉ có khác nhau về tên gọi. Tầng không gian càng cao thì đời sống lại càng thù thắng. Phật dạy không gian có tận hư không và biến khắp pháp giới. Khoa học tuy đã phát hiện ra điều này, song không thể biết nguồn gốc hình thành và bước đột phá cao hơn nữa. Kinh Phật dạy rất thấu triệt, mười pháp giới được hình thành từ đâu? Đều từ nơi vọng tưởng, phân biệt và chấp trước mà thành. Làm sao có thể đột phá được? Phải dùng công phu thiền định, chỉ có phương pháp này mới nhập thẳng vào được không gian vô hạn để đột phá, sau đó mới có thể thấy được chân tướng của vũ trụ nhân sinh, còn gọi là nhất chân pháp giới. Điều này, tương ưng với những khám phá của khoa học.Khi nói đến việc vãng sinh của người tu theo pháp môn tịnh độ, có người hỏi tôi: Cổ đức có nói “sinh thì quyết định sinh , đi thì không thật có”, như vậy cứu cánh là có vãng sinh hay không? Sinh thì quyết định sinh, mà đi thì không thật có. Vì sao không thật có? Vì chúng ta chẳng lìa pháp giới. Vì sao nói sinh thì quyết định sinh? Vì chỉ có không gian chuyển đổi. Chúng ta có thể dùng ví dụ về ti vi để cho dễ hiểu. Màn hình ti vi có thể hiện lên cảnh ở Đài Loan, ở Mỹ,… Nhìn trên ti vi, chúng ta thấy có một người bước lên máy bay và bay sang Mỹ. Máy bay cất cánh bay đi, cảnh vật ở Mỹ hiện ra, như vậy người đó có đến Mỹ hay không? Nhất định là có đến, và người đó có ly khai hay không ly khai màn hình? Nói cách khác, việc ấy chỉ có thay đổi về tần số. Chúng ta hiện tại đang ở tần số của thế giới ta bà, tức thuộc phạm vi của địa cầu. Một khi tần số chuyển đổi thì chúng ta vãng sinh về thế giới Cực lạc song vẫn ở tại pháp giới. Cho nên, từ góc độ nhất chân pháp giới mà nói thì không có đi, nhưng từ ở góc độ vãng sinh mà nói thì chỉ là thay đổi tần số, đây là một sự thật. Trong mười pháp giới có mười tần số không giống nhau. Tuy không giống nhau về tần số, nhưng vẫn cùng trong một pháp giới, cũng như chỉ ở trên một màn hình nhưng vẫn không ly khai nó. Vậy, đối với sự thật chân tướng, chúng ta đã thể hội được bao nhiêu? Từ đây mới có thể biết, chúng ta có nên cầu sinh tịnh độ hay không? Nhất định chúng ta phải cầu sinh tịnh độ! Chỉ có sinh đến thế giới đó, chúng ta mới có thể đột phá tầng lớp vô hạn của không gian, điều này, khoa học ngày nay tuy hiện đại bao nhiêu, nhưng cũng không có phương pháp để đột phá. Nếu con người có thể đi vào không gian ba chiều, bốn chiều hay năm chiều đi nữa, hoặc có thể trở về quá khứ, vị lai đi nữa, song thực tế, các cõi trời dục giới, sắc giới hay vô sắc giới cùng với cõi Ta bà của chúng ta lại không giống nhau. Tại cảnh giới của họ, họ có thể biết được quá khứ, biết được vị lai và do vậy, họ có thể tùy ý tiến lui một cách thong dong tự tại. Cũng như, nếu muốn, họ có thể hóa thân ở đời quá khứ và ứng thân vào đời vị lai. Cho nên, kinh Phật nói là có vô lượng vô biên thế giới là vậy. Chính điều này, ngày nay khoa học đang công nhận đó là sự thật sau một quá trình dài chứng minh, khảo cứu. Tuy vậy, họ lại không biết dùng phương pháp gì để đột phá, để tiến nhập vào những thế giới đó. Phật pháp ngược lại, cao minh hơn khoa học rất nhiều, Phật pháp có thể tìm ra và biết được phương pháp để đột phá. Cho nên, chúng ta phải khẳng định thế giới là một thế giới hiện thực, và việc cầu vãng sinh là tích cực chứ không phải tiêu cực như nhận định của người thế gian. Nếu chúng ta cho việc cầu vãng sinh là tiêu cực, là lánh xa với hiện thực thì thật ra, chúng ta đã sai lầm, đã nhìn vấn đề một cách cạn cợt. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật đặc biệt nói kinh chẳng phải là tiểu thừa, mà là kinh đại thừa. Chẳng những kinh đại thừa mà còn là đại thừa trong các kinh đại thừa, nhất thừa trong các kinh nhất thừa nữa, là bổn kinh liễu nghĩa cứu cánh. Vì vậy, mười phương chư Phật đều tán thán, tất cả chư Phật đều hoằng dương, đó là sự thật không phải tránh xa hiện thực. Đến thế giới Cực lạc chứ không phải đi thọ lạc, nếu chúng ta vẫn còn tâm niệm thọ lạc thì đó chỉ là vọng tưởng xa xôi. Điều kiện cần yếu để đến đó được là tâm chúng ta phải có thanh tịnh. Muốn tâm thanh tịnh, chúng ta có thể dùng phương pháp niệm Phật. Tâm có thanh tịnh rồi, chúng ta mới đủ tư cách để vãng sinh tịnh độ. Nếu tâm chưa thanh tịnh, vẫn còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước tồn tại thì dù một ngày chúng ta có niệm đến mười vạn câu Phật hiệu đi chăng nữa, cũng chẳng có lợi ích thiết thực gì. Cho nên, cổ nhân mới nói:
.
Xem ra niệm Phật dễ mà không
Khẩu ý buông lung giữ chẳng đồng,
Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn,
Dù cho khan cổ vẫn hoài công.
Xem ra niệm Phật dễ mà không
Khẩu ý buông lung giữ chẳng đồng,
Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn,
Dù cho khan cổ vẫn hoài công.
.
Giống như học bài, chúng ta cần phải học đi học lại nhiều lần, học cho đến khi nào thành thục, nhuần nhuyễn thì kỳ thi mới có kết quả tốt. Cũng vậy, khi niệm Phật, chúng ta phải niệm đến nhất tâm bất loạn, đó là tiêu chuẩn căn bản mà Kinh A Di Đà đã nêu. Muốn đạt được nhất tâm bất loạn, chúng ta phải dùng phương pháp trì danh niệm Phật. Phương pháp này, trong kinh Vô Lượng Thọ và kinh A Di Đà đều có đề xướng. Tây phương cực lạc là trường học, tất cả chúng ta là học sinh, trì danh là môn học, được vãng sinh thành Phật là sự nghiệp sau cùng. Thành Phật là gì? Là thành tựu trí tuệ viên mãn cứu cánh, là trí tuệ vô sở bất tri, vô sở bất năng. Thành tựu được rồi, sau đó chúng ta mới có đủ khả năng ở trong tận hư không pháp giới để trợ giúp tất cả chúng sinh, giúp họ phá trừ mê hoặc, đạt được giác ngộ, hiểu về chân tướng của vũ trụ và nhân sinh. Đó là 1 việc vô cùng ý nghĩa, lẽ nào lại tiêu cực sao?
Giống như học bài, chúng ta cần phải học đi học lại nhiều lần, học cho đến khi nào thành thục, nhuần nhuyễn thì kỳ thi mới có kết quả tốt. Cũng vậy, khi niệm Phật, chúng ta phải niệm đến nhất tâm bất loạn, đó là tiêu chuẩn căn bản mà Kinh A Di Đà đã nêu. Muốn đạt được nhất tâm bất loạn, chúng ta phải dùng phương pháp trì danh niệm Phật. Phương pháp này, trong kinh Vô Lượng Thọ và kinh A Di Đà đều có đề xướng. Tây phương cực lạc là trường học, tất cả chúng ta là học sinh, trì danh là môn học, được vãng sinh thành Phật là sự nghiệp sau cùng. Thành Phật là gì? Là thành tựu trí tuệ viên mãn cứu cánh, là trí tuệ vô sở bất tri, vô sở bất năng. Thành tựu được rồi, sau đó chúng ta mới có đủ khả năng ở trong tận hư không pháp giới để trợ giúp tất cả chúng sinh, giúp họ phá trừ mê hoặc, đạt được giác ngộ, hiểu về chân tướng của vũ trụ và nhân sinh. Đó là 1 việc vô cùng ý nghĩa, lẽ nào lại tiêu cực sao?
Vì vậy, chúng ta nhất định phải niệm Phật cầu sinh Tây phương cực lạc. Lời của Phật nói không hề dối gạt chúng sinh. Chẳng những Phật Thích Ca không nói dối mà mười phương tất cả chư Phật đều tán thán, hoằng dương. Vậy, chân thành khẩn thiết khuyên bảo và mong mỏi tất cả chúng ta phải nên tu tập, hành trì pháp môn tịnh độ. Đối với chúng ta, Phật có đòi hỏi điều kiện gì không? Phật tuyệt đối không cần chúng ta phải cung kính hay cúng dường Ngài. Lời Phật dạy không thể dối gạt người, nếu cho rằng Phật dối, tất nhiên chúng ta bị tâm bất thiện phát sinh.
Source: Hoavouu.
TỰ TÁNH TAM BẢO – VIÊN NGỌC MINH CHÂU
TKN THÍCH NỮ CHÂN LIỄU .Các vị Tổ khi xưa tu đắc đạo nhưng thân còn tại thế. Vì muốn hóa độ dễ dàng hơn, các Ngài thường vẽ ra hình tượng các vị Bồ Tát, để diễn tả các pháp tu, để khuyên dạy và giáo hóa chúng sanh. Người thế gian nếu chấp những hình tượng Bồ Tát đều là linh tượng, thánh tượng theo thần quyền, có thể ban phước giáng họa, cầu nguyện van xin, thì không lợi ích gì cho con đường tu tập bản thân. Chẳng những vậy, điều cố chấp này còn làm cho con người yếu hèn, sanh tâm ỷ lại, thêm tâm ích kỷ, ham muốn lợi riêng cho bản thân mình, gia đình mình. Rồi từ đó, con người sống cuộc đời với tâm tranh chấp hơn thua, đấu tranh và đau khổ triền miên.
.
Khi vô thường đến cướp mất người thân yêu, hay là chính bản thân đứng trước cửa tử, lúc bấy giờ tâm con người bất an, đau đớn, hoảng loạn, kêu cứu, giờ phút đó không biết rơi vào cảnh giới xấu tốt nào, địa ngục hay thiên đàng, Phật ở đâu, Bồ Tát ở đâu, sao không thấy? Làm sao giữ được bình tĩnh để ra đi an lành trong giờ phút đó? Câu hỏi này chúng ta cần phải tìm cho được giải đáp ngay bây giờ, trong lúc thần thức còn sáng suốt, tâm trí còn ổn định. Sanh tử sự đại. Đó mới là sự cần thiết quan trọng bậc nhất.
.
Trong các chùa chiền, tự viện, tu viện, tôn tượng trang nghiêm được an trí bên cạnh Đức Phật Bổn Sư Thích Ca, vị Bồ Tát thân đắp cà sa, hình tướng một vị tăng xuất thế, tay phải cầm tích trượng, tay trái nâng viên ngọc minh châu tỏa sáng. Đó là hình ảnh tôn tượng đại bi, đại nguyện, đại thánh, đại từ, bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát. Ngài phát đại nguyện: Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật. Tâm nguyện Bồ Tát không muốn an hưởng Niết Bàn khi thấy chúng sanh còn quá nhiều đau khổ.
.
Địa: sâu dầy, chắc cứng, kiên cố, sâu kín, tối tăm.
Tạng: chứa đầy đủ, không hạn định, không đo lường.
.
Trong đạo Phật, Địa Tạng hàm ý đại địa bao la, tượng trưng cho tạng thức và căn tánh con người có thể dung chứa tất cả thiện ác, tốt xấu, có chân thật, có giả dối. Tâm con người có địa ngục và tâm con người cũng có niết bàn.
.
HÌNH TƯỚNG TRANG NGHIÊM VỊ TĂNG XUẤT THẾ
(TỰ TÁNH TĂNG BẢO – THANH TỊNH)
.
Tinh thần mạnh mẽ vô úy, lý tưởng vị tha của một vị hình tướng xuất gia, luôn dấn thân để cứu độ chúng sanh đang chịu khổ cảnh địa ngục kinh hoàng bởi vô minh. Hình ảnh thân đắp cà sa, gương mặt đôn hậu từ ái, lòng đại từ đại bi cao cả, là tấm gương sáng cho tất cả chúng sanh, tượng trưng cho “Tăng Bảo”, một trong ba ngôi tam bảo quí hiếm. Tăng bảo là người tu xuất gia, là kho chứa châu báu diệu pháp, mồi ngọn đuốc từ bi trí tuệ nơi Đức Thế Tôn, đem lợi lạc cho chúng sinh, mở sáng trí tuệ cho người tu học Phật.
Tu là ở nơi nội tâm có chánh tín sáng suốt và tư duy thanh tịnh, không phải ở hình tướng bên ngoài. Con người dù thân còn tại gia nhưng tâm xuất gia đều có thể thực hành “Ngũ Lực” mạnh mẽ và phát hạnh nguyện Bồ Tát như người xuất gia đắp y giải thoát vậy.
.
Mặc dù sống trong nhà phiền não, nhưng người xuất thế tục gia được người đời tin tưởng, là bậc thầy chỉ đường vượt qua rừng u minh tăm tối. Tâm từ bi độ lượng bao dung của người tu, như thửa ruộng hạnh phúc an vui cho cuộc đời. Những lời thuyết pháp của Tăng bảo có sức mãnh liệt phá tan những vọng tâm, vọng tưởng sâu kín tận trong tâm thức của những người đang mê ngủ với thú vui tạm bợ, làm cho họ thức tỉnh.
.
Thân đắp cà sa có ý nghĩa kham nhẫn, sống đời phạm hạnh thanh tịnh và còn là sức mạnh của giới pháp, ngăn ngừa những tội lỗi của ác pháp. Chiếc áo cà sa che chở cho người tu trong cuộc sống xã hội đầy tham vọng, sân hận và si mê. Người xuất thế tục gia có nghị lực mạnh mẽ phát triển các thiện pháp, tự giải thoát cho bản thân, phát tâm hạnh Bồ Tát vì người, không phải chuyện dễ dàng ai cũng làm được.
.
Trong 37 phẩm trợ đạo dạy người tu cần phải có sức mạnh của Ngũ Căn (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ), gọi là “Ngũ Lực” gồm có:
.
1. Tín Lực: Sức mạnh của sự tin tưởng vào chánh pháp không thối chuyển.
2. Tấn Lực: Sức mạnh của sự tinh tấn, quyết tâm thành tựu phạm hạnh trênđường tu.
3. Niệm Lực:Sức mạnh của tâm niệm, luôn ghi nhớ xa rời điều ác, giữ giới
trong sạch.
4. Định Lực: Sức mạnh của sự quán sát tâm và tập trung vào thiền định, an nhiên tự tại.
5. Tuệ Lực: Sức mạnh của sự sáng suốt, trí tuệ mạnh mẽ đi đến bờ giác ngộ.
.
.
Tu là noi theo hạnh nguyện Bồ Tát Địa Tạng, thấy được trong tâm địa con người có nghiệp lành, có nghiệp dữ, có tốt có xấu, có địa ngục, có niết bàn và có tự tâm tự tánh “Tăng Bảo” thanh tịnh. Từ đó có thể tự tu, tự giác ngộ giải thoát cho chính bản thân và mọi người hữu duyên, như hạnh nguyện của người xuất gia đắp y giải thoát vậy.
Người biết cách tu, phải tự lực, tự giác ngộ, tự chuyển đổi tâm địa của chính bản thân, đến khi hoàn toàn không một tạp niệm nào sinh khởi nữa, tức là địa ngục đã trống không, lúc đó được giải thoát.
.
Đó chính là Tự Tánh “Tăng Bảo” thanh tịnh, mà ai ai cũng có.
.
TÍCH TRƯỢNG PHÁ CỬA ĐỊA NGỤC: CHÁNH PHÁP
(TỰ TÁNH PHÁP BẢO – CHÂN CHÁNH)
.
Địa ngục không nhất thiết khi con người chết đi mới thấy, địa ngục ở ngay cõi đời ngũ trược ác thế. Địa ngục sanh ly tử biệt, địa ngục tù giam cấm cố tra tấn, địa ngục bịnh hoạn, đau đớn, rên xiết. Thật là quá nhiều địa ngục ngay trước mắt, con người phải chịu đền trả quả báo gây tạo ra nhiều đời nhiều kiếp trong lục đạo luân hồi.
.
Bồ Tát Địa Tạng tay cầm Tích Trượng biểu dương sức mạnh của Chánh Pháp. Năng lực của Tích Trượng hay Thiền Trượng là tâm đại từ đại bi của Bồ Tát, dùng chánh pháp chuyển hóa tâm địa con người đầy tham lam, hận thù, đố kỵ, si mê mù quáng có thể thức tỉnh kịp thời. Như những cánh hoa sen nở thơm tho thanh khiết, kết tụ của sự giác ngộ giải thoát, hoa sen đều từ gốc bùn tanh. Mục đích của người tu là phải có chánh pháp, hiểu tận tường thấu đáo, thực hành đúng theo lời Phật dạy. Chánh pháp chính là hiệu quả của “Tích Trượng phá cửa địa ngục”, là gậy vàng đập tan gông cùm xiềng xích trói buộc của địa ngục phiền não đau khổ.
.
Xuất gia hay tại gia đều có thể tự tu theo pháp “lục độ ba la mật”, trang nghiêm thân tướng với bố thí, trì giới, kham nhẫn, tinh tấn, thiền định và trí tuệ, để đạt tự tánh “Pháp Bảo” chân chánh. Từ đó phát sanh trí tuệ, phá vỡ cửa địa ngục vô minh nhiều kiếp luân hồi, tâm luôn hướng về Bồ Tát hạnh để cứu khổ chúng sinh. Người tu theo con đường chân chính của Đức Phật chỉ dạy, sống trong chánh pháp được an lạc hạnh phúc. Dù chưa thành Phật, chưa an hưởng niết bàn, nhưng ở mọi cảnh giới đều có thể tự độ và độ tha như hạnh nguyện Bồ Tát Địa Tạng. Còn sống trên đời, còn khỏe mạnh, con người nên dành nhiều thì giờ vào việc tu học, tự quán sát, tự soi vào tâm địa chính bản thân, bởi vì Phật dạy “thân người khó được và được thân người là dễ tu nhất”.
.
Trên đường tu học đạo, con người thường phải trải qua nhiều chông gai thử thách. Nào trùng độc, rắn dữ, cám dỗ của ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), tiền của, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ, ngày tháng rong chơi, ai nói gì cũng tin, ai bảo làm gì cũng nghe theo. Những thứ tà pháp đó dẫn dắt con người lạc vào con đường tà đạo đầy bóng tối tội lỗi. Chánh pháp là cứu cánh tận diệt tội lỗi, dứt trừ thói quen tạo nghiệp đua đòi và nhiều tật xấu tiềm ẩn trong kho tàng tâm thức con người. Khi hiểu tận tường giáo pháp trong kinh điển, thực hành và suy ngẫm thấu đáo lời Phật dạy, chuyển hóa tâm địa si mê sâu nặng trong tàng thức và tâm ích kỷ mù quáng, con người thức tỉnh kịp thời, đó là giải thoát.
.
Đức Phật dạy: “Phải luôn luôn quán chiếu nội tâm, thúc liễm vọng tâm vọng thức để tự giác ngộ. Tâm làm chủ mọi hành động, mọi nghiệp lực. Tâm là địa ngục, tâm cũng là niết bàn. Con người phải hứng chịu mọi quả báo an lạc hay đau khổ do chính mình tạo ra. Chính tự thân mới có đủ năng lực đưa mình ra khỏi địa ngục đau khổ mà thôi”.
.
Địa Tạng là tâm địa sâu kín chân thật của con người, khi thức tỉnh biết tàm quí, sám hối tội lỗi, chấm dứt nghiệp dữ. Chuyển hóa, sửa đổi tâm niệm xấu ác thành thiện lành chính là con đường giải thoát ra khỏi luân hồi, tam đồ ác đạo: địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh. Hiểu được đạo lý như vậy thì rất có lợi lạc cho việc tu nhân, tích phước, kiệm đức, cứu người giúp đời. Người đời có thể che giấu được tâm tốt hay xấu với người xung quanh, nhưng không gạt được tâm địa của chính mình.
.
Nhận ra được chân lý sống, con người biết dùng chánh pháp làm phương tiện thanh lọc những tư tưởng ô nhiễm bám vào tâm thức nhiều đời nhiều kiếp. Thực hành lời Phật dạy, suy tư và tinh tấn phát huy định lực tự thân, vững bước tu tập cho đến khi đạt được Tự Tánh “Pháp Bảo” chân chánh, thân tâm được tự tại giải thoát khỏi cảnh giới địa ngục.
.
VIÊN NGỌC MINH CHÂU – TRÍ TUỆ
(TỰ TÁNH PHẬT BẢO – SÁNG SUỐT)
.
Bồ Tát Địa Tạng tay nâng viên ngọc Minh Châu, tượng trưng cho vật thể vô cùng quí giá, ánh sáng của ngọc Minh Châu có thể soi sáng trong bóng tối vô minh. Hình tượng Phật và Bồ Tát thường được diễn tả những tia hào quang, chiếu sáng xung quanh đầu hay toàn thân, chính là nghĩa đó.
.
Theo kinh sách, ánh sáng mang ý nghĩa là trí tuệ cao tột và sự sáng suốt thanh tịnh của những bậc giác ngộ siêu phàm, các vị chứng chánh đẳng chánh giác mới có được. Chư Phật, Chư Bồ Tát và Chư Tổ đắc đạo được người đời tin tưởng, là bậc thầy chỉ đường, cứu giúp con người vượt qua rừng u minh tăm tối. Con người nhờ được chỉ dẫn, cố gắng tìm cho ra viên ngọc Minh Châu tượng trưng cho trí tuệ sáng ngời của tự tâm.
.
Viên ngọc Minh Châu tiêu biểu cho Phật tánh sáng suốt bất sanh bất diệt của con người mà ai cũng có. Trí tuệ cũng do từ bản tâm tự lực con người thanh tịnh mà được. Muôn pháp đều ở tại tâm, tùy tâm biến hiện.
.
Viên ngọc Minh Châu là ý nghĩa sự tỉnh thức giác ngộ của Phật tánh có công năng chiếu rọi vào sâu tận tâm địa của con người, vượt lên trên tất cả sự thấy biết của phàm phu. Nhưng con người vì sống trong sáu cõi luân hồi nhiều đời nhiều kiếp mê mờ nên không thấy được cái quí giá của tự thân, cứ lo mãi tìm Phật, cầu Bồ Tát bên ngoài.
.
Người có được ý chí mạnh mẽ, phát huy tinh thần tự giác, sống không chọn ăn ngon mặc sang, không hơn thua tranh chấp, biết sợ nhân quả, hiểu rõ vô thường, thân này trăm năm rồi cũng tan rã. Nếu tất cả những đòi hỏi của con người biết tùy theo khả năng và chỉ là phương tiện cần thiết, biết đủ cho cuộc sống, thì đạt được sự tự do và giải thoát khỏi sự trói buộc ngục tù của lòng tham sân si.
.
“Phật Bảo” là một trong ba ngôi báu của Tự Tánh Tam Bảo sáng suốt nhất, là kho chứa đựng châu báu rạng ngời và cao cả nhất. Tinh thần của đạo Phật không chấp nhận sự dựa dẫm, ỷ lại vào các hiện tượng linh thiêng huyền bí hay cầu nguyện vì lòng tham lam và ích kỷ. Người tu theo Phật phải có ý chí cương quyết phá tan mọi cám dỗ của danh lợi, không bị sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) trói buộc, tìm cho được tự tánh “Phật Bảo” sáng suốt của tự tâm. Tâm mê là chúng sanh, tâm giác là Phật. Tâm mê ở địa ngục, tâm giác ở niết bàn.
.
Trong Kinh Kim Cang, Lục Tổ Huệ Năng ngộ được Tự Tâm Tự Tánh Tam Bảo sẵn có nơi tự thân mỗi người:
.
Bất ưng trụ sắc sanh tâm
Bất ưng trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm,
Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.
.
Nghĩa là: Con người không chấp giữ bất cứ việc gì cho riêng mình, đừng thấy sắc sanh phân biệt thương ghét, đừng vì cao lương mỹ vị mất cảnh giác, đừng vì lợi dưỡng sung sướng sanh tâm tham đắm. Không có chỗ dính mắc thì không có địa ngục khổ đau phiền não, tâm được nhẹ nhàng an lành giải thoát. Tâm “vô sở trụ” là tâm bồ đề, là ngọc Minh Châu sáng ngời trí tuệ. Đó chính là Tự Tánh “Phật Bảo” sáng suốt, dù sống ở cảnh giới nào cũng được an vui tự tại.
.
Tóm lại, Bồ Tát Địa Tạng một tay nắm vững tích trượng (từ bi), một tay nắm chắc viên ngọc (trí tuệ), không phải là vị thần linh, và không có khả năng phá cửa địa ngục cứu chúng sanh theo nghĩa đen, bởi vì như vậy trái với luật nhân quả và hiểu như vậy kinh Bát Nhã gọi là vọng tưởng điên đảo. Bồ Tát Địa Tạng biểu trưng chánh tín đủ hai yếu tố Từ Bi và Trí Tuệ. Người tu theo lời Phật dạy cần có chánh tín. Không có chánh tín, con người sẽ dựa vào thần quyền, dựa vào tha lực, nghĩ rằng tiền của, tài sản có thể mua chuộc được thần linh, và cầu nguyện Bồ Tát Địa Tạng cứu vớt sau khi chết. Cho nên người mê tín không quan tâm đến chánh pháp, suốt đời chỉ lo hơn thua tranh đấu, tạo nghiệp, chứ không sớm biết tu tâm dưỡng tánh, dừng nghiệp và chuyển nghiệp. Từ đó, con người sẽ rơi vào trầm luân đau khổ của sanh tử không thoát ra được.
.
Người sáng suốt biết quan tâm đến chánh pháp, sớm thức tỉnh, rốt ráo thanh lọc thân tâm, vun bồi công đức, dụng công tu tập càng nhiều thì minh tâm kiến tánh càng sớm đạt thành. Thấy được Phật Pháp Tăng tự tâm tức là hằng sống trong “Tự Tánh Tam Bảo”.
.
TỰ TÁNH PHẬT BẢO:
Viên ngọc Minh Châu quí hiếm, là trí tuệ viên mãn, là Phật tánh sáng suốt, có công năng phá trừ vô minh và đạt chánh đẳng chánh giác.
.
TỰ TÁNH PHÁP BẢO:
Tích trượng Chánh Pháp nặng ngàn cân, là sức mạnh từ bi chân chánh vô úy của các pháp, có công năng tự giải thoát khỏi địa ngục đau khổ của thân tâm.
.
TỰ TÁNH TĂNG BẢO:
Tướng xuất gia và Tâm thanh tịnh. Tuy sống tại thế gian, nhưng Tâm xuất gia, hành Bồ Tát đạo, tự độ độ tha, chính là các vị chân tu thật học, một lòng không thối chuyển.
.
Khi mê mờ: Chúng con khổ – nguyện xin cứu khổ.
Khi giác ngộ: Chúng con khổ – nguyện xin tự độ.
.
NAM MÔ U MINH GIÁO CHỦ BỔN TÔN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT.
Nguồn: Lotus Lantern
♥
Posted by LSV at 4:51 AM.
Nguyện Chánh Pháp lưu truyền
Chúng Sanh thường Tịnh Lạc.
♥