Zen 2

Recent Pages:  1  2  3  4  5, 76,

THẾ GIỚI NHẤT HOA

(365 Công Án Trong Đời Sống Hàng Ngày)
Thiền Sư Sùng Sơn (Zen Master Seung Sahn)
Nguyên tác tiếng Anh: The Whole World Is A Single Flower
Dịch Việt: Thích Giác Nguyên

LỜI TỰA

Thiền (Zen) nghĩa là nhận biết Tự tánh (True Sefl). “ Ta là gì ?” (What am I?) Đó là câu hỏi rất quan trọng. Nhất thể trong sạch sáng suốt là gì? Nếu thấu hiểu, quý vị sẽ được tự do tự tại trong sanh tử. Làm thế nào đạt được tự do tự tại trong sanh tử? Trước hết, điều cần thiết là hướng đi phải rõ ràng. Nếu hướng đi rõ ràng, thì đời sống được trong sáng. Tại sao ta hành Thiền? Tại sao ta ăn uống mỗi ngày? Quý vị phải khám phá điều đó.

Hãy buông hết tất cả ý tưởng, điều kiện và vị trí của quý vị, từng giây phút hành động thật chính xác. Ở đó không có chủ thể, đối tượng, không bên trong, bên ngoài. Trong hay ngoài cũng trở thành Một. Như vậy hướng đi của quý vị và hướng đi của tôi, hành động của quý vị và hành động của tôi đều giống nhau. Đây được gọi là Đại Bồ tát Đạo.

Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt: Đỏ đến hiện đỏ, trắng đến hiện trắng. Ai đói cho ăn. Ai khát cho uống. Mọi vật được phản chiếu trong tấm gương sáng này. Rồi thì quý vị có thể thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm và nghĩ một cách rõ ràng.

Cây xanh, trời biếc; muối mặn, đường ngọt. Chó sủa “gâu, gâu!”. Đúng thật như thế, mọi vật là Chân lý. Do đó, quý vị cũng là Chân lý.

Vậy làm thế nào vận dụng Chân lý này một cách chính xác? Làm cách nào Sự sống của bạn đúng đắn?

Từng giây phút, quý vị phải lãnh hội vị trí đúng, quan hệ đúng và tác dụng đúng. Khi quý vị đói, làm gì? Thấy người đói, quý vị phải làm gì? Nếu gặp Phật, quý vị làm gì? Quý vị ném bỏ tàn thuốc nơi đâu? Hầu hết mọi người hiểu tất cả điều này, nhưng họ không làm đúng.

Chúa Ki Tô nói: “Ta là Đường đi, Lẽ thật và Sự sống”. Đó là điểm giống nhau.

Hầu hết người ta hiểu biết (bằng trí não) quá nhiều. Sự hiểu biết này không thể giúp cho sự sống của quý vị. Descartes nói :“ Tôi suy tư, vì thế tôi hiện hữu.” Do vậy, “Tôi” sáng tạo ra “Tôi”. Nếu không suy tư, thì là gì? Ngay như quý vị có kinh nghiệm nhiều mà không đạt tới nhất thể trong sạch sáng suốt, thì tất cả sự hiểu biết và kinh nghiệm đó, không thể giúp cho sự tu tập. Bởi vậy, thực hành Thiền không thuộc sự hiểu biết. Thiền nghĩa là chỉ đi thẳng “Không Biết.”

Triệu Châu có lần hỏi Thiền sư Nam Tuyền:
– Đạo là gì ?
Nam Tuyền đáp : “Tâm bình thường là Đạo”.
Triệu Châu lại hỏi: “Như thế cần phải giữ gìn không?”
Nam Tuyền đáp : “Nếu giữ là sai”.
Triệu Châu thưa: “Nếu không giữ, làm sao biết được Đạo?”
Nam Tuyền đáp: “Đạo thì chẳng thuộc biết hay không biết. Biết thì vọng tưởng. Không biết thì vô ký, (chẳng ghi nhận). Nếu hoàn toàn thể nhập Đạo, nó giống như hư không, sáng suốt và rỗng lặng, há có thể gượng cho là phải trái, đúng sai sao?”

Triệu Châu nghe xong liền tỏ ngộ. Vậy Triệu Châu đạt được điều gì?

Thường thì các Thiền sinh muốn “chấp giữ”. Đó là sai lầm lớn. Thiền có nghĩa là khi quý vị đang làm một điều gì, làm ngay đi. Quý vị phải nhận ra rằng hiểu biết là ảo giác, lầm tưởng. Đừng bị trói cột trong sự hiểu biết! Thực hành chính xác có nghĩa“ làm thế nào sự hiểu biết của quý vị được “thể hội” và trở thành “triệt Ngộ”. Đó là lẽ thật Tâm Bình Thường.

Vậy, tại sao phải lập ra 365 Công án? Từ khi mọi người hiểu biết quá nhiều, chúng tôi phải sử dụng “thuốc trị hiểu biết”. Triệu Châu đã đạt đến điều gì? Nếu mở miệng, thật sai lầm, còn như quý vị không suy nghĩ, câu trả lời rõ ràng và trong sáng luôn luôn ở trước quý vị.

Vậy làm thế nào Chân tánh của quý vị tác dụng một cách đúng đắn và cứu độ tất cả chúng sanh?
Đạo được gọi là “ Mẹ Tối cao” :
Trống rỗng, vô tận,
Sanh ra thế giới vô cùng,
Luôn luôn hiện hữu trong ta,
Có thể sử dụng mọi cách như ý muốn.

Thế nào là Đạo sanh ra thế giới vô tận? Đây là câu hỏi chung, một điểm chung.

Trong sự sưu tầm góp nhặt này, có những Công án Phật giáo, của Ki Tô giáo, của Lão giáo, và Công án Thiền. Có những Công án cũ và mới, nhưng chúng đều giống nhau: Tất cả lời lẽ súc tích khéo léo này nhằm chỉ dạy hướng đi chính xác. Nếu quý vị bị trói cột với những lời hay, ý đẹp, hoặc nắm giữ những suy tưởng thì không thể đạt tới nghĩa thật của chúng.

Bởi vậy, buông hết tất cả ý tưởng khái niệm, điều kiện và tình huống, rồi tâm của quý vị được trong sáng như hư không. Sau đó câu trả lời đúng đến bất cứ Công án nào cũng được lưu xuất từ Chân tánh. Đây là Tuệ Giác.

Khi quý vị cố gắng thực hành một Công án. Nếu không lãnh hội được, đừng lo lắng! Đừng bị trói cột bởi Công án, và cũng đừng cố gắng “hiểu” Công án. Chỉ tiến thẳng “Không Biết”: Cố gắng, cố gắng, cố gắng! đến một vạn năm không dừng. Như vậy quý vị đạt đến Con đường, Lẽ thật và Sự sống. Có nghĩa là từng giây phút giữ vị trí đúng, quan hệ đúng và tác dụng đúng. Đó là Đại Bác ái, Đại Từ bi, và Đại Bồ tát Đạo.

Chẳng lập văn tự, Biệt truyền ngoài Giáo.
Chỉ thẳng tâm người, Thấy Tánh thành Phật.”

Nếu quý vị mong vượt qua cửa này, đừng dấy khởi vọng tưởng. Đức Phật dạy:“ Tất cả các pháp do tâm tạo”. Khi không chấp giữ tâm, làm sao có các pháp?

Tôi hy vọng hằng ngày quý vị đừng tạo tác, hãy thực hành thật chính xác từng giây phút, đạt tới 365 Công án được Tỏ Ngộ, và phục vụ chúng sanh từ khổ đau.

Trời cao luôn luôn xanh thẳm,
Nước chảy mãi về đại dương.

Thiền sư Sùng Sơn
Trung tâm Thiền Provindence,
tháng 12 năm 1991

Xem tiếp nội dung toàn cuốn sách phiên bản PDF:Thế Giới Nhất Hoa, Thiền sư Sùng Sơn

♦♦♦ Công Án 17, 19 và 20 được trích ra từ Sách Thế Giới Nhất Hoa của Thiền Sư Sùng Sơn:

17. Lấy gì tẩy sạch Tâm ?

Núi Kim Cương là một ngọn danh sơn ở Hàn Quốc. Gần chóp đỉnh là Thiền viện Ma Ha Diễn cổ kính. Phía dưới chân núi là Viện Phật Học chùa Du Hỗ, có gần 500 tu sĩ theo học Kinh điển giáo lý.

Lưng chừng núi, giữa Thiền viện và Viện Phật học có suối nước nóng nổi tiếng của núi Kim Cương. Người quản lý suối này là một tín nữ Phật giáo. Bà ta luôn luôn đón tiếp các Sư vào tắm miễn phí.

Một hôm, có một Pháp sư danh tiếng tên là Tuyết Huệ từ Viện Phật học Du Hỗ đến tắm ở suối này.

Khi tắm xong, Pháp sư khen ngợi bà quản lý:
– Ồ! Xin cảm ơn bà nhiều lắm, dòng suối thật tuyệt! Thùng tắm của bà tốt nhất trên đời .

Bà quản lý trả lời :
– Hân hạnh tiếp ngài Pháp sư, mặt ngài trông hảo tướng! Bây giờ tôi xin hỏi một câu, Ngài lấy nước rửa sạch thân, còn lấy gì tẩy sạch tâm ?

Pháp sư Tuyết Huệ không thể trả lời được.

1. Tâm là gì ?
2. Thân và tâm chúng giống hay khác nhau ?
3. Nếu là Pháp sư danh tiếng, bạn trả lời ra sao ?

Lời bàn : Lục Tổ bảo rằng: “Xưa nay không một vật”. Vì thế, làm một điều gì, bạn sẽ bị trở ngại ; Muốn hiểu rõ cảnh giới Phật, hãy giữ tâm trong sáng như hư không. Tâm như gương chiếu, đỏ hiện đỏ, trắng hiện trắng. Bất cứ vật gì đến và đi đều không chướng ngại. Nếu có tâm, bạn phải lau sạch nó. Nếu không tâm, sự lau sạch không cần thiết. Hãy buông hết tất cả ! Điều đó sẽ giúp ích cho đời sống của bạn.

19. Làm thế nào tẩy sạch bụi?

Pháp sư Tẩy Trần nổi tiếng từ HongKong, Ông sang Nữu Ước (New York) thuyết pháp tại một trung tâm Thiền .

Sau thời giảng, giữa Pháp sư và thính giả có nhiều câu hỏi đáp qua lại rất thú vị. Pháp sư trả lời thông suốt. Cuối cùng, một Thiền sinh hỏi :

– Tên ngài là Tẩy Trần, có nghĩa là ‘lau bụi ’, nhưng Lục Tổ bảo : ‘Xưa nay không một vật ’. Thế thì bụi ở đâu ? Ngài làm thế nào lau sạch bụi ?”

Pháp sư Tẩy Trần không trả lời được. Mặc dù ông học rộng, tài cao, nhưng ông chỉ hiểu nhiều về Kinh giáo mà không tỏ ngộ về Thiền.

1. Lục Tổ Huệ Năng nói : “Xưa nay không một vật”, nghĩa này là gì ?
2. Thiền sinh hỏi : “Tên ngài là ‘ Sae Jin’ có nghĩa là ‘lau bụi ‘. Làm thế nào sạch bụi ? Nếu bạn là Sae Jin, bạn sẽ làm gì ?

Lời bàn : Đức Lục Tổ đã làm bài kệ :

“Bồ đề bổn vô thụ . Minh kính diệc phi đài.
Bổn lai vô nhứt vật. Hà xứ nhạ trần ai ?”

Dịch :
“Bồ Đề vốn không cây. Gương sáng cũng chẳng đài.
Xưa nay không một vật. Chỗ nào gợi bụi trần ?”

Do vì xưa nay không một vật. Vậy Bồ đề đến từ đâu? Gương sáng đến từ đâu? Nếu xưa nay không một vật, thì bạn nói ngay thế nào? “Xưa nay không một vật, ở đâu là bụi trần?” Thật là một sự ngộ nhận lớn. Nếu đạt đến sự ngộ nhận của Lục Tổ, ắt bạn rõ suốt thật nghĩa của Ngài. Những câu hỏi này không chướng ngại. Nhưng bạn phải khám phá sự ngộ nhận của lục Tổ. Điều đó rất quan trọng và cần thiết.

20. Không vướng mắc ( Thanh sơn lưu thủy )

Thuở xưa ở Trung Quốc, Ngài Huệ Năng trước khi trở thành Thiền Tổ thứ sáu, lúc còn tại gia, Ngài vào núi mỗi ngày đốn củi đem xuống chợ bán.

Ngài mong có chút tiền do Ngài làm ra để mua thức ăn, món mặc và những vật cần thiết khác hầu giúp đỡ mẹ già. Ngài làm lụng chỉ vì để cung dưỡng từ mẫu.

Một buổi chiều, Ngài từ chợ trở về, ngang qua nhà một cư sĩ đang tụng kinh Kim Cương. Lư Huệ Năng đứng im lặng lắng tai nghe đến câu :

“Không vướng mắc thì chân tâm hiển hiện.”

Ngay lúc này Ngài bỗng nhiên tỏ ngộ.

1. “Không vướng mắc thì chân tâm hiển hiện”. Nghĩa này là gì ?
2. Lư Huệ Năng đạt tới điều gì ?
3. Đại Triệt Ngộ là gì ?

Lời bàn :
Nếu bạn không có “cái tôi, cái thuộc về tôi, của tôi”, kế đến trong từng sát na giữ vị trí đúng, quan hệ đúng, tác dụng đúng thì có thể chấp nhận được.
Nếu chấp trước, hoặc chướng ngại một điều gì, thì khi chết, bạn sẽ đi thẳng đến địa ngục.
Sư Huệ Năng đã làm lụng mỗi ngày chỉ vì phụng sự mẹ già. Ngài nghe một câu kệ mà tự ngộ.
Nếu không vướng mắc, bạn cũng có thể tỏ ngộ tự Tánh và liễu thoát sanh tử. Thật hết sức kỳ diệu !

Source: thuvienhoasen & hoavouu.

Anh Dao 2015 (10)

THIỀN LÀ GÌ ?

Biên soạn: THÍCH GIÁC NGUYÊN

LỜI ĐẦU SÁCH

Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thu ngĐt tâm.

Do đó, chư Phật, chư Tổ ứng cơ thị hiện, tiếp dẫn độ sanh, nhằm mục đích tạo cho con người có một cuộc sống an bình tự tại. Phương tiện thì nhiều, nhưng cứu cánh chỉ có một. Nếu chúng ta biết tự chủ, nỗ lực tinh tiến dũng mãnh không chi chẳng thành tựu. Tinh tiến ít thì đạt kết quả ít, tinh tiến nhiều thì đạt kết quả nhiều. Tinh tiến rốt ráo thì kết quả viên mãn.

Sở dĩ những thất bại khổ đau trong đời phần lớn là do chúng ta không làm chủ được chính mình, luôn tạo ra với tâm điên đảo vọng tưởng, tham đắm và bám víu nhiều quá.

Thiền giúp chúng ta lắng tâm, vượt qua mọi chướng ngại để đạt đến Trí tuệ toàn diện. Cho nên Thiền không phải là học thuyết để tranh luận, hoặc tín điều bắt buộc con người cứ phải tin theo, mà chỉ cần áp dụng thực hành để tìm về với Chân lý Giác ngộ và Giải thoát.

Quá khứ không nuối tiếc, vị lai không ước mơ. Hãy luôn luôn hằng sống với thực tại những gì đang diễn ra trước mắt.

Tập sách nhỏ này được trích dịch từ các tác phẩm Thiền nổi tiếng như Truyền Đăng Lục, Bích Nham Lục, Vô Môn Quan, Ngũ Đăng Hội Nguyên…

Là món quà tinh thần cho những ai có lúc mệt mỏi chán nản giữa cuộc sống đời thường, tìm lại chút lửa ấm tro tàn bếp cũ, ngõ hầu thắp lên ánh sáng hiện hữu chính mình, để cho cuộc đời bớt khổ thêm vui.

Dưỡng Chân Am, SÀI GÒN

Mùa Vu Lan Tân Tỵ, PL 2545 – DL 2001

Thích Giác Nguyên

Xem chi tiết nội dung phiên bản PDF: Thiền Là Gì? Thích Giác Nguyên
.

♦♦♦ Vài trang trong Sách Thiền Là Gì? :

4. Kết quả ngộ đạo

Từ xưa đến nay, có rất nhiều người từ bỏ gia đình thân tộc vào cửa Phật tu hành. Nhưng được bao người ra sức tu tập, hết lòng miệt mài tham cứu. Rốt cuộc sẽ được gì?
Đem vấn đề này đi hỏi các Thiền Sư ngộ đạo, thông thường sẽ được đáp: “Vô” (Không).
Bình: Khi người ta không khởi tưởng, thì không có sự chướng ngại của sự lý. Nội tâm sung mãn, an nhiên thì “Không” chỗ nào là chẳng thông.
Muốn tu hành để diệt trừ phiền não vọng tưởng, không phải nỗ lực gạt bỏ nó, mong đạt tới cảnh giới chơn không, vô tưởng, vô niệm, vô tâm, vô ngã, tịch tịnh; mà phải thể nghiệm được thể tánh của sóng nước.
Nước động sóng khởi, nước lặng sóng êm. Sóng là nước; Nước là sóng.

Ngoài nước không có sóng; ngoài phiền não, không có Bồ đề; ngoài sanh tử không có Niết bàn.

Toàn bộ thế giới đều trong tầm mắt, không có đối lập; tức sắc tức không, phi sắc phi không. Đây chính là cảnh giới chân thật, vượt qua giới hạn phân biệt nhị nguyên giữa chủ thể và đối tượng, giữa thiện và ác.
Mê thời ba cõi có. Ngộ rồi mười phương không. Phải làm thế nào đạt được cảnh giới KHÔNG này?
Hoặc nói theo Thiền sư Vạn Hạnh của Việt Nam đời Lý:

“ Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không…”

5. An trú hiện tại

Đức Phật hỏi một đệ tử Tăng:
– Đời người bao lâu?
Tăng đáp:
– 50 năm.
Phật bảo:
– Không đúng.
– 40 năm.
– Không đúng.
– 30 năm.
Phật kết luận:
– Đời người trong một hơi thở.
Bình: Chúng ta bôn ba xuôi ngược đủ thứ để tìm cầu hạnh phúc. Song cái quí nhất của đời người là hơi thở mà ít ai để ý. Thiền giúp chúng ta sống lại với hạnh phúc đơn sơ, nhưng rất chân thật của chính mình.

“ Thở vô tâm yên lặng.
Thở ra miệng mỉm cười.
An trú trong hiện tại.
Giây phút đẹp tuyệt vời.”

6. Cột phướn Ca Diếp

Ngài A Nan hỏi Trưởng lão Ma Ha Ca Diếp:
– Đức Thế tôn ngoài việc truyền y Ca sa còn mật truyền gì khác cho sư huynh không?
Ca Diếp gọi:
– A Nan!
– Dạ vâng!
– Hãy đánh ngã cột phướn trước cửa động Thất Diệp.

Bình: Tổ Nam Tuyền bảo: “Tâm bình thường là đạo”. Không nên vọng tưởng Đạo là cái gì huyền bí xa xôi. Chỉ cần giữ chánh niệm với những sinh hoạt nhỏ nhặt hằng ngày và thể nhận nó ngay đó.

Source: thuvienhoasen-hoavouu

Cherry Blossoms 2015 (12)SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA BÁT-NHÃ VÀ THIỀN TÔNG

Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu

Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật.

Các Thiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.

Bát-nhã là trí tuệ. Đạo Phật là đạo giác ngộ, muốn giác ngộ mà không có trí tuệ thì không bao giờ giác ngộ được. Phật tử thuộc lòng Bát-nhã Tâm Kinh, nhưng ứng dụng được là điều khác. Có người hiểu ứng dụng, có người chưa hiểu gì chỉ tụng để tụng vậy thôi. Tụng Bát-nhã như vậy sẽ không thấy được giá trị và lợi ích lớn lao của kinh.

Người tu thiền nhất là Thiền tông, nếu không có Trí tuệ Bát-nhã chẳng khác nào người vào rừng tìm trầm hương mà đi tay không, không có rựa bén. Vào rừng cây cối dây nhợ chằng chịt, nếu không có rựa bén cầm trong tay làm sao khỏi vướng mắc. Đã vướng mắc thì không thể đi được xa và tìm được trầm. Vì vậy muốn vào rừng tìm trầm hương chúng ta phải có rựa bén trong tay. Cũng vậy, muốn tu được giác ngộ giải thoát sanh tử chúng ta phải có Trí tuệ Bát-nhã. Bởi vì con đường sanh tử rất nhiều trở ngại, nếu không có Trí tuệ Bát-nhã ruồng phá thì trên đường tu, khó đi đến nơi đến chốn được. Trí tuệ Bát-nhã là cây kiếm bén để chặt phá những sợi dây trói buộc mình.

Vậy giữa Bát-nhã và Thiền tông có quan hệ như thế nào? Tôi dẫn câu nói của Thiền sư Duy Tín đời Tống: “Trước khi gặp thiện hữu tri thức, ta thấy núi sông là núi sông. Sau khi gặp thiện hữu tri thức chỉ dạy, ta thấy núi sông không phải là núi sông. Ngày nay, sau ba mươi năm, ta lại thấy núi sông là núi sông.” Dễ hiểu không? Trước ba mươi năm, không gặp thiện hữu tri thức chỉ dạy, lúc ấy chưa biết đạo lý nên thấy núi sông là núi sông thật. Phật tử bây giờ cũng thế, thấy núi là núi thật, sông là sông thật. Sau khi gặp thiện hữu tri thức chỉ dạy, thấy núi sông không phải là núi sông. Vì với Trí tuệ Bát-nhã thấy triệt để lẽ thật muôn đời, không phải thấy theo con mắt phàm tình của thế gian.

Thường chúng ta có cái nhìn lẫn lộn, những người học nhiều, hiểu nhiều, lanh lợi, gặp vấn đề gì giải quyết nhanh gọi là người trí thức. Hoặc những vị đọc nhiều sách vở của các triết gia thì gọi là bác học. Bác học là học rộng, học thuyết này, học thuyết kia đủ hết. Hoặc thường hơn một chút người ta gọi là học giả.

Trong nhà Phật dạy, trí tuệ có hai thứ. Thứ nhất, danh từ chuyên môn chữ Hán là Tam tuệ tức Văn tuệ, Tư tuệ, Tu tuệ. Nghe lời Phật dạy, chúng ta hiểu được đạo lý, có trí tuệ gọi là Văn tuệ. Nghe Phật dạy không phải bắt buộc chúng ta nghe đâu tin đó, nên suy tư, gẫm xét kỹ càng, nếu thấy đúng mới vâng theo, đó là Tư tuệ. Suy xét thấy đúng rồi, chúng ta không dừng ở đó, mà phải thực hành lời Phật dạy, đó là Tu tuệ. Như vậy, muốn có trí tuệ phải học hiểu lời Phật dạy cho rõ, nhà Phật gọi trí tuệ đó là trí tuệ hữu lậu. Hữu lậu là còn rơi rớt. Trí tuệ hữu lậu còn bị sanh tử trong tam giới là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Tại sao? Vì trí tuệ đó còn nằm trong dụng công suy gẫm, học hỏi, chưa phải trí tuệ giải thoát….(xem thêm)

Source: thuvienhoasen

Cherry Blossoms Season (2)

Chuyển đến trang:  1  2  3  4  5, 76,