HV-11: Các Chủ Đề Cắm Hoa 2

Recent Pages:   1    3  4  4a  5  6  7  8  9  10 10a 10b 10c 10d 11 11a  12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34
35  35a 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
55 56 57 58 59 60 61

Chia sẻ với các bạn hình ảnh hoa 

Ngày Tết

Mung Mot Tet 2011 (73)

Mai Chieu Thuy

Mùa xuân đã đến Kính chúc tất cả một năm mới an khang thịnh vượng

Thần Tài Đến – Don Hồ


Uploaded by BEE LAN CHI

Mung Mot Tet 2011 (10)

Hoa Mai Vàng luôn là một loại cây cảnh được xem là không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên việc lựa chọn hoa mai vàng nào cho tốt và chăm sóc hoa mai như thế nào để cây luôn cho hoa đúng ngày và tươi đẹp là một việc không hề đơn giản.

Khi bạn mua cho mình hoa Mai Vàng cần chú ý một số chi tiết sau để có được cây mai đúng ý muốn.

Đối với hoa Mai vàng thường có hai loại là loại mai thường và mai kiểng hay được gọi là mai ghép hay mai bông sai. Để dễ dàng phân biệt mai thuộc nhóm nào thì phần gốc của cây mai sẽ dễ dàng giúp bạn nhận biết nhanh nhất là loại mai này thuộc nhóm mai vàng bonsai hay là mai thường hay là mai ghép.

hoa Mai vàngĐại đa số các loại hoa mai vàng kiểng hiện nay là loại mai ghép vì chính vào cách ghép sẽ tạo cho cây mai có dáng đẹp hơn và hoa mai luôn được thấy rất đẹp vì có nhiều cánh hơn và cánh hoa lớn hơn loại mai thường.

Loại hoa mai ghép này thông thường được nhiều người mua đón nhận và trưng trong các ngày Tết. Tuy nhiên do là hoa mai ghép nên thời gian sử dụng sẽ không lâu, thông thường thì khoảng sau 2 mùa Tết là cây mai đó xem như không còn đẹp như lúc đầu nữa và dần dần xuống sức và có biểu hiện của sự lão hóa và hư.

Do đó chọn hoa mai nào cho hợp với mình thì tùy vào mục đích bạn sử dụng. Nếu bạn chỉ chơi vào 1 hay 2 mùa Tết thôi thì chọn hoa Mai ghép là thích hợp với bạn. Còn nếu bạn muốn chơi lâu hơn, có thể 5 năm hay 10 năm thì bạn nên chọn loại hoa mai thường.

Hoa mai thường chính là cây mai tự nhiên nhất nhưng đặc điểm của loài mai này thì hoa ít cánh hơn mai ghép. Thông thường chỉ có khoảng 5 hay 6 cánh hoa thôi và tuổi thọ của mai thường ngắn vì chỉ nở trong vòng 1 ngày là bắt đầu tàn trong khi loại mai ghép có thể kéo dài đến 3 ngày mới bắt đầu tàn.

Và thông thường, mai vàng có mùi hương rất khó nhận ra, song có loài mai vàng năm cánh hương thơm lại đậm hơn những loài mai khác nên được gọi là “mai hương” hay giống “Mai Yên Tử”; chỉ có thể “bắt” được mùi hương của hoa mai lúc đêm xuống thật sâu, khí trời mát lạnh ẩm sương, tâm người cũng thật tĩnh lặng, mới có thể nhận được hương hoa mai thoang thoảng.

Mung Mot Tet 2011 (122)Mung Mot Tet 2011 (84)

Cây mai không quá kén đất trồng. Bằng chứng cho thấy các loại đất thịtt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi… vẫn trồng mai được.
Miễn là đất đó không phải là đất chết, đất quá nghèo nàn chất dinh dưỡng không thể trồng các giống cây được.
.

 Đặc điểm chung

Tên khoa học: Ochna integerrima,  là loài mai bản địa, mọc hoang trong rừng còi từ Quảng Trị vào Nam, có hoa từ tháng 1 đến tháng 4 dương lịch, tùy nơi, thường gọi là huỳnh-mai vì cử húy tên chúa Nguyễn Hoàng, Champax.

Họ thực vật: Ochnaceae (Lão mai)

– Mai là cây hoa kiểng dễ sống, sống mạnh và được coi là giống cây dễ trồng nhất.

– Mai-Vàng Ochna integerrima được mô tả là loại cây lá rụng theo mùa. Lá mai rụng trong mùa đông, sau đó ra hoa trong mùa Xuân từ tháng 1 đến tháng 4 dl. Mai là giống vùng nhiệt đới, không chịu lạnh được nhiều, nhưng giống Mai Yên Tử ở Miền Bắc (Quảng Ninh) chịu lạnh rất giỏi. Mai Yên tử nở hoa sau Tết Nguyên Đán, thông thường từ giữa tháng Giêng đến tháng 3 Âm Lịch và hoa có mùi thơm. Truyền thuyết cho rằng giống Mai Yên Tử này là con cháu của gốc Mai Vàng do vua Trần Nhân Tông trồng trên núi Yên Tử khi nhà vua đi tu (từ năm 1285 đến 1288).

– Mai-vàng chịu khô hạn và cháy rừng rất giỏi, không chịu úng nước. Sau cháy rừng, thân cây phần trên bị chết, nhưng phần gốc vẫn sống, đâm chồi mạnh, cho nhiều hoa trái hơn để bảo tồn nòi giống.

– Cây mai kỵ đất bị úng thuỷ, đất thường xuyên bị ngập lụt, vì rễ cái của mai rất dài nên nước ngập lâu ngày rễ sẽ bị thúi khiến cây bị úa héo và chết dần. Ngoài rễ cái ra, cây mai còn có vô số rễ bàng mọc tua tủa quanh đoạn cổ rễ, có nhiệm vụ hút các chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt để nuôi cây. Rễ cái bị thúi hay bị đứt không có khả năng mọc dài ra được, nhưng rễ bàng lại khác, bị đứt chúng lại mọc ra, vì vậy bộ rễ bàng cũng đóng một vai trò quan trọng cho việc sinh trưởng và phát triển của mai.

– Đối với cây mai kiểng, yếu tố chủ yếu là dáng cây và điều khiển ra hoa đúng kỳ. Nếu cành lá quá tốt thì ức chế ra hoa, nếu còi cọc quá thì số hoa ít và không đẹp. Do trồng trong chậu, lượng đất bị giới hạn nên việc bón phân, chăm sóc cho mai là hết sức cần thiết hơn mai trồng trực tiếp trên ngoài đất vườn.

– Cây mai thích hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm, từ 25 độ-30 độ là tốt nhất, mai có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, nhưng với những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10 độ thì mai sinh trưởng kém.

– Cây mai ưa nắng, nhưng khả năng chịu khô hạn chỉ ở mức tương đối. Mai thích hợp với vùng có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Trong mùa mưa thì mưa nhiều, mùa nắng thì trùng vào mùa cây thay lá, trổ hoa. Năm nào mà thời tiết cuối năm thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh thì cây mai sẽ nở hoa không đúng ngày.

Mung Mot Tet 2011 (56)

Mỗi giống cây đều có một cách trồng riêng. Có giống đòi hỏi phải trồng với kỹ thuật cao, có nghĩa là trồng đúng kỹ thuật cây mới cho năng suất cao sau này. Nhưng cũng có giống cây có cách trồng giản dị, trồng mai cũng giản dị như thế. Nhưng đó là cách trồng để cây mai sống và ra hoa. Còn trồng theo cách ghép cành, uốn thế để có cây mai kiểng cổ, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai tuyệt đẹp thì lại là một việc khác.

 Chăm sóc mai

* Tưới nước: Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.

Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).

Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.

* Bón phân: Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá.

Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 g/chậu chứa 50-60kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.

Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.

Khi kết thúc mùa mưa: khoảng giữa tháng 11 dương lịch. Tiến hành xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây.

* Diệt cỏ dại, bắt sâu: Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.

 Lặt (trẩy) lá mai:

Là việc làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nở hoa đúng Tết của mai. Thời gian để trẩy lá mai không nhiều, giảii quyết xong trong ngày mới tốt, nếu kéo dài thì mai sẽ nở hoa không đúng ngày.

Có 2 cách trẩy lá mai: Cầm lá trẩy ngược ra sau, có ưu điểm tốn ít sức, nhanh nhưng có nhược điểm dễ kéo theo một đoạn dài vỏ cành cây làm hư hại nụ hoa và cành hoa; cách thứ hai là cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá, ưu điểm gặp cuống dai cũng không bị xước vỏ, nhưng tốn nhiều sức, đối với những đọt non dễ bị đứt đọn do kéo quá sức.

Muốn cây mai trổ sai hoa thì phải trẩy sạch hết lá non lẫn lá già, miễn là đừng gẫy ngọn cành là được…

 Để mai ra hoa đúng Tết

Từ ngày mai bị tuốt hết lá (thông thường là từ ngày rằm tháng Chạp) trên các cành mai đã chớm xuất hiện những nụ hoa nhỏ bằng nữa hạt gạo, những nụ hoa này thường từ các nách lá. Mỗi nụ như vậy lớn dần lên thành một cái hoa to thường gọi là hoa cái có lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài. Trong hoa cái có nhiều nụ nhỏ.

Tính từ ngày vỏ lụa của hoa mai xuất hiện cho đến lúc nở là 7 ngày. Như vậy, nếu thời tiết trong những ngày cuối năm ấm áp, mà vỏ lụa của hoa bung ra đúng ngày 23 tháng Chạp, thì có hy vọng đúng đêm Giao thừa hoa mai đã bắt đầu nở lác đác.

Xác định ngày trảy lá mai: Muốn hoa nở đúng Tết chúng ta phải tính toán kỹ nên trảy lá vào ngày nào:

a) Tính toán về thời tiết: Từ ngày 10 tháng Chạp ta nên chú ý những điều sau:

– Nếu biết trước nửa tháng cuối năm nắng sẽ tốt, khi trời ấm áp thì chắc chắn hoa mai sẽ nở sớm. Ta sẽ trảy lá trễ.

– Nếu biết trước nửa tháng cuối năm sẽ có mưa to hay khí trời chuyển lạnh thì năm đó mai sẽ nở hoa trễ. Ta phải trảy lá sớm.

b) Quan sát nụ hoa trên cây: Cần quan sát nụ hoa đã xuất hiện trên cây trước khi trảy lá ra sao để định ngày trảy lá cho đúng:

– Nếu thấy nụ hoa còn nhỏ, với mai vàng 5 cánh phải trẩy lá vào ngày 13 tháng Chạp.

– Nếu thấy nụ hoa hơi lớn, với mai vàng 5 cánh, phải trẩy lá vào ngày rằm hoặc sang ngày 16 tháng Chạp.

– Còn thấy nụ  hoa đã lớn, độ 3-4 ngày nữa sẽ bung vỏ lụa nên lùi ngày trẩy lá đến 18, 19 hoặc 20 tháng Chạp.

Tóm lại từ ngày 10 tháng Chạp chúng ta nên quan sát nụ hoa từng cây mai lớn nhỏ ra sao rồi kết hợp với thời tiết để tính toán ngày nào tiến hành trảy lá mai. Việc tính toán sao cho đúng ngày “Đưa ông Táo về trời” (ngày 23 tháng Chạp) hoa cái bung vỏ lụa là được.

Với loại hoa mai nhiều cánh, sau khi tính toán kỹ theo cách trên, ta nên trảy lá trước thời hạn hoa 5 cánh khoảng 1 tuần. Cũng nên lưu ý là sau ngày trảy lá mai, ta nên theo dõi sự biến động của thời tiết bên ngoài ra sao: Nếu thấy khả năng mai nỡ trể thì chúng ta nên thúc mai bằng cách hòa loãng phân NPK (10 lít nước cho 1 muỗng canh phân ) tưới cho cây để thúc cây nở hoa sớm. Ngược lại, trời đang nắng hạn mà đổ mưa rào thì hoa mai sẽ nở sớm, thì hạn chế số lần tưới nước trong ngày, chỉ tưới vào cữ trưa với lượng vừa phải. Đồng thời, gặp nắng trở lại ta nên đem mai ra phơi nắng để hãm chúng không nở sớm.

Và theo một sự tham khảo khác trên internet: Lá rụng theo mùa là hậu quả ảnh hưởng hổ tương của nhật-quang-kỳ, nhiệt độ, và/với hạn hán. Lá rụng cũng giúp tạo khối-tế-bào-sơ-khởi của nụ hoa. Ngoài ra, khi cây mai đã có nụ hoa, lặt lá giúp hoa nở rộ đồng bộ trên cành.

Vì sự phát triển từ khối-sơ-khởi đến nở hoa, tùy thuộc vào dinh dưỡng, nước tưới, quan trọng nhất là nhiệt độ. Vì vậy, để hoa nở đúng dịp Tết, thời điểm lặt lá mai rất quan trọng, lại tùy thuộc vào thời tiết vốn thay đổi theo vĩ tuyến.

Nhiệt độ ảnh hưởng rất phức tạp. Nhiệt độ có ít nhất 3 ảnh hưởng:

(1) Ảnh hưởng hỗ tương với ngày ngắn. Mặc dầu hội đủ nhật-kỳ-tới-hạn, cây mai không thể phát động ra khối-sơ-khời nếu gặp nhiệt độ lạnh, có lẻ khoảng <8 ºC.

(2) làm lá rụng ở một số loài cây (deciduous)

(3) Giúp tăng trưởng khối tế-bào-sơ-khởi để thành nụ hoa. Nhiệt độ gia tăng càng cao (đến tối đa khoảng 32ºC), thời gian từ khối-sơ-khởi đến nở hoa càng ngắn, trung bình khoảng 35 ngày ở 32ºC, đến 70 ngày ở 12-15 ºC.

Nên có thể kết  luận là:

Tại vùng Sài Gòn (vỉ độ 10 ºN), thường lặt lá khoảng 15 ngày trước Tết; tại Nha Trang (vĩ độ 12 ºN) 15 – 30 ngày; Phú Yên (13 ºN), Bình Định (13.80 ºN) 20- 30 ngày; tại vùng Hà Nội (20 ºN) 30 đến 45 ngày; ở Florida (Hoa Kỳ) 30-45 ngày; Houston, Oklahoma, 30 đến 50 ngày; và San Jose, 50-60 ngày trước Tết ta.

Chưng một cành mai-vàng trên bàn, hay một chậu Mai Vàng trong nhà vào dịp Tết là một tập tục lâu đời của người dân Việt, từ giàu chí nghèo. Việc tạo ra hoa mai đúng Tết là một kinh nghiệm cá nhân quý báu của người yêu hoa mai, nhất là giới nhà vườn sản xuất bán hoa cho ngày Tết. Vì chỉ dựa vào các thông tin trên internet, có thể không chính xác, và các ước tính trên có thể sai lầm. Tuy vậy, hy vọng rằng nó sẽ cung cấp một ít kiến thức phổ thông hữu ích cho các vị hằng quan tâm, hay ít ra cũng co thể để quý đọc giả giải khuây giây lát trong dịp Tết cổ truyền.

Nguồn: LSV tổng hợp từ Wiki & Internet

Nang trong vuon Oct, 2015 (1)

Forsythia – Hoa Nghing Xuân – Hoa Ðầu Xuân

Hoa Forsythia – hoa đầu xuân – hay với tên mỹ miều hơn là hoa Nghinh Xuân: có nhánh thẳng như loại hoa ta gọi là “đào Trung Quốc”. Hoa forsythia màu vàng tươi có bốn hay năm cánh thon gọn, mảnh mai, hình chuông nở từng chùm bám dọc theo chiều dài của nhánh đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên những người Việt xa quê ở Mỹ ưu ái gọi là “Mai Mỹ”.

Chúng mọc khắp nơi, hàng rào, xung quanh vuờn nhà, trên đường phố trong rừng….Forsythia nở rất nhiều ở các xứ lạnh vùng Bắc Mỹ.

Trên một cành hoa forsythia cũng có thể có những hoa có 5 hay 6 cánh, nếu bạn thích đếm cánh hoa trong ngày đầu Xuân.

Mt khoa hc gia VN khi xa quê nhà, với vốn liếng của một nhà khoa học, ông thừa biết forsythia không phải là hoa mai. Nhưng còn cách nào khác hơn khi người ta nhớ quê, nhớ quay nhớ quắt cái sắc vàng óng ả dưới nắng mùa xuân, ông đã đón nhận những cành Forsythia là những cành hoa hoàng mai để tìm một chút hương xuân nơi đất khách.

Forsythia (1a) (2)Theo Wiki:  Forsythia là một chi thực vật có hoa trong họ Oleaceae  (họ olive). Có khoảng 11 loài, chủ yếu có nguồn gốc ở miền đông châu Á, nhưng có 1 loài nguồn gốc đông nam châu Âu. Tên gọi chung cũng là Forsythia; chi này được đặt theo tên William Forsyth (1737–1804).

Forsythia là những bụi cây rụng lá thường phát triển lên một tầm cao từ 1-3 m (3-9 ft), và hiếm khi lên đến 6 m (18 ft), với vỏ cây thô màu xám nâu. Lá mọc đối, thường đơn giản nhưng đôi khi có ba lá trong một cuống . Hoa Forsythia nở rộ vào đầu mùa xuân trước khi ra lá, màu vàng tươi sáng thành một tràng hoa, mỗi hoa có bốn thùy sâu, các cánh hoa nối nhau. Forsythia rất ấn tượng với thực tế vì họ có thể sản xuất lactose (the milk sugar). Lactose là rất hiếm khi thành lập vào nguồn tự nhiên khác, ngoại trừ sữa. Quả của nó là một viên nang khô, chứa nhiều hạt có cánh.

Có hai loài Forsythia chính được lựa chọn, đều đa dạng, và  lai giống: Forsythia Suspensaand F. Vridissima.. “Hai loài đều là thành viên của gia đình Forsythia”, Alice Coats viết; “chúng là loài đầu tiên được đưa vào vườn phương Tây từ vùng Viễn Đông và đều giữ một vai trò trong cây bụi vườn hiện đại”.

Forsythia Suspensa,  lần đầu được chú ý bởi một người phương Tây, đã được nhìn thấy trong một khu vườn Nhật Bản của nhà thực vật học Carl Peter Thunberg, người xếp chúng (như hoa lilac) trong hệ thực vật Japonica của ông năm 1784. Thunberg  liên kết  với Dutch East India Company, và đưa Forsythia Suspensa đến Hà Lan đầu tiên, vào năm 1833. Ở Anh, khi Forsythia được cung cấp bởi vườn ươm Veitch  ở Exeter, giữa thế kỷ này, Forsythia vẫn được coi là hiếm . Không phải tất cả các loại F. Supensa đều mọc rủ xuống, thường thấy treo trên bức tường chắn. Loài Forsythia mọc đứng tìm thấy bởi Fortune gần Pekin năm 1861 đã được  phân loại  là loài Forsythia Fortunei .

Khoảng  thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất, một người săn thực vật phát hiện thêm một loài Forsythia ở  Trung Quốc: F.Giraldian (tìm thấy ở Kansu, 1910) và F.Ovata (thu thập từ các hạt giống tại Hàn Quốc bởi EH Wilson ‘Trung Quốc) đã được đặc biệt làm hạt giống chính trong thế kỷ 20 pha giống Mỹ.

forsythia

Forsythias là loài cây bụi được phổ biến vào đầu mùa xuân  trong vườn hoa và công viên. Hai loài  thường được trồng để trang trí là Forsythia × intermedia và Forsythia suspensa. Chúng đều có hoa màu vàng. Chúng được trồng và đánh giá cao . Forsythia × intermedia  thường phát triển từng bụi nhỏ, mọc thẳng đứng, và sản xuất hoa màu vàng thật tươi.Forsythia suspensa là loài cây bụi rất lớn, có hoa màu nhạt. 

Forsythia thường được mang vô nhà vào mùa xuân sớm, vì thế muốn cho hoa Forsythia nở đúng dịp Tết Nguyên đán, ta có thể cắt cành đưa vào nhà trước Tết hai tuần, ngắt lá, tỉa bớt những nhánh khô trước khi cắm vào bình với nước âm ấm, ngập miệng bình và chờ hoa nở.

Vì nặng lòng với cố quê nên người Việt tha hương đã chưng những cành hoa Forsythia thay thế cành mai quê nhà và từ đó Forsythia đã được gọi trong tên tiếng Việt là “Mai Mỹ”.

forsythia (4)

Và như thế! đã bao năm qua từ con cái đến cháu chắt trong các gia đình người Việt tha hương dù ở nơi xứ người, nhưng khi các cháu thấy trong nhà rực lên một màu hoa vàng óng ả của “Mai Mỹ” là các cháu biết đã đến ngày Tết của người Việt mình.

Thật ra, Forsythia suspensa được xem là một trong 50 vị thuốc cơ bản trong y học cổ truyền Trung Quốc, tên tiếng Việt của Forsythia gọi là hoa Liên Kiều, vì hoa Forsythia có 4 cánh nối liền nhau.

 Với tên Liên Kiều của Forsythia cũng thật có ý nghĩa vì Forsythia không những chỉ được dùng ở Bắc Mỹ như một loài hoa Tết của người Việt mà cả bên Châu Âu, Forsythia cũng đã được gọi là Mai Tây, Mai Canada…và với tên hoa Liên Kiều, cũng có nghĩa là một loài hoa Liên kết Kiều bào VN ở hải ngoại.

Sunrise July 28 - 2015 (5)

Một bài viết về hoa Forsythia này rất hay xin chia sẻ đến các bạn:

Mai Mỹ

T.g: THIỆU MINH

– Tết lại về. Đây là cái tết thứ ba của tôi trên xứ người. Tôi bước đi trong sân ngôi chùa VN nằm không xa mấy khu ở của người Việt để chờ đón giây phút giao thừa thiêng liêng đang đến, thỉnh thoảng tôi rùng mình giữa cơn gió lạnh ngắt tràn ngập không gian sân chùa.

Theo chân thằng bạn bước vào tòa chánh điện, màu vàng rực của hai bình hoa thật lớn đặt hai bên chánh điện làm tôi sững sờ. Thoạt trông, màu vàng tươi rực rỡ ấy giống như màu của hoa mai, nhưng nhánh và hoa nở từng chùm bám dọc theo chiều dài của nhánh thì chẳng hề giống hoa mai chút nào. Bước thật nhanh về phía bình hoa lớn đó, tôi ngắm kỹ từng cánh hoa thon gọn, mảnh mai đang bám từng chùm trên mấy nhánh cây dài khẳng khiu, màu vàng của hoa thật đẹp, tươi và rực rỡ chẳng hề kém cạnh hoa mai quê nhà.

Xuan 2010Đứng chết lặng như kẻ mộng du trước bình hoa vàng rực, thằng bạn kề bên hích cùi chỏ vào tay tôi bảo: “Mai Mỹ đó, hồi chiều dì Năm tao cũng có mua ở chợ Randall (chợ thực phẩm của Mỹ) một bó rất đẹp mà có 10 đồng (USD). Dì Năm cũng mua cho tao một bó đang chưng trên bàn thờ ở nhà”. Tôi quay sang nhìn nó ngạc nhiên: “Sao mày biết đó là cây mai? Tao nhìn nhánh cây và cấu trúc của hoa thì chẳng thấy nét gì tương đồng với hoa mai cả, ngoại trừ màu vàng rực của hoa rất giống màu vàng của hoa mai”. Thằng bạn cười giả lả: “Ừ thì dì dượng tao gọi là mai Mỹ, tao nghe vậy cũng gọi theo, mà màu vàng của hoa nhìn rất giống hoa mai và nó cũng nở vào đúng mấy ngày tết nếu trong đêm giao thừa mày đổ nước âm ấm vào bình hoa”.

Bước ra bãi đậu xe để về nhà sau phút giao thừa thiêng liêng. Màu vàng tươi rực rỡ vẫn lởn vởn trong đầu theo tôi về nhà, tôi cảm thấy lòng dường như ấm áp, giống như cảm giác của một kẻ tha hương quá lâu hôm nay lại ngộ cố tri. Chợt nhớ ai đó đã nói rằng người Việt chúng ta đi đến đâu cũng muốn mang theo trọn hình ảnh quê hương thân yêu và luôn cất giữ hình ảnh ấy trong tâm tưởng và trái tim mình.

Tet 2010Hình ảnh quê hương đôi khi chỉ đơn giản là một bát phở nóng nghi ngút khói, bên cạnh là đĩa giá sống trắng muốt, điểm trên đầu màu xanh tươi mơn mởn của rau húng quế và ngò gai…; hay trong những ngày sắp đến tết, bước chân vào các khu chợ của người VN là những dãy dài hoa cúc vàng rực thẳng tắp, phía trên là quầy hàng đựng đầy ắp những hộp bánh mứt truyền thống hay sâu bên trong chợ là các kệ hàng chất đầy bánh chưng, bánh tét cùng dưa hành củ kiệu nằm chờ những người nội trợ mang về nhà đặt bên cạnh mâm trái cây ngũ quả.

Và như thế, Tết của nhiều người Việt xa quê hương từ đây sẽ bớt phần cô quạnh và lạnh lẽo, vì trên mỗi bàn thờ tổ tiên hay ngay giữa phòng khách của ngôi nhà, bình hoa mai bằng vải đính trên những cành cây khô co quắp sẽ được thay bằng một bình hoa tươi vàng rực rỡ cho lòng người thêm ấm áp những ngày xuân.

Một tay lái xe, tay kia với lấy chiếc điện thoại di động bên cạnh, tôi bấm số gọi thằng bạn khi nãy: “Bạn, à! chợ Randall mà dì Năm mua bó hoa mai Mỹ ấy nằm ở đâu vậy?”.

THIỆU MINH
(Houston, Texas, Mỹ)

Tet 2013

Forsythia is a genus of flowering plants in the family Oleaceae (olive family). There are about 11 species, mostly native to eastern Asia, but one native to southeastern Europe. The common name is also forsythia.

forsythia (2)

Forsythias are popular early spring flowering shrubs in gardens and parks.

Two are commonly cultivated for ornament, Forsythia × intermedia andForsythia suspensa.

They are both spring flowering shrubs, with yellow flowers. They are grown and prized for being tough, reliable garden plants. Forsythia × intermedia is the more commonly grown, is smaller, has an upright habit, and produces strongly coloured flowers. Forsythia suspensa is a large to very large shrub, can be grown as a weeping shrub on banks, and has paler flowers. Forsythia is frequently forced indoors in the early spring.

forsythia (1)

The flowers are produced in the early spring before the leaves, bright yellow with a deeply four-lobed flower, the petals joined only at the base.

Forsythia suspensa is considered one of the 50 fundamental herbs in Chinese herbology.

Forsythia sticks are used to bow a Korean string instrument called ajaeng.

The genus is named after William Forsyth (1737–1804) a Scottish botanist who was royal head gardener and a founding member of the Royal Horticultural Society.

Source: Wiki 

Ý Nghĩa Cành Mai Ngày Tết

Thích Đức Trí

Người dân Việt Nam thường thích chọn cây mai thờ cúng và trang trí trong nhà vào ngàyTết không phải là điều ngẫu nhiên. Hình ảnh cây mai nở rộ trong ngày đầu xuân là bài học đạo lý đối với mọi người và mọi nhà. Cây mai dãi nắng dầm mưa trong lòng đất Việt Nam cũng là hình ảnh tiêu biểu cho những phẩm chất tinh thần cao quý của người dân Việt trong quá trình đấu tranh và lao động xây dựng cuộc sống qua nhiều thế hệ. Cây mai vàng Việt Nam có địa vị trong thơ Thiền thời đại Lý Trần, nó là hình tượng cao quý ẩn dụ cho khả năng tiếp nhận sự chân lý của con người.

Cây mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam, gắn bó với con người từ lúc tổ tiên khai đất lập làng để sinh sống. Cây mai chịu đựng gió mưa lụt bão để có thể nở hoa vào dịp tết, đó là hình ảnh tượng trưng cho người dân Việt vượt mọi gian khó để gìn giữ quê hương nòi giống và sống có ý nghĩa.

Như cây mai vàng rể cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão, con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lý ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên.

Như cây mai vàng đứng trước thời tiết nghiệt ngã, vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc, người Việt Nam dù bất cứ ở đâu cũng nhẫn nại và can đảm trước mọi hoàn cảnh để xây dựng cuộc đời.

Như cây mai vàng trút những chiếc lá già cỗi cuối đông, nhường cho chồi non và hoa vàng nở đầu xuân, người Việt Nam dù bất cứ ở đâu cũng sống hy sinh cho thế hệ con cháu tương lai.

Như cây mai vàng gìn giữ nhựa sống sâu kín trong thân tạo sức sống mạnh khỏe để hoa nở đầu xuân, người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lý trong tâm, tu nhân tích đức để sống có ích cho mình và cho mọi người.

Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai,xuân về dâng cho đời bông hoa xinh đẹp. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc.

Từ khi tổ tiên lập nước và giữ nước,thành lập chế độ làng xã, đã chú trọng vấn đề giáo dục đạo đức. Mỗi tên của làng xã cho đến tên tỉnh thành mà tổ tiên đặt ra đều mang dấu tích lịch sử và luôn tâm nguyện cho con cháu đời sau sống an lành. Nhiều làng xã trên quê hương Việt Nam đều có ngôi chùa, ngôi chùa từ thời đầu tiên như là thay thế cho trường học ngày nay để dạy lễ giáo và cũng là nơi tin ngưỡng chung cho mọi người. Khắp ba miền Nam, Trung, Bắc ở Việt Nam, mỗi làng xã đều có nhà thờ họ, nhà thờ nhánh, đình làng và miếu xóm lập lên để tỏ lòng tri ân đối với ông bà tổ tiên cũng như những anh hùng hào kiệt có công với dân với nước. Hằng năm, con cháu trong làng quê đi làm ăn hay sinh sống khắp nơi, thường trở về làng quê thăm cha già mẹ yếu, thăm mồ mã ông bà, tu chỉnh gia phả, ôn lại lời dạy của các bậc tiền bối để tri ân và báo ân.

Cây mai trong sân chùa ở làng quê Việt Nam được xem là hình ảnh quan trọng trong văn học Phật Giáo thiền thời đại Lý Trần. Trong tuệ giác của các bậc thánh nhân, hình ảnh cây mai sống trong sương mai nắng chiều, sống qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mà nở hoa đó là năng lực sống nhiệm mầu. Nó xứng đáng là biểu tượng cho trạng thái thân tâm vô nhiễm trong cuộc đời này. Thiền sư Mãn Giác làm bài thơ “Cáo tật thị chúng” với hình ảnh cây mai vàng đã gửi gắm tinh thần siêu việt tiềm ẩn trong khả năng của con người. Đó là năng lực sống tự chủ và trí tuệ. Trí tuệ ấy là tầm nhìn tổng quát trong mọi hoàn cảnh thăng trầm của cuộc sống, vượt qua mọi ràng buộc ước lệ thời gian và không gian trong thế giới hiện tượng. Nội dung bài thơ như sau:

“Xuân đi trăm hoa rụng,

Xuân đến trăm hoa cười.

Việc đời qua trước mắt,

Già đến trên đầu rồi!

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Ngoài sân đêm trước một cành mai.”

Hai câu thơ đầu như nói chuyện về thời gian, cảnh vật và thời tiết vốn có trong đời. Hai câu thơ tiếp như lời tâm sự chân tình về sự việc đến đi liên quan trong cuộc đời ngắn ngủi của con người. Tất cả đó diễn ra trong sân khấu cuộc đời luôn biến đổi, mọi hiện tượng sự vật đang trong trạng thái: thành, trụ, hoại, không. Con người cũng nằm trong quy luật: Sanh, già, bệnh chết. Hạnh phúc sau cùng là sống với cái tâm chân thật không bị điên đảo trước mọi hiện tượng cám dỗ của cuộc đời. Cuộc sống quanh năm dù nghèo khổ hay giàu sang phú quý, khó khăn hay thuận lợi cũng quan niệm như cảnh huyễn mộng mà thôi.

Cái đạo lý siêu nhiên chứa đựng trong ý nghĩa hai câu sau: “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Ngoài sân đêm trước một cành mai.” Đừng tưởng rằng xuân tàn hoa rụng là hết, vẫn còn có cành mai vàng đang nở ngoài sân. Ngay trong hiện tượng đang sanh diệt còn có chân tâm không sanh diệt. Cành mai như là một thông điệp cảnh tỉnh mọi người đang sống trong trường đời thay đổi, hiện tượng sanh già bệnh chết là điều tất yếu trong kiếp nhân sinh. Bản tâm thanh tịnh vô nhiễm, cái chân lý tối hậu để thoát khỏi mọi khổ đau sanh tử.

Hoa mai vàng là lọại hoa tiêu biểu để thờ cúng và trang trí trong nhà vào dịp Tết, cũng như là trình bày bài học đạo lý uyên thâm cho đời. Cành mai ngày tết là hình ảnh ẩn dụ cho sức sống và trí tuệ của con người Việt Nam. Quán chiếu hình ảnh cành mai để thấy rõ nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc để báo ân tổ tiên và quê hương xứ sở. Quán chiếu hình ảnh cây mai ngày tết để nhận thức ý nghĩa cuộc đời. Tất cả mọi hiện tượng thành tựu bởi tri thức sau cùng cũng bị đào thải bởi quy luật sanh diệt với thời gian, trở về với chân tâm không sanh không diệt để có được hạnh phúc vĩnh hằng.

Chùa Tam Bảo, Tulsa, Oklahoma, USA

Nguồn: ÐPNN

xem thêm: HƯƠNG SẮC MAI VÀNG

Chuyển đến trang:  1    3  4  4a  5  6  7  8  9  10 10a 10b 10c 10d 11 12 13 15 16 17 18
18a 19 20 21 22 23 24 25 26  26a 27 28 29 30 31 32 33 34
35  35a 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
55 56 57 58 59 60 61