BS-6: Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát

Recent Pages:  1  2  2a 2b 3  4  5  5a  6  8  9  10 11 12

Sự Tích Văn Thù Bồ Tát


Uploaded by Hoang Kha

Văn Thù Sư Lợi (zh. 文殊師利, sa. mañjuśrī) là tên dịch theo âm, thường được gọi tắt là Văn-thù, dịch nghĩa là Diệu Đức (zh. 妙德), Diệu Cát Tường (zh. 妙吉祥), cũng có lúc được gọi là Diệu Âm (zh. 妙音), dịch từ tên tiếng Phạn là Mañjughoṣa, là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quỹ (sa. ārya-mañjuśrī-mūlakalpa) ở thế kỉ thứ 4. Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Về sau chúng ta thường thấy Văn-thù cưỡi trên một con sư tử.

Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc như Tông-khách-ba thường được xem là hiện thân của Văn-thù (Châu-cô). Dưới tên Diệu Âm (zh. 妙音), “Người với tiếng nói êm dịu”, Văn-thù Bồ Tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và học thuyết của Trung quán tông. Văn-thù là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.

Thần Chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Manjusri Bodhisattva


Uploaded by Hoang Kha

Ý nghĩa và hướng dẫn thực hành
Bản tôn Trí tuệ Văn Thù Sư Lợi

Tác giả : Drukpa Vietnam

Thứ tư ngày 10/4, Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa Jigme Pema Nyinjadh và Tăng đoàn Truyền thừa quang lâm và ban truyền đại lễ quán đỉnh cộng đồng trí tuệ Văn Thù, cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Bảo Sơn, phường Liên Bảo, Vĩnh Phúc. Dưới đây là các phần khai thị về Bản tôn Trí tuệ Văn Thù do Drukpa Việt Nam tổng hợp từ Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa để giúp quý Phật tử hiểu hơn về pháp tu trì thù thắng này!

1. Lợi ích của tu trì Bản tôn Trí tuệ

Đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Bản Tôn của Trí tuệ Căn bản. Trí tuệ Văn Thù chính là Trí tuệ của mười phương ba đời chư Phật. Đức Phật có ba khía cạnh, trong đó Đức Quan Âm là Bản tôn hiện thân của khía cạnh Từ bi, Đức Văn Thù là Bản tôn hiện thân của khía cạnh Trí tuệ, và Đức Kim Cương Thủ là hiện thân của khía cạnh Dũng lực. Việc thực hành cả ba Bản Tôn trên là rất cần thiết và quan trọng. Trong đó khía cạnh về trí tuệ là khía cạnh đặc biệt quan trọng, không những cho sự giác ngộ rốt ráo mà còn thiết thực cho đời sống hiện tại của chúng ta.

Khi bắt đầu thực hành Phật Pháp, điều quan trọng nhất là chúng ta phải có trí tuệ sắc bén mới có thể thực hành giáo pháp không sai lệch. Chúng ta cũng rất cần có trí tuệ để sống hạnh phúc thành công, bởi nếu không có trí tuệ, chúng ta sẽ lãng phí năng lượng và cơ hội chứng đạt hạnh phúc tương đối và tuyệt đối. Có rất nhiều điều để nói về trí tuệ hay sự hiểu biết chân thực. Chẳng hạn, khi nói rằng mình có hiểu biết chân thực về một ai đó thì trong quan kiến Phật pháp, điều này có nghĩa là bạn cần hiểu biết tường tận, thấu đáo về con người này, không chỉ về mặt sự tướng hay cảm nhận bên ngoài mà bạn cần hiểu về bản chất rốt ráo của người đó là gì. Nếu không có hiểu biết thì dưới ảnh hưởng của vô minh và những sự chấp trước nhị nguyên ta-người, bạn sẽ hành xử theo cách thế gian thông thường và điều này sẽ không lợi ích cho bạn, cho người này và cho cả mối quan hệ đôi bên. Nếu gỡ bỏ được lớp màn vô minh, bạn sẽ có thể hành xử với người này bằng trí tuệ. Một ví dụ khác là sát sinh. Trong quá khứ, bạn thường hứng thú một cách ý thức hay vô ý thức với những việc vô cùng khủng khiếp như thú đi câu, săn bắn, băm, chặt, xào da nấu thịt chúng sinh… Nhưng giờ đây, vì có trí tuệ để thấu hiểu những nỗi đau đớn mà con vật đáng thương kia phải trải qua, bạn bắt đầu có hiểu biết và phát khởi tình yêu thương nên bạn sẽ không còn muốn sát sinh. Một cách nhậm vận tự nhiên, bạn trở nên từ bi, bác ái hơn. Ngay khi tâm vị kỷ, ngã ái suy giảm thì tình yêu thương sẽ được hiển lộ.

Bất cứ hiểu biết thông thường nào đều có thể được coi là một hình thức “giác ngộ”. Tuy nhiên, sự giác ngộ hoàn toàn hay giác ngộ chân thực, chỉ có thể đạt được thông qua thực chứng tự tính tâm hay Chân lý Vũ trụ bên trong chính bạn. “Bên trong” không chỉ vị trí cụ thể nào trên thân thể mình mà cần hiểu rằng sự giác ngộ phải được trưởng dưỡng ở ngay trong tâm bạn. Và chắc chắn rằng sự giác ngộ hoàn toàn luôn thể hiện dưới sự hợp nhất của từ bi và trí tuệ. Từ bi và trí tuệ luôn đi cùng với nhau, như hơi ấm xuất hiện cùng ngọn lửa, hơi ẩm xuất hiện cùng với nước. Mặc dù chúng ta luôn nói về từ bi, luôn đề cao lòng từ bi nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc thực sự thấu hiểu bản chất của từ bi. Về bản chất, từ bi chính là sự trưởng dưỡng trí tuệ hiểu biết. Trí tuệ ở đây không chỉ là tình yêu thương thông thường mà là toàn bộ vũ trụ hay chân lý vũ trụ. Phát triển trí tuệ hay trưởng dưỡng hiểu biết về chân lý cũng chính là trưởng dưỡng một trái tim rộng mở, cho phép bạn hòa nhập với thế giới quanh mình. Bạn cần biết mọi người, mọi loài xung quanh mình thực sự cần gì. Hiểu biết như vậy chính là trí tuệ và điều này tạo ra sự rộng mở vô hạn của tâm, đối lập với trạng thái tâm khóa kín và chấp thủ, chỉ khư khư bám chặt vào bản ngã tạo nên vô vàn chướng ngại cho chính bạn.

Nói cách khác, bạn cần trưởng dưỡng trí tuệ hiểu biết trước khi biến tâm từ bi thành hành động cụ thể của tình yêu thương. Lẽ dĩ nhiên, tình yêu thương thể hiện bằng hành động là vô cùng cần thiết, là điểm đến cuối cùng và mục đích của bạn. Điều này có nghĩa là, bạn trưởng dưỡng trí tuệ hiểu biết hay tâm từ bi đều nhằm mục đích rốt ráo là đem lại và chia sẻ tình yêu thương đối với tha nhân. Nếu chỉ từ bi ở trong tâm mà không làm gì để truyền tải tâm từ bi đó thì sẽ chẳng mấy ý nghĩa và lợi ích.

Nếu tình yêu thương thiếu trí tuệ hiểu biết, nó sẽ trở thành tình yêu thương mù quáng, gây nên vô số vấn đề. Tình yêu thương không bao giờ nên được hiểu thuần túy như sự thương cảm ủy mị hay một trái tim mềm yếu. Kết quả của thành tựu, trưởng dưỡng tình yêu thương chính là bạn trở nên sáng suốt, giác ngộ hơn, bạn có được trí tuệ vô phân biệt giúp chuyển hóa cuộc sống từ tăm tối, vô minh sang một trang mới tràn đầy ánh sáng giác ngộ. Đó là cái đích mà chúng ta hướng đến và vì lẽ này, từ hôm nay trở đi, chúng ta cần gieo trồng những nhân phù hợp để cho quả của Trí tuệ giác ngộ bừng sáng. Việc vun bồi những nhân đó vô cùng quan trọng. Chúng ta không thể chỉ thực hành một cách mù quáng mà không biết đâu là nhân lành và những thiện hạnh mình cần làm để tiến bước trên con đường giải thoát giác ngộ.

Đức Văn Thù là một bậc Cổ Phật danh hiệu là Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật, mật hiệu là Bát Nhã Kim Cương, Ngài là bậc đệ nhất trí tuệ trong tất cả chư Bồ Tát. Đức Văn Thù thị hiện rất nhiều pháp tướng khác nhau. Trong Kim Cương thừa, Ngài hiện pháp tướng Kalachakra, còn trong Đại thừa, Ngài hiện pháp tướng Bồ Tát Văn Thù như thông thường chúng ta vẫn biết. Đức Văn Thù còn hiện thân dưới thân tướng các bậc Thầy, như Bồ tát Long Thọ là bậc Thầy Phật giáo vĩ đại nhất ở Ấn Độ. Như vậy, Ngài có thể thị hiện dưới rất nhiều pháp tướng khác nhau để lợi ích chúng sinh!

Pháp tu Văn Thù dành cho tất cả mọi người. Nhiều hành giả đã đạt giác ngộ nhờ pháp tu này từ hàng ngàn năm nay kể thời Đức Phật Thích Ca. Phần quán tưởng và trì tụng là quan trọng nhất, và nếu thực hành, chúng ta sẽ có được sự tỉnh thức, trí tuệ để ý thức được những gì mình làm – không chỉ ý thức được những nghiệp bất thiện mà cả thiện hạnh. Nhờ có trí tuệ, chúng ta sẽ tích cực thực hành nhiều thiện hạnh, giảm bớt những ác hạnh và cuộc sống sẽ trở nên hạnh phúc tốt lành hơn.

2. Ý nghĩa hình ảnh Bản tôn

Để thực hành pháp tu Trí tuệ Văn Thù, hành giả cần quán tưởng Bản tôn Văn Thù hiện diện sống động trước mặt mình. Đức Văn Thù có rất nhiều pháp tướng: vàng, đỏ, trắng,… nhưng hình ảnh phổ thông nhất là Đức Văn Thù sắc vàng cam. Ngài an tọa trên nguyệt luân hoa sen, trang hoàng bằng các bảo báu trang nghiêm, đầu đội mũ Bảo quan biểu trưng cho Ngũ Phật, tóc kết thành năm búi trên đỉnh đầu biểu trưng cho năm trí tuệ. Tay phải Ngài cầm Kiếm báu, tay trái đỡ Kinh báu. Kiếm tượng trưng cho trí tuệ có thể cắt đứt tất cả những phiền não, vô minh, mê vọng. Kinh báu tượng trưng cho giáo pháp của chân lý vũ trụ, những sự thật tự nhiên của toàn bộ vũ trụ. Sắc vàng cam tượng trưng cho sự hàng phục, chấm dứt tất cả những sự hiểu biết sai lạc, những hành động vô minh do thiếu trí tuệ hiểu biết. Những ác nghiệp như sát sinh, trộm cắp,… mà chúng ta phạm phải vì vô minh đều cần được chấm dứt với sự trưởng dưỡng trí tuệ Văn Thù.

Pháp tu Văn Thù là sự thực hành hai công hạnh Hàng phục và Tăng ích, trong đó sắc đỏ tượng trưng cho sự Hàng phục và sắc vàng tượng trưng cho Tăng ích. Hai sắc vàng cam của Ngài hòa vào nhau nêu biểu cho sự hợp nhất của hai công hạnh này. Đức Bản tôn Văn Thù phải được quán không phân tách với Bậc Thượng sư của mình. Nếu chúng ta không có trí tuệ để thấy Đức Bản tôn Văn Thù không khác biệt với bậc Thượng sư thì kết quả của sự thực hành sẽ là rất chậm, có thể kéo dài hàng trăm năm và không biết bao giờ mới đến đích. Bởi vậy ta phải tin tưởng và quán tưởng Bậc Thượng sư của mình luôn bất khả phân với Đức Bản tôn Trí tuệ Văn Thù.

3. Hướng dẫn thực hành quán tưởng

Chúng ta quán ở luân xa tim của đức Thượng sư Văn Thù an trú chữ chủng tử DHI, quay xung quanh là chuỗi chân ngôn OM A RA PA TSA NA sắc vàng cam. Chuỗi chân ngôn từ luân xa tim của bậc Thượng sư tuôn qua miệng của Ngài tới luân xa trán của chúng ta, đi dọc cơ thể xuống luân xa tim. Và từ luân xa tim của chúng ta phóng hào quang chiếu đến luân xa tim của bậc Thượng sư. Hào quang này là tâm chí thành, khi ánh sáng chạm đến và cúng dàng lên bậc Thượng sư, ta quán tưởng bậc Thượng sư tràn đầy sự toàn giác, và từ thân giác ngộ của Ngài tỏa sáng hào quang khắp vũ trụ. Giống như chiếc bóng đèn tỏa ánh sáng tràn ngập khắp căn phòng, toàn thân Ngài tỏa sáng và phóng ánh hào quang khắp mười phương. Vậy là chủng tử tự DHI sắc vàng cam chiếu sáng lan rộng tràn ngập toàn thân Thượng sư Văn Thù và sau đó ánh sáng lan tỏa tràn khắp vũ trụ.

Và toàn bộ vũ trụ tràn ngập trí tuệ. Hào quang này không phải là ánh sáng thông thường mà thực chất đó chính là trí tuệ, đôi khi chúng ta gọi là trí quang (ánh sáng trí tuệ). Khi hào quang chiếu khắp vũ trụ, vũ trụ tràn ngập trí tuệ thì tất cả mọi người, toàn bộ chúng sinh trong vũ trụ đều trở nên thông minh, trí tuệ và thành tựu giác ngộ. Tiếp đến, chúng ta quán tưởng ánh sáng từ vũ trụ, từ tất cả chúng sinh chiếu trở lại cúng dàng bậc Thượng sư như một sự tri ân, tan vào chủng tử tự DHI ở luân xa tim của bậc Thượng sư.

Sau đó, hào quang đó chiếu trực tiếp vào hành giả như ánh sáng của ngọn đuốc tuệ, gia trì cho chúng ta. Hào quang tràn đầy khắp thân khẩu ý của chúng ta, chúng ta trở thành giống như quả cầu ánh sáng tỏa hào quang rực rỡ và từ ta ánh sáng trí tuệ lại chiếu khắp vũ trụ. Lúc này mỗi chúng sinh đều chuyển thành đức Bản tôn Trí tuệ Văn Thù.

Cứ như vậy, ta quán tưởng nhiều lần. Có thể quán 3, 4 lần sau đó ta thư giãn, an trụ trong tâm vô niệm không thủ không xả vài phút, sau đó lại thực hành 3, 4 lần rồi lại thư giãn,… cứ như vậy trong khoảng 02 tiếng của Thời khóa chuyên tu.

Trong khi thiền định quán tưởng hãy trì tụng Chân ngôn

OM A RA PA TSA NA DHI

Kết thúc phần thiền định quán tưởng, chúng ta hãy hồi hướng, nguyện cầu đức Bản Tôn Văn thù ban gia trì vượt qua vô minh của hai ám chướng: phiền não chướng – là xúc tình xuất phát từ tham luyến, và sở tri chướng – là nhận thức sai lệch xuất phát từ quan kiến nhị nguyên sai lầm. Hồi hướng công đức đến sự giác ngộ, tăng trưởng trí tuệ của tất cả chúng sinh không phân biệt.

Manjusri Mantra
(Văn Thù Sư Lợi chân ngôn)


Uploaded by o0othelonetigero0o

Drukpa Việt Nam

Pháp môn niệm Phật là
thắng phương tiện của Như Lai

(PGVN)

Văn Thù Bồ Tát nói: Các môn tu hành không môn nào qua môn niệm Phật. Niệm Phật là “Vua” trong các pháp môn. Đức Quan Thế Âm bảo: Tịnh độ pháp môn hơn tất cả hạnh khác.

PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
LÀ THẮNG PHƯƠNG TIỆN CỦA NHƯ LAI
Tất cả chúng sinh đều sẵn đủ trí huệ đức tướng như Phật không khác. Chỉ vì trái giác tánh theo trần lao, nên toàn thể trí đức chuyển thành vô minh phiền não. Rồi thuận theo phiền não gây tạo những nghiệp hữu lậu kết thành những quả báo sinh tử trong tam giới. Từ quả báo sinh tử sinh phiền não rồi lại gây nghiệp hữu lậu… Vì cớ ấy nên chúng sanh từ vô thỉ đến nay, trải vô lượng vô biên kiếp chịu khổ mãi trong vòng luân hồi sinh tử.
.
Vì lòng đại bi, đức Phật xuất thế thuyết pháp độ sinh. Nguyên bổn tâm của Phật chỉ muốn tất cả chúng sinh đều thoát hẳn sinh tử luân hồi chứng viên mãn Phật đạo mà thôi. Song vì chúng sinh căn tánh lợi độn không đồng, trí ngu sai khác nên đức Phật phải chiều theo cơ nghi mà giáo hóa. Do đó nên pháp môn của Phật nhiều đến vô lượng.
.
Với chúng sinh hạng lợi căn đại trí, thời đức Phật dạy Phật thừa để đặng liền viên Phật quả. Như Thiện Tài trong pháp hội Hoa Nghiêm, Long Nữ nơi đạo tràng Diệu Pháp…
.

 

4088074771_8dc67b397c_b
 Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh
.
Với chúng sinh hạng căn trí kém, thời đức Phật giảng Bồ tát thừa, Duyên Giác thừa và Thanh Văn thừa, để cho hạng ấy lần lượt tu tập, tuần tự chứng quả.
.
Với chúng sinh trình độ quá thấp, thời đức Phật nói Thập thiện Ngũ giới, Thiên thừa và Nhơn thừa, cho hạng ấy nương theo để khỏi sa đọa vào ác đạo, đặng còn thân nhơn thiên mà vun bồi thiện căn lần lần. Tương lai nương nơi căn lành ấy mà tấn tu Thánh đạo; hoặc học Bồ Tát thừa tu lục độ vạn hạnh mà chứng pháp thân, hoặc y theo Duyên Giác thừa hay Thanh Văn thừa ngộ duyên sanh cùng Tứ đế mà đặng đoạn phiền não chứng Niết bàn…
.
Tất cả những pháp môn ấy, bất luận là Đại thừa hay Tiểu thừa, Tiệm giáo hay Đốn giáo, nơi hành giả đều phải tự lực tu tập cho đến đoạn thật hết phiền não mới ra khỏi vòng sanh tử luân hồi. Nếu kiến hoặc tư hoặc còn chừng mảy tơ thời cội gốc sanh tử vẫn chưa dứt hẳn. Như tam quả Thánh nhơn (A-na-hàm) sau khi sanh lên Bất Hoàn Thiên, còn phải trải qua nhiều thời gian mới chứng quả A-la-hán. Chứng A-la-hán rồi mới là thật dứt hẳn cội gốc sanh tử.
.
Nhưng A-la-hán chỉ là bậc Thánh Tiểu thừa còn cần phải hồi tâm tu Đại thừa mà cầu Phật đạo: rèn bi nguyện hiện thân trong lục đạo, tu hành lục độ vạn hạnh, trên cầu thành Phật, dưới cứu khổ mọi loài, lần lượt chứng các bậc: Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác Bồ Tát. Bậc Đẳng Giác lại phải dùng Kim Cang trí phá một phần sanh tướng vô minh, mới viên mãn chủng trí mà chứng Phật quả (Diệu giác).
.
Giáo pháp của Đức Phật chỉ dạy, từng bậc tu chứng từ phàm lên Thánh, từ Thánh đến Phật, quyết không thể vượt ngoài tuần thứ kể trên.
.
Đức Bổn Sư của chúng ta biết rằng nếu chúng sanh chỉ dùng tự lực để liễu sinh thoát tử, siêu phàm nhập Thánh thời rất khó đặng, nên ngoài vô lượng pháp môn chỉ thuộc tự lực, Ngài dạy một pháp môn tự lực nương tha lực rất viên đốn, rất huyền diệu, dễ thực hành mà thành công cao, dùng sức ít mà mau có hiệu quả, tất cả căn cơ đều hạp, tất cả Thánh phàm đồng tu. Chính là Pháp môn Tịnh độ, niệm Phật cầu vãng sanh vậy.
.
Do vì đức Phật A Di Đà có bổn thệ nguyện lực nhiếp thủ chúng sinh niệm Phật. Nên người dùng tín nguyện mà niệm Phật (tự lực) thời cảm thông với nguyện lực của Phật, nương nguyện lực của Phật nhiếp thủ (tha lực) liền đặng siêu thoát sanh tử luân hồi mà sanh về Cực Lạc Tịnh độ. Đã được vãng sanh tức là cao thăng và bậc Thánh lưu bất thoái, nên gọi là rất viên đốn,([2]) rất huyền diệu,([3]) và thành công cao.
.
Nơi pháp môn này, phương pháp thực hành rất giản tiện, mọi người đều có thể tùy phần tùy sức mà hành đạo. Chỉ cần chỗ tu cho đúng pháp thời chắc chắn là thành tựu cả, nên gọi là dùng sức ít, dễ thực hành và mau có hiệu quả. Tổ Thiện Đạo cho rằng nghìn người tu không sót một. Vĩnh Minh Đại sư công nhận là mười người tu, được cả mười…
.
Với Pháp môn Tịnh độ này, không luận là kẻ trí hay ngu, không luận là Tăng hay Tục, không luận là sang giàu hay nghèo hèn, không luận là già trẻ nam nữ, không luận là sĩ, nông, công, thương… Tất cả các giới trong xã hội đều có thể tu tập và đều có thể thành tựu được cả.
.
Văn Thù Bồ Tát nói: Các môn tu hành không môn nào qua môn niệm Phật. Niệm Phật là “Vua” trong các pháp môn.
.
Đức Quan Thế Âm bảo: Tịnh độ pháp môn hơn tất cả hạnh khác.
Mã Minh Đại sĩ cho rằng: Chuyên tâm niệm Phật là phương tiện siêu thắng của Đức Như Lai.
.
Long Thọ Tôn giả nói: “Niệm Phật Tam muội” có đại trí huệ, có đại phước đức, hay đoạn trừ tất cả phiền não, hay độ được tất cả chúng sanh, “Niệm Phật Tam muội” hay sanh vô lượng Tam muội cho đến “Thủ lăng nghiêm Tam muội”.
.
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nói: Pháp môn niệm Phật là tâm tông của chư Phật, là con đường giải thoát tắt nhứt của mọi loài.
.
Ấn Quang Đại sư từng nói: Vì nương Phật lực nên tất cả mọi người, không kể là nghiệp hoặc nhiều hay ít, không kể là công phu hành đạo cạn cùng sâu, miễn tin cho chắc, nguyện cho thiết, thời quyết muôn người tu muôn người vãng sanh không sót một. Còn nếu là bậc đã đoạn hoặc chứng nhơn mà cầu vãng sanh thời đốn siêu Thập Địa. Bậc Thập Địa mà cầu sanh thời mau viên Phật quả. Vì thế nên Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ v.v… các đại Bồ Tát đều nguyện vãng sanh([4]). Đến như những kẻ tạo ác cả đời sắp đọa địa ngục, hồi tâm niệm Phật cũng được giải thoát, như các ông: Trương Thiện Hòa, Trương Chung Húc, Hùng Tuấn, Duy Cung v.v…([5])
.
Hạng người phạm tội ác ấy mà còn được thành tựu thay, huống là những người chưa quá ác, huống là những người lành!
.
Do đây nên thấy rằng Pháp môn Tịnh độ này nhiếp cả Thánh phàm, nhiếp cả thiện ác, nhiếp cả chúng sanh, như biển lớn gồm thâu muôn dòng vậy.
.
Vì Pháp môn Tịnh độ với chúng sanh có sự lợi ích rộng lớn như thế, nên muôn kinh vạn luận luôn luôn nhắc đến, chư Thánh chư Hiền đồng nguyện cùng về.
.
Thật là:
Cửu giới chúng sanh([6]) rời pháp môn này thời chẳng thể viên thành Phật quả.
Thập phương chư Phật bỏ pháp môn này quyết không thể độ khắp quần sanh.
.
Trong Kinh Đại Tập, Đức Phật có lời huyền ký: “Thời mạt pháp, muôn ức người tu hành, khó có một người được giải thoát, chỉ nương nơi pháp môn niệm Phật mà được thoát khỏi luân hồi”.
.
Đó là Phật bảo chúng ta phải tín hướng và thật hành Pháp môn Tịnh độ này vậy. Chúng ta há chẳng phải là người thời mạt pháp đó ư!
.
Vì những lẽ như trên mà biết rằng:
Ngoài môn “niệm Phật cầu sanh Tây phương Cực Lạc thế giới”, quyết định chúng ta hiện đời không thể siêu sanh thoát tử được. Còn đúng theo pháp môn “niệm Phật cầu sanh” này mà tu, chắc chắn một đời hiện tại này chúng ta đặng vãng sanh Cực Lạc Tịnh độ và bảo đảm trên đường thành Phật.
Tổng quát rằng: “Thiệt vì sanh tử phát Bồ-đề tâm, dùng tin sâu và nguyện thiết mà chuyên trì hồng danh A Di Đà Phật”. Đây là tông thú chủ chánh của Pháp môn Tịnh độ này. Tâm hạnh đúng theo đây gọi là tu đúng pháp.
.
Khi chúng ta được nghe giáo pháp của Đức Phật dạy về môn Tịnh độ, chúng ta tự nghĩ rằng: Cõi Ta Bà là chốn ngũ trược ác thế, tam giới như nhà lửa, cõi Dục mà chúng ta hiện ở đây khác nào một cái hố sâu đầy sình. Ta và mọi người cho đến muôn loại, hiện tại cũng như dĩ vãng, nhiều đời nhiều kiếp mang lấy không biết bao nhiêu là sự thống khổ trong vòng sanh tử luân hồi. Ngày nay, ta được thân làm người lại được nghe biết pháp môn giải thoát mau tắt siêu thắng, ta phải kíp quyết chí y pháp tu hành, để mình và mọi người đồng thoát ly sanh tử khổ, đồng chứng chơn thường lạc”. Đây là “Thiệt vì sanh tử mà phát Bồ-đề tâm vậy.
.
Rồi ta tự nhận rằng: Thân cùng cảnh ở Ta Bà này đủ điều chướng đạo: dễ sanh phiền não, dễ đắm nhiễm, dễ gây ác nghiệp; nội những sự già, bệnh, chết, vô thường thiên biến cũng đủ ngăn trở con đường giải thoát của ta. Còn thân cùng cảnh ở Cực Lạc rất là lợi đạo: thường được thấy Phật, luôn nghe pháp âm nên tâm thanh tịnh mà định huệ thành; ở chung với chư Đại Bồ Tát thượng thiện nhơn thời Thánh nghiệp ngày tăng, chánh hạnh ngày tấn; không già không bệnh, thọ mạng vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, nên nội một đời một thân thẳng lên đến bậc Đẳng giác bổ xứ thành Phật.
.
Ta lại nhận định: Nguyện lực của Đức Từ Phụ A Di Đà Phật rộng lớn bất tư nghị, nay ta đúng theo pháp môn niệm Phật cầu sanh Tịnh độ mà tu, quyết đặng Phật nhiếp thọ, quyết đặng vãng sanh, đã đặng vãng sanh tức là trụ bậc Bất thoái mau thành Phật đạo, chỉ có nguyện lực của Phật là chiếc thuyền từ có thể đưa ta ra khỏi biển khổ thôi! Chỉ có cõi Cực Lạc là đại học đường có thể đem ta đến bờ Đại Giác thôi!
.
Tự nhận như thế rồi bền chặt một lòng: nguyện thoát ly Ta Bà ác trược, như người tù muốn ra khỏi ngục tối không chút quyến luyến; nguyện về đến Cực Lạc thanh tịnh, dường như trẻ thơ đi lạc mong mỏi được về nhà không chút dần dà.
.
Nhận định như vậy, lập nguyện như vậy, đó là “Tin sâu cùng nguyện thiết” đấy.
Bắt đầu từ đây cho đến trọn đời, tùy trường hợp, tùy hoàn cảnh, tùy sức tùy phần, chí tâm trì niệm sáu chữ hồng danh “Nam mô A Di Đà Phật”, coi đó như là một công vụ hết sức khẩn yếu phải tận lực mà làm. Nếu là người rảnh rang vô sự thì ngày liền đêm, lúc đi đứng cũng như lúc ngồi nằm, giữ chặt chánh niệm: Phật không rời tâm, tâm không rời Phật; hoặc niệm ra tiếng hoặc niệm thầm, nhiếp cả sáu căn, Phật hiệu nối luôn: đây là tương tục chấp trì; niệm như vậy lâu lâu sẽ tự chứng Tam muội: hiện tiền thấy Phật thọ ký, lâm chung cao thăng thượng phẩm. Còn nếu là người đa đoan công việc: việc nước, việc nhà v.v… không nhiều giờ rảnh, thời nên tối và sáng sớm, thực hành phương “Thập niệm”, giữ mãi trọn đời không sót không bỏ cũng được vãng sanh([7]). Vì Đức Từ Phụ có bổn nguyện: “Chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu Ta rồi chí tâm tin muốn, nguyện sanh về cõi nước của Ta nhẫn đến mười niệm, nếu chúng sanh ấy không được sanh, thời Ta không ở ngôi Chánh giác”.([8])
.
Ngoài ra những người nào ở vào trường hợp chặng giữa, thời châm chước phân thời định khóa mà thọ trì. Tất cả đều phải cung kính, chí tâm, kỹ chắc trong lúc trì niệm, là điều kiện khẩn yếu. Hành trì như vậy gọi là “chuyên trì Hồng danh A Di Đà”, và đây là chánh hạnh.
.
Người niệm Phật cầu sanh Tây phương Cực Lạc thế giới còn cần phải làm những
điều lành: có lòng từ bi giới sát hộ sanh, bố thí, cứu tế, trì trai, giữ giới, hiếu thảo cha mẹ, kính thờ Sư trưởng, phò trì Tam bảo, lợi mình lợi người, dẹp lòng ngã mạn tham sân, thêm lớn hòa vui nhẫn nhục, sâu tin nhơn quả, mở mang chánh kiến… dùng đây làm trợ hạnh([9]).
.
Tín nguyện đã có, chánh trợ đã đủ, đến lúc lâm chung, chắc chắn được Đức Từ Phụ cùng Thánh chúng thừa bổn nguyện lực đích thân đến tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc.
.
Dầu Tín, Nguyện và Hạnh phải đủ cả ba mới được vãng sanh, như cái đảnh ba chân, thiếu một thời ngã, nhưng nên hiểu thêm rằng: được vãng sanh là do lòng tin sâu chắc, chí nguyện cho tha thiết để cảm thông với nguyện lực của Phật, còn nơi công hạnh: ít thời quả thấp, nhiều thời phẩm cao. Do vì công hạnh không hạn cuộc mà chú trọng nơi tín và nguyện như vậy, nên đoạn trước có nói: “Tất cả người trong tất cả các giới ở xã hội đều có thể thật hành và đều có thể thành tựu được cả”([10]) vì tín sâu và nguyện thiết hạng người nào cũng có thể lập được, thập niệm niệm Phật ở trường hợp nào cũng đều thực hành được.
.
Nội dung của bộ “Đường về Cực Lạc” này cũng không ngoài phạm vi “Tín nguyện hạnh”.
.
Các chương đầu thuật lại tiền thân của Đức A Di Đà Phật và tả rõ chánh báo cùng y báo trang nghiêm của Cực Lạc thế giới để mọi người đối với Đức Phật và Tịnh Độ được sự nhận thật, đã nhận thật tức là tin chắc và chí nguyện tha thiết sẽ do đó mà lập được. Đến các chương kế thuật lược sử của chư Bồ Tát, chư đại Tổ sư tự thân tu Tịnh độ mà được thành công, cùng những lời dạy vẽ khuyên nhắc của các ngài, để mọi người bền vững tín tâm, kiên quyết chí nguyện, cùng hiểu rõ phương pháp hành trì để thẳng tấn tinh tu. Nhẫn đến các chương về Tứ chúng vãng sanh, và cuối cùng, chương thích nghi cũng cùng một mục đích ấy.
.
Phật dạy:
“Nếu người nào được nghe lời này nên phải phát nguyện: nguyện sanh về Cực Lạc thế giới”
KINH A DI ĐÀ
Phật dạy:
Chúng sanh nào được nghe lời ta đã nói, nên phải phát nguyện cầu sanh về cõi nước ấy (Cực Lạc).
Vì đặng cùng với các bậc thượng thiện nhơn như thế (Bổ xứ Bồ Tát) câu hội một chỗ…”
.
(KINH A DI ĐÀ)Trích trong cuốn “Đường về cực lạc” của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Chủ tịch HĐTS GHPGVN
——————————————————————–
[1] Lời của Phật trong phẩm “Như Lai xuất hiện” Kinh Hoa Nghiêm
[2] Mau siêu phàm nhập Thánh, liền trụ bậc bất thoái.
[3] Phật lực bất tư nghị
[4] Đều có lược sử ở tập 1 này
[5] Đều có truyện tích ở tập sau
[6] Địa ngục giới, ngạ quỷ giới, súc sanh giới, tu la giới, nhơn giới, thiên giới: 6 giới phàm; Thanh Văn giới, Duyên Giác giới, Bồ Tát giới: 3 giới Thánh. Cả 9 giới đối với Phật đều là chúng sanh.
[7] Phương này là của Từ Vân Sám chủ dạy cho các triều thần quá nhiều công vụ: Nếu ở chỗ có thờ Phật thời kính lễ 3 lạy, rồi lấy hơi dài chí tâm niệm Phật không luận là bao nhiêu câu cứ mãn một hơi thời kể một niệm, mãn mười hơi là đủ mười niệm; kế thiết tha hồi hướng cầu sanh Cực Lạc rồi lễ Phật mà lui. Còn nếu chỗ ở không có thờ Phật xoay mặt về hướng Tây cung kính chắp tay xá rồi niệm và phát nguyện. Phương này là mượn hơi thở mà nhiếp tâm vậy. Nếu ở chỗ không thờ Phật thời cung kính hướng về hướng Tây mà niệm.
[8] Một trong 48 điều nguyện trong Kinh Vô Lượng Thọ Phật. Điều nguyện thứ 18.
[9] Trong bộ sách này sẵn đủ lời chỉ dạy của chư Thánh chư Hiền, nơi đây chỉ nói những điều đại khái thôi.

Chuyển đến trang:  1  2  2a 2b 3  4  5  5a   6  8  9  10 11 12