“Niệm Phật A Di Đà”

“Niệm Phật A Di Đà”

Thích Tánh Tuệ

(Trích đoạn ..)

Có người hỏi tôi: “Niệm Phật A Di Đà” liên hệ đến Giới – Định – Tuệ như thế nào ?

Tôi nói: Liên hệ rất chặt chẽ. Chuyên tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà, khiến ý không còn nghĩ đến điều ác, ấy là giới. Ý không nghĩ đến điều ác, nên miệng không nói lời ác, ấy là giới. Ý không nghĩ điều ác, nên thân không làm điều ác, ấy là giới và là tâm giới.

Giới là ngăn ngừa điều ác của thân và tâm, niệm Phật A Di Đà, khiến ý không còn nghĩ đến điều ác, miệng không còn điều kiện để nói lời xấu ác và thân không còn điều kiện để làm các điều xấu ác. Do đó, niệm Phật A Di Đà là giới và trì giới.

Chuyên tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà, khiến tâm an trú vào một điểm, phiền não lắng xuống và tâm bất loạn, ấy là định. Định ấy có khả năng sanh giới mà thuật ngữ Luận tạng gọi là Tịnh tự sanh luật nghi hay Định sanh luật nghi. Nghĩa là giới hay luật nghi sanh khởi từ

Thiền định, để phòng hộ điều ác xảy ra từ nơi tâm ý và nơi hành động của thân, ngữ. Nên, trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà đến nhất tâm, không những sanh ra giới (śīla) mà còn sinh ra định (samādhi) và không những sinh ra định mà còn sinh ra giới. Không những sinh ra giới, định mà còn sinh ra tuệ (Prajñā). Từ định mà sinh tuệ, thuật ngữ Luận tạng gọi là Đạo sinh luật nghi.

Nghĩa là do tâm ở vào trạng thái thiền định thuần nhất, các phiền nào bị nhiếp phục và đoạn tận, khiến con đường đi vào giải thoát phát sinh và có năng lực phòng hộ các ác pháp, khiến chúng bị chuyển hóa và không thể khởi lên nơi tâm, ấy gọi là Đạo sinh luật nghi.

Nên, niệm Phật càng chuyên nhất, tâm càng đi sâu vào định và định đến chỗ tột cùng thì tuệ phát sinh và nhập vào Thánh đạo vô lậu hay Phật đạo.

Tuệ phát sinh, thì thấy rõ tự tánh thanh tịnh nơi tâm mình và tự tánh thanh tịnh nơi tâm Phật A Di Đà không hai, không khác. Thấy rõ tha phương Tịnh độ với tự tâmTịnh độ là tương tức, tương nhập.

Không chứng nhập được tự tâm Tịnh độ, thì không thể chứng nhập được tha phương Tịnh độ. Và không tin vào tha phương Tịnh độ, thì không có điều kiện để chứng nhập tự tâm Tịnh độ.

Trong tha phương Tịnh độ có tự tâm Tịnh độ và trong tự tâm Tịnh độ có tha phương Tịnh độ. Nên, tự tâm Tịnh độ và tha phương Tịnh độ, tuy hai mà không phải hai, tuy một mà không phải một.

Và do có tuệ, nên thấy Tịnh độ Phật A Di Đà và Tịnh độ của chư Phật mười phương đều cùng một bản thể thanh tịnh, dung thông vô ngại, có khác chăng là do từ nơi bản nguyện hay phương tiện thiết lập Tịnh độ của các ngài.

Như Thị

GỬI TÂM VÀO CÁI LẠY

Hãy thực tập phương pháp lễ lạy như sau:

– Khi chắp hai tay đưa lên trán, con đồng nhất sự cung kính của con với ý,
– Khi đưa tay xuống ngang miệng và cổ họng thì con đồng nhất sự cung kính với lời nói,
– Khi đưa tay rời lĩnh vực ngôn ngữ, đi xuống ngang trái tim thì họ đồng nhất sự cung kính của con với thân,

Và khi lạy xuống là lạy với ba nghiệp thân, ngữ, ý thanh tịnh. Như vậy, hành động kính lễ ấy gom được thân, khẩu và ý trong chánh niệm, và lạy xuống trong nhận thức là trong mình có Bụt, và Bụt có trong mình. (Trích Sen Nở Trời Phương Ngoại – Ts Làng Mai)

– Lạy Phật theo tác ý của một vị Sư

– Lạy thứ nhất 🙏 :Thế Tôn không thể giúp cho con thoát chết,
nhưng ngài có thể giúp cho con không sợ chết.

-Lạy thứ hai 🙏 :Thế Tôn có thể không cho con những gì con muốn,
nhưng Thế Tôn có thể giúp cho con không muốn cái gì.

-Lạy thứ ba 🙏 :Thế Tôn không thể đưa con đến tham quan vô lượng vũ trụ, nhưng Thế Tôn dạy con hiểu rằng đi đâu cũng vậy mà thôi!!!

Kính lễ Phật Pháp Tăng thường trú Tam Bảo .
Namo Buddhaya

__(())__

This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink. Post a comment or leave a trackback: Trackback URL.

Post a Comment

Your email is never published nor shared. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*
*