Buông Bỏ Cái Đau

Buông Bỏ Cái Đau

It’s too much to hope for a life without pain,

It’s wrong to expect a life without pain

For pain is our body’s defence.

No matter how much we dislike it,

And nobody like pain,

Pain is important,

And,

For pain we how should be grateful!

How else would we know,

To move our hand from the fire?

Our finger from the blade?

Our foot from the thorn?

So pain we should be grateful!

Yet,

There’s a type of pain that serve no purpose,

That’s chronic pain,

It’s that elite band of pain that’s not for defence.

It’s an attacking force.

An attacker from within

A destroyer of personal ability

A ceaseless invader of personal peace

And

A continuous harassment of life!

Chronic pain is the hardest hurdle for the mind to jump

Sometimes it is almost impossible to jump,

Yet, we must keep trying,

And trying,

And trying,

Because if we don’t it will destroy.

And,

From this battle will come some good,

The satisfaction of overcoming pain.

The achievement of happiness and peace, of life spite of it

This is quite an achievement,

An achievement very special, very personal,

A feeling of strength

Of inner strength

Which has to be experience to be understood.

So, we all have to accept pain.

Even sometimes destructive pain.

For it is part of the scheme of things,

And the mind can manage it,

And the mind will become stronger for the practice.

Jonathan Wilson Fuller

Tạm dịch như sau:

Ta không mong nỗi đau,

Cơn đau là rào chắn,

Bảo vệ thân thể ta,

Dù ghét nó đến đâu,

Nó là điều quan trọng

Và,

Ta phải biết ơn!

Ta biết thêm điều gì,

Khi rút tay khỏi lửa?

Rút tay khỏi lưỡi gươm?

Rút chân khỏi gai nhọn?

Cơn đau là quan trọng,

Và, ta phải biết ơn!

Nhưng,

Có cơn đau không dừng,

Là cơn đau triền miên,

Không có rào chắn

Nó tấn công bên trong,

Hủy diệt niềm hạnh phúc,

Hủy diệt khả năng ta,

Xâm chiếm sự bình yên,

Và,

Quấy nhiễu cuộc đời ta!

Những cơn đau triền miên,

Là hàng rào vững chắc,

Mà tâm khó vượt qua,

Đôi khi là không thể,

Nhưng ta phải cố gắng,

Cố gắng,

Và cố gắng,

Bởi không nó diệt ta.

Và,

Từ thành lũy này

Điều tốt lành sẽ đến

Bù đắp nỗi đau kia.

Những thành tựu cuộc sống,

Cho ta niềm hạnh phúc,

Từ sức mạnh bên trong,

Những điều ta đã trải

Ta chấp nhận cơn đau

Những cơn đau khủng khiếp,

Như những điều bình thường,

Tinh thần sẽ mạnh hơn,

Trong cơn thử thách đó.

(Phước Huệ Huỳnh Ngọc Diệp dịch)

Bài thơ này được viết khi tác giả Jonathan Wilsin Fuller mới lên 9. Đó là lý do chính khiến tôi (Ajahn Brahm) xin ghi lại để quý đọc giả thưởng lãm.

Sợ đau

Sợ hãi là một nguyên tố của khổ đau. Nó làm cho cái khổ thêm đau. Rút cái đau ra chỉ còn có cảm thọ khổ. Giữa thập niên 70, lúc tu học trên miền Đông Bắc Thái Lan, tôi bi đau răng. Lâm tự tôi sống rất nghèo, không có điện, điện thoại cũng không. Không có lấy một viên Aspirin hay paracetamol. Các sư trong rừng phải có sức chịu đựng!

Lúc về chiều tôi có cảm tưởng rằng tôi càng thêm nhức; hình như bệnh tình có chiều hướng gia tăng vào cuối ngày. Tôi là một sư rất giỏi chịu đựng, nhưng lần nhức răng này là một thách thức khá gay go với tôi. Trọn một bên hàm tôi đau như búa bổ. Đây là lần nhức răng tôi chưa từng trải qua, chưa bao giờ. Tôi thử ngồi thiền sổ tức. Chú tâm vào hơi thở vô thở ra tôi thường quên hết mọi đau nhức; có lần tôi đếm được những bốn mươi mận đỏ khắp châu thân sau thời thiền vậy mà tôi đâu có hay bị muỗi cắn lúc nào. Nhưng lần đau răng này thật lạ kỳ. Nó không để tôi thiền; tôi tập trung chú ý được chừng hai ba giây là nhiều. Nó tới dồn dập như giông bão trong lúc tôi cố khép kín cửa tâm mình đối với mọi khổ đau. Tôi đứng dậy đi thiền hành. Cũng không được. Tôi không “thiền hành” mà “thiền chạy”; cơn đau kiểm soát tôi, nó không cho tôi bước mà bắt tôi chạy. Nhưng chạy đi đâu bây giờ. Tôi đau đớn cực độ, tôi muốn phát điên.

Sau cùng tôi chạy vô cốc, ngồi xuống và tụng kinh. Người ta hay khen kinh Phật có thần lực nhiệm mầu – đem đến vận may, xua đuổi thú dữ và chữa bệnh tật cũng như đau khổ. Tôi không tin như vậy vì gốc tôi là thầy giáo khoa học. Vả lại tôi tin kinh là phép kỳ diệu không khác nào như tin câu phù phép của kẻ cả tin. Tuy nhiên tôi vẫn tụng, cầu may được chữa hết đau. Vô vọng. Tôi ngưng tụng luôn. Nói là tụng kinh chớ thật sự tôi la, tôi hét lời kinh, và tiếng hét của tôi dám đánh thức cả làng cách tự viện vài cây số ngàn chứ chẳng phải chơi. Cái đau của tôi có ma lực không cho tôi tụng trầm bổng như thường ngày, và dĩ nhiên tôi sợ tiếng ồn sẽ đánh thức các bạn tu vì đã khuya rồi.

Tôi đang ở trong rừng sâu, không phương tiện, cách quê hương cả mấy ngàn cây số. Tôi đang bị cái đau dằn vặt, không lối thoát, dầu tôi đã làm mọi cách. Tuyệt vọng!

Phút chốc tuyệt vọng bất chợt biến thành chiếc chìa khóa mở cửa cho kho tàng trí tuệ, cánh cửa mà đời sống thông thường hằng ngày không bao giờ mở. Cánh cửa mở cho tôi bước vô. Tình thật tôi chẳng còn lối đi nào khác hơn.

Tôi chợt nhớ hai tiếng “buông xả”. Tôi từng nghe hai tiếng này nhiều lần lắm rồi. Tôi từng giảng giải cho bạn tôi nghe. Tôi nghĩ tôi hiểu rõ ý nghĩa của hai tiếng đó. Tôi muốn thử mọi thứ nên tôi thử buông xả, bỏ hoàn toàn, bỏ một trăm phần trăm. Và lần đầu tiên trong đời tôi thật sự buông xả.

Điều xảy ra tiếp theo làm tôi rất lấy làm lạ: cái đau tuyệt vọng của tôi tan biến tức thời. Nó bị thay thế bởi niềm hưng phấn tuyệt vời đến với tôi như những đợt sóng liên tục. Tâm tôi trở nên định tĩnh, an lạc vô vàn. Bấy giờ tôi vào thiền dễ dàng. Sau buổi thiền ban mai tôi nằm xuống nghĩ ngơi. Tôi ngủ một giấc ngon lành và êm đềm. Lúc thức dậy để công phu tôi có ghi nhận chiếc răng đau, nhưng cơn đau không còn quái ác như đêm hôm trước nữa.

 Buông Bỏ Cái Đau

Trong câu chuyện trên tôi buông bỏ nỗi sợ hãi về cái đau răng của tôi. Trước đó tôi đã mời gọi cái đau, ôm ấp nó và nó cho phép nó có mặt. Do đó tôi mới có vấn đề.

Nhiều bạn tôi bị đau và thử dùng kinh nghiệm của tôi nhưng không được như ý. Họ đến nói với tôi rằng cái răng của tôi không thấm tháp gì so với cái đau xé thịt của họ. Không phải vậy. Đau là cảm thọ riêng tư không thể đo lường được. Tôi dẫn giải cho họ biết tại sao buông xả không hiệu nghiệm đối với họ bằng cách kể cho họ nghe chuyện của ba đệ tử của tôi sau đây:

Đệ tử thứ nhất đau và thử buông bỏ.

“Buông bỏ” anh được khuyến khích, đơn giản và nhẹ nhàng. Rồi anh chờ đợi kết quả. “Buông bỏ” người ta lặp lại cho anh khi chưa thấy chuyện gì xảy ra.

“Chỉ cần buông bỏ!”

“Này hãy buông bỏ”

“Tôi nói rằng Buông và Bỏ!”

“BUÔNG BỎ!”

Bạn có thể xem đó là chuyện lạ kỳ nhưng đó là chuyện chúng ta làm hằng ngày. Chúng ta buông bỏ không phải cái cần buông bỏ. Chúng ta nên buông bỏ lời khuyên, câu nhắc nhở, hoặc người ra lệnh phải “buông bỏ”. Chúng ta cần buông bỏ “con quái vật đang kiểm soát” chúng ta, và tất cả chúng ta đều biết đó là ai. Buông bỏ tức không còn kiểm soát nữa.

Đệ tử thứ nhì, lúc bị đau nhớ điều vừa nói là buông và bỏ “con quái vật kiểm soát”. Anh ngồi chịu đau tin rằng cơn đau sẽ tan biến. Sau mười phút anh không thấy bớt và than rằng phương pháp buông xả không hiệu nghiệm. Tôi dẫn giải rằng buông xả không phải là một phương pháp trị bệnh mà là một phương pháp giải thoát khỏi cái đau. Anh bèn mặc cả “Tôi sẽ buông bỏ trong vòng mười phút, còn chú là cái đau, chú sẽ chấm dứt nha”

Đó không phải là buông bỏ cái đau mà tìm cách gạt bỏ cái đau.

Đệ tử thứ ba nói với cái đau  mình đang trải nghiệm: “Đau, cửa tâm tôi lúc nào cũng rộng mở. Xin mời, dầu chú có làm gì với tôi cũng không sao”. Anh để cho cái đau tiếp tục bao lâu cũng được, suốt đời anh cũng kệ. Nếu nó có tăng thêm cũng không sao. Anh dành cho cái đau sự tự do hoàn toàn, không tìm cách khống chế nó. Nó ở hay đi tùy nó, anh không hề bận tâm. Đó mới thật là buông xả, và chỉ bấy giờ anh mới cảm thấy hết đau.

(Trích trong: “Mở rộng cửa tâm mình”- Tg: Ajahn Brahm)

Nguồn: TrungTamHoTong

This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink. Post a comment or leave a trackback: Trackback URL.

Post a Comment

Your email is never published nor shared. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*
*